Lop khu truc ham Fubuki

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Maizuru-Mitsubishi Yokohama-Xưởng đóng tàu Fujinagata-Uraga Dock Company-Xưởng hải quân Sasebo-Xưởng đóng tàu Ishikawajima

Lớp con:Kiểu I (lớp Fubuki)Kiểu II (lớp Ayanami)Kiểu III (lớp Akatsuki)

Thời gian đóng:1926-1933

Thời gian sử dụng:1928-1945

Đặc điểm khái quát

Kiểu:tàu khu trục

Trọng tải choán nước:1.750 tấn (tiêu chuẩn)2.050 tấn (tái tạo)

Độ dài:115,3 m (378 ft) (mực nước)118,4 m (388 ft 6 in) (chung)

Sườn ngang:10,4 m (34 ft 1 in)

Mớn nước:3,2 m (10 ft 6 in)

Động cơ đẩy:2 × turbine hộp số Kampon.4 × (Kiểu I & II) hoặc 3 × (Kiểu III) nồi hơi.2 × trục.công suất 50.000 mã lực (37,3 MW)

Tốc độ:70 km/h (38 knot)

Tầm xa:9.200 km ở tốc độ 26 km/h (5,000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Thủy thủ đoàn đầy đủ:219

Vũ trang:6 × hải pháo 127 mm (5 inch)/50 caliber Kiểu 3 (3×2) 2 × súng máy 13 mm Kiểu 93 (2×1) 9 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 in) (3×3) 18 × ngư lôi Kiểu 91 18 × mìn sâu

Lớp tàu khu trục Fubuki (tiếng Nhật: 吹雪型駆逐艦-Fubukigata kuchikukan)là một lớp bao gồm hai mươi bốn tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến.Lớp Fubuki được xem là "những tàu khu trục hiện đại đầu tiên của thế giới",không chỉ đặt ra tiêu chuẩn cho tàu chiến của Nhật Bản,mà còn là của tàu khu trục khắp thế giới.Vào lúc mà tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và Hoa Kỳ chỉ thay đổi đôi chút từ kiểu không có tháp pháo,súng nòng đơn và vũ khí nhẹ;các tàu khu trục Nhật Bản đã lớn hơn,vũ khí mạnh hơn,và nhanh hơn mọi thứ mà hải quân các nước khác từng sở hữu.Chúng tiếp tục là những tàu chiến mạnh mẽ cho đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai,cho dù đã cũ hơn nhiều so với nhiều đối thủ đương thời

Bối cảnh

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc,Bộ Tổng tham mưu Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đặt ra yêu cầu về một kiểu tàu khu trục có tốc độ tối đa 72 km/h(39 knot)có tầm hoạt động 7.400 km (4.000 hải lý)ở tốc độ đường trường 26 km/h(14 knot)và được trang bị một số lượng lớn ngư lôi Kiểu 8 vừa mới được phát triển.Những tàu khu trục này được dự định để hoạt động cùng loạt tàu tuần dương mới nhanh và mạnh mẽ vốn cũng đang được vạch kế hoạch,như một phần của chương trình có tham vọng cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản một ưu thế về chất lượng so với những tàu chiến hiện đại nhất của thế giới.Kết quả là lớp Fubuki được đặt hàng vào năm tài chính 1923, và các con tàu được hoàn tất từ năm 1926 đến năm 1931.Khả năng thể hiện của chúng là một bước nhảy vọt so với các thiết kế tàu khu trục trước đó, nên chúng được gọi là các "tàu khu trục đặc biệt" (tiếng Nhật: 特型 - Tokugata)Kích thước lớn,động cơ mạnh mẽ,Tốc độ cao,bán kính hoạt động lớn và vũ khí trang bị mạnh chưa từng có khiến cho các tàu khu trục này có được hỏa lực tương đương nhiều tàu tuần dương hạng nhẹ của hải quân các nước khác.Những chiếc trong lớp Fubuki nguyên thủy chỉ được dự định mang một số ký hiệu lườn, do một số lượng lớn các tàu chiến mà Hải quân Nhật mong muốn chế tạo trong kế hoạch Hạm đội 8-8.Điều này tỏ ra rất không quen thuộc đối với thủy thủ đoàn,và là nguồn gốc của sự nhầm lẫn thường xuyên trong liên lạc đối với các lớp Kamikaze và Mutsuki trước đó.Vì thế chính sách của Hải quân thay đổi vào tháng 8 năm 1928.Vì vậy,những chiếc trong lớp Fubuki được mang sẵn những cái tên ngay khi chúng được hạ thủyNhững tàu khu trục tương đương gần nhất của Hải quân Hoa Kỳ là lớp Porter có tính năng kém hơn hẵn và vũ khí trang bị nhẹ hơn,và chỉ có tám chiếc được chế tạo trong những năm 1930 để hoạt động như những tàu chỉ huy hải đội khu trục

Thiết kế

Thiết kế ban đầu của lớp Fubuki dựa trên một lườn tàu với trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn 2.000 tấn trang bị một khẩu pháo 127 mm (5-inch) duy nhất, hai bệ phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) hai nòng(vừa được áp dụng cho lớp tàu khu trục Mutsuki)và có khả năng đạt được tốc độ tối đa 74 km/h (40 knot).Tiếp theo sau những giới hạn mà Hiếp ước Hải quân Washington đặt ra đối với việc vũ trang hải quân bắt đầu có hiệu lực từ năm 1923,thiết kế được cải tiến với trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn 1.680 tấn với thêm nhiều pháo và ống phóng ngư lôi.Tuy nhiên, sự gia tăng tải trọng của nó vượt quá mức có thể bù đắp từ các động cơ,đưa đến việc giảm tốc độ tối đa so với thiết kế ban đầu.Dàn pháo chính bao gồm sáu khẩu hải pháo 127 mm (5 inch)/50 caliber Kiểu 3,bố trí thành cặp trên ba tháp pháo chống thời tiết,chống mảnh đạn và kín hơi,vốn rất tiên tiến vào thời đó.Trên 14 chiếc sau cùng của lớp,chúng được cải tiến thành kiểu pháo đa dụng,đối phó được với mục tiêu trên biển lẫn trên không,có thể nâng lên đến góc 70°,làm cho chúng trở thành những tàu khu trục đầu tiên trên thế giới có được khả năng này.Đạn pháo được cung cấp bằng cách nâng lên từ hầm đạn ngay bên dưới mỗi tháp pháo,nên có được tốc độ bắn nhanh hơn nhiều so với mọi tàu khu trục đương thời,tiêu biểu thường là được nạp đạn bằng tay.Không giống như lớp tàu khu trục Minekaze trước đó,lớp Fubuki không có khoảng hở trên sàn tàu phía trước chứa các ống phóng ngư lôi phía trước.Thay vào đó,chúng được bố trí giữa các ống khói.Ban đầu, chúng mang theo ngư lôi Kiểu 8 trên ba bệ phóng ba nòng;nhưng sau đó được thay thế bằng loại ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" vận hành bằng oxygen nổi tiếng trong Thế Chiến II.Nhằm gia tăng sự thoải mái và khả năng chiến đấu khi thời tiết xấu,sàn tàu phía trước được nâng cao,và cầu tàu được mở rộng và làm kín.Mũi tàu được cho loe ra đáng kể nhằm tăng cường sự bảo vệ đối với thời tiết khắc nghiệt tại Thái Bình Dương.Từ tháng 6 năm 1928 đến tháng 3 năm 1933,hai mươi bốn chiếc tàu khu trục thuộc lớp Fubuki,thuộc ba nhóm hoặc lớp phụ khác nhau đã được chế tạo.Khi hoàn tất,lớp Fubuki có các tháp pháo 127 mm (5 inch)nòng đôi bố trí trên các vị trí "A", "X" và "Y",cùng các ống phóng ngư lôi ba nòng trên các vị trí"D","P"và"Q",làm cho chúng trở thành những tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới vào lúc chúng được hoàn tất

Sự phát triển

Nhóm đầu tiên, hoặc lớp phụ Fubuki, bao gồm mười chiếc đầu tiên được hoàn tất trong những năm 1928 và 1929,có cấu trúc đơn giản hơn những chiếc tiếp theo.Chúng có một máy đo tầm xa bố trí trên cầu tàu hoa tiêu, một phòng điều khiển hỏa lực bộc lộ,và được trang bị tháp pháo "Kiểu A" chỉ có thể nâng hai nòng pháo cùng một lúc và góc nâng tối đa chỉ đạt 40°.Nhóm những chiếc đầu tiên có thể phân biệt với những chiếc sau đó với đặc điểm không có các ống thông gió bên trên ống khói.Nhóm thứ hai,hoặc lớp phụ Ayanami,được chế tạo trong những năm 1930 và 1931, có các cầu tàu lớn hơn để chứa một máy đo tầm xa và thiết bị đo góc phương vị,phòng điều khiển hỏa lực và một tháp đo khoảng cách.Thêm vào đó,ống hút gió cho các phòng nồi hơi được thay đổi từ dạng ống sang dạng bát.Chúng cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng tháp pháo "Kiểu B" có khả năng nâng các nòng pháo độc lập với nhau và với góc nâng tối đa lên đến 75° để sử dụng vào mục đích phòng không,làm cho chúng trở thành những tàu khu trục đầu tiên trên thế giới có được khả năng này.Nhóm thứ ba, mà một số tác giả xem chúng là lớp Akatsuki riêng biệt, được chế tạo từ năm 1931 đến năm 1933.Những chiếc này có nồi hơi lớn hơn và một ống khói phía trước hẹp hơn.Những sự cải biến bao gồm kiểu tháp ống phóng ngư lôi độc đáo chống lại được mảnh đạn,cho phép nạp lại ngư lôi trong chiến đấu,điều mà một số tàu khu trục phương Tây chưa có được thậm chí cho đến những năm 1990.Tuy nhiên,lớp Fubuki cũng mắc phải một số vấn đề khiếm khuyết trong thiết kế.Một số lượng lớn vũ khí kết hợp với một lườn tàu có trọng lượng rẽ nước nhỏ hơn so với thiết kế nguyên thủy đã đưa đến vấn đề về độ ổn định.Sau sự kiện Tomozuru,trong đó những thiết kế nặng bên trên của nhiều tàu chiến Nhật Bản được cho là nguyên nhân của việc mất ổn định và đưa đến vụ lật úp tàu,các thùng giữ thăng bằng được bổ sung.Trong sự kiện hạm đội 4,khi mà một cơn bão đã gây hư hại hầu như toàn bộ mọi tàu chiến của Hạm đội 4 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,những vấn đề về sự chịu đựng theo chiều dọc lườn tàu của lớp Fubuki bị phát hiện.Kết quả là,mọi con tàu trong lớp đều được tái cấu trúc trong những năm 1935-1937,và điều này đã lam tăng trọng lượng choán nước tiêu chuẩn thêm 2.050 tấn và hơn 2.400 tấn khi đầy tải.Việc tái cấu trúc cũng làm giảm tốc độ tối đa đôi chút.Trong Thế Chiến II, khi những chiếc còn sống sót được gọi quay trở về chính quốc Nhật Bản để sửa chữa và tái trang bị, dàn hỏa lực phòng không được nâng cấp dần.Vào năm 1945,tháp pháo "X" được tháo dỡ trên những chiếc còn sống sót,tạo chỗ trống và làm nhẹ bớt thượng tầng để bổ sung thêm 14 khẩu pháo 25 mm Kiểu 96 phòng không,thêm hai súng máy 13 mm phòng không và 18 mìn sâu,cũng như được trang bị radar

Lịch sử hoạt động

Trong số 24 tàu khu trục thuộc lớp Fubuki được hoàn tất,Miyuki bị chìm trong một tai nạn va chạm vào năm 1934;số còn lại đã phục vụ trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.Năm 1943,chiếc tàu tuần tra phóng lôi PT-109 của Tổng thống tương lai John F.Kennedy đã bị húc chìm bởi một chiếc trong lớp này,chiếc Amagiri.Tám chiếc đã bị đánh chìm bởi tàu ngầm,và hai chiếc do trúng phải thủy lôi.Chỉ có Hibiki và Ushio sống sót qua cuộc chiến tranh.Hibiki bị Hải quân Liên Xô tịch thu như một chiến lợi phẩm và tiếp tục sử dụng cho đến năm 1964

Fubuki (tiếng Nhật: 吹雪) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu của lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Fubuki là một cựu binh của nhiều trận hải chiến trong năm đầu tiên của chiến tranh,và đã bị đánh chìm tại eo biển Đáy Sắt trong Trận chiến mũi Esperance trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Fubuki được chế tạo tại Xưởng hải quân Maizuru,được đặt lườn vào ngày 19 tháng 6 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 11 năm 1927 và đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 8 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 35",nó được hoàn tất dưới tên gọi Fubuki

Lịch sử hoạt động

Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Fubuki được phân về Hải đội Khu trục 11 ở Đội khu trục 3 trực thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 tháng 12 năm 1941 đến ngày 30 tháng 1 năm 1942,Fubuki nằm trong thành phần lực lượng hộ tống cho các tàu tuần dương hạng nặng Suzuya,Kumano,Mogami và Mikuma hoạt động ngoài khơi Samah và vịnh Cam Ranh ở Đông Dương thuộc Pháp nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ lên Malaya,Borneo và quần đảo Anambas;Fubuki từng hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính một thời gian ngắn vào giai đoạn này.Vào ngày 10 tháng 1 năm1942, Fubuki trợ giúp cho các tàu khu trục Asakaze và Hatakaze trong việc cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu vận tải Akita Maru bị chìm do trúng ngư lôi.Vào ngày 27 tháng 1,Fubuki và đoàn tàu vận tải mà nó hộ tống bị các tàu khu trục HMS Thanet và HMAS Vampire tấn công ở cách 148 km (80 hải lý) về phía Bắc Singapore trong trận chiến ngoài khơi Endau,và ngư lôi của nó đã giúp vào việc đánh chìm Thanet.Từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 2,Fubuki tham gia các cuộc chiếm đóng Bangka-Palembang và tham gia vào việc tấn công các tàu bè Đồng Minh chạy thoát từ Singapore:Fubuki đã trợ giúp vào việc đánh chìm hay bắt giữ ít nhất bảy tàu đối phương.

Vào ngày 27 tháng 2, Fubuki tham gia lực lượng tấn công khu vực phía Tây Java.Ngày 1 tháng 3,nó đã có mặt trong trận chiến eo biển Sunda,nơi nó đã trợ giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương Australia HMAS Perth và tàu tuần dương Mỹ USS Houston.Fubuki được cho là đã có lỗi trong việc phóng một loạt ngư lôi gây ra tai nạn làm chìm bốn tàu vận tải và một tàu quét mìn Nhật Bản trong trận này,nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy tàu tuần dương Mogami có thể mới thực sự là người có lỗi.Ngày 12 tháng 3, Fubuki hộ tống cho lực lượng hỗ trợ của Đô đốc Jizaburo Ozawa trong việc chiếm đóng khu vực phía Bắc Sumatra.Vào ngày 23 tháng 3,nó hộ tống cho lực lượng hỗ trợ của Đô đốc Ozawa chiếm đóng quần đảo Andaman;sau đó nó tiến hành các hoạt động tuần tra và hộ tống ngoài khơi Port Blair trong các đợt không kích tại Ấn Độ Dương.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,nó di chuyển từ Singapore quay trở về Nhật Bản ngang qua vịnh Cam Ranh,đi vào Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Trong các ngày 4-5 tháng 6 năm 1942,Fubuki tham gia trận Midway trong thành phần hộ tống cho lực lượng chủ lực của Đô đốc Isoroku Yamamoto.Nó đã tiến hành các hoạt động phòng không chống lại các cuộc không kích của Đồng Minh,vốn đã đánh chìm Mikuma và làm hư hại nặng Mogami.Từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7,Fubuki hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Kure đến Amami-Ōshima,rồi tiến hành tuần tra chống tàu ngầm tại đây.Từ ngày 17 đến ngày 31 tháng 7,Fubuki di chuyển từ Amami-Ōshima ngang qua Mako,Singapore và Sabang đến Mergui thuộc Miến Điện để dự định tiến hành một đợt không kích Ấn Độ Dương thứ hai,nhưng bị hủy bỏ do sự kiện Mỹ tấn công Guadalcanal.Từ ngày 8 đến ngày 17 tháng 8,Fubuki di chuyển từ Mergui ngang qua Makassar đến Davao.Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 8,Fubuki hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Davao đến Truk,rồi được gửi đến tham gia các hoạt động tại chiến trường quần đảo Solomon.Trong các ngày 27 đến 31 tháng 8,Fubuki hộ tống chiếc tàu vận tải Sado Maru từ Rabaul đến quần đảo Shortland, rồi tiếp nối bằng hai chuyến đi "Tốc hành Tokyo" chuyển binh lính đến Guadalcanal.Ngày 2 tháng 9,Fubuki nằm trong thành phần lực lượng bắn phá sân bay Henderson tại Guadalcanal để hỗ trợ cho chiếc Tsugaru vận chuyển binh lính;rồi thêm một chuyến đi vận chuyển vào ngày 5 tháng 9 và một nhiệm vụ tấn công khác vào ngày 8 tháng 9.vào ngày 12-13 tháng 9,Fubuki bắn pháo xuống các vị trí trú đóng của Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đảo Guadalcanal hỗ trợ cho cuộc tấn công của Kawaguchi.Nó được tiếp nối bằng năm chuyến đi vận chuyển binh lính tăng cường đến Guadalcanal vào các ngày 13 và 16 tháng 9,1,4 và 7 tháng 10.Vào ngày 11 tháng 10,vận may của Fubuki kết thúc trong trận chiến mũi Esperance.Nó bị đánh chìm bởi hải pháo của lực lượng tàu tuần dương-tàu khu trục Mỹ ngoài khơi mũi Esperance ở tọa độ 09°06′S 159°38′E Tọa độ: 09°06′S 159°38′E.Có 109 thành viên thủy thủ đoàn sống sót được tàu khu trục Mỹ USS McCalla và các tàu khu trục/quét mìn USS Hovey và USS Trever cứu vớt.Tuy nhiên, chỉ huy của Fubuki,thuyền trưởng Thiếu tá Hải quân Shizuo Yamashita đã tử trận trong trận chiến.Fubuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 11 năm 1942

Hatsuyuki (tiếng Nhật: 初雪) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Hatsuyuki là một cựu binh của nhiều trận hải chiến trong những năm đầu tiên của chiến tranh,và đã bị không kích đánh chìm ngày 17 tháng 7 năm 1943 tại đảo Shortland trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Hatsuyuki được chế tạo tại Xưởng hải quân Maizuru, được đặt lườn vào ngày 12 tháng 4 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 9 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 3 năm 1929.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 37",nó được hoàn tất dưới tên gọi Hatsuyuki.

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, Hatsuyuki được phân về Hải đội Khu trục 11 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Hatsuyuki đã giúp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản trong trận Thượng Hải năm 1937,và sau đó là cuộc đổ bộ lên Hàng Châu phía Bắc Trung Quốc.Nó cũng từng tham gia vào việc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Hatsuyuki được phân về Hải đội Khu trục 11 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam. Từ ngày 4 tháng 12 năm 1941 đến ngày 30 tháng 1 năm 1942,Hatsuyuki nằm trong thành phần hộ tống cho các tàu tuần dương hạng nặng Suzuya,Kumano,Mogami và Mikuma rời Samah và vịnh Cam Ranh tại Đông Dương để hỗ trợ cho hoạt động chiến đóng Malaya, Banka-Palembang và quần đảo Anambas.Ngày 18 tháng 2,nó được ghi nhận đã đánh chìm hoặc chiếm giữ hai tàu vận tải đang tìm cách thoát khỏi Singapore.Ngày 27 tháng 2, Hatsuyuki tham gia lực lượng chiếm đóng Java,và trong Trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3,nó đã giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương Australia HMAS Perth và tàu tuần dương Hoa Kỳ USS Houston.Hatsuyuki nằm trong lực lượng chiếm đóng phía Bắc đảo Sumatra vào ngày 12 tháng 3 và tham gia vào việc chiếm đóng quần đảo Andaman vào ngày 23 tháng 3.Trong cuộc Không kích Ấn Độ Dương,Shirayuki được phân công tuần tra và hộ tống ngoài khơi Port Blair.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4 nó quay về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Vào ngày 4-5 tháng 6,Hatsuyuki tham gia trận Midway trong thành phần lực lượng chính của Đô đốc Yamamoto Isoroku.Đến tháng 7 năm 1942,Hatsuyuki lên đường từ Amami-Oshima đến quân khu bảo vệ Mako,Singapore, Sabang và Mergui nhằm chuẩn bị cho một cuộc không kích Ấn Độ Dương thứ hai.Kế hoạch này bị hủy bỏ do việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal,và Hatsuyuki được gửi đến Truk và Rabaul.Từ tháng 8 trở đi,Hatsuyuki được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo"vận chuyển tốc độ cao trong khu vực quần đảo Solomon.Trong một chuyến đi như vậy vào ngày 4-5 tháng 9,Hatsuyuki đã trợ giúp vào việc đánh chìm các tàu USS Gregory và USS Little.Trong trận chiến mũi Esperance vào ngày 11-12 tháng 10,Hatsuyuki đã vớt 518 người sống sót từ chiếc tàu tuần dương hạng nặng Furutaka bị đánh chìm,và hai ngày sau đó đã hộ tống tàu tuần dương Aoba bị hư hại nặng quay trở về Truk.Trong trận Santa Cruz ngày 26 tháng 10,Hatsuyuki đã trực chiến trong tình trạng báo động tại đảo Shortland.Sau khi giúp triệt thoái lực lượng Nhật Bản còn sống sót khỏi Guadalcanal vào đầu tháng 11,trong các ngày 14-15 tháng 11,Hatsuyuki tham gia trận Hải chiến Guadalcanal thứ hai,thoạt tiên nằm trong lực lượng hỗ trợ của Đô đốc Takeo Kurita,rồi sau đó gia nhập lực lượng bắn phá khẩn cấp của Đô đốc Nobutake Kondō.Cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara,Hatsuyuki đã trợ giúp vào việc đánh chìm hai tàu khu trục USS Preston và USS Walke,loại khỏi vòng chiến USS Benham(bị đánh đắm sau trận đánh)và gây hư hại nặng cho USS Gwin,gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ vào giai đoạn đầu của trận này.Hatsuyuki sau đó quay trở lại Truk vào ngày 18 tháng 11.Sau khi thực hiện thêm một chuyến đi vận chuyển đến Rabaul trong tháng 12,Hatsuyuki được phân công hộ tống chiếc tàu sân bay Hiyo quay trở về xưởng hải quân Kure để sửa chữa.Vào tháng 1 năm 1943, Hatsuyuki hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Pusan đến Palau và sau đó đến Wewak.Nó tiếp tục đảm trách vai trò tuần tra và hộ tống tại khu vực quần đảo Solomon cho đến cuối tháng 2,khi nó được tái bố trí về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Vào tháng 3,Hatsuyuki trợ giúp những người còn sống sót trong trận chiến biển Bismarck trước khi quay trở về Kure để tái trang bị.Sang tháng 5,nó hộ tống chiếc tàu sân bay Taiyō từ Yokouka đến Manila, Surabaya,Singapore,và quay trở lại quân khu bảo vệ Mako để quay về quân khu hải quân Sasebo.Vào tháng 6,Hatsuyuki quay trở lại Rabaul tiếp nối các nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo".Trong trận chiến vịnh Kula ngoài khơi Kolombangara vào ngày 5 tháng 7,Hatsuyuki đối đầu với một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục Mỹ,và đã bị bắn trúng sáu quả đạn pháo tịt ngòi,làm hư hại bánh lái và thiệt mạng sáu thủy thủ.Vào ngày 17 tháng 7 năm 1943,đang khi thả neo tại đảo Shortland để đưa hành khách lên bờ,Hatsuyuki chịu đựng một cuộc không kích bởi máy bay của Không lực Mỹ.Một quả bom đã phát nổ tại hầm đạn phía sau,đánh chìm nó tại vùng nước nông ở tọa độ 06°50′S 155°47′E,khiến 120 người thiệt mạng(bao gồm 38 hành khách)và 36 người bị thương.Vào ngày 5 tháng 10 năm 1943,Hatsuyuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Isonami (tiếng Nhật: 磯波)là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc, được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Khi được đưa vào hoạt động, những con tàu này là những tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới.Chúng phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu trong những năm 1930,và tiếp tục là những vũ khí lợi hại trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.Isonami là một cựu binh từng tham gia nhiều hoạt động trong những năm đầu tiên của chiến tranh, và đã bị tàu ngầm Mỹ USS Tautog đánh chìm ngày 9 tháng 4 năm 1943 phía Đông Nam đảo Wangiwangi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Thiết kế và chế tạo

Isonami được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company,được đặt lườn vào ngày 19 tháng 10 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 11 năm 1927 và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 43",nó được hoàn tất dưới tên gọi Isonami

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, cùng với các tàu khu trục chị em Uranami,Shikinami và Ayanami,Isonami được phân về Hải đội Khu trục 19 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,từ năm 1937, Isonami hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Thượng Hải và Hàng Châu.Từ năm 1940, nó được phân công tuần tra dọc theo bờ biển và hỗ trợ cho việc đổ bộ lên miền Nam Trung Quốc.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Shirakumo được phân về Hải đội Khu trục 12 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 tháng 12 năm 1941 đến ngày 30 tháng 1 năm 1942,Isonami nằm trong thành phần lực lượng hộ tống cho các tàu tuần dương hạng nặng Suzuya,Kumano,Mogami và Mikuma khởi hành từ Samah và vịnh Cam Ranh ở Đông Dương thuộc Pháp để hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ lên Malaya, Banka-Palembang và quần đảo Anambas.Vào ngày 27 tháng 2,Isonami gia nhập lực lượng chiếm đóng Tây Java,sau đó tham gia vào lực lượng chiếm đóng phía Bắc Sumatra vào ngày 12 tháng 3 và chiếm đóng quần đảo Andaman vào ngày 23 tháng 3.Nó hoạt động tuần tra và hộ tống vận tải ngoài khơi Port Blair trong khi diễn ra cuộc Không kích Ấn Độ Dương.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,Shirakumo đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh quay trở về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Vào ngày 4-5 tháng 6 năm 1942,Isonami tham gia trận Midway trong thành phần lực lượng chính của Đô đốc Yamamoto Isoroku.Trên đường quay trở về từ trận chiến,nó bị hư hại do va chạm với tàu khu trục chị em Uranami và phải cố gắng quay trở về Xưởng hải quân Yokosuka để sửa chữa,và công việc này chỉ hoàn tất vào cuối tháng 7 năm.Từ tháng 8 đến tháng 9,Isonami được phân công các nhiệm vụ huấn luyện cùng với các tàu sân bay Junyo và Hiyo trong vùng biển Nội địa Nhật Bản,và hộ tống những chiếc này đi đến Truk vào đầu tháng 10.Nó được phân công tuần tra tại khu vực này từ tháng 10,và thực hiện nhiều nhiệm vụ Tốc hành Tokyo,những chuyến đi vận chuyển tốc độ cao, đến nhiều địa điểm trong khu vực quần đảo Solomon.Ngày 1 tháng 12,Isonami bị hư hại ngoài khơi Buna, New Guinea bởi một cuộc không kích của máy bay Không lực Mỹ.Ngày 18 tháng 12,nó cứu vớt những người còn sống sót từ chiếc tàu tuần dương Tenryū bị đánh chìm do trúng ngư lôi.Vào đầu tháng 1 năm 1943,Isonami quay trở về Kure để sửa chữa.Đến tháng 2,nó hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Pusan đến Pulau rồi đến Wewak.Vào ngày 25 tháng 2,nó được tái bố trí về Hạm đội Khu vực Tây Nam và được đặt căn cứ tại Surabaya để hộ tống các đoàn tàu vận tải trong suốt khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan.Vào ngày 9 tháng 4 năm 1943, khi hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Surabaya đến đảo Ambon,trong khi đang cứu vớt những người còn sống sót từ chiếc tàu vận tải Penang Maru bị trúng ngư lôi,bản thân nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ Tautog,và bị chìm cách 65 km(35 hải lý)về phía Đông Nam đảo Wangiwangi,ở tọa độ 5°26′S 123°4′E Tọa độ: 5°26′S 123°4′E.Trong số thủy thủ đoàn của nó,bảy người đã thiệt mạng và chín người khác bị thương.Vào ngày 1 tháng 8 năm 1943,Isonami được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Miyuki (tiếng Nhật: 深雪) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Khi được đưa vào hoạt động,những con tàu này là những tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới,và đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu trong những năm 1930 và tiếp tục là những vũ khí lợi hại trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.Miyuki bị mất trong một tai nạn va chạm với tàu khu trục Inazuma vào ngày 29 tháng 6 năm 1934 tại eo biển Triều Tiên phía Nam Cheju

Thiết kế và chế tạo

Miyuki được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company,được đặt lườn vào ngày 30 tháng 4 năm 1927.Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 6 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 6 năm 1929.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 38",nó được hoàn tất dưới tên gọi Miyuki.

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất,cùng với các tàu khu trục chị em Fubuki,Shirayuki và Hatsuyuki,Miyuki được phân về Hải đội Khu trục 11 trực thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1931,nó phải quay trở vào Xưởng hải quân Kure để sửa chữa nồi hơi.Miyuki bị mất trong một vụ va chạm với tàu khu trục Inazuma vào ngày 29 tháng 6 năm 1934 trong eo biển Triều Tiên về phía Nam Cheju,ở tọa độ 33°00′N 125°30′E Tọa độ: 33°00′N 125°30′E.Không biết chắc chắn về số thương vong,nhưng có ít nhất năm thành viên thủy thủ đoàn bị thiệt mạng trong tai nạn.Miyuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 8 năm 1934

Murakumo (tiếng Nhật: 叢雲) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Murakumo đã tham gia nhiều trận hải chiến trong những năm đầu tiên của chiến tranh, và đã bị không kích đánh chìm ngày 12 tháng 10 năm 1942 phía Tây Bắc đảo Savo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Murakumo được chế tạo tại xưởng đóng tàu Fujinagata Shipyard tại Osaka được đặt lườn vào ngày 25 tháng 4 năm 1927.Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 9 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 5 năm 1929.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 39",nó được hoàn tất dưới tên gọi Murakumo

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, Murakumo được phân về Hải đội Khu trục 12 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Murakumo được phân công tuần tra dọc theo bờ biển miền Trung Trung Quốc,và đã tham gia vào việc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Murakumo được phân về Hải đội Khu trục 12 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 12 năm 1941,Murakumo hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Kota Bharu tại MalayaTừ ngày 16 tháng 12,Murakumo được phân công hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Borneo.Trong chiến dịch này,Murakumo đã tấn công tàu ngầm Hà Lan K-XVI bằng mìn sâu sau khi chiếc tàu ngầm phóng ngư lôi vào tàu khu trục Sagiri.Mặc dù Murakumo báo cáo rằng nó đã đánh chìm được K-XVI,chiến công này sau đó được ghi cho tàu ngầm Nhật I-66.Vào tháng 2 năm 1942,Murakumo nằm trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng Chokai trong các chiến dịch chiếm đóng Banka-Palembang và quần đảo Anambas.Sau đó Murakumo gia nhập lực lượng chiến đóng Tây Java,và đã hiện diện trong trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3,trợ giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương Australia HMAS Perth và tàu tuần dương Hoa Kỳ USS Houston.Vào ngày 10 tháng 3,Murakumo được phân về Hải đội Khu trục 20 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1,và sau đó đã tham gia vào lực lượng chiếm đóng phía Bắc Sumatra vào ngày 12 tháng 3 và chiếm đóng quần đảo Andaman vào ngày 23 tháng 3.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,Murakumo đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh quay trở về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Vào ngày 4-5 tháng 6,Murakumo tham gia trận Midway trong thành phần lực lượng chính của Đô đốc Yamamoto Isoroku.Đến tháng 7 năm 1942,Murakumo lên đường từ Amami-Oshima đến quân khu bảo vệ Mako,Singapore,Sabang và Mergui nhằm chuẩn bị cho một cuộc không kích Ấn Độ Dương thứ hai. Kế hoạch này bị hủy bỏ do việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal,và Murakumo được gửi đến Truk.Từ tháng 8 trở đi, Murakumo được sử dụng cho các nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo",những chuyến đi vận chuyển tốc độ cao,trong khu vực quần đảo Solomon.Trong một chuyến đi như vậy vào ngày 4-5 tháng 9,Murakumo đã trợ giúp vào việc đánh chìm USS Gregory và USS Little.Trong một nhiệm vụ khác vào ngày 11 -12 tháng 10 năm 1942,trong khi tìm cách trợ giúp chiếc tàu tuần dương Furutaka sau trận chiến mũi Esperance,Murakumo bị máy bay Đồng Minh tấn công.Ba quả bom đã ném suýt trúng,rồi một quả ngư lôi và một quả bom đánh trúng đã làm cho chiếc tàu khu trục không thể điều khiển và bốc cháy,và khiến 22 thủy thủ tử trận.Tàu khu trục Shirayuki đã vớt những người sống sót,bao gồm thuyền trưởng của Murakumo là Thiếu tá Higashi,rồi phóng ngư lôi đánh đắm Murakumo ở khoảng 167 km(90 hải lý)về phía Tây Bắc đảo Savo,ở tọa độ 08°40′S 159°20′E Tọa độ:08°40′S 159°20′E.Vào ngày 15 tháng 11 năm 1942,Murakumo được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Shinonome (tiếng Nhật: 東雲)là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Hatsuyuki bị không kích đánh chìm ngay vào lúc bắt đầu chiến tranh,ngày 17 tháng 12 năm 1941 gần Sarawak trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Shinonome được chế tạo tại Xưởng hải quân Sasebo, được đặt lườn vào ngày 12 tháng 8 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 11 năm 1927 và đưa ra hoạt động vào ngày 25 tháng 7 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 40",nó được hoàn tất dưới tên gọi Shinonome.

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, Shinonome được phân về Hải đội Khu trục 12 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Shinonome được phân công tuần tra dọc theo bờ biển miền Nam Trung Quốc, và đã tham gia vào việc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Shinonome được phân về Hải đội Khu trục 12 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 12 năm 1941,Shinonome hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Kota Bharu tại Malaya.Từ ngày 16 tháng 12, Shinonome được phân công hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Borneo.Tài liệu chính thức về số phận của nó lại không rõ ràng.Mặc dù một số nguồn của Nhật Bản vào lúc đó cho rằng nó trúng phải thủy lôi,không có bất kỳ tài liệu nào của Anh hay Hà Lan ghi nhận việc rải thủy lôi trong khu vực.Hiện tại, người ta chấp nhận rộng rãi là Shinonome đã bị máy bay của Hà Lan đánh chìm;có thể là vào ngày 17 tháng 12 năm 1941,sau khi trúng hai quả bom ném từ thủy phi cơ Hà Lan X-32 thuộc liên đội Không lực Hải quân GVT-7,làm phát nổ hầm đạn của nó;hoặc cũng có thể vào ngày 18 tháng 12 năm 1941,sau một cuộc không kích của các máy bay ném bom Martin B-10 thuộc Không quân Hoàng gia Đông Ấn thuộc Hà Lan.Cho dù là bởi nguyên nhân nào,Shinonome dường như đã nổ tung và chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn ở một nơi nào đó chung quanh Miri,Sarawak,tọa độ 04°24′N 114°0′E Tọa độ: 04°24′N 114°0′E.Vào ngày 15 tháng 1 năm 1942,Shinonome được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Shirakumo (tiếng Nhật: 白雲)là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Shirakumo là một cựu binh tham gia nhiều hoạt động trong những năm đầu tiên của chiến tranh, và đã bị tàu ngầm Mỹ USS Tautog đánh chìm ngày 16 tháng 3 năm 1944 phía Đông Muroran trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Shirakumo được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Fujinagata ở Osaka,được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 12 năm 1927 và đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 7 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 42",nó được hoàn tất dưới tên gọi Shirakumo.

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, Shirakumo được phân về Hải đội Khu trục 11 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Shirakumo được phân công tuần tra dọc theo bờ biển miền Nam Trung Quốc,và đã tham gia vào việc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Shirakumo được phân về Hải đội Khu trục 12 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 tháng 12 đến hết năm 1941,Shirakumo hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Malaya và Borneo,và đã cứu vớt những người sống sót trên chiếc tàu khu trục Sagiri bị chìm do trúng ngư lôi vào ngày 23 tháng 12.Vào tháng 2 năm 1942,Shirakumo nằm trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng Chokai trong các chiến dịch chiếm đóng Banka-Palembang và quần đảo Anambas,đã đánh chìm một tàu rải dây cáp Anh ngoài khơi Singapore vào ngày 14 tháng 2.Sau đó Shirakumo gia nhập lực lượng chiếm đóng Tây Java,và đã hiện diện trong trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3,trợ giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương Australia HMAS Perth và tàu tuần dương Hoa Kỳ USS Houston.Vào ngày 10 tháng 3,Shirakumo được phân về Hải đội Khu trục 20 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1,và sau đó đã tham gia vào lực lượng chiếm đóng phía Bắc Sumatra vào ngày 12 tháng 3 và chiếm đóng quần đảo Andaman vào ngày 23 tháng 3.Trong cuộc không kích Ấn Độ Dương,cùng với các tàu tuần dương Kumano và Suzuya,Shirakumo được ghi công đánh chìm năm tàu buôn.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,Shirakumo đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh quay trở về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Trong thời gian diễn ra trận Midway,Shirakumo nằm trong thành phần của lực lượng chiếm đóng quần đảo Aleut.Đến tháng 7 năm 1942,Shirakumo lên đường từ Amami-Oshima đến quân khu bảo vệ Mako,Singapore,Sabang và Mergui nhằm chuẩn bị cho một cuộc không kích Ấn Độ Dương thứ hai.Kế hoạch này bị hủy bỏ do việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal,và Shirakumo được gửi đến Truk.Từ tháng 8 trở đi,Shirakumo được sử dụng cho các nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo",những chuyến đi vận chuyển tốc độ cao, trong khu vực quần đảo Solomon.Vào ngày 28 tháng 8,sau khi một nhiệm vụ vận chuyển binh lính đến Guadalcanal bị hủy bỏ, Shirakumo bị hư hại nặng ởi một cuộc không kích của máy bay ném bom bổ nhào Mỹ,khi một quả bom ném trúng phòng động cơ đã khiến nó chết đứng giữa biển, cho dù chỉ có hai thủy thủ bị thương.Nó được tàu khu trục Amagiri,rồi tiếp đó là tàu rải mìn Tsugaru kéo về đảo Shortland,và từ đây được tàu chở dầu Koa Maru kéo về Truk để được sửa chữa khẩn cấp,để nó có thể quay về Kure bằng chính động lực của mình vào ngày 8 tháng 10.Khi công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 1 tháng 4 năm 1943,Shirakumo được điều về Hải đội Khu trục 9 của Đội khu trục 1 thuộc Hạm đội 5 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,và được phân công tuần tra và hộ tống tại vùng biển ngoài khơi Hokkaidō và quần đảo Kurile.Vào ngày 6 tháng 6 năm 1943,nó va chạm với tàu khu trục Numakaze trong sương mù dày đặc ngoài khơi Paramushiro,và bị buộc phải quay về Hakodate để sửa chữa.Công việc này chỉ hoàn tất vào cuối tháng 9,khi nó tiếp tục các cuộc tuần tra và hộ tống tại vùng biển phía Bắc.Ngày 16 tháng 3 năm 1944,sau khi rời Kushiro, Hokkaido cùng một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính hướng đến đảo Uruppu,Shirakumo trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ USS Tautog ở cách 315 km(170 hải lý) về phía Đông Muroran,tọa độ 42°25′N 144°55′ ETọa độ: 42°25′N 144°55′E.Shirakumo chìm hầu như ngay lập tức và không có người nào sống sót.Vào ngày 31 tháng 3 năm 1944,Shirakumo được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Shirayuki (tiếng Nhật: 白雪)là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Shirayuki là một cựu binh của nhiều trận hải chiến trong những năm đầu tiên của chiến tranh,và đã bị không kích đánh chìm ngày 3 tháng 3 năm 1943 trong trận chiến biển Bismark của Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Shirayuki được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Yokohama,được đặt lườn vào ngày 19 tháng 3 năm 1927.Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 3 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 12 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 36",nó được hoàn tất dưới tên gọi Shirayuki,theo sở thích của Thiên hoàng Shōwa về ngựa trắng

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất, Shirayuki được phân về Hải đội Khu trục 11 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Shirayuki được giao nhiệm vụ tuần tra bờ biển phía Nam Trung Quốc,và từng tham gia vào việc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Shirayuki được phân về Hải đội Khu trục 11 của Đội khu trục 3 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 tháng 12 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942,Shirayuki hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Malaya, quần đảo Anambas và Borneo.Ngày 27 tháng 1,Shirayuki và đoàn tàu vận tải của nó bị những chiếc HMS Thanet và HMAS Vampire tấn công ở cách 148 km (80 hải lý)về phía Bắc Singapore trong trận chiến ngoài khơi Endau;ngư lôi của nó được ghi nhận đã giúp vào việc đánh chìm Thanet.Vào tháng 2 năm 1942,Shirayuki nằm trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng Chōkai trong hoạt động chiến đóng Banka-Palembang,và được ghi nhận đã đánh chìm hoặc chiếm giữ bốn tàu vận tải đang tìm cách thoát khỏi Singapore.Shirayuki gia nhập lực lượng chiến đóng Tây Java,và đã hiện diện trong Trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3,đã trợ giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương Australia HMAS Perth và tàu tuần dương Hoa Kỳ USS Houston.Shirayuki trúng phải một quả đạn pháo vào cầu tàu trong trận này,làm thiệt mạng một thành viên thủy thủ đoàn và làm bị thương 11 người khác.Vào đầu tháng 3,Shirayuki hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Singapore đến Burma,và tham gia vào việc chiếm đóng quần đảo Andaman vào ngày 23 tháng 3.Trong cuộc Không kích Ấn Độ Dương,Shirayuki được phân công tuần tra và hộ tống ngoài khơi Port Blair.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,Shirayuki đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh quay trở về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Vào ngày 4-5 tháng 6, Shirayuki tham gia trận Midway trong thành phần lực lượng chính của Đô đốc Yamamoto Isoroku.Đến tháng 7 năm 1942,Shirayuki lên đường từ Amami-Oshima đến quân khu bảo vệ Mako,Singapore,Sabang và Mergui nhằm chuẩn bị cho một cuộc không kích Ấn Độ Dương thứ hai.Kế hoạch này bị hủy bỏ do việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal,và Shirayuki được gửi đến Truk và Rabaul.Từ tháng 8 đến tháng 11,Shirayuki được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo"vận chuyển tốc độ cao trong khu vực quần đảo Solomon.Ngày 12 tháng 10,nó cứu những người còn sống sót trên con tàu chị em Murakumo vốn bị chìm do trúng ngư lôi.Vào ngày 14-15 tháng 11,Shirayuki tham gia trận Hải chiến Guadalcanal thứ hai,thoạt tiên nằm trong lực lượng hỗ trợ của Đô đốc Takeo Kurita,rồi sau đó gia nhập lực lượng bắn phá khẩn cấp của Đô đốc Nobutake Kondō.Cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara,Shirayuki đã trợ giúp vào việc đánh chìm hai tàu khu trục USS Preston và USS Walke,loại khỏi vòng chiến USS Benham(bị đánh đắm sau trận đánh)và gây hư hại nặng cho USS Gwin,gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ vào giai đoạn đầu của trận này.Shirayuki quay trở lại Kure một thời gian ngắn vào cuối năm,như là tàu hộ tống cho tàu sân bay Hiyo.Vào tháng 1 năm 1943,Shirayuki quay trở lại quần đảo Solomon trong thành phần một đoàn tàu vận tải đưa lực lượng tăng viện lớn từ Thượng Hải,cùng với Chuẩn Đô đốc Shintarō Hashimoto đi đến đảo Shortland vào cuối tháng 1,và phục vụ như là soái hạm của vị Đô đốc trong việc triệt thoái khỏi Guadalcanal trong tháng 2.Shirayuki được tái bố trí về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 25 tháng 2.Trong trận chiến biển Bismark Sea vào các ngày 1-4 tháng 3,Shirayuki là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Masatomi Kimura,dẫn đầu một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Rabaul đến Lae.Trong một cuộc không kích của Đồng Minh vào ngày 3 tháng 3,một quả bom được cắt ném đã phát nổ ngay tại hầm đạn phía sau, phá toang phía đuôi tàu và làm thiệt mạng 32 người.Chiếc tàu khu trục chìm cách 102 km (55 hải lý) về phía Đông Nam Finschhafen,ở tọa độ 07°15′S 148°30′E Tọa độ:07°15′S 148°30′E.Những người sống sót,bao gồm Đô đốc Kimura và thuyền trưởng Trung tá Sugawara được tàu khu trục Shikinami cứu vớt.Vào ngày 1 tháng 4 năm 1943,Shirayuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân.

Uranami (tiếng Nhật: 浦波)là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Uranami là một cựu binh của nhiều trận hải chiến trong những năm đầu tiên của chiến tranh,và đã bị không kích đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 phía Đông Nam Masbate trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Uranami được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company,được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1927.Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1929.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 44",nó được hoàn tất dưới tên gọi Uranami

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất, Uranami được bố trí về Hải đội Khu trục 11 trực thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Uranami đã hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản trong trận Thượng Hải năm 1937,và sau đó là các cuộc đổ bộ lên Hàng Châu ở phía Bắc Trung Quốc.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,thoạt tiên Uranami được phân về Hải đội Khu trục 19 thuộc Đội khu trục 3 của Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,và được bố trí từ Quân khu Hải quân Kure đến cảng Samah trên đảo Hải Nam.Từ ngày 4 tháng 12 năm 1941 cho đến cuối năm, Uranami hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Malaya và Borneo,và chiếm được chiếc tàu buôn Na Uy D/S Hafthor vào ngày 7 tháng 12. Ngày 19 tháng 12,Uranami đánh chìm tàu ngầm Hà Lan O-20 dưới sự trợ giúp của các tàu chị em Ayanami và Yugiri và đã cứu vớt 32 người sống sót.Sau đó Uranami nằm trong thành phần lực lượng hộ tống cho các tàu tuần dương hạng nặng Suzuya,Kumano,Mogami và Mikuma khởi hành từ Samah và vịnh Cam Ranh ở Đông Dương thuộc Pháp để hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ lên Banka-Palembang,quần đảo Anambas,Java và phía Bắc Sumatra.vào ngày 23 tháng 3,Uranami đã hỗ trợ gần cho việc chiếm đóng quần đảo Andaman.Nó hoạt động tuần tra và hộ tống vận tải ngoài khơi Port Blair trong khi diễn ra cuộc Không kích Ấn Độ Dương.Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 4,Uranami đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh quay trở về Xưởng hải quân Kure để bảo trì.Vào ngày 4-5 tháng 6 năm 1942,Uranami tham gia trận Midway trong thành phần lực lượng chính của Đô đốc Yamamoto Isoroku.Trên đường quay trở về từ trận chiến,nó bị hư hại nhẹ do va chạm với tàu khu trục chị em Isonami và phải quay trở về Xưởng hải quân Kure để sửa chữa.Sau khi công việc sửa chữa hoàn tất,Uranami đã hộ tống chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang Kiyozumi maru đi đến Singapore,rồi tiếp tục đi đến Mergui chuẩn bị cho một cuộc không kích Ấn Độ Dương thứ hai.Chiến dịch này bị hủy bỏ do việc Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal, và Uranami được cho chuyển đến khu vực quần đảo Solomon.Trong Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8,Uranami đã hộ tống một lực lượng tiếp tế cho hạm đội đi đến Guadalcanal.Trong suốt tháng 9 và tháng 10,Uranami tham gia nhiều hoạt động "Tốc hành Tokyo",những chuyến đi vận chuyển tốc độ cao,đến Guadalcanal.Vào ngày 14-15 tháng 11,Uranami tham gia trận hải chiến Guadalcanal thứ hai.Nó được bố trí trong lực lượng tuần tiễu dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Shintarō Hashimoto từ tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai.Khi Lực lượng Đặc nhiệm 64 dưới quyền Đô đốc Willis A. Lee bị phát hiện và tấn công gần đảo Savo,Uranami đã tiến đến để trợ giúp Ayanami và tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara.Hỏa lực của Ayanami, Nagara và Uranami đã đánh chìm hai trong số bốn tàu khu trục Mỹ tham chiến:USS Preston và USS Walke,làm bất động USS Benham(bị đánh đắm sau trận đánh)và làm hư hại nặng USS Gwin, gây thiệt hại nặng cho phía Mỹ vào giai đoạn đầu của trận chiến.Không lâu sau đó,Ayanami là mục tiêu của hỏa lực từ thiết giáp hạm USS Washington,khiến nó bị hư hại nặng,và Uranami đã cứu những người còn sống sót từ chiếc tàu khu trục bị hư hại,vốn cũng bị đánh đắm sau trận đánh.Sau trận chiến,Uranami hộ tống tàu sân bay Chuyo từ Truk đến Yokosuka,rồi quay trở lại Rabaul vào giữa tháng 2 năm 1943 tiếp tục các vai trò tuần tra, hộ tống và vận chuyển tại khu vực Solomon.Vào ngày 25 tháng 2 năm 1943,Uranami được phân về Hạm đội Khu vực Tây Nam.Trong trận chiến biển Bismark vào các ngày 1-4 tháng 3,Uranami chịu đựng các cuộc không kích liên tục mà không bị thiệt hại,và đã trợ giúp vào việc cứu vớt những người còn sống sót trên các tàu khác.

Sau khi thực hiện nhiều nhiệm vụ hộ tống tại khu vực Đông của Đông Ấn thuộc Hà Lan trong tháng 4,Uranami bị hư hại nặng vào ngày 2 tháng 4 do va phải một dãi san hô ngầm gần Makassar.Được đưa đến Surabaya,công việc sửa chữa nó chỉ hoàn tất vào cuối tháng 8.Tiếp tục nhiệm vụ tuần tra vào tháng 9,Uranami hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Singapore cho đến cuối năm.Vào đầu năm 1944,Uranami khởi hành từ Singapore cùng tàu tuần dương Kuma trong một chuyến đi vận chuyển binh lính đến Mergui và Penang,và đã quay trở về Singapore một mình cùng với những người còn sống sót của chiếc Kuma bị chìm do trúng ngư lôi.Từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3,Uranami hộ tống Aoba, Tone và Chikuma trong một chuyến đi đánh phá hàng hải khác trong Ấn Độ Dương.Nhiệm vụ cuối cùng mà Uranami thực hiện là cuộc chuyển quân tăng cường đến Leyte trong Trận chiến vịnh Leyte vốn bắt đầu vào ngày 21 tháng 10 năm 1944. Binh lính được chuyển từ Manila ngang qua Mindanao đến Ormoc. Những con tàu liên quan trong nhiệm vụ được đặt tên Đoàn tàu Vận tải TA 1, bao gồm tàu tuần dương hạng nặng Aoba,tàu tuần dương hạng nhẹ Kinu,Uranami,ba tàu vận tải mới thuộc lớp T.1:T.6,T.9 và T.10 và hai tàu vận tải mới thuộc lớp T.101:T.101 và T.102.Chúng được chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Naomasa Sakonju trên chiếc Aoba.Trước khi thực hiện nhiệm vụ,vào ngày 23 tháng 10,Aoba trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm USS Bream và phải được kéo về cảng để sửa chữa;Đô đốc Sakonju buộc phải chuyển sang chiếc Kinu.Sáng hôm sau Uranami và Kinu đi về hướng Mindanao,né tránh được ba tốp máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38.Các con tàu chỉ bị hư hại nhẹ do hỏa lực bắn phá,nhưng 4 thành viên thủy thủ đoàn của Uranami thiệt mạng và chín người khác bị thương.Nó cũng bị bắn thủng một thùng nhiên liệu để lại vệt dầu loang.Nhiệm vụ thực sự diễn ra vào ngày 25 tháng 10 với sự có mặt của các tàu vận tải.Trận chiến vịnh Leyte đang diễn ra ở cao điểm nên đoàn tàu vận tải thoát được sự chú ý của đối phương.Trung đoàn 41 Lục quân Đế quốc Nhật Bản được cho đổ quân thành công lên OrmocTại đây,hai tàu vận tải nhỏ lớp T.101 được cho tách ra để thu quân tại một địa điểm khác trong khi Kinu, Uranami và ba chiếc lớp T.1 quay trở lại Manila.Sáng ngày 26 tháng 10,khi đoàn tàu vượt qua eo biển Jintotolo giữa Masbate và Panay,khoảng 80 máy bay xuất phát từ bốn tàu sân bay hộ tống thuộc đội "Taffy 2" của Lực lượng Đặc nhiệm 77.4.2:USS Manila Bay,USS Marcus Island,USS Natoma Bay và USS Petrof Bay,bắt đầu ném bom,bắn phá và phóng rocket vào đoàn tàu.Uranami trúng hai bom và nhiều rocket,làm thiệt mạng 103 thành viên thủy thủ đoàn,bao gồm thuyền trưởng,Thiếu tá Sako,trước khi bị chìm vào khoảng giữa trưa ở tọa độ 11°50′N 123°00′E Tọa độ: 11°50′N 123°00′E,cách 19 km (12 dặm) về phía Đông Nam Masbate.Ba chiếc tàu vận tải rỗng, vốnbị tụt lại phía sau vào lúc xảy ra trận đánh,đã vớt những người sống sót,bao gồm 94 người của Uranami.Uranami được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 12 năm 1944

Usugumo (tiếng Nhật: 薄雲) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,thuộc lớp Fubuki bao gồm hai mươi bốn chiếc,được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Usugumo là một cựu binh tham gia nhiều hoạt động trong những năm đầu tiên của chiến tranh,và đã bị tàu ngầm USS Skate đánh chìm ngày 5 tháng 7 năm 1944 tại biển Okhotsk trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Thiết kế và chế tạo

Usugumo được chế tạo tại xưởng đóng tàu Ishikawajima ở Tokyo,được đặt lườn vào ngày 21 tháng 10 năm 1926.Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 12 năm 1927 và đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 7 năm 1928.Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 41",nó được hoàn tất dưới tên gọi Usugumo

Lịch sử hoạt động

Khi hoàn tất,Usugumo được phân về Hải đội Khu trục 12 thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật,Usugumo được phân công tuần tra dọc theo bờ biển miền Nam Trung Quốc.Vào ngày 15 tháng 8 năm 1940,nó bị hư hại nặng bởi một quả thủy lôi,và được cho kéo về xưởng hải quân Maizuru để sửa chữa.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Usugumo vẫn còn đang được sửa chữa, nên đã không sẵn sàng chiến đấu cho đến cuối tháng 7 năm 1942,khi nó được điều về Hạm đội 5 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,và được gửi đến Quân khu Bảo vệ Ōminato.Từ tháng 8 đến giữa tháng 10,Usugumo được phân công tuần tra dọc theo bờ biển Hokkaidō và quần đảo Kurile và hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Paramushiro và Attu cùng Kiska thuộc quần đảo Aleut cho đến cuối tháng 1 năm 1943.Vào tháng 2 năm 1943,nó quay trở về xưởng hải quân Kure để sửa chữa.Trong trận chiến quần đảo Komandorski ngày 26 tháng 3 năm 1943,Usugumo làm nhiệm vụ hộ tống chiếc tàu vận tải Sanko Maru,và do đó đã không trực tiếp tham gia chiến sự.Usugumo tiếp nối các chuyến đi vận chuyển giữa Paramushiro và Attu trong tháng 4,và từ tháng 7 đến tháng 8 đã trợ giúp vào việc triệt thoái lực lượng Nhật Bản còn sống sót khỏi Kiska.Đến cuối tháng 11,Usugumo quay trở về Kure để tái trang bị.Sau khi trải qua tháng 1 năm 1944 tiến hành huấn luyện trong vùng biển Nội địa Nhật Bản,Usugumo quay trở lại Ōminato vào đầu tháng 2 tiếp tục các nhiệm vụ tuần tra và hộ tống ở vùng biển Bắc.Vào cuối tháng 3, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến đảo UruppuVào ngày 5 tháng 7 năm 1944,sau khi rời Otaru,Hokkaidō cùng một đoàn tàu vận tải khác hướng đến Uruppu, Usugumo trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ USS Skate trong biển Okhotsk,ở cách 610 km (330 hải lý) về phía Tây Nam Paramushiro,ở tọa độ 47°43′N 147°55′E Tọa độ: 47°43′N 147°55′E.Hai quả ngư lôi đã đánh trúng giữa tàu;khiến nó chìm trong vòng sáu phút, và không có thành viên thủy thủ đoàn nào sống sót.Vào ngày 10 tháng 9 năm 1944,Usugumo được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro