ls 10,11,12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: quá trình nhận thức của Đảng về nền kinh tế thị trường và đường lối xây dựng nền KT thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Quá trình đổi mới nhận thức về KT thị trường

1)      Cơ chế quản lý KT Việt Nam trước đổi mới

a)      Khái niệm cơ bản về cơ chế quản lí KT

Là những hình thức cách thức phương tiện mà nhà nước sử dụng để phát triển nền kinh tế quốc dân

b)      Cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở Việt Nam

Bắt đầu được tiến hành từ năm 1960 đến 1986, có đặc điểm là:

·          Kế hoạch hoá tập trung toàn bộ nền kinh tế, quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính

·         Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

·         Không thừa nhận quan hệ thị trường, quan hệ hàng hoá tiền tệ mà chủ yếu là quan hệ hiện vật

·         Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lý kém năng lực, quan liêu cửa quyền

·         Bao cấp về giá cả theo chế độ tem phiếu, qua chế độ cấp phát vốn ngân sách đối với các đơn vị KT

-          Ưu điểm: cả nước chỉ có kinh tế quốc doanh và tập thể nên có thể tập trung được tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả  nước cho 1mục tiêu chung nào đó

-          Hạn chế:-thủ tiêu cạnh tranh

+Kìm hãm sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật

+ Trịêt tiêu động lực của lao động

+ Không kích thích tính lao động năng động sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh do chưa nhận thức được cơ chế thị trường

c)      Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

·         Hội nghị TW lần thứ 6 khoá 4(8/1979) mở đầu quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm cho sản xuất tung ra

·         1/1981 ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 100 về khoán sản phảm trong nông nghiệp

·         chính phủ ra nghị định 25 và 26CP về thực hiện 3phần kế hoạch và chế độ lương thưởng đối với người lao động

·         xuất hiên mô hình bù giá vào lương ở Long An.Tiếp đó bộ chính trị ra nghị quyết TW8 khoá 5(1985) về đổi mới giá, luơng, tiền

2)      Tư duy của Đảng về KT thị trường thời kỳ đổi mới

a)      Khái niệm

·         Kinh tế thị trường: là nền kinh tế lấy khu vực kinh tế tư nhân làm chủ đạo, những quyết định kinh tế được thực hiện 1cách phi tập trung bới các cá nhân người tiêu dùng và các đơn vị kinh tế.Việc định giá hàng hoá và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế cơ bản được tiến hành theo qui luật cung cầu

Tiêu chí đánh giá là 1 nền kinh tế thị trường là:

-           Chủ thể kinh tế tham gia thị trường phải có tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh

-          Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết

-          Nền kinh tế mở vận hành theo các quy luật của thị trường

-          Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước được thông qua hệ thống pháp luật

·         Kinh tế thị trường định hướng XHCN là 1 kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của KT thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CHXH

b)      Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đồi mới

Từ đại hội 6 đến 8

·         Đảng ta nhận thức KT thị trường không phài là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại

·         Lịch sử phát triển sản xuất cho thấy rằng sản xuất và trao đồi hàng hoá là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của KT thị trường

·         KT thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng biểu hiện và phát triển mạnh nhất trong CNTB

·         KT thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH bởi vỉ

-          KT thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc chứ không đối lập với các chế độ XH -KT thị trường không đối lập với CNXH mà tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH và trong cả CNXH

-          Có thể và cần thiết sử dụng KT thi trường để xây dựng CNXH ở nước ta

Vậy:KT thị trường được coi là phương tiện đê phân bổ các nguồn lực kinh tể , bản thân KT thị trường không có thuộc tính XH mà nó có thể được sử dụng ở các chế độ XH khác nhau.Do vậy, nó có thể và cần thiết sử dụng KT thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.

Từ đại hội 9 đến đại hội 10

·         Đại hội 9 của Đảng (4/2001) khẳng định:

-          Nền KTTT định hướng XHCN là mô hình KT tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH. Là nền KT hang hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

-          KTTT định hướng XHCN là 1 kiểu tổ chức KT vừa tuân theo quy luật của KT thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguồn tắc và bản chất CNXH

·         Đại hội 10(4/2006)

-          Mục đích phát triển là thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh XH công bằng dân chủ văn minh, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân , đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo khuyến khích làm giàu chính đáng

-          Phương hướng phát triển: xác định phát triển các thành phần KT, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

-          Định hướng XH và phân phối: xác định thực hiện tiến bộ công bằng XH, tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hoá XH, hạn chế tác động tiêu cực của KTTT. Phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả KT, phúc lợi XH, và theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác

-          Quản lý: phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xác định nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thành phần KT hoạt động theo pháp luật 

Đường lối xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta

1)      Mục tiêu và quan điểm

a)      Mục tiêu cơ bản đến 2020

·         xây dựng 1 cơ chế KTTT phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nền KTTT

·         thúc đẩy KTTT định hướng XHCN phát triển nhanh và hiệu qủa, bền vững, hội nhập KT quốc tế thành công

·         giữ vững định hướng XHCN , thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh XH công bằng dân chủ văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN-XHCN

b)      Mục tiêu cụ thể:

·         Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền KTTT định hướng XHCN phát triển thuận lợi

·         Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công

·         Phát triển đồng bộ đa dạng các loại thị trường cơ bản, thống nhất trong cả nước và từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới

·         Giải quyết tốt hơn mối quan hệ phát triển KT và phát triển văn hoá, đảm bảo tiến bộ công bằng XH và bảo vệ môi trường

·         Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của mặt trân tổ quốc, các đoàn thể chính trị XH và nhân dân trong quản lý và phát triển kinh tế XH

c)      Quan điểm hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta

·         Phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT của thông lệ quốc tế vừa phải phù hợp với điều kiện VN và đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KT

·         Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế KT ,giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế KT với thể chế chính trị XH, giữa nhà nước, thị trường và XH

·         Kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển của KTTT nhân loại và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới của nước ta, chủ động tích cực hội nhập KT quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH

·         Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm

·         Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

2)      Một số chủ trương nhằm hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN     

a)      Thống nhất nhận thức về KTTT định hướng XHCN

·         Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và các nguyên tắc của nền KTTT định hướng XHCN vận hành thông suốt & có ảnh hưởng do đó cần phải có sự thống nhất về nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN

·         Phải sử dụng KTTT làm phương tiện xây dựng XHCN

·         KTTT là cơ sở KT của sự phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN

·         Nền KTTT_XHCN ở VN là nền KT vừa tuân theo qui lụât của KTTT vừa chịu sự chi phối bởi các qui luật KT của CNXH và các yểu tố đảm bảo tính định hướng XHCN

b)     Hoàn thiện thể chế

Phương hướng

·         Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mà đại diện là nhà nước. Các quyền của người sử dụng đất đuợc tôn trọng và bảo đảm theo qui định của pháp luật

·         Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền, quản lý toàn bộ nền KT_XH với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn của nhà nước.Tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn của nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước

·         Qui định rõ, cụ thể quyền của chủ sở hữu và người liên quan đối với các loại tài sản đồng thời qui định rõ trách nhiệm & nghĩa vụ

·         Khuyến khích lien kết giữa các loại sở hữu như sở hữu tập thể  và sở hữu tư nhân ,giữa các sở hữu của nhà nước, làm cho sở hữu cổ phần và sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu chủ yếu của nền KT

·         sớm ban hành quy định quản lí quyền sở hữu của các doanh nghiệp của nền KT

Hoàn thiện thể chế về phân phối

·         Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách pháp luật về phân phối, vể chính sách phân bổ nguồn nhân lực theo hướng đảm bảo tăng trưởng KT với tiến bộ và công bằng XH

·         Đối với phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền KT

·         Đối với phát triển các hợp tác xã và tổ hợp tác theo cơ chế thị trường phù hợp theo các qui tắc tự  nguyện dân chủ ,bình đằng và cùng phát triển có lợi

·         Đối với cơ chế quản lý của nhà nước để nâng cao các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh mẽ có hiệu quả ,thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế ,nhân sự, tài chính

c)      Hoàn thiện thể chế, đảm bảo đồng bộ các yếu tố các loại thị trường

·         Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh

·         Hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách pháp luật cho hoạt động phát triển lành mạnh của các loại thị truường

·         Xây dựng đồng bộ cơ chế chính sách pháp luật về quản lý và hỗ trợ phát triển các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ

d)     Hoàn thiện thể chế vể gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng XH và bảo vệ môi trường

·         Tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa

·         Xây dựng hệ thống bảo hiểm XH đa dạng và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của KTTT định hướng XHCN

·         Hoàn thiện chính sách pháp luật vể bảo vệ môi trường

e)      Hoàn thiện thể chế vai trò lãnh đạo của đảng

·         Đảng phải tăng cường chỉ đạo nghiên cứu lí luận & học thuyết thực tiễn để xác định rõ cụ thể và đầy đủ hơn về mô hình KTTT định hướng XHCN

·         Đổi mới nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý KT của nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhâp KT quốc tế

·         Nâng cao vai trò của các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị XH và toàn thể nhân dân trong phát triển nền KTTT định hướng XHCN

Câu 11 : Đường lối cơ bản của Đảng về việc xây dưng hệ thống chính trị thời kì đổi mới (từ 1989 đến nay)

Mục tiêu quan điểm

·         Mục tiêu: Đảng ta xác định mục tiêu chủ yếu của đổi mới HTCT là nhằm xây dựng & từng bước hoàn thiện nhà nước XHCN đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân lao động

·         Quan điểm:

-          Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đổi mới KT & đổi mới HTCT, lấy đổi mới KT làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới HTCT

-          Đổi mới tổ chức và phương thức của hoạt động của HTCT không phải là làm thay đổi bản chất của nó mà là làm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng hiệu lực quản lí của nhà nước & phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động làm cho HTCT hoạt động năng động hơn đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới & quá trình hội nhập KT quốc tế

-          Đổi mới HTCT 1 cách toàn diện, đồng bộ có sự kế thừa có bước đi, hình thức & cách làm phù hợp

-          Đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCT với nhau & với xã hội tạo ra sự tác động cùng chiều thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Chủ trương

a)      Đảng xác định: xây dựng Đảng trong HTCT

·         Đảng là đội tiên phong của GCCN đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động & của cả dân tộc Đảng là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN của nhân dân lao động của cả dân tộc VN

·         Vị trí vai trò của Đảng trong HTCT: Đảng lãnh đạo HTCT đồng thời là 1 bộ phận của HTCT, Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân & chịu sự giám sát của nhân dân hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và PL

·         Phương thức lãnh đạo: cương lĩnh 1991 xác định: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh bằng chính sách bằng phương hương chiến lược bằng công tác tuyên truyền thuyết phục vận động tổ chức và kiểm tra bằng hành động gương mẫu của Đảng viên

·         Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ

·         Đảng không làm thay đổi công việc của các tổ chức khác trong HTCT

b)     Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo vấn đề mấu chốt (6 nội dung)

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo 5 điểm sau:

·         Nhà nước của dân do dân và vì dân tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân

·         Quyền lực nhà nước đã thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

·         Nhà nước tổ chức hoạt động trên cơ sở hiến pháp và PL

·         Nhà nước tôn trọng& đảm bảo quyền con người thực hành dân chủ tăng cường kỷ cương phép nước

·         Nhà nước pháp quyền XHCNVN do Đảng duy nhất lãnh đạo sự giám sát của nhân dân& phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc & các tổ chức chính trị xã hội

c)      Biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền

·         Hoàn thiện HTPL tăng tính khả thi của các VBPL

·         Đổi mới tổ chức phương thức hoạt động của Quốc hội nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội

·         Đẩy mạnh cải cách hành chính đổi mới tổ chức hoạt động chính phủ theo hướng xác định các cơ quan hành pháp thống nhất thông suốt & hiệu quả

·         Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch minh bạch dân chủ nghiêm minh bảo về công lý và quyền con người

·         Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân & ủy ban nhân dân các cấp

Xây dựng MTTQ& các tổ chức chính trị

·         MTTQ & các tổ chức chính trị XH có vai trò rất quan trọng trong vận động tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân đại diện cho quyền lợi & lợi ích hợp pháp của nhân dân trong đề xuất các chủ trương chính sách để phát triển KTVH XH an ninh quốc phòng vì vậy nhà nước phải ban hành cơ chế để MTTQ & các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện XH của mình

·         Phải thực hiện tốt luật MTTQ VN & các tổ chức đoàn thể của quần chúng tạo cơ chế để MTTQ & các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng Đảng và chính quyền

·         Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ & tổ chức chính trị XH khắc phục tình trạng hành chính hóa phô trương hình thức

Câu 12: Quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

-          Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: “văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ratrong quá trình dựng nước và giữ nước”.

-          Văn hóa theo nghĩa hẹp: “văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “văn hóa là các hệ giá trị, truyền thống, lối sống”; “văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…

1)      Trước đổi mới:

a)      Quan điểm chủ trương xây dựng nền VH

1943-1954

Đầu năm 1943, ban thường vụ trung ương Đảng họp và thông qua đề cương văn hóa VN do tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo.Đây là bản tuyên ngôn,là cương lĩnh của Đảng về văn hóa.Xác định một số nội dung:

-          Xác định văn hóa là 1 mặt trận

-          Ba nguyên tắc của nền VHVN là dân tộc, khoa học và đại chúng.

-          Tính chất của nền VHVN: dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung.

-          Từng bước hình thành đường lối văn hóa kháng chiến. Nội dung của đường lối văn hóa kháng chiến:

+ Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động cho văn hóa cứu quốc.

+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới ở VN có tính dân tộc khoa học và đại chúng với khẩu hiệu dân tộc và dân chủ.

+ Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới.

+ Giáo dục lại nhân dân, cổ vũ thực hành đời sống mới.

+ Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc, bài trừ cái xấu xa hủ bại.

+ Ngăn ngừa sự xâm nhập của văn hóa thực dân phản động, học cái hay cái tốt của văn hóa thế giới

+ Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng VN.

1955-1986

-          Đại hội III của Đảng năm 1960 đã xác định đường lối xây dựng nền văn hóa trong điều kiện nửa nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nội dung cốt lõi là tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa để xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới.

-          Mục tiêu của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa: là làm cho nhân dân thoát khỏi nạn mù chữ và những thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, có trình độ văn hóa ngày càng cao, có hiểu biết về khoa học kĩ thuật để xây dựng CNXH nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

-          Đại hội IV năm 1976 và đại hội V năm 1982: tiếp tục bổ sung đường lối phát triển văn hóa trong đó khẳng định thêm nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ của văn hóa trong thời kì này là tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển khoa học, văn hóa-nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa thực dân mới ở miền Nam.

b)      Đánh giá quá trình thực hiện đường lối

Kết quả đạt được:

-          Nền văn hóa cứu quốc từ 1943-1954 bước đầu hình thành và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc kháng chiến kiến quốc: xóa bỏ dần những mặt lạc hậu của văn hóa phong kiến, bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

-          Xóa nạn mù chữ cho hàng triệu đồng bào

-          Phát triển được hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành rộng rãi đường lối văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

Động viên toàn dân tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Thành tựu đạt được từ 1955-1986

Công tác tư tưởng văn hóa đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giáo dục văn hóa của miền Bắc phát triển với tốc độ cao, phát huy tính tích cực trong sản xuất và chiến đấu,hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển với nội dung lành mạnh cổ vũ tinh thần sản xuất chiến đấu của quân và dân cả nước.Trình độ văn hóa chung của nhà nước được nâng lên 1 cách đáng kể,lối sống mới đã trở thành phổ biến, con người sống với nhau có nghĩa có tình,đoàn kết yêu thương nhau.

c)      Nguyên nhân và hạn chế

Hạn chế

·         Công tác tư tưởng văn hóa còn thiếu thiện cảm, sắc bén thiếu tính chiến đấu.

·         Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm

·         Sự suy thoái về đạo đức lối sống có chiều hướng phát triển nhất là những năm 80

·         Đời sống văn học nghệ thuật có những mặt bất cập, rất ít tác phẩm văn học nghệ thuật đạt tới đỉnh cao ngang tầm với cuộc kháng chiến.

·         1 số công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị không được quan tâm bảo tồn lưu trữ

Nguyên nhân

·         Đường lối xây dựng văn hóa bị chi phối bởi tư duy chính trị nắm vững chuyên chính vô sản thực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa 2 con đường, giữa 2 ý thức hệ, giữa 2 phe TBCN và XHCN đẫn đến tư duy chính trị phủ định văn hóa phi Mac-xit, hạn chế tự do ngôn luận và tự do tư tưởng.

·         Mục tiêu nội dung của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa quy định bởi cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất mà tư tưởng chỉ đạo là xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ nguồn gốc tư hữu dị tộc.

·         Do chiến tranh kéo dài cùng với cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp và tâm lí bình quân chủ nghĩa đã kìm hãm động lực phát triển văn hóa giáo dục và năng lực tự do sang tạo của quần chúng nhân dân.

2)      Sau đổi mới:

a)      Quá trình đổi mới tư duy

-          Lần đầu tiên cúng ta đã xác định được đặc trưng của VHVN là nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

-          Chủ trương xd nền VH mới tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp phong phú đa dạng có nội dung nhân đạo dân chủ tiến bộ bồi dưỡng cái chân - thiện - mỹ & phê phán cái nỗi thời thấp kém

-          Tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng VH làm cho TG quan Mac – Lenin & tư tưởng HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần XH

-          Kế thừa truyền thống VH tốt đẹp của DT tiếp thu những tinh hoa VH TG, xây dựng XH dân chủ văn minh vì lợi ích & phẩm giá của con người

-          Chống tư tưởng VH phản tiến bộ trái với những giá trị tốt đẹp của DT & nhân loại

-          Xác định được GDĐT, KHCN là quốc sách hàng đầu

Đại hội 8(1996) tiếp tục khẳng định KH & GD đóng vai trò then chốt là động lực để đưa DT thoát khỏi đói nghèo

+ Nghị quyết TW5 khóa 8(7/1998) xác định được 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển VH trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

+ Hội nghị TW9 khóa 9 (1/2004) khẳng định phát triển VH đồng bộ với phát triển KT

+ Hội nghị TW10 khóa 9 (7/2004) tiếp tục khẳng định phát triển KT là trung tâm xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt không ngừng nâng cao đời sống VH nền tảng tinh thần của XH. Hội nghị cũng xác định sự biến đổi VH trong quá trình đổi mới & quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực VH

b)      Quan điểm chỉ đạo

-          VH là nền tảng tinh thần của XH vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển KTXH

-          Nền VH mà chúng ta đang xây dựng là nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

-          Nền VHVN là nền VH thống nhất trong đa dạng của cộng đồng VH các dân tộc VN

-          Xây dựng phát triển VH là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạotrong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

-          VH là 1 mặt trận, xây dựng & phát triển VH là sự nghiệp cách mạng lâu dài

c)      Đánh giá việc thực hiện đường lối

Những kết quả đạt được

-          Cơ sở vật chất KT của nền VH mới bắt đầu tạo dựng, vấn đề đổi mới tư duy về VH & con người bước đầu phát triển, mối trường VH có sự chuyển biến tích cực hợp tác quốc tế của VH được mở rộng

-           GDĐT có bước phát triển, quy mô GDĐT tăng nhanh ở các cấp, các bậc học, chất lượng giáo viên có chuyển biến, cơ sở vật chất KT của các trường được tăng, trình độ dân trí được nâng cao 1 cách đáng kể

-          KK-CN phát triển nhanh phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KTXH

-          Việc xây dựng lối sống VH & nếp sống văn minh có nhiều tiến bộ

Hạn chế

-          Những thành tựu trong lĩnh vực VH chưa vững chắc, chưa đủ sức để tác độngcó hiệu quả đến các lĩnh vực khác của nền KTXH, đạo đức lối sống của bộ phận cấn bộ Đảng viên, nhân dân xuống cấp

-          Sự phát triển VH chưa đồng bộ & chưa tương ứng với phát triển KT còn thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, việc xây dựng con người mới chưa tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, môi trường VH còn bị ô nhiễm nặng bởi các tệ nạn XH

-          Việc xây dựng thể chế VH còn chậm, thiếu đồng bộ làm hạn chế đến tác dụng của VH đối với các lĩnh vực khác / - Tình trạng nghèo nàn lạc hậu về đời sống VH tinh thần ở nhều nơi nhất là những vùng sâu vùng xa chưa cải thiện, khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ VH giữa các vùng miền, các tầng lớp trong XH vẫn còn khá lớn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lich