ls_12_001

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thứ nhất, thế giới đang chuyển tiếp sang một trật tự thế giới mới. Thời kỳ quá độ sau chiến tranh lạnh hiện nay được các nhà nghiên cứu gọi là trạng thái "nhất siêu, nhiều cường". Trong trạng thái này, Mĩ nổi lên là siêu cường mạnh nhất so với các cường quốc khác, với ưu thế vượt trội trên tất cả các lĩnh vực then chốt của sức mạnh. Do tương quan lực lượng giữa các nước lớn hiện nay đang có lợi cho Mĩ, cùng với những thắng lợi quân sự nhanh chóng tại ápganixtan và Irắc, nên Mĩ có chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối. Tuy nhiên ảnh hưởng của Mĩ bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự vươn lên của các cường quốc khác như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung Quốc... Xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tương lai là tiến tới một hệ thống đa cực, bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia, dù là siêu cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hoá khiến cho Mĩ không thể và không đủ khả năng thiết lập một trật tự đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác và các tổ chức quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Liên Hợp Quốc. Việc tái thiết Irắc sau chiến tranh đã cho thấy thực tế đó. Bên cạnh đó, đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa các nước trong trạng thái "nhất siêu nhiều cường" hiện nay vẫn tiếp tục là hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đã tạo ra tình thế buộc các nước phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh.

Thứ hai, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoà và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, các quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Cách đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng và kinh tế về cơ bản đã khác so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở thành trọng điểm. Đồng thời, làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu khu vực đến đại khu vực thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu lục. Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển mạnh trong thập niên 90, sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và về chất trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Thứ ba, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hoà dịu nhưng năng động và phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả các quốc gia từ lớn đến nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại nhằm tạo cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu thế hoà bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế. Tất cả các quốc gia đều linh hoạt, mềm dẻo, tăng cường hợp tác, tránh đối đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng hoà bình.

Mặt khác ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, những xung đột này khó có khả năng lan rộng, lôi cuốn sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn, chủ yếu là do các nước lớn hiện nay đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hoà bình để phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh chung của thế giới. Những biến đổi của tình hình quốc tế như đã nêu ở trên làm cho xu thế đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia.

Do đời sống kinh tế quốc gia đã và đang được quốc tế hoá cao độ, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải năng động, linh hoạt thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả nhất.

Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

Tình hình đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới phải có cách nhận thức đúng và kịp thời để hoạch định một chính sách đối ngoại phù hợp với trào lưu chung của thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Xu hướng phát triển của thế giới là toàn cầu hóa, chuyển sang đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác làm ăn với các quốc gia trên thế giới kể cả những quốc gia đã, đang có xung dột về mặt nào đó với mình (lấy ví dụ: CPC và Thái Lan đang tranh chấp ngôi đền được Unesco công nhận là di sản văn hóa, nhưng cả 2 quốc gia vẫn hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định).

bên cạnh đó, các quốc gia vẫn không ngừng dè chừng nhau. Cuộc chiến tranh lạnh tuy kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn còn, các quốc gia thuộc Đông Âu cũ vẫn đang nỗ lực nhằm tăng cường vị thế cũng như ảnh hưởng đã bị mất sau khi LX và Đông Âu sụp đổ.

Các cuộc chiến tranh quy mô lớn không còn nữa, nhưng các mâu thuẫn sắc tộc tại các quốc gia, mâu thuẫn giữa các quốc gia với nhau hay giữa các liên minh với nhau vẫn đang còn. Các cuộc chiến tranh nhỏ lẻ, ngắn ngày vẫn có nguy cơ diễn ra, nhất là ở vùng Vịnh.

Chủ nghĩa khủng bố lan rộng và bành trướng, buộc các quốc gia phải ngồi lại với nhau nhằm tìm kiếm giải pháp để ngăn ngừa và chống lại.

Vị thế độc tôn của Mỹ sau khi LX và Đông Âu sụp đổ đang bị đe dọa bởi các thế lực tài chính kinh tế mới nổi lên sau này, cụ thể là Châu Âu (với liên minh Châu Âu), TQ, Nhật, Hàn, các quốc gia Nam Mỹ, và đặc biệt là sự quay trở lại của Nga trên chính trường cũng như thị trường quốc tế. Vai trò của các nước nhỏ, yếu đã thay đổi, đã có tiếng nói nhất định trên thế giới chứ không còn lặng thầm như trước nữa.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của CMKHKT và xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá thì xu thế hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI bởi vì

- Nó tạo ra nhiều cơ hội giao lưu hợp tác trên tất cả mọi lĩnh vực cho các quốc gia. Đay là tiền đề quan trọng để học hỏi và vươn lên phát triển kinh tế.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nếu như các quốc gia kém phát triển sẽ bị các bỏ qua trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Như vây, nước giàu và biết tận dụng thời cơ thì càng giàu, nước nghèo mà bỏ qua thời cơ thì lại càng nghèo hơn.

- Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá sẽ kéo theo những tác động đên hệ thống chính trị bởi nếu không giữ vững lập trường, không tỉnh táo thì sẽ gây bất ổn về chính trị (thậm chí là mất nước). Đó là một thách thức khồng nhỏ đối với các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển.

Ngoài ra, những tác động tiêu cực về sự tàn phá môi trường, mất cân bằng sinh thái, sự lan tràn của dịch bệnh đều là những mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, và trở thành thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

*hoà bình ổn định_những thời cơ:

Các nước cso điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển đất nước,nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

*hoà bình ổn định_những thách thức:

_Phải đảm bảo được độc lập tự do,bản sắc văn hoá dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và cách thức bóc lột mới

_Đòi hỏi chính phủ các nước phải vững mạnh,năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến đônngj của thế giới, có đường lối phát triển đất nước đúng đắn,biết nắm thời cơ thuân lợi ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh thế giới là 1 thì trường, nếu không sẽ tụt hậu và lệ thuộc

trên đây là ý kiến của mình về vấn đề này !

Hoà bình,ổn định,hợp tác và phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với mỗi dân tộc khi đã gia nhập 1 tổ chức khu vực hay thế giới.Ví dụ như đất nước Việt Nam chúng ta khi gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995.VN gia nhập ASEAN là thời cơ để đưa đất nước phát triển hơn nữa về kinh tế.Được sự giúp đỡ của các nước trong khu vực,nền kinh tế của nước ta đã tăng trưởng khá nhanh,nhờ đó VN có điều kiện thuận lợi hơn để hội nhập với thế giới,để giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực về lĩnh vực kinh tế,văn hoá,thể dục,thể thao.

Nhưng bên cạnh đó VN gia nhập ASEAN cũng đặt ra 1 thách thức lớn là nguy cơ bị tụt hậu nếu chúng ta không bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trên thế giới.Nhưng còn nguy hiểm hơn nữa nguy cơ bị hoà tan khi hội nhập .Nếu 1 ngày nào đó các nước Đông Nam Á sử dụng chung 1 đồng tiền như 1 số tổ chức nhất thể hoá khác trên thế giới (Liên minh châu Âu sử dụng chung 1 đồng tiền EURO )thì dẫn đến nguy cơ mất đi bản sắc dân tộc riêng của đất nước mình.Vì vậy trong khi hội nhập với thế giới ,chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc vừa hội nhập nhưng không được đánh mất bản sắc dân tộc

* Thời cơ:

-Bất kỳ dân tộc, quốc gia nào trên thế giới, muốn phát triển KT-XH điều quan trọng thiết yếu đầu tiên cần có là Hòa bình, ổn định. Người xưa có câu" Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" cốt ý cũng muốn nhất mạnh đến tầm wtrọng đó! Có hòa bình ổn định, nhân dân VN ta mới có đủ đk để nâng tầm đất nước trong việc phát triển kt-xh, nâng cao giáo dục, quốc phòng cũng như tăng cường khả năng hợp tác giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

-Việc giao lưu văn hóa, kinh tế với các nước cũng là những yếu tố giúp ta kiện toàn được các vấn đề còn bất cập hiện nay( như trình độ cơ sơ vật chất yếu kém, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, thu hút vốn và phương tiện máy móc hiện đại của nước ngoài,...)

==> Từ đó, có thể khẳng định, hòa bình ổn định hợp tác và phát triển là những nhân tố tạo nên thời cơ của VN trong việc bắt kịp với sự phát triển của thế giới.

* Thách thức

- Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải đề phòng trước những biến cố có thể xảy ra.

- Đó là việc giao lưu học tập không chọn lọc, tràn lan khiến đất nước trở thành những"bãi rác phế thải công nghiệp" của thế giới.

- Việc giao lưu về văn hóa cũng đe dọa đến tầng lớp xã hội, nhất là thế hệ trẻ. Văn hóa ngoại nhập cũng khiến cho các tầng lớp trẻ có khả năng trở thành những "người mất gốc, ngoại lai", quên mất những giá trị truyền thống của dân tộc!

- Ngoài ra cũng phải đề phòng đến các vấn đề chính trị khác, như các cuộc cách mạng cam, cách mạng đỏ, các "diễn biến hòa bình" đã xảy ra ở khu vực Đông Âu trước đây,...

==> Từ đó, hòa bình ổn định hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức cực lớn cho VN trên bước đường hội nhập với thế giới. Chúng ta cần có những cái nhìn thực tế và sáng suốt nhằm vừa thúc đẩy đất nước phát triển, vừa gìn giữ được những giá trị được coi là cội nguồn dân tộc!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro