LS TG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước phương Đông thời kỳ cổ đại

-         Sự hình thành: (thiên niên kỉ 4-3 TCN)

+ Bên lưu vực các con sông lớn

+ Sự tan rã công xã nguyên thủy

+ Nhu cầu hợp tác lại với nhau để trị thủy, chống thú dữ, chống ngoại xâm

-         Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Người đứng đầu là vua. Vua tượng trưng cho sự tập hợp, thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước. Vua tự mình quyết định chính sách, mọi công việc.

+ Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm các quý tộc. Bộ máy này làm công việc thu thuế, xây dựng các công trình như cung điện, đường sá,… chỉ huy quân đội.

+ Các nhà nước đều mang tính chất tập quyền (chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền)

Câu 2: Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước phương Tây thời kỳ cổ đại

-         Sự hình thành:

+ Bên bờ biển Địa Trung Hải

+ sự tan rã công xã nguyên thủy

+ Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì hình thành nhờ sự phân hóa tài sản, phân chia giai cấp (Hy Lạp). Hoặc sự đấu tranh giữa bình dân và giới quý tộc (La Mã).

-         Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ đứng đầu nhà nước không phải là vua mà là viện nguyên lão hoặc đại hội nhân dân

+ Có 50 Phường, mỗi phường cử 10 người. Lập thành “Hội đồng 500” có vai trò như Quốc Hội. Họ thay mặt dân chúng quyết định những vấn đề của đất nước trong nhiệm kì 1 năm. Ở đây người ta bầu ra 10 Viên chức (có chức năng giống chính phủ). Những người này hoàn toàn có thể bị bãi miễn nếu như ko hoàn thành nhiệm vụ. Hết nhiệm kì, họ có thể tiếp tục có mặt trong Đại hội nhân dân nếu như tái cử 

CÂU 3: Những đặc điểm cơ bản về pháp luật phương Đông thời kỳ cổ đại

-         Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp bảo vệ quyền lợi và địa vị của những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp thống trị

-         Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau, do ảnh hưởng của chế độ thống trị gia trưởng

-         Hình phạt rất tàn bạo và nghiêm khắc.

-          Trọng hình, khinh dân, ranh giới giữa hình sự và dân sự rất mờ nhạt.

-          Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý

-          Bị ảnh hưởng bởi tôn giá, lễ và các hệ tư tưởng chính trị.

-         Về hình thức, không có tính hệ thống, từ ngữ sử dụng rất cụ thể, không mang tính khái quát.

Câu 4: Những đặc điểm cơ bản về pháp luật phương Tây thời kỳ cổ đại

- Pháp luật dân sự phát triển hơn phương Đông

- Các chế định về hình sự

+ Vẫn còn sử dụng các hình phạt mang tính dã man, tàn bạo.

-  Pháp luật có những phát triển vượt bậc, đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị pháp lý cao.

- Kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng.

- Điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt lá các quan hệ trong lĩnh vực dân sự.

- pháp luật chú trọng bảo vệ hình thức tư hữu

CÂU 5: Bộ luật Hammurabi: tính chất, phạm vi điều chỉnh, những đặc điểm cơ bản về các chế định: dân sự, hình sự, hôn nhân – gia đình; hình sự;  tố tụng hình sự

Giới thiệu về bộ luật:

- là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại.

-  Nó được vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi ban hành.

- Chỉ còn một một phần của bộ luật này tồn tại cho tới nay, được khắc trên một bia đá bazan 

Tính chất của bộ luật :

-         Về nguồn: bắt nguồn từ những phong tục tập quán& nhưng quy tắc tôn giáo của cư dân vùng Lưỡng Hà, những quyết định của nhà vua, phán rđược “thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng.

-         Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật:“Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.”

Phạm vi điều chỉnh: Không phải là mọi vấn đề của đời sống xã hội.

-         Rất ít thấy điều luật nói về tội vi phạm quề lợi quốc gia hay tín ngưỡng.

-         Về mặt chính trị: muốn thông qua pháp luật đểhạn chế hay làm xoa dịu mâu thuẫn xã hội ở Babilon

-         Điều chỉnh nhiều quan hệ thường xuyên nảy sinh phát triển nhằm củng cố đời sống và phát triển kinh tế: hôn nhân gia đình, thừa kế, quan hệ buôn bán..

Chế định dân sự:

-         Về chế định hợp đồng, Luật qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán:

Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự,

-         Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng,

-         Thứ ba, phải có người làm chứng.

-         Bộ luật cũng qui định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3 – 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhận 2/3 số sản phẩm thu hoạch.

-         Điểm tiến bộ hơn nữa là luật đã qui định mức lãi suất đối với hợp đồng vay nợ. Cụ thể luật qui định mức lãi suất đối với tiền là 1/5, vay thóc là 1/3.

-         Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

      +Thừa kế theo pháp luật: Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình. Đó là cách thừa kế theo pháp luật.

      +Thừa kế theo di chúc: Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng.

Hôn nhân gia đình:

            - Thủ tục kết hôn phải có giấy tờ

            - Trong gia đình, người đàn ông có vị trí rất quan trọng: vừa làm chủ kinh tế, vưa thay mặt cho gia đình trong mọi quan hệ xã hội.

            - Người đàn ông có quyền bán đợ con cáicho bất cứ ai dưới danh nghĩa làm con nuôi. Nếu vợ vô sinh chồng có quyền ly hôn

            - quyền ly hôn của phụ nữ hạn chế hơn

Hình sự:

            - Tính chất báo thù nguyên khai còn giữ nguyên một số giá trị: mức hình phạt phải tương xứng với tội ác.

            - Về sau có một số hình phạt khác ví dụ như chuộc tội.

            - Thể hiện tính giai cấp khá rõ.

            - Hình thức tử hình klhá khắc nghiệt

            - Tuy nhiên cũng có một sốđiều luật xem xét tới việc giảm nhẹ mức áncho người giết người không cố ý.

Tố tụng hình sự: ít được nhắc tới

            - Việc xét xử thường được tổ chức công khai. Các bằng cớ là để chứng minh người đúng người sai.

            - Những vụ việc phức tạp người buộc các bên phải làm lễ tuyên thề trước các tượng thần linh.

            - Quan tòa không được thay đổi phán quyết, nếu thay đối sẽ bị cách chức.

CÂU 6: Bộ luật Manu: tính chất, phạm vi điều chỉnh, những đặc điểm cơ bản về các chế định: dân sự, hình sự, hôn nhân – gia đình; hình sự;  tố tụng hình sự.

Giới thiệu về bộ luật Manu:

- Được lập vào khoảng thế kỷ II đến I TCN

- Tác giả của chúng là các giáo sĩ Balamon

- Manu là tên một vị thần sinh ra con người theo truyền thuyết Ấn Độ.

- Gồm 12 chương trình bày dưới dạng câu song vần.

Tính chất:

            - Đúc kết từ phong tục tập quán & những quy định tôn giáo của Bà Lamôn. Vì vậy, luật Manu mang nặng màu sắc tôn giáo, không phân biệt giữa pháp luật và tôn giáo.

            - Luật mang tính chất hà khắc, dã mang, sơ khai & giai cấp.

Phạm vi điều chỉnh:

-         Vượt quá phạm vi của một bộ luật thông thường

-         Nó đề cập tới cả những vấn đề chính trị, luân lý, lễ nghi tôn giáo và cả những điều răn dạy con người.

Chế định dân sự:

          - Về quyền sở hữu:

                        + Ruộng đất được giao cho những hộ gia đình lớn. Tuy nhiên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất vẫn thuộc về nhà nước.

                        + Quyền sở hữu được chia: đất đai thuộc nhà nước(sở hữu tối cao), đất đai thuộc công xã (sở hữu trung gian), đất tư nhân (trong và ngoài công xã).

                        + Khái niệm thời hạn chiếm hữu đã được nhắc đến.

          -Hợp đồng có sự khác biệt với bộ luật Hamurapi

                        + Không được ký kết hoặc mang tính giả tạo

                        +  Không được ký kết với người điên, người già, người say rượu (hợp đồng không có hiệu lực)

                        +Hợp đồng phải được ký kết công khai, không được ký kết bí mật (không có hiệu lực)

Nếu vi phạm 1 trong 3 điều kiện thì hợp đồng không có hiệu lực

-         Hợp đồng vay: lãi suất di vay tương ứng theo đẳng cấp.

                         +Bộ luật Hamurapi không phân bịet đẳng cấp

                         +khi di vay đến hạn trả nợ người chủ có quyền đòi nợ.

                         +nếu có tiền không trả thì chủ nợ có quyền hành hạ đến khi trả được nợ, nếu không có tiền trả nợ thì biến thành nô lệ.

Chế định hôn nhân gia đình:

-         có sự bất bình đẳng giữa cac đẳng cấp, khi kết hôn chỉ được kết hôn cùng đẳng cấp

Ví dụ: Kasataria yêu 1 cô Vai-si-a hoặc su-dra thì anh ta bị hạ đẳng cấp.

-         Bất bình đẳng giữa vợ & chồng người vợ do chồng mua về trong quan hệ giữa vợ & chồng là mang tính chất mua bán, khi phụ nữ về nhà chồng thi mang thân phận là người nô lệ.

-         Thân phận người phụ nữ trong xã hội rất thấp. Người đàn ông trong gia đình có quyền lực lớn, người chồng có thể bỏ vợ nếu vợ ghét chồng.

Chế định hình sự:

-         Thể hiên tính giai cấp và sự khắc nghiệt.

+ Với những đẳng cấp dưới thì không được hưởng sự khoan dung và thường họ bị trừng phạt rất nặng bằng những hình phạt dã man như cắt lưỡi, đổ dầu sôi vào miệng...

+ Vơi snhững người thuộc đẳng cấp trên nếu vi phạm với cấpdưới chỉ bị phạt tiền.

-         Đối với tội ăn cắp thì trừng phạt rất nặng.

-         Tội ăn cướp được coi như loại tội phạm đặc biệt.

-         Tội giết người ít được nói tới.

-         Tội mưu phản bị xử rất dã man.

Chế định tố tụng

          -    Rất coi trọng chứng cứ (nhân chứng, vật chứng) nhưng giá trị của chứng cứ lại phụ thuộc và đẳng cấp và giới tính.

                        +Người làm chứng phải cùng đẳng cấp và giới tính với bị can.

                        +Khi có sự mâu thuẫn giữa các chúng cứ thì chứng cứ của đẳng cấp trên thì có giá trị hơn so với đẳng cấp dưới.

CÂU 7: luật la mã : tính chất , phạm vi điều chỉnh, nguần pl , những điểm khái quát về tiến bộ , nhân văn hợp lý giá trị kế thừa

* tính chất

- là bộ luật hoàn thiện -> nó bảo vệ tất cả các các mặt của chết độ tư hữu 

nguyên nhân 

+ do luật dựa trên nền tảng của nền kinh tế hàng hóa pháp triển mạnh mẽ nhất là vào thời kỳ cộng hòa 

+ do công cuộc chinh phục thế giới thế kỷ X TCN la mã dã thành một đé quốc rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia nhiều dân tộc ở phương tây và cũng như p.Đông

+ do luật la mã hoàn thiện còn do tài năng học vấn của các nhà làm luật

* phạm vi điều chỉnh :

- sâu rộng , điều chỉnh hầu hết các qh xh đương thời

* nguồn pl 

trong thời kỳ cuối của nền cộng hòa , nguần luật la mã bao gồm 

+ nhừng quyết dịnh của cơ quan chấp hành các văn bản , quan chấp chính sau này dc các luật gia nổi tiếng trong hội ggoongf tư vấn đé quốc đông La Mã , hệ thống hào bình các hòng đé áp dụng .

+ các quyết định của cơ quan quyền lực lớn như viện nguyên lão .

+ các quyết định của tòa án : có khi phán quyết đó chỉ sử dụng tập quán nó trở thành nguần luật

+ tập quán pháp : phong tục của các dân tộc ng ở các địa phương được nhà nc nầng lên thành quy phạm pl.

+ các công trình , tác phẩm của các luật gia la mã khi đúc kết hệ thống hóa pl

* tính tiến bộ, nhân văn, hợp lí, kế thừa: (AI  CÓ  POTS  LÊN  CHO  MỌI NGƯỜI  CÙNG  HỌC  NHÉ J )

CÂU 8: những đặc điểm cơ bản về nn , pl thế giới trung đại ( tổ chức nn và pl phong kiến tây âu ; tổ chức nn và pl pk p.Đông

- nhưng đặc điểm cơ bản về nn pl thế giới trung đại đc thể hiện qua tổ chức nn và pl pk tây âu và pk p.đông

* trước hết là tổ chức nhà nc và pl pk tây âu 

- tổ chưc nn 

+ tổ chức bộ máy nn Frăng còn tương đối đơn giản 

+ đứng đầu là vua 

+ vua k chỉ phong chức mà còn ban tước cho một số quý tộc quan lại . Dần dần hình thành nen 5 bậc tước , bá tuóc và nam tước

- vua là tổng chỉ huy quân đội giữ quyền xét xử tôi cao, quyền theo thu thuế 

- xd hệ thống quan lại từ TƯ -.> địa phương 

+ bộ máy quan lại TƯ có 1 số quan chức cấp cao . đứng đầu hàng ngũ quan lại có một viên quan quản lý tạm gọi là thừ tướng 

+ đư đơn vị hành chính địa phương là khu vực quản hạt . Đứng đầu quản hạt là 1 viên bá tước nắm quyển hành chính , tư pháp ,hành chính và quân sự.

- về tòa án , trên đất có tòa án của nn do một viên quan thay mựt nhà vua chủ trì việc xét xử .

- Quân đội mạnh mẽ dưới thời caro láng giềng gồm 2 bộ phận 

+ một lưc lượng binh sĩ chuyên nghiệp đnhá thuê do vua hoặc vua chúa phong kiến trả lương .

+ một lực lượng quân đội gồm thần tướng hay bồi thần và binh sĩ tùy tòng của họ

* pl pk tây âu

- nguần luật của pl pk tây âu rất phúc tạp và đa dạng 

+ tập quán là một nguần quan trọng nhất của pl

+ những quy định dẫn đến chiếu từ luật la mã cổ đại 

+ luật pháp của triều đình pk , bao gồm chiếu , chỉ , mệnh lệnh của vua , các lệ và quy định của tòa án nhà vua 

+ luật giao hộ thiên chúa 

+ ngoài ra còn có luật lecủa lánh chúa của chính quyền ở thành phố tự trị

Đặc điểm cơ bản của pháp luật pk tây âu 

_ nền tư pháp của lãnh chúa pk chiếm hữu 

- thiết lập nhà nc quân chủ chuyên chế 

- nghị viện ra đời nối tiếp đó là công tố được hình thành 

- luật lệ hôn nhân và gia đình chịu ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ thiên chúa giáo 

* Đặc điểm cơ bản NN và PL phong kiến Phương Đông

1) NN PK Phương Đông

- Xây dựng chính thể quân chủ chuyên chế mang tính cực đoan, thực hiện trung ương tập quyền cao độ, nhưng quân quyền là trên hết. Hoàng đế là người nắm mọi quyền lực, vương quyền, thần quyền và pháp quyền.

- Quan lại các cấp đều là tôi tớ của hoàng đế, dân chúng trong nước đều là thân dân của vua

- Cơ cấu NN theo hệ thống nhất nguyên, tất cả mọi việc đều do nhà vua quyết định.

- Mô hình tổ chức hành chính theo chế độ lục bộ và một số cơ quan chức năng khác; mô hình tổ chức đơn vị hành chính địa phương theo chế độ quận huyện.

2) PL PK Phương Đông

- PL Phương Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của PL Trung Quốc, kết hợp giữa lễ và hình

+ Lễ: nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong quan hệ XH

+ Hình: là hình phạt nói rộng ra là PL

- Sự kết hợp giữ đức trị với pháp trị và hòa đồng giữa quy phạm PL với quy phạm đạo đức

+ Đức trị: dùng đạo đức để trị

+ Pháp trị: dùng PL để trị

Câu 9.Những đặc điểm cơ bản của pháp luật phong kiến Trung quốc

- Nguồn luật: lệnh luật cách thức lệ (án lệ)

- Luật pháp TQ kết hợp chặt chẽ giữa lễ và hình

- Kết hợp giữa đức trị và pháp trị, hòa đồng giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức.

- điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trong xã hội; dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình...

- Nho giáo là hệ tư tường chính để xây dưng luật pháp

Câu 10. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước phong kiến Trung quốc

- Chính thể quân chủ chuyên chế  trung ương tập quyề

+ tập quyền là xu hướng chủ đạo

+ vua nắm mọi quyền hành

+ xu hướng chủ đạo tập quyền

+ Cơ sở kinh tế xã hội chế độ sở hữu ruộng đất

+ Cơ sở chính trị giai cấp địa chủ chủ yếu là trung và đại địa chủ

- xã hội bao gồm 2 giai cấp:  địa chủ và nông dân tá điền

- Nhà nước sử dụng nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị

- tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ và ách thống trị của mình.

Câu 11: Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản thời cận – hiện đại.

·        Thời cận đại:

Về bộ máy tổ chức nhà nước

-         Bộ máy tổ chức của nhà nước tư sản không lớn, nhiều bộ phận của nó kế thừa của NN PK như: q.đội, c.sát, nhà tù. NN TS cũng là 1 kiểu NN bóc lột NN TS cải tạo, sử dụng 1 bộ phận của NN cũ để phục vụ cho nền chuyên chính của giai cấp TS.

-         Ở các nước có sự khác nhau về tương quan lực lượng giữa PK và TS, về mức độ đấu tranh của quần chúng nhân dân, nên có sự khác nhau về chính thể của NN TS: Chính thể quân chủ TS, Cộng hòa TS. Hình thức chính thể phổ biến của các NN TS thời kỳ này là quân chủ nghị viện, bởi vì nhìn chung ở các nước thế lực của PK cũ còn khá mạnh.

-         Vai trò và quyền hạn của Nghị viện là rất lớn. Điều này không chỉ được ghi nhận trong HP mà còn được thực hiện trong thực tế. Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của Nghị viện TS, nên ngta thường gọi chế độ chính trị của các NN TS trong thời kỳ này là chế độ đại nghị.

-         Cơ quan hành pháp chưa cần bành trướng về quy mô và quyền hạn để có thể lấn át vai trò và quyền hạn của Nghị viện.

·        Thời hiện đại:

1.     Những nhà TB độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng trong BMNN.

-         Họ phải trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng của NN để làm cho việc tích tụ TB, thu chi ngân sách, chính sách giá cả thị trường, phân phối lại thu nhập quốc dân. . ., bảo vệ được quyền lợi của các tập đoàn TB lũng đoạn.

-         Các tổng thống, thủ tướng, chủ tịch thượng hoặc hạ viện, bộ trưởng. ..thường là tỷ phú, triệu phú.

2.     Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng – của cơ quan hành pháp – ngày càng được tăng cường.

-         Thời kỳ hoàng kim của Nghị viện TS không còn nữa. Sự phức tạp, phiền toái của thủ tục hành chính, sự đối lập giữa các đảng phái ở Nghị viện nhiều khi gây khó khăn, chậm trễ cho sự quản lý của nhà nước.

®    Sự tăng cường vai trò và quyền hạn của cơ quan hành pháp không chỉ được diễn ra trên thực tế mà còn được ghi nhận trong Hiến pháp.

-         Tăng số lượng nhân viên và các cơ quan hành chính lên gấp bội so với trước.

-         Sự tăng cường vai trò và thực quyền của cơ quan hành pháp không có nghĩa là Nghị viện mất hết vai trò và quyền lực. Nghị viện vẫn là nơi tranh giành q.lực chính trị của các đảng phái tư sản.

-         Sự tăng cường vai trò và thực quyền của cơ quan hành pháp cũng không làm mất đi vai trò của cơ quan tư pháp. Các Tòa án tư sản vẫn là thành trì b.vệ tự do dân chủ TS.

Câu 12. Những đặc điểm cơ bản về pháp luật tư sản thời cận – hiện đại

·        PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CẠNH TRANH TỰ DO

1. Phân loại hệ thống pháp luật tư sản

- Pháp luật tư sản đã xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến. Nhưng từ khi giai cấp tư sản thiết lập được nhà nước thì pháp luật tư sản mới mang tính hệ thống và trở thành một kiểu pháp luật mới.

- Do ảnh hưởng của hai cuộc cách mạng tư sản và sự xâm lược của Anh, Pháp nên pháp luật của hai nước đó có ảnh hưởng tới pháp luật của nhiều nước tư sản khác. Vì vậy, về cơ bản có thể phân chia pháp luật tư sản thành hai hệ thống chủ yếu:

+ Hệ thống pháp luật lục địa: bao gồm pháp luật của Pháp, các nước lục địa Châu Au, một phần lục địa Châu Mỹ La Tinh.

+ Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc Úc, Canađa.

- Sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật này:

+, Hệ thống pháp luật lục địa

+, Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ

+, Nguồn

+, Các bộ luật mới được xây dựng

+, Tiền lệ pháp và bộ luật, nhưng các bộ luật này không được xây dựng mới mà tư sản hoá những bộ luật phong kiến

+, Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tài sản

+, Dựa trên những nguyên tắc của pháp luật La Mã

+, Không theo các nguyên tắc của pháp luật La Mã

+, Hệ thống pháp luật

+, Chia pháp luật thành công pháp và tư pháp.

+, Không phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp

2. Những ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do

a. Luật Hiến pháp tư sản

- Cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 khi giai cấp tư sản lớn mạnh và có thế lực lớn trong kinh tế nên muốn vươn lên giành quyền thống trị vô hạn của nhà vua – người đại diện của giai cấp phong kiến. Giai cấp tư sản đề xướng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hẳn các quýêt định của nhà vua và văn bản khác, văn bản ấy được gọi là Hiến pháp. Như vậy, kể từ cách mạng tư sản, khái niệm Hiến pháp với nghĩa là luật cơ bản của nhà nước mới xuất hiện. Nó là một ngành luật mới, được xác lập từ chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Hiến pháp tư bản có 3 nhóm chế định cơ bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Về chế định bầu cử, Hiến pháp xác định một loạt các biện pháp để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động, chẳng hạn:

· Điều kiện về tài sản: cử tri phải là người có số tài sản nhất định (Tây Ba Nha, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Braxin căn cứ vào thu nhập cá nhân, một số nước khác căn cứ vào mức độ đóng thuế cho nhà nước). Về phía người ứng cử, họ phải là người có thế lực kinh tế mạnh vì pháp luật tư sản quy định người ứng cử ký quỹ và gánh chịu mọi chi phí vận động bầu cử .

· Điều kiện về trình độ văn hoá: cử tri phải là người có trình độ văn hoá nhất định.

· Điều kiện về tuổi: cử tri phải từ 21 tuổi trở lên.

· Điều kiện về giới tính: phụ nữ không có quyền bầu cử.

· Về chủng tộc: người da đen, người da đỏ không có quyền bầu cử.

· Điều kiện cư trú: công dân muốn được bầu cử hay ứng cử phải sống cố định tại một nơi trong một khoảng thời gian nhất định.

· Đặc biệt, một số nước tư sản còn quy định có những tầng lớp được quyền bỏ nhiều lá phiếu hơn những cử tri bình thường.

· Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, tuỳ theo từng nước mà có hình thức chính thể khác nhau: quân chủ nghị viện, cộng hòa nghị viện, cộng hoà tổng thống. Dủ ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định tổ chức của 4 loại cơ quan chủ yếu: nghị viện, chính phủ, toà án và người đứng đầu nhà nước (vua, tổng thống).

+ Về chế định quyền và nghĩa vụ của công dân, hầu hết các Hiến pháp tư sản đều ghi nhận quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trong thời gian đầu quyền công dân bị hạn chế rất nhiều, nhưng do phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, dần dần nhà nước tư sản phải ghi nhận thêm một số quyền công dân vào Hiến pháp. Tuy vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân vẫn còn phiến diện, nghĩa vụ thường không đi đôi với quyền lợi.

+ Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, chế định này nhằm củng cố và tăng cường quyền lực của giai cấp tư sản, đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Mục đích của việc ban hành Hiến pháp của giai cấp tư sản là nhằm hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua, tách quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thành các quyền độc lập và đối trọng lẫn nhau. Hiến pháp tư sản thường tập trung quy định về nguyên tắc tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của bốn cơ quan nhà nước trung ương: Tổng thống, Nghị viện, Chính phủ và Toà án.

b. Những chế định của dân luật tư sản

- Nguyên tắc cơ bản của dân luật tư sản là quyền bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ pháp luật dân sự.

- Nội dung chủ yếu của dân luật tư sản là bảo vệ quyền tư hữu tư sản, điều chỉnh các văn bản hợp đồng hợp đồng hôn nhân, thừa kế,…

+ Chế định quyền tư hữu tư sản:

· Quyền tư hưũ được coi là quyền tự nhiên của con người, nó gồm có 3 quyền: quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.

· Luật dân sự chia vật sở hữu gồm 2 loại: động sản và bất động sản

+ Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản:

· Dân luật tư sản xác định quyền bình đẳng và tự biểu lộ ý chí của các bên.

· Các bộ dân luật tư sản điều ghi rõ những điều kiện bảo đảm hợp đồng:

o Hợp đồng phải được nghiêm chỉnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

o Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của các bên tham gia.

· Các biện pháp để thực hiện hợp đồng cũng đựơc qui định như: cầm cố, đặt cọc, phạt tiền, bảo lãnh…

· Trái vụ là một quan hệ pháp luật, trong đó một nguời hoặc một số người phải thực hiện một hành vi nào đó đối với chủ thể khác

+ Chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản.

· Chế định này nhằm củng cố địa vị kinh doanh của nhà tư sản, đồng thời không ngừng tập trung vốn, mở rộng kinh doanh để dẫn tới độc quyền.

· Ban đầu việc thành lập công ty cổ phần phải được Chính phủ cho phép, về sau nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì việc thành lập công ty chỉ cần đăng ký với Chính phủ.

· Cơ quan quản lý cao nhất của công ty là hội nghị các cổ đông. Trong hội nghị số đầu phiếu không tính theo đầu người mà tính theo cổ phiếu. Do đó, quyền quản lý công ty thực chất thuộc về các nhà tư bản lớn.

+ Chế định về hôn nhân gia đình.

· Hôn nhân được xem là 1 loai hợp đồng. Việc kết hôn phải có đủ 2 điều kiện sau:

o Người kết hôn phải có năng lực pháp lý

o Hai bên tự nguyện kết hôn với nhau.

· Về hình thức kết hôn, có nước quy định hình thức kết hôn dân sự (do chính quyền chứng nhận), có nước theo hình thức tôn giáo, có nước coi 2 hình thức trên điều có giá trị pháp lý.

· Chế định này củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình. Người vợ bị hạn chế năng lực pháp lý, đồng thời xác định người chồng là người đứng đầu trong gia đình, bảo hộ người vợ, do đó người vợ phải phục tùng

+ Chế định thừa kế.

· Theo luật dân sự tư sản thừa kế có 2 hình thức:

o Thừa kế theo di chúc: xác định nguyên tắc tự do di chúc. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho những người trong gia đình, một số nước hạn chế sự độc đoán của người lập di chúc.

o Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc được xem là vô hiệu hoặc không giải quyết hết tất cả tài sản.

· Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật thuộc địa, tài sản thừa kế được chuyển thẳng cho những người thừa kế. Còn ở hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, tài sản được chuyển cho người trung gian (được chỉ định trong di chúc hoặc do toà án chỉ định). Sau khi người trung gian thực hiện những thủ tục luật định thì tài sản được chuyển hết cho người thừa kế.

c. Những chế định của luật hình tư sản

- So với pháp luật phong kiến, luật hình tư sản có những tiến bộ lớn: chống lại sự độc đoán xét xử của vua chúa; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; không quy định về tội chống tôn giáo….

- Nhưng về bản chất, luật hình tư sản là cơ sở pháp lý để đàn áp nhân dân lao động và các thế lực chống đối khác. Án tử hình được áp dụng với nhiều tội danh không đáng để áp dụng với các biện pháp dã man (cho xe cán, chặt tứ chi và đầu, mổ bụng, moi lục phủ ngũ tạng…). Ngoài ra, nó còn bảo lưu nhiều hình phạt nhục hình như đóng dấu, chặt tay… Về sau, các hình phạt man rợ này bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho những tội không nghiêm trọng.

- Về hình phạt tù, các nước thường có 3 hình thức: biệt giam, khổ sai và đưa đi đày ở các thuộc địa.

- Từ thế kỷ 19, hình thức án treo bắt đầu được áp dụng ở một số nước.

d. Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản

- So với pháp luật phong kiến, tiến bộ lớn của pháp luật tư pháp là quyền tư pháp được tách ra khỏi quyền hành pháp. Cơ quan hành pháp không được quyền xét xử, quyền này được trao cho một cơ quan chuyên trách là toà án.

- Tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

- Trong luật tố tụng tư sản, những nguyên tắc cơ bản dần dần được hình thành:

· Nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà: người buộc tội là Viện công tố, người gỡ tội là bị cáo và luật sư bào chữa.

· Nguyên tắc suy đoán vô tội: khi chưa có đủ chứng cứ buộc tội, thì bị can vẫn được xem là người vô tội. Từ nguyên tắc suy đoán vô tội, bị can có quyền được bào chữa, còn trách nhiệm buộc tội thuộc về Ủy viên công tố.

· Bản án được quyết định bởi đa số Hội đồng xét xử

· Không ai có quyền kháng cáo đối với việc trắng án.

· Nguyên tắc không thay đổi thẩm phán.

3. Nhận xét

- Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử nhà nước và pháp luật:

+ Lần đầu tiên Hiến pháp và một loạt nguyên tắc mới của pháp luật xuất hiện.

+ Kỹ thuật lập pháp với việc phân chia pháp luật thành các ngành luật, các chế định, với việc nêu ra các chế định pháp lý, với việc pháp điển hoá,… đã có sự tiến bộ nhảy vọt. Có thể nói, về phương diện hình thức pháp lý và kỹ thuật lập pháp, sự ra đời của pháp luật tư sản là một cuộc cách mạng trong luật pháp.

+ Trong những thế kỷ 17 đến 19, pháp luật tư sản đã đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Những thế kỷ 17 - 19 cũng là thời kỳ từng bước hình thành và phát triển nền dân chủ tư sản và nó được thể chế hoá bằng pháp luật. Pháp luật thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lý xã hội.

- Hệ thống pháp luật tư sản tuy đã ra đời nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Thời kỳ này, khối lượng các văn bản pháp luật chưa nhiều. Và cũng khác với thời kỳ tư bản chủ nghĩa độc quyền, pháp luật tư sản ở thời kỳ này bảo vệ tự do cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi tư bản của các nhà tư sản.

- Tuy nhiên, trong giai đoạn nào thì nhà nước và pháp luật tư sản đều thể hiện đầy đủ bản chất giai cấp của nó.

·        Thời kỳ CNTB lũng đoạn, CNTB hiện đại

Bản chất của pháp luật tư sản ko đổi và có những đặc điểm chủ yếu

-         Do đặc điểm và chức năng mới của NN TB độc quyền nên khối lượng văn bản tăng lên gấp bội, nhất là án lệ

-         NN TB độc quyền có chức năng mới là quản lý kinh tế => pháp luật góp phần vào việc điều tiết kinh tế TBCN

-         Những đạo luật phát xít, trái với hiến pháp tư sản dần dần được bãi bỏ, các chế định dân chủ của PLTS dần được phục hồi.

-         Các chế định của pháp luật tư sản dần hoàn thiện, phát triển….  được thể hiện ở các ngành luật.

Câu 13.  Những đặc điểm cơ bản của hai hệ thống chính (  hai truyền thống ) pháp luật tư sản chính: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ

-         -là 2 hệ thống pl lớn và điển hình trên toàn tg

-         -có những dòng họ pl tạo nên đặc trưng pháp lí riêng

-         -đều thừa hưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La Mã.

-         -đặc điểm riêng khác

-          

-          

Htpl châu âu lục địa

Htph anh- mỹ

Cơ sở

Luật của pháp- đức và 1 số nước thuộc địa châu âu

Luật của anh- mỹ và các nước thuộc địa

Nguồn gốc của luật

ảnh hưởng sâu sắc của luật la mã

Ít ảnh hưởng bởi luật la mã

Tính chất pháp điển hóa

Từ các chế định cụ thể => tính khái quát hóa, tính ổn định cao

Từ tập quán=> tính cụ thể, linh hoạt

Phân chia hệ thống

Luật công- luật tư

Không xác định

Thủ tục tố tụng

Phỏng vấn, viết

Nghị viện làm luật, tòa án áp dụng luật

Các hiệp định quốc tế là một phần của luật quốc nội và áp dụng trực tiếp

Tranh luận

Tòa án làm luật và áp dụng luật

Các hiệp định quốc tế không phải là một phần của luật quốc nội, chỉ áp dụng khi chúng chuyển thành nội luật

Vai trò của luật sư và thẩm phán, chứng cứ

Luật sư ít đc coi trọng

Thẩm phán chỉ đc xét xử, ko đc lập pháp

Thẩm phán được đào tạo theo một qui trình riêng, trước đó không phải là các luật sư.

Luật sư- thẩm phán đc coi trọng

Thẩm phán đc lập pháp và xét xử

Thẩm phán hầu hết đều được lựa chọn từ những luật sư rất danh tiếng

14.Bộ Luật dân sự Pháp năm 1804 ( Bộ luật Napolêoong ): những nét khái quát về: tính chất, bối cảnh ra đời; phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý, giá trị kế thừa.

1. bối cảnh ra đời

- năm 1974, pháp luôn phải chịu sự tác động bởi những cuộc đảo chính bên trong và bên ngoài

+ bên trong: các thế lực phản động và khủng bố trong nước

+ bên ngoài: thế lực pk phản động châu âu

=>mở đầu thời kì lộng hành của các thế lực này, vs sự ra đời của chế độ đốc chính -> đưa đn đến khó khan, bóc lột nd => mâu thuẫn gay gắt

- năm 1799: napoleon xuất hiện đc coi là 1 tài năng, được tín nhiệm lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ đốc chính và đã thanh công.

           Bước đầu cho ra đời hiến pháp cũng chế độ thủ lĩnh là cơ sở cho việc nắm quyền lực vô hạn

-năm 1804, napoleon tự phong là hoàng đế, giữ quyền lập pháp và hành pháp, thâu tóm quân đội, đồng thời cho ra đời blds pháp- blds napoleon

2.tính chất blds: khẳng định quyền tư hữu củng cố quyền thống trị kinh tế và chính trị của gc ts

3.đặc điểm

-hình thành trên cơ sở luật rô ma và tư tưởng cuộc đại cmts

-cơ cấu 3 phần: nhân thân, tài sản, ngĩa vụ

- khẳng định quyền tự do

-cụ thể quyền tư hữu và sở hữu

-gắn trách nhiệm vs những ngtac mang tính chất tư sản

3.1.ưu điểm

-loại bỏ tàn dư pk, quan điểm tiến bộ và tích cực

-công nhận quyền tự do- quyền con ng

-tạo sự chủ động trong các quan hệ nhân thân, tài sản và ngĩa vụ

3.2.nhược điểm

-quan hệ gđ đề cao quyền lực của ng chồng, ng cha

-hợp đồng làm thuê, ng làm thuê bị phụ thuộc

4.giá trị kế thừa

-năm 1814, napoleon bị lật đổ, kéo theo là sự lật đổ về cách thức tổ chức đn và pháp luật

-những bộ luật mới ra đời nhưng vẫn phải dựa trên bộ luật napoleon

-được đánh giá là bộ luật mẫu mực nhất trong số tất cả các bộ luật xã hội tb, khẳng định quyền con ng

=> ảnh hưởng lớn trong việc hình thành luật ds ở nhiều nơi trên tg, kể cả vn

- Tinh thần của bộ luật phù hợp với truyền thống của dân tộc và yêu cầu của thời đại;

- Ngôn ngữ sử dụng giản dị, trong sáng, dễ hiểu, câu văn khúc chiết, tư duy lôgic[6];

- Kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể làm cho Bộ luật có thể áp dụng trực tiếp mà không cần phải bình luận, giải thích hay hướng dẫn thi hành;

- Bộ luật kế thừa được những tinh tuý của Bộ luật Corpus Juris Civilis của luật La Mã cổ đại;

- Bộ luật luôn luôn được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo sự phát triển của các quan hệ xã hội.

- Cách thức bổ sung sửa đổi, đưa vào bộ luật những nội dung mới nhưng không phá vỡ cấu trúc và không làm thay đổi trật tự các điều luật[7] trong bộ luật là một điều kỳ diệu, làm cho Bộ luật dân sự Napoleon sau hơn 200 tồn tại vẫn còn nguyên 2283 điều, không những vẫn giữ được những “ngôi nhà cổ của mình” mà còn làm cho “các toà nhà hiện đại mới xây dựng trên nền đất cũ cũng dễ nhận ra do tên phố và số nhà không thay đổi”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro