LS tư tưởng kt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. L.N XAMXÔNỐP - SƠ LƯỢC CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ.

( Hà Nội - 1963.

2. F.I. POLIANXKI - LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ .

( Hà Nội - 1973.

3. V.X.APHANAXEP - PHÊ PHÁN CÁC THUYẾT CHỐNG CHỦ NGHĨA MAC

TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ.

( Hà Nội -1983. (2 tập)

4. PAUL A. SAMUELSON W.NORDHAUS - KINH TẾ HỌC.

( Viện Quan Hệ Quốc Tế - 1989.(2 tập)

5. MAI QUẾ ANH, PHẠM VĂN CHIẾN, NGUYỄN NGỌC THANH - LỊCH SỬ CÁC

TƯ TƯỞNG KINH TẾ.

( NXB Khoa Học Kỹ Thuật - 1991.

6. TRẦN CHÍ DANH, HỒ TRỌNG VIỆN - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT

KINH TẾ.

− NXB TP.HCM - 1992.

7. D. BEGG, S.FISCHER, R.DORNBUSCH - KINH TẾ HỌC.

( Hà Nội - 1992. (2 tập)

8. MAI NGỌC CƯỜNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ CÁC HỌC

THUYẾT KINH TẾ.

( Hà Nội - 1993.

9. LÊ VĂN SANG, MAI NGỌC CƯỜNG - CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ PHƯƠNG TÂY

HIỆN ĐẠI.

( Hà Nội - 1993.

10. J. M. KEYNES - LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN

TỆ.

( Hà Nội - 1994.

11. MAI NGỌC CƯỜNG - CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN,

TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.

( NXB Thống Kê - 1995.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

X W

BÙI THỊ XUYẾN

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG

LƯU HÀNH NỘI BỘ -1996

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 04

Phần thứ

nhất

TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ 05

Chương I Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời cổ. 05

Chương II Tư tưởng kinh tế Phương Tây thời cổ. 08

Phần thứ hai TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ 11

Chương III Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời Trung cổ. 11

Chương IV Tư tưởng kinh tế Phương Tây thời Trung cổ. 12

Chương V Chủ nghĩa trọng thương. 14

Phần thứ ba TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ TBCN 17

Chương VI Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. 17

Chương VII Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường. 32

Chương VIII Học thuyết kinh tế tiểu tư sản. 35

Chương IX Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng 38

Chương X Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin 43

Chương XI Học thuyết kinh tế tư sản cận đại. 48

Chương XII Các lý thuyết kinh tế Phương Tây hiện đại. 68

Phần thứ tư CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ VỀ THỜI KỲ

QUÁ ĐỘ TỪ CNTB LÊN XÃ HỘI MỚI.

90

Chương XIII Các tư tưởng kinh tế về sự chuyển dạng thái của

CNTB.

90

Chương XIV Tư tưởng kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

xây dựng xã hội mới.

94

PHẦN KẾT LUẬN 102

Câu hỏi ôn thi. 102

Tài liệu tham khảo. 104

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử tư tưởng kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu các tư tưởng kinh tế

khác nhau qua các thời kỳ lịch sử của nền sản xuất xã hội nhằm tìm hiểu quy luật phát sinh,

phát triển và bản chất kinh tế - chính trị của các tư tưởng kinh tế - cơ sở của các học thuyết

kinh tế, trường phái kinh tế.

Đây là môn khoa học quan trọng cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên đi sâu

nghiên cứu các vấn đề của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường hiện nay.

Biên soạn cuốn sách này, tác giả dựa theo yêu cầu chương trình do Bộ Giáo dục và

Đào tạo quản lý để trang bị kiến thức cơ sở cho sinh viên năm thứ III - giai đoạn II - của

khoa Giáo dục chính trị và phục vụ rộng rãi cho sinh viên hệ chuyên tu, tại chức có nhu cầu

mở rộng kiến thức.

Tuy đã cố gắng hết sức nhưng cuốn sách chắc chắn còn những hạn chế và thiếu sót,

do vậy tác giả xin nhận lỗi trước và rất mong có được các ý kiến đóng góp của các bạn

đồng nghiệp và các sinh viên của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

TP.HCM, 10-1996.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích yêu cầu học môn Lịch sử tư tưởng kinh tế :

+ Hiểu khái quát quá trình phát sinh, phát triển của các tư tưởng và của các lý thuyết

kinh tế.

+ Nắm bản chất KT-CT của các tư tưởng kinh tế và đặc điểm của các lý thuyết kinh

tế.

+ Nắm nội dung cơ bản của các lý thuyết kinh tế để hiểu rõ vai trò lịch sử của chúng

trong chính sách kinh tế của nhiều nước.

+ Nắm phương pháp nghiên cứu môn lịch sử tư tưởng kinh tế.

+ Hình thành tư duy lý luận biện chứng trong nhận thức và vận dụng các lý thuyết

kinh tế vào đời sống thực tế.

2. Đối tượng của môn Lịch sử tư tưởng kinh tế:

Nghiên cứu các tư tưởng kinh tế khác nhau qua các thời kỳ lịch sử nhất định tương

ứng với từng hình thái KT-XH nhằm hiểu được quy luật phát sinh, phát triển và bản chất

KT-CT của các tư tưởng kinh tế, các lý thuyết và các học thuyết kinh tế.

3. Phương pháp nghiên cứu :

Sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau, nổi bật là phương pháp logic kết hợp

phương pháp lịch sử.

4. Nhiệm vụ môn Lịch sử tư tưởng kinh tế:

+ Mô tả và trình bày trung thực hoàn cảnh ra đời, phát triển của các tư tưởng kinh tế

dựa trên các điều kiện sản xuất và điều kiện chính trị - xã hội nhất định.

+ Vạch ra mối liên hệ nhân quả, kế thừa và cải biến của các tư tưởng kinh tế.

+ Vạch rõ bản chất giai cấp chứa đựng trong các tư tưởng kinh tế, lý thuyết kinh tế

và các học thuyết kinh tế.

PHẦN THỨ NHẤT

TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ

Tư tưởng kinh tế được chứa đựng trong ngôn ngữ vì ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của

tư duy, vì vậy lịch sử tư tưởng kinh tế phải bắt đầu nghiên cứu từ lịch sử thành văn tức là từ

thời cổ đến nay.

Chương I

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ

I- SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KT-CT-XH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.

Các nước Phương Đông thời cổ là chiếc nôi của nền văn minh thế giới, ở đó do địa

lý thuận lợi, nghề nông sớm phát triển làm xuất hiện sản phẩm thặng dư - cơ sở nảy sinh

chế độ chiếm hữu nô lệ và sự xuất hiện của nhà nước.

Với hoàn cảnh như vậy, ở Phương Đông đã nảy sinh hai vấn đề cần giải quyết:

+ Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ chiếm hữu nô lệ.

+ Giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ THỜI CỔ.

Ấn Độ thời cổ theo chế độ nô lệ gia trưởng với công xã nông thôn tồn tại khá vững

chắc. Chế độ chính trị - xã hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa Vương quyền và Thần quyền.

Nhà vua thống trị xã hội dựa vào giáo lý tôn giáo. Do đó, các tư tưởng kinh tế cũng được

tìm thấy qua giáo lý, qua các bộ luật. Trong đó nổi bật có kinh Vệ Đà và luật Manu.

+ Trong kinh Vệ Đà không ghi rõ việc thừa nhận quyền sở hữu nhưng quy định rõ

quyền lợi của các đẳng cấp xã hội.

+ Luật Manu là cuốn sách tập hợp các mệnh lệnh của chủ nô, thể hiện rõ quan điểm

của chủ nô.

( Thừa nhận chế độ nô lệ.

( Tuyên truyền cho luận điểm chung:

"Trong tất cả các sinh vật, sinh vật có linh hồn là cao quý nhất, trong sinh vật có

linh hồn thì sinh vật có lý trí là cao quý nhất, trong sinh vật có lý trí thì con người là cao

quý nhất, mà trong loài người thì những người Braman là cao quý nhất".

III- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC THỜI CỔ.

1. Đặc điểm của Trung Quốc thời cổ:

* Chính trị - Xã hội: Đây là thời kỳ thay thế lẫn nhau của các nhà nước: Hạ, Thương,

Tây Chu. Đến đầu thời Xuân Thu xuất hiện nhiều nước chư hầu lớn, nhỏ khác nhau. Cuộc

đấu tranh thời Xuân Thu đưa xã hội Trung Quốc quá độ dần sang chế độ phong kiến.

* Địa lý - Kinh tế: Nằm trên lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, địa lý thuận lợi

làm cho nghề nông sớm phát triển với lực lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, nông dân và

công cụ lao động bằng đồng, thau, sắt...Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Xuân Thu phát triển khá mạnh, nhưng trao đổi vẫn chủ yếu là

hàng lấy hàng.

Các tác giả sống trong thời kỳ này cũng nhằm giải quyết hai vấn đề lớn của thời cổ:

Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ nô lệ và giải quyết vai trò kinh tế của nhà nước.

2. Quan điểm kinh tế của phái Khổng học:

a) Người sáng lập: Khổng Tử (551-479):

Ông tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ. Sinh ra trong một gia đình quý

tộc sa sút. Ông là nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, là mưu sĩ của nhiều Vua ở nhiều nước

khác nhau. Cùng với các học trò của mình là Tử Cống, Tử Lộ, Tử Dụ...Ông tạo ra một

trường phái được gọi là "Nho giáo".

Các tác phẩm nổi tiếng : Thi- Thư - Nhạc - Lễ - Dịch - Xuân Thu và Luận Ngữ..

Quan điểm giai cấp: phục vụ lợi ích giai cấp quý tộc.

Quan điểm kinh tế: phản ánh thời kỳ quá độ từ xã hội công xã nguyên thủy sang xã

hội chiếm hữu nô lệ. Ông cố khôi phục quan hệ công xã nhưng không lên án chế độ nô lệ,

kêu gọi sự phục tùng của nô lệ đối với chủ nô và ông mơ ước xây dựng một xã hội có hai

thành phần giai cấp bổ sung cho nhau (nô lệ và chủ nô), trong đó tư hữu sẽ không còn và

mọi người sẽ sống hạnh phúc.

Mục đích tư tưởng trong quan điểm của Khổng Tử là muốn làm giảm mâu thuẫn

giữa chế độ nô lệ và chế độ công xã, từ đó xây dựng học thuyết trung dung, nhưng lại theo

hướng có lợi cho giai cấp thống trị, do vậy trong học thuyết của ông đã có những yếu tố

không tưởng XHCN.

b) Mạnh Tử (372-289):

Học trò của Khổng Tử, sống cuối thời Xuân Thu.

+ Theo ông, nhà nước không nên can thiệp quá nhiều vào đời sống kinh tế, buôn bán

phải tự do, ngoài thuế thân, không nên thu các đảm phụ khác.

+ Chấp nhận thực hiện quyền sở hữu ruộng đất bằng cách thu thuế.

+ Chủ trương trong xã hội "dân là đầu, vua là thứ" với nhiều tầng lớp: lao động chân

tay, lao động trí óc, lao động quản lý nhà nước.

Mục đích tư tưởng của ông là giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế chiếm hưũ nô lệ và

kinh tế công xã bằng cách đứng hẳn về công xã nhưng lại duy trì kiến trúc thượng tầng

chiếm hữu nô lệ.

3. Quan điểm kinh tế của phái Pháp gia:

Đây là trào lưu tư tưởng bảo vệ quyền lợi của chủ nô và nông dân giàu, coi trọng

nghề nông và nghề binh. Chống lại sự phát triển của thương nghiệp vì lo sợ điều này làm

tan rã kinh tế tự nhiên.

Phái này sùng bái nhà nước, đòi hỏi một nhà nước mạnh.

Đại biểu cho phái này là Thương Ưởng, tể tướng của vua Tần Hưũ Công. Những cải

cách kinh tế của ông vào những năm 350 trước công nguyên đã giúp nước Tần thống nhất

đất nước. Ông đứng về phía chủ nô, thủ tiêu công xã, đề cao vai trò kinh tế của nhà nước và

chủ trương nhà nước phải có sở hữu lớn vì "nhà nước giàu nếu dân nghèo". Vì vậy nhà

nước nên thu thuế theo diện tích canh tác.

4. Quan điểm kinh tế trong Quản tử luận: + Quản tử luận là tác phẩm của nhiều tác giả vô danh, phản ánh hoàn cảnh xã hội thế

kỷ 4-3 trước công nguyên.

+ Tư tưởng cơ bản:

( Thừa nhận xã hội có nhiều giai cấp với sĩ, nông, công, thương là cơ sở của đất

nước. Trong đó nghề nông và nông dân có vai trò quan trọng.

( Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để làm cho dân giàu.

( Thị trường là nơi điều tiết các hàng hóa, nhà nước nên lập kho dự trữ thóc để bình

ổn giá.

Nhận xét chung : Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời cổ nổi bật là tư tưởng kinh tế

Trung Quốc, nó được hình thành sớm và thành thục nhất. Tuy nhiên, tư tưởng về kinh tế

hàng hóa còn rất hạn chế so với tư tưởng kinh tế Phương Tây thời cổ.

Chương II

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ

I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA HY LẠP THỜI CỔ.

1. Điều kiện KT-CT-XH của Hy Lạp thời cổ:

+ Chế độ chiếm hữu nô lệ rất phát triển, số lượng nô lệ chiếm tới 9/10 dân số.

+ Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh nhờ việc sử dụng công cụ lao

động bằng sắt và kim loại. Qua đó, kinh tế hàng hóa cũng tương đối phát triển, tư bản tiền

tệ và tư bản cho vay nặng lãi khá phổ biến.

+ Đấu tranh gay gắt giữa dân tự do và nô lệ, giữa quý tộc và bình dân phản ánh sự

khủng hoảng của chế độ chiếm hưũ nô lệ.

Hoàn cảnh đó buộc các nhà tư tưởng phải giải quyết hai vấn đề: Môït là làm giảm

mâu thuẫn của xã hội nô lệ, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô. Hai là xác định hướng phát

triển ngành kinh tế phù hợp.

2. Xenophon (444-356):

Ông là nhà sử học phục vụ lợi ích của giai cấp chủ nô. Tư tưởng kinh tế của ông

được phản ánh đầy đủ trong tác phẩm "phương châm trị gia", ngoài ra ông còn có các tác

phẩm "Xirôpêdi", "Quốc gia Laxêdêmôn". Các tư tưởng kinh tế nổi bật của ông được thể

hiện ở các khía cạnh:

+ Thấy rõ vai trò của phân công lao động đối với thị trường.

+ Là người đầu tiên nhận xét về giá trị của vật phẩm theo quan điểm tự nhiên chủ

nghĩa và phân biệt nó với của cải. Hiểu được ý nghĩa của tiền trong nền kinh tế.

+ Nhận ra mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa với cung, cầu hàng hóa; từ đó đã đưa ra

các lời khuyên khôn ngoan đối với chủ nô.

Tuy ông bênh vực kinh tế tự nhiên nhưng cũng phải thừa nhận các lợi ích của kinh tế

hàng hóa.

3. Platon (427-347):

Là triết gia, nhà hoạt động xã hội lớn, bảo vệ lợi ích của chủ nô, nhưng lập trường

giai cấp được che đậy rất tinh vi.

Là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm cực đoan, do vậy ông rất

cường điệu vai trò của nhà nước, cho rằng nhà nước có thể sử dụng mệnh lệnh để điều tiết

xã hội.

Tư tưởng kinh tế của ông được thể hiện trong các tác phẩm "Chính trị hay nhà nước"

(380-370) và "Luật pháp" (366-347) đi vào các khiá cạnh sau:

+ Vạch rõ vai trò của phân công lao động trong sự ra đời của xã hội có giai cấp, có

nhà nước.

+ Đưa ra lý luận về "nhà nước lý tưởng", trong đó diễn ra sự phân công giữa các giai

cấp, các tầng lớp khác nhau dựa trên chế độ tư hữu bị hạn chế đối với tầng lớp quản lý để

tránh thiên vị, ích kỷ.

+ Nhận ra mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, vạch ra được hai thuộc tính của

tiền nhưng lại chưa phát hiện được vai trò và bản chất của tiền. + Bảo vệ kinh tế tự nhiên, chống khuynh hướng công thương trong nền kinh tế Hy

Lạp, chống kinh tế hàng hóa.

4. Aristoteles (384-322):

Sinh ở Stagire, Macédoine và chết ở Chalcis, Eubée (Đông Hy Lạp). Ông là học trò

của Platon và là thầy dạy của Alexandre le Grand, vua Macédoine. Aristoteles là nhà tư

tưởng lớn nhất thời cổ, để lại hơn 1000 tác phẩm. Ông phục vụ cho quyền lợi của giai cấp

chủ nô.

Về thế giới quan, Aristoteles tuy đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật nhưng

lại thỏa hiệp với Chủ nghĩa duy tâm, do vậy mà điểm yếu trong phương pháp của ông là dù

cho có sử dụng các yếu tố của Chủ nghĩa lịch sử, kết hợp nhiều mặt của phép biện chứng,

ông vẫn đưa quan điểm đạo đức và quan điểm tiêu dùng vào lý luận của mình, đồng thời

chưa quan tâm đến bản chất sản xuất với tư cách là sản xuất.

Về quan điểm chính trị ông cho rằng nhà nước xuất hiện là tất yếu khách quan và tồn

tại vĩnh viễn.

Tư tưởng kinh tế của ông luôn gắn chặt với những quan điểm xã hội học của ông.

+ Phủ nhận lý luận "Nhà nước lý tưởng" của Platon.

+ Tin tưởng kinh tế nông nghiệp là con đường cứu Hy Lạp thoát khỏi sự "bế tắc kinh

tế" lúc bấy giờ.

+ Nhận rõ tính chất hai mặt của chế độ tư hữu, nhưng vẫn ra sức bảo vệ hùng hồn

cho chế độ chiếm hữu nô lệ.

+ Có nhiều cống hiến về lý luận kinh tế hàng hóa.

( Người đầu tiên phân biệt được giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

( Phát hiện ra bản chất ngang giá trong quan hệ trao đổi.

( Hiểu được nguồn gốc xuất hiện của Tiền là do có khó khăn trong trao đổi, do sự

thỏa thuận giữa người trao đổi và do việc mở rộng thị trường.

( Người đầu tiên bàn về ba loại thương nghiệp và hai loại kinh doanh. Loại thứ nhất

là kinh tế học "économique" gồm thương nghiệp trao đổi và thương nghiệp hàng hoá, loại

kinh doanh này phục vụ yêu cầu tiêu dùng và vận động theo công thức H-H hoặc H-T-H.

Loại thứ hai là tài sản học "Chrématistique" chứa thương nghiệp lớn, loại kinh doanh này là

không hợp quy luật vì phục vụ yêu cầu làm giàu, loại này vận động theo công thức T-H-T'.

Phân tích tư tưởng kinh tế của Aristoteles, có thể nhận thấy rõ ông là người mở đầu

cho lịch sử khoa kinh tế chính trị vì đã đặt những cơ sở lý luận ban đầu cho các lý luận then

chốt sau này, mặc dù các cơ sở lý luận đó còn rất nông cạn.

Nhìn chung về mặt lịch sử, do điều kiện kinh tế hàng hóa tương đối phát triển nên

các tác giả Hy Lạp thời cổ đã xây dựng được một số các quan điểm kinh tế làm điểm xuất

phát cho sự phát triển của các học thuyết kinh tế sau này.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA LA MÃ THỜI CỔ.

1. Đặc điểm KT-CT-XH:

Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ và bị tiêu diệt

vào thế kỷ V sau công nguyên. La Mã là đỉnh cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ; lực

lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, tổ chức kinh tế là nền đại điền trang, đồng thời kinh tế công

thương nghiệp cũng khá phát triển. Trong xã hội có ba tầng lớp: quý tộc, dân La Mã và nô

lệ với mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn tới khởi nghĩa của nô lệ.

2. Một số tư tưởng kinh tế nổi bật: + Bảo vệ kinh tế đại điền trang với hai đại biểu là Carôn và Varôn. Cả hai đưa ra các

biện pháp cần thiết để sử dụng lực lượng lao động nô lệ sao cho có lợi nhất cho chủ nô.

+ Bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ: Xixeron chủ trương đàn áp nô lệ, bóc lột các dân

tộc khác để cứu vãn nền cộng hòa chủ nô.

+ Về sự phát triển của kinh tế hàng hóa: Xixeron có nói đến vai trò của phân công

lao động, khuyến khích phát triển tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi.

Tư tưởng kinh tế La Mã phát triển sau Hy Lạp nhưng không phát triển bằng do dựa

trên kinh tế đại điền trong và do chưa tập trung chú ý phân tích các vấn đề kinh tế hàng hóa.

PHẦN THỨ HAI

TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ

Thời Trung Cổ bắt đầu từ thế kỷ IV sau công nguyên khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã

và tư tưởng kinh tế thời Trung Cổ gắn liền với những đặc trưng của thời phong kiến.

Chương III

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG ĐÔNG

THỜI TRUNG CỔ

I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC THỜI TRUNG CỔ.

Chế độ phong kiến phương Đông xuất hiện sớm, nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ nông

nô gia trưởng. Lúc bấy giờ vai trò của nhà nước rất lớn do yêu cầu của phong kiến hóa, của

công tác thủy lợi, của nhiệm vụ quân sự, điều này làm cho mâu thuẫn giữa nhà nước Trung

ương tập quyền và các lãnh địa ngày càng gay gắt. Tư tưởng kinh tế lúc bấy giờ tuy khá phức

tạp nhưng cũng xoay quanh vấn đề sở hữu, vai trò nhà nước, vấn đề kinh tế hàng hóa.

1. Về vấn đề sở hữu và vai trò của nhà nước:

+ Lý Xung (450-498) bảo vệ quyền lợi của nhà nước và đưa ra các kiến nghị về thuế có

lợi cho nhà nước.

+ Dương Viêm (618-707): muốn trung hòa lợi ích kinh tế giữa địa chủ, phong kiến với

người canh tác, giữa nhà nước với địa chủ bằng cách đề nghị thu thuế bằng tiền, căn cứ vào giá

trị sản lượng của các mảnh ruộng khác nhau.

+ Lục Chí: quan đại thần cuối đời Đường, chủ trương làm dịu mâu thuẫn giữa nhà nước

phong kiến với nông dân bằng cách giảm tô, qui định mức sở hữu ruộng đất vừa phải; cho rằng

sự giàu có của Vua là phụ thuộc ý dân.

+ Vương An Thạch: đề cao sở hữu ruộng đất của nhà nước dưới hình thức tổ chức quân

điền, lãnh địa lớn.

2. Về vấn đề kinh tế hàng hóa:

Rất ít được các nhà lý luận nghiên cứu. Lục Chí có đề cập sơ lược phạm trù giá cả, thấy

được mối quan hệ giữa thuế - giá cả - lượng tiền nhà nước phát hành.

Đối với Trung Quốc, tư tưởng kinh tế tuy có phát triển so với thời cổ nhưng cũng xoay

quanh kinh tế tự nhiên, bảo vệ sở hữu nhà nước nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhà nước

phong kiến tập quyền với nông dân, với địa chủ ở cát cứ địa phương. Kinh tế hàng hóa kém

phát triển cho nên các lý luận về kinh tế hàng hóa rất rời rạc, non kém.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA Ả RẬP THỜI TRUNG CỔ.

Ả Rập lúc bấy giờ có nền thương nghiệp khá phát triển, do vậy tư tưởng kinh tế chủ yếu

là tìm cách biện hộ cho nền sản xuất hàng hóa và bảo vệ thương nghiệp. Các nhà lý luận thời kỳ

này thừa nhận quan hệ giai cấp và chấp nhận nô dịch dân tộc khác. Các tư tưởng kinh tế của Ả

Rập thời Trung Cổ được tìm thấy trong kinh Coran.

Chương IV

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG TÂY

THỜI TRUNG CỔ

Thời Trung cổ, Phương Tây gắn liền với thời kỳ phong kiến Tây Âu với ba giai đoạn

phát triển: sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ. Vấn đề chung cần phải giải quyết của thời kỳ này là tìm

cách bảo vệ quý tộc, nhà nước phong kiến giải thích các hiện tượng kinh tế trong nền kinh

tế hàng hóa đang phát triển.

Trong thời kỳ này, tuy tư tưởng kinh tế nghèo nàn so với thời cổ nhưng vẫn phản

ánh trình độ phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội và vừa có điểm chung, vừa có điểm

khác so với thời nô lệ.

Điểm chung là cùng bên vực bạo lực, tán dương hiện tưọng cưỡng bức siêu kinh tế,

chú trọng phân tích giá trị sử dụng.

Điểm khác so với thời nô lệ là bảo vệ trực tiếp cho lao động, các nhà lý luận thời này

là các người hoạt động nhà thờ.

I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA AUGUSTIN (354-430).

Ông là linh mục nổi tiếng đầu thời Trung cổ, phản ánh quyền lợi của giai cấp địa

chủ, qúy tộc, được gọi là "Saint Augustin". Ông có các quan điểm sau:

+ Bảo vệ khẩu hiệu "ai không làm thì không ăn".

+ Khẳng định lao động chân tay cũng vinh dự như lao động trí óc.

+ Người đầu tiên nêu khái niệm "Giá cả công bằng" để chống đại thương nghiệp và

cho vay nặng lãi.

Quan điểm kinh tế của ông được tìm thấy qua các tác phẩm: "Đô thành của thượng

đế", "Sám hối", "Sự trao đổi của ơn huệ".

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA THOMAS D'AQUIN (1225-1274).

1. Sơ lược tiểu sử:

Thomas d'Aquin sinh trong gia đình quý tộc, là nhà thần học người Ý, phục vụ trung

thành giai cấp thống trị. Tác phẩm cực kỳ nổi tiếng của ông trong thời đó là "khái luận về

thần học". Nhờ có uy tín lớn trong thời cổ nên năm 1879 được công nhận là Thánh và hiện

nay, uy tín của ông cũng còn khá lớn trong "Trào lưu chủ nghĩa Tô mát mới".

Về thới giới quan và phương pháp luận: Ông đứng trên lập trường chủ nghĩa duy

tâm cực đoan của Platon và sử dụng quỹ biện (Casuistique) để trình bày.

Các tư tưởng kinh tế và quan điểm kinh tế cơ bản:

+ Bảo vệ sự thống trị của nhà thờ và chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, coi

kinh tế tự nhiên là cơ sở của đời sống xã hội.

+ Bảo vệ tô phong kiến và biện hộ cho lợi tức.

+ Tuyên truyền cho lao động chân tay, nhưng lại coi trọng lao động trí óc.

+ Là người truyền bá học thuyết giá cả công bằng.

Tư tưởng công bằng trong trao đổi đã có từ thời cổ nhưng "giá cả công bằng" là do

Augustin nêu lên và người truyền bá học thuyết này lại chính là Thomas d'Aquin. Học

thuyết của Thomas bênh vực cho lợi ích của đại địa chủ và nhà thờ, bênh vực chế độ chiếm

hữu ruộng đất phong kiến, ca ngợi tư hữu tài sản. Trong học thuyết của mình, Thomas mang lại cho khái niệm "giá cả công bằng" một màu sắc đẳng cấp và sửa đổi một cách căn

bản luận điểm của thị dân cho rằng "Giá cả hàng hóa phải phụ thuộc vào số lượng lao động

đã hao phí và sự trao đổi phải ngang giá" bằng cách cố chứng minh rằng địa vị xã hội phải

được phản ánh vào trong giá cả và giá cả chỉ công bằng khi nào chúng đảm bảo cho mỗi

người tham gia trao đổi một cuộc sống tương ứng với cấp bậc xã hội của họ. Như vậy là

ông đã giải thích sự hoạt động của quy luật giá trị theo quan điểm đạo đức tôn giáo, đã

đụng chạm tới các vấn đề giá trị, giá cả, phân phối thu nhập quốc dân nhưng chẳng hiểu gì

về bản chất KT-XH của chúng cả.

Nhìn chung, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ đã nhận thức được vai trò của sản xuất

hàng hóa và ủng hộ xu hướng phát triển của nó mạnh hơn so với thời cổ, nhưng cũng chưa

tiến xa hơn thời cổ là mấy, chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài và phân tích một cách chủ

quan các hiện tượng đó, chưa nhìn rõ tính quy luật của vấn đề.

***** Chương V

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

I- HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT.

1. Tiền đề xuất hiện:

Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng tư sản đầu tiên trong lãnh vực kinh tế, nó

phản ánh thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến và thời kỳ tích lũy ban đầu

của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.

Về mặt KT-XH, đây là thời kỳ kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển, giai cấp tư sản

cần tiền để kinh doanh-sản xuất, cơn khát tiền của châu Âu bắt đầu bôïc lộ. Sau các phát

kiến lớn về địa lý, sự cướp bóc các thuộc địa bắt đầu diễn ra và ngoại thương thực sự trở

thành nguồn cung cấp tiền cho châu Âu. Điều này đòi hỏi phải có lý thuyết để dẫn đường

cho hoạt động thương nghiệp.

Về một chính trị - xã hội, lúc này chế độ quân chủ ở châu Âu muốn mở rộng thương

mại và công nghiệp trong khuôn khổ chế độ phong kiến đang bước vào thời kỳ tan rã, họ

muốn có cương lĩnh kinh tế mới để phát triển nền kinh tế và chủ nghĩa trọng thương đã đáp

ứng yêu cầu này.

Về mặt văn hóa - tư tưởng : đây cũng là thời kỳ hừng sáng của đêm trường trung cổ

bởi sự xuất hiện của phong trào phục hưng, của các ngành khoa học tự nhiên, của chủ nghĩa

duy vật trong triết học và bởi sự sụt giảm uy quyền của tôn giáo. Cá nhân đổi mới cách

sống và hòa mình vào thực tiễn sống động của nền kinh tế hàng hóa đang phát triển, họ

mong muốn được làm giàu và được chỉ cách làm giàu.

Đó là các tiền đề làm cho chủ nghĩa trọng thương xuất hiện để giải quyết vấn đề

nóng bỏng của châu Âu lúc bấy giờ là làm thế nào tích lũy được tiền cho sự phát triển của

thương nghiệp, của công nghiệp, cho sự kinh doanh sản xuất làm giàu của các cá nhân.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương:

+ Chủ nghĩa trọng thương phản ánh lợi ích và tư tưởng của tầng lớp thương nhân, nó

coi trọng tiền và ngành thương nghiệp.

+ Chủ nghĩa trọng thương vẫn nằm trong khuôn khổ chế độ phong kiến, sử dụng nhà

nước phong kiến để làm giàu cho giai cấp tư sản.

+ Chủ nghĩa trọng thương mang tính chất kinh nghiệm, phản ánh thời kỳ ấu trỉ của

khoa kinh tế chính trị và mới đi vào lĩnh vực lưu thông.

+ Chủ nghĩa trọng thương có tính chất tiến bộ do phản ánh đúng yêu cầu của lịch sử

lúc bấy giờ.

II- HAI GIAI ĐOẠN CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG.

1. Giai đoạn trọng tiền:

Tồn tại từ thế kỷ XV-XVI, đây là giai đoạn tư bản xuất hiện đầu tiên dưới hình thái

vàng, tiền vàng đang hiếm nên rất cần tiền. Tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ này là:

"Tiền là tiêu chuẩn căn bản của mọi của cải", xuất phát từ tư tưởng cơ bản này mà lý giải

các vấn đề khác của xã hội lúc đó.

2. Giai đoạn trọng thương:

Tồn tại từ thế kỷ XVI-XVII: đây là giai đoạn phát triển mạnh của thương nghiệp. Tư

tưởng kinh tế cơ bản: "Khối lượng tiền chỉ tăng bằng ngoại thương và lợi nhuận do chuyển nhượng là nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải". Từ đó chủ nghĩa trọng thương đưa ra các

biện pháp phát triển nội thương không hạn chế, mở rộng xuất khẩu theo nguyên tắc nổi

tiếng: "bán nhiều, mua ít".

III- CÁC ĐIỂN HÌNH CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG.

1. Chủ nghĩa trọng thương Anh:

Vào thế kỷ XVI, nước Anh hội đủ các tiền đề cho chủ nghĩa trọng thương xuất hiện

và sau đó đạt trình độ chín mùi nhất với hai giai đoạn rõ rệt.

Tiền đề địa lý: sau các phát triển lớn về địa lý và sau việc di chuyển các con đường

buôn bán sang Đại Tây Dương, nước Anh trở thành điểm tiếp nối các mối liên hệ buôn bán

của thế giới.

Tiền đề kinh tế : vào thế kỷ XVI, nhu cầu của châu Âu về lông cừu tăng, tạo điều

kiện cho sự phát triển của nước Anh với tư cách là nước chuyên cung cấp lông cừu cho

ngành len, dạ châu Aâu.

Tiền đề chính trị: chính quyền chuyên chế từ thời Henri VII, đã tạo các điều kiện tốt

cho việc ứng dụng cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng thương.

a) Giai đoạn trọng tiền với đại biểu William Strafford (1554-1612):

Quan điểm trọng thương của ông được trình bày trong tác phẩm "Trình bày tóm tắt

một vài lời kêu ca của đồng bào chúng ta" (1581). Trong tác phẩm này, ông cho rằng sự

kêu ca đắt đỏ và đổ tội cho người khác là không phản ánh đúng nguyên nhân sự đắt đỏ,

theo ông, nguyên nhân đắt đỏ là nằm ở vấn đề tiền, nhà nước phải giữ khối lượng tiền khỏi

bị hao hụt bằng sự can thiệp của nhà nước vào lưu thông tiền tệ.

b) Giai đoạn trọng thương với đại biểu Thomas Munt (1571-1641):

Xuất thân là thương nhân, sau là giám đốc công ty Đông Ấn. Tác phẩm đầu tiên

"Bàn về mua bán giữa Anh và Đông Ấn" (1621) đã biện hộ cho chính sách ăn cướp của

công ty đó và khẳng định thương mại là phương pháp duy nhất để kiếm tiền. Tác phẩm

được xem là Kinh thánh của chủ nghĩa trọng thương của ông là "Sự giàu có của nước Anh

trong mậu dịch đối ngoại" (1630). Trong tác phẩm này ông đã chống lại khẩu hiệu "cấm

xuất khẩu tiền tệ" và đề ra một số biện pháp bảo đảm cân đối thương nghiệp xuất siêu.

Thomas Munt thể hiện khát vọng của giai cấp tư sản Anh trong việc dùng thương

mại để bóc lột các nước thuộc địa, từ đó tạo tích lũy cho chủ nghĩa tư bản.

2. Chủ nghĩa trọng thương Pháp:

Vào thế kỷ XVI-XVII, nước Pháp hội đủ tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa trọng

thương.

Về địa lý: nước Pháp đất đai phì nhiêu, dân số khá đông, muối - hàng hóa hàng đầu

của châu Âu thời Trung đại thì Pháp có nguồn dự trữ vô tận.

Về kinh tế : nông nghiệp và công trường thủ công tư bản chủ nghĩa đều có điều kiện

phát triển.

Về chính trị -xã hội: đây là thời kỳ thống trị của nền chuyên chế giúp bảo đảm điều

kiện cho chủ nghĩa trọng thương phát triển và bảo đảm an toàn cho các con đường thương

mại.

a) Antoine Montchrétien (1575-1629):

Quan điểm kinh tế được trình bày trong tác phẩm: "Luận văn về kinh tế chính trị

học" (1615), trong tác phẩm này ông nêu lên vai trò quan trọng của nông nghiệp và đề nghị nhà nước phải dựa vào nông dân, nhưng muốn cho đất nước giàu có thì phải "coi nội

thương là ống dẫn, ngoại thương là ống bơm" và phải lập nhiều công trường thủ công theo

mẫu nước ngoài để bảo đảm việc làm cho dân lang thang. Antoine Monchrétien là nhà

trọng thương chưa triệt để.

b) Jean Baptiste Colbert (1618-1683):

Xuất thân gia đình bình dân, buôn bán len dạ, về sau trở thành bộ trưởng tài chánh

của Pháp. Ông xây dựng một chính sách kinh tế cho nước Pháp trong 100 năm được gọi là

"Chủ nghĩa Colbert". Chính sách kinh tế này phản ánh quan điểm trọng thương của ông

trong khuôn khổ thúc đẩy sự phát triển của công trường thủ công tư bản nhưng lại không

quan tâm đúng mức sự phát triển của nông nghiệp. Sự khập khiểng này cuối cùng đã làm

cho chủ nghĩa trọng thương Pháp tan rã trong sự phá sản của nông dân và sự sa sút của

nông nghiệp. Điều này thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp. Tuy nhiên, chủ

nghĩa trọng thương của Colbert cũng đã đem lại một thực tiễn hoạt động rất phong phú,

sinh động cho nền kinh tế Pháp lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy rõ tính chất quá độ của mâu

thuẫn giữa tư sản và quý tộc.

IV- ĐÁNH GIÁ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG.

1. Mặt tiến bộ:

Chủ nghĩa trọng thương đã đập tan hệ tư tưởng phong kiến với cơ sở kinh tế tự

nhiên, vạch rõ vai trò của Tiền và của thương nghiệp trong buớc chuyển từ kinh tế sản xuất

nhỏ lên kinh tế sản xuất lớn. Đã biết dựa vào tri thức nhân loại và sử dụng các phương pháp

khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, để tìm ra nguồn gốc xuất hiện của tư bản.

2. Mặt hạn chế:

Thành tựu đạt được còn nhỏ bé, vấn đề nêu ra để lý giải còn xuất phát từ tính chất

kinh nghiệm, bề ngoài và hạn chế trong lĩnh vực lưu thông, chưa thật sự đi vào tìm hiểu bản

chất bên trong.

Với các mặt tiến bộ và hạn chế như vậy, ngày nay chủ nghĩa trọng thương vẫn giữ

được một vị trí, vai trò nhất định về cả lý luận và thực tiễn.

PHẦN THỨ BA

TƯ TƯỞNG KINH TẾ

THỜI KỲ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Chương VI

HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn

chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là trường

phái kinh tế khoa học đã đi vào nghiên cứu bản chất bên trong của quan hệ sản xuất tư bản

chủ nghĩa.

Về thế giới quan, kinh tế chính trị tư sản cổ điển cho rằng phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa tồn tại tự nhiên, vĩnh viễn.

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh bắt đầu từ W. Petty đến David Ricardo, ở

Pháp từ Boisguillebert đến Sismondi.

I- SỰ TAN RÃ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG

PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN.

Vào cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa trọng thương bắt đầu tan rã, đầu tiên là ở Anh, sau

ở Pháp.

+ Ở Anh: Do sự phát triển của công trường thủ công làm cho lợi nhuận công nghiệp

cao hơn và ổn định hơn lợi nhuận thương nghiệp. Giai cấp tư sản Anh lớn mạnh, đòi tự do

hóa kinh tế và các cuộc cách mạng tư sản ở Anh và Hà Lan càng đẩy chủ nghĩa trọng

thương mau tan rã.

+ Ở Pháp: do sự phá sản của chủ nghĩa trọng thương Pháp thể hiện qua sự bế tắc của

chủ nghĩa Colbert làm cho kinh tế nông nghiệp bị suy sụp.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA WILLIAM PETTY (1623-1687).

1. Sơ lược tiểu sử:

Xuất thân gia đình thợ thủ công, làm thủy thủ, tham gia các hoạt động tích lũy

nguyên thủy, sau trở thành thầy thuốc có tài, tiến sỹ vật lý, phát minh ra máy đánh chữ,

sáng lập môn thống kê và môn kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Là nhà kinh tế học người

Anh, tư tưởng kinh tế của ông phản ánh sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và sự ra đời

của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nên ông có hai thế giới quan và hai phương

pháp của hai trường phái khác nhau. Ông vừa là đại địa chủ, vừa là đại tư sản nên lập

trường giai cấp không triệt để.

Về thế giới quan: theo chủ nghĩa duy vật tự phát, kế tục Becon.

Về phương pháp : dùng phương pháp phân tích có sự trợ giúp của thống kê. Xuất

phát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp để đi đến các phạm trừ trù tượng. Chuyển dần

trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất.

2. Các tác phẩm: "Bàn về thuế khóa và lệ phí" (1667), "Giải phẩu chính trị Ireland"

(1672), "Số học chính trị" (1676), "Bàn về tiền tệ" (1682). 3. Nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu:

a) Lý thuyết giá trị - lao động:

Trong tác phẩm "Bàn về thuế khóa và lệ phí" Petty đưa ra ba phạm trù : giá cả tự

nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị.

Qua các phân tích của mình, Petty cho rằng:

+ Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa. Nó do hao phí lao động tạo ra. Lượng của giá

cả tự nhiên hay giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.

+ Giá cả nhân tạo chính là giá cả thị trường. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ

thuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu về hàng hóa trên thị trường.

+ Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên, nó do hao phí lao động tạo ra

hàng hóa quyết định trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Do vậy, hao phí lao động

trong giá cả chính trị phụ thuộc nhiều hiện tượng ngẫu nhiên nên khó hiểu và thường cao

hơn so với hao phí lao động trong giá cả tự nhiên.

Như vậy, Petty là người đầu tiên trong lịch sử trình bày lý luận giá trị - lao động một

cách khá chặt chẽ: ông đã phát hiện ra thực chất của giá trị và đã đi vào tìm hiểu mặt lượng

của giá trị. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của ông chứa nhiều hạn chế:

+ Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng giá trị của hàng hóa phụ

thuộc giá trị của tiền, của hao phí lao động làm ra tiền. Mặt khác ông còn chưa khẳng định

dứt khoát nguồn gốc của giá trị là do lao động tạo ra hay do đất đai sinh ra vì ông đã đưa ra

luận điểm "lao động là cha và đất đai là mẹ của nó". Ở đây, Petty đã lẫn lộn giữa lao động

cụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị và giá trị sử dụng.

+ Xác định giá trị của hàng hóa không do lao động tạo ra mà do tiền lương. Ông viết

: "Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của một người lớn,

chứ không phải lao động của người đó".

b) Lý thuyết tiền lương:

Petty cho rằng tiền lương là giá cả của lao động, nó có giới hạn cao nhất chính là

mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Giữa tiền lương và giá cả tư liệu sinh hoạt có quan hệ tỷ lệ

nghịch và Petty cho rằng khi giá cả tư liệu sinh hoạt rẻ thì khó kiếm được công nhân và lao

động của người nghèo sẽ đắt lên. Người nghèo sẽ tích cực làm việc khi miếng ăn của họ bị

đe dọa. Lập luận của Petty đã đặt nền móng cho lý thuyết "Quy luật sắt về tiền lương" và

cũng là lý luận mầm móng cho sự phân tích quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa sau này.

c) Lý luận về nguồn gốc đầu tiên của các thu nhập tư bản chủ nghĩa:

Đặt mầm móng cho việc nghiên cứu nguồn gốc các thu nhập tư bản chủ nghĩa nhưng

lại hạn chế trong hai hình thức là địa tô và lợi tức.

Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (gồm chi

phí về giống và tiền lương). Ở đây, Petty đã nhìn thấy thực chất của địa tô là hình thái biến

tướng của giá trị thặng dư, nhưng tiếc là ông đã không đi sâu phân tích. Ông chỉ đi nghiên

cứu chi tiết địa tô chênh lệch và bỏ qua địa tô tuyệt đối.

Về lợi tức, Petty cho đó là tô bằng tiền và cho rằng người có tiền có hai cách để có

thu nhập. Cách thứ nhất là dùng tiền mua đất đai để có địa tô, cách thứ hai là mang gởi vào

ngân hàng để thu lợi tức, đó là số tiền thưởng cho sự tiết chế, tiền thưởng bảo hiểm, nó phụ

thuộc mức địa tô, tức là phụ thuộc điều kiện sản xuất nông nghiệp. Gắn với vấn đề địa tô,

Petty đã nhìn thấy mối quan hệ đúng đắn giữa giá cả ruộng đất với địa tô, nhưng khi xây dựng công thức tính toán ông lại làm không đúng khi chủ quan cho rằng giá cả ruộng đất

bằng địa tô x 20.

d) Lý luận về tiền tệ:

Quan điểm về tiền tệ của Petty đã chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang trường

phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Trong tác phẩm "Số học chính trị" (1676) ông viết: "Thành quả to lớn của thương

nghiệp là tích lũy, sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng, bạc là sự giàu có muôn đời,

vĩnh viễn". Nhưng trong tác phẩm "bàn về tiền tệ" (1682) ông đã viết "tiền không phải lúc

nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là 1% của sự giàu có" do vậy đánh giá quá

cao tiền là sai lầm. Xác định đúng vai trò của tiền, Petty đã đi vào phê phán chế độ song

bản vị và trở thành người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, trong đó ông cho rằng

thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền cần cho lưu thông tăng.

Tóm lại, với tư cách là nhà kinh tế học thời kỳ quá độ từ giai đoạn tích lũy nguyên

thủy sang giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, William Petty đã có nhiều đóng góp

quan trọng cho việc xây dựng các nguyên lý khoa học của trường phái kinh tế chính trị tư

sản cổ điển sau này.

III- CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG.

1. Hoàn cảnh ra đời và vấn đề phải giải quyết:

( Do sự phá sản của chính sách kinh tế của Colbert.

( Do mâu thuẫn gay gắt trong nông nghiệp Pháp.

Vấn đề cần phải giải quyết là giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, vạch rõ

sự cần thiết phải chuyển nông nghiệp sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, tạo

chỗ dựa cho sự phát triển công thương nghiệp.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông:

( Coi nông nghiệp là nguồn gốc của mọi của cải.

( Chuyển đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị sang lĩnh vực sản xuất.

( Mô tả quá trình phát triển xã hội mới tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong

kiến nên bề ngoài là phong kiến song bản chất lý luận là bênh vực phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa.

3. Pierre le Pesant sieur de Boisguillebert (1646-1714):

Ông là nhà kinh tế học người Pháp, tiền bối của phái trọng nông, người sáng lập

khoa kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp.

Các tác phẩm của ông: "Phân tích nước Pháp" (1695); "Nghiên cứu về bản chất sự

giàu có, về tiền và về thuế" (1707).

Các quan điểm kinh tế :

Kêu gọi mọi người phải tuân thủ theo trật tự tự nhiên và cho rằng chỉ có tự nhiên

mới có quyền điều tiết trật tự kinh tế.

Bảo vệ lợi ích của nông dân, phê phán chủ nghĩa trọng thương và cho rằng "của cải

quốc gia không nằm ở tiền mà ở trong sản phẩm chủ yếu là nông sản phẩm".

Điên cuồng chống lại tiền, không nhìn thấy vai trò tích cực của tiền trong nền sản

xuất hàng hóa.

Phân biệt giá trị chân chính là thời gian lao động của các cá nhân mà sự tự do cạnh

tranh đã phân phối một cách tỷ lệ vào các ngành sản xuất khác nhau. Với quan điểm này, ông được coi là môït trong những người sáng lập học thuyết giá trị - lao động vì ông đã coi

thời gian lao động là thước đo đại lượng giá trị hàng hóa, nhưng ông lại lẫn lộn giữa "lao

động đã vật hóa" với "lao động tự nhiên" của các cá nhân.

4. Francois Quesnay (1694-1774):

a) Tiểu sử: Con của chủ ruộng nhỏ, là người có năng lực phi thường. Năm 1718 nhận

được học vị phẩu thuật gia, năm 1749 trở thành quan ngự y ở trong điện Verseille và năm

1752 được phong tước vị quý tộc và từ đó ông bắt đầu nghiên cưú các vấn đề kinh tế. Năm

1756 đăng bài trong bộ "Bách khoa" nổi tiếng của Pháp. Năm 1757 trình bày học thuyết

của mình cho hầu tước Mirabeau, được ông này tin phục và lôi kéo được một số người đi

theo học thuyết của mình, tạo thành trường phái trọng nông.

b) Các tác phẩm: "Bàn về thương nghiệp" (1760); "Biểu kinh tế" (1766); "Đối thoại về

công nghiệp - nông nghiệp" (1766); "Nhận xét về lợi ích của Tiền" (1766); "Nhận xét về

chế độ chuyên chế ở Trung Quốc" (1767).

c) Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu của F.Quesnay:

* Lý luận về trật tự tự nhiên:

Nếu phái trọng thương không thừa nhận quy luật thì phái trọng nông lại thừa nhận

có hai loại quy luật: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác

động trong lĩnh vực xã hội. Nhưng phái trọng nông lại coi trật tự tư bản chủ nghĩa là trật tự

tự nhiên. Đồng ý với quan điểm này, F.Quesnay đã phát triển lý luận về trật tự tự nhiên theo

đó:

Thừa nhận quyền tự do hoạt động của cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con

người.

Chống lại tổ chức phường, hội đòi thực hiện sự tự do cạnh tranh giữa những người

sản xuất hàng hóa, kêu gọi nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế.

Đòi thực hiện quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu (tài sản, ruộng đất).

Rõ ràng qua lập luận của mình F.Quesnay muốn dung hòa giữa chủ nghĩa tư bản tự

do cạnh tranh với chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.

* Phê phán lập luận của chủ nghĩa trọng thương:

F.Quesnay dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá và quá trình tái sản xuất để phê

phán chủ nghĩa trọng thương.

Theo ông, thương mại chỉ đơn thuần là "việc đổi những giá trị này lấy những giá trị

khác ngang như thế". Còn tiền lãi của thương nhân không phải là lợi nhuận đối với nhà

nước, mọi hành vi mua ở nước này đều giả định phải có hành vi bán ở nước khác, nếu tái

sản xuất ở nước đó bị đình chỉ thì hoạt động thương mại sẽ bị ảnh hưởng. Nước này không

thể làm giàu trên lưng nước khác, nhưng cạnh tranh giữa các nước lại có ích vì thúc đẩy tái

sản xuất.

Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương của F.Quesnay có tính chất hợp lý của nó,

nhưng tiếc rằng ông lại phủ định hoàn toàn vai trò tiến bộ của chủ nghĩa trọng thương trong

việc phản ánh yêu cầu của xã hội trong giai đoạn tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản,

trong việc giải quyết yêu cầu nóng bỏng của lịch sử lúc bấy giờ: tích lũy tiền cho sự ra đời

của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

* Lý luận giá trị lao động: F. Quesnay đã bỏ qua phát hiện thiên tài của William Petty nên không phát triển lý

luận giá trị - lao động mà ngược lại còn đi thụt lùi so với Petty vì ông đã lẫn lộn giá trị hàng

hóa với chi phí sản xuất.

Theo F.Quesnay, nguyên nhân chủ yếu hình thành giá cả thị trường của các sản

phẩm là do sản phẩm hiếm hoi hay phong phú và do sự cạnh tranh nhiều hay ít giữa người

mua và người bán. Giá trị của sản phẩm là giá trị bán ra của vật liệu ban đầu và của những

tư liệu sinh hoạt mà công nhân tiêu dùng lúc anh ta làm việc.

* Lý luận về sản phẩm ròng:

Trong tác phẩm "Nền chuyên chế của Trung Quốc" (1767) F.Quesnay cho rằng sản

phẩm ròng là số sản phẩm thừa còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất. Số sản phẩm này

được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp và chính nó cấu thành các loại thu nhập của quốc

gia. Theo quan niệm của trường phái trọng nông, sản phẩm ròng chỉ có trong lĩnh vực nông

nghiệp nhờ sự tác động của tự nhiên, còn trong công nghiệp và thương nghiệp quá trình tạo

ra sản phẩm chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ, không có sự tăng thêm về chất

mới. Trong nông nghiệp nhờ quyền lực của tự nhiên mà có sự tăng thêm về chất mới trong

sản phẩm.

Từ lý thuyết sản phẩm ròng, F.Quesnay đưa ra quan niệm mới về lao động sản xuất

và về giai cấp.

Về lao động sản xuất, F.Quesnay cho rằng chỉ có lao động nào tạo ra sản phẩm ròng

mới là lao động sản xuất còn lao động không tạo ra sản phẩm ròng là lao động không sinh

lợi.

Về giai cấp, F.Quesnay cho rằng xã hội có ba giai cấp : giai cấp địa chủ, giai cấp sản

xuất ra sản phẩm ròng (giai cấp sản xuất nông nghiệp); giai cấp không sản xuất (giai cấp

công nghiệp).

Để tìm hiểu việc lưu thông và phân phối sản phẩm ròng giữa các giai cấp như thế

nào, F.Quesnay đưa ra lý luận về tái sản xuất.

* Lý luận về tái sản xuất:

Dựa vào lý luận về sản phẩm ròng và việc phân chia xã hội thành ba giai cấp,

F.Quesnay trình bày lý luận tái sản xuất từ điểm xuất phát là việc phân phối tổng sản phẩm

xã hội sau khi thu hoạch mùa màng. Lý luận này được Ông trình bày trong tác phẩm "Biểu

kinh tế" (1758) và tám năm sau được trình bày kỷ hơn trong tác phẩm: "Phân tích biểu kinh

tế". Nội dung lý luận có thể tóm tắt như sau:

( Dựa vào số liệu thống kê năm 1758, F.Quesnay khẳng định tổng sản phẩm xã hội

là 7 tỷ (gồm 5 tỷ NSF và 2tỷ CNF) và số lượng tiền đưa vào lưu thông là 2 tỷ (biểu hiện của

sản phẩm ròng năm trước mà gia cấp sản xuất nông nghiệp trả cho địa chủ).

( Giai cấp sản xuất nông nghiệp (người Fecmiê) đưa ra khoản ứng trước ban đầu là

10 tỷ và khoản ứng trước hàng năm là 2 tỷ. Hàng năm họ thu về 5 tỷ NSF phân phối như

sau:

( 2 tỷ NSF trao đổi nội bộ để bù khoản ứng trước hàng năm.

( 3 tỷ NSF đưa vào trao đổi để bù đắp khoản ứng trước ban đầu (1tỷ) và phục vụ nhu

cầu giai cấp địa chủ và giai cấp không sản xuất (2 tỷ sản phẩm ròng).

( Giai cấp không sản xuất hàng năm thu về 2 tỷ CNF và đưa cả vào trao đổi để bù

đắp tư liệu sinh hoạt (1 tỷ) và bù đắp nguyên liệu đã hao phí (1tỷ). ( Giai cấp địa chủ nắm giữ 2 tỷ tiền mặt là khoản địa tô mà giai cấp sản xuất nông

nghiệp phải trả hàng năm (sản phẩm ròng).

( Với giả định là giá cả không thay đổi và không xét đến ngoại thương, quá trình trao

đổi giữa các giai cấp diễn ra qua 5 hành vi theo sơ đồ sau:

Giai cấp điạ chủ

Giai cấp Giai cấp

sản xuất không

Nông nghiệp sản xuất

Hành vi I: Giai cấp địa chủ dùng 1 tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản xuất nông

nghiệp và hiện có trong tay 1 tỷ tiền còn lại cùng 1tỷ NSF. Giai cấp sản xuất nông nghiệp

thực hiện xong 1 tỷ NSF còn lại 2 tỷ NSF và thu 1 tỷ tiền.

Hành vi II: Giai cấp địa chủ dùng 1 tỷ tiền còn lại mua 1tỷ CNF và hiện có trong tay

1tỷ NSF, 1tỷ CNF. Giai cấp không sản xuất thực hiện xong 1tỷ CNF còn lại 1tỷ CNF và thu

1tỷ tiền.

Hành vi III: Giai cấp không sản xuất dùng 1tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản

xuất nông nghiệp và hiện có 1tỷ CNF, 1tỷ NSF. Giai cấp sản xuất nông nghiệp thực hiện

tiếp 1tỷ NSF, còn lại 1tỷ NSF và thu thêm 1tỷ tiền.

Hành vi IV: Giai cấp sản xuất nông nghiệp dùng 1tỷ tiền mua 1tỷ CNF của giai cấp

không sản xuất và hiện có 1tỷ tiền, 1tỷ CNF, 1tỷ NSF. Giai cấp không sản xuất thực hiện

tiếp 1tỷ còn lại và có 1tỷ tiền, 1tỷ NSF.

Hành vi V: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản

xuất nông nghiệp và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu với 2 tỷ NSF (1tỷ lương thực, 1 tỷ nguyên

liệu). Giai cấp sản xuất nông nghiệp thực hiện 1tỷ NSF còn lại và có 2 tỷ tiền, 1 tỷ CNF

(nông cụ).

Nhận xét: Lý luận tái sản xuất của F.Quesnay có ưu điểm và khuyết điểm sau:

( Ưu điểm: đã biết sử dụng phương pháp trừu tượng hóa và nhận thấy được vai trò

của tái sản xuất giản đơn, đã phân tích sự lưu thông của tổng sản phẩm xã hội về cả hai mặt

hiện vật và giá trị; đã vận dụng đúng đắn quy luật tiền quay trở về điểm xuất phát và qua đó

đã đánh đỗ triệt để quan điểm của phái trọng thương cho rằng lưu thông làm cho tiền tăng

lên.

( Khuyết điểm: Đã không nhìn thấy vai trò đang lên của ngành công nghiệp và của

giai cấp tư sản công nghiệp; không vạch ra việc trao đổi nội bộ của ngành công nghiệp; lô

gích bên trong của lý luận vạch rõ giai cấp địa chủ là giai cấp chỉ nhận mà không có gì trả

II I

III

IV

V lại nhưng khi trình bày quá trình vận động thì hình thức lại bênh vực cho vai trò ăn bám của

địa chủ với tư cách là giai cấp thúc đẩy cho toàn bộ sự vận động của tổng sản phẩm, giai

cấp đứng ở vị trí khởi đầu cho toàn bộ sự vận động.

5. Anne Robert Jacques Turgot (1727-1781):

a) Tiểu sử: Turgot là nhà kinh tế học, nhà chính trị lớn của Pháp trước cách mạng tư sản.

Năm 1761 làm Trưởng quan hành chính của Vua; năm 1774 trở thành tổng thanh tra tài

chánh. Là nhà tư tưởng tiến bộ, ông gần gũi với các nhà bách khoa và phái trọng nông.

Tác phẩm nổi tiếng của ông là "những suy nghĩ về sự hình thành và phân phối của

cải" (1766) trong tác phẩm này ông đã kế thừa và phát triển các luận điểm chủ yếu của phái

trọng nông.

b) Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu của Turgot:

* Phát triển lý luận sản phẩm ròng:

( Turgot khẳng định: lao động của nhà nông vẫn giữ nguyên cái tầm quan trọng ban

đầu và giữ nguyên cái tính ưu việt so với các loại hình lao động khác của các thành viên

khác nhau trong xã hội. Đó không phải là vị trí hàng đầu theo ý nghĩa vinh dự hay giá trị,

đó là vị trí hàng đầu theo nhu cầu thiết yếu về vật chất. Chỉ có lao động của nông dân mới

sản xuất ra một lượng dư thừa vượt quá tiền công lao động. Lượng dư thừa này là sản phẩm

ròng. Những ai cất giữ khoản dư thừa so với chi phí cần phải có thì thu được giá trị tích lũy,

thu được tư bản. Và Turgot trở thành người đầu tiên định nghĩa tư bản: "Tư bản chẳng qua

chỉ là bộ phận của những giá trị do đất đai sản sinh ra và được tích lũy lại".

( Phân tích sâu hơn lý luận sản phẩm ròng, Turgot lại khẳng định bộ phận sản phẩm

dư thừa này chỉ xuất hiện và thuộc về giai cấp địa chủ khi: người làm ruộng sản xuất được

sản phẩm thặng dư, và người làm ruộng bị tách khỏi điều kiện lao động và buộc phải hiến

số dư này cho địa chủ.

Như vậy, qua sự phân tích của Turgot sản phẩm ròng từ nguồn gốc là tặng vật của tự

nhiên đã chuyển thành kết quả của lao động thặng dư của người làm thuê. Nhưng do quan

điểm trọng nông, ông vẫn đi đến kết luận: "rõ ràng là tư bản, cũng như thu nhập hoàn toàn

do đất đai mà có".

* Xây dựng lý luận về các hình thức vận động của tư bản và phân chia giai cấp trong

xã hội.

Turgot là người đầu tiên có ý định tìm hiểu các hình thức vận động của tư bản bằng

cách nghiên cứu năm phương thức rút thu nhập từ các mối quan hệ liên quan đến đất.

Trên cơ sở phân tích khả năng đưa ra "các khoản ứng trước" (tức tư bản), quan hệ sở

hữu tư liệu sản xuất và lĩnh vực hoạt động, Turgot chia xã hội thành 5 giai cấp: giai cấp địa

chủ, giai cấp tư sản nông nghiệp, giai cấp tư sản công nghiệp, giai cấp công nhân nông

nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp.

Như vậy, Turgot là người đầu tiên nhận thấy tính chất đối lập giữa giai cấp công

nhân và giai cấp tư sản.

* Lý luận giá trị - lao động:

Đi thụt lùi so với William Petty.

Theo Turgot: giá trị "chỉ do sự thỏa thuận các nguyện vọng quyết định" nghĩa là nó

không do lao động quyết định mà do ích lợi của vật phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu

quyết định. Và giá cả thị trường hình thành là "do cạnh tranh san bằng các giá cả và đẻ ra mức giá cả thị trường mà người bán, người mau đều biết làm căn cứ". Ở đây, Turgot đã lẫn

lộn giữa giá trị, giá cả sản xuất, giá cả thị trường.

* Lý luận về tiền lương và lợi nhuận:

( Turgot đi tìm bản chất của tiền công nhưng lầm lẫn giữa giá trị sức lao động với giá

trị lao động và trở thành người đầu tiên đề ra "quy luật sắt" của tiền công là "Tiền công của

người lao động chỉ hạn chế trong cái cần thiết để anh ta duy trì đời sống của mình".

( Vượt qua F.Quesnay khi phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập của công nhân và

nhà tư bản : Turgot qua lập luận của mình đã nhìn thấy lợi nhuận là phần kết quả do lao

động thặng dư của công nhân tạo ra.

( Turgot cũng nhìn thấy quy luật bình quân hóa lợi nhuận và quy luật độ màu mỡ của

đất đai giảm xuống.

6. Nhận xét về chủ nghĩa trọng nông:

a) Mặt tiến bộ:

( Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị từ lĩnh

vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, từ đó đánh đổ triệt để chủ nghĩa trọng thương.

( Đã phân tích các hoạt động kinh doanh, sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa dưới

tầm nhìn tư sản, qua đó đã có những đóng góp quý giá: đặt cơ sở cho việc nghiên cứu (m),

bước đầu đề cập tới các hình thức vận động của tư bản, phát hiện các quy luật của tiền

công, của lợi nhuận bình quân, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội sau

này.

b) Mặt hạn chế:

( Đánh giá quá cao vai trò của nông nghiệp, không chịu nhìn nhận vai trò của các

công trường thủ công trong lòng xã hội phong kiến.

( Nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực sản xuất và hầu như phủ nhận vai trò của lưu

thông.

( Nhiều quan điểm lý luận còn giản đơn, thô thiển.

( Bỏ qua sự phát hiện thiên tài của William Petty về lý luận giá trị - lao động, có xu

hướng ngã theo lý luận giá trị - ích lợi.

Vì vậy, sau cách mạng Pháp 1789-1794, nước Pháp cần một học thuyết kinh tế phù

hợp với giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản công trường thủ công, điều này đã tạo

điều kiện cho học thuyết kinh tế của Adam Smith lan truyền sang Pháp.

IV- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH (1723-1790).

1. Hoàn cảnh xuất hiện:

Thắng lợi của cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa công nghiệp lên vị trí hàng đầu

với một tầng lớp giai cấp thống trị mới - giai cấp tư sản công nghiệp Anh. Giai cấp này cần

một học thuyết kinh tế mới để bảo vệ lợi ích cho nó và Adam Smith đã trở thành "Nhà tư

tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản".

2. Sơ lược tiểu sử:

Adam Smith là con một viên quan ngành thuế, theo học đại học Glasgow và đại học

Oxford. Tham gia giảng dạy một số môn học. Năm 1765 sang Pháp. ông làm quen với

những người trọng nông và khi về nước ông chuyển sang nghiên cứu kinh tế chính trị học.

Năm 1776 ông xuất bản cuốn "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các

dân tộc". 3. Thế giới quan và phương pháp luận:

Ông có quan điểm duy vật máy móc và xa lạ với phép biện chứng; phương pháp luận

của ông vừa khoa học lại vừa tầm thường.

4. Phê phán chế độ phong kiến, chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông:

( Đứng trên lập trường của giai cấp tư sản công trường thủ công phê phán triệt để

chế độ phong kiến nhưng không đòi thủ tiêu chế độ phong kiến châu Âu.

( Phê phán chủ nghĩa trọng nông và cho rằng "tiền chỉ là công cụ trao đổi, là phương

tiện kỹ thuật để lưu thông được dễ dàng" và "ngoại thương có góp phần làm giàu cho đất

nước do thúc đẩy phân công lao động và kỹ thuật phát triển chứ không phải là ống bơm".

A.Smith khi phê phán chủ nghĩa trọng thương đã không nhìn thấy vai trò lịch sử của nó.

( Phê phán chủ nghĩa trọng thương và cho rằng không phải chỉ có nông nghiệp là

ngành sản xuất. Nhưng do ảnh hưởng trọng nông, Adam Smith cũng tin rằng năng suất lao

động trong nông nghiệp cao hơn công nghiệp và địa tô là tặng vật của tự nhiên.

5. Lý luận về kinh tế hàng hóa:

a) Lý luận về phân công lao động:

Trao đổi là thuộc tính của bản chất con người, trao đổi sinh ra phân công và cả hai

đều phụ thuộc quy mô thị trường. Phân công là sự phát triển của sức sản xuất của lao động

và nó có những ưu điểm lớn: bảo đảm chuyên môn hóa, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, giảm

thời gian trống, tạo dễ dàng cho việc áp dụng máy móc.

Tiếc rằng A.Smith chưa phân biệt được phân công lao động xã hội và phân công

trong công trường thủ công.

b) Lý luận về Tiền:

Ông nhận rõ tiền là phương tiện kỹ thuật làm cho việc trao đổi được dễ dàng, thuận

tiện. Thấy được số lượng tiền cần cho lưu thông là do giá cả quyết định. Vạch rõ sự cần

thiết phải dùng tiền giấy và vai trò phát hành tiền phải do ngân hàng đảm nhiệm.

c) Lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa:

( Phân biệt rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, thấy được một số đồ vật có thể có giá

trị sử dụng rất lớn nhưng giá trị trao đổi rất ít, từ đó ông bác bỏ quan niệm ích lợi tạo ra giá

trị.

( Xác định thực thể của giá trị là lao động hao phí. Ông viết: "Lao động chính là

thước đo thực tế của giá trị trao đổi của mọi hàng hóa. Lao động là giá cả đầu tiên, là tổng

số tiền mua đầu tiên đã trả cho tất cả các vật phẩm, không phải vàng, bạc mà chỉ có lao

động mới là cái đầu tiên được dùng để đổi lấy tất cả của cải trên thế giới". Nhưng A.Smith

lại dao động giữa hai định nghĩa về hàng hóa.

Định nghĩa 1: Giá trị hàng hoá do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định.

Định nghĩa 2: Giá trị hàng hóa là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng

hóa đó quyết định.

Khi áp dụng hai định nghĩa này vào quan hệ trao đổi giữa tư bản và lao động sống

thì Smith thấy không còn đúng nữa, vì vậy, ông tuyên bố : trong sản xuất hàng hóa trước

chủ nghĩa tư bản thì giá trị của hàng hóa do hao phí lao động quyết định, còn trong sản xuất

hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì giá trị của hàng hoá do "tiền công, lợi nhuận, địa tô" quyết

định. Rõ ràng ở đây, A.Smith đã lầm lẫn giữa việc hình thành giá trị và việc phân phối giá trị. Nhưng ông lại vượt qua được William Petty là ngườu cho rằng chỉ có lao động sản xuất

ra bạc mới tạo ra giá trị, với Smith thì mọi lao động đều tạo ra giá trị.

d) Lý luận về giá cả:

Phân biệt sự khác nhau giữa giá cả thị truờng và giá cả tự nhiên.

( Giá cả thị trường là giá bán thực tế, thông thường của hàng hóa, nhất trí với giá cả

tự nhiên khi hàng hóa được đưa ra thị trường với số lượng đủ để thỏa mãn lượng cầu thực

tế.

( Giá cả tự nhiên là "giá cả trung tâm", mọi giá cả của các hàng hóa khác đều thường

xuyên hướng về nó. Nhưng các biến động về cung - cầu lại làm cho giá cả thị trường chênh

lệch với giá cả trung tâm đó.

c) Lý luận về "bàn tay vô hình":

Theo A.Smith, người ta giúp đỡ nhau dựa trên hai cơ sở là tình yêu và tính ích kỷ.

Tính ích kỷ mạnh hơn tình yêu và "con người kinh tế" là con người tự hào về tính ích kỷ

của mình.

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi cá nhân đều cố gắng bảo vệ sự an toàn và thành quả

riêng của mình. Nhưng một bàn tay vô hình buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không

nằm trong dự định : "khi theo đuổi lợi ích riêng, anh ta đã thường bảo vệ luôn lợi ích xã

hội một cách hữu hiệu hơn ngay cả khi anh ta chủ định làm". Chính nhờ "bàn tay vô hình"

này mà nhà nước không cần phải can thiệp vào nền kinh tế hàng hóa, hãy để cho nó được tự

do vận động theo quy luật khách quan. Nhưng đôi khi nhà nước cũng có thể đảm nhận chức

năng kinh tế khi các chức năng này vượt khả năng của các doanh nghiệp hoặc lợi ích riêng

không cao.

6. Lý luận về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa:

a) Về nguồn gốc giá trị thặng dư:

Nhờ có quan điểm đúng về giá trị, A.Smith đã nắm được nguồn gốc thực sự của giá

trị thặng dư. Oâng viết "Cái giá trị mà người công nhân thêm vào vật liệu được phân thành

hai, một trả công cho công nhân, một trả lợi nhuận cho người kinh doanh theo tổng tư bản

ứng trước". Nhưng tiếc rằng ông lại không vạch ra được mối quan hệ giữa giá trị thặng dư

với lợi nhuận, lợi tức, địa tô dù ông hiểu tất cả đều là sản phẩm của lao động.

b) Về tư bản:

( Không nhìn thấy tính lịch sử của phạm trù tư bản vì ông cho rằng "Tư bản là bộ

phận dự trữ mang lại cho con người nguồn thu nhập" và "bộ phận dự trữ này có được là do

kết quả của tiến trình tự nhiên", cho nên "Tư bản có trong mọi thời đại".

( Phân biệt được tư bản cá biệt và tư bản xã hội nhưng lại không nhận thấy tư bản là

một quan hệ xã hội mặc dù ông đã cảm thấy điều đó khi cho rằng tư bản là những gì mà

nhờ nó con người mong nhận được thu nhập.

( Trong quan hệ với tư bản, A.Smith cho rằng chỉ có lao động nào được trao đổi với

tư bản mới là lao động sản xuất. Chính lao động sản xuất tạo ra giá trị và lao động sản xuất

phải là lao động vật hóa.

( Phân tích tư bản cố định và tư bản lưu động:

( Tư bản lưu động là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn nằm trong tay chủ sở

hữu và vẫn giữ hình thái của nó; gồm: tiền, dự trữ lương thực, nguyên liệu, bán thành

phẩm, thành phẩm. ( Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển từ tay chủ sở hữu này

sang chủ sở hữu khác; gồm máy móc, công cụ, nhà xưởng, việc cải thiện đất đai, khả năng

có ích của dân cư.

Tư bản cố định lúc đầu do tư bản lưu động sinh ra và phụ thuộc tư bản lưu động.

Bản thân tư bản lưu động được bổ sung từ ba nguồn : sản phẩm từ ruộng đất, hầm mỏ, nghề

đánh cá.

Như vậy, A.Smith đã nhầm lẫn giữa tư bản lưu thông, tư bản lưu động, giữa tư bản

cố định và tư bản lưu động.

( Khác với Turgot đưa ra bốn cách sử dụng tư bản là: khai thác nguyên liệu, vận tải,

sản xuất các thành phẩm, thương mại. Nhưng ảnh hưởng trọng nông, Smith lại cho rằng tư

bản đầu tư vào nông nghiệp là có lợi hơn cả.

c) Về giai cấp và thu nhập:

Căn cứ vào sở hữu và các hình thức thu nhập, ông chia xã hội tư bản thành ba giai

cấp: giai cấp địa chủ; giai cấp tư sản (hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp, thương

nghiệp); giai cấp công nhân làm thuê. Các giai cấp này nhận được hình thức thu nhập tương

ứng là địa tô, lợi nhuận, tiền công.

* Tiền công: "Sản phẩm lao đôïng cấu thành món tiền thưởng tự nhiên cho lao động

hay cấu thành tiền công".

+ Tiền công cao giúp xã hội phồn thịnh nhưng lại làm tăng dân số.

+ Vạch rõ các yếu tố ảnh hưởng tới tiền công : đặc điểm nghề nghiệp, trình độ sản

xuất, đặc điểm lịch sử của từng dân tộc.

+ Tiền công tăng làm cho giá cả tăng.

Hạn chế của lý luận tiền công: xem tiền công là phạm trù vĩnh viễn, chưa phân biệt

tiền công là giá cả lao động hay giá cả sức lao động, lẫn lộn quy luật của tiền công với sự

biến động của tiền công theo các điều kiện cụ thể, không thấy có nạn thất nghiệp vì cho

rằng "tất cả mọi người đều được hưởng các kết quả của sự tiến bộ kinh tế".

* Lợi nhuận:

+ Nguồn gốc: vừa cho lợi nhuận là một bộ phận của sản phẩm do công nhân sản xuất

ra, vừa cho lợi nhuận là do toàn bộ tư bản sinh ra.

+ Thấy rõ quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tiền công và lợi nhuận trong tổng thu nhập.

+ Cho rằng cạnh tranh gây ra xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận còn độc

quyền thì kìm hãm xu hướng này. Khối lượng tư bản đầu tư tăng lên tạo ra xu hướng giảm

sút của tỷ suất lợi nhuận.

* Địa tô:

Là khoản khấu trừ đầu tiên vào kết quả lao động của người công nhân, mặt khác địa

tô còn được coi là món tiền trả cho việc sử dụng đất đai và lệ thuộc vào mức độ màu mỡ

của đất. Smith phân biệt tiền tô với địa tô, trong tiền tô có cả địa tô lẫn lợi tức của tư bản

chi phí vào việc cải tạo đất đai.

d) Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội:

A.Smith khi phân tích về tái sản xuất đã lùi một bước so với phái trọng nông vì lý

luận của ông không giải thích nổi ngay cả với tái sản xuất giản đơn, nhưng ông lại tiến hơn

một bước khi xây dựng và tạo cơ sở cho việc phát hiện thêm một vài phạm trù cần thiết cho

phân tích tái sản xuất tư bản xã hội. Ông đã xây dựng lý luận tái sản xuất trên cơ sở cho rằng giá trị của hàng hoá gồm tiền công, lợi nhuận, địa tô, bản thân ông cảm thấy còn một

bộ phận nữa của giá trị hàng hóa mà theo cách trình bày của ông thì đó chính là giá trị của

những tư liệu sản xuất. Vì vậy trong tư bản cá biệt ông tính đến giá trị tư liệu sản xuất,

nhưng trong tư bản xã hội thì ông lại cho rằng giá trị tư liệu sản xuất (tức tư bản bất biến)

đã phân giải thành các nguồn thu nhập. Khi nghiên cứu sâu hơn ông lại đưa tư bản bất biến

vào khái niệm tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý:

Tổng thu nhập = thu nhập thuần tuý + tư bản không tiêu dùng dưới hình thức thu nhập.

Ở đây A.Smith đã lầm lẫn giữa tổng sản phẩm hàng năm,(C+V+M) với thu nhập

hàng năm (V+M). Nhưng ông cũng đã gợi ý cho những người đi sau thấy có những ngành

chỉ sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tức Smith đã gần đi tới việc chia nền sản xuất thành hai

khu vực.

Nhận xét chung: Học thuyết kinh tế của A.Smith chiếm một vị trí quan trọng trong

kinh tế chính trị tư sản cổ điển: đưa kinh tế chính trị trở thành môn khoa học và là người đã

dựa trên nguyên lý giá trị - lao động để tìm ra bản chất bóc lột của nền sản xuất hàng hoá tư

bản chủ nghĩa khi nó vừa xuất hiện trên vũ đài lịch sử.

V- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO (1772-1823).

1. Sơ lược tiểu sử:

Ông xuất thân từ giai cấp tư sản, năm 12 tuổi vào trường trung học thương nghiệp

hai năm. Ông có địa vị quan trọng trong sở Giao dịch châu Âu, là môït trong những người

giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Rất ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là môn kinh

tế chính trị. Từ năm 1809 đến năm 1816 cho in nhiều tác phẩm và tới 1817 nổi tiếng với tác

phẩm "Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa".

2. Thế giới quan, phương pháp luận:

Thế giới quan có tính chất duy vật, máy móc, xa rời quan điểm lịch sử, nhưng dựa

trên quan điểm sản xuất của chủ nghĩa tư do tư sản.

Phương pháp của ông có tính chất siêu hình, nhưng ông lại sử dụng khá rộng rãi

phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế

cho nên trong sự phân tích bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, David Ricardo đã chiếm

địa vị quan trọng.

3. Vị trí, vai trò:

Do sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp kết thúc và chủ nghĩa tư bản giành

thắng lợi hoàn toàn đối với phương thức sản xuất cu,õ nhờ sự xuất hiện của đại công nghiệp

cơ khí nên khi kế tục A.Smith, David Ricardo đã đưa học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ

điển đạt đỉnh cao nhất của nó. Ở đỉnh cao này, Ricardo đã bảo vệ chủ nghĩa tư bản, nhưng

không xuyên tạc, mỵ dân vì tin vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, do vậy ông đã không

ngại bóc trần những xấu xa trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhờ đó từ học thuyết kinh tế của

ông về sau người ta đã rút ra những kết luận xã hội chủ nghĩa.

4. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:

a) Lý luận giá trị - lao động:

Kế thừa và phát triển học thuyết giá trị lao động của Smith, phân biệt khá rõ ràng giá

trị, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng. Ông cho rằng có hai nhân tố quyết định giá trị trao đổi: giá trị sử dụng, hay tính chất

khan hiếm và số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra vật phẩm. Nhưng thước đo giá trị

trao đổi là giá trị và "giá trị do số lượng tương đối của lao động cần thiết để sản xuất ra

hàng hóa đó quy định". Ở đây, Ricardo đã loại bỏ tính chất hai mặt trong định nghĩa giá trị

của Adam Smith để khẳng định rằng giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động xã hội cần

thiết quyết định, nhưng ông lại sai lầm khi cho rằng "lao động trong điều kiện xấu nhất là

lao động xã hội". Và một thiếu xót nữa của ông là ông đã giải thích giá trị một cách siêu

hình khi cho rằng giá trị là thuộc tính của mọi vật và rằng giá trị tồn tại vĩnh viễn.

Ông cũng hiểu được giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của hàng hóa nhưng chỉ biểu

hiện ra bằng tiền. Biết được giá cả thị trường xoay quanh giá cả tự nhiên do quy luật cung -

cầu.

Về cơ cấu giá trị hàng hóa ông đã xét đến hai yếu tố là chi phí lao động sống và chi

phí lao động quá khứ. Tiếc rằng ông chưa nghiên cứu các hình thái của giá trị và tính chất

hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa. Về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của

hàng hóa, Ricardo thấy được rằng khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa

giảm xuống.

So với Adam Smith, lý luận giá trị - lao động của Ricardo hoàn thiện hơn, nhất quán

hơn nhưng ông lại không phát hiện tiếp điều vướng mắc của Adam Smith là cảm thấy có

cái gì đó làm cho việc trao đổi giữa tư bản và lao động sống không thể giải thích trực tiếp

bằng quy luật giá trị. Do đó Ricardo tuy khẳng định quy luật giá trị hoạt động trong cả hai

nền sản xuất nhưng không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng

hóa tư bản chủ nghĩa.

b) Lý luận về tiền:

Vào thế kỷ XVIII ở Anh diễn ra việc đổi giấy bạc lấy vàng làm cho số lượng tiền

giấy tăng lên dẫn đến nạn lạm phát. Trong ngành ngân hàng diễn ra cuộc tranh luận đòi

quay lại chế độ bản vị vàng, tình hình này thúc đẩy Ricardo đưa ra lý thuyết tiền tệ. Lý

thuyết này của ông có tính hai mặt.

Một mặt dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa của tiền,

chức năng thước đo giá trị của tiền, nhưng ông lại không hiểu được nguồn gốc của tiền

(vàng) và đã đơn giản hóa chức năng của tiền (vàng).

Môït mặt dựa vào thuyết số lượng tiền để khẳng định số lượng tiền (giấy) càng nhiều

thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại để lý giải sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và

điều tiết bảng cân đối thanh toán. Bản thân Ricardo không phân biệt quy luật lưu thông tiền

giấy và quy luật lưu thông tiền vàng.

c) Lý luận về tư bản:

Ricardo đồng nhất tư bản với dự trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất nên không

nhìn thấy tư bản là một quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử.

Ông phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động tùy theo tốc độ hao

mòn và sự cần thiết của tái sản xuất, nhưng ông đã lẫn lộn giữa tư bản bất biến, tư bản khả

biến với tư bản lưu động, tư bản cố định. Do vậy, ông đã gặp bế tắc khi nghiên cứu sâu hơn

các vấn đề có liên quan.

d) Lý luận về các nguồn thu nhập: Kế thừa quan điểm của Smith về những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào

lý luận giá trị - lao động, David Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng

trong học thuyết của mình.

* Về tiền công: coi lao động là hàng hóa, ủng hộ "quy luật sắt về tiền công", ủng hộ

quan điểm "nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động", vạch ra các yếu tố ảnh

hưởng đến giá cả lao động.

* Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm thuê, có

quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công. Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm

xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ phì của đất giảm dần.

* Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của ông.

Theo ông "Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động trên đất đai xấu nhất quyết

định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô".

Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng

được trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn. Ở đây Ricardo đã nhìn thấy địa tô chênh lệch I,

vạch rõ địa tô phụ thuộc lợi nhuận, nhưng phủ nhận địa tô tuyệt đối và không đụng đến địa

tô chênh lệch II.

e) Lý luận về tái sản xuất:

Tin rằng không có khả năng sản xuất thừa dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản

tiến bộ tuyệt đối do phát triển vì lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận cao mà tích lũy tư bản được

thực hiện, qua đó tăng cầu lao động và thúc đẩy tăng thu nhập tiêu dùng và sức mua. Nhưng

do nhìn thấy quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nên ông nhìn nhận có khủng

hoảng bộ phận.

f) Lý thuyết về lợi thế so sánh:

Kế thừa quan điểm của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo đưa ra quy luật lợi

thế so sánh còn gọi là lý thuyết so sánh tương đối. Lý thuyết này nói rằng một nước có thể

nâng cao mức sống và thu nhập của nước mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những

mặt hàng hóa có năng suất cao hơn nước khác và thực hiện phân công lao động quốc tế để

trao đổi.

Ví dụ: Nếu Mỹ có năng suất lao động cao về lương thực và châu Âu có năng suất lao

động cao về quần áo, thì Mỹ sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu lương thực cho

châu Aâu, còn châu Âu cũng sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo cho Mỹ.

g) Lý luận về thuế:

Ricardo cho rằng thuế là bộ phận sản phẩm của đất đai và của công nghiệp dành cho

chính phủ của một nước sử dụng. Bộ phận này được trả theo vốn hay theo thu nhập. Nói

chung, thuế vừa làm tăng nguồn thu và chi của chính phủ, nhưng thuế cũng làm giảm khả

năng tích lũy tư bản, giảm khả năng tiêu dùng và do vậy làm chậm tốc đôï tăng của cải.

Ricardo chỉ ra nhiều loại thuế và tác dụng của nó, đồng thời ông cũng ủng hộ các

nguyên tắc đánh thuế do A.Smith đưa ra.

( Các công dân, tùy khả năng và cố gắng tối đa, phải góp phần giúp đỡ ngân sách

chính phủ.

( Phần thuế mỗi người phải nộp cần rõ ràng, không được áp đặt đôïc đoán. ( Thuế phải thu đúng hạn và với phương thức thuận lợi nhất cho người nộp.

( Thuế phải tính toán sao cho nhân dân đóng góp ít nhất và số tiền này chỉ nằm trong

công quỹ thời gian ngắn nhất.

Nhận xét: Học thuyết kinh tế của David Ricardo đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính

trị tư sản cổ điển. Nếu Adam Smith có công hệ thống hóa các quan điểm kinh tế có từ trước

thì David Ricardo đã xây dựng hệ thống này trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Các nhà

kinh tế học tư sản sau này không quan tâm nhiều đến lý luận giá trị- lao động, họ xa rời

nguyên tắc này và duy nhất chỉ có Karl Marx kế thừa xuất sắc lý luận giá trị - lao động để

đặt nền móng vững chắc cho toàn bôï học thuyết kinh tế của mình.

œ œ

Chương VII

HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN TẦM THƯỜNG

Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường là hệ thống lý luận của những người chỉ xem

xét hiện tượng bề ngoài, dựa vào ý kiến của một số đại biểu đi trước để khái quát và hệ

thống hóa thành kết luận nhất định nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa tư bản và biện hộ cho lợi ích

của giai cấp tư sản.

Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 dưới hình thức các

yếu tố tầm thường trong lý luận của một số đại biểu và mãi tới thế kỷ 19 phát triển thành

học thuyết chính thức do kinh tế chính trị tư sản cổ điển bị lão hóa, suy đồi, biến tướng vì

các nguyên nhân sau:

( Sau năm 1825, khủng hoảng về kinh tế có tính chất chu kỳ đã làm cho lý thuyết tái

sản xuất của D.Ricardo không còn hiệu nghiệm.

( Trường phái kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa không tưởng xuất hiện và phê phán

sâu sắc, nghiêm khắc, gay gắt nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

( Hạn chế của lý luận giá trị - lao động chưa hoàn chỉnh đã không lý giải được thực

tiễn kinh tế lúc bấy giờ.

I- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA THOMAS ROBERT MANTHUS (1766-1834).

1. Sơ lược tiểu sử:

Xuất thân từ gia đình quý tộc, tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1788, trở thành

mục sư. Từ năm 1808 làm giáo sư khoa lịch sử hiện đại và kinh tế chính trị.

Manthus ủng hộ tầng lớp tư sản kinh doanh ruộng đất và bảo vệ lợi ích của giai cấp

tư sản, phương pháp của ông nặng về phân tích hiện tượng, thay quy luật kinh tế bằng quy

luật tự nhiên.

Tác phẩm nổi tiếng của ông là "Bàn về quy luật nhân khẩu" (1788) sau đó bổ sung

và đổi thành "Những nguyên lý của kinh tế chính trị học" (1820).

2. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:

a) Lý luận giá trị - lao động:

Manthus xa rời lý luận giá trị - lao động của A.Smith và David Ricardo; ông lẫn lộn

giá trị hàng hóa với chi phí sản xuất.

b) Lý luận về thực hiện:

Manthus thừa nhận có khủng hoảng sản xuất thừa do tiền lương thấp hơn tổng giá trị

hàng hóa một lượng bằng lợi nhuận. để khắc phục sản xuất thừa phải cần đến một giai cấp

chỉ tiêu dùng mà không sản xuất, đó là tầng lớp quý tộc, quân đội...

c) Lý luận về nhân khẩu:

Đây là lý thuyết trung tâm của ông, nó đã gây ra nhiều sự tranh cãi trong giới nghiên

cứu.

Manthus cho rằng nguồn gốc mọi tệ nạn xã hội là do nguyên nhân tự nhiên, tức là do

con người không chế ngự được bản năng, làm cho dân số tăng quá nhanh, khiến cho xã hội

đã không thể cải thiện kịp mức sống mà ngược lại còn sinh ra các vấn đề tệ hại khác. Với

quan điểm như vậy, ông trình bày lý thuyết nhân khẩu được tóm tắt như sau: Theo quy luật sinh học, dân số tăng gấp đôi, trong khi đó tư liệu sinh hoạt tăng chậm

theo cấp số cộng do độ màu mỡ của đất đai giảm, năng suất đầu tư bất tương xứng.

Minh họa cho lý luận của mình, Manthus đã dùng số liệu dân số tăng lên ở Mỹ và tài

liệu của Pháp về tình hình nông sản.

Từ sự phân tích của mình, Manthus kết luận rằng sự nghèo nàn của xã hội không

phụ thuộc quan hệ quản lý hay quan hệ phân phối mà phụ thuộc sự sinh sôi nảy nở nguy

hiểm của dân số, phụ thuộc vào quan hệ sinh sản của con người. Do vậy, để tìm biện pháp

khắc phục, Manthus đã đề nghị:

( Các biện pháp hạn chế sinh sôi: cho lao động quá sức, dựa vào ôn dịch, đói kém, chiến

tranh, hạn chế kết hôn, hạn chế sinh đẻ.

( Các biện pháp tăng tư liệu sinh hoạt: khuyến khích cải tiến kỹ thuật canh tác, phát triển

lưu thông hàng hóa, tự do xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm, đưa dân sang vùng đất

mới, trù phú, chưa khai phá.

Nhận xét: Một trong những người đầu tiên bám lấy các yếu tố tầm thường trong học

thuyết kinh tế của những người đi trước để xây dựng lý luận kinh tế bênh vực chủ nghĩa tư

bản và tìm cách hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào con đường có lợi cho giai cấp

quý tộc, địa chủ. Bên cạnh đó Manthus cũng đã có công góp phần giải quyết một trong các

vấn đề có tính chất toàn cầu: hạn chế sinh sản.

II- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA JEAN BAPTISTE SAY (1767-1832).

1. Sơ lược tiểu sử:

Xuất thân từ gia đình thương nhân Pháp, học ở Anh, tham gia quản lý xí nghiệp,

biên tập viên nhiều báo, giáo sư kinh tế của nhiều trường đại học Pháp.

J.B Say bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản, ông sử dụng phương pháp chủ quan,

tâm lý, phủ nhận các quy luật kinh tế khách quan, không vận dụng quan điểm lịch sử khi

xem xét các phạm trù kinh tế.

Các tác phẩm của ông có : "Luận văn kinh tế chính trị học" (1802), "Vấn đáp kinh tế

chính trị học" (1817); "Tập bài giảng về kinh tế chính học" (1830). Qua các tác phẩm của

mình, ông được một số người cho là kế tục A.Smith, là "hoàng tử của khoa học kinh tế

chính trị học".

2. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:

Lý luận kinh tế của J.B Say được xây dựng trên quan niệm mới của ông về đối tượng

của kinh tế chính trị. Trong tác phẩm "Sổ tay kinh tế chính trị" Say đã tách kinh tế khỏi

chính trị vì ông không muốn thừa nhận những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản. Say

định nghĩa : "Kinh tế chính trị là khoa học về sản xuất, phân phối và tiêu dùng của cải".

Ông muốn biến kinh tế chính trị học thành một khoa học thực hành, ông chia kinh tế chính

trị học thành ba bộ phận: sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Cả ba bộ phận này tồn tại độc lập,

không phụ thuộc, ràng buộc nhau. Đây là bước lùi của Say so với kinh tế chính trị tư sản cổ

điển, do vậy trong học thuyết kinh tế của ông chứa các yếu tố nông cạn, tầm thường.

a) Lý thuyết giá trị - ích lợi:

J.B Say đã xa rời lý luận giá trị - lao động để ủng hộ lý luận giá trị - ích lợi hay giá

trị - chủ quan. Theo ông, sản xuất tạo ra tính hữu dụng (tính ích lợi), còn ích lợi làm cho vật

có giá trị. Giá trị của một vật càng cao thì ích lợi của nó càng lớn. Quan điểm này của ông

hoàn toàn khác so với quan điểm của D.Ricardo cho nên qua tranh cãi với Ricardo về giá trị

hàng hóa, Say phải nhượng bộ và cho rằng có hai loại lợi ích : loại không mất tiền mua (có sẵn) thì không quyết định giá trị còn loại ích lợi phải mất tiền mua (cần chi phí sản xuất) thì

tạo ra giá trị. Từ đó Say đưa ra định nghĩa thứ hai về giá trị: Giá trị của những sự phục vụ

có tính chất sản xuất, chẳng qua chỉ là giá trị của cái hàng hóa vốn là kết quả của những sự

phục vụ ấy. Thực chất của định nghĩa này là đã dùng giá trị để định nghĩa giá trị. Để làm

sáng tỏ hơn, Say đưa ra định nghĩa thứ ba về giá trị: Giá trị chỉ được xác định trong trao

đổi, thước đo giá trị các đồ vật là số lượng các vật mà những người khác đồng ý đưa ra để

đổi lấy đồ vật nói trên. Với quan niệm như vậy thì Say lại lẫn lộn vì cho rằng chính số

lượng tiền ( vật ngang giá) và quan hệ cung - cầu quyết định giá trị.

b) Lý luận về ba nhân tố sản xuất và các thu nhập:

Dựa trên lý luận giá trị - ích lợi, Say giải thích nguồn gốc các thu nhập trong xã hội

tư bản chủ nghĩa.

Theo Say có ba nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất là tư bản, lao động, ruộng

đất. Mỗi nhân tố đều có ích lợi riêng và tạo ra các bộ phận giá trị tương ứng : ích lợi của

ruộng đất tạo ra địa tô, ích lợi của tư bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi của lao động tạo ra tiền

lương.

c) Lý luận bồi thường:

Trước tình cảnh thất nghiệp của công nhân do thành tựu của cách mạng công nghiệp,

Say đã tìm cách bao che cho chủ nghĩa tư bản bằng cách lập luận rằng chỉ có ở thời kỳ đầu

việc sử dụng máy móc mới gây ra điều tệ hại là sa thải công nhân, làm cho họ thất nghiệp,

nhưng cuối cùng do việc sử dụng máy móc làm cho sức sản xuất phát triển, hàng hóa rẻ đi

và việc làm mới lại tăng lên nên công nhân lại được lợi.

Quan điểm này của Say rõ ràng không nhận thấy tác dụng của quy luật tích lũy dưới

chủ nghĩa tư bản.

d) Lý luận thực hiện hay lý thuyết tiêu thụ:

J.B Say đưa ra lý luận này để chứng minh sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát

triển cân đối, không có sản xuất thừa. Cơ sở lý luận của ông là dựa trên quan điểm cho rằng

có sự thăng bằng tự nhiên giữa người mua và người bán, giữa sản xuất và tiêu dùng. Từ đó

ông đưa ra quy luật thị trường có nội dung được tóm tắt: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cái

người ta cần không phải là giá trị trao đổi mà là giá trị sử dụng, do vậy lợi ích chủ yếu của

người sản xuất là ở chỗ trao đổi sản phẩm lấy sản phẩm, tiền chỉ là vật trung gian. Mỗi

người bán đồng thời cũng là người mua nên sản phẩm được sản xuất ra không những tạo ra

lượng cung mà còn tạo ra lượng cầu và mở ra thị trường cho sản phẩm khác. Xét trên toàn

xã hội tổng cung bằng tổng cầu nên không có khả năng tổng sản xuất thừa và khủng hoảng.

Nhưng Say thừa nhận có sản xuất thừa bộ phận và để khắc phục ông đề nghị mở

rộng sản xuất ở những ngành khác để tạo sức tiêu thụ đối với sản phẩm của ngành gặp

khủng hoảng sản xuất thừa.

Lập luận này của Say đã kêu gọi phát triển lực lượng sản xuất vô hạn và phủ nhận

khủng hoảng sản xuất thừa. Đây là sai lầm của Say và thực tế sản xuất tư bản chủ nghĩa đã

bác bỏ lý luận này của ông.

Nhận xét: Lý luận của J.B Say có tính chất tán dương, biện hộ cho nền sản xuất hàng

hóa tư bản chủ nghĩa và ông đã không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản

xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, ông chỉ nghiên cứu những quan hệ bề ngoài của sản xuất.

******* Chương VIII

HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN

Học thuyết kinh tế tiểu tư sản là hệ thống lý luận của những người tiểu tư sản phản

ánh ảo tưởng muốn ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản để quay về sản xuất hàng

hóa giản đơn.

Học thuyết kinh tế tiểu tư sản thù địch chế độ tư bản, vạch trần một cách quyết liệt,

rõ ràng những mâu thuẫn của chế độ tư bản. Nhưng nó không phân tích những mâu thuẫn

ấy một cách khoa học: không vạch ra nguồn gốc, không vạch ra được xu hướng phát triển

tất yếu của các mâu thuẫn ấy, ngược lại nó tìm cách lý tưởng hoá chế độ tư hưũ nhỏ, đề ra

các dự kiến không tưởng nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư hưũ nhỏ, không nhìn thấy sản

xuất hàng hóa nhỏ là cơ sở sinh ra chủ nghĩa tư bản.

Đầu thế kỷ 19, nước Pháp và Thụy Sĩ là các nước có đông người sản xuất nhỏ và

bước đầu tiến hành cách mạng công nghiệp nên đã trở thành quê hương của kinh tế chính

trị tiểu tư sản.

I- LÝ LUẬN KINH TẾ CƠ BẢN CỦA JEAN - CHARLES LÉONARD SIMONDE DE

SISMONDI (1773-1842).

1. Sơ lược tiểu sử:

Sismondi thuộc dòng dõi quý tộc, là một trong các nhà sử học lớn nhất nước Pháp và

là môït trong những đại biểu nổi bật của kinh tế chính trị tiểu tư sản.

Ông bảo vệ lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, phê phán sản xuất hàng hóa tư bản chủ

nghĩa. Trong các tác phẩm, ông sử dụng phương pháp chủ quan và phê phán việc sử dụng

phương pháp trừu tượng hóa của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

2. Các tác phẩm:

Trong lãnh vực lịch sử ông có cuốn "Lịch sử người Pháp" gồm 31 cuốn; "Lịch sử

các nước cộng hòa Ý".

Trong lĩnh vực kinh tế ông có cuốn "Về sự giàu có của thương nghiệp" (1803);

"Những nguyên lý mới của khoa kinh tế chính trị" (1819); "Nghiên cứu về khoa kinh tế

chính trị" (1837).

Trong các tác phẩm kinh tế của mình, lúc đầu ông ủng hộ Adam Smith, nhưng từ

năm 1815 ông có những quan điểm trái ngược Smith.

3. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:

Lý luận kinh tế của Sismondi được xây dựng trên quan điểm riêng của ông về đối

tượng kinh tế chính trị học. Theo ông "Kinh tế chính trị trước hết là khoa học đạo đức. Chỉ

khi nào nó chú ý đến tình cảm, nhu cầu và những ý muốn của nọi người thì nó mới có thể

đạt đến mục đích của nó" và ông nhấn mạnh "khoa kinh tế chính trị không phải là những

nguyên lý chính sách tự do mậu dịch mà là phúc lợi vật chất của con người do nhà nước

quyết định". Do đó, ông đã chú ý đến quan hệ giữa kinh tế học và chính sách của nhà nước

mà coi thường việc nghiên cứu hiện tượng kinh tế khách quan cùng tính quy luật của sự

phát triển.

a) Lý luận giá trị - lao động: Sismondi thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng. Thừa nhận lý luận giá

trị - lao động và lấy nó làm cở sở để giải quyết các vấn đề kinh tế khác. Kế tục quan điểm

của A. Smith, ông đưa ra khái niệm "siêu giá trị" với các bộ phận hợp thành là lợi nhuận,

địa tô và tiền lương. Ông vẫn lẫn lộn giữa việc xác định thực thể của giá trị với việc thực

hiện giá trị.

b) Lý luận về tiền tệ:

Tiền là sản phẩm của lao động, được dùng làm thước đo chung của giá trị và giúp

trao đổi được dễ dàng. Nhưng ông không phân tích được nguồn gốc, bản chất và chức năng

của tiền một cách có hệ thống.

c) Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô:

Theo Sismondi, công nhân là người tạo ra của cải vật chất, cho nên tiền lương phải

bằng toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của người công nhân.

Lợi nhuận của nhà tư bản là bộ phận của sản phẩm lao động và do đó là kết quả của

sự cướp bóc công nhân.

Địa tô cũng là kết quả của sự cướp bóc công nhân, và dù đất xấu cũng phải nộp địa

tô do độc quyền sở hữu ruộng đất, nhưng mặc khác ông lại cho rằng địa tô là quà tặng của

tự nhiên.

d) Lý luận về tư bản:

"Tư bản là một giá trị không ngừng sinh sôi, nảy nở" và quá trình tích tụ tư bản làm

cho giai cấp công nhân bị bần cùng hóa còn giai cấp tư sản thì ngày càng giàu có. Như vậy,

Sismondi là người đầu tiên vạch rõ những mâu thuẫn,hạn chế của phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa, thừa nhận trong xã hội tư bản chủ nghĩa có khủng hoảng, thất nghiệp.

e) Lý luận thực hiện và khủng hoảng kinh tế:

Theo Sismondi, điều kiện để thực hiện sản phẩm là sản xuất phải phù hợp với tiêu

dùng. Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng tức "tiêu dùng không đầy đủ" thì có một bộ phận

sản xuất thừa ra và dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thị trường trong nước bị thu hẹp thường xuyên

do công nhân bị thất nghiệp, thu nhập giảm sút còn bản thân nhà tư bản lại tích lũy một

phần thu nhập. Ngay người sản xuất nhỏ bị phá sản cũng mất khả năng tiêu dùng. Con

đường giải quyết nạn khủng hoảng kinh tế là củng cố lại sản xuất hàng hóa nhỏ của giai cấp

tiểu tư sản.

f) Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước:

Cho rằng nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp, do đó nhà nước

phải can thiệp vào kinh tế để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất

hàng hóa nhỏ.

Nhận xét: Sismondi là nhà lý luận của giai cấp tiểu tư sản, nghi ngờ sự tồn tại vĩnh viễn

của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và đòi quay trở lại sản xuất nhỏ. Lý luận của ông

chứa đựng một số yếu tố khoa học, hợp lý : vạch rõ mâu thuẫn của xã hội tư bản chủ nghĩa,

tìm hiểu căn nguyên khủng hoảng kinh tế nằm ở sự bần cùng của giai cấp công nhân.

II- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA PIERRE JOSEPH PROUDHON (1809-1865).

1. Sơ lược tiểu sử:

Proudhon xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, tự học. Là nhà chính luận người

Pháp, nhà kinh tế học, xã hội học, tư tưởng gia của giai cấp tiểu tư sản. Ông viết nhiều tác phẩm như : "Sở hữu là gì?" (1804); "Triết học của sự khốn cùng" (1846). Qua các tác phẩm

của mình, ông đã áp dụng phương pháp siêu hình và tỏ ra không hiểu gì về phép biện

chứng.

2. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:

a) Lý luận về tư hữu, tín dụng:

"Tư hữu là quyền ăn cướp" cần phải thay thế bằng "quyền sử dụng". Với quan niệm

này Proudhon đề nghị lập "Ngân hàng trao đổi" cho vay vốn không lấy lãi để trao quyền sử

dụng vốn cho bất kỳ ai muốn đầu tư kinh doanh, sản xuất. Có như vậy người lao động trực

tiếp sẽ không còn bị ai cắt xén công lao. Ngân hàng sẽ cho vay tiền không hạn chế và chức

năng của ngân hàng này chỉ có việc in tiền, giúp cho hàng hóa bán theo giá trị.

Theo Proudhon sở hữu có hai mặt: tích cực (giúp con người độc lập) và tiêu cực,

phải xóa bỏ nhưng sở hưũ nhỏ lại có tính tích cực, cần phải giữ lại. Proudhon cố tình không

chịu hiểu rằng sở hữu của người sản xuất hàng hóa nhỏ sẽ dẫn đến sở hữu lớn tư bản chủ

nghĩa.

b) Lý luận giá trị cấu thành:

Theo Proudhon, thị trường là nơi hàng hóa được lựa chọn. Nếu một hàng hóa đưa ra

thị trường và được thị trường chấp nhận thì hàng hóa đó có "giá trị cấu thành". Người sản

xuất phải chắc chắn hàng hóa của mình được thị trường chấp nhận, họ cần phải "cấu thành

trước giá trị" như thế nào để hàng hóa được đi vào lưu thông, vào tiêu dùng. Khi hàng hóa

được thực hiện thì mâu thuẫn giữa hàng và tiền sẽ mất đi. Proudhon còn cho rằng mâu

thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi là phản ánh mâu thuẫn giữa sự dồi dào (giá trị

sử dụng) và sự khan hiếm (giá trị trao đổi). Với lý luận này, Proudhon muốn xoá mờ mâu

thuẫn H-T, muốn biến tất cả hàng hóa thành tiền.

c) Lý luận về lợi nhuận, lợi tức:

Theo Proudhon, lợi nhuận công nghiệp là hình thức đặc biệt của tiền công. Nhưng

lợi tức lại khác, nó là cơ sở cho sự bóc lột và cho nạn thừa sản phẩm. Do nhà tư bản cộng

thêm lợi tức vào chi phí nên công nhân vừa bị cắt xén tiền công, vừa không thể mua hết

toàn bộ sản phẩm. Muốn xoá bỏ hiện trạng này thì cần lập ngân hàng không lấy lãi cho các

nhà tiểu sản xuất và công nhân vay.

d) Lý luận về vai trò của nhà nước:

Khi trong xã hội mọi người đều tự cung cấp được phương tiện sản xuất thì sẽ không

còn giai cấp, không còn nhà nước, tất cả sẽ thực sự tự do, bình đẳng và tự nhiên trở thành

chân chính, lương thiện.

Nhận xét: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản đã lý tưởng hóa sản xuất hàng hóa nhỏ, bênh

vực giai cấp tiểu tư sản và vạch ra được mâu thuẫn và mặt trái của xã hội tư bản chủ nghĩa

nhưng biện pháp giải quyết không triệt để, không khoa học vì kêu gọi điều hòa giai cấp,

kiến nghị các chính sách kinh tế bảo thủ, cải lương.

****** Chương IX

HỌC THUYẾT KINH TẾ

CỦA CNXH KHÔNG TƯỞNG

I- HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG.

1. Điều kiện xuất hiện và vấn đề phải giải quyết:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là hệ thống lý luận phản ánh mơ ước tiêu diệt ách áp

bức, bóc lột, bất bình đẳng về KT-XH. Đó là sản phẩm gắn liền với sự phát triển của chủ

nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ đầu thế kỷ 16 dưới dạng sơ khai. Sau

cuộc cách mạng tư sản, chế độ phong kiến sụp đỗ, chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Lúc đầu

xã hội tư bản chủ nghĩa được xem là xã hội công bằng, tự do hơn xã hội phong kiến nhưng

đến đầu thế kỷ 19 do hậu quả cuộc cách mạng công nghiệp, xã hội tư bản chủ nghĩa bộc lộ

rõ dần các mâu thuẫn và các căn bệnh, điều này tạo ra sự phản kháng ngày càng lớn từ

nhiều tầng lớp xã hội, nhất là của giai cấp công nhân. Nhưng phong trào công nhân chưa

lớn mạnh, chưa tự giác. Giai cấp công nhân chưa trở thành lực lượng chính trị độc lập.

Trước tình trạng đó chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời để phản ánh sự phản kháng của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động trước chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm kiếm con

đường xây dựng xã hội mới.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng:

( Dựa trên quan điểm kinh tế để phê phán tính chất áp bức, bóc lột và tính bảo thủ

của sản xuất hàng hóa TBCN, vạch rõ tính lịch sử của CNTB.

( Dựa trên sự tưởng tượng, ước mơ và dùng phương pháp tuyên truyền, thể nghiệm

để xây dựng xã hội mới.

II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CNXH KHÔNG TƯỞNG.

1. Thế kỷ 16-17:

a) Thomas More (1478-1535):

Xuất thân gia đình luật sư, năm 1529 trở thành Huân tước, Tể tướng Anh Quốc; một

trong những người sáng lập CNXH không tưởng Anh. Những quan điểm tiến bộ và nhân

đạo chủ nghĩa đưa ông đến chỗ mâu thuẫn với vua và bị ghép tội "phản quốc" chịu hình

phạt chặt đầu.

Tác phẩm làm ông bất tử là cuốn "không tưởng" (1516) chứa các tư tưởng cơ bản:

( Xoá tư hữu xây dựng công hữu về ruộng đất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.

( Nhà nước kiểm kê, tổ chức sản xuất và phân phối mọi sản phẩm làm ra.

( Thành phố là trung tâm tổ chức trực tiếp sản xuất; gia đình là tế bào kinh tế cơ bản.

Mỗi "gia đình kinh tế" có nghĩa vụ lao động chung là nông nghiệp, bất kể ở thành thị hay

nông thôn, còn nghề thủ công là công việc chủ yếu hầu như suốt đời.

b) Tomado Campanenla (1568-1639):

Xuất thân từ gia đình thủ công, một trong những lãnh tụ của phong trào giải phóng

nông dân ở Ý. Ông bị cầm tù suốt 27 năm và ở đó viết tác phẩm nổi tiếng thế giới : "Thành

phố mặt trời" và tới 1637 được xuất bản ở Pháp. Tư tưởng nổi bật trong tác phẩm này là

phủ nhận chế độ tư hữu và mơ ước một xã hôïi được xây dựng theo các yêu cầu sau: ( Mọi người đều có nghĩa vụ lao động nông nghiệp và mọi lĩnh vực hoạt động khác

đều được coi trọng như nhau.

( Xã hội coi trọng những người tài năng và trong xã hội không có thất nghiệp, không

có kẻ lười biếng, ăn bám.

( Nhà nước sẽ nắm việc phân phối để mỗi người đều được thỏa mãn nhu cầu cần

thiết, không cần mua - bán nhưng có thể còn trao đổi trực tiếp.

( Linh mục là người lãnh đạo thành phố mặt trời theo nguyên tắc dân chủ kết hợp

nguyên tắc cai trị của "những người khôn ngoan".

2. Thế kỷ 17-18:

a) Jean Meslier (1664-1729):

Xuất thân gia đình thợ dệt, học trường dòng. Năm ông 23 tuổi được phong mục sư.

Ông được coi là nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu tiên của Pháp.

Tác phẩm nổi bật của ông là "Di chúc", được xuất bản sau khi mất, chứa các tư

tưởng cơ bản: phủ nhận chế độ phong kiến, trật tự vua chúa và nhà thờ. Vạch rõ bọn áp

bức không tự nguyện rời bỏ đặc quyền, đặc lợi. Giải phóng nhân dân là sự nghiệp của

chính nhân dân. Mơ ước xây dựng chế độ công xã ruộng đất của nông dân.

b) Gabriel Bonnot de Mably (1707-1785):

Xuất thân gia đình quý tộc. Sau khi học xong và nhận chức tu viện trưởng, ông từ bỏ

cuộc đời tôn giáo, đi vào nghiên cứu lịch sử và chính trị. Ông viết khoảng 30 tác phẩm

được xuất bản lần lượt trong 50 năm. Qua các tác phẩm của mình, ông truyền bá "lý thuyết

về sự say mê"; "Lý thuyết về quyền tự nhiên" và vạch rõ sự thối nát của chế độ chuyên chế,

do vậy mà ông bị chính quyền đương thời kết án tù chung thân.

Mably xây dựng hệ thống quan điểm cộng sản chủ nghĩa tương đối toàn diện: xây

dựng xã hội dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất, không còn giai cấp

và cách biệt giàu - nghèo; mọi người đều coi lao động là nghĩa vụ, là niềm vinh quang; thực

hiện nguyên tắc "lao động theo khả năng và phân phối theo nhu cầu", giáo dục toàn dân,

không mất tiền; mọi người sống theo nguyên tắc đặo đức: "đừng làm cho người khác điều

gì mà mình không muốn người khác làm cho mình"...

c) Gracques Babeuf (1760-1797):

Xuất thân nông dân nghèo, học vấn dỡ dang nhưng ông hiểu được bản chất của chế

độ chuyên chế nhờ làm nhân viên lưu trữ hồ sơ, do vậy ông đã tham gia tích cực vào các

phong trào cách mạng. Babeuf vạch ra "Tuyên ngôn của những người bình dân", nêu ra

cương lĩnh hành động cho cuộc khởi nghĩa của các nhóm cách mạng; nhưng bị phản bội và

bị hành quyết năm 1797.

Tư tưởng cơ bản của Babeuf:

( Khởi nghĩa giành chính quyền.

( Thực hiện chuyên chính cách mạng của những người lao động.

( Xã hội cộng sản là một công xã lớn, mọi người đều phải lao động; lao động chân tay

là tiêu chuẩn số một để có được quyền công dân, còn lao động trí óc phải chứng minh tính

có ích thực sự của nó đối với tổ quốc; việc sản xuất được tiến hành tập trung do chính

quyền quản lý và nắm quyền phân phối theo phương châm "sự phải chăng chân thật" sao

cho mọi người đều được hưởng thành quả chung. 3. Thế kỷ 19:

a) Claude Henrie de Saint Simon (1760-1826):

Xuất thân từ gia đình quý tộc Pháp, có học vấn cao, giao lưu rộng rãi với nhiều

người tài năng, chu du qua nhiều nước và sáng tác rất nhiều tác phẩm vào thời kỳ thiếu

thốn, đói nghèo của bản thân.

Ông để lại di sản văn học lớn và năm 1865 được in thành 40 tập. Trong đó có các tác

phẩm đánh dấu sự phát triển tư tưởng của ông: "Những bức thư của một người ở Genève"

(1803); "Khái niệm khoa học về con người" (1813); "Những bức thư gởi một người Mỹ"

(1817); "Quan điểm về sở hữu và pháp chế" (1818); "Bàn về hệ thống công nghiệp" (1821).

Tư tưởng kinh tế - xã hội của ông khá phong phú và sắc sảo:

( Lịch sử xã hội loài người là sự thay đổi những tiêu chuẩn xã hội khác nhau dựa trên

chế độ sở hữu.

( Xã hội tư bản chủ nghĩa là xã hội đầy rẫy đặc quyền, đặc lợi với bao nghịch cảnh.

Xã hội này cần thay đổi.

( Các biện pháp hòa bình là các biện pháp duy nhất có thể dùng nhằm mục đích xây

dựng, sáng tạo, lập nên những thiết chế vững chắc.

( Xã hội tương lai sẽ theo chế độ công nghiệp, đó là chế độ cuối cùng của sự phát

triển lịch sử xã hội. Nó là kết quả của sự tiến bộ hơn nữa của xã hội với các đặc điểm:

+ Đảm bảo cho mọi người những điều kiện tốt nhất để thỏa mãn sự vui sướng. Chế

độ tư hữu được cải thiện cho lợi ích xã hội.

+ Mọi người đều là người lao động, được tự do, bình đẳng và địa vị xã hội do năng

lực quyết định.

+ Giai cấp công nghiệp là giai cấp có trí tuệ và chỉ có nó mới có năng lực quản lý đất

nước. Nhưng tính chất quản lý sẽ thay đổi: quyền lực của thiểu số sẽ không cần thiết. Chính

quyền sẽ do các nhà bác học, nghệ sĩ và công nghiệp thực hiện.

Đạt đến xã hội tương lai này nhờ sự giúp đỡ của nhà nước tư sản và của giai cấp tư

sản.

Saint Simon không vạch ra sự tất thắng của xã hội mới, không chỉ rõ lực lượng xây

dựng xã hội tương lai. Học thuyết của ông có chất mơ ước, không tưởng.

b) Francois Marie Charles Fourier (1772-1873):

Xuất thân từ gia đình buôn bán nhỏ, là thương nhân nên Fourier hiểu rõ thế giới con

buôn. Ông là người có trí nhớ tuyệt diệu, là người sắc sảo và học vấn có được là nhờ tự học

là chính.

Fourier là tác giả của nhiều tác phẩm lớn: "Lý thuyết về bốn giai đoạn phát triển và

những số phận chung" (1808); "Luận văn về hiệp hội gia đình và công nghiệp" (1822), và

10 năm sau tái bản với cái tên gọi "Học thuyết về sự thống nhất toàn xã hội" (1832), "Thế

giới kinh tế mới hay là phương thức hành động XHCN hợp với tự nhiên" (1829), là tác

phẩm trình bày cô đọng, dễ hiểu và đầy đủ học thuyết của Fourier.

Tư tưởng cơ bản của Fourier:

( Chia toàn bộ lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn vận động và phát triển từ thấp lên

cao: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Mỗi giai đoạn có bốn thời kỳ phát triển:

thơ ấu, thiếu niên, trưởng thành và già cỗi. ( Chủ nghĩa tư bản là giai đoạn cuối cùng của chế độ văn minh, sau nó là nền sản

xuất XHCN hay nền kỷ nghệ.

( Xã hội tư bản chủ nghĩa là trạng thái vô chính phủ của công nghiệp, trong đó "sự

nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi" sự "cạnh tranh đem lại sự bần cùng cho

người lao động".

( Xã hội tương lai là "xã hội bảo đảm", "xã hôïi hài hòa" trong đó có sự thống nhất

giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, mọi người đều có quyền lao động và có quyền sống.

( Tiến lên xã hội tương lai bằng cách tổ chức các hiệp hội sản xuất và tiêu dùng,

không chịu sự kiểm soát của nhà nước. Trong hiệp hội, mọi người đều phải lao động đến

giai đoạn "bảo đảm" đầy đủ điều kiện sống thì chuyển sang giai đoạn "hài hòa", lúc đó mọi

người lao động tự nguyện, được hoàn toàn tự do, thoải mái. Khi sự ham mê sôi nổi, tinh tế,

sinh động của con người được thực hiện sẽ thúc đẩy xã hội phát triển hơn nữa dù cho xã hội

vẫn còn tư hữu, còn giai cấp.

Năm 1832 Fourier cùng môn đệ xây dựng các hiệp hội ở Pháp rồi sau đó ở Mỹ

nhưng không thành công.

Lý luận của ông vừa chứa các yếu tố biện chứng, vừa chứa đựng yếu tố không

tưởng, có ảnh hưởng mạnh đến những người kế thừa ông.

c) Robert Owen (1771-1858):

Ông xuất thân trong gia đình thủ công, từ 9 tuổi đã đi làm thuê và lúc 20 tuổi trở

thành người quản lý một trong những xí nghiệp lớn nhất. Đầu năm 1800, Owen trở thành

giám đốc nhà máy New Lanark. Ở đó, ông đã thể hiện năng lực thiên tài về tổ chức và là

nhà cải cách đầy tính nhân đạo. Kết hợp với hoạt động thực tiễn, Owen viết nhiều tác phẩm:

"Báo cáo về xí nghiệp ở New Lanark" (1812); "Báo cáo gởi tỉnh Lanark" (1819-1820); năm

1832 xuất bản tạp chí "khủng hoảng" và các tác phẩm khác.

Tư tưởng cơ bản của Owen:

( Phê phán gay gắt xã hội tư bản, cho xã hội này là sự thống trị của lòng ích kỷ; sự

cạnh tranh vô chính phủ trong sản xuất ảnh hưởng đến phân phối đã không phù hợp với bản

chất tích cực của con người.

( Khẳng định sự cần thiết phải xoá bỏ tư hữu với tư cách là nguồn gốc gây ra tai họa

cho người lao động.

( Dự đoán các đặc trưng của xã hội tương lai:

( không còn tư hữu về tư liệu sản xuất.

( công xã lao động là tổ chức cơ sở của xã hội mới, hoạt động dựa trên cơ sở lao

động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa mọi thành viên.

( sự tiến bộ của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật là nét chủ yếu của xã hội tương

lai.

( thực hiện sự trao đổi công bằng bằng cách thay thước đo tiền tệ bằng thước đo lao

động thông qua các cửa hàng "trao đổi lao động công bằng", gạt bỏ thương nhân.

Trong thực tế, Robert Owen đã tìm cách thực hiện lý tưởng nhân đạo XHCN của

mình, đề xướng với chính phủ Anh "Luật công xưởng nhân đạo" chứa nhiều quan điểm

mới của ông về cải cách xã hội. Mãi đến 1819 nghị viện mới thông quật luật này nhưng cắt

xén nhiều. Năm 1824, ông sang Mỹ lập công xã "Sự hoà hợp mới" nhưng năm 1829 Công

xã bị tan rã, phá sản; Owen trở về Anh, lúc đó đang có cao trào công nghiệp và phong trào hợp tác xã của công nhân, ông lập "Cửa hàng trao đổi quốc gia" và cũng bị phá sản vào

năm 1834.

Trong các vấn đề đưa ra thực hiện và xem xét, Robert Owen vẫn tỏ ra là người duy

tâm, ông tin vào lý trí, vào sự thuyết phục, ông không lưu ý đến các phong trào cách mạng

xã hội. Vì vậy đáng lẻ có sự kết hợp giữa hệ thống tư tưởng XHCN của ông với phong trào

Hiến Chương ở Anh, nhưng cả hai lại tách rời nhau, nên cả hai cùng thất bại. Mặc dù vậy

Robert Owen cũng đã có công lớn trong việc tìm tòi và cố gắng thực hiện ước mơ cải tổ xã

hội theo nguyên lý CSCN.

*******

Chương X

HỌC THUYẾT KINH TẾ

CỦA CHỦ NGHĨA MARX-LENIN

Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Marx-Lenin là hệ thống lý luận vạch rõ bản chất,

quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; khẳng định xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ

bị thay thế bởi một xã hội mới tiến bộ hơn thông qua đấu tranh giai cấp và thực hiện cách

mạng xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

I- HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ VẤN ĐỀ PHẢI GIẢI QUYẾT.

1. Hoàn cảnh xuất hiện:

Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện là do có đủ tiền đề cần thiết.

a) Tiền đề kinh tế:

Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 ở Anh thúc đẩy đại công nghiệp cơ khí ra

đời, tạo cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, chín mùi, bộc lộ đầy đủ

các mâu thuẫn nội tại và quy luật vận động của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

b) Tiền đề chính trị - xã hội:

Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng tăng và sang những năm 30-40

của thế kỷ XIX, phong trào công nhân có những bước phát triển mới là đã liên kết công

nhân trong phạm vi cả nước chống lại toàn bộ giai cấp tư sản. Tiêu biểu cho phong trào đấu

tranh của giai cấp công nhân trong thời kỳ này là: cuộc khởi nghĩa của công nhân Lyon

Pháp (1831-1834), Phong trào Hiến chương ở Anh (1835-1848); Cuộc khởi nghĩa của công

nhân dệt ở Đức (1844).

Tiếp sau đó, khi chủ nghĩa Marx xuất hiện, đặc biệt sao khi Quốc tế cộng sản ra đời

thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trở thành một lý luận mạnh mẽ, có cương

lĩnh và đường lối rõ ràng.

c) Tiền đề lý luận:

Trong thời kỳ này nhiều thành tựu tư tưởng xã hội xuất hiện với Triết học cổ điển

Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, tất cả tạo điều kiện

tiền đề lý luận cho chủ nghĩa Marx ra đời.

2. Vấn đề phải giải quyết:

Tìm hiểu toàn bôï quá trình vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, phát hiện quy

luật kinh tế chi phối quá trình đó. Chứng minh bản chất bóc lột và thuyết minh vai trò lịch

sử thế giới của giai cấp công nhân.

II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA

CHỦ NGHĨA MARX-LENIN.

1. Thời kỳ Marx-Engels (1843-1895):

Marx và Engels là hai người bạn chí thân, cùng sáng lập chủ nghĩa Marx và là những

người đầu tiên xây dựng và phát triển kinh tế chính trị học Marxist.

a. Giai đọan hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của kinh tế chính trị học

Marxist (1843-1848). b. Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị

học Marxist (1848-1867).

c. Giai đoạn hoàn thiện kinh tế chính trị học Marxist (1867-1895).

2. Thời kỳ Lênin: đầu thế kỷ XX đến 1924.

Lênin đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện chuyển từ giai đoạn tự do cạnh

tranh sang độc quyền và nghiên cứu CNXH xuất phát từ thực tiễn cách mạng XHCN ở

nước Nga, do đó Lênin đã phát triển và hoàn thiện một bước kinh tế chính trị học Marxist

và đưa nó chuyển dần sang kinh tế chính trị Marx-Lênin, trong đó Lênin đã phát triển lý

luận về CNXH, đặc biệt là về các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

3. Thời kỳ sau Lênin đến nay (1924-nay):

Sự nghiệp xây dựng CNXH ở các nước đã đạt yêu cầu cho các Đảng Cộng sản phát

triển hơn nữa học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Marx-Lênin ngang tầm thời đại.

III- CÁC ĐẠI BIỂU VÀ CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ NỔI BẬT.

1. Friedrich Engels (1820-1895):

a. Sơ lược tiểu sử: Engels sinh tại thành phố Barmen, nước Phổ, con chủ hãng bông.

Ông là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, ông tinh thông nhiều ngôn

ngữ khác nhau.

Engels là một trong những người đầu tiên có công xây dựng chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, có nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và ông bênh vực

quyền lợi cho giai cấp công nhân.

b. Tác phẩm và tư tưởng kinh tế chủ yếu:

+ "Đại cương phê phán chính trị kinh tế học" (1844): ông đứng trên lập trường

XHCN phê phán kinh tế chính trị tư sản và quy luật nhân khẩu của Manthus.

+ "Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh" (1845) : luận chứng khoa học cho sứ mệnh

đấu tranh giành sự giải phóng cuối cùng cho mình của giai cấp công nhân.

+ "Gia đình thần thánh" (1844), "Hệ tư tưởng Đức" (1846) viết cùng với Marx: vạch

ra các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

+ "Tuyên ngôn Đảng Công sản" (1848) viết cùng với Marx: đây là tác phẩm kinh

điển của chủ nghĩa cộng sản khoa học, vạch rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

+ "Chống Duhring" (1878) : một trong những tác phẩm kinh tế và triết học xuất sắc

nhất của Engels, trong đó ông trình bày và phát triển thêm học thuyết kinh tế của Marx.

+ "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1848): Engels vạch

ra quá trình phát triển của sự phân công xã hội và sản xuất hàng hóa, sự ra đời của chế độ tư

hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Sau khi Karl Marx mất, Engels có công phụ trách chỉnh lý và xuất bản tiếp quyển II

(1885) và quyển III (1894) của bộ "Tư Bản".

F. Engels là người đầu tiên tiến vào lĩnh vực kinh tế chính trị vô sản và đã góp phần

tạo ra bước ngoặc cách mạng trong kinh tế chính trị học. Ông là lãnh tụ được thừa nhận về

lý luận và cả về thực tiễn của phong trào công nhân quốc tế.

2. Karl Marx (1818-1883): a. Sơ lược tiểu sử: Xuất thân từ gia đình phong lưu, có học thức, người Đức gốc Do

Thái. Năm 1814 đạt học vị tiến sỹ triết học. Năm 1842 bước vào lĩnh vực hoạt động báo

chí, sau đó tìm hiểu, nghiên cứu về kinh tế chính trị học và trở thành một trong những

người đặt nền móng cho kinh tế chính trị học vô sản.

Karl Marx là một trong những người đầu tiên xây dựng chủ nghĩa biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, có nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa khoa học. Ông sử dụng thông

thạo phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị kết hợp hài

hòa với các phương pháp khác. Ông là người đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động.

b. Các tác phẩm:

+ Mở đầu cho lý luận kinh tế của Karl Marx là các tác phẩm: "Sự khốn cùng của

Triết học" (1847); "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848); "Lao động làm thuê và tư

bản" (1849).

+ Thành công lớn lao đầu tiên là cuốn "Góp phần phê phán khoa học kinh tế chính

trị" (1859), trong đó trình bày lý luận giá trị - lao động và tiền.

+ Tác phẩm nổi tiếng toàn thế giới "Das Kapital" (1867) sau đó được F. Engels tiếp

tục xuất bản : luận chứng các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và xây dựng hoàn

chỉnh các học thuyết kinh tế.

c. Các lý luận kinh tế chủ yếu:

Karl Marx xây dựng học thuyết kinh tế của mình dựa theo một quan điểm mới, khoa

học về đối tượng của kinh tế chính trị học. Ông đưa khái niệm mới "quan hệ sản xuất" và

xác định quan hệ sản xuất là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học. Ông nghiên

cứu nó trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để

vạch ra bản chất và quy luật kinh tế chi phối sự vận động của xã hội loài người, đặc biệt là

xã hội tư bản chủ nghĩa. Ông sử dụng phương pháp nghiên cứu là trừu tượng hóa khoa học

để phân tích đi sâu vào bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế để

từ đó xây dựng khái niệm, phạm trù, phát hiện quy luật và hoàn chỉnh các lý luận kinh tế,

học thuyết kinh tế.

+ Lý luận giá trị - lao động: hệ thống hoá kiến thức của những người đi trước, phát

hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phân tích mặt chất, mặt lượng của

hàng hóa và làm rõ mối quan hệ giữa giá trị sử dụng - giá trị - giá trị trao đổi - các hình thái

giá trị - Tiền.

+ Lý luận về sự chuyển hóa của Tiền thành tư bản.

+ Lý luận về sự vận động của tư bản và vạch ra quy luật giá trị thặng dư trong sản

xuất hàng hóa TBCN.

+ Lý luận về tư bản bất biến và tư bản khả biến để vạch rõ nguồn gốc của giá trị

thặng dư, qua đó vạch rõ và chứng minh quan hệ bóc lột trong xã hội TBCN.

+ Lý luận về sự chuyển hóa dạng thái của (m) để vạch rõ nguồn gốc bóc lột của các

thu nhập dưới CNTB, từ đó kêu gọi giai cấp công nhân phải đoàn kết lại để chống trả với

toàn thể giai cấp tư sản.

+ Lý luận về lợi nhuận bình quân vạch rõ mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu

thuẫn giữa các nhà tư bản trong việc bóc lột công nhân và cho thấy bản chất bóc lột đã được

che dấu như thế nào. + Lý luận về tích lũy TBCN: vạch rõ hậu quả của việc sử dụng (m) vào tái sản xuất,

từ đó chứng minh nạn thất nghiệp tất yếu và tình trạng bần cùng hoá trong xã hội TBCN.

+ Lý luận về tái sản xuất xã hội: vạch rõ các điều kiện cho sự phát triển cân đối và

chỉ rõ khả năng khủng hoảng kinh tế chu kỳ của sản xuất TBCN.

Qua lý luận của mình, Karl Marx đã chứng minh một cách khoa học bản chất bóc lột

của chủ nghĩa tư bản, phát hiện quy luật kinh tế cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của

CNTB, vạch rõ xu hướng thay thế XHTBCN bằng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của giai

cấp công nhân thông qua cách mạng. Ông đã có hai cống hiến vĩ đại là hoàn thiện, phát

triển chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát hiện và phát triển học thuyết giá trị thặng dư; ông đã

tham gia nhiệt tình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và được thừa nhận là

lãnh tụ của phong trào cách mạng, là nhà kinh tế học lỗi lạc xuất sắc, khổng lồ của thời đại.

3. V.I. Lênin (1870-1924):

a) Sơ lược tiểu sử:

Lênin xuất thân gia đình tri thức, tốt nghiệp đại học 1891. Ông bước lên vũ đài chính

trị vào những năm 90 của thế kỷ 19, là nhà lý luận kinh tế, lý luận triết học xuất sắc. Ông là

người sáng lập ra Đảng Cộng sản Liên Xô, người tổ chức ra nhà nước Xô Viết.

Ông là người nắm vững quan điểm duy vật biện chứng và phương pháp trừu tượng

hóa khoa học kết hợp với các phương pháp khác trong nhận thức, đánh giá, xem xét...các

quá trình kinh tế và hiện tượng kinh tế. Ông là người triệt để bênh vực và bảo vệ cho quyền

lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động một cách sáng tạo và đầy bản lĩnh chính trị

kiên cường.

b. Tác phẩm và tư tưởng kinh tế chủ yếu:

+ Bảo vệ và phát triển hơn nữa học thuyết kinh tế của Karl Marx qua tác phẩm đồ sộ

"Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" (1899).

+ Sáng tạo ra học thuyết về chủ nghĩa đế quốc- giai đoạn phát triển cao của chủ

nghĩa tư bản qua các tác phẩm: "Về khẩu hiệu liên minh châu Âu" (1915); "Chủ nghĩa đế

quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" (1916); "CNĐQ và sự phân biệt của

CNXH" (1916).

+ Đặt cơ sở cho lý luận về kinh tế chính trị học trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội dựa trên cơ sở học thuyết kinh tế của Karl Marx và tổng kết kinh nghiệm của những

năm đầu xây dựng CNXH.

( "Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết" (1918): Nhấn mạnh tính tất

yếu, khách quan của việc phát triển có kế hoạch - cân đối nền kinh tế quốc dân và yêu cầu

bức thiết của việc tăng năng suất lao động không ngừng dưới CNXH.

( "Bàn về thuế lương thực" (1921): luận chứng toàn diện cho chính sách kinh tế mới

nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa có nhiều thành phần theo cơ chế điều tiết hỗn hợp.

( "Bàn về chế độ hợp tác" (1923) : đề ra kế hoạch hợp tác hóa với các nguyên tắc cơ

bản nhằm thu hút nông dân vào việc xây dựng CNXH.

Qua các tác phẩm của mình V.I.Lênin đã thể hiện sự kế tục xuất sắc học thuyết kinh

tế của Marx, Engels và bằng hoạt động CT-XH ông đã xây dựng mới lý luận cho CNXH

hiện thực và thực tế đã lãnh đạo việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, nhưng việc mưu sát đã buộc ông phải nằm bệnh và ra đi khi tài năng còn tràn đầy hứa hẹn.

Ông được đánh giá là nhà lý luận sắc xảo và là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản

toàn thế giới.

Nhận xét: Học thuyết kinh tế Marx-Lenin đã có những đóng góp lịch sử nhất định trong

sự phát triển của xã hội loài người.

+ Karl Marx và Friedrich Engels đã thực hiện cuộc cách mạng trong khoa kinh tế

chính trị học : cung cấp vũ khí lý luận cho phong trào công nhân, đưa khoa học kinh tế

chính trị vượt qua các vấn đề mà kinh tế chính trị tư sản cổ điển không vượt qua được bằng

các phát hiện lý luận mới của mình: tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, học

thuyết (m); chủ nghĩa duy vật lịch sử.

+ Vladimir Ilich Lênin đã thực hiện cách mạng chính trị và cách mạng xã hội để xóa

bỏ xã hội cũ tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế chính

trị học vô sản trở thành kinh tế chính trị học Marx-Lenin - cơ sở lý luận cho đường lối kinh

tế của các Đảng Cộng sản trong xây dựng xã hội mới.

*******

Chương XI

HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CẬN ĐẠI

Học thuyết kinh tế tư sản cận đại là hệ thống lý luận có khuynh hướng muốn "đổi

mới", "bổ khuyết" cho các lập luận của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Đặc trưng về phương pháp luận của trường phái kinh tế cổ điển là phương pháp

"phân tích vi mô" (Micro -Analyse). Đó là cách lập luận kinh tế xuất phát từ "con người

mẫu kinh tế" để tìm ra cái định luật chi phối các sinh hoạt kinh tế để rồi khái quát hóa cái

định luật đó cho toàn xã hội. Với phương pháp luận như vậy, hệ thống lý luận của họ dần

dần bộc lộ các khiếm khuyết sau:

+ Lập luận quá trừu tượng, máy móc vì vậy đôi khi thiếu cụ thể, chính xác.

+ Không chú ý tính chất biến động của các dữ kiện kinh tế làm cho các lập luận kinh

tế mang tính chất cố định, bất biến.

+ Không chú ý đến khiá cạnh tâm lý, phi lý trong hành vi kinh tế của các chủ thể cụ

thể mà chỉ dựa vào "con người mẫu kinh tế" do vậy lập luận thiếu tính thực tế và thiết thực.

Đặc trưng về phương pháp luận của học thuyết tư sản cận đại là khuynh hướng

muốn "cách tân" ; "bổ khuyết" cho tư tưởng tư sản cổ điển bằng cách:

( "Thực tế hóa" tư tưởng kinh tế cổ điển cho phù hợp với không gian và thời gian.

( Đưa yếu tố "tâm lý" vào phân tích các hành vi kinh tế, đặc biệt là vào việc phân

tích khái niệm giá trị của hàng hóa.

( Đưa vai trò của các tổ chức xã hội vào việc phân tích các hành vi kinh tế.

( Áp dụng phương pháp phân tích đại lương (Micro - Analyse) để bổ khuyết cho các

lập luận của phái cổ điển về các định luật kinh tế ở tầm vĩ mô.

I- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI "CỔ ĐIỂN MỚI".

1. Sự xuất hiện và đặc điểm chung:

a) Sự xuất hiện: Do các nguyên nhân sau:

+ Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng trầm trọng vào cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX thể hiện ở tình trạng thất nghiệp ngày càng phổ biến do khủng hoảng kinh tế

ngày càng trầm trọng làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp tư sản và vô sản.

+ Sự chuyển biến mạnh mẻ của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư

bản độc quyền ở các nước tư bản phát triển làm nảy sinh nhiều hiện tưởng kinh tế, quá trình

kinh tế đòi hỏi có lý luận kinh tế mới để phân tích, giải thích.

+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa Marx với bản chất cách mạng và khoa học đã vạch rõ

sự diệt vong không tránh được của chủ nghĩa tư bản do đó đã trở thành đối tượng phê phán

mạnh của các nhà kinh tế học tư sản.

Tất cả các nguyên nhân trên đã đặt ra yêu cầu cho sự xuất hiện những học thuyết

kinh tế mới thay thế cho các lý luận của trường phái tư sản cổ điển, trong đó có trường phái

"cổ điển mới".

b) Đặc điểm chung:

+ Dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế -

xã hội. + Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu cầu với các

đơn vị kinh tế riêng biệt. Chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp riêng lẻ, có

thể rút ra các kết luận chung cho toàn xã hội. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu của họ là

phương pháp phân tích vi mô.

+ Muốn đưa khái niệm "kinh tế học" thay cho khái niệm "kinh tế chính trị học".

+ Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế nên còn được gọi là "Trường phái

kinh tế - toán học".

+ Phát triển rộng rãi ở nhiều nước với các trường phái khác nhau:

( Thời kỳ đầu: cuối thế kỷ XIX, trường phái này ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại

sự can thiệp của nhà nước.

( Thời kỳ sau: đầu thế kỷ XX, trường phái này ít nhiều mang tư tưởng nhà nước can

thiệp vào kinh tế và sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô.

2. Trường phái giới hạn Vienne (Áo):

a. Định luật nhu cầu của Herman Gossen (1810-1858):

+ Herman Gossen là tiền bối của trường phái Vienne.

+ Tác phẩm chủ yếu : "Sự mở rộng các định luật giao tiếp của con người" trong đó

ông trình bày tư tưởng "ích lợi giới hạn" và định luật nhu cầu.

+ Nội dung định luật nhu cầu:

Những định luật chi phối xã hội là những định luật tốt đẹp: muốn thực hiện lợi ích

cho chính mình, con người tất yếu đã tích cực góp phần vào lợi ích chung xã hội. Muốn

thực hiện lợi ích tất yếu phải thoả mãn nhu cầu và muốn thoả mãn nhu cầu, con người phải

chịu sự chi phối của một số định luật.

Định luật 1:

Người ta có thể thỏa mãn nhu cầu bất kỳ nếu biết sử dụng một sản phẩm có khả năng

thoả mãn nhu cầu đó. Cường độ của nhu cầu giảm dần nếu có sự gia tăng sản phẩm thỏa

mãn. Nhu cầu sẽ không còn nữa nếu người ta được thoả mãn nhu cầu đến tột độ, nếu bị

buộc phải tiếp tục tiêu dùng người ta sẽ cảm thấy vô cùng khổ sở.

Có thể dùng đồ thị sau đây để diễn đạt tư tưởng của H.Gossen.

Cường độ nhu cầu

y

số sản phẩm

O x1 x2 x3 x

Hình 1: Cường độ nhu cầu giảm dần

khi sản phẩm tăng từ x1 đến x3 thì cường độ nhu cầu giảm từ y1 đến y3.

Định luật 2:

Cá nhân ý thức được nhu cầu của mình và hiểu rõ phương tiện thỏa mãn nhu cầu. Do

vậy, nếu biết suy luận tính toán, cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo một thứ tự nào đó dựa vào

cường độ thỏa mãn nhu cầu và ý muốn cá nhân để đạt sự thỏa mãn nhu cầu tối ưu nhất.

Trong đời sống thực tế, nếu biết tính toán tiêu dùng sản phẩm, con người sẽ được

thoả mãn tốt nhất nhu cầu.

Thu nhập càng ít thì tiêu dùng càng thu hẹp vào các nhu cầu sơ đẳng, thiết yếu nhất.

Thu nhập càng cao thì tiêu dùng càng mở rộng sang các nhu cầu sang trọng, xa xỉ.

b. Lý thuyết sản phẩm kinh tế của trường phái Vienne:

Sản phẩm kinh tế chính là vật phẩm có ích và khan hiếm.

Có bốn tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm kinh tế :

( Vật phẩm này thỏa mãn được nhu cầu hiện đại.

( Con người biết rõ công dụng của vật phẩm.

( Vật phẩm phải ở dưới dạng sử dụng được.

( Số lượng vật phẩm đó có hạn.

c. Lý thuyết giá trị của trường phái thành Vienne:

Đặc điểm:

+ Là lý thuyết giá trị ích lợi, giá trị chủ quan.

+ Kế thừa tư tưởng kinh tế của các nhà lý luận kinh tế đi trước: Xenophon (444-

356); Turgot (1727-1781); J.B.Say (1767-1832).

+ Có nét khác biệt: kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học để đưa ra phạm

trù mới là "ích lợi giới hạn" (Marginal Utility) hay ích lợi biên tế và "giá trị - ích lợi giới

hạn".

Nội dung:

* Lý thuyết "ích lợi giới hạn":

Năm 1854, Herman Gossen - kinh tế gia người Đức, tiền bối của Trường phái Áo đã

đưa ra tư tưởng về "ích lợi giới hạn" và "quy luật nhu cầu". Vào các năm 70 của thế kỷ

XIX, các nhà kinh tế học như Karl Menger (1840-1921), Bohm Bawerk (1851-1914) và

Von Wiser (1851-1926) đã phát triển tư tưởng trên thành lý thuyết kinh tế chủ yếu của

trường phái Áo.

( Ích lợi, theo quan điểm của các học giả Áo, là đặc tính cụ thể của vật phẩm có thể

thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ích lợi của vật phẩm được xác định căn cứ vào

mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa nhu cầu của chủ thể với tính có ích của vật

phẩm. Có bốn loại ích lợi trong một vật phẩm:

( Ích lợi khách quan : ích lợi vốn có của vật phẩm. Ví dụ: gạo tất yếu sẽ thành cơm

dù do ai nấu.

( Ích lợi chủ quan: ích lợi gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu cụ thể nào đó của chủ

thể. Ví dụ: gạo dùng nấu cơm thỏa mãn nhu cầu ăn, gạo dùng nấu rượu thỏa mãn nhu cầu

uống...

( Ích lợi trừu tượng: ích lợi chung của vật phẩm. Ví dụ : gạo phục vụ sản xuất và tiêu

dùng. ( Ích lợi cụ thể: ích lợi gắn liền với một số lượng cụ thể của vật phẩm. Ví dụ: Cần

2kg gạo để nấu cơm.

( Theo đà tăng lên của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu thì "mức độ bão hòa" về vật

phẩm tăng lên còn "mức độ cấp thiết" của nhu cầu giảm xuống.

Vật phẩm đưa thêm để thỏa mãn nhu cầu có khối lượng ích lợi ít hơn vật phẩm đưa

ra trước. Khi khối lượng vật phẩm có hạn thì vật phẩm đưa thêm cuối cùng là "vật phẩm

giới hạn" và nó có "ích lợi giới hạn", ích lợi giới hạn này quyết định ích lợi của mọi vật

phẩm cùng loại.

Ví dụ: Một người cần dùng 4 thùng nước trong ngày.

Thùng nước Độ thỏa mãn nhu

cầu

Ích lợi

1 Cấp thiết nhất 9

2 Ít cấp thiết hơn 7

3 Ít cấp thiết hơn nữa5

4 Không cấp thiết

mấy

3

Ích lợi giới hạn trong trường hợp này là 3, và sẽ quyết định ích lợi của cả 4 thùng

nước, tức là cả 4 thùng nước đều có ích lợi bằng nhau là 3.

( Nếu số sản phẩm cứ tăng lên mãi thì "ích lợi giới hạn" có thể dẫn đến không. Với

ví dụ trên, nếu nước có quá nhiều, không còn khan hiếm nữa thì nước sẽ chỉ có ích lợi trừu

tượng, tức ích lợi chung.

* Lý thuyết "giá trị giới hạn":

Thuyết này phủ nhận lý luận giá trị - lao động của trường phái cổ điển và của Karl

Marx.

Trong lịch sử, các nhà kinh tế ở thế kỷ XVII đã cho rằng ích lợi quyết định giá trị,

phát triển tư tưởng của Xenophon. Cái mới của các học giả kinh tế Áo là cho rằng : "ích lợi

giới hạn" của vật phẩm cuối cùng đưa ra thỏa mãn nhu cầu sẽ quyết định giá trị vật phẩm

giới hạn và giá trị giới hạn này sẽ quyết định giá trị của tất cả các vật phẩm khác.

Khi số lượng sản phẩm tăng lên thì do "ích lợi giới hạn" giảm xuống nên "giá trị giới

hạn" cũng sẽ giảm dần, kéo theo "tổng giá trị giới hạn" giảm dần. Từ sự phân tích này,

trường phái Áo đi đến kết luận:

Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

( Lý thuyết giá trị của Karl Menger.

( Cơ sở quyết định giá trị: không bắt nguồn và tuỳ thuộc ở lao động mà tùy thuộc

hoàn toàn vào tính chất quan trọng nhiều hay ít do sự xét đoán chủ quan của mỗi cá nhân.

Cơ sở quyết định giá trị của vật phẩm là do một mối tương quan giữa khả năng thỏa

mãn nhu cầu với mức độ cấp bách của nhu cầu, mối tương quan này do cá nhân phán đoán,

đo lường, so sánh...

( Quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng: ( Tùy mục đích sử dụng giá trị sử dụng và tuỳ theo số lượng hiện có mà vật phẩm có

giá trị nhiều hay ít.

Nếu số lượng vật phẩm nhiều thì việc sử dụng vật phẩm vào nhu cầu quan trọng nhất

sẽ quyết định giá trị của vật phẩm.

( Với cùng công dụng, đáp ứng cùng một nhu cầu, giá trị của mỗi vật phẩm sẽ khác

nhau nhưng giá trị của vật phẩm đưa thêm sau cùng để thỏa mãn nhu cầu sẽ ấn định giá trị

chung cho cùng loại sản phẩm.

( Quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi:

Karl Menger cho rằng yếu tố tâm lý chủ quan đóng vai trò quyết định giá trị trao đổi.

Để tiến hành trao đổi, các chủ thể đều tính toán căn cú trên nhu cầu và cả hai bên sẽ

tiến hành trao đổi sản phẩm cho nhau khi cả hai bên đều tin rằng vật phẩm mà họ bỏ ra có ít

giá trị hơn vật phẩm họ thu về và chỉ khi nào có lợi thì chủ thể mới chịu trao đổi.

Ví dụ : Hai nông dân A và B đều có bò và ngựa.

( A có nhiều bò ít ngựa nên giá trị biên tế của ngựa cao hơn bò.

( B có nhiều ngựa ít bò nên giá trị giới hạn của bò cao hơn ngựa.

Giá trị của bò, ngựa được sắp xếp như sau:

Bò Ngựa

A 10 9 8 7 6 5 4 9 8 7

B 9 8 7 10 9 8 7 6 5 4

Hai nông dân A và B có thang giá trị về bò và ngựa khác nhau nên nhận thấy việc

trao đổi là có lợi cho họ trong phạm vi trao đổi nhất định.

Khi trao đổi lần 1 : A mất B7 với giá trị 4 nhưng thu về N4 với giá trị 6 - lợi được 2

giá trị.

B mất N7 với giá trị 4 nhưng thu về B4 với giá trị 6 - lợi được 2 giá

trị.

Cả hai nông dân A, B quyết định trao đổi.

Khi trao đổi lần 2: A mất B6 với giá trị 5 nhưng thu về N5 với giá trị 5 - không lợi,

không lỗ.

B mất N6 với giá trị 5 và thu về B5 với giá trị 5 - không lỗ, không lời.

Cả hai nông dân A, B đều do dự và tùy thuộc nhu cầu của mỗi bên.

Khi trao đổi lần 3: A mất B5 với giá trị 6 và thu về N6 với giá trị 4 - lỗ mất 2 giá trị.

B mất N5 với giá trị 6 và thu về B6 với giá trị 4- lỗ mất 2 giá trị.

Cả hai nông dân A, B đều không tham gia trao đổi.

Từ sự phân tích trên, K.Menger chỉ ra hai điều kiện thực hiện hành vi trao đổi:

( Cả hai bên cùng có lợi.

( Sản phẩm của người này là dư thừa nhưng người kia là khan hiếm và ngược lại.

Karl Menger cho rằng hành vi trao đổi tạo ra ích lợi nên phải thừa nhận tính chất sản

xuất của nó.

( Lý thuyết giá trị của Bohm Bawerh (1851-1914):

Kế tục lý thuyết giá trị của K.Menger và đi sâu phân tích các hình thức giá trị. Theo ông, một vật phẩm có thể có 4 hình thái giá trị:

( Giá trị sử dụng khách quan : công dụng vốn có của vật phẩm được dùng vào công

việc nào đó.

( Giá trị trao đổi khách quan : công dụng vốn có của vật được làm cơ sở cho quan hệ

trao đổi.

( Giá trị sử dụng chủ quan: con người nhận thức công dụng vốn có của vật phẩm để

dùng vào các công việc cụ thể.

( Giá trị trao đổi chủ quan: con người nhận thức công dụng vốn có của vật phẩm để

xây dựng quan hệ tỷ lệ trong trao đổi.

Ví dụ: Tủ sách có giá trị sử dụng khách quan : cung cấp kiến thức. Tủ sách có giá trị

trao đổi khách quan: công dụng cung cấp kiến thức của tủ sách là cơ sở giúp trao đổi sách

lấy vật phẩm khác.

Tủ sách có giá trị sử dụng chủ quan: khi tủ sách thuộc về một nhà tri thức biết tận

dụng và khai thác tủ sách vào việc nghiên cứu, tra khảo, biên soạn tài liệu.

Tủ sách có giá trị trao đổi chủ quan: khi tủ sách thuộc về một nhà buôn biết gom

góp, thu thập các sách quí để tiến hành trao đổi.

( Lý thuyết giá trị của Von Wiser (1851-1926):

Von Wiser đi sâu phân tích sự tách rời giữa "giá trị" và "ích lợi" và tìm hiểu vai trò

của hai khái niệm này trong đời sống thực tế.

Khi số lượng sản phẩm càng tăng để thỏa mãn nhu cầu thì "ích lợi giới hạn" sẽ giảm

dần kéo theo sự giảm sút của "giá trị giới hạn" và làm cho "tổng giá trị giới hạn" cũng

giảm.

Trong ví dụ về các thùng nước ở trên, thùng thứ tư là "sản phẩm giới hạn" có giá trị

là 3 do ích lợi giới hạn qui định.

Xét về mặt giá trị : tổng giá trị của cả bốn thùng nước theo giá trị biên tế là : 3 x 4 =

12

Xét về mặt ích lợi: tổng lợi ích theo từng thùng nước là :

9 + 7 + 5 + 3 = 24

Như vậy là có sự tách rời giữa "lợi ích" và "giá trị". Sự tách rời này dẫn đến sự tranh

chấp giữa hai ý niệm.

( Theo ý niệm ích lợi thì càng tạo nhiều vật phẩm thì càng có nhiều ích lợi.

( Theo ý niệm giá trị thì càng tạo nhiều vật phẩm thì giá trị giới hạn càng giảm và từ

đó đưa đến sự giảm sút của giá trị tổng cộng.

Nhưng nếu sản phẩm tăng lên mãi thì "ích lợi giới hạn" có thể tiến tới không và lúc

đó vật phẩm chỉ có ích lợi trừu tượng, và khi vật phẩm có ích lợi trừu tượng thì ích lợi đó

không tạo ra giá trị.

Nhưng nếu muốn tăng giá trị thì phải giới hạn sản xuất, tạo ra tình trạng khan hiếm.

Với lập luận này của Von Wiser, những người hoạt động trong nền kinh tế thị trường

muốn đạt ưu thế trong trao đổi thì phải tạo tình trạng khan hiếm, trong nền kinh tế phúc lợi

thì nên mở rộng sản xuất, tăng số lượng sản phẩm.

d. Lý thuyết về lợi nhuận, lợi tức:

Lý thuyết này đối lập với lý thuyết giá trị thặng dư của karl Marx, nhưng các học giả

trường phái Áo cũng không có sự nhất trí hoàn toàn về bản chất của lợi nhuận, lợi tức. Karl Menger cho rằng lợi tức là một khoản trả cho sự tham gia của tư bản vào việc

tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm.

Bohm Bawerk cho rằng lợi tức là số sai biệt giữa sự đánh giá chủ quan cao hơn đối

với "của cải hiện tại" (của cải tiêu dùng) và sự đánh giá chủ quan thấp hơn đối với "của cải

tương lai" (tư liệu sản xuất), do đó lợi tức không phải là hiện tượng đặc thù của một chế độ

mà là hậu quả tất yếu của các hoạt đôïng kinh tế chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý chủ

quan.

Ví dụ: một người có nhu cầu cần được thỏa mãn trong hiện tại, nếu có người hứa cho

10.000 ngay bấy giờ hay cho 20.000 trong 10 năm tới, thì người này sẽ chấp nhận lấy ngay

10.000 dù sau một năm phải hoàn lại 10.100, 100 phụ thêm được gọi là lợi tức đó là hậu

quả của tâm lý coi trọng hiện tại, xem nhẹ tương lai chứ lợi tức không do hoạt động của tư

bản mang lại.

Tương tự, lao động được coi là của cải tương lai, do đó trong mỗi thời điểm nhất

định nó phải được trả giá thấp hơn giá trị sản phẩm của nó.

Von Wiser cho rằng sự phân phối lợi tức không phụ thuộc vào chế độ chính trị mà là

kết quả của các định luật tự nhiên: ai góp phần bao nhiêu vào quá trình sản xuất thì sẽ

hưởng phần thu nhập tương xứng bấy nhiêu.

Theo Von Wiser, sản xuất chỉ là sự phối hợp giữa ba yếu tố: tự nhiên, tư bản, lao

động. Tùy thuộc tính chất của mỗi loại, của sản xuất mà sự đóng góp của mỗi yếu tố trên sẽ

nhiều hay ít. Sự phối hợp giữa các yếu tố đó có thể được phương trình hóa và bằng phương

pháp toán học các nhà nghiên cứu có thể tính toán giá trị của từng yếu tố và tìm ra lượng

thu nhập tương ứng cho từng yếu tố. Điều này có nghĩa là các hiện tượng thu nhập như địa

tô, lợi nhuận, lợi tức, tiền lương luôn luôn tồn tại trong xã hội loài người chỉ với các hình

thức khác đi mà thôi.

3. Trường phái giới hạn ở Mỹ:

Đại biểu của trường phái này là John Bates Clark (1847-1938):

+ Là giáo sư đại học tổng hợp Colombia.

+ Phân kinh tế chính trị thành:

( kinh tế tổng hợp : nghiên cứu các quy luật chung.

( kinh tế tỉnh: nghiên cứu các quy luật trong trạng thái tỉnh, tức trong trạng thái xã

hội, quy mô tư bản - công nhân, mức độ kỹ thuật và nhu cầu xã hội, tất cả không đổi.

( kinh tế động: nghiên cứu các quy luật kinh tế trong điều kiện vận động, từ đó lý

giải các nguyên nhân vi phạm sự cân bằng và sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang

trạng thái cân bằng khác.

J.B.Clark nghiên cứu nhiều vấn đề của kinh tế tỉnh và đưa ra các lý thuyết: "năng

suất giới hạn", lý thuyết "phân phối". Con trai ông là John Maurice Clark (1884-1963)

nghiên cứu kinh tế động.

a) Lý thuyết "Năng suất giới hạn":

Lý thuyết này dựa trên cơ sở các lý thuyết:

Lý thuyết "Ba nhân tố" của Say; lý thuyết "Năng suất bất tương xứng" của

D.Ricardo và lý thuyết "ích lợi giới hạn" của trường phái Vienne.

Theo David Ricardo, khi điều kiện của các nhân tố khác không đổi, thì sự gia tăng

thêm của một nhân tố sản xuất nào đó sẽ làm cho năng suất của nhân tố tăng thêm đó giảm

đi. Ví dụ: khi quy mô tư bản không đổi, nhưng số lượng công nhân cứ tăng lên thì năng

suất của công nhân mới sẽ thấp hơn so với công nhân thuê trước.

Phối hợp các lý thuyết trên, J.B. Clark cho rằng: Ích lợi của lao động tăng thêm lại

giảm sút, do vậy người công nhân được thuê sau cùng là "công nhân giới hạn" tạo ra "sản

phẩm giới hạn" theo "năng suất giới hạn". Năng suất giới hạn này quyết định năng suất của

tất cả các công nhân khác.

Lao động (ng) Sản lượng

(kg)

Năng suất của lao

động tăng thêm

(kg/ng)

0 0

1 2000 2000

2 3000 1000

3 3500 500

4 3800 300

x

2000

1000

500

300

0 1 2 3 4 y

b) Lý thuyết phân phối của Clark:

Từ lý thuyết "Năng suất giới hạn", Clark đưa ra lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận.

Dựa vào lý thuyết "Năng lực chịu trách nhiệm" của các nhân tố sản xuất, Clark cho

rằng vì công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản, họ đều chịu trách nhiệm đối với các

yếu tố đó nên họ đều nhận được "sản phẩm giới hạn" tương ứng.

Người công nhân sẽ nhận được tiền lương theo mức tiền lương của "người công

nhân giới hạn".

Ví dụ: Có 4 người công nhân, người công nhân thứ nhất tạo được một giá trị là 9

đôla, người thứ hai được 7 đôla, người thứ ba được 5 đôla, người thứ tư được 3 đôla. Vậy

tiền lương của mỗi công nhân không do năng suất lao động chung qui định mà do năng suất

giới hạn của người công nhân cuối cùng quyết định, tức là bằng 3 đôla. Bằng cách này,

không hề có sự bóc lột xảy ra, công nhân đã lĩnh được cái mà họ sản xuất ra.

Nếu năng suất lao động giới hạn càng cao thì lương càng cao, nhưng tiền lương còn

tùy thuộc vào số lượng công nhân, nếu cùng quy mô tư bản thì số công nhân càng tăng sẽ

làm cho năng suất giới hạn càng giảm, do vậy cuộc đấu tranh chống thất nghiệp là không có

căn cứ kinh tế.

Nhà tư bản sẽ nhận phần lợi nhuận do năng suất giới hạn của tư bản quyết định. Vì

lao động và tư bản đều là nhân tố của sản xuất nên đều tham gia vào quá trình tạo ra giá trị;

nhà tư bản sẽ nhận phần giá trị còn lại do 4 công nhân kết hợp lao động của họ với tư bản

tạo ra. Theo ví dụ trên, tổng giá trị do 4 công nhân tạo ra là: 9 + 7 + 5 + 3 = 24. Nhưng

công nhân chỉ nhận được lượng tiền lương tổng cộng là : 3x4= 12 vì bị ảnh hưởng của

năng suất giới hạn của "người công nhân giới hạn". Phần còn lại, tức 12 đôla là lợi nhuận

của nhà tư bản, do năng suất giới hạn của tư bản quyết định Như vậy là trong trạng thái tỉnh

của nền kinh tế quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân là hoàn toàn bình đẳng, không có bóc

lột.

4. Trường phái Lausanne (Thụy Sỹ):

Trường phái Tân Cổ điển xuất hiện ở Thụy Sỹ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

và phát triển thành trường phái Lausanne với các đại biểu xuất sắc là Léon Walras (1834-

1910) và Wilfredo Damaso Pareto (1848-1923).

* Léon Walras:

Đây là nhà kinh tế học người Pháp nhưng được chính phủ Thụy Sỹ mời giảng dạy ở

thành Lausanne gần như suốt đời.

Ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu như : "Nguyên lý kinh tế chính trị học thuần tuý, lý

thuyết về nguồn của cải xã hội". "Nghiên cứu về kinh tế học xã hội, lý thuyết về phân phối

của cải", "Nghiên cứu kinh tế chính trị học ứng dụng, lý thuyết về sản xuất của cải xã hội".

Ông đưa ra nhiều lý thuyết, nổi bật là lý thuyết giá trị, lý thuyết giá cả và lý thuyết

thăng bằng tổng quát.

a) Lý thuyết giá trị:

+ Dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị giới hạn của trường phái Vinne và lý thuyết "khan

hiếm" của người cha là Auguste Walras.

( Theo A.Walras : giá trị phát sinh từ tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu.

Một vật có giá trị khi cầu > cung (khan hiếm).

Một vật mất giá trị khi cầu

( Theo trường phái Vienne: giá trị của vật phẩm tùy thuộc tương quan giữa khả năng

thỏa mãn nhu cầu của vật phẩm với cường độ nhu cầu của mỗi cá nhân.

Số lượng vật phẩm càng tăng thì "ích lợi giới hạn" càng giảm kéo theo "giá trị giới

hạn" giảm dần.

+ Kết hợp hai quan điểm trên, Léon Walras cho rằng: "Giá trị là tất cả những vật hữu

hình hay vô hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật đó có ích cho tất cả và số

lượng của vật lại có hạn".

b) Lý thuyết giá cả:

( Trao đổi là hiện tượng xã hội được tiến hành trên thị trường.

( Theo Léon Walras toàn thể các hoạt động kinh tế thực ra là giúp thực hiện trao đổi

toàn diện dưới các hình thức khác nhau:

( Phân phối thu nhập quốc dân là sự trao đổi giữa kết quả và phần đóng góp của các

yếu tố sản xuất như tư bản, đất đai, lao động.

+ Địa tô: phần thu nhập mà chủ xí nghiệp phải đưa ra để đổi lấy sự tham gia của địa

chủ.

+ Lợi tức: đổi lấy phần đóng góp của tư bản tiền tệ.

+ Lợi nhuận: đổi lấy công lao của các nhà kinh doanh.

+ Tiền lương: đổi lấy sức lao động của công nhân. ( Tiết kiệm là hình thức trao đổi nhằm đem quyền sử dụng hiện tại để đổi lấy quyền

hưởng thụ tương lai.

( Sản xuất chính là thực hiện sự trao đổi toàn diện giữa các thành phần đã tham gia

và đem lại sản phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu cho các bên tham gia.

( Trên thị trường tự do cạnh tranh, hai bên A, B trao đổi với nhau, họ đều muốn trao

đổi sản phẩm mình thừa - không cần lấy sản phẩm mình thiếu - cần. Như vậy, cung của A

tạo thành cầu của B. Đường cong cung là đường cong cầu, cho nên chỉ cần nghiên cứu

đường cong cầu có thể tìm ra điều kiện cân bằng của hai người tiêu dùng, đó là điều kiện

mà:

+ Hai bên đều đạt lợi ích tối đa sau khi trao đổi.

+ Tỷ lệ giá cả sẽ bằng tỷ lệ ích lợi giới hạn của chúng.

Từ đó, Walras kết luận: đối với một loại hàng hóa thuần nhất và trong điều kiện cạnh

tranh tự do bao giờ cũng chỉ có một giá trị được ấn định bởi sự gặp gỡ giữa số lượng bên

cung và số lượng bên cầu, giá duy nhất đó gọi là giá trị trao đổi hay giá cả.

( Khi nghiên cứu sự trao đổi giữa hai sản phẩm, Walras đưa ra định luật: "giá cả tức

tương quan trao đổi, ngang bằng với tương quan ngược đảo của số hàng hóa trao đổi, cả hai

đều tỷ lệ nghịch".

Ví dụ: 5 kg gạo = 1kg thịt

nếu Pt/Pg =5/1 : giá giữa T và G

và Qt/Qg= 1/5: tỷ lệ trao đổi T và G

thì :

Pt

Pg

Qg

Qt

=

c) Lý thuyết thăng bằng tổng quát:

Đây là lý thuyết quan trọng của Walras, nó được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá

cao. Lý thuyết này kế thừa và phát triển lý thuyết "bàn tay vô hình" của Adam Smith theo

quan điểm tự do kinh tế.

Theo Walras, nền kinh tế thị trường kết cấu theo ba loại:

1. Thị trường sản phẩm: Nơi mua - bán hàng hóa theo giá cả hàng hóa - là tương quan trao

đổi giữa các hàng hóa.

2. Thị trường tư bản: Nơi hỏi vay - cho vay tư bản theo giá cả tư bản - là lãi suất tư bản

cho vay.

3. Thị trường lao động: Nơi thuê mướn nhân công theo giá cả lao động hay dịch vụ - là

tiền lương.

Ba thị trường này tồn tại độc lập nhưng nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan

hệ chặt chẽ hơn với nhau:

Là người sản xuất hàng hóa để bán, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản,

thuê công nhân trên thị trường lao động. Trên hai thị trường này, doanh nhân tạo ra sức cầu

với chi phí sản xuất nhất định.

Sản xuất ra hàng hóa, doanh nhân đem bán nó trên thị trường sản phẩm và tạo ra sức

cung theo giá cả hàng hóa nhất định.

( Khi giá bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất (gồm có lãi suất và tiền lương) thì

doanh nhân thấy có lãi và sẽ có xu hướng vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân để mở

rộng sản xuất; điều này mang lại hai kết quả: + Sức cầu của doanh nhân tăng lên làm cho giá cả tư bản và giá cả lao động tăng lên,

tức làm cho chi phí sản xuất tăng thêm lên.

+ Sức cung của doanh nhân trên thị trường sản phẩm cũng tăng lên làm cho giá cả

hàng hóa giảm xuống, khiến cho thu nhập của doanh nhân giảm theo.

( Khi thu nhập giảm xuống ngang với chi phí sản xuất, doanh nhân thấy không có lời

trong việc sản xuất thêm nên ngừng thuê thêm công nhân, ngừng vay thêm tư bản:

+ Sức cầu của doanh nhân ổn định, đem lại sự ổn định cho lãi suất, tiền lương.

+ Sức cung của doanh nhân ổn định, đem lại sự ổn định cho giá bán hàng hóa.

Sự ổn định của giá cả hàng hoá, lãi suất và tiền lương thể hiện sự thăng bằng giữa

cung và cầu trên cả ba thị trường. Chính sự thăng bằng này của cả ba thị trường mà cơ cấu

nền kinh tế thị trường đạt được sự thăng bằng tổng quát.

Điều kiện là thu nhập bán hàng = chi phí sản xuất.

* Wilfredo Damaso Pareto (1848-1923):

Ông là một nhà toán học, một tiến sỹ khoa học. Ông thích nghiên cứu trạng thái

thăng bằng của các vật thể rắn đặc, do vậy lý thuyết thăng bằng tổng quát trong lĩnh vực

kinh tế đã có ảnh hưởng đối với ông.

Pareto đã đưa ra nhiều lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế thuần túy và kinh tế ứng

dụng.

a) Lý thuyết về tư bản và lợi tức:

( Pareto chia tư bản thành tư bản con người, tư bản bất động sản, tư bản động sản.

+ Tư bản con người: chính là dân cư, họ được phân phối theo số lượng các thu nhập.

Sư phân phối này là không cân xứng làm cho dân cư bị đẳng cấp hóa và xã hội sẽ do một

nhóm nhỏ dân cư thống trị.

Dân cư và nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau: điều kiện kinh tế tốt sẽ làm tăng

dân số, cho dù có các dân tộc có thể có tỷ lệ sinh thấp. Dân cư tác động lại nền kinh tế vì cá

nhân sản xuất ra giá trị.

+ Tư bản bất động sản (ruộng đất): không tách rời tư bản động sản mà cạnh tranh với

tư bản động sản thông qua sản phẩm chúng tạo ra. Khác với tư bản động sản, tư bản bất

động sản không thể do tiết kiệm mà có.

+ Tư bản động sản: tất cả các tư bản khác có thể thu được bằng tiết kiệm. Chúng có

thể cạnh tranh với nhau vì chúng được di chuyển một cách dễ dàng.

( Pareto cho lợi tức là giá cả của tiết kiệm, nó phụ thuộc vào hai nhân tố:

+ Nguồn thu nhập.

+ Nhu cầu để dành, dự trữ..

b) Lý thuyết khủng hoảng:

Theo Pareto, khủng hoảng kinh tế là một trạng thái thông thường trong hoạt động

kinh tế, nó không phải là thuộc tính riêng có của chủ nghĩa tư bản mà ngay cả trong tổ chức

sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng có.

Khủng hoảng kinh tế là do tâm lý của con người: + Khủng hoảng thiếu: do con người sợ rằng giá bán hàng tăng vọt nên đổ xô mua

sắm tạo ra phản ứng dây chuyền về mặt tâm lý là "phải dự trữ hàng" phòng xa, điều này

dẫn đến tình trạng khan hiếm và thúc đẩy giá tăng cao.

+ Khủng hoảng thừa: do con người tin rằng hàng hóa sẽ hạ giá nên không chịu tích

cực mua sắm nữa, tạo ra phản ứng tâm lý dây chuyền "cần gì phải mua vội", điều này dẫn

đến tình trạng thừa ế và khiến giá cả giảm sút, doanh nghiệp bị phá sản và người lao động

bị thất nghiệp.

c) Lý thuyết về phúc lợi xã hội:

Trong "Giáo khoa kinh tế chính trị" (1909), Pareto cho rằng vận động là đặc điểm

của hoạt động kinh tế và người ta cần nghiên cứu hai loại vận động sau đây:

+ Những vận động có thể làm lợi cho tất cả mọi thành viên xã hội hoặc có lợi cho

một bộ phận này mà không thiệt cho bôï phận khác.

+ Những vận động chỉ có lợi cho bộ phận này với điều kiện làm thiệt cho bộ phận

khác.

Khi mọi sự vận động điều không làm cho phúc lợi của bất kỳ ai tăng lên và cũng

không làm cho phúc lợi của bất kỳ ai giảm đi thì khi đó xã hội đạt được lợi ích lớn nhất.

Trong điều kiện phân phối thu nhập nhất định, khi sự thay đổi của sản xuất và của

trao đổi không làm cho bất kỳ ai cảm thấy tình trạng của mình xấu đi thì lúc đó phúc lợi

toàn xã hội mới tăng lên.

Lý thuyết này của Pareto được làm cơ sở cho các lý thuyết của môn "kinh tế học

phúc lợi" hiện đại với tên gọi là "hiệu quả Pareto" hay "trạng thái tối ưu Pareto".

5. Trường phái Cambridge (Anh):

Do Alfred Marshall (1842-1924) sáng lập, trường phái này đã có nhiều lý thuyết khá

nổi tiếng trong các nước tư bản phát triển.

Là giáo sư của trường Đại học tổng hợp Cambridge, Marshall đã sử dụng phương

pháp có tính tổng hợp để tổng hợp các lý thuyết có vào đầu thế kỷ XIX như lý thuyết: "chi

phí sản xuất"; "cung- cầu"; "năng suất bất tương xứng" với các lý thuyết mới của giữa thế

kỷ XIX như "ích lợi giới hạn"; "năng suất giới hạn". Tác phẩm nổi tiếng của ông là "những

nguyên lý của kinh tế chính trị học" (1890).

a) Lập luận về đối tượng và phương pháp của kinh tế chính trị học:

Kinh tế chính trị học xem xét các bộ phận của đời sống và cá nhân đặc biệt có quan

hệ với việc giành và sử dụng các vật chất cần thiết cho đời sống xã hội được hạnh phúc.

Kinh tế chính trị học phải sử dụng tất cả các phương pháp như diễn dịch, qui nạp,

trừu tượng hóa, lý luận gắn với thực tiễn. Ông đề nghị với đối tượng và phương pháp như

vậy thì nên dùng thuật ngữ "kinh tế học" thay thế cho "kinh tế chính trị học".

b) Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố của sản xuất:

Theo Alfred Marshall sản xuất là chế tạo ra các ích lợi, đó là quá trình làm thay đổi

hình thức hay làm thay đổi việc tiêu dùng, việc sử dụng vật chất. Còn tiêu dùng là sự sản

xuất tiêu cực ích lợi. Sản xuất phát triển tạo nguồn tiết kiệm:

+ Những khoản tiết kiệm bên ngoài có được là do kết quả của sự phát triển chung

của công nghiệp và của sự tích tụ.

+ Những khoản tiết kiệm bên trong do bản thân việc tiết kiệm các yếu tố sản xuất

mang lại.

Các yếu tố sản xuất bao gồm : đất đai, lao động, tư bản.

( Đất đai: vận động theo quy luật hiệu suất giảm dần. Nhưng độ màu mở của đất đai

không có thước đo tuyệt đối và xu hướng giảm dần có thể bị ngăn chặn bởi tác động của

cách mạng KH-KT và bởi chế độ trồngh trọt.

( Lao động: vận động theo quy tắc "ích lợi giới hạn".

( Tư bản: bộ phận của cải do cá nhân tiết kiệm từ nguồn thu nhập.

Về mặt xã hội, tư bản là toàn bộ những của cải mang lại thu nhập, nó còn bao gồm

phần lớn những kiến thức và trình độ tổ chức quản lý.

Động lực của tiết kiệm là do các gia đình muốn "bảo đảm sự an toàn" và thể hiện "sự

trìu mến" đối với tiền tệ, nó phản ánh "sự chờ đợi" lợi ích trong tương lai.

Cả ba yếu tố của sản xuất này đều có giá cả cung ứng nhất định.

c) Lý thuyết giá cả:

Đây là lý thuyết nổi tiếng của Marshall, ông đã xây dựng lý thuyết giá cả này trên cơ

sở tổng hợp các lý luận về chi phí sản xuất, về cung - cầu, về lợi ích biên tế.

Phủ nhận sự tồn tại của giá trị với tư cách là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng

hóa của những người sản xuất hàng hóa, Marshall khẳng định rằng trong thực tế chỉ tồn tại

các giá cả - đó là các tỷ lệ theo đó các hàng hóa và tiền tệ trao đổi với nhau.

Quan hệ trao đổi diễn ra trên thị trường. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu,

giữa người mua và người bán, do đó giá cả được hình thành theo sự thỏa thuận của người

mua và người bán, tạo nên sự cọ xát giữa giá cung và giá cầu.

+ Giá cung là giá đối với người bán, nó do chi phí sản xuất quyết định.

+ Giá cầu là giá cả đối với người mua, nó do ích lợi giới hạn của hàng hóa quy định.

+ Giá cả thị trường là kết quả của sự cọ xát, va chạm, mặc cả giữa cung và cầu, giữa

người mua và người bán.

Và Marshall khẳng định : "khi cung và cầu cân đối, số lượng hàng hóa được sản xuất

ra trong một đơn vị thời gian có thể được gọi dưới cái tên số lượng cân đối và giá cả, mà số

lượng đó được bán, có thể được gọi là giá cả cân đối" (Các nguyên lý kinh tế chính trị, tập

V - chương III-6).

Marshall đã dùng sơ đồ minh họa cho lập luận của ông:

ích lợi chi phí giá cả

số lượng số lượng số lượng

Giá cả của cầu Giá cả của cung Giá cả cân bằng

E: điểm cân bằng; (D): sức cầu ; (S) : sức cung

OQ1: số lượng cân bằng; OP1: giá cả cân bằng

Theo Marshall, thời gian là yếu tố ảnh hưởng tới cung, cầu và giá cả. Ông đưa ra ba

trường hợp:

1. Thời gian ngắn: trạng thái kinh tế không thay đổi nên giá cả sẽ do ích lợi giới hạn, tức

do tâm lý của người mua quyết định.

2. Thời gian dài: trạng thái kinh tế và các yếu tố sản xuất có sự thay đổi, vì vậy giá cả sẽ

do cả ích lợi và chi phí sản xuất quyết định.

3. Thời hạn rất dài: các yếu tố sản xuất thay đổi hoàn toàn và giá cả sẽ do chi phi sản xuất

quyết định.

Từ sự lập luận này Marshall cho rằng giá cả sẽ không do một cơ sở duy nhất nào đó

quyết định mà chịu sự tương tác của một loạt nhân tố khác nhau.

d) Lý thuyết phân phối:

Thu nhập quốc dân vừa là sản phẩm ròng của các yếu tố sản xuất, vừa là nguồn duy

nhất của những khoản thanh toán cho các yếu tố đó, nó tạo ra tiền lương cho người lao

động, lợi nhuận của tư bản, địa tô cho chủ ruộng.

Tiền lương của người lao động là những phí tổn cần thiết để nuôi dưỡng, giúp đỡ

người lao động và duy trì năng suất lao động của họ. Tiền lương phụ thuộc vào năng suất

giới hạn của lao động.

Lợi tức là các giá phải trả cho việc sử dụng tư bản. Nó phụ thuộc mức cung và cầu

về tư bản. Nếu tăng tiết kiệm sẽ tăng được tư bản và sẽ giảm lợi tức.

Lợi nhuận là tiền trả cho năng khiếu quản lý kinh doanh, cho khả năng sử dụng tư

bản và cho năng lực tổ chức hoạt động công nghiệp.

Địa tô là giá cả cân bằng ruộng đất, chỉ chịu ảnh hưởng của cầu và do năng suất giới

hạn của ruộng đất quyết định.

II- CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES.

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của trường phái:

a) Hoàn cảnh ra đời:

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào những năm 30 của thế kỷ XX đã bộc lộ

những khuyết tật của nó một cách gay gắt hơn, thường xuyên hơn. Nổi bật hơn cả là cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho các lý thuyết "tự điều tiết" của trường

phái cổ điển và tân cổ điển thiếu tính hiện thực và kém hiệu nghiệm, chúng đã không đáp

ứng được yêu cầu mới của nền kinh tế.

Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi có một học

thuyết kinh tế mới đáp ứng được yêu cầu mới của hiện thực kinh tế và cứu vãn kinh tế tư

bản khỏi sụp đỗ, John Maynard Keynes đã đáp ứng yêu cầu này với lý thuyết "Chủ nghĩa tư

bản được điều tiết".

b) Sơ lược về John Maynard Keynes (1883-1946): Bá tước John Maynard Keynes là nhà kinh tế học nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Ông đã

giảng dạy kinh tế học ở trường tổng hợp Cambridge, làm việc ở Bộ tài chính nước Anh và

là người có công lớn trong việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Năm 1911, lúc 28 tuổi, ông trở thành chủ bút cho tờ Economic Journal (tạp chí kinh

tế ) và vào năm 1913 trở thành thư ký tòa soạn. Hai chức vụ này được ông đảm tránh gần

như trọn đời. Với tư cách là chủ bút kiêm thư ký tòa soạn, J.M Keynes giữ vai trò chính

trong việc hình thành mọi chủ trương, chính sách của "Hôïi kinh tế hoàng gia".

Trong lĩnh vực kinh tế, ông đã từng là thống đốc của ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế

của chính phủ Anh về Ngân khố quốc gia và là tác giả chương trình khôi phục phát triển

kinh tế Anh sau thế chiến thứ hai.

Tác phẩm nổi tiếng của Keynes là "Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền

tệ" (1936). Qua các lý thuyết kinh tế của mình, J. M Keynes đã sử dụng phương pháp tiếp

cận mới để tạo ra một bước ngoặc cách mạng trong kinh tế học và ảnh hưởng sâu sắc đến

kinh tế học vĩ mô hiện đại. Ông đã cống hiến to lớn cho sự phát triển của lý thuyết tư sản cả

về chức năng tư tưởng lẫn chức năng thực tiễn.

Tư tưởng kinh tế cơ bản của J.M.Keynes là bác bỏ lập luận của trường phái cổ điển

và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều chỉnh của kinh tế thị trường để

khẳng định rằng hoạt động can thiệp của nhà nước vào kinh tế là hoàn toàn cần thiết để

khắc phục suy thoái, hạn chế thất nghiệp và giải quyết sự rối loạn kinh tế.

2. Các lý luận cơ bản trong học thuyết Keynes:

a) Các khái niệm cơ bản:

* Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và khuynh hướng tiết kiệm giới hạn.

Theo Keynes, nguồn thu nhập của mỗi người được chia cho tiêu dùng và cho tiết

kiệm, từ đó tạo ra khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm.

( Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiêu dùng giới hạn:

Khuynh hướng tiêu dùng là quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập, khuynh hướng tiêu

dùng giới hạn là quan hệ tỷ lệ giữa sức gia tăng tiêu dùng và sức gia tăng thu nhập.

Gọi Cw: tiêu dùng , Yw : thu nhập

dCw: sức gia tăng tiêu dùng; dYw: sức gia tăng thu nhập

Ta có : khuynh hướng tiêu dùng

khuynh hướng tiêu dùng giới hạn = MPC

Ví dụ : Cứ 1 đôla thu nhập tăng thêm theo mức vừa đủ, dân chúng dành cho tăng

thêm tiêu dùng là 0,9 thì MPC= 9/10

( Khuynh hướng tiết kiệm và khuynh hướng tiết kiệm giới hạn:

khuynh hướng tiết kiệm là quan hệ giữa tiết kiệm (S) và thu nhập (Yw) : S/Yw

khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là quan hệ giữa sức gia tăng tiết kiệm (dS) và sức

gia tăng thu nhập (dYw): ds/dYw.

Theo ví dụ trên, ta có MPS là 1/10

Từ các khái niệm cơ bản này, J.M.Keynes đưa ra một quy luật chung, ông viết: "Quy

luật tâm lý thông thường của chúng ta là khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng hay giảm,

thì tiêu dùng của cộng đồng cũng tăng hay giảm nhưng không nhanh bằng" (Lý thuyết tổng

quát, HN 1994, trang 156).

* Lãi suất: "là khoản thù lao cho việc không sử dụng khả năng chuyển hoán", "là cái

giá làm cân bằng ý muốn giữ của cải dưới dạng tiền mặt với số lượng tiền mặt có sẵn". Keynes cho rằng khi lãi suất giảm xuống thì số lượng tiền nằm trong tay dân chúng

tăng lên, còn nếu lãi suất tăng lên thì sẽ có một số dư tiền mặt mà không một ai muốn giữ.

Và từ đây Keynes cho rằng muốn điều tiết lãi suất cần phải điều tiết lưu thông tiền mặt.

* Hiệu suất giới hạn của tư bản:

John Maynard Keynes cho rằng khi một người mua tài sản đầu tư hay tài sản cố định

tức là người đó đã mua quyền được hưởng "lợi tức triển vọng" của vốn đầu tư.

Lợi tức triển vọng của vốn đầu tư là phần còn lại của giá bán sản phẩm do tài sản cố

định làm ra đã trừ đi các khoản chi phí điều hành cần thiết để có được sản phẩm đó trong

suốt thời gian tồn tại của tài sản cố định trên.

Hiệu suất giới hạn của vốn là mối quan hệ giữa lợi tức triển vọng của tài sản cố định

và chi phí thay thế nó.

Nói một cách chính xác, hiệu suất giới hạn của vốn là bằng tỷ suất chiết khấu mà sẽ

làm cho giá trị hiện nay của các khoản tiền thu được hàng năm từ các khoản tiền lời được

dự tính do tài sản cố định mang lại trong suốt thời gian sử dụng tài sản đó bằng đúng giá

cung của tài sản đó.

Theo Keynes khi vốn đầu tư tăng thì "hiệu quả giới hạn" của tư bản sẽ giảm do hai

nguyên nhân:

+ Tăng đầu tư làm tăng khối lượng hàng hóa bán ra thị trường khiến cho giá cả hàng

hóa giảm dẫn tới sự giảm sút lợi tức triển vọng.

+ Tăng cung hàng hóa làm tăng phí tổn thay thế và do vậy làm giảm lợi tức triển

vọng.

Sự giảm lợi tức triển vọng làm cho hiệu suất giới hạn của tư bản giảm.

Như vậy, sự khuyến khích đầu tư sẽ tùy thuộc một phần vào "đường cong đầu tư" và

vào lãi suất.

Đường cong đầu tư phản ánh quan hệ giữa đầu tư tăng thêm với hiệu quả giới hạn

của tư bản.

Khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường thì người ta tiếp tục đầu

tư, nhưng khi nó thấp hơn lãi suất thì người ta thôi đầu tư.

Theo Keynes có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:

+ Khối lượng tiền tệ: lượng tiền đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm.

Lãi suất giảm thì hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ cao hơn và người ta tăng đầu tư. Do

vậy Keynes đề nghị nhà nước nên in thêm tiền đưa vào lưu thông.

+ Sự ưa chuộng tiền mặt: là khuynh hướng ấn định khối lượng tiền mà dân chúng

muốn giữ theo mức lãi suất nhất định.

Lãi suất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy ước nên dư luận dân chúng

có thể làm quen nhanh chóng với sự giảm sút lãi suất vừa phải, điều này cho phép chính

phủ có thể sử dụng chính sách điều chỉnh lãi suất để tác động vào kinh tế, vào "hiệu quả

giới hạn" của tư bản.

Nhưng J.M.Keynes cũng cho rằng theo đà phát triển của khoa học - kỹ thuật, và sự

tăng tích lũy tư bản thì hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ giảm sút và có thể tiến tới không.

Điều này cản trở doanh nhân mở rộng đầu tư, tăng việc làm và thúc đẩy tình trạng thất

nghiệp xuất hiện. Với tình hình này Keynes nhấn mạnh: tôi muốn thấy nhà nước có trách

nhiệm lớn hơn nữa trong việc trực tiếp tổ chức đầu tư" vì ông cho rằng "hiệu quả giới hạn"

của vốn đầu tư không thể được bù lại bởi những biến động khả dĩ về lãi suất. * Số nhân đầu tư:

Là quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. Nó xác định sự gia tăng đầu

tư sẽ làm cho thu nhập gia tăng lên bao nhiêu lần.

Theo Keynes, trong nền kinh tế, sản lượng (Q) sẽ ngang bằng với tổng tiêu dùng (C)

và đầu tư (I).

Q = C + I (1)

Mỗi cá nhân có thu nhập sẽ chia cho tiêu dùng và tiết kiệm (S). Với toàn xã hội, ta sẽ

có tổng thu nhập (R) và tổng tiết kiệm (S).

R = C + S (2)

Với cả nền kinh tế thì tổng sản lượng (Q) sẽ ngang bằng tổng thu nhập (R ); nên tổng

đầu tư (I) cũng sẽ bằng tổng tiết kiệm (S ).

Q = R → I = S

Nếu ký hiệu dR là số gia tăng thu nhập, dI là số gia tăng đầu tư; dS là số gia tăng tiết

kiệm, dC là số gia tăng tiêu dùng; k là số nhân; thì:

k =

dR

dI

dR

dS

dR

dR dC

dR

dR

dR

dR

dC

dR

1

1

dC

dR

==

=

=

Mà dC/dR: khuynh hướng tiêu dùng giói hạn - MPC

dS/dR: khuynh hướng tiết kiệm giới hạn - MPS

và MPC + MPS = 1

Nên : K =Ġ hay K =Ġ (3)

Từ (3) Keynes cho thấy muốn làm cho thu nhập tăng lên phải tăng đầu tư và giảm

tiết kiệm. Đầu tư và tiết kiệm là hai đại lượng quan trọng cho chính sách điều tiết vĩ mô.

b) Lý thuyết chung về việc làm:

Việc làm gia tăng sẽ tăng thu nhập và tăng tiêu dùng, nhưng do khuynh hướng tiêu

dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập còn tiết kiệm lại tăng

nhanh, điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối.

Việc giảm tiêu dùng tương đối làm giảm cầu có hiệu quả, tức ảnh hưởng đến quy mô

sản xuất và việc làm.

Muốn điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng phải tăng chi phí đầu tư, tức tăng

tiêu dùng sản xuất, tiêu dùng này làm tăng quy mô việc làm. Nhưng khối lượng đầu tư lại

phụ thuộc vào ý muốn đầu tư của nhà tư bản cho tới khi hậu quả giới hạn của tư bản giảm

xuống bằng lãi suất.

Điều khó khăn của kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ: hiệu quả tư bản có xu hướng

giảm sút, còn lãi suất tư bản cho vay có tính chất ổn định, điều này tạo ra giới hạn chật hẹp

cho đầu tư mới và làm mất niềm tin của doanh nhân vào lợi tức triển vọng, doanh nhân sẽ

không tích cực đầu tư và điều này đem lại nguy cơ trì trệ trong kinh tế, khủng hoảng kinh tế

và thất nghiệp sẽ xuất hiện.

Muốn giải quyết vấn đề nguy hiểm này phải điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu

dùng, ngăn giá hàng giảm xuống bằng chương trình đầu tư quy mô lớn của nhà nước để sử

dụng số tư bản và lao động thất nghiệp. Những người này sẽ dùng một phần thu nhập tham

gia thị trường hàng hóa làm cho sức cầu tăng lên, giá hàng tăng theo và hiệu quả của tư bản nâng dần. Điều này tăng ý muốn đầu tư của doanh nhân và nguyên lý số nhân sẽ làm cho

nền kinh tế nhận được phản ứng dây chuyền để tiếp tục phát triển, khủng hoảng kinh tế và

thất nghiệp được ngăn chặn.

c) Lý thuyết suy thoái của J.M.Keynes:

Theo trường phái cổ điển, ở cấp độ vĩ mô nền kinh tế luôn nằm ở trạng thái cân bằng

toàn dụng: các nguồn lực sản xuất và lao động đều được khai thác hết, sản lượng đạt mức

tiềm năng và "cầu" nhìn chung luôn phù hợp với "cung". Bất kỳ một sự mất quân bình nào

trong nền kinh tế cũng chỉ nhất thời và sẽ mau chóng được khắc phục. Đòn bẩy trung tâm

cho cơ chế cân bằng toàn dụng này là giá cả và tiền công linh hoạt biến động theo tình hình

cung cầu.

Ví dụ: khi cung về lao động vượt quá cầu thì giá cả lao động lập tức giảm xuống

giúp cho chi phí sản xuất giảm theo và giá cả hàng hóa rẻ hơn. Điều này kích thích sự tiêu

thụ hàng hóa, đẩy cầu tiêu dùng và cầu sản xuất tăng lên, doanh nhân thuê thêm công nhân,

mua thêm nguyên vật liệu nghĩa là nhờ cơ chế thị trường linh hoạt mà sự đình trệ sản xuất

và thất nghiệp sẽ được khắc phục.

Nhưng cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giúp cho J.M Keynes thấy rõ cơ

chế "cân bằng tự nhiên" đã tỏ ra không còn hữu hiệu và các học thuyết kinh tế vĩ mô đã tỏ

ra lạc hậu, vì vậy ông đã tìm ra cách giải thích khác về cơ chế điều chỉnh của nền kinh tế.

J.M.Keynes cho rằng trong nền kinh tế hiện nay, giá cả và tiền công có tính chất

"cứng" hay ít ra cũng không biến động trong một thời gian ngắn cho nên một sự giảm sút

trong số cầu sẽ không tác động đến mức giá cả và tiền công mà sẽ tác động trực tiếp đến

cung : sản xuất thu hẹp, sản lượng giảm bớt, suy thoái xuất hiện và thất nghiệp sẽ xảy ra.

Tình trạng này có thể kéo dài vì sự điều chỉnh lại giá cả và tiền công diễn ra muộn hơn.

Keynes nhận thấy những biến động kinh tế có hiệu quả làm giảm mức cầu luôn có thể xảy

ra trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, vì vậy ông tuyên bố suy thoái và thất nghiệp có thể là

hiện tượng thường xuyên, dai dẳng, và trạng thái thông thường của nền kinh tế tư bản chủ

nghĩa là hoạt động ở dưới mức tiềm năng.

d) Lý thuyết "tổng cầu":

J.M.Keynes cho rằng trong một cơ chế kinh tế "sức cung tổng quát" tức toàn thể số

hàng hoá có khả năng đưa ra thị trường và "sức cầu tổng quát" tức toàn thể số hàng mà tất

cả những người tiêu thụ có khả năng muốn mua trên thị trường là hai yếu tố cơ bản, giữa

hai yếu tố này ít khi có sự cân bằng vì chúng chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau

và hầu như "tổng cầu" luôn thấp hơn "tổng cung". Hiện tượng này làm cho tổng cung có

khuynh hướng giảm dần và nếu tổng cung giảm thì tổng lượng nhân dụng cũng giảm theo,

nạn thất nghiệp và suy thoái sẽ tăng. do vậy, để giải quyết nạn thất nghiệp và suy thoái thì

phải tìm cách tăng tổng cầu (cả cầu tiêu thụ và cầu đầu tư) để từ đó tránh được sự giảm sức

cung, khi sức cầu lớn hơn sức cung sẽ làm gia tăng sức đầu tư, tăng việc làm và tăng sản

lượng quốc gia.

Theo J.M.Keynes chính "tổng cầu" là nhân tố trực tiếp qui định mức sản lượng và

việc làm, do vậy những biến động trong tổng cầu là nguồn gốc trực tiếp của những biến

động tăng, giảm về sản lượng và việc làm, còn "tổng cung" chỉ giữ một vai trò tương đối

thụ động, phụ thuộc "tổng cầu".

Tổng cầu phụ thuộc tổng mức thu nhập của dân chúng, tổng mức thu nhập này phân

thành các bộ phận có quan hệ như sau:

+ Nộp thuế cho nhà nước để lập thành khoản chi của chính phủ. + Để dành trong quỹ tiết kiệm gia đình và là cơ sở của đầu tư.

+ Để chi tiêu trong gia đình:

Các khoản chi của nhà nước, của gia đình, của yêu cầu đầu tư gộp thành "tổng chi

tiêu" tức "tổng cầu". Chính các biến động trong từng bộ phận hợp thành này sẽ dẫn đến

biến động của tổng cầu, từ đó ảnh hưởng đến tổng cung.

Giữa các bộ phận này cũng có quan hệ với nhau: "Sức cầu tiêu thụ" phụ thuộc vào

tổng mức chi cho tiêu dùng của gia đình, mức chi này phụ thuộc vào số thu nhập cuối cùng

và "khuynh hướng tiêu dùng giới hạn".

( Thu nhập cuối cùng phụ thuộc tổng thu nhập và mức thuế. Mức thuế càng cao thì

thu nhập cuối cùng càng giảm và ngược lại.

( "Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn" giảm tương đối theo đà tăng lên của thu nhập.

Vậy nếu tổng thu nhập của dân chúng tăng lên, thuế thu nhập hạ thì "sức cầu tiêu

thụ" lại có khuynh hướng giảm dần về tỷ lệ. Điều này đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào

cầu đầu tư.

e) Lý thuyết số nhân đầu tư:

J.M.Keynes đã tìm cách chứng minh luận điển cho rằng đầu tư có tác dụng nhân bội

đối với sản lượng quốc gia. Theo ông, một sự thay đổi tương đối nhỏ của cầu đầu tư sẽ dẫn

đến sự thay đổi lớn trong tổng cầu và tổng cung.

Ví dụ: khi đầu tư thêm 1.000.000 USD để mua máy dệt thì số tiền này biến thành thu

nhập của chủ nhà máy dệt. Nếu chủ máy dệt có khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là 3/4 thì

3/4 của 1.000.000 USD sẽ thành khoản chi cho tiêu dùng mới và biến thành thu nhập cho

người chủ mới, cứ như vậy quá trình này sẽ tái diễn liên tục với mỗi đợt chi tiêu mới lại

bằng 3/4 đợt chi tiêu trước. Quá trình này biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền :

tăng đầu tư ( tăng thu nhập ( tăng đầu tư mới...

Chúng ta đã biết K = 1/MPS

Ví dụ trên cho biết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là 3/4 tức MPC = 3/4 thì MPS

= 1 - MPC = 1/4 tức K=4. Như vậy, nếu số gia tăng đầu tư là một triệu thì số gia tăng sản

lượng quốc gia (cũng như số gia tăng thu nhập) sẽ là bốn triệu.

Qua phân tích lý thuyết số nhân, Keynes muốn nhấn mạnh rằng những biến động

trong đầu tư là nguồn gốc chủ yếu của những biến động trong sản lượng quốc gia.

g) Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước:

Qua các lý thuyết kinh tế của mình, J.M.Keynes đã đưa ra các đề nghị đối với sự can

thiệp của nhà nước:

+ Qua lý thuyết chung về việc làm, Keynes đề nghị nhà nước phải duy trì cầu đầu tư

để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Muốn vậy nhà nước cần sử dụng ngân sách để kích

thích đầu tư của tư nhân và nhà nước bằng cách sử dụng các hình thức: đơn đặt hàng của

nhà nước, hệ thống mua hàng, trợ cấp tài chánh, tín dụng cho tư bản độc quyền.

+ Qua lý thuyết về lãi suất, Keynes đề nghị nhà nước sử dụng hệ thống tài chính - tín

dụng và lưu thông tiền tệ.

( Để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh, ông chủ

trương tăng thêm khối lượng tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay và thực hiện "lạm

phát có kiểm soát" để tăng giá hàng hóa đem lại cho nhà kinh doanh khối lượng lợi nhuận

nhiều hơn. ( Để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, ông đề nghị in thêm tiền giấy.

( Để nâng cao hiệu quả tư bản, ông đề nghị sử dụng công cụ thuế để điều tiết bớt một

phần tiết kiệm, từ thu nhập của người lao động đưa vào ngân sách nhà nước để mở rộng đầu

tư. Còn đối với nhà tư bản ông lại đề nghị giảm thuế để khuyến khích ý muốn đầu tư.

+ Qua lý thuyết về tổng cầu, Keynes đề nghị:

( Mở rộng nhiều hình thức đầu tư, kể cả các hoạt động quân sự hóa nền kinh tế, vì

đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào cũng giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chống được

khủng hoảng.

( Khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với tầng lớp tư sản, những người giàu có.

Nhưng đối với người lao động, ông lại đưa ra các biện pháp nhằm tăng giá cả và "ướp lạnh"

tiền lương.

Nhận xét: Qua phân tích học thuyết kinh tế của Keynes, chúng ta thấy học thuyết của

ông có các đặc trưng cơ bản sau đây:

+ Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô để chứng minh cơ chế thị trường tự nó

không thể bảo đảm sử dụng hết nguồn sản xuất và lao động.

+ Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở tâm lý xã hội từ đó đưa ra các khái niệm

mới "khuynh hướng tiêu dùng giới hạn", "khuynh hướng tiết kiệm giới hạn"; "lợi tức triển

vọng", "hiệu quả giới hạn" của tư bản.

+ Áp dụng và phát triển phương pháp "phân tích đại lượng" trong kinh tế học vĩ mô.

+ Chứng minh sự cần thiết và đưa ra các kiến nghị cho sự can thiệp của nhà nước

vào kinh tế, tạo cơ sở lý luận cho sự gia tăng mạnh mẽ vai trò của nhà nước tư sản trong

điều tiết kinh tế vĩ mô từ sau thế chiến thứ hai.

+ Tạo ra cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị học, mở ra một giai đoạn mới trong

tiến trình phát triển của lý thuyết tư sản.

+ Phương pháp luận có tính chất siêu hình vì cho rằng lý thuyết của ông đúng cho

mọi chế độ xã hội phát triển.

3. Các trào lưu của trường phái Keynes:

Trường phái Keynes có ba trào lưu: phái hữu, phái tự do, phái tả. Hai phái đầu lập

nên trường phái Keynes chính thống, phái thứ ba thành "những người sau Keynes". Các

trào lưu này tồn tại trong các nước Anh, Pháp, Mỹ...

4. Những hạn chế của lý thuyết Keynes:

+ Không thực hiện được ý đồ ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.

+ Tư tưởng điều tiết nền kinh tế bằng lãi suất không mang lại hiệu quả.

+ Chủ trương "lạm phát có điều tiết" của Keynes càng làm tăng sự trầm trọng của

lạm phát.

+ Đánh giá quá cao vai trò điều tiết của nhà nước, bỏ qua vai trò của thị trường tự

do.

Những hạn chế này làm tăng xu hướng phê phán lý thuyết kinh tế của trường phái

Keynes, trong đó có "Chủ nghĩa tự do mới".

Chương XII

CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ

PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

I- CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI.

1. Sự phục hồi và đặc điểm:

a) Sự phục hồi:

Lý thuyết tự do kinh tế coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là hệ thống hoạt động tự

động, do các quy luật khách quan tự phát điều tiết và chủ trương chống lại mọi sự can thiệp

của nhà nước vào kinh tế.

Những người đề xướng ra tư tưởng tự do kinh tế là các nhà kinh tế học tư sản cổ

điển bắt đầu từ William Petty, kế tiếp là Francois Quesnay và nổi bật là Adam Smith với lý

thuyết "bàn tay vô hình". Trường phái cổ điển tiếp tục kế thừa và phát triển qua lý thuyết

"thăng bằng tổng quát" của Léon Walras. Tư tưởng tự do kinh tế phát triển đến những năm

30 của thế kỷ 20.

Theo đà phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và sự xuất

hiện lý thuyết kinh tế của Keynes, các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do cũ trở nên lạc

hậu và mất vị trí thống trị.

Tuy nhiên, trong những năm thực hiện lý thuyết Keynes, nền kinh tế tư bản chủ

nghĩa vẫn không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp, trong khi đó ở các nước

đang xây dựng chủ nghĩa xã hội lại đạt được những thành tựu nhất định theo mô hình quản

lý có kế hoạch nền kinh tế quốc dân. Trước thực tế này, chủ nghĩa tự do mới xuất hiện để

xây dựng lại lý luận kinh tế của trường phái tự do cho phù hợp tình hình mới.

b) Đặc điểm:

+ Là một trong những lý thuyết tư sản hiện đại, dựa trên tư tưởng tự do kinh tế có

sửa đổi theo yêu cầu thực tế.

+ Là một hệ thống lý luận áp dụng và kết hợp tất cả các quan điểm cũng như phương

pháp luận của trường phái tự do cũ, trường phái trọng thương mới, trường phái Keynes để

hình thành lý thuyết mới góp phần điều tiết nền kinh tế.

+ Kết hợp cơ chế thị trường với điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất định theo khẩu

hiệu : "thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn".

+ Có sự phát triển đa dạng, phong phú ở các nước khác nhau với nhiều tên gọi khác

nhau: Chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hoà liên bang Đức, chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ

nghĩa bảo thủ mới ở Mỹ, chủ nghĩa giới hạn mới ở Áo và Thụy Điển.

2. Các "trường phái kinh tế tự do" ở Mỹ:

Chủ nghĩa tự do mới phát triển ở Mỹ dưới tên gọi là chủ nghĩa bảo thủ mới và được

biết đến qua các trường phái như : trường phái trọng tiền hiện đại, trường phái trọng cung,

trường phái "kinh tế vĩ mô dự liệu hợp lý".

a) Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ:

* Đại biểu: Milton Friedman, Henry Simons, Geogrye Stigler. Allan Meltzer, Jerry

Jordan (cố vấn kinh tế của Regan, Alan Walters, cố vấn của Thatcher)... Thủ lĩnh của trường phái này là Milton Friedman. Ông sinh năm 1912 tại New York,

cha mẹ là người Áo -Hung, đậu tiến sỹ ở đại học Colombia ở New York năm 1946 và dạy ở

đại học Chicago cho đến lúc về hưu (1979).

Ông là chủ tịch hiệp hội kinh tế Mỹ (1967), ông có nhiều công trình nghiên cứu và

năm 1976 ông được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế.

* Vấn đề giải quyết: chống lạm phát, đạt tốc độ tăng trưởng ổn định theo một lập

trường cơ bản: thả lỏng nền kinh tế, nhà nước chỉ cần duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn định

hàng năm và điều này sẽ bảo đảm một sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổn định.

* Nội dung cơ bản:

+ Về lập luận kinh tế trường phái trọng tiền tập trung ở các luận điểm sau:

( Cơ chế thị trường tự nó đã đảm bảo sự cân bằng cung cầu tổng quát ở gần sát mức

sản lượng tiềm năng do tiền công và giá cả tuy có sức ỳ nào đó nhưng vẫn tương đối linh

hoạt.

( Nếu không có những tác động ngoại lai nào khác (vai trò kinh tế của nhà nước) thì

với cơ chế giá cả và tiền công tương đối linh hoạt, cân bằng cung - cầu tổng quát sẽ thường

xuyên được bảo đảm.

( Các biến số của kinh tế vĩ mô như tôûng sản lượng quốc gia, việc làm, giá cả...đều

chịu ảnh hưởng quyết định của mức cung tiền tệ.

Lập luận này được xây dựng trên cơ sở kế thừa lý thuyết "số lượng tiền tệ" của các

nhà kinh tế tân cổ điển như A.Marshall và I.Fisher.

Cùng xuất phát từ công thức của I.Fisher:

MV = PQ = GNP (dn) (1)

Trong đó: M (mức cung tiền tệ); V (tốc độ vòng quay của đồng tiền trong năm); P

(giá cả trung bình của hàng hóa, dịch vụ); Q (khối lượng hàng hóa - dịch vụ trong năm). PQ

(tổng sản lượng quốc gia danh nghĩa).

Trường phái tân cổ điển nhấn mạnh đến tốc độ lưu thông tiền tệ V nên (1) được

viết:

V =

PQ

M

GNP (dn)

M = (2)

Từ (2), trường phái tân cổ điển cho rằng V thay đổi theo M, khi khối lượng càng lớn

thì tốc độ lưu thông tiền càng giảm đi và ngược lại và giá cả lại tỷ lệ thuận với tốc độ lưu

thông tiền tệ. Khi tốc đôï lưu thông tiền và các yếu tố khác không đổi thì giá cả thay đổi tỷ

lệ thuận với khối lượng tiền đưa vào lưu thông.

Trường phái tiền tệ nhấn mạnh đến "khối lượng tiền" nên (1) được viết thành:

M =

PQ

V

GNP(dn)

V

= (3)

Trường phái tiền tệ cho rằng V tương đối ổn định ít thay đổi nên theo (3), M sẽ tỷ lệ

thuận với GNP(dn). Điều này có nghĩa là chỉ có khối lượng tiền mới tác động đến tổng sản

lượng quốc gia, tới giá cả và tới việc làm, nói cách khác là "chỉ có tiền mới là quan trọng".

Dựa vào lập luận này Friedman đã giải thích căn nguyên của cuộc khủng hoảng kinh

tế Mỹ năm 1929-1933 là do "hệ thống dự trữ liên bang" (FED) đã phát hành một khối lượng tiền quá thấp so với mức cầu về tiền tệ làm cho dân chúng không có đủ tiền mua

hàng dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Để khắc phục hiện tượng này Friedman đưa ra lý

luận nổi tiếng là "chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân" với tư tưởng cơ bản là cần phải chủ

đôïng điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế:

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, còn trong thời kỳ ổn

định nên giảm mức cung tiền tệ. Và nhìn chung, lượng tiền tệ phải được điều chỉnh theo

một tỷ lệ ổn định từ 3% ( 4% một năm. Điều này làm cho thu nhập quốc dân tăng lên ổn

định, ngăn chặn những xáo trộn trong nền kinh tế, giá cả bình ổn và thúc đẩy nền kinh tế

tăng trưởng ổn định.

+ Về kiến nghị chính sách kinh tế:

( Chủ trương thả lỏng nền kinh tế, không cần đến sự can thiệp của nhà nước vì các

sự can thiệp này phần lớn phá hoại thế cân bằng thị trường gây hại cho nền kinh tế.

( Chủ trương coi trọng việc chống lạm phát hơn là tìm cách giảm thất nghiệp.

Theo công thức M= , khi giả định V là ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc

rất ít vào M, phái trọng tiền cho rằng nếu M tăng thì P tăng và ngược lại; từ đó họ cho rằng

lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải là thất nghiệp. Theo Friedman, thất

nghiệp chỉ là hiện tượng bình thường diễn ra trên trị trường, xã hội có thể chấp nhận một tỷ

lệ thất nghiệp tự nhiên để bảo đảm ngăn ngừa lạm phát.

( Chủ trương nhà nước điều chỉnh kinh tế theo các "quy tắc của chính sách" độc lập

với ý muốn và lợi ích riêng của chính phủ. Chính sách cơ bản và quan trọng nhất phải là

chính sách tiền tệ, trong đó nhà nước cần tuân theo quy tắc là bảo đảm cho khối lượng tiền

tệ luôn tăng theo một tỷ lệ không đổi nào đó. Nhờ quy tắc này mà sức ỳ của giá cả, tiền

công và những biến động cục bộ khác sẽ bị loại trừ và nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

* Nhận xét chung:

Quan điểm của trường phái trọng tiền có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính

quyền Reagan ở Mỹ và của chính quyền Thatcher ở Anh. Thực tiễn đã chứng tỏ việc điều

tiết khối lượng tiền quả là một vũ khí kinh tế vĩ mô mạnh mẽ giúp giảm rõ rệt mức độ lạm

phát, nhưng đó không phải là vũ khí vạn năng vì nó lại gây ra tình trạng suy thoái gay gắt,

tỷ lệ thất nghiệp cao. Đặc biệt là tốc độ lưu thông tiền tệ trở nên hết sức không ổn định và

lãi suất luôn biến động. Thực trạng này đã bác bỏ một trong những giả định quan trọng làm

cơ sở lý luận cho trường phái trọng tiền - giả định V ổn định.

b) Trường phái trọng cung ở Mỹ:

* Đại biểu: trường phái này xuất hiện vào năm 1980 ở Mỹ với các nhà kinh tế học là

Arthur Laffter, Jede Winniski, Norman Ture, Paul Craig Roberto.

* Vấn đề giải quyết : tìm kiếm con đường giải quyết nhịp độ tăng trưởng và duy trì

năng suất lao động.

* Nội dung cơ bản:

( Phê phán chính sách điều chỉnh cầu của trường phái Keynes và đưa ra luận điểm

quan trọng: khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí mà chi phí sẽ tạo ra kích thích kinh

tế. Do vậy, nhiệm vụ kinh tế của nhà nước là xây dựng các điều kiện để các yếu tố kích

thích kinh tế xuất hiện. Những yếu tố kinh tế này sẽ giúp tăng chi phí sản xuất và như vậy

sẽ tăng cung. Cung mới sẽ tạo ra cầu mới và nền kinh tế sẽ đạt trạng thái lý tưởng: ở đó

cung sẽ tự tạo ra cầu, khủng hoảng sản xuất thừa sẽ bị loại trừ. Triển khai luận điểm này, phái trọng cung tiếp tục phê phán các quan điểm của

trường phái Keynes:

( Phủ nhận quan điểm của Keynes về việc coi tiết kiệm như là nguồn gốc sinh ra sản

xuất thừa, là nhân tố làm giảm việc làm và quy mô hoạt động kinh tế.

( Phủ nhận giả thuyết của Keynes về kích thích cầu.

Trường phái trọng cung cho rằng vấn đề không phải là ở chỗ kích thích cầu mà là ở

chỗ tăng năng suất lao động. Con đường tăng năng suất là kích thích lao động, đầu tư và tiết

kiệm. Muốn có bất kỳ một tốc đôï tăng trưởng nhanh nào cũng đòi hỏi phải có tiết kiệm.

Chỉ có bộ phận thu nhập quốc dân dành cho tiết kiệm mới có thể bảo đảm cho đầu tư và bù

đắp được cho những thâm hụt ngân sách.

( Phê phán chính sách thuế của Keynes và đưa ra đường cong Laffter để phân tích

luận điểm cơ bản: thuế suất cao sẽ làm giảm mức độ và quy mô tiết kiệm.

( Trường phái trọng cung cho rằng tăng thuế thu nhập sẽ làm tăng khuynh hướng

tiêu dùng phần tiền lương của người lao động và làm giảm phần tiết kiệm trong tầng lớp

dân cư, mà tiết kiệm lại chính là nguồn thu nhập tương lai.

( Trường phái trọng cung chống biện pháp thuế cao của trường phái Keynes và dựa

vào đường cong Laffter họ chủ trương giảm thuế.

Tổng thu nhập

Mức thuế

O 50% 100%

Hình 2: Đường cong Laffter

Thuế sẽ là 0 khi không có thu nhập và nếu thuế lên tới 100% thì không ai muốn làm

việc, do vậy cũng không có thu nhập. Do đó, hai đầu đường cong được xác định khi tổng

thu nhập tăng, mức thuế cũng tăng từ 0 lên đến một điểm nào đó mà người ta lại bắt đầu

làm việc ít hơn, tiết kiệm hơn hoặc chuyển sang hoạt động kinh tế ngầm. Như vậy ở điểm

M nào đó, ngân khố sẽ đạt mức tối đa. Trường hợp của chúng ta là khi thuế đạt 50% thì thu

nhập đạt tối đa. Khi mức thuế cao hơn điểm M tức là hơn 50% thì thu nhập bắt đầu giảm

(A). Khi mức thuế thấp hơn điểm M tức nhỏ hơn 50% thì thu nhập cũng giảm (P). Từ đó,

những người trọng cung đề nghị phải cải cách thuế: khi thuế vượt quá một giới hạn nào đó

thì phải cắt giảm thuế, điều này sẽ giúp làm tăng cả thu nhập lẫn sản lượng quốc gia và

ngân sách.

* Nhận xét chung:

Quan điểm kinh tế của trường phái trọng cung đã ảnh hưởng mạnh đến chính sách

kinh tế của chính phủ Reagan. Tổng thống Reagan đã đề nghị Quốc hội cắt giảm 25% đối

với tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân. Quá trình này diễn ra qua ba giai đoạn và kết

thúc vào 7/1983.

Tuy nhiên nhiều người còn hoài nghi về lý thuyết trọng cung vì họ cho rằng cắt giảm

thuế sẽ làm giảm thu nhập và làm tăng thâm hụt trong ngân sách liên bang.

M c) Trường phái "kinh tế vĩ mô dự liệu hợp lý":

* Đại biểu: trường phái này được gọi tắt là trường phái REM (Rational Expectation

Macroeconomics) do Robert Lucas (trường đại học Chicago) và Thomas Sargent (trường

đại học Minnesota) sáng lập.

* Vấn đề giải quyết : nguyên nhân thất nghiệp và hiệu quả của chính sách điều tiết của

nhà nước.

* Nội dung cơ bản:

+ Đưa ra hai luận điểm cơ bản:

( Giá cả và tiền lương có tính linh hoạt để cung cầu cân bằng nhau ở các thị trường.

( Ứng xử kinh tế của mọi người đều dựa trên những "dự liệu hợp lý" của họ về nền

kinh tế. Những dự liệu hợp lý này căn cứ vào kinh nghiệm sống, vào thông tin đại chúng,

vào kiến thức kinh tế tích luỹ được.

+ Dựa trên hai luận điểm cơ bản, trường phái REM tập trung giải quyết hai vấn đề

quan trọng của kinh tế vĩ mô:

( Vấn đề thất nghiệp:

Những nhà kinh tế học trường phái chính cho rằng vì giá cả và tiền lương là cứng

nhắc chậm thay đổi nên phần lớn thất nghiệp là không tự nguyện. Nhưng các nhà kinh tế

học trường phái REM lại cho rằng vì giá cả và tiền lương linh hoạt nên hầu hết thất nghiệp

là tự nguyện - Người lao động thất nghiệp là do mức tiền lương thực tế quá thấp không đủ

đẩy họ đi làm.

Tiền lương

V

V'

Mức lao động

O L'' L' L M và việc làm

Hình 3 : Tiền lương không linh hoạt sẽ tạo ra thất nghiệp không tự nguyện;

tiền lương linh hoạt dẫn đến thất nghiệp tự nguyện.

Theo mô hình thị trường lao động ở trên, chúng ta thấy điểm cân đối ban đầu tương

ứng với mức lương V là E, tại đó mức việc làm OL thấp hơn so với mức cung lao động OM

tạo ra lượng thất nghiệp tự nhiên LM (hay EG). Khi đường cầu lao động dời xuống D'D' sẽ

có hai trường hợp xảy ra:

( Nếu tiền lương linh hoạt giảm xuống V' thì thị trường lao động sẽ nhanh chóng

được điều chỉnh ở mức E': tại đây có thêm một số người không muốn đi làm với mức lương

V', đó là những người lao động thất nghiệp tự nguyện (L'L).

D D'

G E H

E'

G'

D

D' ( Nếu tiền lương không linh hoạt, vẫn ở mức V thì số người muốn đi làm với mức

lương này là OL (hay VE) nhưng đường cầu với mức lương V chỉ tạo việc cho số lao động

là OL'', vì vậy L''L là thất nghiệp không tự nguyện.

Khi cung lao động thấp hơn cầu do thất nghiệp tự nguyện cao thì sẽ có sự điều chỉnh

tiền công lên cao hơn, người lao động lại sẵn sàng đi làm lại, thất nghiệp giảm và sản lượng

lại tăng lên.

( Vấn đề hiệu quả của chính sách kinh tế nhà nước:

Theo trường phái REM, sự hiểu biết của công dân là nguyên nhân biến động của chu

kỳ kinh tế, nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng và thất nghiệp và chính nó làm giảm hiệu quả

chính sách kinh tế của nhà nước.

( Đề giảm thất nghiệp tự nguyện, nhà nước phải tăng lương, muốn tăng lương phải

tăng lạm phát. Điều này phải diễn ra bất ngờ để dân chúng không kịp "dự liệu hợp lý" và họ

sẽ tăng cung lao động. Đường cong phillips minh họa cho lý luận này.

Tỷ lệ tiền lương

O M1 M M2 Tỷ lệ thất nghiệp

tự nhiên

Hình 4 : Đường cong phillips

Đường cong phillips là lý thuyết của A. Phillips về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát

và tỷ lệ thất nghiệp. Theo đường cong này, để có tỷ lệ thất nghiệp thấp phải trả giá bằng tỷ

lệ lạm phát cao và ngược lại.

Theo hình vẽ, ta thấy OM là mức thất nghiệp tự nhiên. Nếu mức lương ở B thì mức

thất nghiệp sẽ thấp hơn mưc tự nhiên (OM1

mức thất nghiệp sẽ cao hơn mức tự nhiên (OM2 >OM).

( Nhưng với chính sách tăng lương của nhà nước, nếu công nhân nhận thấy rằng dù

tiền lương có tăng nhưng giá tư liệu sinh hoạt cũng tăng, họ không được lợi gì thêm thì họ

sẽ không tăng cung lao động. Trường hợp này làm cho chính sách kinh tế của nhà nước mất

hiệu quả và đồng thời làm cho tình hình thị trường thêm xấu đi: giá cả tăng, lạm phát tăng,

tiền lương tăng nhưng nạn thất nghiệp vẫn rất nghiêm trọng.

Với lập luận như vậy, trường phái REM đã ủng hộ quan điểm của trường phái trọng

tiền hiện đại về việc tăng mức cung tiền tệ hàng năm theo tỷ lệ nhất định.

* Nhận xét chung:

Tư tưởng kinh tế của trường phái REM đã ảnh hưởng mạnh tới chính sách kinh tế

của chính quyền Mỹ. Báo cáo kinh tế năm 1982 của Tổng thống Reagan và Hội đồng cố

vấn kinh tế đã dựa vào lý thuyết REM và thuyết trọng tiền để bảo vệ vai trò trung tâm của

thị trường trong việc tăng cường tự do và phát triển kinh tế.

3. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức:

a) Hoàn cảnh xuất hiện và các đại biểu: Thất bại sau thế chiến thứ II, nền kinh tế Cộng hòa Liên Bang Đức rơi vào tình trạng

"tiêu điều", "hỗn loạn": kinh tế sa sút, lạm phát tăng vọt, thất nghiệp tràn lan...

Trước hiện trạng trên, các đại biểu của chủ nghĩa tự do mới ở CHLB Đức như

W.Eushens, W.Ropke, Erhard, Muher, Armark...đã phê phán triệt để chủ nghĩa độc tài dân

tộc, kinh tế chỉ huy; ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm tự do trong kinh tế và đưa ra nhiều lý

thuyết quan trọng: "Sức mạnh kinh tế", "kinh tế thị trường tự do", "Con đường thứ ba",

"kinh tế thị trường xã hội".

b) Quan điểm của W.Euskens về "các mô hình kinh tế lý tưởng": theo Euskens có hai

kiểu kinh tế:

+ Kinh tế đóng: kiểu kinh tế tập trung, độc đoán tồn tại trong các xã hội cộng sản

nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, kinh tế quốc xã, kinh tế XHCN.

+ Kinh tế mở: kiểu kinh tế thị trường xã hội, là mô hình lý tưởng tồn tại ở các nước

tư bản.

c) Quan điểm của W.Repke về mô hình kinh tế kiểu "Sân bóng đá": theo mô hình này,

nền kinh tế là sân bóng đá, các giai cấp và chủ thể kinh tế là các cầu thủ, mỗi cầu thủ có

một vị trí nhất định trên sân, nhà nước giữ vai trò trọng tài điều khiển trận đấu, không trực

tiếp tham gia đá bóng mà canh giữ cho trận đấu diễn ra theo luật và ngăn ngừa các trục trặc

nếu có (khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát...).

d) Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của Muller - Armark: đây là lý thuyết nổi

bật của chủ nghĩa tự do mới ở Đức.

* Nguyên tắc cơ bản của thị trường xã hội:

Kết hợp chặt chẽ nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội để đạt mục tiêu

nhất định là:

Một mặt khuyến khích và động viên những động lực tạo ra sáng kiến cá nhân phục

vụ lợi ích nền kinh tế.

Một mặt có gắng loại trừ các hiện tượng tiêu cực, khi điều kiện cho phép như : sự

nghèo khổ của một số tầng lớp nhân, lạm phát, thất nghiệp.

Trong hai mặt đó, việc bảo đảm quyền tự chủ của người tiêu dùng và công dân phải

chiếm địa vị thống trị, mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở chú

ý đến nhu cầu và nguyện vọng cá nhân.

Nguyên tắc cơ bản này làm cho kinh tế thị trường xã hội ở Đức khác biệt với quan

điểm kinh tế thị trường tự do của mọi trường phái:

+ Không phải là sự kết hợp kinh tế thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa trước đây với

kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch để tạo thành thể thống nhất mà là "kết hợp nguyên tắc

tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên thị trường".

+ Không đồng nhất với "nền kinh tế thị trường tự do" của các nhà kinh tế Mỹ, theo

đó nhà nước chỉ nên can thiệp tối thiểu còn chủ yếu là để cho nền kinh tế tự thân vận động.

+ Không phải là tư tưởng tự do kinh tế theo kiểu của trường phái trọng tiền: thả lỏng

nền kinh tế và nhà nước chỉ cần thực hiện chính sách tiền tệ có quy tắc để điều tiết khối

lượng tiền trong lưu thông.

+ Không phải là chủ nghĩa tự do ORDO theo đó đòi hỏi một nhà nước mạnh có thể

tổ chức và duy trì hệ thống cạnh tranh trên quy mô lớn, thông qua các biện pháp kinh tế và

chính trị.

* Sáu tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội: + Quyền tự do cá nhân: giúp đưa ra các quyết định phi tập trung ở các đơn vị kinh tế

và bảo đảm tính linh hoạt cho thị trường.

+ Nguyên tắc cơ bản về công bằng xã hội:giúp thị trường vừa bảo đảm lợi ích cho

người trực tiếp tham gia quá trình kinh tế vừa bảo đảm quyền lợi của các thành viên xã hội

khác.

+ Quá trình kinh doanh theo chu kỳ : để phù hợp với các trường hợp đình trệ sản

xuất theo chu kỳ khủng hoảng kinh tế.

+ Chính sách tăng trưởng : giúp tạo ra các kích thích cần thiết để hiện đại hoá năng

lực sản xuất ở các xí nghiệp trung bình.

+ Chính sách cơ cấu : giúp xây dựng các biện pháp, uốn nắn kịp thời các rối loạn thị

trường để bảo đảm các chiến lược dài hạn.

+ Bảo đảm tính tương hợp của cạnh tranh đối với tất cả các hành vi kinh tế do các

chính sách kinh tế thúc đẩy :giúp vừa thực hiện công bằng xã hội, ổn định trong tăng trưởng

với cơ cấu hợp lý, vừa ngăn ngừa sự phá vỡ hay hạn chế các hoạt động cạnh tranh quá mức

trên thị trường.

* Các chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội:

Cạnh tranh có hiệu quả được coi là yếu tố trung tâm và không thể thiếu được trong

hệ thống kinh tế xã hội ở nước Đức, nó có các chức năng sau đây:

( Giúp sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.

( Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật.

( Giúp phân phối thu nhập quốc dân có lợi cho các nhà cạnh tranh thành công.

( Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

( Giúp điều chỉnh và di chuyển nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng có hiệu quả hơn

(giúp tổ chức lại sản xuất và phân công lại lao động).

( Giúp kiểm soát sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền vì chỉ có thể tồn tại

trong một thời gian nhất định là có tổ chức độc quyền khác cạnh tranh, hạn chế sự lũng

đoạn.

( Giúp kiểm soát sức mạnh chính trị : Nhà nước không có lý do gì để can thiệp vào

những nơi mà cạnh tranh có hiệu quả đang thắng thế và sự can thiệp phải cân nhắc để

không ảnh hưởng đến cạnh tranh có hiệu quả.

( Đem lại quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân.

Cạnh tranh có những chức năng quan trọng kể trên nhưng trên thị trường có những

nguy cơ đe dọa cạnh tranh đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh.

* Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội:

Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, các yếu tố thị trường có xu hướng mang lại

kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế chứ không tự mang lại kết quả tối ưu cho toàn xã

hội. Do vậy, xã hội phải xây dựng và cố gắng thực hiện các yếu tố xã hội cho thị trường:

( Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất.

( Bảo vệ các thành viên xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về

mặt xã hội do những rủi ro của các cuộc sống gây nên.

Các công cụ sau đây được sử dụng để đạt các mục tiêu trên:

( Sự tăng trưởng kinh tế tạo ra thu nhập cao hơn và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

( Phân phối thu nhập công bằng qua các đòn bẩy giá cả, tiền lương, lợi nhuận, thuế. ( Bảo hiểm xã hội giúp công dân chống lại các rủi ro, tai nạn, thất nghiệp, sự đau khổ

của tuổi già, bệnh tật.

( Thực hiện phúc lợi xã hội gồm các khoản trợ cấp như : trợ cấp xã hội, trợ cấp nhà

ở, trợ cấp nuôi con...

Tất nhiên là các yếu tố xã hội này phải được thực hiện trong khuôn khổ của nền kinh

tế thị trường tức là không ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế.

* Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội. Phải đảm bảo các yêu cầu

sau đây:

( Được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và sự cạnh tranh có hiệu quả.

( Chỉ can thiệp ở những nơi cần thiết (nơi không có cạnh tranh có hiệu quả và nơi

bảo vệ cạnh tranh để kích thích các nguyên tắc căn bản của thị trường xã hội mà không thể

trao cho tư nhân) với mức độ hợp lý.

( Tạo ra sự hài hòa giữa các chức năng của nhà nước với yêu cầu của thị trường,

nghĩa là phải đảm bảo nguyên tắc chung" "Nếu nhà nước phải can thiệp thì sự can thiệp này

phải tương hợp với hệ thống thị trường".

II- KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI TRƯỜNG PHÁI CHÍNH.

1. Sự xuất hiện và đặc điểm phương pháp luận:

a) Sự xuất hiện:

Xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ này do sự xích lại gần nhau giữa hai trường

phái "Keynes chính thống" và "Cổ điển mới".

+ Trường phái "Keynes chính thống" tự nhận thấy chỗ thiếu sót trong học thuyết

kinh tế của Keynes là chưa đánh giá đầy đủ tính hiệu quả của vai trò tự điều chỉnh của cơ

chế thị trường.

+ Trường phái "cổ điển mới" khi phê phán Keynes cũng nhận ra vai trò kinh tế của

nhà nước ngày càng tăng lên.

b) Đặc điểm phương pháp luận:

+ Vận dụng phương pháp tổng hợp kết hợp cả phương pháp phân tích vĩ mô và phân

tích vi mô để trình bày các vấn đề kinh tế học.

+ Muốn sử dụng tất cả các thành tựu trong học thuyết kinh tế của các trường phái

khác nhau trong lịch sử mà chủ yếu và trực tiếp là của trường phái Keynes và trường phái

cổ điển mới để đưa ra các lý thuyết cho kinh tế của trường phái chính.

+ Muốn xây dựng cơ sở lý thuyết cho kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

c) Các đại biểu:

+ Paul A.Samuelson và Willam D. Nordhaus đồng tác giả của cuốn sách giáo khoa

nổi tiếng "Economics".

Cuốn sách này do P.A.Samuelson xuất bản lần đầu tại New York 1948, được tái bản

nhiều lần và gần đây W.D.Nordhaus mới tham gia bổ sung và tái bản; năm 1989 được dịch

ra tiếng Việt.

Paul A.Samuelson là giáo sư đại học, người sáng lập khoa kinh tế của học viện công

nghệ Massachusetts, là người Mỹ đầu tiên được giải thưởng Nobel về kinh tế (1970), từng là cố vấn cho "viện dự trữ liên bang và ngân khố", cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ

J.F.Kennedy.

W.D.Nordhaus là giáo sư kinh tế trường đại học Yale từng là thành viên trong hội

đồng cố vấn kinh tế của chính quyền J.Carter.

+ David Begg, Satnley Fisher, Rudiger Dornbusch đồng tác giả cuốn giáo trình

"kinh tế học" hiện đại dùng trong các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới, được xuất

bản lần thứ ba năm 1991 và dịch sang tiếng Việt năm 1992.

David Begg là giáo sư kinh tế học của trường đại học Tổng hợp Luân Đôn (Anh);

Stanley Fisher và Rudiger Dornbusch là hai giáo sư kinh tế học của học viện công nghệ

Massachusetts (Mỹ).

2. Các lý thuyết kinh tế của P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus:

a) Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp.

Đây là lý thuyết nổi bật của Samuelson và của trường phái chính.

Mầm móng của quan điểm "kinh tế hổn hợp" đã có từ cuối thế kỷ XIX, sau thời kỳ

chiến tranh, nó được các nhà kinh tế học Mỹ kế thừa và đạt đỉnh cao trong tác phẩm

"Economics" của P.A Samuelson.

Trong lý thuyết "nền kinh tế hỗn hợp", Samuelson đã kết hợp lý luận "bàn tay vô

hình", "thăng bằng tổng quát" của trường phái cổ điển với lý thuyết "chủ nghĩa tư bản được

điều tiết" của Keynes và ông đưa ra một hình ảnh độc đáo: "Người ta không thể vỗ tay bằng

một bàn tay" để tiêu biểu cho lý thuyết của mình" cơ chế thị trường kết hợp vai trò nhà

nước.

* Cơ chế thị trường:

Theo Samuelson "thị trường là nơi mua bán hàng hoá và là quá trình trong đó người

mua và người bán một thứ hàng tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng.

Nền kinh tế thị trường không phải là một hệ thống hỗn độn vô chính phủ mà nó có một trật

tự nào đó. Trật tự này hữu hiệu." Đó chính là cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó người tiêu dùng và các

nhà kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của

tổ chức kinh tế, đó là : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?

Cơ chế thị trường là cơ chế tinh vi phối hợp một cách không tự giác giữa nhân dân

và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường, người tiêu dùng và kỹ thuật, lợi

nhuận và cạnh tranh.

( Giá cả sẽ điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường. Mỗi hàng hóa đều có

giá cả và mang lại thu nhập cho chủ hàng.

( Khi một loại hàng hóa nào đó có nhiều người mua thì người bán tăng hàng lên và

điều này khuyến khích người sản xuất làm ra nhiều hàng hóa hơn.

( Khi có nhiều hàng hóa, người bán muốn bán nhanh để giải phóng kho hàng nên hạ

giá khiến người mua tăng lên nhưng người sản xuất lại thu hẹp quy mô sản xuất. Đến một

lúc sự cân bằng giữa người mua và người bán sẽ được khôi phục, cung và cầu sẽ cân đối

với nhau.

Như vậy, theo Samuelson chính sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân

bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi. ( Thị trường là nơi gặp gỡ của hai vua : người tiêu dùng và kỹ thuật.

Người tiêu dùng thống trị thị trường bằng tiền bỏ ra mua hàng hóa họ ưa thích.

Nhưng kỹ thuật cũng hạn chế người tiêu dùng, vì nền kinh tế không thể vượt quá

được ranh giới khả năng sản xuất.

Vấn đề sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh, các quyết định cung và cùng

với nhu cầu của người tiêu dùng quyết định trên thị trường. Thị trường đóng vai trò người

trung gian thu xếp dàn hòa giữa sở thích của người tiêu dùng và hạn chế của kỹ thuật.

( Lợi nhuận là động lực thúc đẩy người kinh doanh tham gia thị trường, cải tiến kỹ

thuật, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng với hiệu quả cao nhất.

( Cạnh tranh tạo ra môi trường linh hoạt cho các nhà kinh doanh hoạt động theo các

yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh

hoàn hảo sẽ dẫn đến mức độ sử dụng và phân bố có hiệu quả đầu vào và đầu ra.

Nhờ cơ chế thị trường nền kinh tế sẽ đạt được một sự cân đối chung và phát triển

nhịp nhàng, trôi chảy.

Nhưng P.A.Samuelson cũng nhấn mạnh rằng "Bàn tay vô hình đôi khi có thể dẫn

nền kinh tế đi lầm đường, lạc lối và các nền kinh tế thị trường đôi khi cũng bị thất bại thị

trường". Để đối phó với những khuyết tật của cơ chế thị trường cần phối hợp "bàn tay vô

hình" với "bàn tay hữu hình" của nhà nước.

* Vai trò của nhà nước:

( Các chức năng của nhà nước:

+ Thiết lập khuôn khổ luật pháp.

+ Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả:

( Nhà nước can thiệp để hạn chế ảnh hưởng của các tổ chức độc quyền, bảo đảm tính

hiệu quả của cạnh tranh.

( Nhà nước phải can thiệp để hạn chế những tác động bên ngoài: làm ô nhiễm môi

trường, khai thác cạn kiệt khoáng sản...

( Đảm nhiệm sản xuất các hàng hóa công cộng.

( Sử dụng thuế để đảm bảo việc đầu tư những hàng hóa công cộng.

+ Bảo đảm tính công bằng, bình đẳng.

Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn gây ra sự bất bình đẳng lớn do vậy phải

thông qua các công cụ nhất định để thực hiện việc phân phối lại.

( Thuế luỹ tiến đánh vào thu nhập của người giàu, vào tài sản thừa kế.

( Hệ thống bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội.

+ Ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa tư bản mang căn bệnh chu kỳ là lạm phát, thất

nghiệp, khủng hoảng kinh tế...và P.A.Samuelson cho rằng "bằng hai dụng cụ trung tâm là

quyền lực về tài chính và quyền lực về tiền, chính phủ có thể ảnh hưởng đến sản lượng,

việc làm và giá cả của một nền kinh tế".

Nhưng theo Samuelson, "bàn tay hữu hình" cũng có các khuyết tật: nhà nước lựa

chọn vấn đề không đúng, tài trợ cho các chương trình quá lớn trong thời gian quá dài, đưa

ra các quyết định sai không phản ánh sự vận động của thị trường. Do vậy, phải kết hợp cả cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của nhà nước hình thành

nên nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cơ chế thị trường giúp xác định giá cả và sản lượng trong

nhiều lĩnh vực, còn chính phủ sẽ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và

luật lệ. Cả hai đều có tính chất thiết yếu.

b) Lý thuyết về thất nghiệp.

( P.A. Samuelson khẳng định thất nghiệp là vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện

đại - Nó ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội, tình cảm và cuộc sống gia đình của nhân dân.

( Phân biệt các khái niệm:

( Người có việc: người đang đi làm.

( Người thất nghiệp: người không có việc nhưng đang tìm việc.

( Người ngoài lực lượng lao động: người không có việc mà lại không đi tìm việc.

( Trình bày hai cách giải thích cực đoan về vấn đề thất nghiệp:

( Theo quan điểm tiền lương linh hoạt, người ta bị thất nghiệp vì họ chọn con đường

không đi làm với mức lương hiện hành: đó là thất nghiệp tự nguyện.

( Theo quan điểm tiền lương cứng nhắc, trong trường hợp tiền lương cụ thể cao hơn

tiền lương thị trường cân bằng thì sẽ xuất hiện bộ phận thất nghiệp không tự nguyện.

Cả hai loại thất nghiệp này đều không có hiệu quả vì cả doanh nghiệp và công nhân

sẽ đều có ích lợi khi họ chịu thương lượng lại các hợp đồng lao động. Chính vì vậy P.A

Samuelson cho rằng về lâu dài, tiền lương có khuynh hướng chuyển động để cân bằng

cung - cầu, do đó những cái túi thất nghiệp chính hoặc mức cầu lao động thừa ra được loại

bỏ khi tiền lương được điều chỉnh. Chân lý nằm giữa hai cách giải thích cực đoan về thất

nghiệp:

( Khẳng định "tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên" là khái niệm then chốt trong nền kinh tế vĩ

mô hiện đại : đó là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất mà đất nước có thể chấp nhận được ở mức

trung bình mà không có nguy cơ gây lạm phát tăng xoáy ốc. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có

thể tăng lên là do dân số tăng cao, do chính sách kinh tế của chính phủ (bảo hiểm thất

nghiệp) hoặc do các hổn loạn gây ra bởi các biến động của thị trường quốc tế.

c) Lý thuyết về lạm phát:

( Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng.

( Ngày nay chúng ta tính lạm phát bằng cách sử dụng "chỉ số giá cả" (chỉ số được sử

dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả tiêu dùng: cosumer Price Index CPI).

( Chỉ số giá cả: mức trung bình giá cả của hàng nghìn sản phẩm riêng biệt:

( Chỉ số giá cả tiêu dùng: giá của môït dỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ so với giá cả

những thứ đó trong một năm gốc cụ thể.

( Lạm phát tác động đến nền kinh tế bằng hai cách:

( Phân phối lại thu nhập và của cải.

( Tác động đến sản lượng và việc làm.

Lạm phát tăng thường là thời kỳ có việc làm nhiều và sản lượng cao.

( Trong nền kinh tế hiện đại, hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu

của chính sách kinh tế vĩ mô.

( Nếu tất cả đợt lạm phát đều cân bằng và dự đoán trước được thì lạm phát không

gây nên gánh nặng kinh tế lớn. ( Lạm phát không cân bằng thì giá cả tương đối, thuế suất và lãi suất thực tế bị biến

dạng.

( Lạm phát không dự đoán trước được cũng sẽ dẫn đến những sự đầu tư sai lầm và

phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần dân chúng.

( Lạm phát ngày nay có nhiều hình thức và do nhiều nguyên nhân.

+ Tỷ lệ lạm phát ỳ (tỷ lệ lạm phát được trông đợi): là tỷ lệ lạm phát được dự tính và

được đưa vào các hợp đồng và các thỏa thuận không chính thức.

+ Lạm phát luôn bị chấn động bởi các trào lưu kinh tế. Các lực chính là lạm phát do

cầu - kéo và do chi phí đẩy. Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm

năng, việc chi tiêu tăng lên chỉ tranh giành để có một mức cung hạn chế về sản lượng thực

tế. Điều này sẽ làm cho giá cả tăng từ P đến P'. Như vậy chính mức cầu cao hơn kéo giá

lên cao hơn.

P Q

P'

P

Sản lượng tiềm năng Q

Hình 5: Lạm phát do cầu -

kéo xảy ra khi quá nhiều chi tiêu săn đuổi quá ít hàng hoá.

+ Lạm phát luôn bị chấn động bởi các trào lưu kinh tế. Các lực chính là lạm phát do

cầu - kéo và do chi phí đẩy. Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm

năng, việc hi tiêu tăng lên chỉ tranh giành để có một mức cung hạn chế về sản lượng thục tế.

Điều này sẽ làm cho giá cả tăng từ P đến P'. Như vậy chính mức cầu cao hơn kéo giá lên

cao hơn.

Những người theo trường phái Keynes, trường phái trọng tiền và trường phái REM

đều cho rằng bản chất của lạm phát do cầu - kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để lấy một lượng

cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được trong điều kiện có đầy đủ công ăn việc làm.

P

Sản lượng tiềm năng Q

Hình 6 : Chi phí đẩy giá cả lên

Trong nền kinh tế hiện đại, lạm phát thường xảy ra ngay cả khi sản lượng dưới tiềm

năng của nó rất nhiều. Trong những thời kỳ hàng hoá ế ẩm, lương hoặc giá hàng tăng.

Đường cong AS di chuyển lên và giá cả có xu hướng tăng.

Qua các lý thuyết của mình, P.A Samuelson và W.D.Nordhaus muốn góp phần lý

giải và tháo gỡ các vấn đề của kinh tế học hiện đại. Đối với vấn đề chống lạm phát, họ đề

nghị biện pháp trợ cấp cho những người mà tiền lương hoặc giá cả của họ tăng chậm và

đánh thuế những người làm tăng lạm phát.

3. Lý thuyết kinh tế của Divid Begg, Stanley Fischer và Rudigor Dornbusch:

a) Phát triển lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp:

( Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định

của người tiêu dùng, của người sản xuất đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả.

( Để làm sáng tỏ vai trò của thị trường và giá cả cần phải giải đáp câu hỏi: nếu thị

trường không tồn tại thì các nguồn lực có thể phân bố như thế nào. Với cách tiếp cận này,

David Begg chia nền kinh tế ra các loại:

+ Nền kinh tế mệnh lệnh: là một xã hội mà ở đó chính phủ đề ra mọi quyết định về

sản xuất và tiêu thụ. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất cái gì, sẽ sản

xuất như thế nào và cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các gia đình,

các hãng và công nhân.

+ Nền kinh tế thị trường : là xã hội mà nhà nước không can thiệp vào thị trường, các

cá nhân tự do theo đuổi lợi ích riêng của mình mà không có sự khống chế nào của chính

phủ.

+ Nền kinh tế hỗn hợp: là xã hội mà khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương tác

với nhau trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế. Nhà nước kiểm soát một tỷ phần đáng kể

của sản lượng thông qua việc đánh thuế, thanh toán...và nhà nước cũng điều tiết mức độ

theo đuổi lợi ích cá nhân.

Ngày nay đa số các nước có nền kinh tế hỗn hợp nhưng một số thiên về kinh tế mệnh

lệnh, một số lại thiên về kinh tế thị trường.

Thị trường và giá cả giúp phân bố các nguồn lực; tùy hoàn cảnh có thể gây ra các tác

động tốt và tùy hoàn cảnh lại phân bố các nguồn lực không có hiệu quả. Lúc ấy sự can thiệp

nào đó của chính phủ có thể là xác đáng.

( Thị trường tự do để cho sức mạnh của cung và cầu độc quyền ấn định giá cả.

Các chính sách của chính phủ có thể dịch chuyển đường cung và đường cầu, chẳng

hạn như thay đổi luật an toàn làm dịch chuyển đường cong, nhưng nhà nước không có ý đồ

trực tiếp điều tiết giá. Nếu giá cả khá linh hoạt, thì áp lực do dư cầu và dư cung gây ra sẽ

đẩy giá trên thị trường tự do tới mức cân bằng một cách nhanh chóng. Khi có sự kiểm soát

hiệu quả về giá cả thì thị trường không phải là thị trường tự do. ( Sự kiểm soát giá cả là các luật lệ của nhà nước cấm điều chỉnh giá cả để cho thị

trường tiêu thụ hết hàng.

Kiểm soát giá cả có thể là ấn định "giá sàn" hoặc là đặt "giá trần". Nhưng ở nơi nào

mà sự kiểm soát giá cả duy trì trong nhiều năm thì có thể gây ra hậu quả xấu.

Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng. Quy

mô các hoạt động của chính phủ chiếm khoảng một phần ba đến hai phần ba thu nhập quốc

dân. Vai trò của chính phủ vượt quá phạm vi mua các hàng hóa và dịch vụ, thu thuế và

thanh toán chuyển nhượng. Chính phủ còn đặt ra khung luật pháp, điều tiết hoạt động kinh

tế và cố gắng ổn định hóa chu kỳ kinh doanh. Các quyết định của chính phủ cần phải thể

hiện lợi ích của xã hội.

b) Lý thuyết về thất nghiệp:

( Lực lượng lao động: bao gồm những người đang có việc làm hoặc đăng ký với các

văn phòng địa phương của bộ lao động rằng muốn làm việc và sẵn sàng làm việc.

( Tỷ lệ thất nghiệp là số phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm mặc

dầu có đăng ký là muốn làm việc và sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ thường

thấp hơn nam giới.

( Các dạng thất nghiệp:

+ Trước đây thường phân ra:

( Thất nghiệp dai dẳng: mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được trong một xã

hội năng động.

( Thất nghiệp do cơ cấu: là con số thất nghiệp xuất hiện do không có sự đồng bộ

giữa tay nghề và cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi. Đó là

trường hợp nghề mới xuất hiện không muốn nhận và đào tạo công nhân già, giỏi nghề cũ.

( Thất nghiệp do thiếu cầu: loại thất nghiệp theo lý thuyết Keynes khi tổng cầu giảm

mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để phục hồi mức có việc làm đầy đủ.

( Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: là nạn thất nghiệp xảy ra khi tiền lương được cố

ý duy trì cao hơn mức tại đó đường cung và đường cầu lao động cắt nhau. Thất nghiệp theo

lý thuyết cổ điển có thể xảy ra hoặc do công đoàn dùng sức mạnh của mình hoặc do luật về

mức lương tối thiểu áp đặt một mức lương cao hơn so với mức cân bằng.

+ Cách phân tích hiện đại nhấn mạnh về sự khác nhau giữa thất nghiệp tự nguyện và

thất nghiệp không tự nguyện.

( Thất nghiệp tự nguyện (bao gồm thất nghiệp dai dẳng, do cơ cấu, theo lý thuyết cổ

điển): loại thất nghiệp này bao gồm những người không muốn làm việc tại mức lương cân

bằng thực tế. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp tự nguyện ở trạng thái cân bằng.

( Thất nghiệp không tự nguyện: bao gồm những người vẫn muốn làm việc ở mức

tiền lương hiện hành. Đây là thất nghiệp theo lý thuyết Keynes hay là thất nghiệp do thiếu

cầu. Thất nghiệp dạng này là không tự nguyện vì nó được gây ra bởi sự điều chỉnh chậm

hơn của thị trường lao động so với sự điều khiển của các cá nhân hoặc của công đoàn.

( Các giải quyết nạn thất nghiệp:

Cách phân chia hiện đại giúp hiểu rõ các chính sách cần thiết của chính phủ để giải

quyết các vấn đề thất nghiệp: + Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cần đến các chính sách trọng cung tác động đến

các động lực trên thị trường lao động: cắt giảm thuế thu nhập, giảm trợ cấp thất nghiệp, trợ

cấp tái đào tạo tay nghề.

+ Để giải quyết nạn thất nghiệp không tự nguyện cần chú ý:

( Trong dài hạn nền kinh tế có thể từ từ quay trở lại trạng thái có việc làm toàn phần

thông qua việc điều chỉnh dần dần tiền lương và giá cả, nên loại thất nghiệp này cuối cùng

sẽ tự mất đi.

( Trong ngắn hạn, thất nghiệp theo lý thuyết Keynes là một phần trong tổng số thất

nghiệp mà chính phủ có thể góp phần giảm bớt bằng cách sử dụng chính sách tài khóa và

tiền tệ để làm tăng nhanh tổng cầu.

c) Lý thuyết về lạm phát:

( Lạm phát là sự tăng giá trung bình của hàng hóa theo thời gian.

( Sự tăng lượng cung tiền danh nghĩa, hoặc sự giảm nhu cầu tiền tệ thực tế, sẽ làm

tăng mức giá.

( Trong thực tiễn, giá cả không thể điều chỉnh ngay lập tức theo những thay đổi

trong lượng tiền danh nghĩa, do vậy, lãi suất hoặc thu nhập phải thay đổi để làm thay đổi

nhu cầu tiền tệ. Còn trong dài hạn, những thay đổi trong thu thập thực tế và lãi suất có thể

làm thay đổi đáng kể nhu cầu thực tế và phá vỡ mọi mối quan hệ đơn giản giữa lượng tiền

và giá danh nghĩa.

( Vào năm 1958, giáo sư A.W Phillips đã chứng minh rằng tỷ lệ lạm phát cao hơn

kéo theo tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại. Điều này gợi ý cho chúng ta rằng có thể

đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có ít thất nghiệp hơn, hoặc ngược lại.

Qua phân tích đường cong Phillips, David Begg và các bạn ông đã đi đến kết luận:

Về cơ bản không có đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, đường Phillips dài hạn

là thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dù cho tỷ lệ lạm phát dài hạn là thế nào chăng

nữa. Nhưng đường Phillips ngắn hạn lại là sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất

nghiệp khi nền kinh tế đang tự điều chỉnh theo những cơn sốc về tổng cầu. Độ cao của sự

đánh đổi ngắn hạn này phụ thuộc vào sự trông đợi ở tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong dài

hạn. Tuy nhiên lại không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn khi

các cơn sốc xuất hiện từ phiá cung. Thoạt đầu lạm phát cao hơn chắc là kéo theo thất

nghiệp cao hơn. Điều gì tiếp diễn về cơ bản còn phụ thuộc vào mức độ chính phủ điều tiết

cơn sốc ở phiá cung.

Trường phái chính hiện đại đã cố gắng phân tích sự kết hợp hài hòa giữa cơ chế thị

trường tự do với vai trò của chính phủ và vấn đề mà họ quan tâm hơn hết là vấn đề giải

quyết thất nghiệp và lạm phát. Các kiến nghị trong chính sách kinh tế của họ cũng góp phần

trong đời sống kinh tế cụ thể ở các nước tư bản phát triển nhưng chỉ góp phần "làm giảm

phần nào những ảnh hưởng xấu" của lạm phát và thất nghiệp mà thôi và tất nhiên là lý

thuyết của họ cũng còn có những hạn chế lịch sử nhất định.

III- CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC

NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

Tăng trưởng kinh tế là việc tăng sản lượng quốc gia và sản phẩm bình quân theo đầu

người. Đó là việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất, tức là tăng GNP tiềm năng của một

nước. Phát triển không chỉ làm tăng sản lượng quốc gia tiềm năng mà còn làm thay đổi cơ

cấu của nền kinh tế quốc dân.

Tăng trưởng kinh tế hiện đại là tăng trưởng kinh tế gắn liền với khoa học kỹ thuật

hiện đại dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, thành thị hoá và bùng nổ dân

số.

Đối với các nước đang phát triển hiện nay, vấn đề tăng trưởng và phát triển đang là

vấn đề cấp bách để mau chóng phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách lạc hậu.

1. Lý thuyết cất cánh của W.W. Rostow (Mỹ):

Nhà kinh tế học người Mỹ này cho rằng quá trình tăng trưởng kinh tế của một nước

phải trải qua 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn xã hội truyền thống cũ:

Ở giai đoạn này, năng suất lao động thấp, vật chất thiếu kém, xã hội thiếu nhạy bén,

linh động, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò thống trị.

+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh:

Trong giai đoạn này, các chủ doanh nghiệp đã có đủ khả năng thực hiện đổi mới,

phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, các nhân tố tăng trưởng xuất hiện và

một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế.

+ Giai đoạn cất cánh:

Đây là giai đoạn quyết định, muốn đạt tới giai đoạn này phải hội đủ ba điều kiện:

( Tỷ lệ đầu tư tăng lên 5% ( 10%.

( Phải xây dựng được các lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò "lĩnh vực đầu tàu".

( Phải xây dựng được bộ máy chính trị - xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của

các khu vực hiện đại, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Giai đoạn chín mùi về kinh tế.

Là giai đoạn có các đặc trưng sau:

( Phần sản phẩm quốc dân giành cho đầu tư tăng từ 10% đến 20%.

( Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại xuất hiện như luyện kim, hoá chất, điện.

( Cơ cấu xã hội biến đổi, đời sống tinh thần của dân chúng được tăng lên.

+ Giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt:

Là giai đoạn quốc gia được thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao, nhưng sự tăng

trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm sút.

2. Lý thuyết về "vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài":

Muốn phát triển kinh tế nói chung cần kết hợp bốn yếu tố là nhân lực, tài nguyên

thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật.

Ở các nước đang phát triển, cả bốn yếu tố trên đều khan hiếm và yếu kém.

+ Về nhân lực:

( Tuổi thọ trung bình thấp (57-58 tuổi).

( Số người biết chữ ít (32-52%)

( Lao đôïng nông nghiệp là chủ yếu, nên tình trạng thất nghiệp trá hình cao, thời gian

nông nhàn lớn.

+ Về tài nguyên thiên nhiên.

( Đất đai chật hẹp, khoáng sản ít ỏi so với số dân đông đúc. ( Tài nguyên quan trọng nhất là đất đai nông nghiệp, nhưng hiệu quả sử dụng chưa

cao, năng suất còn kém, kỹ thuật còn lạc hậu.

+ Về cơ cấu tư bản:

Các nước đang phát triển phần lớn thiếu vốn, cần phải tích lũy từ bên ngoài và bên

trong.

( Bên trong thì do năng suất kém, thu nhập thấp nên không thể tiết kiệm để tích lũy.

( Bên ngoài ngại đầu tư vào các nước đang có các phong trào giải phóng dân tộc đe

dọa sự an toàn và lợi nhuận cao cho vốn đầu tư nước ngoài, khả năng hoàn trả bấp bênh.

+ Về kỹ thuật:

Các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật nói chung là kém, nhưng có thể tranh

thủ lợi thế của nước đi sau trong chuyển giao công nghệ.

Sự khan hiếm và yếu kém của bốn yếu tố trên làm cho các nước đang phát triển rơi

vào "cái vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ mà muốn phá nó cần phải có "cú huých từ bên

ngoài", đó chính là sự đầu tư tư bản nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn thu hút

vốn của các nước cần phải có luật đầu tư tư bản nước ngoài đầy hấp dẫn.

Tiết kiệm và đầu tư thấp

Thu nhập Tốc độ tích lũy

bình quân thấp vốn thấp

Năng suất thấp

Hình 7: Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ

3. Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên:

Do Athur Lewis, nhà kinh tế học Jamaica được giải thưởng Nobel 1979, đưa ra. Mô

hình này được các nhà kinh tế học John Fei và Gustav Ranis áp dụng vào phân tích quá

trình tăng trưởng ở các nước đang phát triển.

Tư tưởng cơ bản của mô hình này là: dựa vào sự đầu tư của tư bản nước ngoài, các

nước lạc hậu sẽ chuyển lao động dư thừa sang các ngành công nghiệp hiện đại, và quá trình

này mang lại hai tác dụng:

+ Chuyển bớt lao động dư thừa khỏi khu vực kinh tế truyền thống - kinh tế nông

nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định, nhờ đó nâng cao được sản

lượng theo đầu người.

+ Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ có ngay nguồn sức lao động không giới

hạn từ nông nghiệp chuyển sang mà họ chỉ phải trả lương theo nguyên tắc năng suất giới

hạn, phần còn lại đủ cho họ thu hồi được vốn, có lợi nhuận, tạo điều kiện góp phần nâng

cao mức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung.

V Tiền Đường năng suất giới hạn

lương D'

D

V2

V1

Lao động

O L1 L2 L

Hình 8 : Mô hình kinh tế nhị quyền

Theo đồ thị : OV2 là mức lương trung bình và OL1 là mức sử dụng lao động; do đó

OV2PL1 là tổng tiền lương và V2DP là lợi nhuận của nhà tư bản. OV1 là mức tiền lương

trong khu vực truyền thống và OV1

+ Chi phí cho sản xuất trong khu vực đô thị lớn hơn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn.

+ Do yếu tố tâm lý, nếu mức OV2 không lớn hơn OV1 sẽ không hấp dẫn luồng đi

dân từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Nhờ hấp dẫn được luồng di dân từ nông nghiệp nên các doanh nghiệp trong công

nghiệp có điều kiện tích lũy tư bản nâng cao năng suất lao động làm đường năng suất giới

hạn dịch chuyển sang D'D' với mức lương không đổi là OV2 (với mức lương này, các

doanh nghiệp đầu tư nước ngoài luôn được cung cấp nguồn lao động dồi dào) và khiến cho

mức sử dụng lao động chuyển sang OL2. Tổng tiền lương bây giờ là OV2P'L2 và lợi nhuận

của nhà tư bản là V2D'P'. Nếu quá trình đẩy đường năng suất giới hạn tiếp tục xảy ra với

mức lương không đổi OV2 và nguồn lao động vẫn dồi dào, thì khu vực công nghiệp có

được mức độ tăng trưởng không giới hạn.

4. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa:

Do nhà kinh tế Nhật Bản Harry Tôshima đưa ra. Tôshima cho rằng mô hình kinh tế

nhị nguyên không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động ở các nước châu Á gió

mùa, ở đó có nền nông nghiệp lúa nước rất cần lao động trong các đỉnh cao của thời vụ và

chỉ dư thừa lao động lúc nông nhàn. Do đó, ông đưa ra mô hình tăng trưởng mới với hai

giai đoạn:

Giai đoạn đầu: sự phát triển sẽ được thúc đẩy bằng chính việc giữ lại lực lượng lao

động trong nông nghiệp vào ngay các tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ và đa dạng hóa cây

trồng, mở rộng chăn nuôi và săn bắt cá. Đồng thời sử dụng lao động nhàn rỗi cuỉa nông

nghiệp vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Quá trình này đem lại việc làm đầy

đủ cho mọi nông dân lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập hàng năm và thúc đẩy các ngành

kinh tế, ngành dịch vụ và ngành thương nghiệp phát triển theo, thị trường lao động sẽ thu

hẹp dần.

Giai đoạn sau: khi thị trường lao động bị thu hẹp dần thì tiền lương tăng nhanh thúc

đẩy các nông trại của xí nghiệp phải chuyển sang cơ giới hoá, đưa các loại máy móc nhỏ vào sản xuất thay thế lao động thủ công. Quá trình này làm tăng năng suất lao động và tổng sản

phẩm quốc dân GNP tính theo đầu người sẽ tăng nhanh khi sử dụng hết lao đôïng trong nông

nghiệp. Như vậy, theo Tôshima "nông nghiệp hóa" triệt để tạo đà sử dụng hết lao động dư thừa

trong nông nghiệp và kế tiếp bằng quá trình công nghiệp hóa hợp lý sẽ là con đường tốt nhất

cho chiến lược phát triển ở các nước châu Á gió mùa tiến tới xây dựng cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp - dịch vụ.

IV- CÁC LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

1. Vai trò và ý nghĩa của thương mại quốc tế:

* Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động lưu thông ra khỏi phạm vi một nước. Đó là

lĩnh vực trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới.

* Nguồn gốc của thương mại quốc tế là do hiệu quả kinh tế theo quy mô, những khác biệt về

khả năng chiếm lĩnh nguồn lực và các lý do khác:

+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô: Sản xuất theo quy mô lớn làm cho hàng hóa rẻ hơn khi

được sản xuất theo quy mô nhỏ. Một nước tình cờ trở thành người đầu tiên bắt đầu tạo ra sản

phẩm riêng lẻ sẽ có nhu cầu mở rộng thị trường quốc tế để có được lợi thế tương đối lâu dài về

sản phẩm đó. Đồng thời, một nước muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh phải làm sao cho giá

hàng hóa của mình rẻ hơn, muốn vậy phải sản xuất với số lượng lớn, tức phải giành lấy thị

trường quốc tế.

+ Những khác biệt về khả năng chiếm dụng nguồn lực:

Nguồn lực là gì? Theo thuật ngữ thương mại, nguồn lực là một đầu vào nào đó cho sản

xuất mà người ta không thể chuyển dịch nó giữa các nước. Có 3 loại nguồn lực:

( Các nguồn lực tự nhiên: khí hậu, đất đai, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, khoáng sản.

( Các nguồn nhân lực.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi nước. Chỉ có một phần nhỏ dân số thế

giới là có tính cơ động quốc tế, do vậy một nước chỉ đạt khả năng giới hạn trong việc mua các

lao động có kỹ năng ở các nước khác. Lực lượng lao động của một nước càng có kỹ năng cao,

thì nước đó càng nhiều khả năng thúc đẩy việc mở rộng thương mại quốc tế.

( Hạ tầng cơ sở:

Giao thông, vận tải, truyền thống, điện năng và các phương tiện công cộng khác ở tình

trạng tốt, hiện đại là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy mở rộng thương mại quốc tế.

( Các lý do khác:

Thị hiếu, bản quyền, bằng phát sinh sáng chế và trình độ chuyên môn của một ít người

thúc đẩy duy trì và phát triển thương mại quốc tế.

a) Vai trò của thương mại quốc tế:

+ Làm nâng giá hàng xuất khẩu lên trên mức tự cung, tự cấp và làm giảm giá hàng nhập

khẩu xuống dưới mức giá tự cung tự cấp.

+ Ảnh hưởng đối với phân phối thu nhập quốc dân.

( Với nước có lao động rẻ và vốn đắt thì thương mại quốc tế làm cho tiền lương thực tế

của lao động tăng và thu nhập thực tế của các chủ sở hữu vốn giảm đi.

( Với nước có lao động đắt và vốn rẻ thì tình hình ngược lại.

+ Phá vỡ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị

trường có sự quản lý của nhà nước.

b) Ý nghĩa của thương mại quốc tế: + Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất của mỗi

nước.

+ Một trong những động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

2. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo:

Khi hai nước cũng hao phí lao động để sản xuất cùng hai hàng hóa thì phải lựa chọn mặt

hàng để chuyên môn hóa sản xuất theo công thức sau (khi một trong hai nước sản xuất cả hai

mặt hàng đều có hiệu quả hơn nước kia): Chọn hàng hóa có chi phí sản xuất so sánh thấp hơn.

Ví dụ: Mỹ và Pháp cùng sản xuất lương thực và quần áo theo chi phí lao động như sau:

Sản phẩm ở Mỹ ở Pháp

1 đơn vị lương

thực

1 giờ lao

động

3 giờ lao động

1 đơn vị quần áo 2 giờ lao

động

4 giờ lao động

Chúng ta có:

A =

Chi phí sx 1 ñôn vò löông thöïc ôû Myõ

Chi phí sx 1 ñôn vò löông thöïc ôû Phaùp

=

1

3

B =

Chi phí sx 1 ñôn vò quaàn aùo ôû Myõ

Chi phí sx 1 ñôn vò quaàn aùo ôû Phaùp =

1

2

Do A

xuất quần áo, cả hai trao đổi sản phẩm cho nhau và cùng có lợi.

3. Lý thuyết của Hecksher - Ohlin:

Xây dựng mô hình trao đổi giữa hai nước với các giả thuyết cơ bản sau:

+ Hai quốc gia cùng sản xuất hai loại hàng hóa X và Y trong đó hàng hóa X cần sử dụng

nhiều lao động, hàng hóa Y cần sử dụng nhiều vốn.

+ Cả hai nước có kỹ thuật sản xuất như nhau và không có sự chuyên môn hóa sản xuất

hoàn toàn ở cả hai nước.

+ Sở thích là như nhau ở cả hai nước.

+ Thương mại quốc tế ở hai nước được cân đối.

Trên giả thuyết này, Hecksher - Ohlin lại giả định rằng do tiềm năng mỗi nước khác

nhau nên một nước (A) có nguồn lao động dồi dào hơn, còn một nước (B) lại có nguồn vốn dư

dật hơn. Do vậy, nước (A) cần chọn xuất khẩu hàng X còn nước (B) chọn xuất khẩu hàng (Y)

và khi trao đổi, cả hai bên sẽ cùng có lợi.

4. Các công cụ sử dụng trong chính sách ngoại thương:

a) Thế quan:

Là thứ thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế quan có khả năng làm tăng giá cả, giảm

lượng tiêu thụ, giảm lượng nhập khẩu hàng hóa nhưng giúp tăng sản lượng trong nước, tăng

GNP thực tế và giảm lượng thất nghiệp.

Ví dụ : tác dụng của thuế quan đối với mặt hàng mỹ phẩm

(đôla) P

9

6

O 150 200 400 450 Q (đơn vị)

Hình 9: Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu.

* Nếu không có thuế quan, với mức giá cả thế giới đối với mặt hàng mỹ phẩm (mà sản

phẩm nội địa hoàn toàn thay thế được) là 6 đô:

Nhu cầu trong nước là 450 đơn vị; sản lượng trong nước là 150 và mức nhập khẩu phải

là 300 đơn vị.

* Nếu nhà nước đánh giá thuế 50% giá cả nội địa của mỹ phẩm sẽ tăng 9 đôla một đơn vị,

làm cho:

Nhu cầu trong nước giảm 50 còn 400 đơn vị, sản lượng trong nước tăng 50 lên 200 đơn

vị, và mức nhập khẩu sẽ giảm 100 còn 200.

Như vậy, thuế quan sẽ gây ra các ảnh hưởng sau:

( Trong hình tam giác ACM (1): biểu thị phần nguồn lực xã hội phải lãng phí để sản xuất

thêm 50 đơn vị mỹ phẩm đáng lẻ nên dùng có hiệu quả hơn để sản xuất ra sản phẩm khác cho

xã hội.

( Trong hình chữ nhật CEHM (2): biểu thị phần thu nhập tăng thêm của chính phủ qua

việc tăng thuế.

( Trong hình tam giác BEH (3) : biểu thị sự thiệt hại của người tiêu dùng do ảnh hưởng

thuế quan.

Do đó, các chính sách thuế quan phải tính toán giữa cái lợi qua thuế quan đối với nhà

nước, các doanh nghiệp sản xuất và cái hại đối với người tiêu dùng và nhà nhập khẩu. Thuế

quan dẫu sao cũng chỉ là biện pháp tạm thời để bảo vệ sản xuất nội địa, cái chính là mỗi nuớc

phải tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

b) Hạn ngạch (quota):

Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng và giá trị của một mặt hàng hoặc một

nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời

gian nhất định.

Hạn ngạch giúp bảo hộ sản xuất trong nước với tác động giống như thuế quan nhưng

hạn ngạch lại có hại nhiều hơn thuế quan: có thể biến một doanh nghiệp duy nhất trong nước

thành một nhà độc quyền có thể đặt mức giá bán cao để có lợi nhuận tối đa.

c) Các biện pháp khác:

+ Hàng rào phi thuế quan: tuyên truyền dùng hàng nội địa.

+ Trợ cấp xuất khẩu.

+ Duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp để cho các nhà sản xuất kinh doanh có thể bán được

sản phẩm ra nước ngoài.

+ Giữ vững cán cân thanh toán và cán cân thương mại.

********

PHẦN THỨ TƯ

CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN XÃ HỘI MỚI

Chương XIII

CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ

VỀ SỰ CHUYỂN DẠNG THÁI

CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

I- THUYẾT "NỀN KINH TẾ HỖN HỢP".

( Là một trong những thuyết tư sản về "sự chuyển dạng thái của CNTB" được phổ

biến rộng rãi nhất.

( Đại biểu : A. H Hansen, J. M. Clark; P. Samuelson

( Tư tưởng cơ bản của nền kinh tế hỗn hợp.

+ Nền kinh tế hỗn hợp là sự cộng tác kinh doanh giữa nhà nước và tư nhân.

+ Là sự kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò kinh tế của nhà nước.

+ Là con đường thứ ba của sự phát triển chế độ kinh tế - xã hội, khác với chủ nghiã

tư bản và khác cả với chủ nghiã xã hội.

Một nhà kinh tế học Mỹ (A. Gru - Chi) cho rằng : Trong CNTB, chính phủ có thể đi

sâu vào việc mở rộng lĩnh vực có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế nhà nước mà không hề

đụng đến bản chất TBCN của nền kinh tế quốc gia. Nhưng ở một thời điểm nào đó... cán

cân chủ động bắt đầu nghiêng về phía chính phủ... thì lúc đó, hệ thống kinh tế theo đúng

nghĩa của nó không còn là hệ thống kinh tế TBCN. Thời điểm đó bắt đầu từ khi kế hoạch

hóa tư nhân trở thành thứ yếu so với kế hoạch hóa xã hội.

( Hạn chế : "Con đường thứ ba" tiến lên XH mới với vai trò của nhà nước được hiểu

như trên là do sai lầm về phương pháp luận. Các nhà lý luận đã tách rời chính trị khỏi kinh

tế, tách kiến trúc thượng tầng khỏi cơ sở hạ tầng cho nên không chịu nhìn nhận rằng bản

chất của nhà nước tư sản trong CNTB hiện đại vẫn không thay đổi, đó vẫn là nhà nước của

giai cấp tư sản; sự can thiệp của nhà nước không chỉ là nâng cao lợi nhuận cho các tổ chức

độc quyền mà còn là cứu nguy cho bản thân hệ thống tư bản chủ nghĩa.

II- THUYẾT "NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI CHUNG".

( Đại biểu : A. H Hansen, W. W Rostow, J. K. Galbraith

( Tư tưởng cơ bản: Nhà nước là lực lượng siêu giai cấp có nhiệm vụ:

+ Phân phối lại thu nhập của người giàu cho người nghèo.

+ Xí nghiệp tư nhân làm ra của cải và nhà nước có nhiệm vụ dành cho xã hội một bộ

phận ngày càng tăng các dịch vụ và các phương tiện phục vụ nhằm nâng cao trình độ văn

minh và văn hóa

( Hạn chế : cho rằng "nhà nước phúc lợi" xuất hiện là do sự thay đổi nhận thức của

xã hội, và đã tách rời chính trị khỏi kinh tế để chứng minh rằng trong điều kiện quan hệ sản

xuất TBCN đang thống trị, nhà nước tư sản có thể tiến hành chính sách không giai cấp và

thậm chí cả một chính sách xã hội chống tư sản.

III- THUYẾT HỘI TỤ. ( Thuyết tư sản khẳng định rằng do sự phát triển tiến hóa và sự thâm nhập lẫn nhau

giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội nên dường như đang xuất hiện một xã hội mới

nào đó dựa trên cơ sở kết hợp những mặt tích cực của hai hệ thống KT - XH.

( Đại biểu : P. Xorokin, J. K. Galbraith, I. a Tinbergen.

( Tư tưởng cơ bản :

Xuất phát từ tiền đề phương pháp luận cho rằng sự phát triển của xã hội là do khoa

học - kỹ thuật trực tiếp quy định không kể tính chất của quan hệ sản xuất là như thế nào.

Những người ủng hộ thuyết này cho rằng cách mạng KH - KT đã dẫn tới việc tạo ra một

"xã hội công nghiệp" theo hai biến thể "Phương Tây" và "Phương Đông".

1. Biến thể phương Tây của XH công nghiệp:

Đây chính là giai đoạn độc quyền nhà nước của CNTB hiện đại, có những thuộc tính

mới giúp hội tụ vào xã hội mới:

+ Nhà nước tăng cường sự can thiệp vào đời sống kinh tế, hạn chế khuyết tật của thị

trường.

+ Sở hữu tư nhân hình như trở thành một giả tượng luật pháp, giai cấp tư sản thực tế

bị mất quyền lực, địa vị thống trị do lớp người quản lý và những nhà chính trị chủ trương

kỷ trị nắm giữ, họ quan tâm tới các phúc lợi chung.

+ Giai cấp trung gian phát triển mạnh mẻ và trở thành đa số trong dân cư.

2. Biến thể phương Đông của XH công nghiệp:

Đây chính là các nước đang xây dựng XH xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Đông Âu

cũ...), có những thuộc tính mới :

+ Nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường được tự do phát triển hơn và có hiệu

quả hơn.

+ Tầng lớp tri thức khoa học-kỹ thuật dần chiếm địa vị thống trị.

+ "Tri thức xã hội " sẽ thay thế các hệ tư tưởng và không mang tính chất hệ tư tưởng.

Các nhà lý luận tư sản cho rằng dưới tác động của cách mạng KH - KT, các biến thể

"Phương Tây" và "Phương Đông" của xã hội công nghiệp dường như tất yếu sẽ nảy sinh

những nét và những dấu hiệu giống nhau, gom góp tất cả lại cuối cùng sẽ dẫn tới sự tổng

hợp hai hệ thống, tới sự xuất hiện một "xã hội công nghiệp thống nhất" tích hợp ưu điểm

của CNTB và CNXH, đồng thời loại bỏ các thiếu sót của chúng.

Hạn chế :

+ Chỉ nhìn thấy sự phát triển của lực lượng sản xuất mà xem nhẹ sự biến đổi của

quan hệ sản xuất.

+ Có ý định loại bỏ mâu thuẫn giai cấp và tìm cách bỏ qua cách mạng chính trị, cách

mạng xã hội

+ Có ý muốn xây dựng "cơ sở khoa học" cho chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa đế

quốc chống lại chủ nghĩa xã hội từ bên trong.

+ Những năm gần đây đã bị một loạt các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán.

IV- THUYẾT "XÃ HỘI HẬU CÔNG NGHIỆP".

1. Quan niệm "xã hội kỷ trị" của trường phái thể chế mới:

Th. B. Veblen cho rằng do sự phát triển của kỹ thuật có thể thực hiện nền kinh tế kế

hoạch trong xã hội TBCN. Kế thừa Veblen, Galbraith đề xướng lý thuyết "tính tất yếu của sự phát triển kỹ thuật" và cho rằng chính sự tiến bộ của KH - KT đóng vai trò quyết định

trong quá trình tiến hóa sang "quốc gia công nghiệp mới", trong quốc gia này quyền lực đã

được chuyển sang tay cái gọi là "tổ hợp chuyên gia" bao gồm các nhà quản lý kinh tế cấp

cao, các nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên khác; còn nhà tư bản sẽ là "hình

tượng đang mất đi", trong xã hội không còn hiện tượng nghèo khổ, không còn hiện tượng

chạy theo lợi nhuận tối đa, và cũng không còn sự cách biệt giai cấp...

D. Bell cũng xuất phát từ "thuyết kỹ thuật quyết định" cho rằng do tiến bộ kỹ thuật,

CNTB hiện đại đã biến đổi về bản chất, đã trở thành "xã hội hậu công nghiệp" với các đặc

trưng sau :

- Nền kinh tế đã chuyển từ lấy công nghiệp chế biến làm trụ cột sang lấy ngành dịch

vụ làm trụ cột.

- Tầng lớp lãnh đạo xã hội chuyển sang các nhà nghiên cứu khoa học

- Trí thức lý luận trở thành nòng cốt của xã hội

- Phát triển kỹ thuật của tương lai được tiến hành theo kế hoạch, có điều tiết, đánh

giá kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng.

- Các chính sách chế định đều phải thông qua "kỹ thuật tri năng".

Hạn chế :

+ Quá coi trọng tác dụng của KH - KT.

+ Chỉ nhằm biện hộ và phục vụ cho tầng lớp tư bản độc quyền vì cho đến nay quyền

lực của KH - KT chưa thay thế được cho quyền lực của độc quyền mà ngược lại tư bản độc

quyền đang làm cho KH - KT phụ thuộc vào chúng, phục vụ cho chúng.

2. Quan niệm "xã hội tri thức" của Peter F.Drucker:

Peter. F. Drucker sinh ở Áo, sống ở California, là giáo sư, nhà viết sách và là cố vấn

cho những doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ. Ông đã viết nhiều sách về chính trị, về kinh tế,

về quản lý, trong đó có những quyển rất nổi tiếng như quyển "xã hội hậu tư bản". Quyển

sách này xuất bản lần đầu ở Anh năm 1993 và ngay sau đó được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Peter. F. Drucker cho rằng cứ khoảng vài trăm năm một lần, trong lịch sử phương

Tây lại xuất hiện một sự chuyển đổi mạnh mẽ và hiện nay loài người đang ở trong quá trình

chuyển đổi sang xã hội hậu tư bản - Đó chính là "xã hội tri thức" với các đặc điểm:

+ Tồn tại nền kinh tế thị trường hoạt động trên cơ sở thông tin.

+ Các thể chế của CNTB vẫn còn tồn tại tuy một số thể chế (ngân hàng) có thể đóng

vai trò có phần khác đi.

+ Nền kinh tế phát triển trên cơ sở vốn của quỹ hưu trí chứ không phải là vốn của

nhà TB. Và CNTB dựa trên quỹ hưu trí là CNTB không có nhà tư bản.

+ Phương tiện sản suất không còn là tư bản, là lao động mà là tri thức - Nguồn lực

kinh tế cơ bản của xã hội.

+ Chức năng của vốn ngày càng thể hiện rõ là làm cho tri thức có thể tạo ra hiệu quả

hoạt động. Nó sẽ phải ngày càng phục vụ cho quản lý có hiệu quả hơn là cho thống trị. Do

vậy có thể gọi đây là xã hội xã hội chủ nghĩa dựa trên quỹ hưu trí.

+ Trong xã hội có sự phân chia giữa "các nhà tri thức" gắn với lý luận và ý tưởng và

"các nhà quản lý" gắn với con người và công việc. Nhóm xã hội dẫn đầu là "các công nhân

có tri thức", đó là những người làm thuê có tri thức sẽ sở hữu cả "phương tiện sản xuất" và

"công cụ lao động". - "Sở hữu phương tiện sản xuất" vì chúng được cung cấp từ các quỹ hưu trí.

- "Sở hữu công cụ lao động" vì những người công nhân tri thức sở hữu tri thức của

mình và có thể mang chúng theo mình đi bất cứ nơi đâu.

Nhóm giai cấp thứ hai là những công nhân cung ứng dịch vụ - Những người thiếu

học vấn cần thiết để trở thành công nhân tri thức.

+ Trong quan hệ đối nội, nhà nước buộc phải trở thành bộ máy hoạt động có hiệu

quả. Trong quan hệ đối ngoại sẽ xuất hiện các thể chế xuyên quốc gia vượt lên khỏi nhà

nước dân tộc.

Hạn chế :

+ Tìm cách loại bỏ khái niệm lực lượng sản xuất của Karl Marx (có sự kết hợp chặt

chẽ giữa tư liệu sản xuất với người lao động) để nhấn mạnh tri thức.

+ Lẫn lộn "vốn", "phương thức sản xuất", "công cụ lao động" và "tri thức".

+ Loại bỏ đấu tranh giai cấp vì tin rằng qua việc hình thành và sử dụng có hiệu quả

quỹ hưu trí là có thể chuyển nền kinh tế phát triển trên cơ sở vốn tư bản sang nền kinh tế

phát triển trên cơ sở vốn của quỹ hưu trí và loài người sẽ có được xã hội xã hội chủ nghĩa

dựa trên quỹ hưu trí.

******

Chương XIV

TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI

I- SỰ XUẤT HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG CÁCH MẠNG

VIỆT NAM.

1. Sự xuất hiện :

Trong gần một thế kỷ bị thực dân Pháp thống trị và chịu ách hà khắc của chế độ

phong kiến, nhân dân Việt Nam phải vùng dậy đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc.

Nhưng các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều lần lượt thất bại. Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ

yếu là do cách mạng Việt Nam chưa có được lý luận đúng đắn để dẫn đường và chưa tập

hợp sức mạnh của cả dân tộc, chưa có được một chính đảng phản ánh và đấu tranh cho

quyền lợi của nhân dân lao động.

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc đó đang đặt ra các yêu cầu nóng bỏng :

- Phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc giành độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân

dân.

- Phải xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, xây dựng một nước

Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh.

- Phải có một giai cấp tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động và các thành

phần giai cấp khác để thực hiện cách mạng.

Trước yêu cầu bức xúc của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh

đã rời tổ quốc từ tháng 6 năm 1911 để tìm đường cứu nước và Người đã đến với chủ nghĩa

Mác - Lênin, với cách mạng vô sản. Người khẳng định : "Muốn cứu nước giải phóng dân

tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" (HCM toàn tập, NXB ST,

1980, tập I, tr 4,10). Năm 1920, tại đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tours, Nguyễn Ái Quốc

- Hồ Chí Minh đứng về phía đa số của đại hội, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế

cộng sản và thành lập Đảng Cộng Sản Pháp.

Sau khi trở thành người chiến sĩ cộng sản. cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ

đối với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực vận động

phong trào cách mạng ở thuộc địa, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng tư tưởng

chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc để truyền về Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng,

chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cách mạng tiên phong của giai cấp

công nhân.

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc

biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ

hơn, mang tính thống nhất trong cả nước. Và trong vòng không đầy bốn tháng, từ tháng 6

đến tháng 9 năm 1929, đã có ba tổ chức đảng Cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Sự ra

đời nhanh chóng của các tổ chức đảng lúc bấy giờ phản ánh xu thế tất yếu của phong trào

dân tộc ở Việt Nam. Nhưng sự tồn tại ba đảng hoạt động biệt lập có nguy cơ dẫn đến một

sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản

thống nhất trong cả nước. Đáp ứng yêu cầu đó, Hồ Chí Minh đã chủ trì hội nghị thống nhất

Đảng tại Cửu Long, gần Hương Cảng (Trung Quốc) và ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng

Cộng Sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Đảng CSVN năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc

lập, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, đó là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -

Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20

của thế kỷ XX. Sau khi xuất hiện cho đến ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã luôn

giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam và phục vụ cho lợi ích chung toàn dân

tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có vai trò to lớn trong sự nghiệp của nhân dân Việt Nam.

2. Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Hơn 60 năm qua, Đảng CSVN đã đóng góp những công lao to lớn trong sự nghiệp

giải phóng đất nước và xây dựng đất nước :

+ Lãnh đạo cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 2. 9. 1945 )

+ Thực hiện thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ 07/05/1954 buộc Pháp phải ký hiệp

định Genève rút quân khỏi Miền Bắc Việt Nam (22/07/1954).

+ Động viên, cổ vũ toàn quân, toàn dân bẻ gãy cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc

và buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris (23/01/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình

ở Việt Nam, rút quân Mỹ về nước.

+ Thực hiện thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc giải phóng hoàn toàn miền

Nam ( 30/04/1975 ) và thống nhất đất nước.

+ Đang thực hiện khá thành công quá trình đổi mới nền kinh tế, đưa Việt Nam hòa

nhập trở lại nền kinh tế thế giới với uy tín và địa vị quốc tế ngày càng được củng cố.

Vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch

Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện cán bộ cho đảng.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH ( 1890 - 1969 ).

1. Sơ lược tiểu sử :

Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, đi học có tên là

Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Từ

tháng 8/1942 trở đi lấy tên là Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh sinh ngày 19. 05. 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Người

theo học trường Quốc học Huế (1905 - 1910) và sớm có chí làm cách mạng. Từ năm 15

tuổi, Nguyễn Tất Thành đã tham gia công tác bí mật. Đầu năm 1911, Nguyễn Tất Thành bỏ

học và tìm đường ra nước ngoài để kiếm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước.

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp. Sau Cách

mạng tháng 10 Nga, Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ Nghĩa Mác-Lênin và kết hợp nó chặt

chẽ với chủ nghĩa yêu nước. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập quốc tế cộng sản, trở

thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là một trong những người sáng lập Đảng

Cộng Sản Pháp. Từ đầu 1921 đến 6/1923 tại Pháp, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa,

xuất bản báo "Người cùng khổ" và viết bài cho nhiều báo khác. Năm 1925 xuất bản tác

phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp". Từ tháng 6 - 1923 đến cuối 1924, Người nghiên cứu

và hoạt động ở Liên Xô và tư tưởng giải phóng dân tộc của người đã hình thành cơ bản.

Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia sáng lập Hội

liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí

hội (6 -1925), xuất bản báo, đào tạo cán bộ và viết tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927).

Tháng 4 -1927 sau vụ phản biến của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu, Nguyễn Ái

Quốc đi Liên Xô, rồi sang Thái Lan. Mùa thu năm 1929, Người từ Thái Lan về Hương Cảng để tổ chức hội nghị thành lập Đảng CSVN họp từ 3/2/1930 đến 7/2/1930. Hoảng sợ

trước cao trào cách mạng 1930 - 1931 và ảnh hưởng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối

với các nước Đông Nam Á, tháng 6 - 1931 đế quốc Anh đã bắt giam Người dưới tên gọi là

Tống Văn Sơ tại Hương Cảng và tới mùa xuân 1933 mới được thả ra. Sau khi nối lại liên

lạc với Đảng cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô vào học Đại học Lênin và

sau đó công tác ở Viện nghiên cứu những vấn đề dân tộc và thuộc địa của quốc tế cộng sản.

Mùa Đông năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc, vừa hoạt động trong đơn vị bát

lộ quân Trung Quốc vừa tìm cách liên lạc với các đồng chí trong nước. Trong thời gian này

Người đã gởi thư chỉ đạo về đường lối chiến lược và sách lược trong thời kỳ Mặt trận dân

chủ Đông Dương (1936 - 1939 ). Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Với

tên gọi là Hồ Quang, Người về đến Hoa Nam (Trung Quốc) để bắt liên lạc với Trung ương

Đảng và chuẩn bị điều kiện về nước hoạt động, đồng thời giữ vững liên lạc quốc tế. Cuối

tháng 12 năm 1940, Người trở về nước, sống tại một làng ở biên giới Việt Trung. Ngày 08

tháng 02 năm 1941 về Pắc - Bó, chủ trì các hội nghị của Đảng và lãnh đạo cách mạng Việt

Nam. Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với

các lực lượng cách mạng chống Nhật của người Việt Nam ở đó, nhưng đã bị chính quyền

địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn một năm, giải qua 13 huyện và khoảng 30

nhà lao tỉnh Quảng Tây. Cuộc sống rất cơ cực, khắc nghiệt nhưng không lay chuyển được ý

chí sắt đá của Người. Ghi lại thời gian này, Người đã viết tập thơ "Nhật ký trong tù". Tháng

9 - 1943, sau khi được trả lại tự do, Người tìm cách trở về nước lãnh đạo phong trào. Tháng

7 - 1944 khi liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức các cuộc họp để chuẩn bị ngày giờ khởi

nghĩa thì Hồ Chí Minh về đến Pắc - Bó và Người đã hoãn cuộc khởi nghĩa.Từ đó Người đã

trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để chuẩn bị cho khởi nghĩa.

Tháng 05 - 1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào để trực tiếp chỉ đạo phong trào

cách mạng trong cả nước. Ngày 25-8 -1945, Người từ Tân Trào trở về Hà Nội để cùng

Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng 8. Thắng lợi của cách mạng tháng 8

đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thay mặt chính phủ lâm thời, Hồ

Chí Minh đọc Tuyên Ngôn độc lập do Người soạn thảo. Để giữ vững chính quyền cách

mạng trước sự quay trở lại của thực dân Pháp, ngày 06 tháng 01-1946 cuộc tổng tuyển cử

đã được tiến hành thắng lợi trong cả nước. Ngày 02-03-1946 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc

hội, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, trên cương vị

lãnh tụ cao nhất của Đảng và của cả dân tộc, Hồ Chủ Tịch đã bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí,

dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh nguy

hiểm để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở Miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Nhưng giữa lúc nhân dân cả hai

miền Nam - Bắc đang tập trung sức bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống

Mỹ thì Hồ Chủ Tịch lâm bệnh và qua đời lúc 9g 47 phút ngày 02-09-1969 để lại lòng tiếc

thương vô hạn trong cả nước và trong lòng bạn bè khắp năm châu.

2. Các tác phẩm - Thế giới quan và phương pháp luận :

+ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của mình, Hồ Chủ Tịch để lại một số

tác phẩm được đánh giá cao và rất nhiều bài báo, bài phát biểu về sau này được tập hợp lại

trong tuyển tập Hồ Chí Minh. Các tác phẩm tiêu biểu của Người là : "Bản án chế độ thực

dân Pháp" (1925), "Đường cách mệnh" (1924); "Nhật ký trong tù".

+ Qua các tác phẩm, bài báo, bài phát biểu... Hồ Chủ Tịch thể hiện thế giới quan duy

vật biện chứng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa

yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. + Quan điểm giai cấp: Người bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc.

+ Phương pháp luận: kết hợp phương pháp biện chứng và phương pháp lịch sử trong

một văn phong đơn giản, dễ hiểu nhưng thâm thúy và có tính thuyết phục cao. Nhờ đó

Người đã dễ dàng truyền bá học thuyết Mác -Lênin sâu rộng trong phong trào đấu tranh

cách mạng của quần chúng.

3. Nội dung tư tưởng kinh tế - chính trị chủ yếu:

a) Tư tưởng về chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

CNXH là gì ? Theo Hồ Chủ Tịch, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao

động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, sống một

đời hạnh phúc.

Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời

sống của nhân dân. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc

đủ.

Xác định đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

+ Phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu

thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ

thuật tiên tiến.

+ Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển

nông nghiệp làm chính, làm gốc. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển.

Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế... phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng

nhau phát triển như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh.

+ Trong nền kinh tế quốc gia có ba mặt quan trọng : nông nghiệp, công nghiệp,

thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau.

+ Lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công

nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế...

(Bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương ngày 15 - 02 - 1965. Báo

Nhân dân ngày 15 - 02 - 1965).

b) Khẳng định các trọng điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

+ Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc

lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no,

mặc đủ.

+ Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà

lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ

quan trọng.

( Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 của BCH TW khoá III ).

c) Đề ra các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế.

+ Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất và năng lực tương ứng với

yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Muốn xây dựng CNXH, phải bồi dưỡng con người XHCN.

Đó là con người có đạo đức : cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, một lòng một

dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng không dối trá. Mọi đảng viên ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng cố lập trường giai cấp

vô sản, cố nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam.

Cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên

môn.

+ Giải quyết một số vấn đề mấu chốt trong quản lý kinh tế.

Khẳng định trong công cuộc xây dựng nước nhà, việc quản lý tài chính là cực kỳ

quan trọng

Muốn quản lý tốt thì cần phải :

- Dân chủ, công khai, sổ sách minh bạch.

- Theo kế hoạch : nhìn xa, thấy rộng, tỷ mỷ, chu đáo, thật sát cơ sở.

- Nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, tính toán cẩn thận những điều kiện

cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn cân đối. Chớ đem chủ quan của

mình thay cho điều kiện thực tế.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất vừa thực hành tiết

kiệm.

+ Chú trọng các giải pháp tạo động lực cho sự phát triển.

( Phải coi trọng nhân tố con người, nhân tố sức lao động.

( Chú trọng phát triển khoa học - kỹ thuật.

( Dựa vào quần chúng chống tham ô, lãng phí

4. Nhận xét :

+ Tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng các quan điểm kinh tế cơ

bản, đơn giản, dễ hiểu nhưng súc tích, do đó dễ đi vào lòng người và được quần chúng nhân

dân đón nhận một cách sâu sắc.

+ Hồ Chí Minh đã phổ thông hóa các tư duy lý luận cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-

Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam sao cho dân chúng hiểu được dễ dàng để vận

dụng vào hoạt động thực tiễn với hiệu quả cao nhất có thể có.

+ Nội dung cốt yếu trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh là: Tìm cách phát triển sản

xuất trong sự thống nhất biện chứng giữa công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp dựa

trên nền tảng phát huy tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao

của người lao động thông qua bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, chí công, vô tư và triệt

để tiết kiệm.

III- TƯ TƯỞNG, KINH TẾ - CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CSVN.

1. Tư tưởng về con đường phát triển theo định hướng XHCN của nền kinh tế Việt

Nam:

+ Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến lên cách

mạng vô sản, xây dựng CNXH ở Việt Nam. ( Luận cương chính trị 10/1930).

+ Cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,

là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN. CMVN

không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên CNXH (Chính cương Đảng lao

động Việt Nam 02/1951).

+ Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân ở Miền Nam. (Báo cáo CT của ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 - 5

/9/1960 ).

+ Nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn

phát triển TBCN. (Báo cáo CT tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 - 12/1976 ). + Tiếp tục thực hiện đường lối CMXHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN

do đại hội Đảng CS toàn quốc lần thứ 4 đề ra (3/1982 và 12/1986 ).

+ Kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn (6/1991).

+ Cách mạng XHCN chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với

mục tiêu biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ

cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, văn minh ( Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 : 28 - 06 - 1996 ).

2. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chiến lược kinh tế:

+ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. (Luận cương chính trị

10/1930)

+ Chú trọng phát triển nông nghiệp, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp đồng thời

xây dựng kỷ nghệ, phát triển thương nghiệp. Phát triển nền tài chính theo nguyên tắc: tài

chính dựa vào sản xuất và đẩy mạnh sản xuất. ( Chính cương của Đảng lao động Việt Nam

)

+ Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với

nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. (Báo cáo

chính trị tại Đại hội III)

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông

nghiệp, công nghiệp nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một

cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. ( Báo cáo chính trị tại Đại hội IV )

+ Tập trung sức phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn

XHCN, trong một cơ cấu kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu

dùng và công nghiệp nặng (Đại hội V )

+ Trong những năm tới, chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra

sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công nghiệp nặng trong bước

này hướng trước hết và chủ yếu là phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mô và

trình độ thích hợp ( Đại hội VI )

+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn

diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong sản xuất nông nghiệp đặt trọng

tâm vào chương trình lương thực thực phẩm. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng

xuất khẩu. Phát triển một số ngành CNN trước hết phục vụ cho sản xuất nông lâm, ngư

nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho các bước phát triển tiếp

theo; coi trọng khai thác các tài nguyên, góp phần tạo nguồn tích luỹ ban đầu. (Đại hội VII)

+ Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông -

lâm - thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Tạo điều

kiện cho các vùng đều phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng,

làm cho mỗi vùng đều có chuyển biến rõ rệt, giảm sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng

trưởng giữa các vùng. Phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh

tranh trên thị trường, hướng mạnh về xuất khẩu, hình thành một số ngành và sản phẩm mũi nhọn trong các lĩnh vực như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai

thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản

xuất vật liệu.

( Đại hội VIII )

3. Lý luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần:

+ Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông để kéo họ đi về phe vô sản giai

cấp. Lợi dụng hay trung lập hóa phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản. ( Chính cương

Đảng Lao động Việt Nam )

+ Lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng

CNXH. Sử dụng, hạn chế, cải tạo và thực hiện chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư

liệu sản xuất của giai cấp tư sản. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, cải tạo XHCN

đối với nông nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh (Đại hội

III )

+ Kết hợp chặt chẽ thành phần quốc doanh với thành phần tập thể và thành phần cá

thể theo hướng ra sức phát triển thành phần quốc doanh, tăng cường thành phần tập thể,

hướng dẫn tốt thành phần cá thể, lấy thành phần quốc doanh làm lực lượng nồng cốt và

lãnh đạo ( Đại hội IV )

+ Cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính

sách đó phải vừa củng cố và tăng cường được kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể làm cho

kinh tế XHCN đủ sức giữ vai trò chủ đạo, vừa cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế

với những quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và

lưu thông, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế trong mối liên kết với

nhau ( Đại hội VI )

+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh

tế. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Cơ

chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị

trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ

khác ( Đại hội VII )

+ Phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho

kinh tế nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế

hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển rộng

rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể

tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ( Đại hội VIII )

4. Lý luận về phân phối và các nguồn thu nhập:

+ Nâng cao không ngừng mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Xây

dựng tỷ lệ thích đáng giữa tích lũy và tiêu dùng. ( Đại hội III )

+ Thi hành chế độ tiền lương theo nguyên tắc "phân phối theo lao động" đi đôi với

việc mở rộng phúc lợi tập thể. ( Đại hội IV )

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu

quả kinh tế là chủ yếu. ( Đại hội VII )

+ Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà

còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra các điều kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình. Khuyến kích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi

pháp đi đôi với chăm lo xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát

triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư.

( Đại hội VIII )

5. Lý luận về vai trò của ngành giáo dục và của nguồn nhân lực:

+ Cùng với khoa học và công nghệ, "giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc sách

hàng đầu" để "phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và năng

lực lãnh đạo của Đảng" để "phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát

triển". ( Đại hội V )

+ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam

là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và

đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục

theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan

khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. (

Đại hội VIII )

6. Lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế:

+ Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác

trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội IV )

+ Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế,

văn hóa và khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội

trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội V )

+ Chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt

chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. ( Đại

hội VII )

+ Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa

phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình

đẳng, cùng có lợi, thông qua thương lượng để tìm những giải pháp phù hợp giải quyết các

vấn đề tồn tại và các tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển. (

Đại hội VIII )

NHẬN XÉT :

+ Tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phản

ánh đúng sự vận động hiện thực của cách mạng Việt Nam, vì vậy đáp ứng được yêu cầu

xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, tập hợp và phát huy sức mạnh của mọi thành

viên xã hội.

+ Các tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng CSVN cũng phản ánh sự kế

thừa có phê phán, sáng tạo các tư tưởng, quan điểm chính trị của các trường phái khác nhau

trong đó trường phái KTCT vô sản với học thuyết kinh tế Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Lịch sử tư tưởng kinh tế là môn học cho thấy rõ các tư tưởng, các lý thuyết kinh tế

và các học thuyết kinh tế đều có nguồn gốc xuất hiện nhất định, có quan hệ với nhau, kế

thừa, phê phán, phủ định, cải biến để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.

2. Đây là môn học, giúp hiểu được quá trình vận động của nền kinh tế trước đây,

hiện nay và giúp xây dựng tư tưởng kinh tế về sự phát triển của xã hội tương lai dựa trên sự

vận dụng sáng tạo, linh hoạt các học thuyết khác nhau.

3. Đây là môn học đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài, bền bỉ và có hệ thống.

CÂU HỎI ÔN THI

1. Trình bày có so sánh và phê phán các quan điểm kinh tế - chính trị của Platon -

Aristoteles và Thomas d'Aquin

2. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa

trọng thương. Rút ra nhận xét về mặt lý luận và thực tiễn.

3. Phân tích sự khác nhau giữa chủ nghĩa trọng thương Anh ( Thomas Mund ) và chủ

nghĩa trọng thương Pháp ( J.B. Colbert ). Rút ra nhận xét chung về mặt lý luận và mặt thực

tiễn.

4. Phân tích các luận điểm cơ bản của CN trọng nông. Đánh giá vai trò lịch sử của

CN trọng nông.

5. Trình bày học thuyết kinh tế của W. Petty. Đánh giá vị trí lịch sử của W. Petty.

6. Phân tích học thuyết kinh tế của A - Smith. Đánh giá vai trò của Ông trong trường

phái KTCT tư sản cổ điển.

7. Phân tích học thuyết kinh tế của D. Ricardo. Đánh giá vai trò lịch sử của Ông

trong quá trình phát triển của các học thuyết kinh tế.

8. Trình bày có so sánh, phê phán lý luận giá trị - lao động từ Xenophon đến D.

Ricardo. Rút ra nhận xét chung về quy luật hình thành lý luận này.

9. Phân tích lý thuyết " bàn tay vô hình" của Adam Smith và vận dụng vào nền kinh

tế VN hiện nay.

10. Phân tích nội dung "quy luật lợi thế so sánh" của David Ricardo. Ý nghĩa của

quy luật này đối với chính sách kinh tế mở cửa của Việt Nam hiện nay.

11. Trình bày quá trình phát triển lý luận giá trị - ích lợi từ Xenophon đến Karl

Menger. Chú ý cho ví dụ minh họa.

12. John Bates Clark đã chống lại học thuyết tiền lương, lợi nhuận của Karl Marx

như thế nào ? Đưa ra nhận xét chung.

13. Trình bày các quan điểm của CNXH không tưởng về xã hội tương lai. 14. Phân tích tính khách quan trong sự xuất hiện học thuyết kinh tế của Karl Marx.

Chứng minh Karl Marx và F. Engels đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa KTCT

học.

15. Hãy phân tích và so sánh lý thuyết "bàn tay vô hình" với lý thuyết "Thăng bằng

tổng quát". Rút ra nhận xét chung.

16. Phân tích và so sánh "Lý thuyết trọng cầu" với "Lý thuyết trọng cung". Nhận xét

và rút ra ý nghĩa.

17. Trình bày quá trình kết hợp của hai tư tưởng. "Thả lỏng nền kinh tế" và "cần sự

can thiệp của nhà nước" vào nền kinh tế quốc dân từ thời kỳ của chủ nghĩa trọng thương

cho đến nay.

18. Phân tích lý thuyết : "Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức". Việt Nam có thể vận

dụng được lý thuyết này ở các luận điểm nào ? Tại sao ?

19. Phân tích các lý thuyết về sự chuyển dạng thái của chủ nghĩa tư bản.

20. Phân tích lý thuyết của Athur Lewis. Vận dụng lý thuyết này thử đề xuất chính

sách kinh tế mới cho nền kinh tế Việt Nam.

21. Phân tích lý thuyết "về cái vòng luẩn quẩn" và "Cú hích từ bên ngoài". Tìm hiểu

ý nghĩa của lý thuyết này đối với nền kinh tế Việt Nam trước 1986.

22. Phân tích lý thuyết về "Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa" và cho

biết quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay có minh họa cho lý thuyết ấy không ? Thử

đề xuất biện pháp giải quyết .

23. Chứng minh rằng :

Tư tưởng kinh tế của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối phát

triển nền kinh tế từ sau ngày giải phóng đến nay.

24. Chứng minh rằng chính sách "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng

các công cụ, chính sách, đòn bẩy kinh tế" là sự vận dụng tổng hợp nhiều học thuyết kinh tế

của các trường phái kinh tế khác nhau.

*******

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro