LSD 10:những nd chính of Nghị quyết Bộ chính trị ĐCSVN ra ngày 23/2/2005

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Phân tích những nội dung chính của Nghị quyết Bộ chính trị ĐCSVN ra ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ND trong tình hình mới

v  Nghị quyết Bộ chính trị TW Đảng khóa IX do tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký ngày 23/2/2005, ký hiệu 46-NQ/TW có 4 phần:

+        Phần A: Khái quát thành tựu, tồn tại và thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ND ở nước ta

+        Phần B: Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu công tác bảo vệ, chăm sóc đoàn kết ND

+        Phần C: Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

+        Phần D: Tổ chức thực hiện

v  Phân tích:

Ø  Phần A:

+        Thành tựu trong 10 năm (1995-2005): công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ND đạt nhiều thành tựu quan trọng đó là:

-          Mạng lưới y tế từ TW đến cơ sở ngày càng mở rộng, củng cố và phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực y tế.

-          Đẩy lùi và khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm: SARS, H5N1 …

-          Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng: khám, chữa bệnh, đông y, dược phát triển.

-          Nhiều công nghệ mới khám chữa bệnh và bào chế thuốc được ứng dụng.

-          Cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế.

-          BHYT bước đầu phát huy tác dụng.

Như vậy, sau 10 năm đổi mới, ND các vùng miền được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ trung bình của người VN ngày càng tăng, tình trạng suy dinh dưỡng giảm, chi phí cho chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày 1 giảm.

+        Yếu kém và thách thức:

-          Hệ thống y tế chậm đổi mới so với phát triển KT-XH, chưa phát triển tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

-          Chất lượng dịch vụ y tế còn kém.

-          Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp còn nặng nề.

-          Chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ND.

-          Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nghèo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

-          Năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc còn cao so với thu nhập của ND.

-          Mạng lưới y tế dự phòng mới phát triển, chưa tạo được cho ND ý thức tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

-          Vệ sinh môi trường sống ngày càng suy thoái, an toàn thực phẩm ko được kiểm soát.

-          Đạo đức nghề nghiệp của 1 số cán bộ y tế có dấu hiệu suy thoái, chạy theo đồng tiền.

+        Nguyên nhân chính của các tồn tại:

-          Chậm đổi mới chính sách về y tế.

-          Quản lý y tế tư nhân lỏng lẻo, lúng túng.

-          Đầu tư của nhà nước cho y tế còn thấp.

-          Phân bổ nguồn lực đầu tư chưa hợp lý.

-          Nhà nước chưa có giải pháp hay của cộng đồng, của XH cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

-          Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, yếu.

-          Cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng với cán bộ y tế.

-          Một số nơi, cấp ủy Đảng và chính quyền chưa quan tâm công tác y tế, coi công tác y tế là của nhà nước.

+        Thách thức:

-          Ô nhiễm môi trường.

-          Tệ nạn XH.

-          Mức chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp ND ngày càng xa. Vì vậy rất khó khăn trong đảm bảo công bằng XH.

-          Mặt trái của kinh tế thị trường làm phai mờ đạo đức cán bộ y tế, chạy theo đồng tiền.

-          Quy mô dân số ngày càng tăng.

-          Mô hình bệnh tật ngày càng đa dạng, phức tạp.

-          Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao.

-          Chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn.

-          Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội, tạo ra nhiều nguy cơ lây truyền bệnh tật rất nhanh, tạo ra thách thức đầu tư sản xuất thuốc, đầu tư ứng dụng công nghệ cao.

Ø  Phần B:

+        Quan điểm chỉ đạo:

-          Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn XH. Việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe ND vừa là hoạt động nhân đạo, vừa trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực, đảm bảo sức LĐ cho sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc. Vì vây, đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư cho phát triển, cho tăng trưởng và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.

-          Đổi mới hệ thống y tế theo hướng ngày càng công bằng, hoàn thiện, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân nâng cao sức khỏe, tiến kịp với sự phát triển đất nước. Nhà nước chủ trương phát triển BHYT toàn dân, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ y tế.

-          Chăm sóc sức khỏe toàn diện gắn phòng bệnh với chữa bệnh, với PHCN, với tập luyện TDTT, phát triển đông y với tây y, phát triển y tế phổ cập đồng thời với y tế chuyên sâu.

-          XH hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng cường đầu tư của nhà nước, cả nhà nước và cả cộng đồng dân cư, giúp đỡ các đối tượng chính sách và người nghèo chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe …

-          Nghề y là 1 nghề đặc biệt nên phải được tuyển chọn đặc biệt, đào tạo đặc biệt, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt nhằm làm cho người thầy thước giỏi đồng thời là người mẹ hiền.

+        Mục tiêu:

Giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, cải thiện chất lượng nòi giống con người VN, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng ngồn nhân lực, chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ND.

Ø  Phần C: Nhiệm vụ và giải pháp:

-          Hoàn thiện hệ thống CSSK ND:

-          Hệ thống y tế dự phòng

-          Hệ thống khám chữa bệnh

-          Hệ thống bào chế, phân phối thuốc

-          Phối hợp YHCT và y học hiện đại

-          Phát triển ngành trang thiết bị y tế theo hướng hiện đại

-          Đổi mới chính sách tài chình y tế theo hướng tăng đầu tư của nhà nước cho ngành y tế công, mở rộng chính sách để huy động nguồn lực XH, đầu tư cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe ND, XD và tiến tới BHYT toàn dân.

-          Phát triển nguồn nhân lực, kiện toàn đội ngũ y tế về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu.

-          Tăng cường sự lãnh đạo , chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền.

-          Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về y tế.

-          Đẩy mạnh XH hóa các nguồn lực cho y tế.

-          Nâng cao hiệu quả thông tin, giáo dục và truyền thông trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ND.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro