LSD - 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Nguyên nhân bùng nổ và diễn biến của phong trào cách mạng thời kì 30-31

 Nguyên nhân:

• Tình hình thế giới:

Từ 1923-1933, LX đạt được những thành quả to lớn trong công cuộc xây dưng XHCN và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh

Các nước TB nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn, lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc.

• Tình hình đông dương:

Thực dân Pháp tăng tương vơ vét bọc lột nhằm bù đắp nhưng hậu quả cuộc khủng hoảng ở chính quốc làm cho kinh tế VN sa sút nghiêm trọng. Chúng còn tiến hành khủng bố khắp nơi, đặc biệt sau khởi nghĩa Yên Bái (2/1930)  mâu thuẫn giữa dân tộc ta với ĐQ Pháp và tay sai phát triển gay gắt hơn, thúc đẩy quần chúng đấu tranh.

• ĐCSVN ra đời đã xây dựng được hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh CM của nhân dân ta chống ĐQ và tay sai.

 Diễn biến: Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển từ năm 1929, đã bùng lên mạnh mẽ khắp cả ba miền: Bắc, Trung, Nam.

Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là màn đầu của một cao trào CM mới ở Việt Nam do ĐCS tổ chức và lãnh đạo.

Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ thành phố đến nông thôn ở cả ba miền đất nước xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành, v.v.. Đấu tranh của công nhân nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn, v.v.. Đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Kiến An, Nghệ An, Hà Tĩnh... Riêng trong tháng 5-1930, trong cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh trong đó có 22 cuộc của công nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930), đánh dấu "một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến".

Tháng 9-1930 phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao với những hình thức đấu tranh quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương. Đế quốc Pháp và tay sai điên cuồng đàn áp. Cuộc biểu tình của 8.000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 bị địch dùng máy bay ném bom giết chết 171 người. Riêng ở Nghệ An có 393 người bị giết trong 7 cuộc biểu tình. Như lửa đổ thêm dầu, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội.

Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Trước tình hình đó, các tổ chức Đảng ở địa phương chủ động lãnh đạo các ban chấp hành nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn. Những "khu đỏ" tự do hình thành ở nhiều vùng nông thôn ở các huyện thuộc Nghệ An & Hà Tĩnh - một chính quyền cách mạng theo hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xôviết đã ra đời, đó là những "Xôviết nông dân" do GCCN lãnh đạo, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động.

Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược CM đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, coi việc đoàn kết toàn dân thành một lực lượng thật rộng rãi, lấy công-nông làm hai động lực chính

Từ đầu năm 1931, sự khủng bố ác liệt của kẻ thù làm cho phần lớn các cơ sở tổ chức của Đảng và quần chúng bị tan vỡ, lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng, phong trào tạm lắng xuống.

Nguyễn ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng luôn theo dõi sát PTCM trong nước. Người góp ý kiến với BCH TW Đảng trong việc lãnh đạo phong trào quần chúng, trong công tác đảng và tổ chức các hội quần chúng. Người đề nghị với QTCS, Quốc tế Nông dân... giúp đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lsd