LSĐ-Câu 4: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Ngày 20/10/1946, sau những nỗ lực cuối cùng để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch HCM từ Pháp trở về nước lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta lần thứ 2 cho nên đã tìm mọi cách trì hoãn cuộc đàm phán, phá hoại mọi điều ký kết. Cuối năm 1946, Pháp chuẩn bị đánh úp Hà Nội. Ngày 19/12/1946, tướng Pháp là Bolla gửi 3 tối hậu thư đòi ta giao nộp vũ khí đầu hàng.

- Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Chủ tịch HCM ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra “Chỉ thị toàn quốc kháng chiến và tháng 9/1947 Tổng bí thư Trường Chinh đã viết tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Ba tác phẩm đây đã hoàn thiện nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp

* Mục tiêu của cuộc kháng chiến là: đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

* Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp của CMT8, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hòa dân chủ VN. Cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng dân chủ mới.

* Thực hiện chiến tranh nhân dân: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.

+ Toàn dân: So sánh lực lượng giữa ta và địch và cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, mặt khác Pháp muốn cướp nước ta cho nên ta phải huy động toàn thể nhân dân tham gia đánh giặc bất cứ nơi nào, lúc nào.

+ Toàn diện: Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù phải tiến hành kháng chiến trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao.

            . Chính trị: Đoàn kết toàn dân, củng cố nhân lực vật lực cho kháng chiến. Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ. Xây dựng chính quyền nhân dân các cấp.

            . Quân sự: Cuộc kháng chiến sẽ trải qua 3 giai đoạn phòng ngự, cầm cự, phản công. Luôn tăng cường rèn luyện và phát triển lực lượng. Triệt để dùng du kích vận động chiến.

            . Kinh tế: Toàn dân tăng gia, tự túc lương thực, ra sức phá kinh tế của địch, ko cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

            . Văn hóa: Phải đánh đổ văn hóa nô dịch, xóa mù chữ, thực hiện cần, kiệm, liêm chính.

            . Ngoại giao: Đoàn kết với 2 nước Lào và Campuchia và nhân dân Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TG đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.

+ Trường kỳ: Do tương quan so sánh giữa ta và địch, chúng ta vừa tiến hành kháng chiến vừa xây dựng lực lượng cho nên cuộc kháng chiến kéo dài. Đánh lâu dài làm cho chỗ mạnh của địch ngày 1 hạn chế, chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục.

+ Dựa vào sức mình là chính: Chưa có nước nào giúp đỡ chúng ta, mặt khác cần vững vàng độc lập về đường lối cho nên cuộc kháng chiến chủ yếu là dựa vào sức mình là chính. Chúng ta phải dựa vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

* Ý nghĩa: Đường lối kháng chiến đúng đắn trên đây đã là tiến gọi của non sông đất nước, như 1 bài hịch cứu nước, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Đường lối kháng chiến độc lập tự chủ sáng tạo của Đảng là sự vận dụng sáng tạo CN Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Chính đường lối kháng chiến trên đây đã đưa sự nghiệp CM của nhân dân ta thắng lợi từng bước và thắng lợi hoàn toàn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#pexiu1401