LSHTKT3 - Trường phái Tân cổ điển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


4. Trường phái Tân cổ điển.
-Cuối tk 19, đầu tk20, CNTB phát triển nhanh chóng, nhưng mâu thuẫn cũng trở nên gay gắt, dẫn đến khủng hoảng. Bước vào giai đoạn CNTB độc quyền, xuất hiện những hiện tượng KT mới mà lí thuyết KT của trường phái cổ điển không giải thích được. Các lí thuyết của rất nhiều trường phái KT nghiên cứu các vấn đề KT thị trường ra đời, trong đó Tân cổ điển giữ vai trò thống trị những năm cuối tk19, đầu tk20 với những đặc điểm cơ bản sau:
- Chuyển sang nghiên cứu ở lĩnh vực trao đổi, lưu thông & đối tượng nghiên cứu là các đơn vị KT. Trên cơ sở đó, rút ra kết luận chung cho toàn XH - Phương pháp VI MÔ.
- Dựa vào duy tâm chủ quan để giải thích các hiện tượng & quá trình KT-XH. Ủng hộ lí thuyểt giá trị chủ quan. Cùng 1 hàng hóa, với người cần thì giá trị cao, với người không cần thì giá trị không cao. Giá trị do sự đánh giá chủ quan của con người.
- Muốn biến KTCT thành khoa học KT thuần túy. Không có mối liên hệ với các đk KT-XH, chính trị.
- Ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước. Cơ chế thị trường sẽ tự đảm bảo sự cân bằng của cung cầu. =>>> BTVH
- Sử dụng công cụ toán học, mô hình, công thức lượng hóa vào quá trình phân tích KT, góp phần tăng tính sát thực.


a. Trường phái giới hạn thành Viên (Áo).
-Lí thuyết ích lợi giới hạn.

 Ích lợi là đặc trưng cụ thể của vật. Khi sự thỏa mãn nhu cầu tăng thì ích lợi có xu hướng giảm dần. Nếu xét trên mức độ thỏa mãn thì vật sau có ích lợi nhỏ hơn vật trước. Vật cuối cùng (vật phẩm giới hạn) sẽ có ích lợi giới hạn, quyết định ích lợi chung. Tân cổ điển cho rằng SP càng ít, ích lợi giới hạn càng lớn. Khi SP tăng lên, tổng lợi ích cũng tăng, nhưng ích lợi giới hạn thì giảm đi.


-Lí thuyết giá trị giới hạn.

 + Giá trị giới hạn là giá trị của SP giới hạn do ích lợi giới hạn qui định.

 + Nó quyết định cho giá trị của tất cả SP. Số lượng SP và giá trị giới hạn vận động ngược chiều nhau. Khi SP tăng lên, giá trị giới hạn giảm xuống, dẫn đến tổng giá trị giới hạn giảm. Như vây, để có nhiều giá trị, thì phải tạo ra sự khan hiếm.

b. Thuyết “Giới hạn” (Mĩ) – J.Clark

-Lí thuyết năng suất g.hạn:

+ Dựa trên cơ sở 3 nhân tố sx của JB.Say ( là l.động, TB, ruộng đất)

+ Dựa trên LT năng suất bất tg xứng của D.Ricardo ( vs sự tăng thêm của 1 nhân tố sx nào đó trog điều kiện các nhân tố khác ko thay đổi, thì năng suất của n.tố tăng thêm sẽ giảm)

=>>> ích lợi của LĐ thể hiện ở n.suất của nó, vì nsLĐ giảm dần, do đó người CN cuối cùng là người “CN giới hạn”, n.suất của anh ta là n.suất giới hạn q.định n.suất của các CN khác

-LT phân phối:

+ thu nhập là năng lực chịu trách nhiệm của các nhân tố sx, CN có LĐ, nhà TB có TB =>>> đều nhận đc sp giới hạn t.ứng

+ tiền lg là sp giới hạn của l.động, phần còn lại là thặng dư của người tiêu dùng LĐ =>>> ông cho rằng ko còn bóc lột

=>>> áp dụng cho phân phối địa tô và lợi tức

c. Trường phái thành Lausanne ( Thụy Sỹ) – Leon Wallras
*Lí thuyết cân bằng tổng quát ( cân bằng thị trường)
-Kế thừa tư tưởng tự do KT của A.Smith, ông đưa ra lí thuyết cân bằng tổng quát trong nền KT thị trường tự do cạnh tranh.
-Trong nền KT thị trường có 3 thị trường chủ yếu:

+ thị trường sản phẩm ( mua- bán hàng) : tương quan trao đổi hh là giá cả

+ thị trường tư bản (vay TB):…lãi suất TB

+ thị trường lao động ( thuê CN): …tiền công/lương

=>>> 3 thị trường này vốn dĩ là độc lập với nhau, nhưng lại được liên kết với nhau bởi các doanh nhân.


-Đối với doanh nhân, chi phí SX = lãi suất + tiền lương

 Giả sử doanh nhân bán hàng với giá cả > chi phí SX, thì công việc KD có lãi. Tiếp tục mở rộng qui mô SX, phải vay thêm tư bản, thuê thêm lao động. Làm cho lãi suất & tiền lương đều tăng lên. Đồng thời cung về SP cũng tăng lên, giá cả sẽ giảm xuống. Đến 1 lúc nào đó, giá cả = chi phí SX, không có lãi, ngừng SX. Không vay thêm TB, không thuê thêm công nhân, không tăng cung về HH. Do đó lãi suất ổn định, tiền lương ổn định & giá cả ổn định. 3 thị trường ở trạng thái cân bằng, nền KT ở trạng thái cân bằng tổng quát.
- Đk để dẫn tới sự cân bằng tổng quát là giá cả = chi phí SX. Theo Walliass thì trong nền KT thị trường, đk này được hình thành 1 cách tự phát do tác động của cung & cầu.

d. Trường phái Cambridge ( Anh) – Alfred Marshall
* Lý thuyết giá cả
- Mashall đưa ra lí thuyết giá cả nhằm chứng minh cho lí thuyết bàn tay vô hình của A.Smith.

 Theo ông, trên thị trường, giá cả được hình thành 1 cách tự phát do tác động của quan hệ cung cầu. Nó được xác định ở điểm cân bằng giữa giá cung & giá cầu.
+ Giá cung : giá cả mà người sản xuất có thể tiếp tục sx ở mức đương thời -> đc q.định bởi CPsx (= CP ban đầu + CP phụ thêm) -> đại diện người bán

+ Giá cầu : giá mà người mua có thể mua số lượng hh hiện tại -> đc q.định bởi lợi ích giới hạn ( giá cầu giảm dần khi slg hh cung ứng tăng lên trong đk các nhân tố khác ko đổi) -> đại diện người mua
- Tổng hợp cung cầu:

+ giá cả trên thị trường được hình thành theo người mua & người bán. Người mua khi đặt giá phải căn cứ vào ích lợi giới hạn của hàng hóa. Vd: hàng hóa khan hiếm thì ích lợi giới hạn lớn, giá cao. Còn đối với người bán, khi định giá họ căn cứ vào chi phí SX nên giá cả hàng hóa = chi phí SX + lợi nhuận. Nếu hàng hóa khan hiếm thì họ đặt giá cả cao hơn chi phí SX & ngược lại.

+ Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa giá cả người mua & giá cả của người bán -> Quá trình tác động giữa giá cung & giá cầu đã hình thành nên giá cả cân bằng. Sự tác động của cung cầu và giá cả thị trường sẽ tự điều tiết SX và tiêu dùng, tạo nên sự cân đối trên thị trường =>>> Bởi vậy, lí thuyết giá cả của ông đã chứng minh cho lí thuyết bàn tay vô hình của A.Smith.

Hệ số co giãn k = dD/D : dP/P

+ k=1 : sự thay đổi về giá và sự thay đổi về cầu là t.ứng nhau

+ k>1 : sự thay đổi nhỏ về giá làm thay đổi lớn về cầu -> hh cao cấp

+ k<1 : ………lớn…….nhỏ -> hh thiết yếu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro