LSHTKT4 - Trường phái Keynes

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5. Trường phái Keynes

-CNTB lâm vào khủng hoảng KT nghiêm trọng, điển hình là 1929-1933. Hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là nạn thất nghiệp. Đó là cuộc khủng hoảng thừa. Điều này đã bác bỏ tư tưởng tự do KT của trường phái cổ điển & Tân cổ điển. Do đó đòi hỏi phải có 1 lí thuyết mới ra đời.

-Keyness cho rằng nguyên nhân khủng hoảng KT là thiếu sự can thiệp của nhà nước vào KT. Muốn tạo ra sự cân bằng thì phải có sự can thiệp của nhà nước.

*Đặc điểm chủ yếu của trường phái Keyness.

- Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô nc những chỉ tiêu của nền KT vĩ mô như sản lượng, thu nhập, việc làm, giá cả, đầu tư & tiết kiệm. Là người XD nên môn học KT vĩ mô hiện đại.

- Mục tiêu học thuyết của ông là chống thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm. Coi trọng sức cầu trong nền KT, nên phương pháp nghiên cứu của ông gọi là phương pháp trọng cầu.

- Cho rằng chính tâm lí chủ quan của dân cư là đòn bẩy tác động mạnh đến nền KT vĩ mô. Vì vậy, đi sâu nghiên cứu tâm lí tiêu dùng, tâm lí tiết kiệm, tâm lí ưa chuộng tiền mặt.

- Vận dụng lí luận giới hạn, các phương pháp toán học, đồ thị để phân tích các hiện tượng KT. Đưa ra 1 mô hình KT vĩ mô gồm 3 nhóm đại lượng.

+ Nhóm đại lượng xuất phát: là nhóm đại lượng không thay đổi hoặc thay đổi chậm (nguồn vốn, kĩ thuật).

+ Nhóm đại lượng khả biến độc lập: là nhóm khuynh hướng tâm lí chủ quan như khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm, sự ưa chuộng tiền mặt, mang tính XH, là cơ sở của KT vĩ mô.

+ Nhóm đại lượng khả biến phụ thuộc: là nhóm phản ánh thực trạng nền KT vĩ mô, bao gồn những yếu tố như sản lượng, thu nhập, việc làm.., do đại lượng khả biến độc lập chi phối.

=>>> Sản lượng Q, thu nhập R, tiêu dùng C, đầu tư I, tiết kiệm S:

 Q=C+I; R=C+S; Q=R --> I=S

 I & S là 2 đại lượng KT vĩ mô hết sức quan trọng. Nhà nước phải khuyến khích tăng đầu tư, giảm tiết kiệm.

-Tâm lí chủ quan trong phân tích KT: gần giống trường phái Tân cổ điển, nhưng sử dụng phương pháp vĩ mô. Tân cổ điển đi sâu khai thác tâm lí cá biệt, cá nhân. Keyness chú ý đến tâm lí XH, số đông, còn gọi là các qui luật tâm lí. Ý đồ của ông là muốn nhà nước tác động vào các qui luật tâm lí để giải quyết những vấn đề KT.

*So sánh Tân cổ điển với trường phái Keyness.

-Giống: đều có tư tưởng giới hạn, đi theo nguyên lí giới hạn, đều có yếu tố tâm lí chủ quan trong phân tích, đều sử dụng công cụ toán học trong phân tích, đều rất quan tâm đến vấn đề trao đổi, tiêu dùng & nhu cầu.

-Khác:

+ Tân cổ điển - đề cao vai trò của tự do KT, của cơ chế thị trường, phản đối can thiệp của nhà nước >< Keyness lại ngược lại

+ Về phương pháp luận: Tân cổ điển - dùng phương pháp vi mô, nên yếu tố tâm lí chủ yếu khai thác yếu tố tâm lí cá nhân >< Keyness - dùng phương pháp vĩ mô, nên yếu tố tâm lí của Keyness quan tâm đến những khuynh hướng tâm lí XH, tâm lí số đông, có thể khái quát thành qui luật tâm lí, ý đồ của ông là muốn nhà nước tác động vào các qui luật tâm lí để giải quyết những vấn đề KT.

*Lí thuyết chung về việc làm

-Đây là lí thuyết quan trọng, chiếm vị trí rung tâm trong lí thuyết của Keyness. Việc làm trong lí thuyết của ông có 1 phạm vi rộng. Không chỉ dùng để xác định trình trạng sử dụng, qui mô thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng của SX & qui mô thu nhập. Việc làm thuộc nhóm những đại lượng khả biến phụ thuộc.

-Lí thuyết việc làm:

Xuất phát từ thực tế: việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn tới tăng tiêu dùng & tăng tiết kiệm. Tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập, tiêu dùng giảm tương đối, cầu có hiệu quả giảm, qui mô SX cũng giảm, giảm việc làm, giảm thu nhập. Muốn khắc phục phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc duy trì cầu đầu tư.

-Mức độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại sẽ phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Mà sự kích thích đầu tư sẽ phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB & lãi suất.

a) Khuynh hướng tiêu dùng & tiết kiệm.

- Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiêu dùng.

-> Những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tới KHTD là sự biến đổi của các yếu tố : thu nhập, thu nhập ròng, tỷ suất lợi tức, chính sách tk, dự kiến thu nhập…

-Khuynh hướng tiết kiệm phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiêm

+ tiết kiệm cá nhân -> do 8 nhân tố chủ quan qui định: thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh, hà tiện.

+ Tiết kiệm của DN, tổ chức nhà nước, đoàn thể do những nhân tố liên quan đến việc KD, hoặc xuất phát từ nguyên tắc tài chính là phải có lượng tiền mặt dự trữ nhất định.

-Keyness cho rằng ở những người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu. Khi chuyển sang mức thu nhập cao, con người sẽ dành ra 1 phần cho tiết kiệm, gia tăng tiêu dùng sẽ chậm hơn so với gia tăng thu nhập. Trong khi gia tăng tiêu dùng ngày càng chậm thì gia tăng tiết kiệm sẽ ngày càng nhanh

=> Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân có xu hướng muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỉ lệ giảm dần.

-Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là khuynh hướng cá nhân muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỉ lệ tăng dần.

=> cùng với sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn sẽ ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn sẽ ngày càng tăng.

b) Lãi suất & hiệu quả giới hạn của tư bản.

-Phân biệt nhà tư bản & doanh nhân. Nhà TB là người có tư bản tiền tệ & đem cho vay để được hưởng thu nhập căn cứ vào lãi suất. Doanh nhân là 1 nhà đầu tư, dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm nên được hưởng thu nhập căn cứ vào hiệu quả giới hạn của tư bản.

-Lãi suất chính là khoản tiền thưởng cho hành vi dám chấp nhận chia li với tài sản dưới hình thái tiền tệ của người có tiền. Lãi suất sẽ đo lường sự tự nguyện của người có tiền không sử dụng tiền mặt của họ. Thực tế, người có tiền chỉ bỏ tiền ra cho vay khi có lãi suất cao, còn khi lãi suất thấp thì khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt sẽ thắng. Khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt bị chi phối bởi 3 yếu tố: động cơ giao dịch, dự phòng, đầu cơ. M=L(r) Khối lượng tiền tệ M, Hàm số ưa chuộng tiền mặt L, lãi suất r. Như vậy, khối lượng tiền tệ là hàm số của lãi suất.

-Hiệu quả giới hạn của tư bản: Phần lời triển vọng = Doanh thu BH - Chi phí SX. Như vậy, Hiệu quả giới hạn TB (%) = Phần lời triển vọng / Chi phí SX * 100%.

-Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của TB sẽ ngày càng giảm. Bởi 2 lí do: Khi vốn đầu tư tăng lên, lượng cung về HH sẽ tăng lên, giá cả HH giảm đi, phần lời triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn TB giảm. Khi vốn đầu tư tăng lên cũng làm tăng chi phí, phần lời triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn của TB giảm.

-Doanh nhân đi vay tư bản đề đầu tư. Giới hạn đầu tư TB = Hiệu quả giới hạn của TB - Lãi suất. Khi hiệu số đó là dương (tức là hiệu quả giới hạn của TB > lãi suất), có tác dụng khuyến khích doanh nhân vay Tb để đầu tư. Theo Keyness, lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng. Nhà nước có thể điều tiết mức lãi suất chủ động thích hợp với từng giai đoạn SX, KD. Khi khủng hoảng, cắt giảm lãi suất để tăng đầu tư. Khi phồn thịnh, KT tăng trưởng, để giảm bớt tình trạng quá nóng của nền KT, lại tăng lãi suất.

c) Đầu tư & mô hình số nhân.

-Số nhân là hệ số khuếch đại thu thu nhập. K = dR/dI. Phản ánh mỗi 1 sự gia tăng của đầu tư sẽ khuếch đại thu nhập lên bao nhiêu lần.

- Tăng đầu tư, tăng cầu bổ sung công nhân, tăng quĩ lương, tăng tiêu dùng, tăng giá cả, tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng đầu tư.

*Vì sao nói vấn đề việc làm, thất nghiệp chiếm vị trí trung tâm toàn bộ lí thuyết KT của Keyness.

-Theo Keyness, nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do sự giảm sút của cầu có hiệu quả, thu hẹp qui mô SX, giảm việc làm & dẫn đến thất nghiệp.

-Những giải pháp đưa ra là tập trung vào kích cầu: kích cầu đầu tư & kích cầu tiêu dùng. Kích cầu sẽ mở rộng qui mô SX, tăng việc làm, chống thất nghiệp.

*Chương trình KT của Keyness. (Lí thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào KT)

- Được rút ra từ lí thuyết chung về việc làm, bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:

- Nhà nước phải có chương trình KT đầu tư trên qui mô lớn & thông qua đó mà thực hiện sự can thiệp vào các quá trình KT. Ông cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng của nền KT thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự phát mà phải bằng sự can thiệp của nhà nước. Thông qua những hỗ trợ của nhà nước như là những biện pháp để duy trì cầu đầu tư, thông qua những hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà nước. Mục đích để tạo ra sự ổn định về môi trường KD, ổn định thị trường. Rồi từ đó ổn định về lợi nhuận cho các CTy.

- Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng & lưu thông tiền tệ. Ở trong lí thuyết của Keyness, chúng cũng là những công cụ quan trọng. Mục đích để kích thích lòng tin, tính lạc quan & tích cực đầu tư của các doanh nhân. Để đạt được mục đích này, ông chủ trương tăng thêm khối lượng tiền đưa vào lưu thông, tăng giá cả hàng hóa (nếu các yếu tố đầu vào chưa kịp điều chỉnh giá), sẽ làm tăng phần lời triển vọng, tăng hiệu quả giới hạn của TB, tăng giới hạn đầu tư TB. Khi khối lượng tiền đưa vào lưu thông tăng lên, cũng sẽ dẫn tới lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại, nhà nước có thể chủ động tạo ra lạm phát, nếu kiểm soát được lạm phát sẽ làm giảm lãi suất, tăng giới hạn đầu tư TB.

+Để trang trải những khoản chi tiêu của nhà nước, bù đặp những khoản thâm hụt của ngân sách nhà nước & mở rộng đầu tư của nhà nước. Keyness chủ trương in thêm tiền giấy.

+Để thực hiện sự điều tiết KT, Keyness chủ trương tăng thuế đối với người lao động, đề làm giảm đi phần tiết kiệm của dân cư. Thực chất nhà nước đã giúp họ chuyển khoản tiết kiệm sang đầu tư. Nhưng vấn đề là phải làm giảm sự phản ứng của dân chúng, ông chủ trương tăng việc làm.

- Để nâng cao tổng cầu & việc làm, Keyness chủ trương mở rộng nhiều hình thứ đầu tư. Theo ông, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn tạo ra việc làm & tăng thu nhập. Kể cả những hoạt động đầu tư cho SX vũ khí, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền KT để tăng thu nhập. Vì vậy, ông bị nhiều phê phán.

- Keyness chủ trương khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với mọi tầng lớp, kể cả người lao động, doanh nhân và nhà TB. Nhưng những biện pháp đó của ông không đạt được mục đích vì tăng thuế, chính sách 'ướp lạn tiền lương', tăng giá cả.

* Những hạn chế của Keyness: Hạn chế lớn nhất là xem nhẹ, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường, của tự do KT. Quá say sưa với vai trò điều chỉnh can thiệp của nhà nước. Thổi phồng vai trò của nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro