CÁC THỜI ĐẠI MĨ THUẬT THẾ GIỚI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Mĩ thuật xuất hiện ngay từ khi con người có mặt trên trái đất. Mĩ thuật ra đời từ thời sơ khai, con người trong thời nguyên thuỷ, vẫn còn ăn hang, ở lỗ, săn bắn và hái lượm. Lịch sử Mĩ thuật cùng với lịch sử thế giới trải qua các thời kì phát triển và các giai đoạn lắng đọng hay tàn lụi.


Mĩ thuật thời Nguyên Thuỷ

Ở thời kì này, công cụ sản xuất thô sơ, đời sống săn bắt hái lượm, Xã hội chưa phân chia giai cấp, cuộc sống bầy đàn chế độ mẫu hệ. Các vết tích Mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở Nam Âu, Châu Á, Châu Phi. Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc, kiến trúc và mang các tính chất sau: Nghệ thuật hang động, Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống xung quanh. Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí. Thường là các hình vẽ thú vật (bò, ngựa, hươu...) trên thành và trần hang động và chân thực, hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành hang. Hình người sinh hoạt nhưng sơ lược, khái quát. Dùng màu sắc tự nhiên. Ví dụ: hình đàn ngựa rừng trong hang Latco.v.v.

Điêu khắc chủ yếu là hình người, đặc biệt miêu tả người phụ nữ, mang ý nghĩa phồn thực, nhấn mạnh những đặc điểm giới tính, bằng các tượng tròn, phù điêu trên đá. Ví dụ: tượng vệ nữ Wilendoff

Mĩ thuật thời Ai Cập Cổ Đại

Ai Cập cổ đại hình thành trên bờ Nam dòng sông Nile từ năm 5000 trước Công Nguyên cho đến năm 300 sau Công Nguyên, nhưng nền Mỹ thụât Ai Cập cổ đại hãy được nhắc đến được hình thành trong giai đọan triều đại Pharoah thứ 2 và thứ 3. Mỹ thuật Ai Cập là nền Mỹ thuật cổ xưa nhất được tiếp nối ngày hôm nay - những người Hy Lạp là học trò của người Ai Cập, mà nền mỹ thuật Hy Lạp cổ đại lại là tổ tiên của nền Mỹ thuật Châu Âu.

Nền Mỹ thuật Ai Cập cổ đại bao gồm các nghệ thuật làm gốm sứ, trạm khắc, sơn tranh và kiến trúc. Kỹ thuật của người Ai Cập tinh xảo, chi tiết và có tính biểu trưng cao. Phần lớn các tác phẩm còn đến nay đều là từ các lăng mộ - đó là vì đối với người Ai Cập, hội họa có mối quan hệ mật thiết phục vụ tín ngưỡng.

Bức tranh thực sự trên giấy chỉ xuất hiện khi người Ai Cập cổ đại quyết định làm sách "hướng dẫn người chết sống lại để tiếp tục kiếp sau". Các học giả phương Tây gọi đó là "Tử thư" hay "Sách của người chết" (Book of the Dead-Livre des morts) đúng ra, căn chuẩn tiếng Ai Cập cổ, tên sách phải là "Từ cái chết bước ra ban ngày" (theo Nhật Chiêu- Câu chuyện văn chương phương Đông- Nxb Giáo Dục 1998). Vì mê tín, người Ai Cập cổ đại tin rằng chết chưa phải là hết, mà là chuẩn bị chuyển sang kiếp sống khác. Muốn cho việc chuyển kiếp được trót lọt thì phải bảo quản tốt thi hài- do đó mà có tục ướp xác. Chu đáo hơn, người ta còn bỏ vào quan tài những cuốn cẩm nang hướng dẫn cho người chết để sang kiếp sau, người chết có thể ra khỏi bóng tối địa ngục, vượt sa mạc mênh mông, tránh được các quái vật, tìm đúng cửa công đường của thần Osiris- vua của địa ngục.

Tiếp đó người chết phải biện minh công- tội trước Osiris và 42 vị phán quan (đại diện cho 42 quận cổ của Ai Cập). Trái tim của người chết sẽ được Anubis- vị thần chuyên ướp xác có đầu chó rừng đem cân. Oái oăm thay, "quả cân" lại là một chiếc lông chim đà điểu nhẹ bay do nữ thần công minh, chính trực Maat điều khiển. Thăng bằng tức là thiện- người tốt sẽ bất tử và sống hạnh phúc. Lệch tức là ác- kẻ xấu sẽ lập tức bị hung thần Sobek đầu cá sấu nuốt chửng.

Để cho kẻ mù chữ cũng có thể hiểu. Người ta phải vẽ tranh minh họa. Khoảng 1500 năm trước công nguyên (cách đây khoảng 3500 năm), các sách của người chết đã được sản xuất nhiều và buôn bán khắp cõi Ai Cập (vẫn theo Nhật Chiêu- sách đã dẫn).

Vẻ đẹp của những bức tranh tối cổ
Gọi là tối cổ vì quá xa xưa. Bạn hãy ngẫm mà xem, 26 thế kỷ trước khi Thái Luân- viên quan Trung Quốc- chế ra giấy thì người Ai Cập cổ đại đã hoàn thành "cuốn sách tối cổ của nhân loại" rồi (cuốn "Châm ngôn của Ptahoteb"). Người ta có thể chê giấy papyrus chưa hoàn hảo nhưng rõ ràng đó là loại giấy có thể viết và vẽ lên thoải mái.
Về việc chế tạo sách của người chết, Ai Cập cổ đại quan niệm phải vẽ đẹp và dễ hiểu bởi phục vụ người chết là ưu tiên số một của xã hội thời đó. Theo họ cuộc sống hiện tại là tạm bợ, chỉ có kiếp sau- nếu được chuẩn bị tốt- mới là vĩnh cửu. Do đó cần phải viết và vẽ đẹp. Vẽ càng đẹp thì hiệu quả càng cao.
Chỉ có điều trớ trêu là cho người chết chứ không phải cho người sống chiêm ngưỡng. Tất nhiên, xét về chất lượng nghệ thuật cổ Ai Cập thì tranh trên giấy papyrus không được xếp ở hàng đỉnh cao như Kim tự tháp (kiến trúc), tượng và chạm nổi (điêu khắc), tranh tường (bích họa). Các tranh trong "sách của người chết" chỉ được xếp loại nghệ thuật hạng hai, vì nó mang nặng tính trang trí với các chỉ dẫn tỉ mỉ, chất lượng biểu cảm chưa đặc sắc.Tuy vậy, công bằng mà nói thì loại tranh này  cũng có một số giá trị riêng, không thể phủ nhận, đáng được ca ngợi. Mặt giấy papyrus không trắng mà ngà ngà, tạo thành độ nền trung gian rất thuận tiện cho loại hòa sắc trang trí ít màu. Thớ sậy cũng rất gợi cảm (tương tự như nền giấy điệp của tranh Đông Hồ- VN).

Bảng màu Ai Cập cổ rất ít màu: chỉ có trắng, đen, nâu, đỏ, xanh cây, vàng nghệ (đôi khi là vàng dát), xanh chàm, nhưng vẫn hấp dẫn, do đậm, nhạt mạnh, phối màu khéo. Ví dụ: trang phục trắng tinh đã tôn lên màu da bánh mật của hai người trợ tế trong tranh "Nghi lễ mở miệng".
- Màu tô khá tinh tế. Không phải ai cũng có nước da nâu đậm: hai cô gái có da màu hồng, thầy quản tế đội mặt nạ Anubis có chân tay màu vàng nghệ. Không phải tất cả đều là mảng bẹt: con bò tế được vờn màu ở yếm, đôi vợ chồng đứng trong vườn được vờn màu ở vai áo và nút buộc ở bụng.

Hai vợ chồng đang ngợi ca thần Osiris

- Bố cục tranh Ai Cập rất chặt chẽ với các khoảng đặc rỗng hợp lý nhưng không kém phần sáng tạo, thậm chí táo bạo do cách phân tầng, phân đoạn, và nhấn mạnh trọng tâm câu chuyện.
- Nhịp điệu động tác là cách mà các nghệ nhân vô danh ngàn xưa đã làm cho tranh papyrus Ai Cập trở nên sinh động. Ví dụ trong tranh "Nghi lễ Mở miệng": hai cô gái đang khóc đứng khóc ngồi, còn hai người trợ tế cùng bước đi nhưng tay giơ, tay hạ cho ta cảm giác về sự nối tiếp của chuyển động.
- Nét không chỉ là đường viền hình thể mà nét còn thay đổi màu và đậm nhạt, có lúc tỉa rõ tinh vi, lại có lúc chỉ gợi tả và buông lơi. Đặc biệt có những tập hợp nét vạch-chấm làm cho các mảng màu đỡ đơn điệu (chấm trên da báo, vạch ngắn xếp hàng trên vai xác ướp tập hợp vạch chéo trên váy của người quản tế).

· Mĩ thuật thời Hi Lạp Cổ Đại.

Mĩ thuật là sự sáng tạo của nghệ thuật. Nhiều sự phát triển là do quan điểm chính trị và triết học của thời đại. Mỗi thời đại mở đường cho những thay đổi thời kì sau.

Có những thay đổi trong nghệ thuật như tác phẩm điêu khắc cổ điển mà không giống như tác phẩm điêu khắc cổ xưa đó là một nỗ lực để miêu tả con người thay vì nó là một lý tưởng hóa của các hình thức con người.

Trong thời gian cổ xưa có mật độ ngày càng tăng chủ nghĩa cá nhân. Cá tính và độc đáo, gần như là một nhận thức về một vấn đề chính trong nghệ thuật và triết học. Công lao to lớn của họ ở chỗ họ đã tạo ra được một nền nghệ thuật sáng chói với nhiều loại hình, loại thể. Trên cơ sở đó, họ lại tiến hành đúc kết thành lí luận về những bước đi của nghệ thuật, tạo thành điểm tựa, thành sức mạnh trực tiếp cho cuộc đấu tranh vì tinh thần tiến bộ và tâm hồn cao cả của con người. Đánh giá vai trò của Hy Lạp cổ đại, Ăngghen đã viết: "Không có cái cơ sở do Hy Lạp và La Mã xây nên thì không thể có Châu Âu hiện đại...những hình thức huy hoàng của nó đã dẹp tan những bóng ma của thời kì Trung cổ, ở nước Ý đã xuất hiện một thời kì phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật...". Ngay từ buổi đầu lập nghiệp, nhà nước dân chủ chủ nô Hy Lạp được tạo nên trước hết bằng công luận, bằng cách giơ tay tán thành thủ lĩnh. Chính những nguyên tắc dân chủ này đã góp phần quan trọng khẳng định vai trò vị trí của con người. Con người được khẳng định về mặt tầm vóc, trí tuệ và tâm hồn. Nhờ vai trò tích cực của cuộc sống, của nhân dân mà nghệ thuật Hy Lạp đã mang tính xã hội công dân.

Nghệ thuật nói riêng và đời sống thẩm mĩ cổ đại Hy Lạp nói chung thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự cao cả của con người tự do biết đón nhận trách nhiệm. Những tác phẩm của nghệ thuật Hy Lạp cho đến nay vẫn làm chúng ta ngạc nhiên về tính hiện thực, tính hài hòa, nhân tố hoàn chỉnh, tinh thần lạc quan anh hùng và lòng tôn trọng phẩm chất của con người. Ở đây, lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lí tưởng thẩm mĩ trong sáng, thành nguồn cảm hứng chủ yếu của văn học nghệ thuật. Hơn ở đâu hết, ở Hy Lạp cổ đại, nhà nước dân chủ chủ nô vừa đề cao vai trò của các võ tướng như Héc-to, Asin, lại vừa đề cao vẻ đẹp trí tuệ của các nhà hiền triết như Đêmôcrít, Aristot...Vẻ đẹp thể chất của con người được trọng vọng, người ta mở hội đua tài ở Olempic, người ta tạc tượng để tưởng niệm những dũng tướng, những người trí tuệ uyên bác và cả dựng tượng, vẽ tranh ngợi ca những người đoạt giải quán quân thể thao.

Thoát ra khỏi thời kì mông muội dã man, con người bắt đầu hướng đôi mắt đầy khát vọng của mình vào thế giới của những cái cao đẹp. Họ chiêm ngưỡng thế giới ấy bằng một trực giác hình tượng, bằng triết học thô sơ; họ giải thích cuộc đời bằng cảm quan, nhưng sự cảm quan này đã có dấu vết của cái nhìn khoa học luận lí. Tôn giáo của Hy Lạp cổ đại cũng rất khác với các tôn giáo của các dân tộc khác cùng thời.

 Các vị thần của họ cũng có cuộc sống y như con người dưới trần thế. Thần linh cũng cần ăn mặc, cũng thích múa hát, mở hội, tiệc tùng, cũng yêu đương vụng trộm, cũng ghen tuông, khích bác. Vẻ đẹp của cá vị thần cũng không khác là mấy so với vẻ đẹp của con người. Chính vì thế, thực chất của Thần thoại Hy Lạp là sự phối hợp giữa trí tuệ và hồn thơ, nói như C. Mác, nó không chỉ là "Lò phát sinh, mà còn là nguồn nuôi dưỡng nghệ thuật". Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã thành tựu trên tất cả các mặt đó của đời sống xã hội. Một phía, nó trực tiếp mô tả cuộc đời có thực: những cảnh làm ăn, buôn bán và chiến trận. Phía kia, nó ngợi ca cái thế giới do trí tưởng tượng phong phú của con người thêu dệt nên – thế giới viễn tưởng, nghĩa là một thiên đường trên đỉnh Olanhpơ. Đồng thời, họ cũng không khéo và thực tế khi đan kết hai thế giới ấy vào nhau. Tuy nhiên trong sự đan kết đó, bao giờ con người cũng là nhân vật trung tâm, nét hiên thực vẫn là nét chủ đạo. Sự chú ý ngợi ca một loạt những mẫu người trong lí tưởng thẫm mĩ Hy Lạp cổ đại gắn bó với những ước vọng lớn lao của con người ấy về cái Đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ, về một con người toàn thiện, toàn bích cả về sức mạnh cơ bắp lẫn sức mạnh tài trí rời chuyển núi sông. Song song với sự phát triển của nghệ thuật, các khoa học như: triết học, chính trị học, đạo đức học, khoa học vũ trụ, mỹ học...cũng được chú ý. Sự tạo lập một lí thuyết mĩ học đã có tác dụng tổng kết đời sống thẩm mĩ và có tác dụng hướng dẫn nghệ thuật phát triển. Từ Pitago đến Đêmôcrit, từ Xôcrat đến Platon, Aristốt, các quan hệ giữa thực tại và thẩm mĩ, cái xấu và cái đẹp, cái chân và cái thiện luôn được đặt ra song song và hòa nhập với các vấn đề của vũ trụ và nhận sinh. Không những có tác dụng trực tiếp ở thời đại đó, các lí thuyết thẩm mĩ của Hy Lạp cổ đại còn đóng góp vào việc mở đường cho những tìm tòi của các thời đại kế tiếp làm cho sự phát triển của xã hội loài người thêm phong phú.

· Mĩ thuật thời La Mã Cổ Đại

La Mã cổ đại hay Rome cổ đại là một nền văn minh phồn thịnh, bắt đầu trên bán đảo Ý từ thế kỉ 8 trước Công nguyên. Trải dài qua Địa Trung Hải, và với trung tâm là Roma, La Mã cổ đại là một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới trong thời kì cổ đại. Trong suốt 12 thế kỉ tồn tại của nền văn minh, qua các cuộc chinh chiến và đồng hóa, La Mã cổ đại đã thống trị các khu vực Nam Âu, Tây Âu, Tiểu Á, Bắc Phi và một phần của Đông Âu. Đây là nền văn minh quyền lực nhất trên lãnh thổ Địa Trung Hải.

Có rất nhiều thể loại hội học của thời kì đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, hội họa Hi Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bước tranh phong cảnh của các họa sỹ Hy Lạp.

Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm.

Nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời gian này, và thường được sử dụng bởi những người giàu có và mạnh mẽ để tưởng nhớ hành động và di sản của họ. Sinh ra từ nghệ thuật Hy Lạp, Người La Mã ngưỡng mộ nền văn hóa Hy Lạp và nghệ thuật. Sau khi chinh phục Hy Lạp, họ mang lại nhiều nghệ sĩ Hy Lạp đến Rome để làm cho tác phẩm điêu khắc cho họ trong thời trang Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật của Rome cổ đại. ảnh hưởng khác Mặc dù nghệ thuật Hy Lạp đã có ảnh hưởng lớn nhất trên người La Mã, nền văn minh khác mà họ chinh phục và gặp phải trên đế chế rộng của họ cũng có ảnh hưởng. Trong đó có Ai Cập cổ đại, nghệ thuật Đông, người Đức, và các Celtics. La Mã điêu khắc La Mã điêu khắc đóng một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày La Mã. Tác phẩm điêu khắc đã lấy mẫu của bức tượng đầy đủ, tượng bán thân (tác phẩm điêu khắc của chỉ đầu của một con người), phù điêu (tác phẩm điêu khắc mà là một phần của một bức tường), và chiếc quách (tác phẩm điêu khắc trên ngôi mộ).Người La Mã cổ đại được trang trí với tác phẩm điêu khắc ở một số nơi trong đó có công trình công cộng, công viên, và nhà riêng và khu vườn. điêu khắc La Mã đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp. Trong thực tế, rất nhiều các tác phẩm điêu khắc La Mã chỉ là bản sao của tác phẩm điêu khắc Hy Lạp. Người La Mã giàu có trang trí ngôi nhà lớn của họ với tác phẩm điêu khắc.Rất nhiều lần những tác phẩm điêu khắc là của bản thân hay tổ tiên của họ. Đối tượng phổ biến khác cho tác phẩm điêu khắc bao gồm các vị thần và nữ thần, triết gia, vận động viên nổi tiếng, và các tướng thành công. 



Các bức tường của ngôi nhà của người La Mã giàu có thường được trang trí bằng những bức tranh. Những bức tranh này là những bức bích họa vẽ trực tiếp trên tường. Hầu hết các bức tranh đã bị phá hủy theo thời gian, nhưng một số người trong số họ đã được bảo quản trong thành phố Pompeii khi nó được chôn vùi bởi sự phun trào của núi lửa. 
Người La Mã cũng làm hình ảnh từ gạch màu gọi khảm. Các khảm đã có thể tồn tại với thời gian tốt hơn so với các bức tranh. Đôi khi gạch sẽ được áp dụng trực tiếp tại trang web của bức tranh. Lần khác, ngói và các cơ sở sẽ được thực hiện trong một cuộc hội thảo và toàn bộ khảm cài đặt sau.Ghép có thể là nghệ thuật trên một bức tường, nhưng cũng đã làm việc như sàn trang trí. LegacySau thời Trung cổ, các nghệ sĩ của thời kỳ Phục hưng đã nghiên cứu tác phẩm điêu khắc, kiến trúc và nghệ thuật của Rome cổ đại và Hy Lạp để truyền cảm hứng cho họ. Nghệ thuật cổ điển của người La Mã đã có một ảnh hưởng đáng kể về nghệ thuật trong nhiều năm. Sự kiện thú vị về nghệ thuật La Mã cổ đại


· Mĩ thuật thời Trung Đại 

Nghệ thuật trong thời Trung Cổ đã thấy nhiều thay đổi đến sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng sớm. Môn nghệ thuật cổ xưa đã được ban đầu giới hạn trong sản xuất sơn Pietistic (nghệ thuật tôn giáo, nghệ thuật Kitô giáo) theo hình thức bản thảo được chiếu sáng, và các bức tranh khảm ngoài trời trong nhà thờ. Không có bức tranh chân dung trong nghệ thuật thời Trung Cổ. Những màu sắc nói chung phần nào tắt tiếng. Các chủ đề của kiến trúc thời Trung cổ cũng được đề cập trong phần này. Các liên kết sau đây cung cấp dữ kiện và thông tin thú vị về nghệ thuật thời Trung Cổ và Kiến trúc và các nghệ sĩ nổi tiếng.

Nghệ thuật thời trung cổ sớm ban đầu được giới hạn trong sản xuất sơn Pietistic (nghệ thuật Kitô giáo tôn giáo) theo hình thức bản thảo được chiếu sáng, và các bức tranh khảm ngoài trời trong nhà thờ. Không có bức tranh chân dung. Những màu sắc thường bị tắt tiếng. Nghệ thuật kiến trúc Gothic - trước và phong cách của thời Sau đó Trung đã thấy sự xuất hiện của nghệ thuật kiến trúc Gothic và tiến bộ quan trọng của nghệ thuật trong Thời Trung Cổ. Trong thời gian này các nghệ sĩ tách ra khỏi ảnh hưởng của Byzantium và phong cách nghệ thuật La Mã. Nó phát triển thành nghệ thuật Gothic rất trực quan. Các nghệ sĩ và họa sĩ đã sáng lập phong trào hướng tới chủ nghĩa hiện thực lớn hơn lên đến cực điểm trong phong cách nghệ thuật thời Phục hưng.


· Mĩ thuật thời Phục Hưng

Sự trinh trắng và trẻ thơ với thánh Anna: Virgin and Child with St. Anne, 1510, của Leonardo

Trong các giai đoạn đó, giai đoạn mĩ thuật thời Phục Hưng là giai đoạn có sự kế thừa, phát triển và mĩ thuật Phục Hưng I-ta-li- a đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Lê - ô - na đờ Vanhxi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra - pha - en, có nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới.

Sự sáng tạo ra loài người, Creation of Adam , 1511, của Michelangelo

 Và là giai đoạn Mĩ thuật được đánh giá hưng thịnh nhất trong các thời kì. Mĩ thuật giai đoạn này phải kể đến những tìm tòi mới lạ, đem đến một luồng khí mới, chào lưu mới cho các hoạ sĩ trên thế giới và nhất là các hoạ sĩ ở Ývề các lĩnh vực như­: Hội Hoạ, Điêu Khắc, Kiến Trúc...

Đức mẹ đồng trinh của Raphael

Vài nét khái quát về Phục Hưng

Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng PhápRenaissance (nghĩa là sự tái sinh), còn gọi làRinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Phục Hưng thường được coi bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nú cũng được coi là đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ Thời kỳ Trung cổ sang Thời kỳ Cận đại, cũng như từ Thời kỳ phong kiến sang Thời kỳ tư bản.
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban đầu vào năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ 13. Sau đó, thuật ngữ Renaissance được Jules Michelet dùng trong tiếng Pháp và nhà sử học Thụy SỹJacob Burckhardt phát triển (khoảng những năm 1860). Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn húa đó mang lại sự hồi sinh cho văn húa châu Âu nói chung. Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn húa châu Âu nói chung.Từ Hán - Việt viết hoa Phục hưng, hay Phục Hưng, là thuật ngữ tương đương với khái niệm này.
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...và hơn cả đó là hội hoạ).
Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của các nhà thơ người Ý của thế kỷ 14 như Francesco Petrarca, người thông qua các nghiên cứu rộng lớn về các nhà văn thời kỳ Cổ đại và với Chủ nghĩa Cá nhân của ông đã cổ động cho niềm tin về giá trị của sự đào tạo nhân văn và ủng hộ cho việc nghiêm cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử và triết học bên ngoài quan hệ với tôn giáo.
Ảnh hưởng của những học giả nói tiếng Hy Lạp cũng rất đáng kể. Một số học giả đến Ý trong thế kỷ 13 và thế kỷ 14 từ Đế quốc Byzantin. Đặc biệt là sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục Constantinople vào năm 1453 thì càng có nhiều học giả đến Venezia (tiếng Anh: Venice) và những thành phố Ý khác, những người đã mang theo kiến thức về nền văn húa thời Cổ đại đã được lưu trữ gần 1. 000 năm trong Đế quốc Byzantin sau khi Đế quốc Tây La Mã suy tàn. Cho đến năm 1400Homer, Herodot, Platon vàAristoteles vẫn còn được rất nhiều người nhắc đến trong Đế quốc Byzantin. Một vài năm trước khi Đế quốc Byzantin sụp đổ, Giovanni Aurispa đã đến Constantinople và mang về Ý trên 200 bản viết tay các tác phẩm văn học ngoại đạo.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật – "thời kì của hội hoạ.

Vài nét khái quát về mĩ thuật Phục Hưng I - ta - li - a
Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được hình thành đã phá vỡ các lãnh địa phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giầu có - đây là tiền thân của giai cấp tư sản. Tại I-tali- a, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, ...nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một nền văn hoá chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn hoá Phục hưng ở I-ta-li-a, sau lan sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức, ...Phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I - ta - li - a được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII bởi hai hoạ sĩ Xi - ma - bu - ê và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi phục và làm hưng thịnh lại nền văn hoá cổ đại Hi-Lạp, La - Mã (nền văn hoá đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người) mà thời Trung cổ đã huỷ hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con người, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hoàn chỉnh. Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I-ta-li- a phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học: tìm ra luật viễn cận,tìm ra chất liệu sơn dầu, ...Các hoạ sĩ thời Phục hưng thường lấy đề tài tôn giáo dể thể hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ không vẽ theo công thức gò bó như nghệ thuật Trung cổ (tranh thời Trung cổ mang tính trang trí hơn tính tạo hình, chỉ diễn tả không gian hai chiều nên không diễn tả được chiều sâu; hình dáng con người thường còm nhom, ốm yếu, thiếu sức sống...) mà học hỏi cái đẹp từ thời Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các hoạ sĩ đưa không gian thấu thị vào tranh và áp dụng những luật vờn khối theo sáng tối, nhờ đó con người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối, tình cảm, y phục và bối cảnh, các qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự hoàn hảo. Mĩ thuật Phục hưng I-ta-li- a đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Lê - ô - na đờ Vanhxi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en; Thời kỳ Phục Hưng kéo dài tõ năm 1400 đến 1600, Trung tâm ở Florence.

Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita, theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ, đã có từ Giorgio Vasari, người đã viết một trong những tác phẩm miêu tả các nhà nghệ thuật Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự phát triển của nghệ thuật ra làm 3 thời kỳ:
1. Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
2. Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
3. Thời kỳ hồi sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ Trung cổ từ khoảng năm 1250.
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó có Arnolfo di Cambio, Nicolũ Pisano, Cimabue hay Giotto di Bondone, ngay từ nửa sau của thế kỷ 13, " trong những thời kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho những người tài giỏi đi sau con đường dẫn đến hoàn mỹ".
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật " không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp hoàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học.
Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt là Phục Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn:
1. Thời kì Mở đầu.
2. Tiền Phục Hưng (tiếng Anh: Early Renaissance)
3. Đỉnh cao của Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance)
Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng 0 khởi điểm từ thành phố Firenze (tiếng Anh: Florence) với những bức tượng của Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công trình xây dựng của Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/ 1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hũa cao độ này là thành phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dỹrer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism có khuynh hướng cường điệu húa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (thí dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh). Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách Baroque.
Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hũa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện đầy đặn và mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu húa của phong cách Baroque. Phong cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc.
Nghệ thuật tạo hình cũng có những phát minh mới,trực tiếpthúc đẩy nghệ thuật phát triển, đặc biệt là hội họa. Đầu tiên là sự phát hiệh ra mét chất liệu mới trong hội họa đó là Sơn dầu. Nó có khả năng tả chất, tả khối cao, màu sắc trong trẻo hơn, có độ sâu, bóng, không thấm nước, giữ được lâu và bền màu...Hai anh em nhà Van - Êch là người đã hoàn thiện kĩ thuật vẽ sơn dầu. cùng với đó là Leon Battista Alberti – nhà kiến trúc sư kiêm nhà văn đã phát minh ra phép phối cảnh. Diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều...Đến Leonard de Vinci luật xa gần được nghiên cứu cảcn thận và hoàn thiện... Không dừng á đó, các họa sĩ còn vượt qua.

Thế kỷ XVI được coi là thế kỷ phục hưng (Renaissance Classique). Theo cách hiểu trong thời kỳ nghệ thuật cổ điển của một nền nghệ thuật chính là các tác phẩm nghệ thuật ở thời kỳ đó đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một vài tác giả, mét sè tranh của họ bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của nghệ thuật thời trung cổ. Nhất là sự thiếu vắng tình cảm thực của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ XVI, mĩ thuật ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự nhiên đã phất triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị cùng tồn tại và mãi mãi. Mét phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của hội hoạ, điêu khắc còng nh­ kiến tróc.
Trước Phục Hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại và trung cổ, thể loại tranh được sử dụng nhất là bích hoạ - luôn gắn với kiến trúc. Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tá phẩm của họ được nhiều thời đại yêu thích. Chưa bao giờ hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công nh­ ở thời kỳ Phục Hưng. Các thể loại tranh đều được các hoạ sỹ thích thú thể hiện. Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt .
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA PHỤC HƯNG Ở Ý:
Nghệ thuật hội hoạ thời kì phục hưng được chia làm ba giai đoạn cơ bản sau:
Giaiđoạn 1(Thời kì Mở đầu): Nghệ thuật hội họa Phục Hưng được bắt đầu từ khoảng thế kỉ XIII tại Ývới những tên tuổi như: Sipawe, Giotto di Bontone(1267 – 1337), Donatello(1386 – 1486)...Tranh của Giotto bắt đầu khám phá không gian vào trong tranh, có sù xa gần mặc dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ ràng..., Kế tục của ông Sipawe, có ánh sáng trong tranh nhưng vẫn chưa tập chung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể...Hình chưa chính xác, cơ thể được vẽ bao bọc bởi nhưng bé trang phụckín từ đầu đến chân bằng những mảng lớn, giải phẫu, cấu trúc, tạo hình chưa chính xác.
Nhưng đã có sù sinh động thoải mái về hình,tranh mang nhiều nét thực, các nhân vật có sù xa gần, được đặt trong mét không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền,...Màu sắc, bố cục cân đối, hài hoà, vÝ dô: bức Phảm Bội Chúa, Đám Tang Chúa, Lễ Chuyền Tin, The Marriage at Cana, ...(có sự khác biệt với tranh thời Trung cổ; Tranh thời trung cổ mang tính trang trí, không đề cập đến không gian ba chiều, chưa diễn tả chiều sâu của không gian. Hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, Ýt tả khối, hoặc chỉ gợi khối đơn giản...)
Nhưng vẫn chịu ảnh hưởng lớn của thời kì trung cổ.
Giai đoạn 20: Kéo dài khoảng 200 năm từ thế kỉ XIV Đến cuối thế kỉ XV. Với những tên tuổi nổi tiếng nh­: Hoạ sĩ Masaccio (1401 – 14280), Fra Angelico (1387–1455), Sandro Botticelli (1445 – 1510), ...
· Hoạ sĩ Masaccio (1401 – 14280): Ông là người mở đầu cho cho nghệ thuật thế kỉ xv– nghệ thuật được đẩy lên mức, là sự tổng hợp của nhiêu yếu tố. Ông được thừa hưởng thành tựu về phép phối cảnh, thành tựu về hinh hoạ,điêu khắc;hệ thống ánh sáng trong tranh rõ ràng, các mảng sáng tối trên nhân vật sắc nét, tương phản,được gợi khối tròn và có sự mềm mại.chiều thứ ba của không gian được diến tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình đậm nhạt và tương quan nóng lạnh của máu sắc trong tranh. Ngoài cái đẹp vè hình thể, khối, tác giả còn thể hiện được rõ tình cảm trên khuôn mặtnhân vật trong tranh, (bức: Đôi vợ trồng đầu tiên bị đuổi khỏi vườn địa đàng); Mặc dù mất sớm nhưng ông đã để lại số lượng tranh đáng để đánh giá tài năng của ông...(Tiền quyên góp, Chúa ba ngôi, Đức mẹ thánh Giôn, Những người dân cúng, ...)
· Sandro Botticelli (1445 – 1510) được xếp vào cuối giai đoạn thứ hai mặc dù ông cùng thời Léonar de Vinci. Sandro Botticelliđược nhắc nhiều đến những tác phẩm Mùa xuân, ngày sinh của thần vệ nữ, lễ chuyền tin, ...với đề tài tôn giáo và thần thoại. tranh của ông diễn tả rất thành công cơ thể mềm mại, da thịt căng tròn, đầy cảm xóc, thân hình mượt mà, sống động của thần Vệ Nữ, một cái đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, chất biểu cảm của bức tranh đã làm mờ đi những khiếm khuyết trên cơ thể của nàng...
Hội hoạGiai đoạn 2(Thời kì Tiền Phục Hưng) đã được đẩy lên một mức cao hơn so với giai đoạn mở đầu.
*Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn.
*Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc.
*Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật cơ bản hoàn chỉnh, chính xác, cân đối .
*Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung cảnh xung quanh.
*Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để.
*Màu sắc tương đối hài hoà, Êm cúng, tương phản nhẹ.
*Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động.
*Ánh sáng trong tranh giai đoạn 2 được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn 1
Phong cách Phục Hưng dần dần được thể hiện nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của thời kì Trung cổ.

Giai đoạn 3Đỉnh cao của Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance): thời kỳ này cùng với Leonadvinci và Rapael thì Mikenlang là 1 trong 3 họa sĩ lớn nhất mọi thời đại... Mikenlang lại là người rất phiến diện ông cho rằng " nghệ thuật chân chính chỉ có thể là điêu khắc mà thôi còn sơn dầu chỉ là bọn trẻ con nghịch bút" . Bức tranh " ngày phán sột cuối cùng" ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi  thời đại. Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận Đại hồng thuỷ. Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về Tổ tiên của Chúa. 

Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu, lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vụ cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ. Để hoàn thành tác phẩm này tác giả đã treo mình trên trần nhà thờ để vẽ ăn uống ngủ nghỉ ngay tại chỗ có chuyện kể rằng họa sỹ khi vẽ xong bức tranh xuống dưới đất thì... không thể cửi tất chân ra được nú đã dính chặt vào chân rồi có lẽ niềm đam mê và say mê là thế.... bẩn cũng chẳng sao. . . chỉ cần nú lưu danh muôn thủa....
Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo, huyền thoại anh hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đạivà chân dung cá nhân của những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ.
Chiều sâu của không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hũa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Tuy nhiên, khi nói đến nền hội hoạ truyền thống, người ta thường chỉ đi ngược lên đến thời Phục Hưng Ý mà thôi, vì ở thời kỳ này, không những các hoạ sĩ vẫn trung thành với quan niệm thể hiện hiện thực như ở thời Aristote, mà còn đặt ra phép phối cảnh với điểm tụ ở đường chân trời, quy định cách thể hiện sự vật trong không gian, coi đó là cách thể hiện khoa học nhất, chính xác nhất. Quy tắc này sẽ ngự trị trong hội hoạ truyền thống ở phương tây từ thời Phục Hưng Ý đến nay. .
Bức tranh tiêu biểu nhất của hoạ sĩ Leonardo da Vinci đó chính là bức "nàng Mona Lisa"
Mona Lisa (tiếng Ý của " Bà Lisa"; tiếng Tây Ban Nha: La Gioconda; tiếng Pháp: La Joconde) là bức tranh sơn dầu nổi tiếng của hoạ sĩ người Ý Leonardo da Vinci, một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử hội hoạ thế giới. Hiện bức tranh này được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp.
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh " nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.
9 Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhỡn riờng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý
lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ
lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona
vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến . Nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm
riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì
thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Christopher Tyler và Leonid Kontsevich của Viện nghiên cứu mắt Smith- Kettlewell ở San Francisco (Hoa Kỳ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại
từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đú cỏc nhiễu loạn thị giác – giống như những vết
nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của
nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Kết luận: hệ thống thị
giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế
bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ
photon, và sự loộ sỏng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới
não. Còn một điều nữa mà bây giờ ta vẫn chưa lý giải được đó là Lisa trong bức tranh không
có lông mày. Mona Lisa (Lisa del Giocondo), vợ của thương gia Francesco del Giocondo ở thành phố Firenze, Ý là những ghi chú bên lề cuốn sách của một người bạn của Leonardo
de Vinci khi danh họa này đang vẽ bức tranh. Nhân vật trong
tranh xác định lần đầu tiên bởi nhà văn Ý Giorgio Vasari vào
năm 1550, và bức tranh được vẽ trong khoảng thời gian từ
năm 1503 đến năm 1506 [1">. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI HOẠ THỜI PHỤC HƯNG: *Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng
hơn, đỉnh cao của nghệ thuật. *Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện. *Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. Giai đoạn này là đỉnh cao về tỉ lệ con người3.55, chuẩn mực về con người, là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng độc đáo.
10 *Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật 

chính phụ với nhau...đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục
Hưng vô cùng Phục Hưng độc đáo.
*Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được
đường tầm mắt, điểm tụ...xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạt chuẩn về luật xa
gần.(trường học A – ten)
*Màu sắc tương đối hài hoà, chắc chắn, Êm cóng, tình cảm, tương phản nhẹ, thể hiện
được gam màu chủ đạo.

*Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được
miêu tả xinh động, buồn, vui mừng, giận giữ, đau khổ, lo sợ, hãi hùng, kính phục,... *Ánh sáng trong tranh giai đoạn 3 – giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt
để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn 2,
đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội hoạ mà không thể không kể đến yếu tè ánh
sáng trong tranh. NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG HỘI HOẠ THỜI PHỤC HƯNG - Các tác phẩm mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh con
người.
- Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng.
- Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp - La mã. Nghiên cứu giải phẫu - xa gần.
- Họa sĩ phục hưng Italy, chỉ chuyên đề tài đạo thiên chúa.
- Tranh của sự mẫu mực.
- Tả chất vô cùng độc đáo với làn da mềm mại của người phụ nữ và cơ bắp của đàn
ông...
- Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh chiều sâu của luật xa gần.
- Lần đầu tiên sử dụng sơn dầu làm chất liệu
- Sử dụng luật phối cảnh tạo chiều sâu
- Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh
thần... Hội hoạ thời Phục Hưng là đỉnh cao của hội hoạ, là bước ngoặt của nền mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như:
tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh,
hình hoạ, nhiếp ảnh...Là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ

nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mt