CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nêu và phân tích cục diện thế giới sau CTTG 2 (so sánh lực lượng, các vấn đề phải giải quyết sau CTTG 2, mục tiêu của nhân loại, hình thành 2 lực lượng cơ bản)

·

     

Thay đổi so sánh lực lượng

Ø

   

Khác hẳn với trước thế chiến thứ 1, sau CTTG2, Châu Âu đã mất dần ưu thế. Điều đó được thể hiện ở sự suy yếu của các trung tâm quyền lực truyền thống

Tuy là những nước thắng trận, nhưng Anh và Pháp đều phải chịu những thiệt hại nặng nề. Sau CTTG2, Anh đã tốn chi phí > 25 tỷ bảng, nợ Mỹ khoảng 9 tỷ USD, sản lượng công nghiệp năm 1946 = 90% năm 1937. Đồng thời, họ có những nhà máy công xưởng ở thuộc địa nhưng hệ thống thuộc địa này lại đang tan ra từng mảng. Pháp cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện với tổn thất về kinh tế tương đương 1400 tỉ Fr, thuộc địa bị mất và bị Đức chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ.

Liên Xô  với đội quân chủ lực đánh bại Phát xít, sức mạnh lục quân lên đến 175 sư đoàn tinh nhuệ chiếm giữ từ Đông Berlin đến Bắc Triều Tiên, đã có chỗ đứng ở Châu Âu và lan rộng sang Châu Á. Tuy vậy, họ vẫn phải đối mặt với những khó khăn sau chiến tranh: 26,5 triệu người chết, 1700 thành phố, 70000 thôn trấn, 30000 công xưởng, 90000 nông trang bị phá hủy, thiệt hại 679 tỷ rúp, hi sinh toàn thanh niên trong độ tuổi lao động , đất đai cũng không trồng trọt, chăn nuôi được.

Với nhóm các nước bại trận: không còn gì để nói.

Ø

   

Nước Mĩ vươn lên là cường quốc số 1 thế giới

Sau CTTG2, về kinh tế, nước Mỹ không bị thiệt hại gì mà còn kiếm được lời từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến và cung cấp tài chính cho các nước Châu Âu. Kinh tế Mỹ vượt trội, chiếm 2/3 GDP của thế giới tư bản và là chủ nợ của cả thế giới. Mỹ trở thành số 1 thế giới bởi Châu Âu nếu muốn hồi phục kinh tế thì không có cách nào ngoài dựa vào Mỹ và chỉ có Mỹ mới đủ khả năng để giúp đỡ.

Về quân sự, Mỹ có hệ thống quân sự mạnh nhất bao gồm 69 sư đoàn ở Châu Âu và 26 sư đoàn ở Châu Á, cùng với đó là độc quyền về vũ khí nguyên tử.

Uy tín chính trị được nâng cao với lực lượng chủ lực đánh bại Nhật Bản.

Ø

   

Phong trào giải phóng dân tộc

PTGPDT phát triển mạnh mẽ, lan rộng và thành công ở ĐNÁ, NÁ, ĐBÁ:
+ CM GPDT thành công ở ĐNÁ

+ Ấn Độ độc lập và ra đời nhà nước Pakistan

+ Iran quốc hữu hóa dầu mỏ           

+ Ra đời Nhà nước Do Thái Isarel

+ PT dân tộc chủ nghĩa ở Châu Mỹ Latinh (Argentina, Guatemala, Brazil,…)

Ø

   

Các lực lượng mới xuất hiện: Liên Hợp quốc, GATT (tiền thân của WTO), BIRD (tiền thân của WB), Brettons Woods, phong trào hòa bình, phong trào phục hưng Châu Âu. Cùng với đó, Mỹ và các nước quyết định mọi thanh toán thương mại bằng đồng Đôla (1947)

·

     

Các vấn đề phải giải quyết sau CTTG2:

Ø

   

Bảo vệ hòa bình

Ø

   

Xử lý các nước bại trận phe Trục

Ø

   

Thực hiện các cam kết tại Yanta và Postdam

Ø

   

Phục hồi sau chiến tranh

Ø

   

Giải quyết các vấn đề độc lập của các nước thuộc địa

è

Mục tiêu chung của nhân loại (Mục tiêu thời đại): Hòa bình – Độc lập – Dân tộc – Dân chủ - Tiến bộ xã hội

Hình thành 2 lực lượng cơ bản: TBCN và XHCN do Mỹ - Xô đứng đối đầu nhau

Câu 2: Nêu và phân tích đặc điểm của Chiến tranh lạnh

·

     

Cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu

Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây là cuộc chiến tranh có quy mô toàn cầu.

Ø

Xét về góc độ đối tượng: nó lôi kéo được mọi đối tượng trên thế giới, bao gồm mạng lưới đồng minh của hai siêu cường (Mỹ: Tây Âu, Nhật Bản; Liên Xô: các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa), cùng với các nước ở Thế giới 3

Ø

Xét về góc độ địa lý: chiến tranh lạnh hiện hữu ở hầu hết khắp các khu vực trên thế giới (Châu Âu căng thẳng; Châu Mỹ và Châu Á là nơi diễn ra xung đột nóng)

·

     

Cô lập thương mại

Ø

Trong thời gian này, quan hệ kinh tế bị xem nhẹ, dường như có sự tuyệt giao về kinh tế giữa hai khối bởi an ninh, chính trị đóng vai trò chủ đạo

Ø

Giai đoạn căng thẳng: Từ sau Thế chiến II - cuối 60s, kinh tế bị tê liệt do bị chi phối bởi sự đối đầu, dường như chỉ dừng lại ở hai hình thức:

+ vay thương nghiệp (rất ít)

+ trao đổi mậu dịch mức độ thấp

Ví dụ

: kim ngạch mậu dịch của Lxô với các nước TB:

            1946: 491 triệu rúp - 1950: 440 triệu rúp

Buôn bán với phương Tây chỉ chiếm: 15,7 % (1950) và 20 % (1960) kim ngạch mậu dịch của Lxô

Buôn bán với Mỹ chỉ chiếm dưới 1% tổng giá trị buôn bán của Lxô

ü

Nguyên nhân:

§

    

Chiến tranh kinh tế là một nội dung quan trọng để ngăn chặn Lxô và các nước XHCN (chủ động bao vây, cấm vận, phong toả kinh tế)

§

    

Những biện pháp đối kháng và tư tưởng chỉ đạo về kinh tế đối ngoại hạn chế giao lưu kinh tế (xây dựng hệ thống kinh tế độc lập với việc tham gia Marshall; tồn tại hai thị trường song song do Stalin chỉ đạo đóng cửa)

Ø

Giai đoạn hòa dịu: thập kỉ 70

Quan hệ kinh tế phát triển chiều rộng và chiều sâu

+ Tổng giá trị buôn bán giữa khối SEV và 24 nước p.Tây: 1961: 4,3 tỷ $ - 1970: 13,7 tỷ$

+ Hình thức quan hệ đa dạng: mậu dịch chung, mậu dịch cho vay, hợp tác sản xuất, xuất nhập, chuyển giao công nghệ

ü

Nguyên nhân:

§

    

Giảm căng thẳng – môi trường tốt cho quan hệ kinh tế

§

    

Sự phát triển kinh tế của mỗi bên – đòi hỏi tất yếu khách quan phải phát triển hợp tác

§

    

Vượt rào từ đồng minh

§

    

Xâm nhập kinh tế là cách thức thực hiện diễn biến hoà bình

Ø

Giai đoạn căng thẳng trở lại: 1980 – 1985

Liên xô đưa quân vào Afghanistan

è

quan hệ chính trị căng thẳng 

Mậu dịch 2 khối chững lại: 80: 97,8 tỷ$ - 84: 58,6 tỷ $

ü

Nguyên nhân:

§

    

tăng cường cấm  vận kinh tế

§

    

 khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước TB

§

    

 khó khăn nghiêm trọng của các nước XHCN ĐÂ

(Giai đoạn từ 1985 đến 1990, quan hệ kinh tế bước vào một giai đoạn mới khi quan hệ chính trị 2 khối ấm dần lên và có những điều kiện giúp cho quan hệ kinh tế phát triển)

·

     

Chạy đua vũ trang và vai trò của vũ khí hạt nhân

Ø

Chạy đua vũ trang: là một đặc trưng tiêu biểu của thời kỳ chiến tranh lạnh

ü

Sau CTTG2, các cường quốc đặc biệt là Liên Xô và Mỹ đều phải dựa vào sức mình, tăng cường thực lực quân sự, liên minh, uy hiếp đối phương bằng quân sự để đảm bảo an ninh cho quốc gia mình

è

tăng sức mạnh quân sự lên tối đa nhờ việc trang bị, chế tạo các loại vũ khí

è

chạy đua vũ trang

ü

Tình trạng chạy đua vũ trang hạt nhân: 3 giai đoạn

§

    

Chạy đua giữa Mỹ và Liên xô về việc chế tạo bom nguyên tử

§

    

Cải tiến và nâng cao hiệu quả huỷ diệt của VKHN

§

    

+ 45: bom nguyên tử (Mỹ); 1949: bom nhiệt hạch (Lxô)

§

    

+ từ 50s: cải tiến đầu đạn hạt nhân và gia tăng dự trữ đầu đạn hạt nhân

§

    

cải tiến công cụ vận chuyển hạt nhân: máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo (từ 50s-70s)

ü

Hậu quả của việc chạy đua vũ trang hạt nhân: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nguy cơ phổ biến hạt nhân lan tràn và không thể kiểm soát nổi

Ø

Vai trò của vũ khí hạt nhân

VKHN ra đời là một sự kiện mang tính cách mạng, là cú sốc mạnh với lý luận về chiến tranh và hòa bình truyền thống, có ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ mối quan hệ sau CTTG2

Sức mạnh của VKHN rất lớn mà không có một loại vũ khí thường nào có thể sánh được. Nó có sực mạnh hủy diệt rất lớn (VD: quả bom mà Mỹ ném xuống Nhật Bản làm chết tại chỗ hơn 200 000 người, đi kèm với nó là hậu quả về phóng xạ; máy bay ném bom chiến lược và tên lửa vượt đại châu có thể đưa đầu đạn hạt nhân cách xa hàng nghìn dặm; … )

Sự hủy diệt khủng khiếp của VKHN đã khiến cho hai siêu cường phải hành động hết sức cẩn thận khi xử lý xung với nhau để tránh xảy ra xung đột quân sự trực tiếp

è

VKHN có mối quan hệ nhất định với việc chiến tranh lạnh không biến thành chiến tranh nóng

è

Vũ khí hạt nhân và “nền hòa bình lâu dài”

·

     

Chiến tranh tâm lý

Chiến tranh tâm lý bao gồm các chiến lược, kỹ xảo - kết hợp sử dụng phương tiện thông tin đại chúng và nhiều biện pháp phi bạo lực nhằm:

Ø

Tuyên truyền, chuyển hoá đối tượng

Ø

Làm nhụt ý chí và khả năng chiến đấu của đối phương

Ø

khiến đồng minh của đối tượng xa lánh

Ø

Nâng cao sức chiến đấu và ý chí chiến đấu của bản thân và các đồng minh của mình

Chiến tranh tâm lý Mỹ - Xô trong chiến tranh lạnh:

Ø

Mục tiêu của Mỹ: thúc đẩy kinh tế thị trường, vai trò lãnh đạo của Mỹ

Ø

Trở ngại: ảnh hưởng đang lên của Lxô; sự phản đối của các nước tư bản khác

Ø

Giải pháp: chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chống cộng sản – vỏ bọc chắc chắn cho việc ­thực hiện các mục tiêu của mình

Ø

Kết quả: thuyết phục người dân Mỹ tin  vào “con ngáo ộp cộng sản”

ð

Mỹ đã thực hiện chiến tranh tâm lý thông qua:

ü

Đài phát thanh: VOA, Đài tự do CÂ: phát 24/24 bằng tiếng Nga; 20/24 bằng tiếng Tiệp và Hung; 19/24 bằng tiếng Ba lan; 13/24 bằng tiếng Ru

ü

Sử dụng tất cả các phương tiện để tuyên truyền: truyền đơn, sách báo, tạp chí; dùng mồi nhử hàng hóa; điệp viên

è

Hậu quả: Sự nghi kỵ giữa các quốc gia

Bóp méo sự thật: “con ngáo ộp cộng sản” – đánh giá không khách quan về đối thủ

Căng thẳng trong quan hệ quốc tế

·

     

Các cuộc xung đột khu vực

Ø

Nguyên nhân:

ü

Va chạm lợi ích giữa hai siêu cường Xô - Mỹ

+ chủ yếu lợi ích mở rộng ảnh hưởng

+ bảo vệ đồng minh - tập hợp lực lượng

ü

Vị trí chiến lược của các khu vực: Trung Đông, Đông Á, Mỹ La tinh

ü

Nhân tố bên ngoài: kêu gọi của đồng minh: Triều tiên; Trung Đông

Ø

Một số xung đột tiêu biểu

ü

Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

ü

5 cuộc xung đột tại Trung Đông

ü

Chiến tranh Việt Nam

Câu 3: Ảnh hưởng của quan hệ Đông – Tây đến cuộc xung đột khu vực ở Thế giới thứ 3 (lấy một cuộc chiến tranh cụ thể để phân tích)

Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

Đây là một cuộc chiến tranh nóng đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh, và cũng là một trong những xung đột nghiêm trọng nhất  giữa Đông – Tây. Hai siêu cường Mỹ - Xô đều bị lội cuốn vào cuộc chiến tranh này, trong đó Mỹ trực tiếp điều quân đến tham chiến, còn Liên Xô lại dùng phương thức ủng hộ đồng minh của mình về mặt quân sự, gián tiếp đọ sức với Mỹ.

Thời gian đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên đã trở thành nơi đấu tranh của Mỹ - Xô. Tháng 8 năm 1945, khi Nhật Bản đầu hàng, theo đề nghị của Truman, Stalin đã đồng ý hai nước Mỹ - Xô bàn bạc lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến, chia bán đảo Triều Tiên làm hai khu vực tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Quân đội Liên Xô và quân đội Mỹ lần lượt vào đóng quân ở hai nửa Bắc, Nam.

Cuối năm 1948 và tháng 6 năm 1949, sau khi kế hoạch xây dựng một chính phủ Triều Tiên thống nhất không thành, hai miền Nam, Bắc  Triều Tiên đều đã thành lập quốc gia độc lập, phân chia thành hai thể chế chính trị khác nhau, quân đội Liên Xô và quân đội Mỹ lần lượt rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy, ảnh hưởng của Xô – Mỹ ở khu vực này vẫn không mất đi.

Mở đầu chiến tranh ở Triều Tiên là nội chiến, nhưng ngay từ đầu đã co nhiều yếu tố nước lớn can thiệp và nhanh chóng phát triển thành một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng Đông – Tây. Sáng sớm ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên chính thức bùng nổ. Ngược với tính toán của Stalin, chính quyền Truman đã phản ứng rất gay gắt với cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mỹ quyết định điều quân đến can thiệp đã làm cho cuộc tranh Triều Tiên bùng nổ rất nhanh từ một cuộc nội chiến phát triển thành chiến tranh quốc tế. Điều đó được thể hiện càng rõ nét sau sự tham chiến của quân chí nguyện Trung Quốc.  Quân tình nguyện Trung Quốc và Quân đội nhân dân Triều Tiên đã sát cánh bên nhau chiến đấu, đẩy chiến tuyến về sát vĩ tuyến 38. Về phía Liên Xô, tuy chưa trực tiếp tham chiến, nhưng cũng đã có những sự viện trợ quân sự cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, chính phú và quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt sau Hiệp Định Bàn Môn Điếm kí ngày 27 tháng 7 năm 1953, bằng một giải phát quân sự, đình chỉ chiến sự mà không có một giải pháp chính trị nào.

Việc Xô – Mỹ phân chia phạm vi thế lực ở khu vực này, đã phản ánh tình hình so sánh lực lượng của hai siêu cường của hai khu vực Đông Bắc Á. Bởi vậy từ khi bắt đầu bị chia rẽ, hai bên Nam Bắc Triều Tiên đã bị cuốn vào hai mặt trận đối lập Đông – Tây. Bất kể hành động nào thay đổi hiện trạng trên Bán đảo Triều Tiên đều có khả năng dẫn đến đối kháng và xung đột Đông – Tây nghiêm trọng. Hơn nữa, một đặc điểm rất lớn trong chiến tranh Triều Tiên, chính là việc hai nước lớn siêu cường chưa từng xảy ra đối kháng quân sự trực tiếp. Đó chính là những ảnh hưởng của quan hệ Đông – Tây đến các nước ở Thế giới thứ 3, mà điển hình là ở bán đảo Triều Tiên.

Câu 4: Phân tích sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ chính quyền Truman đến Nixon:

1.

     

Truman (45):

Để hiện thực hóa tham vọng làm bá chủ toàn cầu, ngay sau khi chiến tranh TG II kết thúc, Mỹ đã triển khai chính sách đối ngoại với mục tiêu:

-

        

Ngăn chặn Liên Xô, xã hội chủ nghĩa, phong trào cách mạng thế giới do LX ủng hộ và chi phối, tiến tới xóa bỏ lực lượng này ra khỏi đời sống chính trị thế giới.

-

        

Xác lập vai trò chi phối toàn diện của Mỹ không chỉ ở các nước bại trận mà đối vs cả Anh và Pháp, buộc các nước này đi theo quỹ đạo được Mỹ vạch ra, đồng thời qua đó Mỹ sẽ giành lấy và thiết lập chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở các khu vực là thuộc địa của cả Anh và Pháp.

Trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu trên Mỹ đặt nhiệm vụ chống LX, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ LX, xóa bỏ phong trào CM thế giới là ưu tiên chiến lược hàng đầu, bởi Mỹ coi đó là mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa, là cản trở Mỹ vươn lên vị trí bả chủ toàn cầu.

2.

     

Eisenhower (53)

Trong thời kỳ Eisenhower, các chính sách chống LX, XHCN và phong trào CM tiếp tục được củng cố, thông qua một loạt các hiệp ước song phương và đa phương về quân sự (các hiệp ước an ninh Qp vs Hquốc, NBản; thành lập tổ chức hiệp ước ĐNA SEATO…) nhằm bao vây LX và các đồng minh. Eisenhower cho rằng ngăn chặn chỉ là cách dung túng ngây thơ cho CN cộng sản, cách tiếp cận đúng đắn là phải đẩy lùi chủ nghĩa CS. Nhiều nhà phê bình cho rằng chính sách này đi hơi quá xa vì nó sẽ càng thúc đẩy nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

3.

     

Kennedy (61)

Mục tiêu csdn của Kennedy là khôi phục lại uy tín và sức mạnh của Hoa Kỳ mà ông cho rằng đã bị suy giảm trong thời Eisenhower và ngăn chặn sự bành trướng của LX. Chính sách của ông là dùng nỗ lực ngoại giao để giành thêm đồng minh trong số các quốc gia “không liên kết” trên TG mà ông nghĩ rằng Eisenhower đã để vào tay cộng sản. Và thực tế, chính sách này đã đưa Mỹ lún sâu vào các cuộc tranh giành, đụng độ vs LX, đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962).

4.

     

Johnson và Nixon

Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, chính sách 2 bên giảm đối đầu căng thẳng hơn, hai bên bắt đầu thương lương về việc cắt giảm vũ khí, từ đó một loạt hiệp ước ra đời như HƯ cấm thử vũ khí trên không 1963, HƯ ko phổ biến vũ khí hạt nhân 1968, thương mại dần dần tăng trưởng và hòa hoãn ngày càng mở rộng.

Từ năm 1969-1974, chính quyền Nixon sử dụng hòa hoãn như là một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu ngăn chặn. Chiến lược của Nixon là:

-

        

đàm phán một hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược với LX nhằm giữ kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước cân bằng ở mức tương đối

-

        

Thiết lập quan hệ NG với TQ và từ đó tạo ra cân bằng quyền lực theo thế kiềng ba chân ở châu Á (chứ ko đẩy TQ, LX xích lại gần nhau)

-

        

Tăng cường thương mại để hình thành củ cà rốt song hành vs cây gậy trong quan hệ Mỹ-Xô

-

        

Sử dụng “liên kết” để móc nối các phần khác nhau của cs lại (trong tài liệu ghi thế, nhưng t ko hiểu)

Câu 5: Đánh giá về mô hình quan hệ giữa các nước XHCN trong chiến tranh lạnh:

Sự hình thành hệ thống XHCN sau CTTG II đánh dấu sự ra đời loại qhqt kiểu mới đó là quan hệ giữa các nước XHCN với nhau. Dưới áp lực của chiến tranh lạnh, các nước đã xích lại gần nhau hơn để cùng đối phó những chính sách đối kháng của Mỹ và các nước phương Tây. Nhìn chung quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa vs nhau khá gắn bó, chủ yếu được xây dựng trên nền tảng pháp lý trong đó LX giữ vai trò chủ chốt, thể hiện qua:

(1)

        

Các hiệp ước song phương như: Hiệp ước hữu nghị, tương trợ và hợp tác sau chiến tranh giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (LX- Tiệp Khắc 1943, LX- Bulgari 1948), hiệp ước giữa các nước Đông Âu vs nhau, chủ yếu xác định mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa các nc XHCN ở châu Âu  (Ba Lan- TK 1947, Bul- T Khắc 1948), các hiệp ước giữa LX với các nước XHCN ở châu Á (Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô- Trung 1950).

(2)

        

Trên lĩnh vực tư tưởng, thiết lập Cục thông tin quốc tế (1947, sáng kiến của LX), thay cho quốc tế cộng sản, bao gồm LX + các đảng cs ở châu Âu. (năm 1948: Nam Tư bị khai trừ do phản đối việc chia thế giới làm hai phe và lên án đường lối tập thể hóa nông nghiệp của Stalin , năm 1958: ngừng hoạt động).

Nhiệm vụ: tổ chức trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hoạt động giữa các Đảng một cách tự nguyện. (khác vs quốc tế cs ở chỗ là chỉ có các ĐCS ở châu Âu, ko quyết định đường lối chung mà chỉ phối hợp đường lối, chính sách).

(3)

        

Trên lĩnh vực kinh tế: thành lập hội đồng tương trợ kinh tế SEV 1949 (VN gia nhập năm 1978)

Mục đích: tăng cường hợp tác đa phương giữa các nước XHCN

Nhiệm vụ: tổ chức trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ và bổ sung cho nhau về nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc dân trên cơ sở phân công lao động hiệu quả nhất.

(4)

        

Trên lĩnh vực an ninh- quân sự: thiết lập khối Vacxava (5/1055), đây là một liên minh quân sự- chính trị mang tính chất phòng thủ của các nc XHCN châu Âu, trong đó LX đóng vai trò trụ cột.

à

một trong những nhân tố quan trọng duy trì sự ổn định trong trật tự thế giới 2 cực Xô- Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó cũng đã phát sinh nhiều vấn đề bất đồng, lúc đầu chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp nhưng đến khi mâu thuẫn Xô- Trung bùng nổ công khai thì phạm vi đã lan rộng, mâu thuẫn giữa các nc trở nên gay gắt và nghiêm trọng hơn. Còn các nc đế quốc thì lợi dụng những kẻ hở này để ra sức chống phá và làm suy yếu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

-

        

Trong bối cảnh mâu thuẫn Xô- Trung gay gắt, nhiều nước XHCN nhất là ở châu âu có khuynh hướng muốn độc lập hơn với LX, thực chất là muốn bác bỏ mô hình của LX, bởi càng ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm

à

Nhiều cuộc xung đột đòi “dân chủ hóa” đã diễn ra, vd như ở Tiếp Khắc, Ba Lan (1968).

-

        

Mâu thuẫn Xô- Trung còn dẫn đến sự phân liệt lớn trong phong trào Cộng sản và nhân dân quốc tế, hình thành chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu vs khuynh hướng độc lập

è

Nhìn chung sau khi CTTG II kết thúc đến giữa thập kỉ 50, quan hệ giữa các nước XHCN khá tốt đẹp, có mối liên kết chặt chẽ về nhiều mặt, song từ giữa thập kỉ 50 trở đi, quan hệ giữa các nc bắt đầu nảy sinh rất nhiều vấn đề. Các nước đề quốc đã khai thác triệt để khác nhược điểm này để làm suy yếu hệ thống XHCN.

*****

- Ngay sau khi thành lập nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới, lênin đã khẳng định nhg người bônsevich tạo ra nhg mối quan hệ quốc tế mới, tạo điều kiện cho tất cả các dân tộc bị áp bức thoát khỏi  ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc…

Mối quan hệ này hoàn toàn khác với mối quan hệ quốc tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa mà thực chất là sự áp bức công khai kẻ yếu. Sự hình thành và phát triển của hệ thống XHCN sau chiến tranh lạnh đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận định trên.

- Mối quan hệ giữa các nước XHCN được xây dựng trên nền tảng là sự thống nhất của ý thức hệ, thống nhất của thế giới quan, lấy chủ nghĩa mác lênin làm nền tảng tư tưởng. Mục tiêu là đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Mô hình quan hệ là sự thống nhất về chế đọ kinh tế, xã hội, chính trị; về vai trò lãnh đạo toàn xã hội của đảng mác xít.

- Trên cơ sở đó, các nước tự nguyện đứng chung trong 1 khối đồng minh, hợp tác giúp đỡ nhau một cách bình đẳng, cùng có lợi kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa XHCN quốc tế.

à

Đây thực sự là 1 loại quan hệ quốc tế kiểu mới, bởi ngoài những mục tiêu và lợi ích kể trên, nó còn được xây dựng với các nguyên tắc khác hẳn dưới chế độ tư bản chủ nghĩa như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên tình đồng chí và chủ nghĩa quốc tế XHCN, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Có thể nói trong thời kì chiến tranh lạnh quan hệ này là tốt đẹp, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của từng nước; củng cố và bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, đấu tranh bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn chính sách hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mĩ.

- Tuy nhiên trong mô hình quan hệ ấy còn có nhiều hạn chế:

+ Có thể nói mô hình này chủ yếu là thể hiện mối quan hệ 1 chiều. Liên Xô chỉ cho mà nhận lại rất ít.

+ Mâu thuẫn nội bộ

đặc biệt thể hiện mạnh mẽ từ nhg năm 70. Ban đầu nhg mâu thuẫn ấy được các nước thỏa luận nhg không được giải quyết triệt để. Những mâu thuẫn ấy ban đầu diễn ra trong phạm vi hẹp nhg đến khi mâu thuẫn Xô Trung bùng nổ (mâu thuẫn vì lợi ích dân tộc và các vấn đề phát sinh khác) thì nhg mâu thuẫn này ngày càng gay gắt và sâu sắc.

+ Trong quan hệ, Liên Xô cũng áp đặt vai trò lãnh đạo hệ thống XHCN và các chính sách của mình đối với các nước Đông Âu, áp đặt mô hình Liên Xô cho các nước khác. Ví dụ, sau tuyên bố của Liên Xô, hunggari muốn đi theo con dg riêng của mình độc lập hơn so với Liên Xô nhg không thực hiện được vì ảnh hưởng của Liên Xô.

+ Việc tuyệt đối hóa tư tưởng, áp dụng cứng nhắc tư tưởng mac lênin dẫn đến sự bảo thủ, chậm phát triển. Hơn nữa trong thời gian chiến tranh lạnh Liên Xô lại đóng quân trên Đông Âu nên việc Liên Xô có những chính sách áp đặt là không thể tránh khỏi.

à

Tuy vậy có thể kết luận về cơ bản mô hình này tốt đẹp hơn mô hình tư bản chủ nghĩa tuy trên thực tế vẫn còn 1 số tồn tại.

Câu 6: Phân tích đặc điểm của quan hệ Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản trong từng giai đoạn cụ thể

a)

    

1945 – hết 50s

b)

    

Từ thập kỷ 60s đến kết thúc chiến tranh lạnh

Thế giới trải qua cuộc khủng khoảng dầu lửa 1973 và sau đó là khủng hoảng kinh tế 1974 – 1975, khủng hoảng tài chính tiền tệ. Từ thập kỉ 60, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản diễn ra đánh dấu sự rạn nứt trong phe TBCN. Đặc biệt, khi De Gaule trở lại cầm quyền đã xung đột với Mỹ, muốn giảm quyền chi phối của Mỹ:

·

       

1957, Pháp và Đức là hai trụ cột chính thành lập thị trường chung Châu Âu

·

       

1961, Pháp đơn phương thực hiện chương trình hạt nhân không bị Mỹ chi phối

Nhật Bản cũng có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giành lại sức mạnh về chính trị và có xu hướng độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ

***

A, 1945- hết những năm 50

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, so sánh lực lượng đã có sự thay đổi. Trung tâm kinh tế chính trị trước đây thuộc châu Âu nhưng nay châu Âu mất ưu thế. Anh Pháp kiệt quệ sau thế chiến 2. Những nước phát xít Đức, Ý, Nhật bại trận trong thế chiến 2 cũng bị tàn phá hết sức nặng nề.

- Trong khi đó, Mĩ vươn lên trở thành vị trí số 1 thế giới cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, Mĩ độc quyền sở hữu thứ vũ khí mạnh nhất thế giới là VKHN.

à

Do ưu thế về kinh tế chính trị, quân sự hơn hẳn các nước khác, Mĩ nuôi tham vọng  bá chủ thế giới trước tiên là phải làm cho các nước tư bản phục tùng theo họ. Ngoài ra do hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, các nước hợp tác, tập hợp liên minh để chống lại Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Trên danh nghĩa là chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ lợi dụng khó khăn của các nước phương Tây này để khống chế họ và mở rộng ảnh hưởng của mình.

Còn các nước phương Tây như Anh, Pháp và các nước phát xít bại trận đều có nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh, phục hồi đất nước. Do gặp nhiều khó khăn mà Mĩ lại chào mời nên các nước này dựa vào Mĩ nhg vẫn muốn duy trì lợi ích của mình đặc biệt là ở các nước thuộc địa và vẫn có những cuộc đấu tranh chống lại sự khống chế của Mĩ.

*** Mĩ – Tây Âu

Mĩ từng bước xác lập vai  trò của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa:

Thứ nhất, Mĩ cho ra đời học thuyết Truman và T5. 47, thượng viện Mĩ đã thông qua đạo luật viện trợ quân sự cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Thông qua đạo luật này, vũ khí trang bị và sau đó cả cố vấn quân sự cũng được gửi tới 2 nước này. Thực chất của học thuyết Truman là chống lại sự đe dọa của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nhưng qua đó Mĩ cũng muốn từng bước lấn át đồng minh của mình, đẩy Anh ra khỏi vùng vốn chịu ảnh hưởng của Anh từ lâu là Hi Lạp và Thổ Nhĩ  Kì đồng thời tạo điều kiện để mở rộng ảnh hg tới các vùng khác.

Thứ 2, thông qua kế hoạch Macsan, Mĩ viện trợ về kinh tế cho các nước phương Tây. Anh pháp muốn quyết định trong việc phân phối số tiền viện trợ của Mĩ nhưng Mĩ lại không muốn từ bỏ vai trò chỉ huy của mình. Anh, Pháp phải kí với Mĩ những hiệp định với những điều khoản không bình đẳng do Mĩ đưa ra.

Thông qua viện trợ kinh tế, Mĩ khống chế kiểm soát nền kinh tế của các nước Tây Âu và tạo điều kiện cho mình để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu, phá hoại ảnh hưởng của các lực lượng dân chủ nước này.

Thứ 3, năm 1944, hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời trong đó lấy đồng đôla Mĩ làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế. Ngoài ra năm 47, nhiều hiệp định, tổ chức quốc tế cũng ra đời như GATT, IMF và BIRD (WB). Qua đó Mĩ xác lập vai trò thống  trị lãnh đạo của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Thứ 4, trong việc thành lập khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Mâu thuẫn giữa Mĩ và Anh đã ngấm ngầm diễn ra khi Mĩ không chịu để Anh giữ vị trí lãnh đạo trong tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (kế hoạch Macsan). Anh bắt đầu thành lập khối liên minh quân sự không chỉ nhằm chống lại Liên Xô mà còn nhằm làm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu. 17/3/48, Anh, Pháp và 3 nước Bêlarút (Hà Lan, Bỉ, Lucxămbua) đã kí hiệp định Brucxen về hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa và phòng thủ tập thể. Mĩ hoan nghênh việc thành lập nhưng không muốn Anh dùng nó để làm suy yếu sức mạnh của Mĩ và muốn biến nó thành công cụ phục vụ mục đích bá chủ thế giới của mình. Cuối cùng qua nghị quyết vandenber resolution, thượng viện Mĩ cho phép Mĩ tham gia vào các liên minh quân sự với các nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. Sau đó Mĩ đề nghị thành lập một liên minh quân sự rộng rãi hơn, có sự tham gia của cả Mĩ và Canada và một số nước khác ở châu Âu. Sau đó năm 49, NATO đã thành lập và trở thành công cụ của Mĩ, buộc các nước Tây Âu đi theo quỹ đạo của Mĩ. Mĩ lợi dụng ưu thế kinh tế và quân sự để buộc các nước khác phải phục tùng lợi ích của Mĩ.

Ngoài ra, vai trò lãnh đạo của Mĩ còn được thể hiện ở việc Hội đồng an ninh quốc gia cũng thông qua nghị quyết 68 cho phép Mĩ tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Tóm lại, trong thời kỳ 45 – 50, quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu là Mỹ xác lập sự khống chế của mình đối với TÂ, và TÂ chấp nhận sự khống chế đó tuy nhiên vẫn tồn tại những mâu thuẫn tiềm ẩn. Mỹ xác lập đc vị trí lãnh đạo trong thế giới tư bản.

*** Quan hệ Mĩ -Nhật :

Sau thế chiến 2, Nhât Bản là nước phát xít bại trận. Trong các nghị quyết của mình các nước đồng minh quy định biến Nhật  thành 1 nước độc lập, yêu chuộng hòa bình, dân chủ bg cách thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và phát triển kinh tế hòa bình. Tuy nhiên ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Mĩ đã vi phạm nhg quyết định kể trên, tìm cách ủng hộ các lực lg thân Mĩ ở Triều Tiên và Nhật  Bản, hạn chế vai trò và vị trí của Liên Xô và Nhật Bản tại khu vực viễn đông. Sau đó tại hội nghị ngoại trưởng matxcova ủy ban viễn đông và hội đồng đồng minh được thành lập nhằm giải quyết các vấn đề ở Nhật  Bản.

Mĩ đã lợi dụng việc làm chủ tịch hội đồng đồng minh để thao túng chính trường Nhật.

Đồng thời lạm dụng quyền hành của nước chiếm đóng để thao túng, chi phối nền kinh tế, chính trị nhật. Nhg từ năm 1947, Mĩ không đặt nhiều hi vọng và ủng hộ phe quốc dân đảng như trước đây mà chính phủ Mĩ tập trung hợp tác toàn diện với Nhật Bản nhằm biến Nhật Bản thành 1 nước đồng minh của Mĩ ở khu vực viễn đông.

Mĩ và Nhật đã kí với nhau bản hòa ước San Franxixco hay còn được gọi là hòa ước riêng rẽ. Đó là hòa ước mà Mĩ tự soạn thảo, Mĩ cố ý áp đặt với Nhật, vi phạm nhg nguyên tắc thỏa thuận giữa các cường quốc đồng minh tại cai rô, yanta, potxdam, phương hại đến lợi ích của Liên Xô, trung hoa và các nước khác không có mặt tại hội nghị.

Căn cứ vào hòa ước đó, lực lượng quân đội của nước ngoài sẽ rút khỏi Nhật Bản chậm nhất trong vòng 90 ngày trừ phi có hiệp định đặc biệt. Về vấn đề bồi thường hòa ước xác định Nhật phải bồi thường về những thiệt hại mà quân nhật gây ra trong chiến tranh nhg lại nói rằng nhật không đủ điều kiện để đảm bảo đầy đủ các thiệt hại và bồi thường đó. Hòa ước cũng không quy định việc không để phục hồi chủ nghĩa quân phiệt nhật, lực lg vũ trang nhật không bị hạn chế. Ngoài ra nhật còn được tham gia kí các hiệp ước liên minh quân sự.

Đặc biệt ngày 8.9.51, tại san franxixco, hiệp ước an ninh Mĩ nhật cũng được kí kết. Theo đó Mĩ có quyền đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản, có quyền trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của Nhật Bản.

Ngoài ra Mĩ còn kí với nhật nhiều  hiệp định bất bình đẳng khác như hiệp định hành chính năm 52. công dân Mĩ ở nhật được hưởng trị ngoại pháp quyền và nhật còn phải chịu trách nhiệm nuôi quân đội Mĩ và để cho Mĩ sử dụng hải cảng, trường bay và nhiều căn cứ quân sự để phục vụ chiến tranh xâm lược triều tiên.

Năm 53, Mĩ và nhật lại kí với nhau “hiệp định hữu nghị về thương mại và hàng hải” trong đó Mĩ được hưởng thêm nhiều đặc quyền trong khi đầu tư vào nhật.

Trên thực tế, các hòa ước, hiệp định trên cũng giúp nhật đảm bảo được an ninh trên lãnh thổ. Nhất là với hòa ước, Nhật Bản là 1 nước bại trận trong thế chiến 2 nhg nay được coi như 1 quốc gia độc lập, một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Đồng thời Nhật Bản được đầu tư và giúp đỡ về mặt kinh tế, tài chính làm cho nền kinh tế Nhật Bản có điều kiện phục hồi và phát triển nhanh chóng, là nơi cung cấp hậu cần chủ yếu cho Mĩ trong việc tham gia chiến tranh triều tiên.

Tuy nhiên  với các hòa ước và hiệp định được kí kết, nước Nhật bị lệ thuộc rất nhiều vào nước Mĩ, cột chặt nhật với cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ và làm tổn hại đến những lợi ích của nhân dân Nhật Bản. Nhân dân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Nhật Bản đã đấu tranh mạnh mẽ nhằm chống sự lệ thuộc của chính phủ nhật vào Mĩ và sự chiếm đóng của Mĩ.

à

đến giữa thập kỉ 50, Mĩ đã xác lập được vai trò lãnh đạo của mình đối với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên sự chấp thuận của các nước này cũng chỉ mang tính chất tạm thời, cuộc đấu tranh chống lại sự khống chế của Mĩ tất yếu sẽ diễn ra.

B, Từ thập kỉ 60s đến kết thúc chiến tranh lạnh: TÂ, NB đấu tranh chống lại Mỹ.

Như vậy so sánh lực lg đã thay đổi theo hg không có lợi cho Mĩ, tốc độ phát triển của Tây Âu và Nhật Bản nhanh hơn so với Mĩ . Từ cuối nhg năm 50, tuy vẫn là nước mạnh nhất về kinh tế, tài chính, quân sự trong hệ thống tư bản chủ nghĩa nhg sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản đã  làm Mĩ không còn giữ được vai trò chi phối toàn bộ đời sống kinh tế như trước nữa.

 Kế hoach macsan đã giúp các nước Tây Âu phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giơi thứ 2 nhg cũng làm cho các nước đó bị lệ thuộc vào Mĩ, chịu sự khống chế của Mĩ, làm giảm vai trò và uy tín quốc tế của Tây Âu. Các nước muốn giành lại vị trí và vai trò của mình trên trg quốc tế trong đó đặc biệt là nước pháp. Nước Pháp sau khi tổng thống đờ gôn quay trở lại chính quyền không muốn tiếp tục tình trạng bị Mĩ thao túng, muốn đóng 1 vai trò quan trọng trên vũ đài quốc tế.

Nước Anh vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và giành được nhiều ưu đãi trong quan hệ với Mĩ, trước kia phản đối các chính sách của Pháp nay cũng không thể đứng cô lập với các thể chế mới ở châu âu.

Quá trình nhất thể hóa ở Châu Âu

diễn ra mạnh. Kinh tế các nước Tây Âu ngày càng phát triển đặc biệt trong việc thành lập thị trg chung châu âu (ban đầu không có Anh) và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt với Mĩ.

Sự hình thành thị trg chung đặt Mĩ trước nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo của mình. Mĩ lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ các nước TÂ, khuyến khích Anh gia nhập thị trường thị trg chung để giảm bớt thế lực của Pháp và hg chính sách của thị trg hướng đi theo hướng có lợi cho Mĩ. Mĩ lại thúc đẩy việc thành lập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD để tìm cách hạ thấp ảnh hưởng của thị trrg chung. Đồng thời Mĩ cũng hg tới việc thương lượng với các nước Tây Âu trong việc cắt giảm thuế quan.

Với phát biểu của Đờ gônvà việc chuyển đổi đồng đôla thành vàng cũng tác động không tốt đến nền kinh tế Mĩ.

Như vậy trong lĩnh vực kinh tế, Mĩ suy yếu một cách tương đối so với các nước Tây Âu và Mĩ không còn giữ vai trò chi phối đời sống kinh tế cũng như chính trị như trước. Cạnh tranh giữa Tây Âu và Mĩ ngày càng gay gắt.

Trong lĩnh vực quân sự, vũ khí hạt nhân, Mĩ chỉ chuyển giao côg nghệ hạt nhân cho Anh, nhưg Pháp và TQ cũng muốn Mĩ chuyển giao nhưg cả Mỹ và LX đều nhất quyết ko muốn chuyển giao. Pháp bác bỏ chính sách về lực lg hạt nhân đa phương của Mĩ và cho rằng cần phải có lực lg hạt nhân riêng để hỗ trợ cho chiến lược của mình. T2.60, quả bom nguyên tử đầu tiên của Pháp cũng thử thành công. Và sau đó Pháp liên tiếp cho nổ thí nghiệm các quả bom nguyên tử khác nữa.

Pháp còn tiến hành nhiều biện pháp khác thể hiện  thái độ gay gắt với Mĩ. Năm 66, Đờ gôn gửi thư cho tổng thống Mĩ và nói rõ pháp muốn rút khỏi NATO và không cho máy bay NATO bay trên lãnh thổ pháp và yêu cầu các căn cứ quân sự Mĩ và canada không được đóng trên lãnh thổ pháp. Ngoài ra, pháp còn đặt quan hệ  với các nước xã hội chủ nghĩa làm cho quan hệ pháp Mĩ ngày càng xấu đi.

Những năm 60, Chính sách của Pháp đã giành được thắng lợi một cách nhất định về chính trị song lại ảnh hg không tốt về kinh tế vì kinh tế pháp có mối liên hệ chặt chẽ với Mĩ và Tây Âu.

Sau khi tổng thống pông pi đu lên nắm quyền đã có nhg chính sách đối ngoại cởi mở hơn với Mĩ.

* quan hệ Mĩ Nhật

 Chiến tranh triều tiên nổ ra, Nhật nhận được nhiều đơn đặt hàng của Mĩ đồng thời lại áp dụng khoa học kĩ thuật nên nền kinh tế phát triển mạnh lại không phải chi phí nhiều cho chạy đua vũ trang, Nhật  Bản đã có giai đoạn phát triển thần kì nhg năm 60-70. năm 1970, Nhật  vươn lên là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mĩ. Năm 71, ngoại thg đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Mĩ và tây đức. Kinh tế Nhật  rất phát triển song chưa có vị trí tương xứng về chính trị và quân sự mà còn lệ thuộc vào Mĩ.  Trong nước Nhật  vẫn diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại hiệp ước an ninh Mĩ Nhật, đòi chống lại sự tồn tại của các căn cứ quân sự trên đất Nhật  của đảng dân chủ tự do.

 Tuy nhiên Nhật  xác định phải tiếp tục duy trì mối quan hệ với Mĩ không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn để đảm bảo về mặt an ninh, đối phó với Liên Xô và Trung Quốc (khi đó theo hiến pháp nhật không có quân đội mà phải dựa vào cái ô hạt nhân của Mĩ).

Do sức ép của các đảng đối lập, Nhật Bản đã mở dg trong quan hệ buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa. Nhật đã kí nhg hiệp ước thương mại vói Trung Quốc từ nhg năm 50 và Năm 73, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Đồng thời sử dụng ngoại giao kinh tế thâm nhập vào khu vực đông nam á trước đây từng chịu ảnh hưởng của Mĩ và từng bc chiếm vị trí quan trọng trong ngoại thg của khu vực này và viễn đông.

Nhìn chung Nhật còn lệ thuộc nhiều vào Mĩ về chính trị và quốc phòng nhg mức độ đấu tranh chống lại sự khống chế của Nhật  không bg các nước Tây Âu.

Như vậy từ đầu nhg năm 70, 3 trung tâm kinh tế Mĩ Tây Âu Nhật Bản hình thành vừa hợp tác vừa cạnh tranh với chung tăng sức cạnh tranh về giá và thuế, đẩy lùi các nông phẩm nhập từ Mĩ.

Sự lớn mạnh không ngừng về kinh tế, quan hệ chính trị, an ninh giữa Mĩ Tây Âu Nhật  Bản cũng có nhiều thay đổi. Tuy 3 trung tâm này mâu thuẫn nhg không có nguy cơ xảy ra đổ vỡ, chiến tranh vì:

+ Ngày nay ng ta dùng kinh tế để giành lại thị trg xác lập ảnh hưởng của mình chứ không cần đến việc sd chiến tranh.

+ Tình trạng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao nên dù mâu thuân lớn đến mức nào thì cũng không thể dùng đến chiến tranh để tiêu diệt nhau và cuối cùng sẽ tiêu diệt chính mình.

+ Bất kì cuộc xung đột nào của đế quốc cũng có lợi cho Liên Xô và các nước XHCN nhg Liên Xô cũng không muốn xảy ra xung đột vì nó có thể làm cho cả Liên Xô cũng bi cuốn vào ngọn lửa chiến tranh.

+ Nhân dân các nước đấu tranh với các chính sách của chính phủ đe dọa đến lợi ích quóc gia.

Vì nhữg lí do trên mà các nước tư bản luôn luôn tìm cách thỏa hiệp nhân nhg để tránh các cuộc đụng độ bg quân sự cho dù giữa các nước vẫn có mâu thuẫn xảy ra.

Tóm lại, từ những năm 60 đến hết CTL, TÂ và NB đấu tranh để chống lại sự khống chế của Mĩ, đặc biệt là sự hình thành 3 trug tâm kinh tế Mĩ – TÂ – NB vừa cạnh tranh vừa hợp tác.

Câu 8: Nêu và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với các nước (ĐLDT) Á, Phi sau khi giành độc lập:

a.

     

Thuận lợi:

-

        

Phần lớn các nước này sau khi giành độc lập đều chủ trương chính sách hòa bình, độc lập, chống chủ nghĩa thực dân. Chính vì thế mà các nước này luôn được sự cổ vũ, ủng hộ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

-

        

Chính vì có chung lợi ích nên chính sách đối ngoại của các nước mới độc lập có xu hướng hợp tác với nhau. Tính hợp tác đó dẫn đến xu thế tập hợp thành 1 tổ chức, trở thành một lực lượng thực sự trên vũ đài quốc tế, thực sự có tiếng nói riêng (Hội nghị Á- Phi tại Băng đung 1955).

-

        

Tuy cuộc chiến tranh lạnh làm cho xung đột tại các nước này trở nên căng thẳng nhưng trong một số trường hợp cũng làm cho xung đột đc hạn chế trên một phạm vi nhất định; ngăn ngừa sự leo thang của khủng hoảng. Nhiều mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ của nhiều khu vực đã bị cuộc đấu tranh nước lớn kìm nén và che lấp.

-

        

CTL một mặt đã hạn chế sự lựa chọn chính sách của nhiều nước nhưng mặt khác một số nước cũng đã tìm kiếm sự cân bằng giữa phương Đông và phương Tây dựa trên lợi ích quốc gia. (p367, 368 sách Di sản CTL)

-

        

Việc cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước Á, Phi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các nước đó. Một số nước đã biết tranh thủ sử dụng viện trợ này, cùng với áp dụng những chiến lược kinh tế phù hợp để khôi phục và phát triển kinh tế rất nhanh.

b.

     

Khó khăn:

Sau khi giành độc lập, các nước này trở thành nơi tranh giành đọ sức giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, họ phải chịu rất nhiều sức ép

-

        

Buộc phải lựa chọn theo con đường XHCN hay TBCN để phát triển. (các nước lựa chọn mô hình XHCN cũng gặp nhiều khó khăn do sự chống phá của Mỹ đối với chính phủ thân vs LX)

-

        

Phần lớn đều rất nghèo khổ, lạc hậu, chịu nhiều tàn dư từ chế độ thực dân, do đó sau khi độc lập, để khôi phục và xây dựng đất nước, rất cần sự giúp đỡ từ bên ngoài

à

điều kiện để LX, M lợi dụng để chi phối và gây ảnh hưởng.

-

        

Nội bộ nhiều nước còn tồn tại những mâu thuẫn: xung đột tôn giáo, sắc tộc, các đảng phái chính trị, do đó xung đột vũ trang diễn ra liên tục, gây bất ổn định xã hội.

Vd: Cuộc nội chiến Ăngola, Apganixtan (ví dụ điển hình về việc các siêu cường lợi dụng xung đột nội bộ các nước này để từ đó nhúng tay vào công việc của các nước này)

Phân tích cơ sở hình thành khuynh hướng trung lập ở các nước Á, Phi, Mỹ latinh.

            Để thực hiện được các lợi ích của quốc gia mình và giữ được địa vị có lợi cho độc lập tự chủ

-

        

Về chiến lược, trung lập là có lợi cho việc thoát khỏi ảnh hưởng của hai khối quân sự, chính trị lớn là Mỹ và Liên Xô. Tham gia vào bất cứ bên nào cũng đều bị trói buộc mình, ảnh hướng đến sự lựa chọn chính sách quốc tế cũng như cs trong nước của các nước đó.

-

        

Về tâm lý, do phải chịu sự thống trị của chế độ thực dân trong một thời gian dài nên những quốc gia này vẫn có sự hằn thù đối với các nước tư bản chủ nghĩa ở phương Tây. Đồng thời cũng chính vì chịu sự thống trị trong thời gian dài và bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên phần lớn các nước này khó tiếp thu được ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do đó mà có khuynh hướng trung lập.

-

        

Về kinh tế, đại đa sỗ các nước này đều còn rất nghèo nàn, lạc hậu, cần có sự viện trợ từ bên ngoài. Giữ thái độ trung lập là có lợi cho các nước này nhằm tranh thủ được những ưu đãi về kinh tế từ cả hai phía để thúc đẩy nhanh sự phát triển.

-

        

Ngoài ra một lý do khác nữa là họ sợ sự đối đầu giữa hai khối quyền lực sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới mới, trung lập sẽ giúp họ không bị cuốn vào cuộc chiến tranh này.

Những khó khăn mà các nước thế giới thứ 3 phải đối phó trong thế kỷ 80 và những hướng giải quyết (chú ý đến xu hướng đối thoại)

-

        

Về kinh tế: khủng hoảng dầu mỏ và suy thoái kinh tế làm cho các nước này đứng trước rất nhiều khó khăn. Cán cân thanh toán bị thâm hụt, nợ chồng chất cộng thêm lãi suất ko ngừng tăng đã khiến phần lớn các nước này rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng, tỉ lệ tăng trưởng sụt giảm, riêng châu Phi lâm vào khủng hoảng liên miên.

à

Nhìn chung, các nước TG thứ 3 chịu rất nhiều thiệt thòi trong quan hệ thương mại và quan hệ ktqt, họ phải chịu sự phụ thuộc về vốn, kĩ thuật, thị trường xuất khẩu các loại nguyên nhiên liệu thô vs giá rất thấp trong khi giá HH các nước phát triển nhập vào cao rất nhiều lần.

-

        

 Từ những khó khăn kinh tế, dẫn đến xã hội cũng bất ổn, tình trạng đói kém kéo dài, đời sống nhân dân rất thấp. 70% dân số châu Phi và hơn 1/3 dân số Mỹ latinh sống trong nghèo khổ

-

        

Giải quyết: Với tình hình đó, phong trào không liên kết đã đứng ra đấu tranh thành lập một trật tự kinh tế thế giới mới công bằng và bình đẳng hơn. Mục tiêu là bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển, từng bước thoát khỏi sự khống chế, lệ thuộc vào các nước công nghiệp cao. Sự đấu tranh của pt klk chủ yếu thông qua diễn đàn LHQ, tại Đại hội đồng, nhiều lần họ đã yêu cầu, thúc giục LHQ thông qua nghị quyết hoặc tuyên ngôn xây dựng một trật tự kt thế giới mới. Song trên thực tế, chưa đạt được kết quả cụ thể nào.

Câu 9: Tác động quốc tế của việc Liên Xô sụp đổ?

CNXH ở Liên Xô sụp đổ vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 sau gần ¾ thế kỳ tồn tại là sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị thế giới hiện đại, có nhiều tác động quốc tế đến toàn bộ cục diện thế giới:

·

       

 Với tư cách là một lực lượng cơ bản, một phe, một cực của trật tự thế giới hai cực được hình thành sau CTTG 2, sự sụp đổ của LXvà các nước XHCN ở Đông Âu cũng có nghĩa là sự kết thúc của trật tự thế giới này. Hình thành xu hướng “đa cực” và cơ cấu “một siêu cường quốc, nhiều cường quốc”. Với sự tan rã của CNXH ở LX, dường như Mỹ đang đứng trước cơ hội  thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của mình. Nhưng thực tế với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước ở Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ sau CTL đã làm nảy sinh những yếu tố và điều kiện cản trở Mỹ thực thi tham vọng đó.

·

       

Sự chia tách các nước trong LBXV làm xáo trộn đường biên giới, làm cho xung đột sắc tộc ngày càng trở nên gay gắt, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và vấn đề li khai trỗi dậy mạnh mẽ.

·

       

Các QG trên thế giới phải đối mặt vs những thách thức mới: là những vấn đề mới nảy sinh và những vấn đề trước đây bị che lấp bởi trậ tự TG 2 cực (xung đột khu vực, mthuẫn QG/ dân tộc/ sắc tộc/tôn giáo, hố ngăn cách Bắc – Nam, sự bất bình đẳng trong QH giữa các nước, nhu cầu phát triển ktế và ổn định ctrị.

·

       

Sự tan rã của “đầu tàu” LX làm cho hệ thống CNXH suy yếu đi rất nhiều.

Sự tan rã của LX đã đánh dấu mốc kết thúc cho CTL. Các quốc gia không còn bỏ nhiều tiền của để chạy đua vũ trang mà tập trung phát triển kinh tế. Sau CTL, các nước trên thế giới đều lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. Nhìn chung sau CTL, các nước dần tích cực đẩy mạnh việc vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Câu 10: Phân tích những đặc điểm cơ bản của QHQT sau CTL?

Sau CTL, tình hình QHQT có nhiều diễn biến thay đổi với những đặc điểm là:

-

        

Thứ nhất

, thế giới chuyển đổi sang một trật tự thế giới mới:

Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng “đa cực”, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn được hình thành mà đang trải qua thời kì từ “trật tự cũ” để tiến tới “trật tự mới”.

Cụ thể:

Quan hệ giữa các nước lớn: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga và Trung Quốc đang nỗ lực tập hợp lực lượng có lợi cho mình. Các nước này có khuynh hướng không lập khối nhằm chống nhau mà quan hệ giữa họ là vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau theo thể chế đa trung tâm. Là một cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác Mỹ cũng bị suy yếu tương đối do một phần hậu quả của việc chạy đua vũ trang trong CTL và sự lớn mạnh của các trung tâm quyền lực khác. Vai trò của các nước nhỏ: Ngày càng tích cực trong quan hệ quốc tế. Các nước này cũng có xu hướng liên kết với nhau tạo nên những tập hợp lực lượng ngày càng có vai trò quan trọng như những nhân tố cân bằng

Giống với trật tự cũ:

+ Vẫn phụ thuộc vào tương quan lực lượng, tuy vậy sự bất bình đẳng sẽ giảm đi nhiều.

+ Các nước lớn vẫn đóng vai trò quyết định.

+ Hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia – dân tộc.

Khác trật tự cũ:

+ Trật tự mới không phải là kết quả của một hay nhiều cuộc chiến tranh lớn.

+ Sẽ giảm thiểu sự đối địch, bất bình đẳng – tức là sẽ dân chủ hơn.

+ Không từ các cực, các trung tâm riêng rẽ nữa mà có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Thể hiện tính tùy thuộc lẫn nhau hết sức cao.

+ Sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố phi quốc gia như các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế, các phong trào xã hội,…)

-

        

Thứ hai

, sau CTL, thế giới nhìn chung theo xu thế hòa hoãn, hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển. Các nước có điều kiện khôi phục kinh tế, chính trị, ổn định xã hội, tăng cường hợp tác khu vực hay tham gia kí kết các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương.

-

        

Thứ ba

, sau CTL, hầu hết các nước đều có sự điều chỉnh chính sách (cả đối nội lẫn đối ngoại) để thích nghi với hoàn cảnh mới theo xu hướng:

Cơ sở của chính sách

: Đều lấy ưu tiên phát triển kinh tế làm xuất phát điểm (trong trật tự hai cực là ý thức hệ), lợi ích quốc gia – dân tộc là ưu tiên số một.

Biện pháp thực hiện chính sách mới

: Đều theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, không bị ràng buộc bởi bạn, thù, giàu, nghèo, lớn,nhỏ.

Hướng triển khai

: Đều có xu thế ưu tiên cho khu vực, láng giềng, gần gũi về lợi ích.

-

        

Thứ tư

, mặc dù ngiy cơ chiến tranh bị đẩy lùi rõ rệt nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra rất ác liệt. Đó là những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,…vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng. Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự trỗi dậy của các vấn đề toàn cầu.

Câu 11: Nêu và phân tích những xu thế nổi trội trong QHQT sau CTL?

1. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.

Từ hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới,các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hòa bình,ổn định để phát triển .Bởi ko nước nào phát triển được trong điều kiện có chiến tranh.Do vậy hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.Có hòa bình mới có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới huy đọng động được sức người sức của trong nhân đân dể phát triển đát nước nên phần lớn các nước trên thế giới đã dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó mà phát triển tiềm lực của mình , tạo điều kiện giữ gìn hòa bình trong nước và trên thé giới.

2. Các khu vực vừa và nhỏ ngày càng tham gia nhiều vào quá trinh hợp tác liên kết khu vực và quốc tế - vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Hình thức hợp tác hiện nay rất đa dạng: hợp tác song phương, khu vực, quốc tế…ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, chính trị của các nước. Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tac thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và hợp tác chính trị.

3. Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp từ bên ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, phong trào cách mạng thế giới, phương tiện thong tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi cơ bản của mình: quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển. Mặt khác, các nước lớn thường ỷ lại vào thế mạnh kinh tế quân sự cảu mình để chi phối , lấn áp, áp bức và xâm lược các nước nhỏ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc đấu tranh của cá dân tộc đòi hòa bình độc lập dân tộc.

4. Các nước XHCN, các ĐCS và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển.

Hiện nay, các XHCN tuy đang gặp khó khăn rất lớn về kinh tế nhưng các XHCN, các ĐCS và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

5.

 Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác phải đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.

Các nước XHCN có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, do vậy cần tranh thủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước Tư Bản và cả nguồn vốn để phát triển sản xuất. ngược lại các nước Tư Bản thấy được tiềm năng to lớn về đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh với các nước XHCN nên sự hợp tác giữa các nước XHCN và TBCN là tất yếu.

Song sự đối lập giữa lợi ích và hệ tư tưởng giữa hai chế độ XH này không phải vì thế mà mất đi. Cho nên giữa CNXH và CNTB hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu.

Muốn thực hiện được điều đó, các ĐCS phải có đường lối cách mạng, có  chiến lược, sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ xung, phát triển chủ nghĩa Mác-leenin cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Câu 12: Nêu và phân tích những nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh châu Âu sau CTL?

Có 5 nguy cơ chính đe dọa đến tình hình an ninh ở châu Âu sau CTL là:

1.

     

Những hệ quả từ  việc LX tan rã.

Như đã biết, CTL là một hệ quả của CTTG 2 mà tại đó, thế giới bị chia làm 2 cực, đứng đầu là 2 cường quốc Mỹ và Liên Xô. Trong suốt hơn 30 năm, Mỹ và LX không ngừng chạy đua vũ trang, kinh tế và chính trị. Một trong những chiến tuyến đối đầu trực tiếp chính là châu Âu. Việc LX – 1 nước có ảnh hưởng lớn đến gần ½ châu Âu tan rã đã ảnh hưởng đến tình hình chung của châu Âu. Bản thân các nước Đông Âu đều có thể bùng nổ bất cứ lúc nào:

+ Xáo trộn đường biên giới, xáo trộn đời sống xã hội, tranh chấp lãnh thổ, phong trào li khai,…
+Sự sụp đổ của LX gây khủng hoảng cho các nước trong hệ thống XHCN phụ thuộc vào LX.

2.

     

Sự phát triển không đồng đều

Tây Âu sau CTL đang trở thành trung tâm kinh tế phát triển lớn trên TG dưới sự hậu thuẫn của Mỹ với kế hoạch Marshall. Trong khi đó, Đông Âu lại kém phát triển hơn rất nhiều về mọi mặt.
Khu vực Tây Âu: các nền kinh tế mạnh

-

        

EU (15): chiếm 15% GDP thế giới

-

        

Tăng trưởng của EU: 2,2%(99); 2,7 %(2000)

Thuận lợi từ tiến

trình nhất thể hoá

 Trong khi đó, kinh tế Nga liên tục suy thoái (đến 2000 mới tăng trưởng

- 2010: GDP Nga= 18,8% của Mỹ

- GDP (94) = 50% 89

GDP/

ג

(Áo) là 100 thì:

-

        

Sec: 56,8; Hung: 43,2

-

        

Slovenia: 60

-

        

Balan: 32,5

Khó khăn thêm do chính trị không ổn định; xung đột vũ trang

3.

     

Các vụ xung đột:

LX là quốc gia nhiều dân tộc không đồng nhất nhất trên TG. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nội bộ LXl à sự căng thẳng giữa các dân tộc và tôn giáo khác nhau. ( VD: Armenia – đạo Thiên Chúa với Azakbazal – Hồi giáo; phong trào li khai Checnya, xung đột ở Kavkaz).

Châu Âu nói riêng vốn cũng đa dạng về sắc tộc, tôn giáo…Những mâu thuẫn nổi lên khi lợi ích về quân sự, đối đầu về hệ tư tưởng nhường chỗ cho những lợi ích kinh tế (VD: Tranh giành đảo Sip giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ; chiến tranh đẫm máu ở Nam Tư giữa những người Hồi giáo, Chính thống giáo và Công giáo).

4.

     

Sự rò rĩ kho vũ khí hạt nhân:

Chỉ tính riêng LBN đã kế thừa 70% kho vũ khí hạt nhân của LX, các nước Cộng hòa còn lại sở hữu 20% nhưng số chi phí để duy trì và bảo dưỡng là rất lớn.

Việc chia cắt biên giới quốc gia đã làm cho lực lượng quân đội tan rã, một số không biết mình thuộc quốc gia nào

à

Một số tướng lĩnh quân đội đem bán vũ khí hạt nhân dẫn đến việc rò rỉ. Việc này không chỉ đe dọa đến châu Âu mà còn là mối đe dọa cho cả TG,

5.

     

Bất ổn về kinh tế tác động đến dòng người di cư và nhập cư

Kinh tế các nước Trung, Đông Âu suy thoái, khủng hoảng sau CTL

Do khó khăn về kinh tế mà con người ta di cư đến những khu vực thịnh vượng hơn

Câu 13: Những khó khăn mà NATO phải đối phó khi mở rộng về phía Đông?

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hương của CNXH. Hiện nay xu hướng của NATO lại mở rông sang phía Đông – kết nạp thêm các nước thuộc khối XHCN – những nước trước đây vốn thuộc phe đối đầu.  Vì thế không khó để tránh khỏi những khó khăn:

-

        

NATO có đủ sức mạnh để mở rộng và thực hiện được lời hứa đảm bảo an ninh cho tất cả các nước thành viên.

-

        

Các nước sắp gia nhập NATO vẫn còn bị chênh lệch lớn về chính trị, dân chủ, kinh tế, quân sự

à

Cần có khoảng thời gian không ngắn đi kèm với những khoản viện trợ lớn mới có thể cân bằng được tiềm lực cho tất cả các nước.

-

        

Nguy cơ tiềm tàng từ các vụ xung đột có thể xảy ra trong khối do khả năng xảy ra các vụ xung đột sắc tộc, tôn fiao hay là vấn đề về việc sản xuất vũ khí hạt nhân.

-

        

Các nước ít nhiều có những mâu thuẫn về ý thức hệ nên khó quản lí được chính sách quân sự của các nước.

-

        

Việc NATO mở rộng về phóa Đông cũng gặp phải sự phản đối từ Nga, đe dọa hành động mở rộng của NATO sẽ gây bùng nổ chính trọ và cho rằng việc Nga mở rộng đến sát biên giới của Nga sẽ đe dọa đến tình hình an ninh của nước này.

-

        

NATO mở rộng hay không thì vẫn phải đi đến kết quả một môi trường an ninh cho cả khu vực. Bất cứ một hệ thống về an ninh ở châu ÂU hậu CTL đều không thể thiếu Nga hoặc NATO, trong đó còn có cả vai trò lớn của Mỹ. Do đó việc mở rộng NATO cần đạt được sự nhất trí của các bên liên quan.

Câu 14: Tại sao CA-TBD lại ổn định so với các khu vực khác

1.Bối cảnh chung:

a, Kinh tế

Sau chiến tranh lạnh, tình hình khu vực châu Á- Thái Bình Dương (CA-TBD) tương đối ổn định. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6%/năm, vượt xa các khu vực khác trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu, CA-TBD đã trở thành khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, hàng năm sản xuất khoảng 13 nghìn tỷ USD (50% GDP thế giới).

Là nơi diễn ra nhiều hợp tác lkế thương mại qtế

b, Chính trị- Quân sự

Xu thế chủ yếu của CA-TBD hiện nay là hoà bình và phát triển ổn định.

Trong suốt 20 năm qua, CÁ-TBD là một trong những vùng đất hòa bình nhất thế giới, trong nội bộ khu vực này không có bất cứ một cuộc chiến tranh nào, cũng không có một quốc gia nào trong khu vực tuyên chiến với một quốc gia khác hay tham dự vào một cuộc chiến tranh trên phạm vi toàn cầu.

Đồng thời, việc tham gia các nỗ lực duy trì hòa bình cũng như bỏ ra các khoản viện trợ quốc tế cũng thuộc hàng đầu thế giới.

2. Nguyên nhân:

a. Sự ổn định tương đối so với các châu lục khác

CA-TBD: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; xu thế đối thoại, hợp tác, liên kết

Châu Âu: xung đột sắc tộc, tôn giáo; khủng hoảng, rối loạn chính trị nội bộ

Châu Phi: đói nghèo, khủng hoảng, xung đột, chiến tranh cục bộ.

b.Khuynh hướng điều chỉnh chính sách của các nước

Mục tiêu: Phát triển kinh tế

Định hướng: Mở cửa - Đối thoại - Hợp tác

Ưu tiên trong chính sách: Láng giềng → Khu vực → Toàn cầu

c. Trật tự 2 cực sụp đổ

Sự khống chế của các siêu cường trong khu vực giảm đi, do đó khả năng thực hiện ý chí độc lập tự phát triển ngày càng phát huy.

d. Vai trò cùa các nước và tổ chửc vừa và nhỏ trọng khu vực:

-Khác với thời ki CTL, các nước vừa và nhỏ hầu như không cổ tiếng nói gì trong QHQT, thi giờ đây chỉnh xu thế mới cùa QHQT vị thế cùa các nước này được nâng cao nên đã chủ động hơn trong những vấn đề liên quan đến lợi ích khu vực.

-Quá trinh toàn cầu hoá, khu vực hoá khiến vai trò cùa các nước vừa và nhỏ là ko thể thiếu trong trật tự TG đa cực nên các nước này đã tranh thủ tiếng nói của mình để tham gia vào 1 thể chế, tổ chức để trao đổi kinh tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

e. Xu thế

phát triển kinh tế

-xu thế chạy đua kinh tế thay cho xu thế chạy đua vũ trang khiến các nước này phải theo kịp xu thế của TG để hòa nhập cùng phát triển.

-Sự phát triển chóng mặt cùa NB, TQ trong thời gian này cũng như ảnh hường cuả các nước trong khu vực khiến cho các nước không thể tụt lùi lạc hậu.

Câu 15: Những điểm nóng tạo nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định khu vực như :

1. Vấn đề bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, vũ khí sinh hoá học và sự khác biệt trong ý thức hệ của từng thời kỳ cùng với khủng hoảng kinh tế, xã hội sẽ làm tăng nguy cơ leo thang quân sự. Bán đảo Triều Tiên cũng là nơi duy nhất tại Đông Á mà Mỹ còn duy trì sự hiện diện quân sự trên đất liền, Mỹ càng dựa vào vũ khí hạt nhân để nhằm răn đe các cuộc tấn công thì Triều Tiên càng mong muốn có được vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra sự dính líu của hầu như tất cả các nước ngoài cũng như mục tiêu và chính sách của các nước lớn không gặp nhau cũng đẩy việc giải quyết vấn đề này trở nên khó khăn.

2.Căng thẳng giữa 2 eo biển Đài Loan.

Xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan trong vấn đề thống nhất rất có thể dẫn tới xung đột nóng do bất đồng trong quan hệ Trung Mỹ xoay quan vấn đề Đài Loan

- Lập trường kiên định của TQ: thống nhất; nguyên tắc 3 không (chỉ có một TQ- không công nhận địa vị ĐL trong các t/c quốc tế; không chấp nhận ĐL độc lập)

 -Quan điểm của Mỹ:

+ từ 49-71: chỉ công nhận địa vị pháp lý của ĐL

+ từ 72 đến nay: chấp nhận nguyên tắc 3 không, vẫn tiếp tục quan hệ với ĐL qua đạo luật “Luật quan hệ với ĐL”

Trung Quốc sẽ sử dụng quân sự nếu Đài Loan tuyên bố độc lập trong khi đó Mỹ tiếp tục cam kết bảo hộ Đài Loan tránh bất kì cuộc xâm lược nào từ bên ngoài và tăng cường quân sự với Đài Loan thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Vấn đề Đài Loan là một trường hợp trong mâu thuẫn giữa cường quốc hải quân Hoa Kỳ và lục quân Trung Quốc. Do Đài Loan là một hòn đảo nên Mỹ có thể sử dụng ưu thế về hải quân vượt trội của mình bao gồm cả các loại tàu chiến và máy bay để tự vệ khỏi lực lượng lục quân của Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc lại có ưu thế về quân sự để ngăn ngừa việc Đài Loan tấn công vào lục địa hay tuyên bố quyền độc lập tự trị do khoảng cách của Đài Loan và đại lục là quá gần.

3. Tranh chấp biển đảo ở Thái Bình Dương.

-Senkaku/Điếu Ngư là một nhóm gồm các đảo nhỏ, hẻo lánh và không người ở tại biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được xem là có ý nghĩa quan trọng bởi vị trí chiến lược của nó. Hơn nữa, quần đảo này còn được bao quanh bởi các ngư trường giàu sản vật và có thể chứa nhiều tài nguyên như khí đốt. Quần đảo nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản từ năm 1895. Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14. Hiện Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. 

-Dokdo/Takeshima là một nhóm đảo nhỏ nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có tên quốc tế là quần đảo Liancourt nhưng Seoul gọi là Dokdo, còn Tokyo gọi là Takeshima. Cả Nhật Bản và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền đối với Liancourt nhưng quần đảo này do Hàn Quốc quản lý kể từ năm 1954. Vì Dokdo/Takeshima nằm ở biển Nhật Bản nên có vai trò vị trí chiến lược rất quan trọng đối với cả hai Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, khu vực xung quanh quần đảo có nguồn sản vật dồi dào và tiềm năng chứa trữ lượng lớn khí đốt chưa khai thác.

-Quần đảo Nam Kuril/Lãnh thổ Phương Bắc là một nhóm gồm 4 đảo tọa lạc ngoài khơi vùng Viễn Đông của Nga và hòn đảo chính Hokkaido ở cực bắc Nhật Bản. Quần đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, nay là của Nga, kể từ những ngày cuối cùng của Thế chiến II và trước đó là Nhật Bản. 4 hòn đảo hiện dưới quyền kiểm soát của Nga như là Quận Nam Kuril thuộc tỉnh Sakhalin, nhưng Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền và coi đây là một phần của tỉnh Hokkaido. Tranh cãi xung quanh chủ quyền các hòn đảo trên đã cản trở Nhật Bản và Nga ký hiệp định hoà bình sau khi Thế chiến II kết thúc.

-Vấn đề Biển Đông cũng là đe dọa không nhỏ tới an ninh ở khu vực này. Hàng trăm hòn đảo nhỏ và các bãi đá ở Biển Đông đang là tâm điểm của một cuộc tranh chấp giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1974. Đài Loan cũng “đòi” chủ quyền đối với quần đảo này. Một điểm nóng khác ở Biển Đông là quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm. Khu vực đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Philippines, Malaysia và Đài Loan.

Câu 19: Hội nghị Belgrade 1961 – thành lập Phong trào Không liên kết

Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến thế chiến mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ la tinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển.

Người đầu tiên đưa ra khái niệm “không liên kết” là Thủ tướng Ấn Độ Neru, nhắc đến trong bài diễn văn vào năm 1954 tại Colombo (Srilanka). Trong bài diễn văn này, Nehru đã mô tả năm cột trụ làm kim chỉ nam cho

QH TQ-Ấn Độ

, được

Chu Ân Lai

đề xướng. Về sau, các nguyên tắc này sau này đóng vai trò là nền tảng của Phong trào không liên kết:

§

 

Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;

§

 

Không xâm lược lẫn nhau;

§

 

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

§

 

Bình đẳng và hai bên cùng có lợi;

§

 

Cùng tồn tại hoà bình.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Phong trào không liên kết là

Hội nghị Bandung

(Indonesia)

năm 1955, một hội nghị gồm

29 nước Á-Phi (6 nước châu Phi và 23 nước Châu Á trong đó có VN)

. Các quốc gia tham dự đã tuyên bố nguyện vọng không muốn dính líu đến

CW

và thông qua "tuyên bố ủng hộ hòa bình và hợp tác thế giới", bao gồm năm nguyên tắc của Nehru. Sáu năm sau Hội nghị Bandung, theo sáng kiến của Chủ tịch

Nam Tư

Tito

đã dẫn đến Hội nghị Phong trào không liên kết chính thức lần đầu tiên tại

Belgrade

(tháng 9/1961).

Từ đây, Phong trào Không liên kết chính thức ra đời với 25 thành viên ban đầu. Mới đây nhất, Hội nghị lần thứ 16 (Tehran, Iran 8/2012)

-

       

TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH

Phong trào Không liên kết đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, theo năm nguyên tắc chỉ đạo: hoà bình, độc lập, phát triển, không liên kết và không tham gia khối, nhóm quân sự, chính trị nào.

-

       

TIÊU CHUẨN THÀNH VIÊN

·

       

Là nước có chính sách độc lập.

·

       

Kiên định ủng hộ các phong trào độc lập dân tộc.

·

       

Không là thành viên của bất cứ một liên minh quân sự đa phương nào thành lập trong bối cảnh các cuộc xung đột giữa các cường quốc.

·

       

Nếu một nước có hiệp định quân sự đa phương với một cường quốc, hoặc là thành viên của một hiệp định phòng thủ khu vực thì hiệp định hoặc hiệp ước đó không được ký kết trong bối cảnh những cuộc tranh chấp giữa các cường quốc.

·

       

Nếu một nước đã nhượng căn cứ quân sự cho một nước ngoài, thì sự nhượng đó không được tiến hành trong bối cảnh các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc.

-

       

Nguyên nhân các nước thế giới thứ 3 chọn Ptrào KLK:

·

       

Về chiến lược, KLK có lợi cho việc thoát khỏi ảnh hưởng của 2 khối Đông – Tây

·

       

Về tâm lý, KLK là sự lựa chọn tự nhiên (bị ĐQ thống trị lâu dài nên có sự thù địch với pTây đồng thời cũng vì thế mà không tiếp cận đc với ý thức hệ XHCN)

·

       

Về KT, đại đa số là các nước nghèo nàn lạc hậu, cần sự viện trợ KT từ bên ngoài, giữ thái độ trung lập giúp giành được những ưu đãi về KT từ cả 2 khối (nhằm mục đích lôi kéo)

-

       

Hạn chế của Ptrào KLK:

·

       

Do các nhân tố  về lợi ích CT, KT nên không ít nước dễ lung lay, không giữ đc sự trung lập

·

       

Cùng sự gia tăng thành viên và sự biến đổi tình hình thế giới mà mục tiêu, tôn chỉ, ngtắc đã phải thay đổi theo

VD: Từ đầu những năm 1970, trọng tâm chuyển hướng sang phi thực dân hóa và phát triển KT. Điều đó khiến ptrào bị một số tập đoàn QG khu vực cạnh tranh, khống chế

·

       

Hình thức tổ chức lỏng lẻo, không có trụ sở hay bộ máy thường trực

Câu 20: Thông cáo Thượng Hải 1972

Tháng 2/1972, Nixon đã bay tới Trung Quốc, nơi ông được tiếp kiến Mao Trạch Đông. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.

Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là:

-

                       

Trong tuyên bố chung này rõ ràng là việc cùng nhau chống lại những người Xô Viết chính là điều đã đưa hai nước xích lại gần nhau. Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”. Phản đối "bá quyền" ở châu Á và Thái Bình Dương rõ ràng ám chỉ việc làm suy yếu ảnh hưởng của Mát-xcơ-va ở khu vực.

-

                       

Hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực Thoả thuận cùng phối hợp hành động để phát triển sự hợp tác và trao đổi khoa học kĩ thuật, văn hoá, thể thao, thương mại giữa hai nước. Việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ phù hợp với lợi ích của tất cả các nước khác.

-

                       

Về vấn đề Đài Loan, đây vẫn là trở ngại chính đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường và "bình thường hóa quan hệ". Trong bản thông cáo, lần đầu tiên trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng, chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc nhưng cũng tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề này. Trước yêu cầu của Trung Quốc đòi lực lượng Mỹ rút khỏi Đài Loan, Nixon đã cam kết Mỹ sẽ rút hết quân và hứa sẽ rút quân từ từ khi căng thẳng trong vùng (Việt Nam) giảm bớt. Đồng thời ông và Kissinger tìm cách loại bỏ nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng lực lượng Nhật Bản sẽ thay thế quân Mỹ trên đảo này. Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập và hứa sẽ thực hiện những bước đi mà người Trung Quốc mong muốn sau dự tính ông sẽ được tái đắc cử vào năm 1972. Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan năm 1954. Các doanh nghiệp Mỹ có mối lợi hàng triệu đô-la trên đảo này. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ không sẵn sàng bỏ rơi người dân Đài Loan, bạn bè và đồng minh, cho những người cộng sản. Tuy nhiên, chính quyền Nixon đã sẵn sàng hủy bỏ hiệp ước phòng thủ với Đài Loan, cho rằng về ngắn hạn người dân đảo này sẽ tự bảo vệ được mình và về lâu dài họ sẽ tìm được một giải pháp hòa bình.

-

                       

Đề cập đến tình hình Đông Dương, hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ khẳng định lại mục đích của mình là tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, giữ vững quan hệ chặt chẽ với Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc khẳng định "sự ủng hộ vững chắc" nhân dân Đông Dương, mong muốn thấy Triều Tiên thống nhất, phản đối việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và việc ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ.

Câu 21: Học thuyết Fukuda 1977 về Đông Nam Á

-

       

Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nhật Bản đã có nhiều động thái bày tỏ vai trò của họ đối với khu vực Đông Nam Á. Đến năm 1977, một chính sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản chính thức được Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda đưa ra tại Manila (Philippin), trong chuyến viếng thăm đến Hội nghị Thượng đỉnh của ASEAN lần thứ hai. Trong học thuyết của mình, Fukuda đã nhấn mạnh đến ba trụ cột trên cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị:

Thứ nhất,

Nhật Bản một quốc gia tôn trọng hoà bình, không chấp nhận vai trò của một cường quốc quân sự và trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp vào hoà bình và thịnh vượng của Đông Nam Á và thế giới.

Thứ hai

, Nhật Bản là một người bạn thật sự của các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết thành thật với những nước này, trong nhiều lĩnh vực rộng lớn bao gồm không chỉ chính trị và kinh tế mà cả xã hội và văn hoá.

Thứ ba

, Nhật Bản sẽ là một bạn hàng bình đẳng của ASEAN và các nước thành viên của nó và sẽ hợp tác tích cực với những nước này để tăng cường tình đoàn kết và sức phát triển của họ cùng với các quốc gia khác có suy nghĩ tương tự ở ngoài khu vực, để thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do vậy sẽ đóng góp vào việc xây dựng hoà bình và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á

-

       

Mục tiêu:

Về an ninh, góp phần làm dịu những căng thẳng trong khu vực khi Nhật Bản cố gắng đóng vai trò cầu nối giữa ASEAN và Đông Dương.

Về KT, việc xoá đi những gì không tốt đẹp trước kia để kết giao thân thiện với ASEAN sẽ tạo ra được nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết, lâu dài và bền vững cho nền kinh tế Nhật.

Về CT, một mặt Nhật Bản khuyến khích ý tưởng cùng chung sống hoà bình với nhau, mặt khác ra sức củng cố sức mạnh kinh tế của các nước ASEAN, giữ lấy chặt chẽ hơn khối ASEAN, đồng thời là cơ hội lấp khoảng trống quyền lực mà Mỹ để lại sau thất bại ở chiến tranh Việt Nam.

-

       

Vì sao các nước ASEAN ủng hộ Học thuyết Fukuda?

ASEAN nhìn nhận sự an toàn của họ có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường… mà Nhật Bản là nước có thể giúp đỡ ASEAN thực hiện những điều đó nhằm ổn định khu vực.

Sau chiến tranh VN, ASEAN đối diện với các nước Đông Dương có một sức mạnh quân sự lớn trong khu vực, trong khi đó sự bảo hộ về mặt an ninh của Mỹ giành cho họ đã giảm đi đáng kể đã làm cho các quốc gia thành viên ASEAN xích lại gần nhau hơn. Rõ ràng sự lo ngại ảnh hưởng của các chế độ chính trị khác nhau đã đưa tới thái độ khoan nhượng hơn của ASEAN đối với Nhật Bản,

Nền kinh tế ASEAN đã có một sự tăng trưởng lớn đủ sức tạo ra khả năng và nhu cầu phát triển trên cơ sở hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các thành viên trong Hiệp hội, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước phát triển bên ngoài đặc biệt với Nhật Bản

Câu 22: Hội nghị Bankok 1967 – thành lập ASEAN

Ngày 8/8/1967, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao với sự có mặt của đại diện 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, một tuyên bố hết sức ngắn gọn (chưa đầy 3 trang với 7 mục tiêu) đã ra đời. Hiệp hội ASEAN đã hình thành trên cơ sở của tuyên bố Bankok với mục tiêu gói gọn trong 2 điểm cơ bản: Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á; Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình – tự do – thịnh vượng.

Tuy nhiên, sau 45 năm tồn tại và phát triển, giờ đây ASEAN đang nổi lên như một trong các tổ chức khu vực thành công nhất. Tuy chỉ là một tập hợp của các quốc gia đang phát triển, với thế và lực rất khiêm tốn, nhưng ASEAN đang được coi là một trong những trung tâm tại châu Á- Thái Bình Dương, động lực của nhiều cơ chế khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ASEM…

Thành công đầu tiên của các nước ĐNÁ là thực hiện được giấc mơ của các bậc tiền bối sáng lập ASEAN. Ngày 30/04/1999, sau 32 năm phấn đấu với việc kết nạp Campuchia, một ASEAN với đầy đủ thành viên của khu vực đã hoàn tất. Quá trình mở rộng ASEAN cho thấy sự vượt lên chính bản thân của mỗi quốc gia ĐNÁ khi gạt bỏ được mọi nghi kỵ, hiềm khích trong quá khứ, gạt bỏ được những khác biệt về chế độ chính trị-xã hội cũng như trình độ phát triển. Tư duy "cần có nhau" đã hình thành trong mỗi thành viên và trở thành cơ sở cho những hoạt động của ASEAN.

Thành công nhất của ASEAN có lẽ là những hoạt động hợp tác, liên kết giữa các thành viên. Bắt đầu chỉ là những bước đi mang tính chất khát vọng của các thành viên như Tuyên bố ZOPFAN (Kualar Lumpur 1971), Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC 1976)... Ngày 7/10/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (ASEAN Concord II) và quyết định thành lập các cộng đồng ASEAN. Để có được kết quả này, các thành viên của ASEAN đã phải trải qua một quá trình hợp tác từ song phương tới đa phương trên rất nhiều lĩnh vực. Bởi chỉ có qua thực tế hợp tác, các nước mới có được "tư duy cộng đồng" - nền tảng của sự chia sẻ, thống nhất, hài hòa trong đa dạng.

Câu 23: Nội dung và ý nghĩa của “Định ước cuối cùng” của Hội nghị Helsinski (Phần Lan) 1973-1975 về an ninh và hòa bình châu Âu

Sau một thời gian dài thương lượng, cuối cùng một bằng chứng quan trọng khác của sự hòa hoãn Đông - Tây, sự tháo ngòi cho các cuộc xung đột có thể xảy ra ở châu Âu, cũng đã diễn ra đó là cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia châu Âu tại Helsinki trong các ngày 3-7 tháng 7 năm 1975. Những người đứng đầu ngành Ngoại giao của các nước châu Âu đã thành lập 3 ủy ban, trong đó có một ủy ban đảm trách về tự do và các quyền của con người. Cuộc gặp mặt trên là bước đi dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh của nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước châu Âu tại Helsinki vào cuối tháng 7 năm 1975. Văn kiện cuối cùng (Định ước Helsinki) được kí ngày 1 tháng 8 năm 1975 bởi nguyên thủ của 33 QG châu Âu (trừ Albanie và Andorra) cùng Mỹ, Canada.

-

       

Nội dung:

·

       

Về KT, mở rộng hợp tác giữa các QG tham gia hội nghị trong lĩnh vực KT, KHKT và bảo vệ MT, các nước cam kết giảm dần hay dần loại bỏ những trở ngại trên con đường buôn bán.

·

       

Về CT, đưa ra 10 ngtắc cơ bản của hòa bình:

Bình đẳng chủ quyền, tôn trọng các quyền tự do lựa chọn và phát triển hệ thống CT, XH, KT và VH

Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trừ t/hợp chống xâm lược hay độc tài QT

Biên giới là bất khả xâm phạm, có thể thay đổi theo LQT bằng con đường hòa bình hay theo thỏa thuận

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất về CT các QG

Giải quyết hòa bình các tranh chấp, các nước tự nguyện lựa chọn phương pháp

Không can thiệp công việc nội bộ các nước #

Tôn trọng quyền con người, các quyền tự do cơ bản (tự do về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng…)

Tôn trọng quyền tự quyết vận mệnh của mình

Hợp tác giữa các QG

Tự giác thực hiện cam kết theo LQT

·

       

Về VH và giao lưu tư tưởng, tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản (Đây là lần đầu tiên vấn đề nhân quyền được đưa ra)

-

       

Ý nghĩa:

Định ước Helsinki năm 1975 đã có một tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ quốc tế ở châu Âu khi đó. Văn kiện này đã chấm dứt sự đối đầu gay gắt giữa hai nhóm nước TBCN và XHCN ở châu Âu, tạo lập một cơ chế nhằm duy trì sự ổn định, an ninh, cũng như tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, chung sống hòa bình giữa Đông và Tây.

Định ước Helsinki còn có một ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ quốc tế thế giới, bởi lẽ, châu Âu là nơi bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới, là nơi diễn ra cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử và cũng là trung tâm của cuộc chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ, giữa hai khối Đông – Tây. Một chương mới đã được mở ra trong QHQT ở châu Âu và thế giới. Rõ ràng, một châu Âu hòa bình, hợp tác và ổn định sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới xu thế hòa bình và hợp tác trên toàn thế giới.

Câu 26: Học thuyết Truman, kế hoạch Marshall, thành lập NATO

v

 

Học thuyết Truman:

Trước nguy cơ các cuộc cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, 12/3/1947, Tổng thống Mĩ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mĩ kêu gọi viện trợ cho 2 nước này như là việc "hỗ trợ những người tự do những người đang chống lại nỗ lực nô dịch bởi các cộng đồng thiểu số vũ trang hay bởi áp lực từ bên ngoài,", qua đó chính thức đưa ra học thuyết của mình. Nhận thấy phong trào cộng sản đang lan rộng và thắng thế ở nhiều nơi trên thế giới, tổng thống Truman xem đó là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới cũng như an ninh quốc gia của Mỹ. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra

“đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”,

phải giúp đỡ các dân tộc thế giới bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự chống lại

“sự đe dọa”

của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự

“bành trướng”

của Liên Xô.

v

 

Kế hoạch Marshall:

Ngày 5/6/1947, nối tiếp học thuyết Truman ra đời, ngoại trưởng Mĩ Marshall liền đưa ra kế hoạch của mình bằng “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Theo đó, Mỹ sẵn sàng viện trợ tài chính cho một kế hoạch “phục hưng” được các nước châu Âu cùng nhau xây dựng nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế đang trì trệ, yếu kém của các nước này kể từ sau CTTG2. Thực hiện kế hoạch của Macsan, ngày 12/7/1947, các nước Anh – Pháp triệu tập ở Pari hội nghị bàn về kế hoạch này của Mĩ với 16 nước tư bản châu Âu tham gia. Hội nghị đã yêu cầu Mĩ viện trợ hàng chục tỉ đô la cho châu Âu. Tháng 4/1948, Quốc hội Mĩ thông qua

 “Đạo luật viện trợ nước ngoài” 

với những quy định: nước nhận viện trợ phải kí với Mĩ hiệp ước tay đôi có lợi cho Mĩ, phải thi hành chính sách kinh tế tài chính do Mĩ yêu cầu, phải cung cấp nguyên liệu cho Mĩ, phải ngừng buôn bán với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch quốc hữu hóa và gạt bỏ các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ… Trong hơn 3 năm thực hiện kế hoạch, ước tính Mỹ đã bỏ ra khoảng 13 tỉ đô la cho châu Âu. Với kế hoạch này, Mỹ đã giữ vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi nền kinh tế châu Âu vốn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, qua đó Mỹ thực thiện thành công mưu đồ khống chế các nước tư bản Tây Âu về chính trị, kinh tế, chuẩn bị cơ sở cho sự ra đời một liên minh quân sự ở châu Âu.

Liên Xô và các quốc gia Đông Âu đã khước từ sự viện trợ của Mỹ.

Có thể thấy, kế hoạch Marshall là một phần của chính sách “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản mà Mỹ thực hiện ở châu Âu nhằm lôi kéo, ràng buộc các nước châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) về phía mình thông qua viện trợ kinh tế kèm theo các điều kiện chính trị.

v

 

Thành lập NATO:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO (viết tắt tiếng Pháp là OTAN) là một liên minh quân sự do Hoa Kỳ, Canada và 10 nước Tây Âu thành lập ngày 04/4/1949. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của 

chủ nghĩa cộng sản

 và 

Liên Xô

 lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở 

châu Âu

 có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Nó thiết lập cơ chế phòng thủ chung giữa các quốc gia thành viên, tức là: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang.

Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lập 

Tổ

 chức Hiệp ước Vácsava (14/5/1955) để làm đối trọng.

Đến nay, NATO có 28 thành viên.

Câu 27: Chính sách hướng Đông Ost Politik

Chính sách hướng Đông Ost Politik do thủ tướng Tây Đức Willy Brandt (1969-1973) đề xuất từ 1969, với nội dung bình thường hóa quan hệ giữa Tây Đức với các nước Đông Âu, nhất là Đông Đức. Chính sách mới này là một nỗ lực phá vỡ chính sách bảo thủ trước đó của Tây Đức trong quan hệ với các nước XHCN.

Chính phủ của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo cầm quyền tại Tây Đức 1949-1969 luôn khẳng định mình là đại diện hợp pháp duy nhất của nước Đức và từ chối bất kì tiếp xúc nào với Đông Đức cũng như sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với bất kì nước nào công nhận Đông Đức (VD: Nam Tư 1957). Nhưng Willy Brandt nhận thấy chính sách này không hiệu quả và mong muốn một chính sách hòa hoãn hơn, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa 2 nhà nước Đức, điều mà ông tin là sẽ làm suy yếu Đông Đức về lâu dài. Ông cũng nhấn mạnh rằng chính sách Ost Politik sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ gần gũi giữa Tây Đức với Tây Âu, Hoa Kì và vai trò thành viên NATO của mình.

Việc triển khai chính sách Ost Politik trên thực tế bắt đầu từ năm 1970 khi Tây Đức kí Hiệp ước Mat-xcơ-va với Liên Xô và Hiệp ước Vác-sa-va với Ba Lan cùng những hiệp ước khác sau đó với các nước Đông Âu. Đáng chú ý nhất là việc kí kết Hiệp định cơ sở giữa Tây Đức và Đông Đức, lần đầu tiên thiết lập quan hệ chính thức giữa 2 nhà nước kể từ khi chia cắt và tạo điều kiện để cả 2 nước gia nhập LHQ. Mặc dù bị phe đối lập phản đối quyết liệt nhưng cuối cùng Hiệp định cũng được thông qua.

Ost Politik còn được biết đến là tên của chính sách ngoại giao cởi mở hơn mà Giáo hoàng Paul thực hiện với Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm cải thiện điều kiện của những người theo Công giáo La Mã và các nhà thờ La Mã ở đây.

Câu 28: Quá trình mở rộng ASEAN-6 thành ASEAN-10

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, việc mở rộng ASEAN hầu như không tiến triển, trừ việc kết nạp Brunei năm 1984. Nguyên nhân là do các bên còn nghi kị nhau, chưa tin tưởng lẫn nhau, đặc biệt là giữa Đông Dương và ASEAN.

Sau Chiến tranh lạnh, đã có những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng ASEAN:

·

     

Đối đầu Đông – Tây chấm dứt, các nước trên thế giới chuyển trọng tâm sang phát triển kinh tế, xu thế hợp tác khu vực phát triển mạnh mẽ.

·

     

Vấn đề CPC được giải quyết.

·

     

Về phía các nước ASEAN, họ cho rằng việc mở rộng không gian ASEAN lên thành mười nước chắc chắn sẽ làm tăng thêm sức nặng kinh tế và chính trị của ASEAN trong các vấn đề kinh tế, chính trị ở Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) và trên trường quốc tế.

·

     

Về phía Việt Nam và các nước ĐNA khác, rõ ràng việc trở thành thành viên ASEAN sẽ giúp họ có môi trường thuận lợi hơn để phát triển kinh tế và nâng cao vai trò của mình trên trường quốc tế.

·

     

Hơn nữa, việc mở rộng ASEAN cũng phù hợp với lợi ích của các nước lớn là Mỹ, Trung, Nga và Nhật, muốn có môi trường khu vực ổn định để thúc đẩy các quan hệ thương mại và đầu tư, cho nên họ ủng hộ quá trình này.

à

VN 28/7/1995, Lào và Mianma 23/7/1997, CPC 30/4/1999.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro