Câu 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc cổ - trung đại đối với Việt Nam?

Với lịch sử kéo dài 1000 năm Bắc thuộc của nước Việt từ năm 111 TCN đến năm 938 sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt ta mới giành được độc lập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian rơi vào vòng cai trị của Trung Quốc sau những cuộc chinh phục vũ trang của nhà Hán. Văn minh Trung Quốc cổ - trung đại đã có những ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam.

+ Đầu tiên phải kể đến đó chính là chữ viết. Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi.Đến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

+ Trong quá trình bị đô hộ, người Việt Nam tiếp thu những phong tục của Trung Quốc, và chắc chắn sáng tác văn học – nghệ thuật trong thời kì này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học Trung Quốc. Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật của Việt nam dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng to lớn đến dòng văn học yêu nước dân tộc hay các chủ đề khác về đạo đức con người, về “tam cương ngũ thường” trong xã hội. Trong đó, có ảnh hưởng sâu sắc có thể kể đến là bộ Kim Vân Kiều truyện, một tiểu thuyết về tài tử giai nhân đầu thế kỉ XVII, được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Sau này đã được đại thi hào Nguyễn Du nước ta chuyển thể sang thành truyện thơ chữ Nôm theo thể thơ lục bát. Còn rất nhiều các tác phẩm khác của Việt Nam chịu ảnh hưởng nền văn học Trung Quốc từ cổ phong tới luật thi đến nội dung tư tưởng: chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều …

+ Tiếp đến là ảnh hưởng về chính trị, xã hội: nhà nước ta thiết lập các bộ máy nhà nước theo chế độ chuyên chế tập quyền.

+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.

Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.

Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).

Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…

+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.

+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro