LSVM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Kim tự  tháp Ai Cập nhìn từ góc độ văn hóa văn minh?

Trong lịch sử thế giới cổ đại có biết bao nền văn minh phát triển rực rỡ đã để lại cho nhân loại những thành tựu vô cùng quý giá. Trong đó có những nền văn minh chỉ còn có thế biết đến với những tàn tích hay những ghi chép trong lịch sử và dần bị quên lãng, có những nền văn minh trường tồn với thời gian, khiến cho nhân loại phải không ngừng tìm tòi, khám phá. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất của nhân loại. Đến với nền văn minh này, người ta không cần có một cái nhìn tổng thể để thấy được tất cả cái hiện hữu, có những thành tựu dù chỉ là sản phẩm của một nhu cầu, đáp ứng cho một thế hệ hay tầng lớp trong xã hội nhưng chỉ cần thành tựu ấy đủ để họ biết đến cả một nền văn minh. Một trong những thành tựu nổi bật đại diện cho sự hỗn hợp của nhiều thành tựu về văn hoá, xã hội, khoa học kỳ thuật được thế giới biết đến, là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại đó là khu lăng mộ Giza, một quần thể gồm ba kim tự tháp nổi tiếng. Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí,  một sản phẩm mang nhiều dấu ấn của những giá trị văn hoá.

Khu lăng mộ Giza được xây bên bờ Tây của sông Nil ngoại thành Cai Rô. Ai Cập thật đúng là tặng phẩm của sông Nin, không có sông Nin thì không có văn minh Ai Cập cổ đại. Với cách làm thủ công, không dùng các kỹ thuật cơ giới, nhưng nó trở thành kiệt tác về xây dựng và kiến trúc của người xưa với các đặc trưng mang đậm dấu ấn của văn hoá.

Việc kim tự tháp ra đời, xuất phát từ nhiều quan niệm trong đó có những quan niệm về “ma quỷ, thần linh” về cõi chết hay “cõi vĩnh hằng” mà người ta thường nói. Cái chết trong quan niệm người Ai Cập cổ đại như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được giữ như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm cũng chính vì vậy họ cần có những ngôi mộ tốt, bảo vệ cho xác ướp.

Các kim tự tháp đều được xây dựng xếp theo các hướng chính của la bàn (các mặt của chúng theo hướng Nam-Bắc và Đông-Tây) và phần lớn nằm trên các đồi sa mạc ở bờ tây sông Nil, phía mặt trời lặn… Người Ai Cập cổ tin rằng linh hồn của các hoàng đế qua đời vẫn ở trong thân thể và du ngoạn hằng ngày cùng mặt trời. Khi mặt trời lặn phía tây , linh hồn của người quá cố trở về hầm mộ kim tự tháp và phục sinh...

Kim tự tháp là công trình có quy mô lớn, đồ sộ nhất so với các kỳ quan khác. Thể hiện địa vị, tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ, người ta coi cái to lớn, đồ sộ thể hiện sự uy nghi, quyền thế. Kim tự tháp chính không bao giờ được xây đơn độc trên sa mạc mà nó là tâm điểm của một quần thể đền thờ và những kim tự tháp nhỏ hơn. Hầu hết quần thể kim tự tháp có kim tự tháp phụ và kim tự tháp hoàng hậu bao quanh. Qua đó thể hiện tính cộng đồng, tập trung, tránh sự cô đơn - một trong những qua niệm về cõi chết.

Ngoài ra, hình dáng kim tự tháp có thể là biểu tượng mặt trời, quan niệm về vũ trụ, tượng trưng cho các tia nắng mặt trời chiếu chếch ở dạng rắn nổi lên, đôi khi nhìn thấy tia nắng chiếu xuyên qua mây. Đế kim tự tháp là hình vuông, có lẽ cũng là một quan niệm về trái đất hình vuông của thời kỳ này. Ngoài ra quan niệm về thần mặt trời: Thần mặt trời của người Ai Cập được coi là đấng sinh thành các pharaoh. Theo truyền thuyết Thần đã tự tạo ra mình từ một ngọn đồi nhỏ có hình kim tự tháp trước khi tạo ra các vị thần khác. Hình dáng của kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng mặt trời.

Kim Tự Tháp được kết cấu và thiết kế với các số liệu vô cùng chính xác. Nó đã đạt được một thành tựu to lớn về khoa học tự nhiên, thiên văn, thể hiện sự nhận thức đạt tới trình độ cao của người Ai Cập cổ đại. Trong đó yếu tố về thần linh, về tôn giáo tín ngưỡng cũng là yếu tố nền tảng quan trọng cho sự phát triển của khoa học thời kỳ này.

Một đặc điểm lớn của kim tự tháp là hệ thống chiếu sáng bên trong rất hạn chế, hầu như không có. Các kim tự tháp đều được xây dựng kín, thể hiện rõ ràng quan niệm giữa cái sống và cái chết “ánh sáng và bóng tối”.

Bên trong tháp còn có đá hoa cương, các nhà khoa học phát hiện trong tháp có thể thu nhận sóng vũ trụ và có khả năng tích điện. Bên ngoài tháp lại là đá vôi không thể thu nhận, tồn trữ các loại điện năng và sóng vũ trụ. Như vậy đá hoa cương trong tháp sau khi đã tiếp nhận, tồn trữ từ năng quả đất và sóng vũ trụ thì dùng đá vôi ở bên ngoài tháp đề phóng khuếch tán. Chính vì vậy, trải qua trên 4000 năm, bên trong Kim Tự Tháp đã thu nhận và tồn trữ một lượng rất lớn sóng vũ trụ và năng lượng địa cầu. Người Ai Cập cổ đại đã đạt được trình độ tinh xảo trong cách thiết kế này, mà ngày nay các nhà khoa học chưa làm được.

Các vật dụng khác trong  kim tự tháp như: Các vật dụng dành cho người chết, một số để chứa những đồ vật tế lễ vật dụng cho cuộc sống sau khi chết…quan niệm người chết cũng có cuộc sống như khi còn sống.

Còn vô số các yếu tố tác động tới việc xây dựng và thiết kế kiến trúc kim tự tháp mà ngày nay đang được các nhà nghiên cứu tìm tòi và phát hiện. Nhưng với góc độ là một giá trị văn hoá, chúng ta nhận thấy rằng, cho dù kiến trúc kim tự tháp tinh tế như thế nào đi chăng nữa, nó cũng là một sản phẩm văn hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Sản phẩm ấy ra đời qua sự tích luỹ, sáng tạo về mọi mặt của đời sống. Có thể ví, sự ra đời của kim tự tháp như là kết quả của hành vi tôn giáo. Cùng với tố chất về con người, xã hội đã tổng hợp tạo nên một thành quả to lớn có thể đại diện cho tiếng nói của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

So với các kỳ quan thế giới khác như: vườn treo Balylon, Tượng thần Zeus hay Lăng mộ của Mausolus,…Tuy về kiến trúc, cách thiết kế, bố trí không có gì nổi bật, ít chi tiết. Nhưng kim tự tháp lại được đánh giá cao về mặt khoa học kỹ thuật và tôn giáo. Nó đã phản ánh được các khía cạnh của cuộc sống con người lúc bấy giờ. Kim tự tháp đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri thức đồ sộ, không chỉ về kiến trúc nói riêng mà cả thành tựu to lớn về tất cả các mặt, nó không chết đi mà sống mãi trong tri thức con người.

Có những nền văn minh tồn tại như một lẽ tất yếu của đời sống, nó bình lặng và tan biến theo thời gian, và những nền văn minh sinh ra như vì sự sống, nó sống động và trường tồn với thời gian.- Nền văn minh Ai Cập là như vậy. Kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hoá, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học, nghệ thuật,..Một sản phẩm văn hoá với nhiều giá trị, nó vừa mang yếu tố tâm linh, thần học vừa đậm chất tinh xảo của khoa học hiện đại. Kiến trúc kim tự tháp Ai Cập còn rất nhiều điều huyền bí đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu và giải mã. Đây cũng là quá trình để nhân loại học hỏi, làm giàu cho tri thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro