5 câu ôn thi LSVMTG vb2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Những thành tựu trong lĩnh vữc KHTN của VM Ai Cập

Ngay từ rất sớm ở Ai cập đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ  “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại.

Do nhu cầu nhận biết sự lên xuống của mực nước song Nin  mà người Ai Cập cổ đại đã sớm hình thành những tri thức về KHTN.

Một trong những lĩnh vực mà người Ai Cập hiểu biết nhiều là Thiên văn học.Các nhà thiên văn Ai Cập đã nhận biết các chòm sao, đặc biệt là sao Bắc đẩu và 5 hành tinh trong hệ mặt trời là sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc và sao Thổ. Họ đã vẽ hình thiên thể và 12 cung hoàng đạo trên vòm các đền đài cổ của Ai Cập.Cũng từ sớm, người Ai Cập đã biết sử dụng đồng hồ đo bóng mặt trời (nhật khê).

Nhờ quan sát thiên văn, nhất là quan sát sao Lang (Sirius), để bịết được  mức nước lên, xuống của sông Nil. Người ai Cập cũng biết (Lịch pháp) làm lịch từ rất sớm, lịch của người Ai Cập là âm lịch, vối một năm có 365 ngày và được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngà, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn Tết. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng: mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

Về toán học: Người Ai Cập đã sáng tạo ra hệ đếm thập phân. Nhưng vẫn chưa sáng tạo ra số “O”

Cho nên khi đếm đến 10, họ đã lấy một đọan dây thừng để ghi nhớ, đến 1000 thì vẽ cái cây…. Nhờ có hệ số đếm, người Ai Cập đã biết làm các phép tính cộng và trừ, còn nhân hoặc chia thì dùng phép tính cộng hoặc trừ nhiều lần.

Người Ai Cập đặc biệt giỏi về hình học, ngay từ thời cổ đại người Ai Cập đã biết tính diện tích của hình tam giác, hình tròn, tính được thể tích hình tháp đáy vuông, hình cầu và số pi bằng 3,16. Theo Hêrôđốt thì sở dĩ người Ai Cập giỏi về hình học là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm vì phù sa của sông Nil phủ hết bờ ruộng.

Đến thời Trung quốc vương, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là “aha” nghĩa là “một đống”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.

Ngoài ra người ai Cập cổ đại cũng đã có kiến thức về y học khá sớm và khá giỏi. Do ở Ai Cập có tục ướp xác, những người thợ ướp xác phải tiến hành mổ xác trước khi đem ướp cũng chính vì vậy mà họ đã biết về cấu tạo cơ thể con người. Họ phân biệt rất rõ các chuyên khoa trong y học: nội khoa, ngoại khao, răng, hàm, mặt… trong các bộ phận cơ thể người, họ cho rằng tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác họ luôn luôn giữ lại trái tim của người được ướp xác, tay nghề và sự tài giỏi của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim.

Nói tóm lại những tri thức khoa học của người Ai Cập cổ đại là những cống hiến rất lớn lao trong kho tàng văn hóa chung của nhân loại.

Câu 2: Đạo Phật ở Ấn Độ cổ đại

1/Nguyên nhân ra đời: (Những tiền đề dẫn đến sự ra đời của đạo Phật)

Là hiện tượng lịch sử xuất hiện trong lòng xã hội Ấn Độ cổ đại, khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Kinh tế: giữa thiên niên kỷ thứ nhất TCN, lực lượng sản xuất phát triển hơn dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ, nhân dân phá sản ngày cành nhiều, đời sống ngày càng khốn khó. Một số lớn cư dân đã bị biến thành nô lệ, một số khác tuy vẫn chiếm được vị trí là người dân tự do nhưng đã trở thành những người ăn xin.

Xã hội: khi đời sống nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa thì đạo Bà La Môn sau một thời gian hình thành và phát triển đến giai đoạn này đã được cũng cố và biểu hiện là giáo lý, luật lệ được đặt ra một cách rất chặt chẽ, nghi thức cúng bái ngày trở nên phức tạp. Do đó địa vị của tầng lớp tăng lữ ngày càng nâng cao và chế độ đăng cấp ngày càng được cũng cố.

Tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ như vậy làm cho tầng lớp nhân dân ngày càng căm ghét những kẻ đè nén bốc lột họ, từ đó họ càng oán ghét chế độ đẳng cấp. Để phản ảnh tâm trạng đối với tầng lớp nhân dân Ấn Độ, trong lòng xã hội Ấn Độ xuất hiện trào lưu tư tưởng khác nhau, nhưng những trào lưu này gặp gỡ trực tiếp, gián tiếp chống lại đạo Bà La Môn và chế độ Đăng cấp và đạo Phật là một trong số những trào lưu tư tưởng đó. Phật giáo là hệ thống  giáo lí đầu tiên khẳng định chỗ đứng của mình, bênh vực chia sẻ nỗi khổ với người nô lệ.

2/Giáo lý cơ bản của đạo Phật (tập trung các yếu tố sau)

Phủ nhận sự tồn tại và bất diệt vĩnh viễn của tất cả mọi sự vật, từ thể xác cho đến linh hồn, từ vật chất đến tinh thần. Tất cả mọi vật đều có sinh có diệt gọi là vô thường, Satra là một đơn vị để tính sự biến đổi của sự vô thường.

Vô ngã: Phật giáo công nhận thuyết luân hồi và nghiệp báo và nhấn  mạnh đến tính nhân quả.

Yếu tố cơ bản là tứ diệu đế, bao gồm:

1. Khổ đế (xác định thế nào là khổ): Tất cả những điều bất trắc, những điều con người không toại nguyện trong cuộc sống.

2. Tập đế (nguyên nhân dẫn đến sự khổ): Do con người ràng buộc bởi những ham muốn.

3.  Diệt đế (nhận thức được sự cần thiết loại trừ sự khổ khỏi cuộc sống con người): Tức loại trừ mọi nguyên nhân gây ra sự khổ, tức diệt trừ mọi ham muốn của con người (tham, sân, si).

4. Đạo đế (là con đường đúng đắn nhất để loại trừ sự khổ của con người – 8 con đường; bát chánh đạo) Đòi hỏi con người có sự đúng đắn trong tư duy, hành động và trong sự giác ngộ, giải thoát vươn tới niết bàn.

Niết bàn: theo quan điểm ban đầu là một trạng thái tâm hồn đã hoàn toàn tiêu diệt được sự ràng buộc, tham lam, giận dữ, si mê… nói chung là tâm hồn đã được giải thoát.

Phật Thích Ca với 45 năm truyền bá nhưng không viết một cuốn sách nào, mà kinh Phật được những đệ tử của Phật ghi chép lại bằng chữ  Pali. Kho tàng sách ấy được gọi là Tam Tạng kinh.Tam Tạng kinh gồm các cuốn:  Kinh tạng , Luật tạng ,Luận tạng .

Phật không tôn thờ bất kì một vị thần nào và cũng không hề tự coi mình là thần, mà đưa ra một triết lí về nhân sinh quan. Về sau do cảm phục mà người ta tôn sùng Phật.

Như vậy, về giáo lí, Phật có phần kế thừa kinh Veda nhưng không rõ ràng, triệt để. Về biện pháp và phương pháp thực hiện đã có ý nghĩa tích cực, đáp ứng những yêu cầu của xã hội Ấn Độ trong suốt 6 thế kỉ cuối TCN. Đó là những biện pháp rèn luyện đạo đức và bản lĩnh, sự khuyến khích xóa bỏ ranh giới chật hẹp cũ của công xã, các tiểu quốc, khuyến khích sự phát triển cao hơn của xã hội Ấn Độ

3/Quá trình truyền bá đạo Phật ở Ấn Độ.

 Năm sinh Đức Phật:  624-544  TCN, Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu Phật lịch (2548 = 2004); ý kiến khác 563-483  TCN.

Ra đời khỏang thế kỉ thứ  V  TCN – thời hưng thịnh của đạo Balamôn và chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, với giáo lí đề cao quyền của con người với đồng lọai chống lại những thành kiến đẳng cấp và với tinh thần bắc ái. Đạo Phật nhanh chóng chinh phục được đông đảo các tầng lớp trong xã hội Ấn Độ từ vua chúa cho đến tầng lớp bình dân. Ngay từ  khi mới ra đới Phật giáo đã rất chú trọng hoạt động truyền giáo.

Sau khi đức Phật qua đời, giáo lí nhà Phật đã được sưu tầm, chỉnh lí và ghi chép lại thành kinh Phật qua 4 kì hội nghị kết tập.

Hội nghị 1: Diễn ra vào khoảng thế kỷ thứ V TCN sau khi Phật mất, tham gia có 500 đại biểu Tăng ni học trong vòng 7 tháng và từ đấy hình thành nên kinh tạng, luật tạng.

Hội nghị 2: Diễn ra vào thế kỷ thứ 4 TCN.

Hội nghị 3: Diễn ra năm 253 TCN.

 Hội nghị 2 và 3 thảo luận 1 lần nữa về kho tàng kinh điển Phật giáo và thêm vào một phần nữa là luật tạng và hoàn tất kho tàng kinh điển dưới sự bảo trợ của hoàng đế Ashoka, Ashoka khuyến khích truyền bá Phật giáo ra bên ngoài, vì vậy Phật giáo được truyền bá sang Silanka, Thái Lan,…

Hội nghị 4: Cuối TK thứ I, đầu TK thứ II sau khi chúa giáng sinh, dưới sự bảo trợ của vua Canisha các đại biểu một lần nữa chỉnh lý tất cả các văn bản của Tam tạng Kinh điển, bao gồm khoảng 300 ngàn bản được khắc vào bảng đồng và lưu giữ trong các Bảo tháp (công việc này làm ròng rã 12 năm). Và từ hội nghị này Phật giáo được truyền bá sang Trung Á và Trung Hoa, từ đó xuất hiện giáo lý Phật giáo cải cách của Phật giáo gọi là Phật giáo Đại thừa (Bắc tông). Đến thời điểm này Phật giáo đã vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ và lan truyền lên các phía Đông Ấn và Tây Ấn, sau đó phát triển dần thành 1 tôn giáo thế giới.

Đến đây trong nội bộ Phật giáo phân hóa thành 2 tông giáo chính: Bắc tông vàNamtông. Những người theo phái Bắc tông còn tự gọi phái mình là Đại thừa nghĩa là cỗ xe lớn và gọi pháiNamtông là Tiểu thừa nghĩa là cỗ xe nhỏ. Hai tông phái này giống nhau hoàn toàn về mục đích và tôn chỉ nhưng khác nhau về phương pháp và phương tiện để đạt đền mục đích đó.

Nam tông (Tiểu thừa): Trung thành với những tư tưởng ban đầu của Phật, coi Phật là con người mẫu mực, đã tu đắc đạo và truyền bá đạo.Namtông chủ trương lấy từ bi làm phương tiện, noi gương Phật tu và hành động để tự giải phóng mình. Viết kinh bằng tiếng Pali, truyền bá ở Đông Nam Á,NamẤn   vàSri Lanka.

Bắc tông (Đại thừa): Coi Phật là siêu việt, là “Thần” lấy từ bi làm mục đích, nặng về triết lí. Theo Bắc tông thì vũ trụ là ảo mộng, không có cả Atman, tức là bản ngã, dẫn tới quan niệm “vô ngã” , “hư  vô”, “sắc-không”. Theo phái này, nếu con người thực hành từ bi và giới đạt đến “vô ngã” thì có thể đắc đạo, không nhất thiết phải tu hành. Môn phái mở rộng, thế giới “đại đồng” cho cả thiện nam và tín nữ. Viết kinh bằng tiếng Sanskrit, truyền bá ở Bắc Ấn và Bắc Á.

Sau những thế kỉ phát triển rất thịnh đạt từ triều đại Gupta (thế kỉ thứ V). Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu có những biểu hiện suy thoái (khỏang 1.000 năm), giáo lí ngày càng uyên thâm, khó hiểu vượt qua sự hiểu biết của quần chúng. Từ đó đạo Hin du dần dần lấn  át thế lực của Phật giáo và sau đó phạm vi ảnh hưởng bị thu hep lại trước sự phát triển của Hin du giáo và Hồi giáo.

Câu 3: Chữ viết trong nền Văn minh Trung Hoa

Chữ viết là một hệ thống kí hiệu ghi lại tiếng nói của con người, các cư dân trong nền văn minh cổ đại sử dụng nhiều hệ thống kí hiệu khác nhau nên xuất hiện nhiều loại chữ viết khác nhau.

Trong các loại chữ viết xuất hiện, có một loại chữ viết được gọi là chữ viết tượng hình. Chữ Hán là một loại chữ viết tượng hình (mô tả hình dạng của sự vật trong thực tế).

Chữ viết của người Trung Quốc hình thành từ rất sớm. Theo một số tư liệu, từ thời kì Hoàng Đế (thời kì tan rả của chế độ công xã nguyên thuỷ, cách chúng ta 5000 năm) thì chữ viết nếu có xuất hiện cũng chỉ là văn tự kết thừng (thắt nút), là một phương thức ghi nhớ các sự kiện trong buổi đầu của thời đại văn minh.

Chữ viết Trung Hoa đã thật sự xuất hiện từ thời kì nhà Thương (thế kỉ 17 TCN). Đó là văn tự giáp cốt (giáp văn và cốt văn). Giáp văn và cốt văn thực chất là chữ tượng hình.

Sang thời Tây Chu, chữ viết càng phát triển, được tìm thấy trên các chuông và đỉnh bằng đồng (kim văn). Về bản chất, chung đỉnh văn không khác gì giáp cốt văn, nghĩa là vẫn là chữ tượng hình, nhưng đã đơn giản hơn các nét chữ, cách viết và số lượng chữ đã tăng nhiều.

Chữ viết khắc trên đá(thạch cổ văn) cũng là chữ tượng hình.  Giáp cốt văn, kim văn và thạch cổ văn được gọi chung là Đại triệt.

Chữ viết Trung Hoa ngày càng phát triển, nét chữ ngày càng đơn giản hoá. Chữ viết đơn giản hơn, ngay ngắn hơn, số lượng chữ ngày càng tăng, tất cà chữ viết được giới hạn trong một khung hình vuông (thời kì Xuân Thu, chữ hình vuông này được viết trên các thẻ tre). Loại chữ này được gọi là Tiểu triệt.

Như vậy, giáp cốt văn, kim văn, thạch cổ văn và Tiểu triệt là những chặngđường phát triển đầu tiên nhưng tất quan trọng của chữ Hán ngày nay. Đến nay chữ viết hình vuông đã tồn tại gần 3000 năm. Gần đây, người Trung quốc rất cố gắng trong việc cải tiến chữ viết Trung Quốc nhưng kết quả đạt được rất hạn chế, chỉ dừng lại ở đơn giản hoá cách viết chứ ko thay đổi bản chất kết cấu của chữ viết (chữ tượng hình).

Do chữ viết xuất hiện sớm và được sử dụng liên tụctrong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nên nền Văn minh Trung Hoa đã để lại một di sản Văn hoá vô cùng phong phú trên tất cả các lĩnh vực (văn học, sử học, nghệ thuật, KHTN, tư tưởng triết học) và ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực KHTN của nền văn minh Hi lạp cổ đại

Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nền văn minh Hi Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.

a) Thiên văn học:

Vào thế kỷ 6 TCN, Thales (khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN) đã dự báo chính xác nhật thực xảy ra vào ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN khi quan sát nhật thực lớn vào 18 tháng 5 năm 603 TCN. Ông chứng tỏ rằng các ngôi sao phát sáng nhờ ánh sáng của mình, trong khi Mặt Trăng được chiếu sáng nhờ ánh sáng Mặt Trời.

Nhà triết học Pythagoras (khoảng 580 TCN – khoảng 500 TCN) cho rằng Trái Đất là một quả cầu nằm tại trung tâm vũ trụ và phát hiện ra rằng sao Hôm và sao Mai chỉ là một hành tinh.

Dùng phương pháp đo góc, Eratosthenes (276 TCN - 194 TCN) đã tính toán được đường kính Trái Đất. Là người đầu tiên tính toán được độ nghiêng của trục quay trái đất và chu vi trái đất khá chính xác.

Aristarchus (310 TCN - khoảng 230 TCN) là người đầu tiên trình bày một cách rõ ràng và có hệ thống về thuyết nhật tâm. Theo đó, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh trục của nó và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

b)Toán học:

Thales là người đã phát minh ra đinh lí Thales, ông đã tính toán khá chính xác chiều cao kim tự tháp bằng phương pháp đo bong mặt trời.

Pythagore đã phát biểu định lý về mối quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông.

Euclide (thế kỉ III TCN) là người đứng đầu trong những nhà toán học ở thành phốAlexandria. Ông đã tổng hợp các thành tựu toán học thời kì ấy và biên soạn cuốn sách “Toán học sơ đẳng”. Ông đã đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn Hình học sơ cấp.

Acsimet (287 – 212 TCN) là người đầu tiên tìm ra chỉ số pi, là người đầu tiên tìm ra mối quan hệ giữa diện tích toàn phần và thể tích của một hình khối (một hình cầu nộii tiếp hình trụ)

c)Vật lí học:

Acsimet vừa là nhà toán học, nhà vật lí học và nhà chế tạo máy móc vĩ đại. Ông đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Acsimet).

d) Y học :

Hippocrate ( thế kỉ V TCN) được coi là thuỷ tổ của ngành Y học phương Tây. Ông đã giải phóng Y học khỏi con đường mê tín dị đoan và xây dựng cơ sở Y học dựa trên những luận điểm:

+Nguyên nhân của bệnh tật là xuất phát từ giới tự nhiên. Vì thế con người phải chú ý vệ sinh ăn uống, đau phải uống thuốc.

+Khi cần thiết sẽ sử dụng phẫu thuật để chữa bệnh.

Ông là người đầu tiên phát biểu về khái niệm y đức trong Y học.

Về ý nghĩa lịch sử: Những đóng góp về KHTN của người Hi Lạp cổ đại đã đặt cơ sở khoa học đầu tiên cho sự phát triển về khoa học kĩ thuật ở châu Âu trong thời kì cận hiện đại.

Câu 5: Đạo Kito ở La Mã cổ đại

Nói đến tôn giáo ở đế quốc La Mã cổ đại phải nói đến đạo Kitô, mặc dù đạo Kitô không phải ra đời tại La Mã. Du nhập từ thế kỷ thứ IV Trước công nguyên nhưng phải sau công nguyên, năm 337 đạo kitô mới được phát triển mạnh mẽ.

Lúc này, đời sống cực khổ không lối thoát của nhân dân miền Đông Đế quốc La Mã cùng với giáo lí của đạo Do Thái và tư tưởng của trường phái triết học khắc kỉ chính là tiền đề đưa đến sự ra đời của đạo Kito.

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Jesus Christ, con của chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria. Jesus Christ ra đời vào khoảng thế kỉ IV TCN tại Béthleem (Palestin ngày nay). Đến năm 30 tuổi, Jesus Crit bắt đầu đitruyền đạo.

Đạo Kitô khuyên con người nhẫn nhục chịu đựng đau khổ nơi trần gian để khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thiên đàng. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới này. Chúa Trời, chúa Jesus, thành thần tuy ba mà là một ( tam vị nhất thể ). Đạo Kitô cũng có quan niệm thiên đường, địa ngục, thiên thần, ma quỉ...

Kito giáo khẳng định Đế quốc La Mã sẽ bị diệt vong và tuyên truyền cho sự bình đẳng giữa con người với con người, là yếu tố mới phủ nhận trật tự của chế độ chiếm hữu nô lệ.

Giáo lí của đạo Kitô gồm có Kinh cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh tân ước (kể từ khi chúa Jesus ra đời). Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều răn.

Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.

Cuộc vận động Kito giáo trong buổi đầu mang một ý nghĩa xã hội rất tích cực: đó là cuộc vận động của dân nghèo chống chế độ áp bức.

Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức là tôn giáokhông dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Constantinus đã gia nhập đạo Kitô.

Hoàng đế theo đạo Kitô thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải.

Đến giai đoạn này, tính chất tiến bộ ban đầu của Kito giáo không còn nữa, các giáo sĩ dần dần trở thành các quan lại của nhà nước, giáo hội trở thành công cụ trong tay giai cấp thống trị.

Về ý nghĩa lịch sử, Kito giáo ra đời là một sự kiện lịch sử rất lớn lao vì sau này nó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng của người châu Âu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kanomi