LSVMTG TCT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tử Cấm Thành - thành trong thành - là trung tâm Bắc Kinh với mái nhà ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và tường vây ngăn màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài, khiến dân chúng không thể đến gần. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh nhất hiện còn trên thế giới.

Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh -  Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.   

Tử Cấm Thành hình vuông, bố cục lấy tuyến giữa chính Nam, chính Bắc đối xứng, chung quanh là con sông hộ thành rộng và tường cao 9 mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cung điện, cửa, viện, sông nhỏ và đình viên. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc, bao gồm thái hậu, hậu phi và các hoạn quan, cung nữ. Trong cung hình thành nên quy tắc, lễ nghi cấm kỵ, vô cùng phức tạp. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

Cửa Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm.

Cửa Thái Hoà

Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.

Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà

Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản.

Cung Càn Thanh

Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày.

Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh

Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu.

Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển)

Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển

Điện Dưỡng Tâm

Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm.

Và Tử Cấm Thành trở thành cái lồng vàng, ở đó hoàng đế và những người hầu đều tránh né thế giới chân thực bên ngoài.

Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu được chở từ khắp các nơi trong cả nước, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hàng mấy nghìn km.

Uy nghi, huyền bí và mang vẻ đẹp hài hoà đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lấy, nguy nga. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một điểm đến đầy thú vị đối với bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tct