Lữ Hành

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả: A Sam

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản giáo dục Liêu Ninh

Loại hình: Cuộc sống thời thượng

Dùng phương thức du hành để khám phá cuộc sống, đi, bắt đầu chuyến lữ hành của bạn.

10 năm trước, bạn đã đang làm gì? Vì kỳ thi sắp tới mà lo lắng, đang yêu đương tẻ nhat , hay là mỗi ngày đi làm , tan ca một cách không có phương hướng. A Sam của 10 năm trước lúc đó đã bắt đầu chuyến du lịch không có điểm dừng của mình rồi.Lữ hành đã trở thành phương thức để A Sam kết nối với thế giới bên ngoài. là một phương thức sống.Chỉ là cuốn sách này đối với tác giả mà nói là điều ngoài ý muốn.Giống như một lễ vật không hẹn mà gặp trong chuyến hành trình dài này.Cho nên tác giả đã thổ lộ rằng:Lúc vừa đi , vừa ghi hình lại , trong vô số các tấm hình , cũng như trong trí nhớ , giống như duyện phận đến , thì tự nhiên xuất hiện cuốn sách này.Tên sách:” Tẩu , Chuyến Lữ Hành của bạn”, đem đến cho con người một cảm giác như  được cởi trói , hân hoan và xúc động.Dường như nói xong câu nói này đã mang theo hành lý lên đường rồi, có lẻ Lữ Hành vốn dĩ đã đơn giản như vậy rồi.Ước nguyện của một thành phố lớn Bangkok, say xỉn ngã trước tiệm mì kéo sợi vào buổi chiều ở Đông Kinh, các cửa hàng sách Thành Phẩm suốt đêm không đóng cửa ở Đài Bắc, chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của 12 vị Tông Đồ ở Melbourne , tiếp tục tìm kiếm những trào lưu đường phố  vào  mùa tới ở Seoul…..

Phần 1:

Khi mà cuộc sống đang trở thành một vấn đề nan giải thì du lịch như một thứ phẩm xa xỉ.Lần đầu tiên đi máy bay, lúc đó là năm 1995, khi tôi vừa tròn 22 tuổi, tham gia vào một đoàn học sinh của trường học, ngồi máy bay dân dụng của Hãng hàng không Trung Quốc đến Bắc Kinh, hướng về Đại Học Bắc Kinh. Lấy danh là học sinh, chứ kỳ thực là du khách.Lần đầu xuất môn, ngoài những vật phẩm cần dùng ra, tôi còn kiên quyết mang theo một đĩa CD vừa xuất bản của Vương Phi “Di-Dar” đến Bắc Kinh. Tôi đại khái cho rằng: đến Bắc Kinh nghe nhạc của Vương Phi, có lẻ có một cảm giác khác lạ.

Phần 2:

Có đôi khi con người đại loại là như vậy.Khi mà bạn quá mong đợi cái gì, thì khi có được rồi ngược lại lại mất đi một chút xúc động. Có lẻ bởi vì đã chờ đợi quá lâu. Đây chính là quá trình tâm lý khó mà giải thích của một người bạn sống lâu năm tại một thành phố ven biển.Giống như là từ Hong Kong đến phương bắc ngắm tuyết , một vẻ đẹp thông thường xa tầm với. Tôi thuê một chiếc xe bảo tài xế chở chúng tôi đến một hòn đảo nhỏ.Chiếc cano chạy lướt trên biển dường như đưa chúng tôi đến giữa đại dương. Sóng biển và ánh mặt trời đập vào mắt khiến tôi nhìn không rõ quan cảnh đằng xa.Tôi nghĩ đại dương mênh mông thế này khi nào mới có thể đến được biên giới

 

Đoạn 1:  Ý nghĩa của Lữ Hành

Khi mà cuộc sống đang trở thành một vấn đề nan giải thì du lịch như một thứ  phẩm xa xỉ.Lần đầu tiên đi máy, bay lúc đó là năm 1995, khi tôi vừa tròn 22 tuổi, tham gia vào một đoàn học sinh của trường học, ngồi máy bay dân dụng của Hãng hàng không Trung Quốc đến Bắc Kinh , hướng về Đại Học Bắc Kinh. Lấy danh là học sinh, chứ kỳ thực là du khách.Lần đầu xuất môn, ngoài những vật phẩm cần dùng ra, tôi còn kiên quyết mang theo một đĩa CD vừa xuất bản của Vương Phi “Di-Dar” đến Bắc Kinh. Tôi đại khái cho rằng: đến Bắc Kinh nghe nhạc của Vương Phi, có lẻ có một cảm giác khác lạ.

Ngoài Vương Phi ra, tôi còn mang theo một chiếc máy chụp hình đần độn mượn từ người bạn, một quyển sổ tay Muji, dự định mỗi ngày khi về tới phòng sẽ ghi chép lại hành trình của ngày hôm đó.

Tôi quả nhiên không phải là nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Diệp Thư, trong thời gian ở Bắc Kinh, mỗi ngày đều chơi một cách điên cuồng.Tuy mỗi một nơi mà tôi đi qua, mỗi một người mà tôi nhìn thấy, hễ có cảm giác đều ghi chép lại, nhưng cái khái niệm vừa mới lóe lên trong đầu, lập tức nhảy ra ngoài. Giống như cuộc sống sau này của tôi, vội vàng, luôn không kịp ghi chép lại thứ gì cả…

Về sau, cuốn sổ tay Muji này cuối cùng cũng ghi chép được 1 đoạn khi tôi ngồi trên máy bay: “Ngày 24 tháng 12, cảm giác lần đầu tiên ngồi máy bay thật làm con người hưng phấn, nhưng lại không dám để bạn bè biết mình “Nhà quê lên thành phố”.Chỉ đành ngậm ngùi ngồi yên một chỗ. Có điều tôi biết rằng đây quả thật là một trãi nghiệm đầy thú vị!

Chuyến du lịch lần đó, cuối cùng tôi đã đem tất cả những tấm hình chụp được khi đi ngao du khắp nơi ở Bắc Kinh cũng như các tấm phiếu vào cổng tham quan các danh lam thắng cảnh lớn nhỏ lưu lại trong máy tính làm thành một quyển sổ, ghi chép lại chuyến du lịch đầu tiên trong đời.

Từ đó, du lịch trở thành một sở thích thú vị nhất của tôi, mỗi lần rảnh rỗi, có tiền, tôi liền bấp chấp tất cả phóng ra khỏi Hong Kong. Lúc mới bắt đầu, tôi cũng đã từng quyết chí là phải viết Du Ký. Kết quả là việc chưa bao giờ thành.

Có thể cơ hội du lịch quá khó có, có tiền thì chưa đến kỳ nghĩ, đến kỳ nghĩ thì lại không có tiền. Việc này giống như trò đùa tình ái vậy. Người bạn không yêu lại yêu bạn, người bạn yêu lại không yêu bạn. Không chơi đến cạn giọt năng lượng cuối cùng, thề sẽ không ngừng nghĩ.

Kết quả là mỗi một lần đi du lịch đều lưu lại mỗi một tấm hình, mỗi một âm bản phim (phim chưa chụp). Đúng! Không sai, phải nói là phim đen trắng. Bây giờ thì có máy ảnh kỷ thuật số, có iphone. Chụp hình đương nhiên muốn chụp sao thì chụp. Nhưng lúc đó , một cuộn phim đen trắng chỉ có 36 tấm , mỗi lần chụp một tấm hình phải tốn rất nhiều tâm sức để tính toán. Phải cẩn thận từng li từng tí không để cho phim bị nắng rọi, phải nói là đối với mỗi thước phim một mực nâng niu.

Nhưng bất luận chụp có nhiều như thế nào đi chăng nữa, thì ngắm cũng chắc chắn nhiều hơn chụp. Tôi nghĩ, những phong cảnh đó, những cảm xúc đó bất luận là có chụp lưu lại hay không. Ký ức đó chắc chắc sẽ được chôn kín trong một góc nhỏ của tâm trí tôi. Chỉ đợi đến một ngày, khi tôi không còn ý thức được nữa nhất định sẽ lục ra xem.

Mỗi khi nhắm mắt , sẽ nhìn thấy những con diều hâu giấy bay lượn trên không trung ở bên ngoài cổng thành Thiên An Môn , bên dưới là một đoàn quân nhân cao lớn đi qua đi lại diễn hành. Mùi hương thơm nồng từ những quầy ẩm thực trên đường Vĩnh Kết tỏa đến. Những chiếc áo Dạ Hành Y tung bay ngộp trời của những khách bộ hành bên ngoài các cửa hiệu hoạt động về đêm ở Bangkok cùng với khí trời như thiêu đốt. Đi long vòng dưới bầu trời xanh ngát mây trắng ở thành phố Brisbane. Những người qua đường bước ra khỏi trạm metro trong khí trời âm u ở Paris. Hương thơm của những chiếc bánh cookies kiểu Anh tỏa ra trong khí trời se lạnh ở Nile cùng với những nụ cười bẻn lẻn trên khuôn mặt những đứa trẻ Phi Châu. Những tấm bảng chỉ đường làm từ những bóng đèn neon bên ngoài cổng trạm JR ở shibuya Nhật Bản và ống tất mang trên chân của bé gái…Thậm chí nhớ lại mùi mồ hôi của mình năm 14 tuổi với các học sinh nam trong lều cắm trại.

Tôi vẫn còn nhớ tất cả như in. Hơn nữa chưa bao giờ hoài nghi về những mùi vị và mầu sắc chôn giấu sâu trong mỗi góc khuất của ký ức. Nhưng nếu như tôi lúc đó nhanh chóng sắp xếp đem cả các cảm xúc phát sinh trong quá trình lữ hành lưu giữ lại , so sánh trước sau , thì có lẻ trong ký ức của tôi sẽ có một sự khác biệt. Việc này giống như là mỗi lần tôi xem lại cuốn nhật ký bản thân viết năm mười tám tuổi, nhìn thấy mình lúc đó chắc sẽ luôn có một cảm giác gì đó khó tả.

Nếu như…nếu như lúc đó tôi ghi chép lại, giống như người bạn nhỏ A Sam, không những nhớ mà còn không bỏ sót một điều gì. Nếu như ngay cả chuyện tình cảm riêng tư đều ghi chép lại một cách tỉ mỉ, thì căn cứ theo hiệu ứng cánh bướm, thế giới này sẽ không như bình thường.

Mở ghi chú của người bạn nhỏ A Sam, xem cậu ấy ghi chép thế nào về cảnh tượng lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt ở Hong Kong?

Tôi nhớ , ngày hôm đó trời hơi nóng , chúng tôi trạm mặt ở ngoài quảng trường Thời Đại Vịnh Đồng La , hình như cậu ấy mặc áo đen , mang một cặp kính gọng đen thông dụng cái mà toàn bộ người có văn hóa trên toàn cầu bao gồm cả tôi đều dùng. Sau khi làm quen, chúng tôi hai người cùng hút một điếu thuốc, cậu ấy tặng tôi một chiếc xe đồ chơi bọc thép làm quà kiến diện.

Lúc đó, cậu ta tỏa ra một phong thái mà có rửa cũng không sạch của một sinh viên. Tuy bộ dạng hút thuốc , để một ít râu ria mép nhưng mà thoáng nhìn thì dáng vẻ cũng rất non nót , trẻ trung , nếu nhưng không sớm liên lạc với nhau được một thời gian ở trên mạng thì chắc không ai ngờ tới cậu ta cũng là một tác gia có không ít thành tích ấy chứ.Năm ngoái gặp lại cậu ta , bộ dạng sinh viên ngày xưa không còn nữa rồi , bây giờ người đã lão luyện tài cán lắm.Dường như một người đàn ông biết được tất cả bí mật của thế giới. Bây giờ sau thập niên 80, quả thất giống như những gì mà nội Trương Tổ Sư nói: “Muốn xuất danh phải nhân lúc còn trẻ, nếu như để quá muộn thì cũng chả vui vẻ gì cho mấy.Khi tất cả chìm trong sự hư hại, đổ nát, thì quả nhiên là không thể nào không tranh thủ, nhưng có nhanh thế nào đi chăng nữa thì đừng bao giờ đánh mất con tim tinh tế và lý tưởng của bản thân.

Ai cũng biết “Mãi Văn” là một nghề làm cho người ta chết vì đói, không phải tạp chí báo chí không phát lương mà là: cái mà người viết muốn viết thì không phải cái mà nhà biên tập muốn dùng. Nếu như có phong cốt thì lại đánh mất đi chén cơm. Vậy thì bạn làm thế nào để cho ra cái gì?  Khả năng “Đi” có thể là biện pháp tốt.

Một tài nữ âm nhạc Đài Loan Trần Khởi Trinh có một bài hát tên gọi là “Ý Nghĩa Của Du Hành”. Trong những ca từ mà cô ấy viết: “Anh rời xa em đó chính là ý nghĩa của Du Hành”. Ý nghĩa của mỗi lần Du Hành, có thể là vì anh ta trốn tránh người con gái mà anh ta không yêu. Cũng giống vậy, tác gia người Mỹ Elizabeth M. Gilbert trốn đến nước Ý và Indonesia là để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cũng như cơ hội để bản thân trưởng thành. “Ý nghĩa của chuyến lữ hành của tôi là Thức Ăn, Mua Đồ và Ngủ”. Vậy chuyến Du Hành của người bạn nhỏ A Sam là gì? Là trốn tránh khó khăn trong giai đoạn thanh thiếu niên, tìm kiếm chân tướng sau khi trưởng thành, sau đó dùng văn từ chân thành nhất và hình ảnh để ghi chép lại

Mới xem qua bìa sách là một cuốn tạp chí du lịch, nhưng thực ra là một tác phẩm bày tỏ tình cảm chủ yếu là mô tả bản thân, truyền đạt cảm xúc, suy nghĩ cá nhân.Phải nói không thể không phục cậu bé vậy mà dũng khí, chộp được khoảnh khắc trong cái không trung vũ trụ, luôn luôn tại những nơi mà bạn không để ý đến, lặng lẻ bộc lộ 1 chút tình cảm cá nhân. Nhân lúc bạn không phòng bị mà công kích, là lúc mà làm người khác không kịp chóng đỡ nhất. Cuốn sách này phải nói là ích kỷ, cái tôi cao, ngược lại rất tinh tế về mặt tình cảm, sở hữu tính can đảm, có thể vạch ra ký ức sơ khai nhất của con người.

Chân thành hy vọng các bạn sẽ thích cuốn sách này, bởi vì mỗi người đều có thể tìm lại ký ức bị thất lạc mà mình đã từ lâu chôn vùi trong tâm trí, sau đó nhẹ nhàng nhắm mắt, hít một chút hương vị và màu sắc đã bị thất lạc đó.

Diệp Chí Vỹ

Ngày 1 tháng 4 năm 2011, cái đêm đúng ngày anh trai mất vừa tròn 8 năm.

Diệp Chí Vỹ

Tác gia nổi tiếng Hông Kông, từng xuất bản một số cuốn sách bán chạy nhất “Đột Nhiên Độc Thân”, “Tôi và 5 cái Kelvin”.

 

Đoạn 2:  Này, tôi vẫn chưa xem xong cuốn tiểu thuyết của anh.

Này, tôi vẫn chưa xem xong cuốn tiểu thuyết của anh

Này, tôi vẫn chưa xem xong cuốn tiểu thuyết của anh

Chỉ mới xem được 10 trang thì không muốn đọc tiếp nữa, tôi sợ tiếp tục xem thì sẽ không ra gặp được, bỏ lỡ mất đoạn văn đang đọc dỡ.

Tôi cứ cho rằng tôi là người nhớ sự việc rất rõ ràng, từng tình tiết, từng bối cảnh, mỗi độ tịch dương, một chút tâm trạng hỗn độn, còn hiệu quả hơn chiếc máy chụp hình ngu ngốc bình thường kia. Đọc những văn từ mà mấy năm nay bạn đảo đi đảo lại cuối cùng cũng viết ra, tôi lại nghĩ: Vậy thì những con người, những sự việc của tôi thì sao? Gần như tất cả men theo dòng xoáy trôi xuống ống nước trong căn hộ cao cấp cho thuê.

“Tôi là A Sam, hiện nay đang sống trong khu nhà cũ Thái Nguyên Bồi nằm trên đường Hoa Sơn Mấy năm trước tôi từng ôm ấp mộng tưởng sẽ làm nghề viết lách để kiếm sống.Tuy rằng trong sách hay nói Từ Tiện Thanh Hàn.Tuy là cuộc sống của tôi không phải giàu có cho mấy, nhưng tôi trước giờ chưa bao giờ nghĩ sẽ thay đổi.Thế là mấy năm sau tôi dấn thân vào nghề biên tập tạp chí cho đến hiện tại.”

Tôi là Lưu Đồng, hiện đang sống trong căn hộ trong tòa nhà gần Tứ Hoàn Bắc Kinh tên gọi là Thành Lạc Trại Duyên Hải. Bảy năm trước cũng đã từng ôm ấp mộng tưởng sẽ làm nghề viết lách để kiếm sống nhưng không còn cách nào khác, học thức có hạn, Bắc Kinh quá rộng lớn, những thứ mà tôi viết không đủ đấp tường ngói làm chỗ dung thân. Cũng may tôi xuất thân nghèo hèn, miệng nghèo tình cách hèn, không bao giờ phàn nàn về tạo ngộ của bản thân. Cho nên dấn thân vào ngành truyền thông này cho đến nay…

Xem chương trình nữa đêm của A Sam liên tưởng đến mình năm thứ 2 đến Bắc Kinh. Lúc đó nổi lên phong trào Blog.Trong số những người quan tâm có một số liên kết với Blog của A Sam.

Tôi còn nhớ rất rõ cú sốc khi lần đầu nhấn vào, chỉ là do nhỡ tay nhấn vào mà thôi, dán mắt vào những văn từ và hình ảnh trong 10 giây. Sau đó đóng lại, chép lại địa chỉ trang web. Trong lòng thấp thỏm, cảm giác như là hành tẩu 2 năm trong thành phố không biên giới Hoàng Sa:  “miệng mòm khô ráp, đột nhiên phát hiện ra một đại dương mênh mông. Thật không dám tin. Thế là đành nhấm mắt lại đợi đến lúc đêm tối quay lại. Rồi sau đó, một mình hoan hỷ.

Sau này phát hiện, trong thành phố Bắc Kinh này còn có nhiều người rất giống tôi. Đối mặt với A Sam Thượng Hải, một mình hoan hỷ. Niềm hân hoan nhỏ bé này sau này lan tràn trong giới truyền thông Bắc Kinh. Chỉ cần nhắc đến “Bạn cũng xem qua A Late Show của A Sam?” Cho dù xa lạ cách mấy cũng trở nên thân thiết.

Sự nhạy cảm cần thiết, cùng sự lương thiện vốn có, lý tưởng thiết yếu, thỉnh thoảng mất trọng lượng, máu văn nghệ cần có, thỉnh thoảng tàn ác, sự vô lý và chút yếu đuối không thể thiếu.Hơn nữa loại hình âm nhạc mang đậm chất Âu Mỹ mà cậu ta yêu thích chính là vẻ đẹp đương thời làm ngất ngay cả một thế giới khác.

Tất nhiên, đây không phải cái mà ai cũng có thể cảm nhận được. Chợ nổi sầm uất náo nhiệt và hoa viên với những con đường uốn lượn quanh co. Tôi đặt biệt có thiện cảm mãnh liệt.Tình cảm của tôi dành A Late Show của A Sam đầm thấm như tình yêu đối với Blog của Hàn Hàn.

Thậm chí, đôi lúc tôi nhìn thấy Trần Khởi Trinh là nhìn thấy tình cảnh vạn người rơi lệ hợp xướng. Thay vào đó, tôi hy vọng A Sam vẫn mãi là A Sam,  im lặng, xa hoa, chỉ được mọi người vây quanh ngắm nhìn, không bị ai đem ra bàn luận.

So với một số người ghé thăm Blog của cậu ấy nhiều năm nay.Tôi và A Sam xem ra càng thân nhau hơn.Còn nhớ có 1 ngày tôi đến Thượng Hải công tác liền hẹn cậu ấy ra gặp mặt tại một tiệm cơm Việt Nam được trang trí khá tinh tế.Tôi gác tay lên vai A Sam cùng chụp 1 tấm hình ngồi trên ghế sofa. Tấm hình đó, đến nay vẫn còn lưu trong điện thoại của tôi.

Đoạn 3:  Này, tôi vẫn chưa xem xong cuốn tiểu thuyết của cậu.

Tôi của năm đó và cô ấy của năm đó, không có chút gì lạ lẫm, trái lại giống hệt như hai bạn già quen nhau nhiều năm.

Chín giờ sáng ngày thứ 2, ngoài cửa sổ trời vẫn còn âm u. Tô để lại lời nhắn: Tiền trong ngăn kéo thứ 3, máy chụp hình F717, không biết anh có dùng quen không, có gì thì gọi điện cho tôi. Chỉ có vài dòng chữ giao phó toàn bộ công việc cuả cô ấy ở Thượng Hải – dứt khoát rõ ràng – đây rõ ràng là phong cách điển hình của những người có tài trong thành phố này.

Vào một buổi chiều mùa hè hanh nóng, cầm tờ giấy với dòng chữ nhắn tin Tô để lại cho tôi, trong lòng có chút cảm động khó hiểu. Sự cảm động này là sự tín nhiệm mà sau khi trưởng thành, ngoài gia đình ra đây là lần đâu tiên có người giao phó nhiệm vụ cho tôi mà không chút nghi ngờ.  Vấn đề không phải tiền hay là mấy chụp ảnh.Trong thành phố hoàn toàn xa lạ này đây là sự giao phó hoàn toàn bằng lòng tin cậy.

“Tô” ở đây cũng giống trong bài viết của cô ấy. Họ lần đầu gặp mặt, “Tô” cũng viết vài dòng chữ đem tất cả lời mình muốn nói thản nhiên nói ra, làm cho A Sam cảm thấy ngoài cha mẹ ra đây là lần đầu tiên được người khác tín nhiệm như vậy. Có lẻ, cũng chính vì như vậy mà cậu ấy đã chọn cách đối đãi với mỗi người đều nhẹ nhàng và khiêm tốn.

Cậu ta nhìn tôi chọn món ăn, cười cười nói nói, sau đó thản nhiên cầm hóa đơn gọi tính tiền.

Cậu ta chắc không biết đó là lần đầu tiên tôi ăn thức ăn Việt Nam. Cậu ấy cũng không biết rằng lúc tôi cầm tờ thực đơn trong lòng hồi hợp bất an, không biết giá cả quá đắt, trong túi lại chỉ vỏn vẹn 200 đồng tiền mặt sợ gánh không nổi.Đúng là Đốn Ngoại Quốc Thái (một bữa ẩm thực ngoại quốc).

Hôm đó tiêu hết 140 đồng, tôi cảm thấy quá mắc. Kỳ thực vì tiết kiệm tiền , tôi chỉ gọi 2 món ăn vặt và 1 chén mì.Đến lúc tính bill, tôi quên khuấy động tác của cậu ta lúc đó.Tóm lại cậu ta xử lý nhanh chónh vụ tính tiền không để tôi phải xấu hổ xử lý chuyện ấy, xong lại tiếp tục trò chuyện cùng tôi.

Chắc lúc đó tôi giả vờ như không có chuyện gì, nhưng trong lòng thầm nghĩ, đến lúc nào, tôi mới có thể hỗn loạn đến mức không đem 200 đồng ra mà đặt nặng vấn đề chứ. Suy cho cùng do trong tâm trí xem như không có gì xảy ra hay là đối với tiền bạc xem như không là gì?

Mấy năm trôi qua, mỗi lần nhớ đến việc xảy ra năm đó tôi nghĩ tôi đã khắc phục được cả hai phương diện đó rồi.

Còn việc tôi nhận cậu ấy là sư phụ là việc của 2 năm sau đó. Trong lúc họp mặt rất nhiều bạn bè người Bắc Kinh, tôi qùy 1 gôí kính ly rượu xem như là tôi kết duyên với Đại Dương năm đó.

Sau này, mỗi năm chúng tôi gặp nhau một hai lần, lời thì nói không quá trăm câu. Cậu ta trước giờ vốn không thay đổi. Còn tôi thì ngược lại, từ đó đến giờ rất sợ những người mình giao tế biến thành kẻ lắm lời. Nếu tiếp tục ngại, nhỡ biến thành kẻ trốn tránh giao tế. Cậu ta vẫn cứ lặng lẽ nhìn tôi. Xung quanh cậu ấy còn có một nhóm bạn rất thân. Mỗi lần nhắc đến cậu ấy, mặt ai cũng nở nụ cười, ôn hòa nhấc ly rượu từng ngụm từng ngụm nấc xuống bụng.Liên kết từng tiểu vũ trụ của mỗi người thành dãy ngân hà.

Tôi rất vinh hạnh được gặp cậu ấy và nhóm bạn này. Những lúc trôi dạt một mình, những lúc rảnh rỗi không có việc gì làm lên mạng, những lúc đi công tác buồn chán không người trò chuyện, A Sam và bạn cậu ấy luôn luôn ở đó. Ví dụ: Tôi từ trước giờ chưa một lần thấy mặt Niko nhưng cái tên này từ lâu đã khắc sâu trong tim tôi. Khi Niko thấy A Sam tạm lưu lại Thượng Hải phát triển, cậu ấy luôn ở bên A Sam, hai người  giữa thanh niên với nhau cùng làm một số việc và không làm một số việc .

Đôi lúc, bạn muốn xem người đó tốt hay không tốt, thì bạn phải xem số bạn bè cùng trưởng thành xung quanh anh ta.

Giữa họ đã cùng nhau chứng kiến những giây phút khó quên nhất. Trong thời khắc đỉnh điểm của tuổi xuân, họ giúp cậu ấy trị liệu những vết thương tình cảm, họ vẫn ép cậu ấy trị liệu ngày cả khi cậu ta bình thường nhất. Họ là cái chai nước và giọt nước mà lúc nào cậu ta lúc nào cũng mang theo bên cạnh. Bạn có thể không ăn cơm, không ngủ nhưng không thể không nhỏ vài giọt nước vào miệng.

A Late Show của A Sam năm đó cũng không khác gì so với tôi.

Lưu Đồng.

Truyền thông Quang Tuyến

Lưu Đồng

Truyền Thông Quang Tuyến, Tác gia cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất “ Thanh Xuân”, đã từng xuất bản “Rời Yêu”; “50 mét xanh thẩm”

 

Đoạn 4:  Đó là chuyến lữ trình phong phú của chúng ta

Biết Blog của A Sam từ lâu, cậu ta được dán cho các mác là “Kẻ Nổi Danh Trên Mạng”. Thời bấy giờ đó là một danh hiệu rất chói lóa, ngay cả một số người bạn thân của tôi cũng đều là fan hâm mộ của cậu ta. Bình thường họ rất hay nhắc đến cái tên này nên tôi lên mạng xem thử.Phát hiện thấy trong phần kết nối bạn bè có rất nhiều người hâm mộ, cảm thấy thấy có thể trở thành bạn của những người này thiệt là việc rất đáng ngưỡng mộ.

Vài lần họp mặt tại tiệm KTV, thông qua giới thiệu nên kính nhau 1 ly, một câu hỏi thăm còn không có, đối với việc này nhiều lần tôi tự trách mình tính cách vụng về, làm cho một người có nhiều bạn như thế ngay cả câu chào hỏi thông thường cũng khó thốt nên lời.Tuy sau này khi cả hai đã quen biết nhau rồi vẫn thường dùng những cụm từ như là: “Gánh nặng thần tượng” – dáng vóc mỹ lệ , ăn mặc thời trang, cử chỉ hành vi tân trào , đây là những đặc điểm không thể lột bỏ của giới nghệ sĩ khi họ đi diễn cũng như lên sân khấu, mang tính chất gánh nặng tư tưởng. “Văn Nhân Tương Khinh” – giới nghệ sĩ hay xem thường lẫn nhau để nhạo báng hành vi này. Nhưng tôi hiểu rõ việc quen biết một người, thân thuộc một người hoặc giả đi ngang qua một thành phố hay quen thuộc một thành phố đều cần phải có nhân duyên.

Có một lần ghé thăm nơi cậu ấy ở tại Thượng Hải, đúng lúc cũng có vài người ở nơi khác đến chơi, một vài người bạn uống quá chén mượn nhà cậu ấy tá túc, lúc tám chuyện, tôi động tác rất thành thục pha trà mời mọi người, tỏ vẻ bình thường giống như người thân thích vậy – tuy là chưa đích thân trãi qua một trận ái hận tình thù giữa cậu ấy và bạn bè xung quanh, nhưng có cảm giác lúc cậu ta sống chung với mọi người thường tiến thoái hữu độ, đem đến cho người khác cảm giác an toàn, còn cậu ấy trái lại đem sự mẫn cảm và bất an đó chôn giấu thỏa đáng. Nơi ở của A Sam giống hệt con người cậu ta vậy, cái phạm vi hẻo lánh khó có nằm hiên ngang trong một khu chợ huyên náo.Vào mùa xuân, trên con đường đi đến nơi làm việc, bạn có thể nhìn thấy những cành đào nở rợp hoa.Ánh mặt trời óng vàng trầm mặc chiếu rọi trên sân thượng là nơi thích hợp để vừa uống trà vừa lặng lẻ đọc sách. Nó dường như là một cảnh giới, cần phải vượt qua cái không gian và thời gian xuyên suốt qua một con đường hầm mới có thể đạt tới. Bạn bè qua lại bên cạnh cậu ấy xem như là Nhân Tình Thế Cố (kinh nghiệm và đạo lý đối nhân xử thế). Trên người của cậu ta chỉ còn lại mùi vị của sự dịu dàng, ôn hòa.

Tôi được cậu ta và các anh em sinh tử của cậu ấy gọi là Đại Sư. Tôi là người đối với chòm sao bổn mạng am hiều một cách thô thiển nên không nhớ lắm cung hoàng đạo của A Sam.Cũng không nhớ làm cậu ấy rốt cuộc đã từng xem bói về vấn đề gì, chỉ đại khái cảm giác cậu ta giấu nhẹm thương cảm không thuộc về cái thời đại này. Ở trong cái hiện thế mà giá trị đóng cặn, đục ngầu còn lưu luyến cái tuyết đông hoa hè, lá thu mưa xuân. Sống trong thời đại kỹ thuật số hoành hành còn câu nệ ba cái chuyện nhiếp ảnh phim. Đó là cảm giác trôi nỗi của việc cô lập với thế giới bên ngoài. Theo tôi cho rằng việc cậu ta đi không ngừng là để tìm nơi an vị tuổi thanh xuân hay tìm nơi an vị tấm chân tình mà thôi.

Không biết việc đi nhiều nơi so với việc có nhiều bạn bè việc nào đáng khâm phục hơn. Kẻ sống cuộc sống loài chim ưng như cậu ta lại mang theo bên mình cái tâm trạng trầm mặc tinh tế, mỗi lần tạm dừng lại tại một ngõ ngách khác nhau trong thế giới rộng lớn, gặp gỡ những người khác nhau, suy nghĩ về những mệnh đề khác nhau, cảm nhận những cảnh giới khác nhau, cảm thấy có lẻ cái vẻ ngoài bình thản sủng nhục bất kinh của cậu ta đã bị năm tháng quá khứ gột rữa.Trong đó vô vàn hỷ nộ ái lạc mà cậu ấy chưa hề nhắc đến, chúng tôi cũng mãi không thể nào hiểu thấu đáo. Đến nay, anh ta đã dẫn ra một đường dây manh mối ký ức. Đằng sau những biệt hiệu “người nổi tiếng trên mạng”; “blogger nổi tiếng”; “ tổng biên tập tạp chí Trào Lưu”. Theo tôi thấy, điều tâm đắc nhất của bản thân người lữ hành chân chính đó chính là lặng lẻ mặt đối mặt cùng chia sẻ những câu chuyện không có điểm kết…đó cũng là nhân duyên giữa tôi và A Sam. Cậu ấy sẽ tận dụng những trãi nghiệm phong phú của mình để dẫn dắt bạn bắt đầu cuộc hành trình của cuộc sống.

Có lẻ bạn vừa mới bước vào cuộc hành trình trên miền đất khách quê người, bạn có thể vẫn còn quen với việc mặc sức chìm nỗi trong hoang tưởng, hay là còn đang mê mẫn trong cái hư không phù sinh nhược mộng (bước qua một đời người giống như trãi qua một giấc mộng).Bạn có thể vẫn chưa nhận ra, sau khi đã đi qua nhiều nơi, tham quan nhiều phong cảnh, có thể bị những lời tự thuật ôn hòa bắn trúng mới xem như là hiểu rõ được ý nghĩa cuộc sống.

Chúc may mắn

Hansey

Hansey

Nhà thiết kế, nhà nhiếp ảnh

“Chúng ta còn có thể làm gì?”

“Chúng ta còn có thể làm gì?” - Đây là vấn đề mà tôi, A Sam cùng với đám bạn của cậu ấy thường đem ra bàn bạc

Hồi đó chúng tôi hay tụ tập trong một bán rượu nhỏ mà tôi đoán chắc là bây giờ nó đã bị phá đi rồi cũng nên.Có người nói chúng tôi nên mở một quán rượu hay là tiệm café, cũng có người nói chúng tôi nên thành lập một văn phòng thiết kế.Tôi còn nhớ lúc đó A Sam nói là muốn mỗi năm ra ngoài đi du lịch vài lần, sau đó nếu có cơ hội sẽ xuất bản sách du lịch cho riêng mình.Lúc đó chúng tôi mới đùa nhau nói rằng vậy cậu phải nhất định ghi trên bìa cuốn sách là: : “Trịnh trọng tặng cuốn sách này cho XXX”

Tôi cũng giống như đại đa số những người khác, quen biết A Sam qua bài blog “A Late Show”  của cậu ấy.Sau này đại khái là do nguyên nhân cùng làm trong giới truyền thông, hơn nữa cũng hay tiếp xúc với nhau trong công việc nên qua lại thường xuyên hơn. Chúng tôi thật sự quen biết là vào mùa thu năm 2005 khi cậu ấy đến Bắc Kinh tổ chức buổi triển lãm ảnh, hễ mà nhắc đến chuyện nay tôi luôn cảm thấy chúng tôi của lúc đó thiệt là không biết trời cao đất dày. Hồi đó Đồn Tam Lý vẫn chưa có Villiage, chúng tôi ngồi dưới gốc cây ven đường chờ người đến xem triển lãm.Lúc đó mặt trời tháng 10 ở Bắc Kinh chói đến độ như khắc vào da người.

Chúng tôi đã trãi qua một khoảng thời gian hết sức gần gũi, có đôi lúc ngồi kể chuyện tâm sự cho nhau nghe thâu đêm, có đôi lúc mới sáng sớm gửi cho nhau những tin nhắn hết sức vô vị như là: “Dậy, dậy, đi tè”.Có lúc phấn khích đến nỗi cậu ấy ngay lập tức chạy ra mua vé mấy bay bay từ Thượng Hải đến Bắc Kinh chỉ để uống rượu với bạn bè.

Sau này ai nấy cũng đều một bận, liên lạc cũng không thường xuyên như trước.Chỉ nhận được mấy dòng từ MSN của cậu ấy: “Nhật Bản, ngày...tháng…năm…Ký Tên”; “Sydney, ngày...tháng…năm…Ký Tên”…vâng vâng.Là cậu ấy lại đi du lịch, qua mấy ngày thì lại nhận được bưu thiếp của cậu ấy gửi về từ Nhật Bản, Sydney.Lần nào nhận bưu thiếp cũng thấy có vài dòng như là: “Thời tiết ở đây rất đẹp, giá như mà có thể cùng nhau đi phơi nắng thì tốt biết mấy”.Tuy nhiên chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội đến những thành phố xa xôi như vậy để mà tắm nắng cả.Chúng tôi chỉ cần biết đối phương vẫn bình yên vô sự là yên tâm rồi.

Sau này nghe cậu ấy xuất bản sách du lịch, tôi mới nghĩ tới lời nói đùa ngày hôm đó trong quán rượu.Chúng tôi của ngày hôm nay, mỗi ngày phải đấu tranh ứng phó, vừa mới mở mắt ra là hàng đóng công việc bày ra trước mắt, hóa đơn, chúng tôi đem việc đốt cháy calorie trong phòng tập thể dục xem như là thắng lợi vang dội, còn những giấc mơ mở quán rượu, tiệm café, phòng thiết kế chỉ toàn là những lời nói đùa. Nhưng A Sam ngược lại vẫn tiếp tục kiên trì. Chúng tôi hoàn toàn không ngờ A Sam lại đem những chuyện hằng ngày xảy ra trong cuộc sống viết thành một cuốn sách. Cho nên tuy bình thường chúng tôi hay đùa giỡn đối phương, nhưng trong thâm tâm ngược lại cho rằng những người kiên trì theo đuổi giấc mơ của mình thì rất đáng khâm phục.

Khấu Bác.


MEN'S UNO biên tập

Khấu Bác.


((MEN’S UNO)) Biên tập cấp cao, Bạn thân lâu năm

         

Cậu định đi đâu?

Một bộ Iphone 4, dạo một vòng Vân Nam

1 cái hermes, các nước Âu Mỹ đâu cũng đến

Toàn thế giới đã đi gần hết rồi, có thể vẫn chưa tiêu tiền để mua chiếc xe đua.

Đến lúc đó, thế giới quan của cậu cũng đã thay đổi rồi.

Tôi không biết làm thế nào để hình dung cái thành phố này, dường như vừa đặt bút xuống thì tất cả những ngôn ngữ như mất hết độ bóng.

Tiếng dương cầm ngân nga dần buông khúc

Bước vũ đạo rối rít lộn nhịp chân

Màn đêm thành phố đầy u uất

Lúc mưa rơi đã quen không che ô

Cửa hành tiện lợi một giờ đêm,

Đêm xuống rượu thanh vi tĩnh lai

Hút điếu thuốc cuối cùng còn xót lại

Dậm đầu thuốc

Muốn nói một tiếng: Chúc ngủ ngon! Thượng Hải

Đoạn V: Thượng Hải - Bắt đầu và kết thúc

Chương 1: Thượng Hải - Bắt đầu và kết thúc (1)

Bắt đầu từ khu nhà cao cấp Thường Đức, đối với rất nhiều người bạn bên cạnh tôi mà nói,  có thể sống ở Thượng Hải là việc gần như rất hạnh phúc. Mỗi người đều có thể tìm thấy cảm giác thân thuộc trong thành phố này, giống như một số cổng Thạch Khố cũ trong “Tâm Trạng Khi Yêu”, hoặc tiệm café nhỏ ấm áp bên đường. Nói như vậy, có lẻ sẽ làm cho một số người cảm thấy có gì đó vô lý, nhưng Thượng Hải quả thật là một tên hiệu hội tụ cả tính phúc tạp và phong phú.

Lúc nhỏ, ấn tượng đối với Thượng Hải rất mơ hồ. Cảm giác thật sự yêu thích thành phố này có lẻ là do Trương Ái Linh mà ra. Lúc đó tôi mang ipod đứng trước của Trương Ái Linh trên đường Thường Đức, trong đầu cứ nghĩ tới Trương Ái Linh người đã cự tuyệt Hồ Lan Thành nhưng lại đối với ông ta vừa yêu vừa hận.Dưới lầu mới mở một tiệm sách, cho 1 ly cà phê, không biết đó có phải là hương vị ưa thích của cô ấy lúc đó không.Nhiều lúc sự việc sẽ thay đổi nhưng kiến trúc thì vẫn nằm đó, vẫn như xưa.Giống như tình cảm chân thật thì mãi không thể nào bị thay thế.Thiết nghĩ , tôi ở thành phố này không lâu không mau tính ra cũng đã hơn mười mấy năm.

Có một ngày cách đây 8 năm, tôi quen được cô gái tên “Tô” 25 tuổi độc thân ở trên mạng. Người thành phố đến Thượng Hải một mình công tác nhiều năm, tình cảm thì nhợt nhạt, thường ngày ít nói chuyện, điển hình của cung bò cạp, xuất thân là kiến trúc sư. Tôi từ trước đến giờ, không nghĩ mình sẽ gặp người như thế cả. Sau khoảng thời gian dài chia cách, tôi ở Vũ Hán sống cuộc sống tạm bợ, gặp gỡ vài người, gây tổn thương một vài người, về mặt tình cảm giống như đứa trẻ ương nghạnh rất tùy tiện.

Thượng Hải đối với tôi mà nói là thành phố xa lạ của xa lạ, Tôi đối với Tô thì một chút cũng không hiểu, nhưng cũng giống bao như những bộ phim điện ảnh tình yêu khác, tôi vẫn mong đợi một khởi đầu tốt đẹp.Khi tôi đứng trước cửa hàng tiện lợi Lawson ngay giao lộ giữa đường Gia Sơn và Thái Nguyên, tôi có chút chóng mặt nên mua cho mình một chai nước suối uống từ từ, trên tai có đeo headphone, tôi nhớ lúc đó đang nghe bài hát của Vô Ấn Lương Phẩm (nhóm nhạc gồm Quang Lương và Phẩm Quân) đợi Tô sau khi đến chỗ làm sẽ đi tìm tôi, 10 phút sau tôi nhìn bản đồn tìm đến công ty của Tô. Một căn nhà nhỏ trong hoàng hôn của buổi tối tại Thượng Hải, có đàn chim bồ câu bay lượn trên đỉnh đầu. Vì trời chạng vạng tối, một nữa số chim bồ câu bay lên cao trong ánh hoàng hôn và hút dạng trong không trung.

Khi gặp một người lớn tuổi hơn mình, bản thân không cầm được nên ra vẻ chin chắn. Nhưng cái chín chắn đó mang theo một chút trẻ con cho nên chin chắn mãi không thể nào giả vờ được.

Tôi là A Sam, hiện nay đang sống trong khu nhà cũ Thái Nguyên Bồi nằm trên đường Hoa Sơn (gần đây rất thuộc đường).Mấy năm trước tôi từng ôm ấp mộng tưởng sẽ làm nghề viết lách để kiếm sống.Tuy rằng trong sách hay nói Từ Tiện Thanh Hàn.Tuy là cuộc sống của tôi không phải giàu có cho mấy, nhưng tôi trước giờ chưa bao giờ nghĩ sẽ thay đổi.Thế là mấy năm sau tôi dấn thân vào nghề biên tập tạp chí cho đền hiện tại.”

Người ta hay thích thêu dệt nên những hết câu chuyện tốt đẹp này đến câu chuyện tốt đẹp khác để an ủi những người cô đơn bị tổn thương.Chỉ có điều tôi biểt rằng sâu thẩm trong con tim tôi vẫn luôn chờ đợi mang nỗi đau đó giao phó cho em. Những nỗi đau đó như là những chiếc gai nhọn, đâm tỉa từ trong sương cốt mà không cách nào có thể loại bỏ được. Nhưng tôi rất rõ

Không ngờ ngày đầu tiên ở Thượng Hải, là tôi đưa Tô tan ca đến đêm khuya, cô ấy dùng lò vi sóng hâm nóng lại bánh bao chiên cho tôi ăn. Loại nước vitamin C mà tôi uống lúc đó, là một loại thức uống rất đắt. Sau khi ăn xong, một mình tôi ngồi trong khuôn viên công ty lặng lẽ hút thuốc nghe nhạc. Có đôi lúc tôi rất nhớ bản thân mình của những năm tháng ấy, nhớ sự giao hòa tĩnh lặng giữa hai người. Sự tĩnh luyặng giống như nước trong đêm lạnh mang đến cảm giác mềm mại, thoải mái.

Tắt ngọn đèn trên bàn, Tô bảo cùng đi bộ về nhà. Thượng Hải, một bản đồ tình yêu của thành phố xa lạ mà phức tạp, tràn đầy phồn hoa nhưng lại ẩn chứa sự cô đơn khó bày tỏ. Tôi và Tô ăn bữa cơm đầu tiên trong tiệm cơm Đông Bắc trên đường Triệu Gia Bang gần đường Đại Mộc Kiều. Tôi uống hết 1 lon bia Suntory, chưa say. Sau đó Tô mua cho tôi khăn tắm và bàn chải đánh răng.

Có phải, tất cả câu chuyện đều khởi đầu như vậy chăng? Hai kẻ cô đơn ôm ấp nhau trong đêm tối như mực, mồ hôi giao thoa, cái đêm tháng 7 oi bức này bổng trở nên quen thuộc. Các bạn không cần nói, tận dụng khoảng ánh sáng dư thừa của thành phố nhìn nhau, đó chính là mùi vị của hơi thở nóng rang quen thuộc.

Lúc đêm khuya, trời bổng dưng đỗ mưa, cơn mùa phùn Giang Nam không giống phương bắc, li ti giống như kim chỉ đan dệt mất trật tự trên không trung của thành phố.

Thế là trong cơn mơ hồ chúng tôi say giấc đến 9h sáng hôm sau, ngoài cửa sổ trời vẫn còn âm u. Tô để lại lời nhắn: Tiền trong ngăn kéo thứ 3, máy chụp hình F717, không biết anh có dùng quen không, có gì thì gọi điện cho tôi. Chỉ có vài dòng chữ giao phó toàn bộ công việc cuả cậu ấy ở Thượng Hải – dứt khoát rõ ràng – đây rõ ràng là phong cách điển hình của những người có tài trong thành phố này.

Vào một buổi chiều mùa hè hanh nóng, cầm tờ giấy với dòng chữ nhắn tin Tôi để lại cho tôi, trong lòng có chút cảm động khó hiểu. Sự cảm động này là sự tín nhiệm mà sau khi trưởng thành, ngoài gia đình ra đây là lần đâu tiên có người giao phó nhiệm vụ cho tôi mà không chút nghi ngờ.  Vấn đề không phải tiền hay là mấy chụp ảnh.Trong thành phố hoàn toàn xa lạ này đây là sự giao phó hoàn toàn bằng lòng tin cậy.

Đoạn VI: Thượng Hải - Bắt đầu và kết thúc (2)

Phòng của Tô ở giữa dãy phòng trên đường Đại Mộc Kiều, toilet không lớn lắm, mở cửa sổ ra có thể nhìn thấy đại lộ xe cộ qua lại tấp nập. Sàn gỗ xem ra cũng chả mới mẻ gì, vết hoang ố khắp nơi. Tôi mặc áo vào định đi ra ngoài, lúc vừa mở cửa tôi từ từ nhắm mắt lại muốn đem tất cả những cái trước mắt khắc sâu vào tim, giống như bộ dạng của tôi trong lúc viết cuốn truyện này vậy. Rồi sau đó mở mắt, đóng cửa lại.

Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta sẽ không ngừng đóng cửa, mở cửa nhưng bạn sẽ không cách nào biết chính xác rằng có một số cánh cửa một khi đã đóng rồi sẽ không thể nào mở ra được nữa.

Không biết thời niên thiếu của bạn có giống tôi không? Vì một mối tình mà kiên trì bay qua bay lại giữa hai thành phố, thuộc lòng điểm đỗ máy may của 2 sân bay, các cửa hàng và cả quầy làm thủ tục của Công Ty Hành Không. Không phải vì bạn đi công tác hay đi du lịch mà là vì một mối tình mà đã vứt bỏ tất cả chỉ biết hướng đầu về thành phố khác.

Bây giờ nghĩ lại thấy thật là có chút điên cuồng. Nếu bạn gặp tôi của năm đó, liệu tôi có phải với tấm chân tình đó, với dũng khí đó đi tìm tình yêu ở nơi xa xôi như vậy.

Tôi và Tô ở bên nhau vừa tròn nữa năm. Tôi gần như 1 tuần bay đến Thượng Hải 1 lần. Đây quả thất là một mối tình không biết mệt mỏi. Đến nay, tôi còn không hiểu tại sao lúc đó bản thân mình lấy đâu ra thứ tình cảm và dũng khí to lớn như vậy, bất chấp tất cả, bôn tẩu giữa hai thành phố, những tấm vé máy bay đã từng mang theo sự mong đợi kỳ vọng ấy tôi vẫn lưu giữ đến tận bây giờ. Sau đó, cái năm cả hai chia tay nhau, hai đứa không một chút xúc động, không một chút oán hận, tất cả mọi thứ cắt đứt trong im lặng. Tôi cho rằng: tất cả các ký ức cứ lặng lẽ như vậy mà bị xóa sạch đi.

Nhưng, hóa ra lại phí công vô ích

Tôi dối bố mẹ, nói rằng đã tìm được công việc thực tập ở Thượng Hải. Kỳ thực, đại học còn chưa tốt nghiệp, lấy đâu ra cơ hội nào chứ. Chỉ có Tô âm thầm lặng lẽ giúp đỡ tôi.Tô âm thầm lặng lẽ ủng hộ tôi ngoại trừ mặt tinh thần còn cả về mặt kinh tế. Tôi cũng không biết rõ bản thân mình muốn làm nghề gì. Nhưng trong lòng đã sớm mơ hồ sẽ quyết định theo ngành truyền thông. Tuy truyền thông đối với tôi không một chút kinh nghiệm của năm đó quả thật như một giấc mộng. Tôi nghĩ , vốn liếng duy nhất của bản thân mình năm đó chính là tuổi trẻ.

Cái ngày mà tôi rời xa Vũ Hán, tôi cứ chui rút trong ký túc xá vọc máy tính, mở bài hát “Thành Phố Buồn”, tôi vốn rất thích bài hát trong bộ phim điện ảnh này, nhưng mỗi khi nghe là lại chìm vào giấc ngủ. Lúc tĩnh dậy đồng hồ đã điểm 10 giờ rưỡi, như thường lệ tôi đánh răng , uống nước rồi xuống lầu ăn cơm. Chỉ có điều hôm đó là ngày hết sức đặc biệt, Tôi sắp xếp hết tất cả các vé vào cổng, vé  máy bay, vé xe lửa của những năm đó. Lúc đó tôi có sở thích sưu tập đồ vật, thích ghi nhớ lại ngày tháng, thích tự nhủ với bản thân mỗi ngày phải trôi qua thật có ý nghĩa. Bây giờ mà gom lại cũng được một đóng dày cộm. Đánh dấu những chú thích ngày tháng giống như cuốn nhật ký thông thường, nhưng tôi ngược lại không tài nào nhớ nỗi đã bao lần tôi lên và xuống máy bay tại sân bay Thiên Hà ở Vũ Hán và sân bay Hồng Kiều ở Thượng Hải. Hơn 400 cuốn CD, 10 ký sách và tạp chí, một cái tủ lạnh Con Gà Nhỏ có thể chứa bảy đến tám chai nước, một túi xách kèm theo mấy chai nước hoa quen thuộc kè kè trong người, mấy rương quần áo đơn giản, đó là toàn bộ gia tài của tôi năm đó. Có lẻ đó là thói quen từ thời Đại Học, rất nhiều đồ đạc tôi không nỡ vứt đi nên đồ ngày càng nhiều. Cứ như thế tôi mang theo những đồ đạc này bay đến Thượng Hải, chính thức bắt đầu cuộc sống mới.

Lúc máy bay rời Vũ Hán, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ rơi nước mắt, vì tôi biết rằng chuyến đi lần này sẽ không bao giờ trở lại, tình yêu thời niên thiếu, niềm vui và nỗi buồn tôi gạt tất cả xuống hai bên bờ sông.

Cuộc sống nữa mộng nữa tĩnh.

Người bạn đầu tiên ở Thượng Hải của tôi là Niko, cậu ấy cũng là đồng hương của tôi, chúng tôi đã có thời gian dài nói chuyện với nhau ở trên mạng. Tôi và Tô quen biết nhau cũng bắt nguồn từ Niko. Lúc đó tôi còn đang viết chuyên đề cho một tờ báo trên mạng, Niko đưa Tô địa chỉ trang web của tôi, còn có câu chuyện sau vụ này nữa. Bài ca mà chúng tôi hát chung năm đó là của …. “ Chúng tôi ơi chúng tôi”.

Vì lần đầu đến Thượng Hải, lúc gặp mặt Niko lần đầu tiên tôi vẫn chưa tìm được công việc, còn cậu ấy đã là viên chức rồi. Chúng tôi hẹn nhau trước của tiệm Trương Sinh Ký trên đường Triệu Gia Bang. Lúc đó, chúng tôi ăn không nổi đồ ăn Trương Sinh Ký nên tùy tiện ăn đại bát mì kéo sợi ở Dư Gia Hối. Niko tướng mạo rất thanh tú, trước đây đã từng học qua khóa trang điểm ở Bắc Kinh, sau này không hiểu vì sao một lòng muốn đến Thượng Hải, hơn nữa sau này lưu lại hẵn ở đây.

-         “Vì sao lại thích Thượng Hải?”…

Đây là vấn đề lần đầu tiên tôi hỏi người khác, rất nhiều năm sau đó , nhiều người lại hỏi lại tôi câu hỏi tương tự này.

Niko nói: “mấy năm trước, tôi mang theo mấy trăm đồng, từ Thượng Hải đến Bắc Kinh rồi lại từ Bắc Kinh quay về Thượng Hải”. Ngoài hai nơi này ra thì chả muốn đi đâu. Rất nhiều người đến thành phố này đều mang theo lý do tương tự. Có người ở lại, lại có người ra đi.

Nhiều năm sau, tôi và một người bạn thân tên Hoàng Quá, khi trên đường đi về nhà, tôi hỏi anh ấy vấn đề tương tự, cậu ấy không buồn ngước đầu lên, mà còn rất điềm nhiên trả lời:  Đại khái là vì Annie Baby!

Tôi làm sao có thể quên được Annie Baby chứ, đó là người con gái thích viết sách, người đã cùng tôi lớn lên, cùng tôi đi học… Bất luận người ta nói cô ấy giả tạo, hay than vãn nhưng trong lòng tôi cô ấy vẫn mãi là cô ấy, cũng giống như ký ức thời thanh xuân mãi mãi không thể nào sao chép được… Thượng Hải và Cả đất nước năm đó như nhau, ở đâu cũng đều bi bao chùm bởi hình bóng của SARS, tôi một mình từ Vũ Hán đến Thượng Hải du lịch, trong tay chỉ có mỗi bản đồ Thượng Hải của Annie Baby, ở quãng trường Mai Long Trấn ở Chuẩn Hải lộ, nơi mà Annie Baby và Tiểu Kiều gặp nhau trong cuốn “Hoa Loa Kèn Nhện Đỏ”. Đối diện là tiệm kem Haagen-Dazs, gần sân vận động Thượng Hải, tôi tìm thấy sân bóng rổ nơi mà các cậu thanh niên chơi đánh bóng trong cuốn sách, tiệm cơm ở trạm ga cũ của Thượng Hải, cửa hàng tiện lợi Lawson, những dãy nhà cổ thuộc pháp thấp thoáng dưới bống cây Ngô Đồng. Tất cả dường như in dấu trong tâm trí tôi. Dường như mục đích đến Thượng Hải của tôi chỉ để xem những điều gì đó mà thôi…

 

Đoạn 7: Thượng Hải , bắt đầu và kết thúc

 

Ở dưới nhà tôi cũng có một cửa hàng tiện lợi Lawson, nhiều năm trôi qua, người con gái đó đã dọn ra khỏi thành phố còn tôi đã quen với lối sống ở Thượng Hải. Nhớ lại lúc đó thỉnh thoảng cứ đúng 10 giờ đêm tôi lại ra quán ba gần bên nhà uống một ly cocktail Long Island Iced Tea. Long Island Iced Tea mới nhìn thì có vẻ thanh đạm , mềm mại , mùi vị mê người nhưng một khi uống vào rồi thì phải nói cực kỳ thú vị. Cái thói quen này đến này không hề thay đổi, Tôi thích ngồi ở quầy bar hút thuốc nhìn Evan pha rượu. Người đàn ông 25 tuổi độc thân này có kiểu rất cực ngắn. Cậu ta pha rượu rất thuần thục , sau đó đẩy ly đến trước mặt tôi nhưng cậu ta chưa bao giờ bắt chuyện với tôi cả. Nữa đêm 1h30, sau khi uống hết ba ly rượu, tôi từ Mao Danh Nam Lộ đi bộ về nhà. Trời bắt đầu đổ mưa, tôi đứng trước cửa hành tiện lợi hút một điêu West, lúc đó vừa đúng thời gian Tô đi làm về. Tôi đã quen với việc đứng trước đường đợi cô ấy.

Có đôi lúc tôi nghĩ, tình yêu thời niên thiếu cũng hay, nói đến thì đến, nói đi thì đi, không day dưa kéo dài, dường như toàn thế giới chỉ có tình yêu.

Kỳ thực cho đến chờ tôi vẫn thực sự không hiểu nổi những từ ngữ xa lạ trong khẩu âm của người Thượng Hải. Việc này dường như đã trở thành quá khứ giữa tôi và Thượng Hải, cái quá khứ của ngày hôm qua.

Công việc cũng tự nhiên mà đến có tránh cũng không kịp tránh.Tôi còn nhớ như in cái bản thảo phát biểu đầu tiên của tôi ở trên tờ báo “Thủ Đô Bán Đảo” . Lật lại những bài viết lúc trước, tôi kinh ngạc phát hiện ra, lúc đó, cái ước vọng sáng tác của tôi mãnh liệt không cưỡng nỗi. Nào là những tâm tình tùy bút, những câu chuyện tình yêu thêu dệt ấy mỗi một bài là do tôi một mình trong đêm thâu hoàn thành. Các bản thảo của tôi càng viết càng nhiều. Đến năm 2004 tôi đã nhận được công việc biên soạn cho tờ tạp chí Chủ Lưu. Lúc đó tôi đã bắt đầu tin rằng viết lách giống như việc người ta uống nước, bỏ không được mà vứt cũng không xong.

Làm biên tập tự do đối với người ngoài mà nói là một việc vô cùng ý nghĩa, nhưng mấy năm qua tôi mới thấu hiểu được tính quan trọng của việc có thu nhập ổn định.Một khi thù lao biên soạn phát muộn hoặc giả vì một số nguyên nhân khác mà họ không thể chống đỡ nỗi, tôi liền đối mặt với cảnh khốn khổ không đồng xu dính túi. Cái cảnh khốn khổ này buộc một kẻ lười nhát như tôi phải đi tìm một công việc có thu nhập ổn định hơn. Nhưng thật trớ trêu, trong vòng một tháng tôi tràn đầy niềm tin đầu tư vào cái tờ đơn xin việc thì chỉ duy nhất một công ty Bất Động Sản mời tôi đến phỏng vấn. Tuy trong lòng có vô vàn thứ không tình nguyện nhưng tôi vẫn đón chuyến xe sáng sớm đến trước tòa lầu văn phòng, ngước đầu nhìn tòa cao ốc cao vời vời mà xa lạ kia. Tôi lặng lẽ bước lên rồi âm thầm bước xuống, trong lòng vang lên một âm thanh rõ ràng “ Bạn phải lựa chọn việc mà bạn thích”.Thế là tôi lựa chọn bỏ cuộc.

Về nhà tôi nói với Tô rằng họ không chịu tuyển dụng tôi, Tô nói không sao, làm công việc hiện tại là được rồi. Hai năm dài , dưới sự khích lệ của Tô, tôi lại tiếp tục tiếp bước trên con đường của mình và đã gặt được những thành công hữu hình.

Cũng thời điểm đó, tôi đã làm một việc mà đến giờ nhìn lại tôi vẫn cảm thấy hết sức đáng tự hào. Tôi tìm được công việc viết kịch bản, hợp tác với nhà biên kịch nổi tiếng ở Hong Kong viết kịch cho một bộ phim truyền hình nói về chốn Thanh Cung- cái này do một người bạn của Niko tên là Leo giới thiệu. Cái giai đoạn đó, mỗi ngày tôi phải cật lực tăng tóc viết mười vạn chữ. Thường là do không có cảm hứng, phiền não bất an, thậm chí lúc đi du lịch sông Nam Khê với Tô cũng không quên nhắc nhở bản thân ngày giao bản thảo. Tuy lúc phát sóng không nhìn thấy tên của tôi, nhưng đó cũng là một giai đoạn gian khổ khiến người ta có cảm giác hân úy (vì trong lòng thích mà cảm thấy như được an ủi). Cũng chính là vì quyển kịch bản mà lần đầu tiên trong đầu tôi xuất hiện cái ý nghĩ chia tay với Tô.

Lúc Tô kiên quyết đòi đi Trùng Khánh công tác, còn tôi ngược lại lựa chọn lưu lại Thượng Hải, thì tôi đã biết chúng tôi đã bước đến ngã ba đường.Lúc đó trên người tôi chỉ có mười mấy đồng, tôi nhẫn nại, lo lắng đợi tiền nhuận bút.Kỳ thực lúc này đây tôi có nổ lực cách mấy cũng không tài nào nhớ nỗi niềm cơ cực năm đó, có lẻ nó đã sớm tan theo mây khói rồi.

Đi Việt Nam gần như là một tâm nguyện, từ lúc tốt nghiệp đại học, ban đầu dự định một mình đi, nhưng sau này lại biến thành nguyện vọng của tôi và Tô. Năm 2006 chúng tôi đã thực hiện chuyến đi theo như ước nguyện, từ Thượng Hải đến Quãng Châu sau đó đến Sài Gòn, Nha Trang, Hà Nội, một hành trình xuyên suốt Việt Nam, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Sauk hi trở về từ Việt Nam, cuộc sống của tôi nảy sinh một số biến đổi, chia tay là kết quả không thể nào tránh khỏi.

Tôi bắt đầu cuộc sống một mình, dọn đến nơi khác, có công việc ổn định, làm biên tập cho một nhà xuất bản tạp chí…

Sống trên tầng năm đương Phiên Ngu, đối mặt với ban công nhỏ là khuôn viên trường học, sáng sớm có thể nghe thấy tiếng nhạc phát cho các học sinh tập thể dục, trong đầu cứ ngân vang lên hết âm thanh này tới âm thanh khác, cuối cùng nằm ngoài dự đoán, tôi không ngờ mình lại quay về bên cạnh Tô.

Tôi cảm thấy mình rất nhớ cô ấy, giống như máu thâm nhập vào trong xương tủy vậy, thế là tôi và Tô lại phức hợp. Tôi lại dọn về nơi cũ, bắt đầu một công việc mới, bắt đầu một tình yêu mới, chỉ có điều người đó vẫn là Tô.

Những câu chuyện tình cảm thì luôn thiên biến vạn hóa, nhưng đến cuối cùng cũng chỉ có một kiểu. Cứ yêu qua yêu lại, không bao giờ thấy được điểm kết. Tốn rất nhiều tâm sức cuối cùng chẳng được gì. (trúc lam đả thủy nhất trường không) Bốn năm bắt đầu lại với Tô quả thật là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Tô mua căn phòng mới, công việc của tôi cũng thuận buồm xui gió. Tôi vốn dĩ cho rằng cuộc sống yên bình sẽ cứ như thế mà tiếp diễn, cho đến lúc tôi gìa nua, nhưng đến một ngày chúng tôi chính thức nói lời chia tay. Tôi dọn đến căn phòng ở Phổ Đông, quên hết những gì xảy ra trong quá khứ.

Mấy năm sau khi chia tay với Tô, tôi bắt đầu cuộc hành trình dài không mục đích.

Thượng Hải là một nơi mà tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, trong vòng một năm bạn có thể nhìn thấy một cửa tiệm cà phê khai trương rồi lại đóng cửa, sau đó lại xuất hiện một tiệm cà phê mới mở cửa. Tôi của bây giờ không giống tôi của sáu năm trước lúc nào cũng mang theo một cuốn sổ tay đến lầu hai của IKEA gọi một ly cà phê Mc và 1 cái bánh kem socola . Đó từng là món mà tôi yêu thích nhất. Lúc đó quán còn có một đội nhạc Thanh Tân mời đến trợ sướng. Ngày nay, số lượng du khách và dân địa phương đến đó uống ca phê Mc càng nhiều.

LV mấy năm trước đã từng làm soundtrack cho du lịch thành phố.Thượng Hải một phần là Joan Chen bước vào chuyện tình yêu của cô ấy với thành phố. Lúc nghe cô ấy kể không ngừng về mình, tôi giật mình nhận ra rằng Thượng Hải cũng chôn giấu những câu chuyện tình yêu thành phố thuộc về tôi. Tuy là tính từ lúc còn ngây thơ khi bước vào cổng trường đại học cho đến khi bước vào cuộc sống độc lập của hiện tại đã hơn 7, 8 năm trôi qua. Nhưng tất cả mọi thứ dường như đã thay đổi.

Lữ hành kỳ thực giống như yêu đương.Những năm tháng đó tôi như con thoi đung đưa giữa những thành phố khác nhau. Đôi khi gậc gù tỉnh giấc trong ánh hoàng hôn, không biết bao nhiều lần nhìn thấy mặt trời mọc và lặn. Nhưng mỗi lần ra đi, tôi đã quen với việc ngồi bên cửa sổ ngắm thành phố dưới chân mình. Người mà tôi đã từng yêu , đã từng hận , đã từng muốn quên đi cứ hiện lên rõ mồn một như những thước phim điện ảnh. Không nơi nào mà tôi nghe nói, chỉ cần dựa vào sự liên kết giữa linh hồn và lời văn, thì dù đi đến đâu, chỉ cần quay về Thượng Hải, quay về căn phòng nhỏ bé của mình, nhìn thấy những vật dụng quen thuộc, lòng tôi tức khắc bình yên trở lại.

Bây giờ ở Thượng Hải là 6 giờ 4 phút sáng. Đây hoàn toàn không phải thời gian mà tôi gặp phải. Nhưng hôm nay, giờ này phút này tôi đang ngồi viết về quá khứ, dùng những lời đơn giản và tâm trạng phức tạp chào mọi người buổi sáng. Mặt trời bên ngoài cửa sổ đang dần nhô lên. Ánh sáng màu cam dường như đang muốn nhô lên. Tôi vụt dậy, đứng trước cửa sổ hít một hơi thật dài. Tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng yêu thành phố này, cũng vô cùng yêu em. Bất luận em ở phương nào, tình yêu tôi dành cho em như ánh mặt trời kia lúc lặn lúc nhô. Sau này có lẻ em sẽ hiểu.

Đoạn 8: Đi nữa vòng trái đất (1)

Thành phố khiến tôi mỗi giây mỗi phút đều nhớ nhung đến, mang theo tất cả những hương vị liên quan đến cô ấy ghi dấu lại.Tôi từng cho rằng đó là trung tâm của thế giới, cũng từng cho rằng sau khi lịch sử di trú thì sẽ không còn những thắng cảnh,  sau khi đã đi qua mới biết rằng tất cả đã lặng lẻ lắng động trên lộ trình dài này.

Sydney,  Diện chiều đại hải, xuân ấm hoa khai.

Tô nói : chúng ta đến bãi biển nhé!

Ở đó là thế giới hoang vu. Hoang vu , không có biên giới. Ra đi sẽ không bao giờ quay trở về.

Còn nhớ lần đầu tiên tiếp cận với đại đương không?  Trong lòng nổi lên đợt sóng dữ dội hay cảm giác bình yên?

Đã một gian rất lâu, đại dương đối với tôi mà nói là một nơi xa xôi không thể nào tiếp cận.

Một sự cam kết của bố mẹ, đã khiến tôi một đứa trẻ mới bước vào nhà trẻ đối với biển nảy sinh một sự mong đợi kỳ lạ. Nơi mà biển tồn tại đó có phải cũng giống tôi, một kẻ yêu thích cuộc sống tự do.Trước mỗi giấc ngủ trưa tôi đều kéo vài mảnh len trên tay áo len mà mẹ tôi đan, thổi chúng bay lả tả, nhìn những mảnh len bay lên rồi sau đó bay bay tan biến dần trước mắt, tôi nhìn lên tấm trần bằng kính và nhẹ nhàng lịm dần trong giấc ngủ.

Tôi của lúc nhỏ luôn tin rằng, những trái banh len bay lên trên không trung này thật là có sức sống, đến một ngày nào đó nó sẽ tích ít thành nhiều, nó sẽ có thể đem những con ốc biển mang mang theo những âm thanh của sóng biển quay về, để ta có thể lắng nghe tiếng sóng biển sô bờ và tiếng sóng đập vào ghềnh đá.Đối với một đứa trẻ nội lục mà nói, Biển là một nơi rất xa xôi.

Sống đến năm 30 tuổi, đã chiêm ngưỡng rất nhiều bãi biển ở các nơi trên thế giới, tôi thấu hiểu được rằng đã từ lâu biển không phải là lời cam kết của bố càng không phải là giấc mơ thời thơ ấu.Vẻ đẹp của biển càng giống như một cảnh mộng của phiên bản thật, khi nhảy vào sẽ lập tức chìm sâu dưới đáy biển.

Lần đầu tiên chính thức nhìn thấy biển đó là khi khởi đầu chuyến đi xa từ thời còn học đại học…

Một mình ngồi trên xe lửa màu xanh lá đi chặng đường dài, cả đêm không cách nào ngủ được, thói quen này nhiều năm sau này vẫn không hề thay đổi. Xe lửa từ Vũ Hán đi thằng về hướng Đông Nam, sau đó đón xe buýt từ Phúc Châu thông qua đường Phúc Thanh đến Bồ Điền, cuối cùng đi đến đảo Mi Châu.

Một người gọi là Ngư đưa tôi ra bãi biển.

Anh ấy dáng người cao cao, khuông mặt rất nét, cũng trầm ngâm ít nói giống tôi. Chúng tôi hẹn nhau đi ngắm biển.

Đêm trước ở Bồ Điền, tôi và Ngư trú trong một khách sạn nhỏ dưới chân núi Phúc Thanh. Sau bữa cơm tối, tôi và Ngư hai người, người trước người sau vừa bách bộ vừa hút thuốc, ai cũng đầy tâm sự.

Chúng tôi dừng lại một lát trong khách sạn nhỏ xứ người này, trong tay cầm bình rượu rẽ tiền hơn nữa không nhớ rõ tên hiệu, chúng tôi ngồi trong thôn nhỏ dưới ánh trăng sáng kiếm hết chuyện này đến chuyện khác nói. Cuối cùng chúng tôi ngủ trên núi, lúc thức dậy thì ánh sáng trên núi đã dần dần sáng lên rồi, cả bầu trơì biến thành một màu cam.

Đường ra biển hơi xa, xe cứ lắc lư trên suốt đoạn đường sau khi chúng tôi bắt xe ở một tram xe nhỏ, khoảng độ 1 tiếng sau, cuối cùng chúng tôi cũng đã nhìn thấy biển.

Đoạn 9: Đi nữa vòng trái đất (2)

Có đôi khi con người đại loại là như vậy.Khi mà bạn quá mong đợi cái gì, thì khi có được rồi ngược lại lại mất đi một chút xúc động. Có lẻ bởi vì đã chờ đợi quá lâu. Đây chính là quá trình tâm lý khó mà giải thích của một người bạn sống lâu năm tại một thành phố ven biển.Giống như là từ Hong Kong đến phương bắc ngắm tuyết , một vẻ đẹp thông thường xa tầm với. Tôi thuê một chiếc xe bảo tài xế chở chúng tôi đến một đảo nhỏ.Chiếc cano chạy lướt trên biển dường như đưa chúng tôi đến giữa đại dương. Sóng biển và ánh mặt trời đập vào mắt khiến tôi nhìn không rõ quan cảnh đằng xa.Tôi nghĩ đại dương mênh mông thế này khi nào mới có thể đến được biên giới?

Chắc là tại tôi yêu biển, nên yêu luôn những thành phố láng giềng với biển.

Đây là lý do mà tại sao lúc đầu tôi rất muốn đến Sydney, đó mới chính là thành phố tiếp diện với biển, cảnh sắc mỹ lệ.

Sydney lộ mạn mạn

Đối với nhiều người mà nói, Sydney chắc không phải là nơi lực chọn đầu tiên để du lịch. Đây là thành phố có số lượng người di dân rất lớn, không có những cửa hàng thời trang cũng không có những cửa hàng dạo không hết.Trống trãi đến nỗi chỉ có biển, đại dương mênh mông không biên giới…

Sydney trong ấn tượng của tôi, ngoài chuột túi, koala, có lẻ còn chính là Kelly Miller liên tục được phát sóng không phân biệt ngày đêm ở một số cửa hiệu kinh doanh.

Người du lịch ai cũng đều có những trãi nghiệm giống nhau.Tiêu chí trọng yếu của một thành phố trong ký ức của người du lịch chính là phải vượt qua được tiêu chí về cảnh quan thiên nhiên, phải thỏa mãn tiêu chí về phạm trù tạp chí du lịch và điện ảnh, và cuối cùng, nhân tố then chốt đó chính là có sự tồn tại của con người.

Như tôi đây!

Thế là, Nhìn thấy người bạn thân Jimmy càng là nguyên nhân khiến tôi muốn đi Châu Âu.

Năm mà tôi quen Jimmy là năm gian nan nhất của tôi ở Thượng Hải.

Do thất nghiệp, nên tôi và Tô hay nảy sinh tranh chấp, không phải thất thường chỉ trích nhau thì cũng chiến tranh lạnh đến khủng khiếp. Cái cảm giác mà nhìn nhau một cách ghẻ lạnh đó mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ hãi.

Bạn bè giới thiệu Tô đến Trùng Khánh làm việc, còn mình tôi lưu lại ở thành phố Thượng Hải xa lạ này.

Tôi bắt đầu không nghĩ ra bản thân phải đi về đâu. Là tôi thích thành phố này hay thích người ở thành phố? Tuy nhiên, Thượng Hải đối với tôi từ lâu đã trở. nên trống vắng.

Do Jimmy nói muốn mời tôi ăn bữa cơm, nên tôi đương nhiên đồng ý dùng cơm với cậu ấy.Chúng tôi quen nhau mấy tháng trên mạng, trước giờ chưa từng gặp mặt. Ở trong thành phố lạnh lẽo cùng vơí người xa lạ ăn cơm là điều không phải dễ dàng gì. Cũng may là mạng thời đó còn rất thành thật.

Cậu ấy có làn da trắng sạch, dáng người cao cao, để râu ria mép, ngữ điệu từ tốn, trên người toát ra hương nước hoa dịu nhẹ của gỗ thông. Đúng là nam thanh niên điển hình Thượng Hải. Mấy năm trước sau khi cha cậu ấy qua đời, chỉ có hai mẹ con sống cùng nhau trong căn nhà trên đường Chu Gia Chủy.

Thời niên thiếu thành tích học tập không được tốt, đã từng kinh doanh lặt vặt, cuối cùng được người ta giới thiệu làm ở xí nghiệp nhà nước nhưng lại không chịu làm nên cuối cùng cứ sống long đong như vậy, cũng đã từng nếm trãi chuyện tình ngọt ngào thời thanh niên.

Chúng tôi hẹn nhau ở quán trà Hưng Vượng gần quảng trường Nhân Dân. Hai người giống như bạn hữu lâu năm, uống rượu trò chuyện đến nữa êm.

Trong suốt cuộc đời chúng ta sẽ gặp rất nhiều người, nhưng không chắc mỗi người chúng ta gặp đều trở thành bạn bè.Jimmy và tôi mới gặp mà như đã rất thân, mối quan hệ này là kỳ diệu. Chúng tôi thân thiết đến nỗi có rất nhiều chủ đề để bàn luận mà trái lại không hề dò thám quá khứ hay tổn thương sâu tận trong tim của đối phương. Cái sư chiếm đoạt đó thật khó chịu, thế là đành dứt khoát quên đi.

Tôi hỏi cậu ta vì sao phải đi Âu Châu? Lý do cậu ấy đưa ra nghe rất đơn giản, vì chuyện tình cảm gặp trắc trở mà muốn ra đi, đi đến nói thật xa nơi không ai nhận ra mình, đến nơi mà tiếp giáp biển gần nhất.

Mùa hè, tháng 8 năm 2007.Jimmy cuối cùng cũng lấy được Visa. Nhìn thấy bóng dáng cô đơn của cậu ấy khuất dần ngoài cổng, tôi nghĩ.Phải là một tình yêu sâu đậm đến mức nào đó mới khiến một người vứt bỏ tất cả để đi xa như vậy.

Chỉ nhớ mùa hè năm đó, tôi và rất nhiều người bạn thường đến uống rượu ở một quán bar tên là Shanghai Studio. Sau đó cả bọn ôm nhau khóc,là do chúng tôi còn quá trẻ hay vì chúng tôi quá cô đơn?

Sách nói người cô đơn không đi xa, nhưng mà mục đích của việc đi xa có đôi lúc chẳng phải là vì muốn trốn tránh cô đơn sao?

Trước đó, đa phần các chuyến du lịch của tôi là bôn tẩu ở các thành phố Á Châu, lần này lựa chọn đi Châu Âu, lộ trình xa xôi mà vấn đề trùng trùng.

Rút hết mấy vạn đồng tiền bảo lãnh, đối với một kẻ theo tộc “Tiêu Sạch” như tôi thì quả thật là vô lý.Sau đó điền vào các tờ mẫu dài mưới mấy trang. Ngoài ra còn phải chuẩn bị chứng minh hàng đống những giấy tờ như chứng minh lương bổng và các chứng minh khác…Khả năng bị từ chối có thể là rất cao cho nên thế là nhờ một vài người bạn ở Châu Âu viết thư mời, rồi ho phải đi công chứng tài khoản ở các ngân hàng để có thể đủ cơ sở đảm bảo chuyến du lịch Châu Âu của tôi không có bất cứ rắc rối tài chính nào. Sau đó vào một buổi sáng tôi ôm một chồng tài liệu dày như một cuốn tạp chí đi thẳng đến trụ sở đăng ký đi Châu Âu, tiếp theo là phải đợi điện thoại điều tra, tôi phải nói là cái hành trình mà đợi ký duyệt đó cũng như việc đợi giấy khám sực khỏe của bệnh viện cực không chịu được.

Một tuần sau giấy phê duyệt vẫn bặt vô âm tín. Tôi có chút không kiềm được lòng,  tôi dứt khoác phải gọi điện thoại hỏi thăm, bên đối phương nói cho tôi biết còn phải bổ sung một số giấy tờ. Đầu tiên phải đi ngân hàng photo tất cả những giấy tờ chứng minh thu nhập, tiếp theo phải nhờ công ty chứng minh chức vụ và lương bổng, thân phận của người làm truyền thông cũng rất quan trọng, tối thiểu họ cảm thấy tôi viết những thứ có lợi cho quốc gia của họ.

Đoạn 10: Đi nữa vòng trái đất (3)

Hơn hai tuần sau, vào một buổi chiều, tôi nhận được giấy phê duyệt đi Châu Âu.

Mẹo:

-         Giấy tờ phê duyệt phải hoàn chỉnh và xác thực, người nước ngoài rất chú trọng tính xác thực.

-         Nếu như có bạn bè ở Châu Âu bảo lảnh thì khả năng được phê duyệt càng cao

-         Mua bảo hiểm du lịch cũng rất có ích, tuy giấy tờ phê duyệt không nói rõ là phải mua, nhưng đối với bản thân mình mà nói cũng là một sự bảo đảm an toàn.

Năm 2009, lúc tôi một lần nữa xin giấy phê duyệt đi Châu Âu phải nói rất dễ dàng, không cần phải chứng minh tiền gửi ngân hàng mà trong 3 ngày đã nhận được giấy phê duyêt, còn cho phép một năm đi mấy lần, cho nên phải nói uy tính và sự thành thật vô cùng quan trọng.

Thành phố kết bạn với biển

Trên đường bay đến Sydney, cả khoang tàu ai cũng đều yên giấc, tôi không biết là tôi đang ở đâu hay là tôi đang nghĩ về ai, hay là tôi lại vì sao mà một mình du lịch đơn côi thế này. Là đã quen trôi nỗi hay là quen với đơn côi?

Con đường này sao cảm giác như bay đã rất lâu rất lâu, cứ mơ rồi lại tĩnh, tĩnh rồi lại chìm vào giấc ngủ mơ. Bay cao trên không trung ở vị trí ba vạn thước, cách hàng vạn công lý chỉ vì thành phố xa lạ và không khí tươi mới.Trong khoảng thời gian bay mười mấy tiếng dài này. Nhớ một vài người, lại quên một vài việc. Đó là tất cả những khoảng thời gian của riêng tôi, không một ai quấy rầy cũng không một ai có thể đủ hiểu.

Trong đầu tôi khi đó cứ nghĩ đến bộ phim điên ảnh của đạo diễn Thái Minh Lương “ Em bên ấy mấy giờ?” Giống như ngồi yên lặng trong rạp chiếu phim mấy tiếng đồng hồ, cả khoang tàu tất cả im lặng giống như rạp chiếu phim sau khi giải tán…

Trãi qua một chuyến bay đêm dài, tôi bị đánh thức bởi những tia sáng ngoài cửa sổ chiếu vào mắt, cả một khoang tàu lan tỏa mùi hương cà phê nồng nàn. Chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ đáp xuống sân bay Kingsford Smith, Sydney.

Cũng đã hai năm rồi không gặp Jimmy, phía xa xa tôi thấy cậu ấy đứng đợi tôi ngoài cửa ra vào.Do đong đưa cả đêm nên bộ dạng cậu ấy trông vẻ kiệt sức, nhưng cũng rất phấn khởi kéo hành lý khá lớn của tôi và hướng về ánh mặt trời ở nam bán cầu nói: Chào buổi sáng!

Sân bay Sydney không lớn lắm nhưng vô cùng ấm ấp.Có lẻ là do sáng sớm nên mùi  hương cà phê thơm nồng lan tỏa khắp nơi.

Giao thông từ Sydney về trung tâm thành phố rất thuận tiện, ngoài xe lửa, xe buýt đến vùng ngoại ô, xe taxi cũng rất thuận tiện, phù hợp với du khách mang nhiều hành lý.

Từ sân bay đi ra mất khoảng nữa tiếng đồng hồ để đến trạm xe lửa St.James, bước ra ngoài thì có thể thấy giáo đường rộng lớn. Vì trước đây từng là thuộc địa Anh nên Sydney còn lưu giữ nhiều kiến trúc mang đậm phong cách nước Anh. Băng qua một thảo địa lớn đến phòng trưng bày nghệ thuật New South Wales, phía xa căn nhà nơi Jimmy ở.t

Căn phòng nằm phía bên con đường yên tĩnh, thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng chim hót ríu rít. Thuê được căn phòng trong thành phố như thế này hoàn toàn không phải là rẻ. Tôi đặt hành lý xuống đi tắm rửa, hít một hơi thật sâu, cảm giác xa lạ, xa lạ mà lại thân thiết.

Đây là ngày đầu tiên tôi ở Sydney, tôi còn sẽ ở đây nữa tháng.

Làm quen với một thành phố không phải là điều khó, cái khó là làm sao để bạn hòa nhập vào nó.

Là du khách, sống nhờ nhà bạn, vứt bỏ khách sạn là một lựa chọn tối ưu. Cuộc sống ở đây rất đổi giản dị, bạn không những có thể tìm hiểu các siêu thị lân cận, chuyển đổi giao thông, tình hình thời tiết mà còn có thể thân mật tiếp xúc với các láng giềng xung quanh…

Nhà của Jimmy ở trên đường Woollomooloo gần bến cảng, bến cảng tên gọi là Woolloomooloo Bay, thường xuất hiện tàu quân đội nước ngoài vãng lai. Điều đáng nhắc đến là những quốc gia như New Zealand, Châu Âu, ý thức về bảo vệ môi trường rất cao , hơn nữa rất tự giác. Hơn một giờ chiều vẫn còn rất nhiều người chạy bộ bên bờ biển gần nhà hát lớn Con Sò Sydney.

Tình yêu thiên nhiên của họ xuất phát từ trái tim.

Thượng đế ban cho chúng ta cái gì, thì chúng ta sẽ chân trọng cái đó.

Nếu bạn có cơ hội đến đây chi bằng đến Harry’s hot dog thưởng thức. Harry’s là một tiệm cà phê nhỏ ở bản địa Sydney. Kỳ thực những quán cà phê gặp ven đường không phải là ít nhưng mà quán cà phê có thể giữ được mùi vị nguyên thủy như quán Harry’s thế này thì không phải nhiều. Thế là tôi quyết định dừng lại quán này dùng chút điểm tâm.

Cửa hàng Hot Dog có thương hiệu lâu đời này nằm gần càng biển, giá cả mềm, mùi vị mê người. Nghe nói có rất nhiều người nổi tiếng đều vì thương hiệu mà đến đây, hơn nữa thời gian kinh doanh ở đây rất dài, ở đây vừa ngồi hóng gió vừa ngắm hải âu vừa ăn hot dog dưới ánh nắng chiều tươi đẹp phải nói là một lựa chọn không tồi.

Tôi gọi một phần cà ri, vừa cắn một miếng mà hương thơm đã sọc lên mũi, ngồi bên bờ biển thưởng thức món bánh hương cà ri, ngồi ngắm phong cảnh thanh bình mà lòng đầy mãn nguyện.Không cần phải nói, cái công tác bảo về môi trường của Âu Châu rất thành công. Mặc dù là khu vực biển ở thành phố vẫn có thể nhìn thấy đàn sứa bơi qua bơi lại.

Tips:

  Harry's .hot dog地址:

  Cowper Wharf Rd, Woolloomooloo NSW 2011 电话:+61.0292112506

  http://www.harryscafedewheels.com.au/

Đoạn 11: Đi nữa vòng trái đất (4)

Men theo cảng biển băng qua công viên thực vật Hoàng Gia có thể nhìn thấy nhà hát lớn Thành Phố Sydney.

Lần đầu tiên đến nhà hát lớn Thành Phố Sydney, cảm giác cực kỳ hưng phấn, không kém gì so với mấy cảm xúc của du khách nước ngoài khi đến Trường Thành, Cố Cung cả.Nhưng có điều sau khi sống ở Sydney lâu rồi mới phát hiện ra: tuy mỗi ngày đều đi ngang qua nhà hát Thành Phố nhưng ngay cả nhìn cũng không nhìn kỹ, cứ vội vàng lướt qua. Vị trí địa lý của nhà hát Thành Phố rất đẹp, tuy người dân Sydney thì cho rằng nhà hát Thành Phố chỉ phù hợp ngắm từ phía xa, nhìn gần ngược lại sẽ không có cảm giác xúc động mạnh như vậy. Nhưng đối với kiến trúc mang tính tiêu chí như vậy mà nói, nằm giáp ranh với biển, với đóa hoa góp phần điều tiết độ sáng tối của ánh đèn trong đêm, tôi mới phát hiện những biến hóa cũng như cảnh tượng mà nhà hát lớn Thành Phố mang lại đem đến một cảnh sắc Sydney về đêm lộng lẫy đầy màu sắc.

Người Sydney vô cùng yêu biển, trên đường đi, những cửa hàng thu hút nhiều người nhất toàn là những cửa hàng bán đồ đi biển, dép lê…Từ đó cho thấy họ sống cuộc sống rất tự tại và đơn thuần, đặc biệt khi nói đến phong thái bản địa của người Châu Âu, chi bằng phải nói đến thái độ thái độ sống của người Châu Âu đó càng là càng có khuynh hướng luôn quay về với thiên nhiên. Cảm giác được ung dung mang đôi dép đi khắp thế gian, dù cho là bất kỳ nơi nào khác trên thế giới đều khó thực hiện.

Bãi biển Bondi, xuân về hoa lại nở!

Sydney tháng mười đang lúc mùa xuân, còn ở nữa bán cầu xa xôi kia đang bắc đầu bước vào mùa thu. Tuy tiết trời buổi sáng có chút se lạnh, nhưng khi đến trưa thì nhiệt độ bắt đầu ấm lên. Đại bộ phận người dân Sydney đa phần có việc hay không có việc đều thích đi tản bộ bên bờ biển, tắm nắng, bách bộ, đọc sách, nghe nhạc, ăn cơm, vận động…Dường như tất cả các sự việc đều có thể hoàn thành bên bãi biển.

Thế là tôi và Jimmy thương lượng rủ nhau đến bãi biển Bondi tắm nắng. Dần dần tôi phát hiện đây là thói quen yêu thích nhất từ khi đến Sydney. Vác ba lô, mang theo ipod và vài cuốn sách yêu thích, nằm trên bãi cát biển tận hưởng thời khắc thảnh thơi, trong chop mắt đã qua mấy tiếng.

Từ trung tâm thành phố bắt xe đến Bondi không khó. Sau khi đến ga King Cross ngồi tàu đến Bondi Juction thì sẽ có xe trực tiếp đến bãi biển, khi quẹo vào ngõ sẽ thấy một đại dương bao la với những đợt sóng mạnh xô bờ như nghênh tiếp.Bondi từng là thiên đường của những người yêu thích thể thao toàn thế giới, sân vận động tiếp diện với biển và vô số bãi biển tươi đẹp khiến người ta không thể không dừng bước.

Men theo bờ biển là những con đường nhỏ đầy hoa.Người Sydney phải nói thật biết hưởng thụ món quà của đại dương ban tặng. Rất nhiều hồ bơi được xây dựng gần biển hơn nữa thông với biển, nhìn từ xa xa, hồ bơi xanh thẳm và đai dương xanh như liên kết thành một thể.Hơn nữa giá cả tại đây không mắc cho lắm. Toàn bộ bãi biển đều lắp đặt thiết bị các điểm tắm nước ngọt nhân tạo, còn có mấy thu gom phân cho những người nuôi chó, hơn nữa còn miễn phí. Có lẻ, bây giờ tôi mới hiểu hàm ý chân chính của việc làm bạn với biển, đó là sự ôm ấp và sự đầu tư toàn tâm toàn ý mà không có bất kỳ sự phiền hà nào. Việc này đối với người Trung Quốc như tôi mà nói, quả thật có chút ngoài sự tưởng tượng, ở những địa điểm du lịch như thế này, ta không cần lo lắng về sự quấy rầy của những người bán hàng rong, cũng không cần vì những cửa hàng kém chất lượng lỗi thời mà bận tâm, mỗi một người đứng ở đây chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là ôm ấp tình yêu đối với biển.

Sydney không có quán ăn lớn, món ăn chính chủ yếu là hamburger, cho nên chỉ là để ăn chơi. Buổi chiều tôi chỉ lót dạ bằng cái bánh hamburger và hai chai nước S.Pellegrino  lớn. Có lẻ vẫn còn mệt sau chuyến bay đường dài nên chúng tôi không đi bộ, chỉ nằm trên bãi cát ngủ.

Trong giấc mơ, tôi thấy tôi và Tô ở trong căn phòng lớn gần biển, tôi nằm trong bồn tắm trong căn phòng tây dương ở tầng ba đối mặt với biển. Sydney lúc đó  cách giấc mơ của tôi lúc đó xa vời vợi.

Đó là lần du lịch cuối cùng của tôi và Tô, có lẻ vì sống với nhau lâu nên cảm giác đối với cuộc sống của nhau thấy có chút nhạt nhẽo. Đột nhiên có một ngày, Tô la lớn lên bảo chúng tôi đi ngắm biển. Đảo Maldives đối với tôi lúc đó mà nói quá qúy tộc  Cuối cùng, chúng tôi đi Tam Á.

Hai người lúc đó ngày đêm quấn quít lấy nhau, chúng tôi lắng nghe tiếng sóng biển vỗ trong đêm, hai bên nhìn vào mắt nhau tim đập loạn nhịp. Tất cả những ngôn ngữ dường như mất đi độ sáng bóng của nó.Chỉ còn những nụ hôn và sự vuốt ve làm cho tôi và Tô cảm nhận được tình yêu sâu sắc mà đối phương dành cho nhau. Không ai ngờ tới ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, cũng không ai đoán trước được sẽ nắm chặt đôi tay hay đôi ngã chia ly, thật không ai ngờ được. Mỗi đêm ở Tam Á trời thường hay đỗ mưa, còn chúng tôi ôm ấp nhau chìm trong giấc ngủ.

Đó là sự thân thiết mà bản năng mang lại, không cần dùng bất kỳ ngôn ngữ gì cũng có thể thoải mái nằm chung với nhau.

Tô lúc đó hay mắng nhiếc việc tôi uống rượu, cho đến giờ tôi cũng rất khó khăn để bỏ thói quen này. Có lẻ bản thân tôi cũng đã bắt đầu thích sống viễn vông một chút. Giống như cô ấy thường nói Tủy Sinh Mộng Tử ( mơ mơ màng màng sống lay lất qua ngày). Đột nhiên giữa lúc đó có một tia nắng chói chang rọi vào mắt làm tôi bừng tỉnh giấc.Đó là tiếng sóng biển xô bờ, là âm thanh của Bondi.

 Bơi lội trong đại dương mênh mông như vậy nói thật có chút xa xỉ. Con người lúc đó giống như con cá tung tăng bơi lội tự do hít thở, vứt bỏ đi suy nghĩ, vứt bỏ nguyện vọng.

Đoạn 12: Đi nữa vòng trái đất (5)

Chúng tôi quyết định tiếp tục leo lên núi gần bờ biển.

Bondi ngoài ưu thế về vùng biển đẹp, còn có một số các trường học nổi tiếng, ở đây có rất nhiều học sinh các nước đến đây học. Quần đảo nhỏ mà rất sạch sẽ, chỉnh kết.Nhiều học sinh không muốn buộc chân suốt trong trường nên thường  mang sách , đeo kính đen nằm phơi nắng hoặc đọc sách. Nằm dưới ánh mặt trời như không có việc gì làm, tôi thậm chí còn hoài nghi không biết người ở đây có cần công việc hay không.

Men theo con đường lên núi, hình dáng của Bondi dần dần hiện ra rõ ràng hơn.Ngòai bãi biển Bondi tươi đẹp ra, dãi biển dài trãi rộng với những căn nhà cao cấp nhấp nhô trong thật bắt mắt.Đây là những căn biệt thự độc gia do những người dân thành phố đặc biệt bố trí ven biển.

Làm láng giềng với biển có lẻ là việc hạnh phúc nhất nhỉ.

Mẹo:

Khu vực Vaucluse ở phía bắc Bondi là lãnh thổ của Cảng Khẩu được lưu lại từ thế kỷ 19. Mở cửa mỗi ngày từ thứ ba đến chủ nhật.Phân bố kiếm trúc kiểu Gothic, một trong những khuôn viên xanh, chiến 10 hecta lãnh thổ.Ngòai biển ra, đây là một trong những nơi đáng giới thiệu với du khách.

Ở Campos thưởng thức 1 ly Latte nóng

Cái cảm giác được uống 1 ly Latte nóng vào buổi sáng sớm thật là thích, hương thơm nồng lại không có quá tổn hại dạ dày. Vị của cà phê cộng với hương thơm nồng của sữa từ từ đi xuống cổ hộng làm cho tòan bộ cơ thể ấm lên gấp bội.Ở những nơi khác thì tôi không biết, nhưng ở Sydney, không có ly cà phê Latte nóng nào có thể so sánh với tiệm này.

Đây cũng là lý do chính mà tôi yêu thích Latte. Bắt đầu từ tiệm cà phê Campos ở New Town.

Cách đây rất lâu, trong cuốn sách du lịch có nhắc đến một tiệm cà phê nhỏ nằm ở góc đường.Thông thường người đi qua đường sẽ không chú ý đến nó.Trong truyền thuyết đồn rằng tiệm cà phê này là mãnh đất giấc mơ của những bậc pha chế cà phê, cũng là một trong những tiệm cà phê ngon nhất của Sydney.Thế là tôi mới hạ quyết tâm đến Newtown làm một ly cà phê rồi mới đi.

Lúc xuống ga xe lửa, đi dọc xuống con đường thì sẽ thấy những dòng người mặc những bộ đồ Fabrican lúc ẩn lúc hiện trên đường. Lúc nào cũng thấy vô số các trang phục khác người, cả quần áo bobos , cả những nghệ thuật gia đường phố cũng trộn lẫn vào đám đông này.Đây quả là thiên đường của du học sinh và những người dân nhập cư.Nghe ra thì có vẻ hổn loạn nhưng đây quả thực là bức tranh miêu tả chân thật nhất của thành phố này.Những cửa hiệu quần áo cổ trang mang phong cách mới lạ, với đặc tính nhân văn và vô số các hiệu sách tràn ngập cả một Newtown.Ở đây, bất luận bạn là người yêu thích trào lưu thời thượng hay là một thanh niên nghệ sĩ lãng mạn, bạn đều có thể tìm thấy món quà muốn đóng gói đem về. Lựa chọn món quà thuộc về thành phố này tặng cho chính mình để làm kỷ niệm.So với các khu phố khác, tôi đặc biệt thích phong thái nhân văn và phong cách ăn bận của nguời dân Newtown, ở đây ngòai việc có thể tìm thấy những tiện ích tốt ra, bạn còn thậm chí có thể thưởng thức được các món ăn Thái chính cống nữa.

Việc tìm quán cà phê ở đây không có gì khó, thường nằm ở đầu các con hẻm, tiệm cà phê ở đây mở cửa tùy hứng không đúng giờ cho lắm. Thế là lần thứ 2 đến đây tôi bị cấm cửa, việc này làm cho sự mong đợi của tôi đối với Latte càng thêm thích thú. Thời gian ngồi ở gốc đường đợi tiệm mở cửa thiệt thú vị, phong cảnh xung quanh càng làm cho tâm trạng của con người thêm phấn khởi.Một bạn nam sinh trốn tiết học đứng ngồi phố ngân nga ca khúc tiếng anh mà mình sáng tác, các đôi tình nhân ở các bán cà phê bên đường nhâm nhi miếng bánh sôcola. Dưới ánh mặt trời ánh vàng ở nam bán cầu tất cả như hòa quyện trong cái ấm áp của tiết trời.

Cuối cùng cũng có trong tay ly Latte nóng mà đã đợi chờ rất lâu, không muốn ngồi buồn trong tiệm nên tôi bước ra ngòai vừa hút thuốc vừa ngẫn ngơ. Thời gian như dừng lại trong khoảng khắc xa xỉ này. Tôi thường nghĩ giá như thời gian cứ lặng lẽ trôi đi giữa hương cà phê thơm nồng và khói thuốc lá như vậy thì thật tốt biết bao,thả lỏng bản thân, tôi thậm chí quên sạch hết những chuyện của quá khứ.

Cũng không thể bỏ qua các cửa hiệu thời trang trào lưu ở Campos, nơi đây quy tụ các cửa hiệu thời trang của các nhà thiết kế khét tiếng nhất thế giới.

Rời xa Newtown đến cảng Darling nổi tiếng, ở đó có thể ngồi nhấp nháp ly bia, nếu còn thời gian thì có thể bách bộ đền chợ cá gần đó tham quan.Đây là nơi mà khi bạn đến Sydney chắc chắn phải ghé qua. Những con tôm hùm siêu bự cùng với những con hầu sống là thứ mà không thể không nếm thử, hơn nữa giá cả tuyệt đối hợp lý.Hải sản tươi mà các chợ cá không xem là số 1 số 2 trên thế giới này ngoài việc mỗi ngày cung cấp cho cho Sydney thậm chí đến Châu Âu ra thì còn xuất ra hải ngoại. Nếu như dậy sớm một chút đến chợ cá này sẽ được thưởng thức những hải sản tươi nhất. Giá của 10 con hầu sống chưa tới mười mấy đồng nhân dân tệ, chỉ có điều món ăn ngon và phong cảnh đẹp thế này tôi ngược lại chưa được chia sẽ cùng ai.

Đến Newtown chủ yếu là để thưởng thức món cà phê ngon nhất Châu Âu này.Tiếc là vận may chưa đến, hôm đó là ngày lễ pháp đình của Châu Âu nên các tiệm cà phê đã sớm đóng cửa…………………………………………………………………………………….

Đoạn 13: Dạo nữa vòng trái đất (6)

Thành phố về đêm. Có đôi lúc tôi chỉ thích Sydney của ban đêm.

Trong thành phố, bạn không thể nào trốn bất kỳ một cặp mắt nào, đó là bóng dáng của sự lẻ loi.

Đêm ở thành phố có những mùi vị không giống nhau, vậy vị của Sydney thì như thế nào?

Trên con đường Oxford lúc 11 giờ 17 phút, tôi hỏi ngươi bạn thân của mình.

Chúng tôi lái xe đi đến trước một ngọn núi lỡ, cả thành phố như vứt lại phía sau lưng.Tôi và người bằng hữu đứng trên ngọn núi nhìn về thành phố cô đơn, nhà hát lớn thành phố và chiếc cầu lớn nổi lên dưới ánh đèn sáng như đốt đuốc.Trong xe có mấy lon bia, mỗi người đứng trên đỉnh núi vừa uống bia vừa hóng gió. Bạn của tôi không biết hút thuốc cho lắm nhưng cũng cố hút với tôi một điếu.Chúng tôi nói không ngớt những chuyện lớn bé trong nhà.

Vẫn còn một mình sao?

Tôi gật gật đầu.

Còn liên lạc với Tô không?

Tôi lắc lắc đầu.

Cầm lấy lon bia trong tay cụng với cậu ta một phát. Nhấc điếu thuốc sắp bị giở thổi tàn trên tay lên hút một rít một hơi dài.

Để tôi nhớ lại bóng dáng của Tô, cố gắng nhớ, cố gắng nhớ, nhưng dường như rất mơ hồ, đó là hình bóng mà tôi đã một khoảng thời gian cố gắng quên đi.Nếu như lúc đó nhất định buộc tôi phải nói ra nguyên nhân thích Tô, tôi nghĩ một ly trà Long Island không biết có thích hợp hay không

Lên đỉnh núi uống rượu không chỉ có mình tôi và Jimmy, tôi nhìn thấy cố ấy từ xa, một mình đứng trong góc, trong xe văng vẳng truyền đến những bài tình ca từ máy radio, Jimmy chỉ người con gái đứng kế bên khen đẹp, nhưng tôi nhìn thấy cô ấy tôi quên mất lúc đó mình nói gì, chỉ nhớ nụ cười của cô ấy, cảm giác lúc đó mơ mơ màng màng giống như uống trà Long Island vậy.

Trong những chuyến hành trình, bạn sẽ cứ gặp một số người, một số người chỉ có thể ôm ấp ngắn ngủi, có thể trong giây phút nào đó trao trọn con tim, người có thể nâng chén cạn ly, người ta có thể tâm tình, nhưng cuối cùng bạn mới phát hiện ra rằng, bạn sẽ mãi không gặp được người mà mình muốn gặp. Có lẻ, trên con đường mà chúng ta đang đi, căn bản là vẫn chưa tìm thấy nhau.

Lúc cô ấy kể cho tôi nghe về bản thân mình, tôi có chút giật mình, cô tên CY, cung thiên bình, người Thượng Hải, đến Sydney 10 năm, đang làm việc ở ngân hàng, đã ly hôn hơn 2 năm, ngày sinh trùng ngày với ngày sinh của tôi.

Lần đầu tiên nhìn cô ấy, tôi đã biết cô ấy là kiểu người mà tôi thích, giống như hương vị của bụi trần trong không khí, giống như mùi của rượu nhạt và hương của dầu gội đầu, vừa quen thuộc vừa rất đồi thân thiết. Tôi tin vào cái mùi hương đặc biệt lan tỏa trong đêm Sydney hôm đó.

Không biết CY uống nhiều quá nên say hay không mà cô ấy ngục đầu vào lòng tôi.

Tôi nhẹ nhàng hôm lên trán cô ấy và nói:

-         Tôi phải đi đây! Tôi chỉ là khách qua đường của thành phố này, chỉ muốn lên núi ngắm cảnh, phong cảnh ở đây quả là thật đẹp.

Có một số người mãi chôn giấu trong lòng cái quá khứ khó bày tỏ cùng ai, ngược lại đã không biết rằng mình đã đang tự đánh mất mình trong chuyến hành trình của cuộc đời, nhưng mà có một số người sẽ luôn gặp được những con người mới. Ở mỗi một giai đoạn tình cảm đều mong muốn có thể bắt đầu lại từ đầu, nhưng cuối cùng lại đánh mất đi kim chỉ nam trong tay mình.

Sau khi tạm biệt người con gái xa lạ, tôi mê mang bước vào trong xe của Jimmy, chiếc radio phát ca khúc nhạc Jazz mà tôi trước đây chưa bao giờ nghe qua, tôi nhìn vào gương chiếu hậu, CY ngày càng xa khuất và Sydney trong màn đêm chìm lắng.Tôi nhìn thành phố bên ngoài của sổ và lặng lẽ nói:

-         Chúc ngủ ngon, Sydney!

Melbourn, đừng nó là bạn không vui chứ

Trên bãi biển tĩnh lặng, tôi thấy đàn cá voi tung tăng bay nhảy rồi chìm xuống trong làn nước biển.

Trước dãi biển dài đẹp nhất thế giới, tôi lặng lẽ hướng mình về phía trước

Lẻ loi và hạnh phúc thật giống nhau, cứ lặng lẽ bầu bạn với bạn

Ngày hôm đó chúng tôi chạy xe dọc theo bãi biển.

Thời tiết trên đường đi ngày hôm đó biến đổi khó lường, lúc thì mưa gió, lúc thì nắng chói chang, radio lúc đó phát ca khúc cũ của John Lennon.

Đây là bãi biển được tạp chí du lịch bình chọn là đẹp nhất thế giới, chúng tôi lần theo ánh sáng sau cơn mưa tìm kiếm phương hướng của cầu vòng.

Tôi và Tô đều không nói lời nào, cô ấy lặng lẽ lại xe, còn tôi cầm lon bia nghiêng đầu bên cửa sổ.

Xe cuối cùng dừng lại ở một cảng nhỏ, thời tiết lúc đó cũng vừa sáng sủa lại, tôi run rẩy cầm lon bia nhìn về phía đàn cá voi đang tung tăng. Tô đứng bên cạnh tôi châm một điếu thuốc. Chúng tôi vẫn không nói lời nào. Trên bãi biển cô đơn hôm ấy, chỉ có đàn cá voi tung tăng nhảy nhót trong làn sóng, Image của John Lennon đang phát ra từ radio, ánh nắng nhẹ nhàng chiếu sáng, thời gian dường như dừng lại, tôi nghĩ đời người có thảo mãn mấy cũng không sánh bằng giây phút này, cho dù tôi có chết cũng không hề cảm thấy hối tiếc.

Mùa đông năm 2008, đường Ocean, Melbourn

Trong sách nói, nếu như bạn chưa đến Melbourn xem như chưa đi Châu Úc.      Nói như vậy có cường điệu quá không nhỉ? Sau đó tôi kiên quyết lên đường.

Đoạn 14: Dạo nữa vòng trái đất (7)

Kỳ thực chuyến du lịch Melbourn này là có nguyên nhân. Đúng lúc Tô đi công tác với bạn đồng nghiệp. Chúng tôi có thể gặp gỡ ngắn ngủi tại Melbourn.

Jimmy vì phải đi làm cho nên không thể đi cùng tôi, thế là đành một mình đi đặt vé, dựa vào chút anh ngữ không rành rọt tôi cứ thế mà một mình hướng về phía trước. Lúc trước ở Đông Nam Á, tiếng anh của tôi có thể xem như là qua ải. Nhưng lần này, phải một mình lăn lộn ở sân bay, sau đó lại đi đến khách sạn ở Melbourn để gặp mặt Tô. Hễ nghĩ đến là trong lòng lại vô cùng hoang mang.

Trước đó, đã điều tra qua một số những công lược, từ Sydney bay đến Melbourn thì không xa lắm, hơn nữa có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ có thể lựa chọn. Trong đó, Jet Air là hãng hàng không tương đối rẻ. Khuyết điểm duy nhất là nó chỉ có ở sân bay  Avalon , ở đó trước đây là sân bay quân đội,  bây giờ trở thành đại bản doanh của Jet Air.

Vừa mới sáng sớm tôi đã thu gom hành lý, mang theo chai nước hoa quen thuộc Issye Miyake.  Sách nói mùi nước hoa quen thuộc mang lại cho người ta cảm giác yên tâm. Trong túi còn có một số sách thường đọc, mấy cuốn này đã là sách đã đọc nhiều năm rồi. Đã nhiều lần mang theo dọc đường, tôi không phải xem lại từ đầu, mà là tùy tiện lật đến trang nào thì đọc trang đó. Thậm chí đôi khi mua lại tác phẩm không cùng nhà xuất bản của cô ấy viết. Mỗi từ mỗi câu đều in sâu trong tim tôi. Giống như những lời cô ấy nói uống nước thì phải từ từ, thích cửa hàng tiện lợi Lawson ở Thượng Hải vào ban đêm…cứ đọc rồi đọc cho đến lúc tôi ngục đầu bên cửa sổ ngủ thiếp đi.

Chỉ trong thời gian rất ngắn, khi mở mắt ra đã thấy máy bay sắp đáp xuống sân bay rồi, lúc này tôi mới lâng lâng cảm giác hưng phấn thực sự. Sân bay Avalon cũng không nhỏ cho lắm, bởi vì ở đây chỉ có mỗi một hãng hàng không. Nằm ở vùng ngoại ô, ngoài bãi đỗ xe ở ra bên ngoài sân bay còn có bãi cỏ hoang vu. Tuy nhiên chim sẽ tuy nhỏ nhưng ngũ tạng cựu toàn, tiệm cà phê nhỏ, tiệm sách, xe taxi…cái gì cần có đều có.

Đặc biệt muốn thông cáo cho các bạn có nhu cầu đi xe cho thuê ở Châu Úc, tốt nhất là phải đem hộ chiếu Trung Quốc phiên dịch một tí nhé. Tuy có đôi lúc họ không kiểm tra kỹ, nói không chừng có thể bậy bạ cho qua, nhưng thẻ tín dụng thì nhất thiết phải dịch đấy.

Hệ thống xe cho thuê ở Úc làm ăn rất phát đạt, thậm chí còn có thể trả xe ở nơi khác nữa. Chỉ cần lên mạng báo trước, lúc trả xe phải bảo đảm xe phải sạch sẽ, đã đỗ đầy xăng là ok rồi. Nhớ rằng, phải uy tín, nếu không lần sau họ sẽ không cho bạn thuê xe nữa. Tôi mua vé khứ hồi đi thành phố, như thế so với vé một chiều hiệu quả chi phí hơn nhiều. Tài xế xe bus thì rất nhiệt tình, đôi lúc cao hứng còn giới thiệu sơ lược điểm thăm quan thắng cảnh ở trên đường và tình hình thời tiết gần đây. Tuy nhiên còn phải tùy vào vận may và nhân duyên của bạn nữa.

Nói đến vận may, vận may của tôi ở Melbourn vô cùng nghèo nàn. Lúc đón xe đến trạm xe gặp Tô, vì có đồng sự đi cùng nên chúng tôi hết sức chú ý giữ khoảng cách. Xem ra giống bạn bè hơn là tình nhân. Tô như thích ứng với sự việc, chuyến bay đường dài càng làm cho người ta mệt mỏi nói không nên lời, lúc xuống máy bay cô ấy tỉnh ngủ nên dụi dụi mắt, tinh thần có thể đã phấn chấn hơn.

Trước lúc khởi hành đến khách sạn, phong cảnh trên đường rất đẹp, Melbourn không có hiện đại như Sydney, mới nhìn giống như thành phố của Châu Âu, các kiến trúc xưa cổ được xây dựng so le nhau.Thậm chí có thể nhìn cảnh xe ngựa vận chuyển nhàn nhã về phía thành phố. Đây có thể xem là đặc trưng của Melbourn. Đối với người Châu Úc mà nói Sydney là trung tâm kinh tế còn Melbourn ngược lại là trung tâm văn hóa.    

Từ những năm 1840, Melbourn thu hút khoảng 1 vạn dân di dân đến đây khai thác khoáng sản làm giàu. Cho đến sau thế chiến thứ 2, bản địa Melbourn bị số lượng lớn dân nhập cư và các nền văn hóa tràn ngập. Điều này đã tạo ra các kiến trúc, văn hóa theo phong cách của dân nhập cư tạo nên nét độc đáo của Melbourn. Đồng thời thành phố nơi dân nhập cư sinh sống mang đậm tính hòa nhập. Đối với người dân bản địa Châu Úc mà nói, Sydney nhìn không quen Melbourn, còn Melbourn thì cảm thấy Sydney ngoài kinh tế ra thì không có bất kỳ phạm vi văn hóa nào. Lịch sử lâu đời cùng với nền văn hóa hiện đại tương quan tỏa sáng.Cái khí chất văn hóa hòa nhập đó len lỏi khắp nơi trong các hàng cùng ngõ hẻm.

Khách sạn của tôi và Tô  ở phải đặt phòng trước trên mạng.

Băng qua hai con đường nhỏ, hai bên đường là dãy biệt thự xếp hàng thành chữ nhất.Những đóa hoa nở rộ đầy màu sắc rậm rạp đan xen chính giữa, xuyên qua ánh nắng, màu sắc của những cánh hoa ngũ sắc đẹp mê người.

Một khách sạn nhỏ 3 tầng lầu, vừa ấm áp vừa hiện đại, ở đâu cũng có thể nhìn thấy tác phẩm của các nghệ thuật gia. Các trang sức giàu cảm tưởng về màu sắc phân bố bên các dãy hành lang và phòng khách, Các bức tranh trên tường bên hành lang với màu sắc rực rỡ rất bắt mắt. Phòng của tôi nằm ở góc quẹo tầng 3, còn phòng của Tôi và đồng nghiệp nằm ở tầng 1.

Vừa bước vào phòng tôi cảm nhận ra rằng đây đúng là khách sạn tôi yêu thích, sạch sẽ, đơn giản và thân thuộc. Trên bàn có đặt vài cuốn sách và tạp chí Vogue, còn có một chai rượu nho khách sạn cấp cho khách thưởng thức, đương nhiên là không phải miễn phí.

Tòan bộ căn phòng lấy màu trắng làm chủ đạo, chính thất và phòng tắm cũng không ngọai lệ. Tuy diện tích không phải là lớn lắm nhưng đem lại cho người ta cảm giác ấm ấp.Không biết từ lúc nào mà tôi bắt đầu có sở thích bài trí cây quế Lavender L'Occitane hoặc xịt ít dầu thơm Kenzo trong phòng. Đây là mùi vị quen thuộc thường ngửi thấy ở nhà. Mà lúc này đây vào buổi sáng sớm nơi đất khách quê người, trong căn phòng này lại ngửi thấy được mùi hương thân quen của ngôi nhà mình. Tôi bất chợt cảm thấy bình an.

Đoạn 15: Dạo nữa vòng trái đất (8)

Tính ra, đây là lần thứ hai tôi trọ ở khách sạn này, tình yêu đối với nó đã vượt qua mức bình thường. Năm 2008, lúc lần đầu đến Melbourn tôi đã trọ ở đây rồi, cho đến nay mỗi khi bay đến Melbourn vẫn trọ ở chỗ này.Căn phòng nằm phía bên đường. Bầu trời buổi sáng sớm thật đẹp ,ánh nắng chiếu qua màn cửa sổ len lỏi vào trong kệ sách bên bệ cửa sổ. Dường như tất cả quay trở lại lúc ban đầu chỉ có thời gian là nhẹ nhàng trôi qua.

Sau khi tắm nước nóng xong, tôi và Tô tạm thời cáo biệt, Vì lý do công việc nên tôi phải đi tìm hai người bạn thân Nick và bạn gái cậu ấy.Nick mấy năm trước có đến Thượng Hải làm người mẫu ảnh cuốn tạp chí số 1626 của chúng tôi. Gia cảnh cũng sung túc nhưng lại thích một mình bôn ba xứ người. Hôm nay chủ yếu là cậu ấy dẫn tôi đi dò thính những con phố trào lưu ở Melbourn. “Trào lưu” ở Melbourn tuy không phải là đứng số 1, số 2 toàn cầu nhưng cũng có phong cách độc đáo của riêng mình. Nếu như bạn có cơ hội mua một ly Latte bản địa ở quán cà phê nhỏ bên đường rồi ngồi ở đó bạn sẽ khám phá ra rất nhiều người qua đường mỗi người mang một tâm trạng. Đa số các nhà nghệ thuật gia và các chuyên gia thời trang trào lưu đều tập trung ở đây. Trong cái không khí văn hóa cổ lão cửa Melbourn đó đầy ấp tố chất Châu Âu. Bạn dường như có thể cảm nhận được nét văn hóa và chính trị từ thởi kỳ Victoria.

Nick đưa tôi đến hai cửa hiệu, cửa hiệu đầu tiên là Some Day nằm trong tòa nhà cũ trên đường Collins. Vừa bước vào cửa là có thể nhìn thấy chiếc thang máy cũ mà chỉ có thể nhìn thấy trong phim điện ảnh. Tôi đoán nó đã có lịch sử gần trăm năm. Trong thang máy và trên tường dán vô số các đĩa hát và poster sống động, Nick nói: Rất nhiều quán cà phê và tiệm sách đều ẩn giấu bên trong gian phòng cổ xưa ở Melbourn này.

Some Day đã làm tôi thay đổi toàn bộ quan điểm đối với trào lưu Châu Âu. Sau khi bước vào, chủ tiệm nghe nói tôi từ Thượng Hải đến liền rất tự nhiên hỏi tôi ACU và Trần Quán Hy. Điều này làm tôi hết sức kinh ngạc. Khách sạn nhỏ này thành lập dựa trên khái niệm hoàn toàn mới. Lặng lẽ ẩn mình trong  kiến trúc cổ xưa Prahran này ở Melbourn. Nếu như không phải nhóm người theo trào lưu đặc định thì khó mà nhận ra sự tồn tại của nó, mà thật ra, có rất nhiều tạp chí thời trang địa phương từ lâu đã nhắc đến nó. So với các cửa hiệu bình thường, Some Day càng sở hữu sự cảm nhận văn hóa riêng. Bởi vì nó giống như gian hàng triển lãm tranh. Còn có trưng bày một số tác phẩm của Pam và bạn của anh ấy. Trong đó còn có thể tìm thấy một số lượng lớn các sản phẩm của Nhật, Trung Quốc Hongkong như Neigbourhood và Colt. Ngoài ra, còn có sách liên quan đến nghệ thuật trào lưu. Đĩa hát là sản phẩm đặc sắc của Some Day.

Khác với Some Day, Order&Progress là một cửa hàng khác nằm sát bên, nó là cửa tiệm trào lưu dùng nhà thiết kế độc lập là chính. Sản phẩm của nó là thương hiệu đặc biệt chọn lọc từ Brazil, thậm chí ở những nơi xa hơn nữa. Còn có các phụ kiện đến từ nước ngoài. Nhưng trên thực tế, đây là đồ yêu thích của các nhà thiết kế độc lập các nước, rất nhiều tác phẩm của các nhà thiết kế bản địa cũng như các quốc gia khác nhận được sự ưu ái của cửa tiệm này. Khi cửa hàng khai trương vào năm 2005, vừa thành lập đã hướng đến xu hướng độc đáo, đương thời, họ còn rất để mắt đến các thương hiệu đầy sức sống đương thời nhưng cũng cho thấy một thương hiệu không phải ở đâu trên đường cũng có thể tùy tiện mua được. Cách bài trí của cửa tiệm đem đến cảm giác hết sức thỏai mái, toàn bộ sàn được làm bằng gỗ, đồ nội thất chủ yếu là sản phẩm Bắc Âu. Cách trưng bày vô cùng phù hợp với phong cách tùy tính của cửa tiệm.

Sáng ý bất an dư thất, Đây là ấn tượng đầu tiên của tôi đối với Melbourn. Từ cửa khách sạn thiết kế theo mô hình nhỏ đến những cửa tiệm trào lưu ẩn mình trong thành phố hoàn tòan không có cái nào là không thể hiện tính hòa nhập lớn mạnh của thành phố. Những người có cảm hứng đều bị phát hiện ra trong thành phố này.

Manh mối:

TIPS:

  MEL khách sạn: http://www.thealbany.com.au/index.php

  Địa chỉ Some Day và Order&Progress:LEVEL 3 CURTIN HOUSE 252 SWANSTON ST

  Cung cấp hình cho các chi nhánh Order&Progress: photographer is Catherine Martin.

  Hương vị Latte trên đường COLLINS

Mỗi thành phố đều có những biểu tượng riêng, đã đến Melbourn nhất định không được bỏ qua khu phố Collins. Lúc xuống xe điện, tất cả cảnh vật bên cạnh dường như sống động lên. Hai bên đường là cây ngô đồng Quốc Pháp xếp thành hàng ngay thẳng và các tòa nhà công ty bách hóa cao cấp dày đặc. Đôi lúc còn có vài chiếc xe ngựa chạy ngang. Các cửa hiệu xa hoa với những đồ quý giá bày biện nằm hai bên đường. Tôi và Nick men theo con đường đi thẳng đến Swaton, đến tiệm cà phê Lincotro mua một ly Latte rồi hút một điếu thuốc.       

Melbourn tháng mười trời hơi se lạnh, ly Latte Châu Úc mang theo một chút phong vị độc đáo riêng, thiếu chút hương sữa nhưng lại nồng vị cà phê và sô cô la. Hóp một ngụm kem như tan Sau đó sô cô la thơm nồng và cà phê hòa quyện vào nhau dung hòa trong cổ họng.Đây quả thật là chuyến du hành vị giác vô cùng kỳ diệu.Nếu thời gian dư dả, chi bằng gọi thêm một miếng bánh phô mai, cùng với thời tiết và thành phố như thế này nữa thật là làm cho người ta càng nghĩ càng ý vị.

Sau khi khách ở bàn kế bên uống cà phê xong bỏ đi, thì một đàn bồ câu bay đến đậu trên bàn ăn thức ăn thừa vụng vãi và cà phê bên cạnh.Chúng cách tôi ở cự li chưa tới nữa mét. Chúng không có ý gì là tỏ ra sợ tôi mà còn thong dong chuẩn bị bay qua bàn tôi. Tôi mang kính đen ngồi với Nick ở trên đường Swanston cùng tắm nắng cùng với đàn bồ câu nghịch ngợm ngồi như thế đến hết buổi chiều.

Uống cà phê xong chúng tôi đi dạo xuống downtown bắt gặp nhà thời mỹ lệ nằm giao nhau giữa đường Russell và Collins. Đây là nhà thờ Scotland được xây dựng từ năm 1873.Bơi cạnh là đại giáo đường St Mark được xây dựng vào năm 1866. Hai công trình đều là kiến trúc La Mã điển hình. Nhà thờ Scotland và giáo đường St Mark cùng với nhà hát Athenaeum tụ hợp ở đây tạo thành một quần kiến trúc hùng vỹ đang tắm gội từ phía xa xa dưới cái nắng tháng mười Melbourn.

Vì lý do thời gian, tôi chỉ ghé vào nhà thờ St Mark.  Ngoài công trinh kiến trúc đồ sộ đó ra, tôi thực sự kinh ngạc bởi sự sáng tạo tinh tế của các nhà nghệ thuật gia và các kiến trúc sư. Những tấm điêu khắc bằng kiếng đầy màu sắc diễm lệ. Mỗi một tắm đều khắc họa bức tranh trong thánh kinh. Tuy rằng tôi không phải là tín đồ cơ đốc giáo. Nhưng trước mặt các vị thần vẫn thầm lặng giữ thái độ tôn kính và khiêm nhường đối với thần linh. Một mình tôi vác ba lô lặng lẽ bước thẳng về phía trước gần cuối giáo đường nơi gần bức tượng chúa Giê Su nhất. Dưới tượng chúa Giê Su bất ngôn nhất ngữ, tôi lặng lẽ cầu nguyện, bên ngoài nhà thờ là dòng xe cộ qua lại tấp nập, chỉ cách một bức tường mà phân rõ hai thế giới biệt lập.Từ nhà thờ bước ra, chúng tôi đi thẳng xuống phía cuối đường nơi có dòng sông Yarra. Tôi và Nick vừa hút thuốc vừa nói hết chuyện này đến chuyện khác. Sau đó anh ấy nói phải đợi Carmen bạn gái mình cùng đến quán ba bên cạnh bờ sông uống rượu.

Tôi vẫn có cảm giác thành phố nào có nước đều có tâm linh, đó là mối quan hệ không thể phân cách giữa thành phố và tự nhiên, và người thành phố phải sống chung với nó, từ lúc sinh ra cho đến lúc theo về cát bụi.

 

                                                                                                      

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro