Những bậc "tuyệt đại quân sư" nổi tiếng nhất lịch sử thời Chiến Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôn Tử - Đại quân sư lỗi lạc thời chiến quốc

Thành tựu để đời:
Binh Pháp Tôn Tử và 36 Kế Chương

Tôn Tử (hay còn được gọi là Tôn Vũ) là một vị tướng quân cấp cao trong lịch sử Trung Hoa, ông sinh ra từ thời Đông Chu, năm 545 trước Công Nguyên. Tại Châu Á, Tôn Tử được những người luận sử chiến quốc Trung Hoa biết đến như một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại. Về xuất thân, ban đầu Tôn Tử thuộc dòng dõi quý tộc của Nhà Tề vào cuối thời Xuân Thu (770-481 trước Công Nguyên). Sau khi chiến tranh xảy ra ở nước Tề, Tôn Tử đã nhanh chóng rời đến nước Ngô. Ở đó, ông đã sống một cuộc sống ẩn dật, hiến dâng mình cho việc nghiên cứu binh pháp.

Năm 512 trước Công nguyên, Tôn Tử bắt đầu phục vụ vua Hách Lỗ của nước Ngô như là một vị tướng và nhà quân sư lỗi lạc. Cũng nhờ vậy mà Tôn Tử nghĩ đến việc lập sách, viết lại các kế sách mưu lược của mình
và luận thành một bản đặt tên là: Binh Pháp Tôn Tử. Kế tiếp, ông cũng thực hiện thêm một bộ sách lược mang tên gọi Tam Thập Lục Kế (36 Kế Chương) - bộ sách này tập hợp 36 kế sách quân sự của Trung Hoa thời cổ đại, có từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh.

Dựa vào đây, Tôn Tử đã không ngừng rèn luyện mưu trí cho bản thân mình, giúp triều đại nhà Ngô chiến thắng trong nhiều trận đánh hiển hách, mang tính lịch sử truyền đời thời chiến quốc Trung Hoa.

Hàn Tín - Quân tử trả nhục 10 năm chưa muộn

Thành tự để đời:
Phò trợ Lưu Bang, dựng nên Tây Hán

Ít ai biết rằng, câu nói "Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn" tới tận ngày nay chúng ta vẫn hay dùng thực chất là của Hàn Tín - một trong những bậc đại quân sư lỗi lạc của thời chiến quốc Trung Hoa. Cuối thời nhà Tần, thời thế lúc này đã nghiêng về những cuộc khởi nghĩa của tầng lớp nông dân chống lại sự hà khắc của triều đình, nhiều anh hùng dũng sĩ cũng nổi lên và Hàn Tín là người nổi bật trong số đó.

Tuy nhiên trước lúc trở thành một bậc quân sư cầm binh tài giỏi, có công phò tá Lưu Bang khởi nghiệp dựng quốc, lập nên thời Tây Hán, Hàn Tín vẫn chỉ là một kẻ bần phu đói rách, thường lang thang ở quê nhà để tới nhà người quen ăn chực. Do vậy người cùng quê với Hàn Tín rất coi thường và thường hay giễu cợt con người của ông, một lần chạm mặt một đám thanh niên cố tình gây sự với mình, Hàn Tín không nói không rằng, lập tức nghe lời chui qua chân của đám thanh niên nọ.

Sự việc này đã đem tới cho Hàn Tín cái danh "Hàn Tín lọt háng" cùng nỗi ô nhục dai dẳng. Nhưng kỳ thực ra Hàn Tín là một người có mưu lược tính toán từ trước. Ông nhìn thấy xã hội lúc đó đang đứng trước tình hình thay đổi triều đại, bèn chăm chỉ nghiên cứu phép dùng binh, luyện tập võ nghệ, ông tin rằng mình sẽ có cơ hội ngóc đầu dậy.

Sau khi về phò tá cho Lưu Bang - chủ quân khởi nghĩa lúc bấy giờ, Lưu Bang cũng chưa có ý trọng dụng Hàn Tín mặc dù đã có mưu sĩ Tiêu Hà hết lòng tiến cử, Hàn Tín biết chuyện nên đã tự ái rời bỏ nghĩa quân của Lưu Bang, Tiêu Hà cũng từ giã Lưu Bang để vội vàng đuổi theo khuyên Hàn Tín quay về. Sau sự việc này, Lưu Bang mới nhận thấy rõ ràng giá trị mưu lược trong con người của Hàn Tín.

Cũng từ đó, Hàn Tín từ một viên quan nhỏ phụ trách vận tải lương thực và cỏ ngựa dần dần trở thành một tướng quân. Sau đó, trong quá trình giúp đỡ Lưu Bang xây dựng cơ nghiệp, Hàn Tín đánh đâu thắng đấy, lập nên công lao hiển hách.

Khổng Minh - Người nắm rõ được Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa

Thành tự để đời: Tạo thế Chân Vạc, phân ranh Tam Quốc

Tích kể lại rằng khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo luận việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngọa Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Được lời khuyên nhủ chân thành từ Tư Mã Đức Tháo, lại nhận thấy nơi ở của Khổng Minh thuận đường đi lại với mình nên Lưu Bị đã 3 lần tự thân đến Long Trung mời Khổng Minh về giúp mình dựng xây nghiệp quốc, lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.

Tuy nhiên công lao của Gia Cát Lượng đối với nước Thục, nhà Hán, đối với Lưu Bị không chỉ đơn giản nằm ở những kế sách thần thông, những nước cờ thần cơ diệu toán mà Khổng Minh giúp quân sĩ Thục đánh đâu thắng đó, ít gặp trắc trở.

Xét đến bố cục toàn cảnh thời loạn khi ấy, trong lần gặp thứ 3 với Lưu Bị, Khổng Minh đã thẳng thắn chỉ ra cho vị quân chủ biết về những điểm đúng sai, điểm nên và không nên làm trong việc dụng binh, nhằm giúp nước Thục nhanh chóng trở thành một thế lực mạnh mẽ, có thể so ngang với Ngụy quốc và Ngô quốc, đưa Thục vào thế chân vạc Tam Quốc vững chãi thời bấy giờ.

Và nếu như không có lần gặp ấy giữa Lưu Bị và Khổng Minh, nghiệp nước Thục sau đó chắc chắn sẽ không thể tự Lưu Bị cho ra đời, cũng như thế chân vạc Tam Quốc cũng khó có thể hình thành được. Do vậy vai trò của đại quân sư Khổng Minh đối với thế cục thời loạn khi ấy là quá đỗi quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro