Top 10 mưu sĩ lợi hại nhất Tam Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Gia Cát Lượng

Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy ). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao. Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.

2. Chu Du

Chu Du tên tự là Công Cẩn, là danh tướng của nước Ngô (Đông Ngô) thời Tam Quốc. Trong bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung có viết rằng do Chu Du đẹp trai và rất giỏi âm luật nên được gọi là Mỹ Chu Lang.Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc Thủy Quân, nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó.

Chu Du sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang. Lư Giang thuộc vùng Hoài Nam của Trung Nguyên, nhưng rất gần đất Ngô-Việt, ngày nay là Thư Thành, An Huy thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Gia đình Chu Du đều là danh sĩ, cha ông là Chu Dị từng làm quan huyện Lạc Dương, ông nội ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung từng làm quan Hiệu úy.

Chu Du thời trẻ chơi với Tôn Sách, con của Tôn Kiên, và hai người thân nhau như anh em. Khi Tôn Kiên bị giết trong cuộc chiến với Lưu Biểu, Tôn Sách lúc đó 16 tuổi, bắt đầu chinh phạt đất Ngô. Chu Du đem quân giúp Tôn Sách và trở thành khai quốc công thần.

Năm Chu Du 24 tuổi đánh chiếm Uyển Thành và cùng với Tôn Sách đi cầu hôn 2 cô con gái xinh đẹp của Kiều Tông. Tôn Sách cưới Đại Kiều, còn Chu Du cưới Tiểu Kiều.

3. Quách Gia

Quách Gia tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của lãnh chúa hùng mạnh Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc.

Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các lãnh chúa kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn. Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo.

Quách Gia sinh ra tại Dĩnh Xuyên, Dương Địch, ngày nay là Vũ Châu, Hứa Xương, Hà Nam. Ban đầu ông tìm kiếm một vị trí dưới trướng Viên Thiệu, lãnh chúa hùng mạnh nhất khi đó ở miền bắc Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất nhanh chóng ông nhận ra rằng Viên Thiệu không phải là người quyết đoán cũng như là người không biết sử dụng tài năng của người khác và vì thế khó có thể đạt được đại sự. Chính vì vậy ông đã bỏ đi.

Ông là người đã khuyên Tào Tháo không giết Lưu Bị sau khi ông này bị thất thế trong các trận chiến với Lã Bố, phải nương nhờ Tào Tháo, sau khi Trình Dục khuyên Tào Tháo nên giết Lưu Bị để trừ hậu hoạ.

Quách Gia bị bệnh mất khi còn rất trẻ. Có thể nói ông là người được Tào Tháo tin tưởng nhất trong số các thuộc hạ. Có thể nói sau này Gia Cát Lượng có thể dễ dàng nhiều lần đánh thắng Tào Tháo cũng nhờ Quách Gia đã mất. Nhiều người nhận định tài năng của Quách Gia thua Gia Cát Lượng về nội chính nhưng lại hơn về quân sự.

4. Bàng Thống

Bàng Thống, tự Sỹ Nguyên, đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh, là quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, sống vào cuối thời nhà Hán, đầu thời Tam quốc, thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Bàng Thống quê ở Tương Dương, được La Quán Trung miêu tả trong Tam quốc diễn nghĩa là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Tư Mã Đức Tháo nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long hoặc Phụng Sồ thì có thể định hưng được thiên hạ".

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền, trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là để dùng kế hỏa công.

Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, cháy rụi hết. Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng nên đến Kinh Châu theo Lưu Bị.

5. Tư Mã Ý

Tư Mã Ý là một vị tướng, nhà chiến lược quân sự, một nhà chính trị của Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc.

Tư Mã Ý là hậu duệ nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên, tác giả cuốn Sử Ký. Tư Mã Ý xuất thân từ gia đình có 8 người con trai. Mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt. Do đó, anh em họ đều được gọi chung là Bát Đạt Tư Mã. Đây là một thuật ngữ để tỏ lòng kính trọng, bởi các nhóm tám nhân vật tài năng khác trong các thời kỳ trước đều đã được gọi theo cách này.

Gia đình ông sống tại Lạc Dương khi Đổng Trác chiếm thành phố, phá hủy nó, và dời thủ đô tới Trường An. Anh trai Tư Mã Ý, Tư Mã Lãng đã dẫn gia đình về quê cũ ở Ôn huyện, và sau đó, dự đoán rằng nơi ấy sẽ trở thành chiến trường, tiếp tục chuyển về Lê Dương. Năm 194, khi Tào Tháo đánh nhau với Lưu Bị, Tư Mã Ý lại đưa gia đình về Ôn huyện.

Ông nổi tiếng nhất có lẽ là nhờ đã bảo vệ được Tào Ngụy khỏi các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông, và từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Miã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

Sau khi nhà Tấn lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệu là Tấn Tuyên Đế, miếu hiệu là Cao Tổ.

6. Lục Tốn

Lục Tốn sinh năm 183, người Ngô Quận. Ông đến Đông Ngô theo Tôn Quyền sau khi Tôn Sách mất (năm 200) khoảng vài năm. Năm 208, Lục Tốn tham gia trận Xích Bích nhưng vì ông còn quá trẻ nên không lập được công trạng gì nổi bật.

Năm 219, nhân lúc Lưu Bị và Tào Tháo đanh tranh giành Hán Trung và Quan Vũ dẫn quân đánh Tương Dương, không quan tâm đến Kinh Châu là nơi mà Đông Ngô đã dòm ngó từ lâu, Lục Tốn đã bày kế cho Lã Mông chiếm Kinh Châu, dẫn đến cái chết của Quan Vũ, nguyên nhân chủ yếu của trận Di Lăng sau này.

Biết Lưu Bị không có kinh nghiệm dùng binh, đóng quân ở nơi tử địa nên Lục Tốn đã dùng hỏa công tiêu diệt 70 doanh trại của Lưu Bị, đánh tan 7 vạn quân của Lưu Bị. Sau trận này 1 năm Lưu Bị bệnh chết ở thành Bạch Đế.

Sau trận Di Lăng, Đông Ngô và Thục Hán kí hòa ước nên từ năm 222 đến năm 245, Lục Tốn đã nhiều lần đánh đuổi quân Đại Ngụy, bảo vệ thành công Đông Ngô. Năm 234, ông dẫn quân đánh Hợp Phì theo sự nhờ cậy của Khổng Minh nhưng thất bại. Năm 245, ông mất ở tuổi 62.

7. Giả Hủ

Tháo rất trọng dụng và tin cậy ông nên hỏi ông về việc lập vua kế vị ông đã trả lời với tháo có nhớ việc Lưu Biểu và Viên Thiệu không. Tháo chỉ cười và tư đó không nhắc đến Tào Trực nữa

8. Tuân Úc

Tuân Úc có là Văn Nhược (文若), người huyện Dĩnh Âm quận . Ông nội Tuân Úc là Tuân Thục (荀淑) làm tới chức huyện lệnh, cha là Tuân Côn (荀绲) cùng 7 anh em đều là tài tử, được gọi là Bát long (tám con rồng). Tuân Côn từng làm tướng quốc nước Tế Nam, em Tuân Côn là (chú của Tuân Úc) làm tới chức Tư không trong triều .


9. Khương Duy

Cha ông là Khương Quýnh từng làm chức Công tào trong quận. Khi người Nhung và người Khương chống lại nhà Ngụy, Khương Quýnh bảo vệ cho thái thú và bị tử trận. Vì vậy nhà Ngụy phong cho ông làm chức Trung lang.

Cha mất sớm, Khương Duy sống với mẹ, say mê Kinh học của Trịnh Huyền, làm chức Thượng kê duyên (ghi chép) trong quận, sau đó ông được làm tùng sự.

Gia Cát Lượng cả đời luôn mong muốn có được một truyền nhân kế thừa kiến thức của mình và phải cho tới khi gặp Khương Duy thì ông mới cảm thấy ưng ý nhất. Điều đó đã chứng tỏ được những phẩm chất trí tuệ của Khương Duy.

Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực , người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đánh kiếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Quảng Nguyên đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã giúp Lưu Bị – lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh châu là Lưu Biểu. Một thời gian sau Gia Cát Lượng cũng đến làm mưu sĩ cho Lưu Bị bên cạnh Từ Thứ.

10. Từ Thứ

Năm 208, Tào Tháo mang đại quân xuống đánh Kinh châu. Lưu Biểu qua đời, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị mang dân sơ tán, bị Tào Tháo đánh bại ở Đương Dương Tràng Bản. Gia quyến Lưu Bị và mẹ Từ Thứ tên là Từ Trắc cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo nhờ mẹ Từ Thứ viết thư chiêu dụ con về phía mình. Từ Thứ nhận được thư mẹ bèn từ biệt Lưu Bị sang phục vụ Tào Tháo.

Từ khi sang Tào, Từ Thứ không đóng góp gì đáng kể cho họ Tào. Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi lên thay, cướp ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa.

Sau đó Từ Thứ lâm bệnh mất, không rõ năm nào. Ông hoạt động khoảng 40 năm từ cuối thời Đông Hán đến đầu thời Tam Quốc.




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro