Top mỹ nam Tam Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Con trai đẹp nhờ nét, Con gái đẹp nhờ đường"
『男由輪廓而都,女由線條而美』(Nam do luân quách nhi đô, nữ do tuyến điều nhi mỹ)

Du đại phu đời Minh mạt là một vị quan rất thích nam sắc, ông từng bảo rằng: "Nói về sắc đẹp trong thiên hạ thì nữ không đuổi kịp nam. Ở các loài có lông vũ từ chim phượng hoàng, khổng tước cho đến con gà, con trĩ, màu sắc rực rỡ đều thuộc về con trống; sắc lông của loài chó, ngựa cũng đều như thế"(天下之色,皆男勝女。羽族自鳳凰、孔雀以及雞雉之屬,文弢r />??並屬属于雄,犬馬之毛澤亦然:Thiên hạ chi sắc, giai nam thắng nữ. Vũ tộc tự phụng hoàng, khổng tước cập kê trĩ chi thuộc, văn thái tính thuộc vu hùng, khuyển mã chi mao trạch diệc nhiên) [情史•情外類Tình sử: Tình ngoại loại]. Cách quan sát của mấy trăm năm trước này quả thật là rất độc đáo, người ta đã nhận định chung rằng: trong loài chim chóc của nhóm động vật thì quả thực con trống có ngoại hình rất đẹp, và ngược lại, con mái thì thấp bé và có màu sắc nhạt nhẽo, đen đúa. Các nhà nghiên cứu khi đi tìm về nguyên nhân này đã nhận định, đấy chính là kết quả của việc chọn lựa trong quan hệ tính dục. Con trống do muốn tranh giành con mái nên giữa chúng phải tiến hành một cuộc so sánh về ngoại hình, cuộc cạnh tranh này đã mặc định vẻ đẹp của con trống là vẻ đẹp của sự hào hoa và cường tráng.
Xét về nhân loại, ngay từ thời kỳ cổ đại, giữa hai giới tính của con người trong xã hội luôn có một khoảng cách rất lớn: phần lớn nam giới đều là người nắm giữ quyền lực và của cải, có một địa vị rất cao và có khả năng chi phối người phụ nữ. Kết quả là người phụ nữ nào muốn có được một cuộc sống an nhàn, vui sướng thì phải chăm chút đến dung nhan của mình (女為悅己者容:nữ vị duyệt kỷ giả dung), từ đó, phụ nữ trở thành đối tượng chủ yếu để người khác ngắm nhìn, đồng thời, vẻ đẹp của người phụ nữ cũng trở thành trọng tâm của cái đẹp trong thế giới loài người. Nhưng không hoàn toàn vì thế mà có thể nói rằng nam giới không đẹp bằng phụ nữ, chỉ là, cái đẹp của nam giới tương đối bị xem nhẹ một chút. Kinh Thi có câu thơ hình dung về một mỹ nam như sau: "Chao ôi phương phi sao, Chàng cao lớn làm sao. Chao ôi tươi tắn sao, Thanh cao dịu dàng sao" (猗 嗟昌兮,頎而長兮。猗嗟娈兮,清揚婉兮:Y giai xương hề, Kỳ nhi trường hề. Y giai loan hề, thanh dương uyển hề) [Kinh Thi, chương Y Giai]. Cổ từ cũng nói rằng: "Đá kết như ngọc quý, thân tùng như ngọc xanh. Vẻ tươi riêng một cõi, thiên hạ chẳng người tranh" (積石如玉,列松如翠。郎艷獨絕,世無其匹:Tích thạch như ngọc, liệt tùng như thuý. Lang diễm độc tuyệt, thế vô kỳ thất) [Nhạc phủ thi tập, quyển 47].
Nếu so sánh với các mỹ nữ, thì các mỹ nam được gới thiệu ở đây cũng sẽ là những người được lựa chọn, cân nhắc theo những tiêu chí như diện mạo, hình thể, sức hấp dẫn, tài nghệ, trí tuệ... Một điều cần nhắc đến ở đây là, cũng giống như thập đại mỹ nữ Trung Quốc cổ đại, thập đại mỹ nam Trung Quốc cổ đại cũng không hẳn phải là người đẹp nhất, mà thường là những nhân vật có liên quan và có những đóng góp nhất định đến nền chính trị, xã hội đương thời, được sách sử (bao gồm cả dã sử, huyền sử) hay tác phẩm văn học (văn học dân gian, văn học bác học) ghi chép lại. Tương đối phù hợp với những tiêu chí đó là mười mỹ nam sau đây:

1.Chu Du

Chu Du được mệnh danh là "Mỹ Chu Lang",chỉ một chữ 'Mỹ' cũng đã nói lên phần nào vẻ đẹp của đệ nhất mỹ nam tử Giang Đông.Thêm nữa, Chu Du còn rất giỏi về cầm kì thi họa,được lưu truyền qua câu"khúc hữu ngộ,chu lang cố". Xét tổng thể lại,theo thiển ý của tại hạ thì Chu Công Cẩn là Tam quốc đệ nhất mỹ nam.

2.Lữ Bố

Lữ Bố tên chữ là Phụng Tiên (奉仙), người Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên thời Tam quốc, làm quan đến chức Ôn hầu, thân thể cao lớn (ước trên một mét chín), tướng mạo anh tuấn, võ nghệ cao cường. Không những quần áo hoa lệ, Lữ Bố còn rất thích khoe mã. Mỗi khi đi ra ngoài là chàng "phong thái hiên ngang, uy phong lẫm liệt, tay cầm chiếc họa kích Phương Thiên, mắt long lên mà nhìn", quả thực là rất nam tính. Chàng thường cầm một chiếc hoạ kích trong tay, ngồi trên con ngựa quý Xích Thố, đi khắp nơi để tán gái, người đương thời thường nói "trong nhân gian có Lữ Bố, trong loài ngựa có Xích Thố" (人中呂布、馬中赤兔:Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố". Gái đẹp phần nhiều tự yêu mình, trai đẹp cũng không ngoại lệ. Khi làm thuộc hạ của Đinh Nguyên, Lữ Bố cũng "kết tóc đỉnh đầu đội mũ vàng, khoác áo chiến bào Bách Hoa, mình mang áo giáp Đường Nê, buộc thắt lưng sư tử báu", trông rất có dáng. Sau khi về với Đổng Trác, Lữ Bố cũng đua đòi xa xỉ: 'Đầu đội mũ vàng tía, tóc kết làm ba, mình khoác áo bào Bách Hoa bằng gấm đỏ của Tứ Xuyên, mang áo giáp có hình mặt thú nuốt đầu liên hoàn, buộc thắt lưng sử tử Giáp Linh Lung', trông như một vị vua trên thiên đình, khiến ngay cả đại mỹ nhân Điêu Thiền (貂蟬, thường gọi là Điêu Thuyền) cũng phải động lòng.
Lữ Bố không chỉ thạo về việc dùng hoạ kích, chàng còn rất thiện việc bắn tên, đây cũng chính là ngón nghề mà chàng rất tự hào. Võ nghệ chàng cao siêu, ba người Quan Vũ, Trương Phi, Lưu Bị liên thủ lại thì mới có thể miễn cưỡng thắng được chàng. Luận về võ nghệ cá nhân, vào thời Tam quốc thì chàng quả là vô địch thiên hạ.
Nhưng đây lại là người thường hay phản phúc, vô nhân nghĩa, tráo trở đa đoan. Đầu tiên, Lữ Bố bái Đinh Nguyên làm nghĩa phụ, nhưng một kẻ bị chàng "trừng mắt mà nhìn" như Đổng Trác chỉ cần dùng con ngựa Xích Thố và ngọc đới Kim Châu để ra lệnh chàng giết Đinh Nguyên và theo về Đổng Trác thì chàng lại tuân lời. Điều này cũng không thể trách cứ Lữ Bố, vì chàng vốn xuất thân từ gia đình nghèo khổ, ngoài võ công vô địch thiên hạ ra thì chàng chẳng có một thứ gì. Chàng chẳng khác gì một tuyệt thế giai nhân xuất thân từ tầng lớp bình dân vậy, khi đối mặt với một kẻ dùng tiền tài và của cải để khuyến dụ chàng, thì trên thế gian này có mấy ai lại không vứt bỏ tình xưa? Sau khi Lữ Bố trở thành thuộc hạ của Đổng Trác, do tư thông với Điêu Thiền, sợ việc xấu bị phơi bày nên đã cùng với Tư Đồ Vương Duẫn (司徒王允) cùng nhau mưu sát Đổng Trác. Khi Thào Tháo (曹操) chinh phạt Từ Châu, Lữ Bố nhân cơ hội đã tiến hành đánh úp căn cứ địa của ông ta, sau lạ nhiều lần tác chiến với Tào Tháo, sau do tên thủ hạ là Hầu Thành làm phản nên Lữ Bố đành phải đầu hàng.
Ở lầu Bạch Môn, Lữ Bố bị bắt giữ. Lưu Bị nói với Tào Tháo rằng: "Ông không thấy câu chuyện của Đinh Nguyên, Đổng Trác đấy sao?" Kỳ thật, Lưu Bị biết rằng mình đố kỵ với Đinh Nguyên, Đổng Trác, bởi vì bản thân Lưu Bị cũng muốn có được Lữ Bố. Lữ Bố quả thực rất đẹp, vẻ đẹp hoàn hảo ấy khiến người ta yêu mến thắm thiết, mà yêu mến tất sẽ khiến người ta mù quáng. Ông ta biết rằng bất kỳ ai có được Lữ Bố cũng đều sẽ dành trọn tình cảm của mình cho Lữ Bố, một anh hùng như Tào Tháo cũng không ngoại lệ (có thể thấy được điểm này khi ông ta đối đãi với Quan Vũ sau này). Nếu như thế, Tào Tháo có thể sẽ tiếp gót theo Đinh Nguyên, Đổng Trác về nơi chín suối, bản thân của Lưu Bị sẽ hạ được một đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở đất Trung Nguyên, và Lữ Bố cũng sẽ không chết. Nhưng Lưu Bị cũng không thể đành lòng để Tào Tháo giành lấy Lữ Bố. Cái mà Lưu Bị không có được thì người khác cũng đừng mong có được. Đây chính là logic của Lưu Bị, vì thế mà ông ta càng muốn Lữ Bố phải chết. Riêng về Thào Tháo, tuy rằng rất muốn có được Lữ Bố, nhưng bản thân ông ta cũng không muốn trở thành Đinh Nguyên, Đổng Trác thứ hai, lại đành phải giết Lữ Bố. Xem ra, "hồng nhan bạc mệnh" không những được dùng để chỉ số phận của các mỹ nữ, mà nó còn sử dụng rất thích hợp cho đệ nhất mỹ nam thời Tam quốc này.

3.Tôn Sách

Trong , ông được mô tả anh dũng khác người, không kém gì Tây Sở Bá vương , nên được gọi là Tiểu Bá vương (小霸王).

Tôn Sách, con trai cả của vị tướng nổi tiếng Tôn Kiên, có phải là một anh hùng hay không? Câu hỏi này vẫn còn được nhiều người bàn tán khác nhau ngay cả thời nay.
Rất nhiều người, kể cả trong lịch sử, cũng cho rằng Tôn Sách chỉ là một kẻ dũng phu. Một số ví dụ sau đây:
- Lúc Tôn Kiên mới mất, Đổng Trác hỏi con Kiên bao nhiêu tuổi, có người đáp 15, Trác không coi ra gì.
- Tào Tháo: "Tôn Sách chỉ dựa tiếng của bố, sao là anh hùng được."
- Quách Gia: "Người này chỉ là một kẻ dũng phu nóng nảy bộc trực, tất sẽ chết về tay của một kẻ thất phu."
(mấy câu này mình viết từ trí nhớ ra, không được chuẩn lắm)

Nói như vậy thì Tôn Sách chẳng có gì đáng tự hào cả? Hoàn toàn không đúng. Từ ngày Tôn Sách còn nhỏ đã được bố cho học võ và đến lúc đủ tuổi, Sách đã được ra chiến trường đánh quân Khăn Vàng (tầm 15 tuổi gì đó). Tuy quân địch chỉ là những tên nông dân ít king nghiệm nhưng dù gì cũng là người lớn và trong đám quân trăm vạn, tên bay đạn lạc nhiều vô kể, ấy vậy mà Sách vẫn vượt qua được và sống sót trở về.

Sau đó Tôn Sách vẫn trải qua nhiều trận chiến khốc liệt khác như ở ải Dĩ Thủy hay Kinh Châu nhưng không lập được công lao lớn nên ít người biết đến. Sau khi Tôn Kiên mất, Sách cùng đường phải theo Viên Thuật. Một kẻ bất tài như Viên Thuật cũng có thể nhận thấy tài năng tiềm ẩn của Tôn Sách lúc bấy giờ. Thuật từng bảo: "Nếu ta mà có được một đứa con như Tôn Lang thì chết cũng không ân hận gì nữa!", đủ chứng tỏ những công lao Sách lập được khi ở bên Thuật.

Tiếp đến, Tôn Sách mượn quân Viên Thuật và tấn công Ngô Quận. Cả một vùng đất rộng lớn gồm 9 quận và 81 châu, chưa kể bao nhiêu tướng tài như Thái Sử Từ, Nghiêm Bạch Hổ đều thua về tay Tôn Sách hết. Trước đó, lực lượng Tôn Sách chỉ tầm vài vạn quân (có khi còn ít hơn) trong khi quân Lưu Do đông gấp mấy lần thế. Vậy mà một mình Sách chiến thắng toàn phần, hơn thế lại không sát hại dân lành, chăm thu hiền tài khiến nhân dân đều quy phục.
Một sự kiện nữa đó là Tôn Sách đã giết chết Vu Cát để bảo vệ dân chúng khỏi bị mê muội. Đây là một hành động rất đáng khen, chỉ tin vào khoa học chứ không tin thần thánh. Còn việc Tôn Sách bị Vu Cát ám chết thì không ai biết sự tình ra sao, nhưng nói theo khoa học thì đây chỉ là do La Quán Trung thần thánh hóa mọi thứ lên.

Qua những chiến công đó, đủ để thấy rằng một Tôn Sách sức khỏe hơn người, hùng tài trí lược, biết thu dùng nhân tài, nhân nghĩa đầy mình thực xứng đáng làm anh hùng.

Cảm phiền các vị đại nhân đang ngồi trước màn hình máy tính chuẩn bị đàm đạo mấy câu xuất chúng mà người ta vẫn gọi là "chém gió" cho mấy lời bình luận(^^).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro