nen van hoa dam ban sac dan toc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4:

Nguyên nhân Đng Cng Sn Vit Nam đưa ra nhng quan đim“Xây dng nn văn hóa tiên tiến đm đà bn sc dân tc” trong thi kỳ đi mi va là mc tiêu  va là đng lc phát trin và là nn tng đi sng tinh th ca xã hi.

Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hoá là nn tng tinh thn ca xã hi.

Theo UNESCO: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng dân tộc. Nó được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ người Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững bền của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.

- Văn hoá là đng lc thúc đy s phát trin.

Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hoá. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn, phát triển phải dựa trên cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hoá.

Kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, ngay bản thân sự phát triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố thuần tuý kinh tế tạo ra, mà động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hoá đang được phát huy.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hoá dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp, để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hoá với số lượng và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Mặt khác, văn hoá sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất dẫn tới suy thoái xã hội.

Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hoá giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của "xã hội tiêu thụ" dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Văn hoá là mt mc tiêu ca phát trin

Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh chính là mục tiêu của văn hoá

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 xác định: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đồng thời nêu rõ yêu cầu "tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường".

Thực tế nhiều nước cho thấy mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển là vấn đề bức xúc. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước độc lập đang tìm tới con đường dẫn tới ấm no hạnh phúc, thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế xã hội càng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu văn hóa và thường được đặt vào vị trí ưu tiên trong các kế hoạch, chính sách phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo đang phát triển theo con đường công nghiệp hoá.

Để làm cho văn hoá trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển chúng ta chủ trương phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là:

Khi xác định mục tiêu giải pháp phát triển văn hoá phải căn cứ và hướng tới mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hoá trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

- Văn hoá có vai trò đc bit quan trng trong vic bi dưỡng, phát huy nhân t con người và xây dng xã hi mi.

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn v...v.. Những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng.

Năm 1990, chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) đưa ra những tiêu chí mới để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia. Đó là chỉ số phát triển con người, một trong ba chỉ tiêu của cách tính toán mới này là thành tựu giáo dục (hai chỉ tiêu khác là tuổi thọ bình quân và mức thu nhập). Chỉ tiêu giáo dục lại được tổng hợp từ hai tiêu chí: Tình trạng học vấn của nhân dân và số năm được giáo dục tính bình quân cho mỗi người.

Theo đó, quốc gia nào đạt thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệ toàn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăng trưởng dồi dào. Như vậy văn hoá trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn "tài nguyên người".

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người như mong muốn. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết được xếp vào thứ hạng cao trong khu vực nhưng nguy cơ tái mù chữ lại đang tăng, đặc biệt là mù ngoại ngữ, tin học..

Quan đim ch đo và ch trương  ca Đng Cng Sn vit Nam vXây dng nn văn hóa tiên tiến đm đà bn sc dân tc” trong thi kỳ đi mi gm 5 ni dung:

1. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến bộ thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.

2. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4. Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

5. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro