Chương 3: Tân bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Bậc Thánh nhân đứng giữa Trời, Đất, hợp với Trời, Đất mà tìm ra lý, rồi làm thành đạo lý, cốt truyền lại cho muôn đời. Về sau, con người ngày càng đông, của cải ngày càng nhiều, mắt mũi ngày càng tối tăm đi, lòng tham cũng theo đó mà tăng mãi không ngừng... Kẻ học giả xét không kĩ, thấy đạo lý của Thánh nhân cứ ngày càng được bàn dài ra đến thiên kinh vạn quyển, thì lại cho đó là sự nâng cao, là đã "phát triển" thêm được cái đạo lý của Thánh nhân. Tóm lại cho rằng càng đời sau thì đạo lý càng cao hơn đời trước (!). Thật là một sai lầm khủng khiếp. Bởi nếu được như thế thì thiên hạ đã có phúc quá. Đạo lý nếu cứ được nâng cao, cứ được "phát triển" mãi cho đến tận bây giờ, thì làm gì còn tranh giành, khủng bố, làm gì còn những thế hệ lưu manh cứ nối đời bịp bợm thiên hạ, làm gì phải giết nhiều người đến thế. Giết mấy nghìn năm chưa đủ, lại còn tiếp tục giết mãi đến bao giờ? Than ôi! Thiên hạ vốn vô phúc. Cho nên dẫu của cải ngày càng tăng, hiểu biết ngày càng rộng, chữ nghĩa ngày càng nhiều... song đạo lý của Thánh nhân thì cơ hồ cứ "phát triển" theo chiều ngược lại...

Thiên hạ rộng lớn, vẫn có những con đường gọi là độc đạo. Vũ trụ mênh mông, vẫn để cho thánh nhân độc hành. Sướng một đời là kẻ tục nhân, hận nghìn thu là bậc cao sĩ. Thế mà gọi là tục nhân thì bị cho là mắng, gọi là cao sĩ thì lại bảo rằng khen. Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ như trở bàn tay. Việc gặp trên đường té ra không đến nỗi phải ôm hận, việc chứng kiến cả đời, té ra vẫn phải ôm hận nghìn thu. Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính là quay trở lại cái lúc ngu... Rốt cuộc thánh nhân cái gì cũng giống hệt mọi người, chỉ khác duy nhất chỗ tận cùng đó mà thôi.
Tục nhân mỗi khi nghe đến việc gì thì đều cho là việc cuối cùng. Trí nhân mỗi khi nghe đến việc gì cũng đều nghĩ đến việc tiếp theo (chưa phải cuối cùng). Hạng giả nhân sở dĩ ngồi một chỗ mà cóp nhặt tư tưởng, chính vì suốt đời lo áp đặt ý muốn của mình cho thiên hạ(!). Bậc thánh nhân sở dĩ không ngồi suông mà bịa ra học thuyết, bởi việc đời lúc nào cũng sẵn sàng đẻ ra vô số học thuyết đấy thôi(?). Khổng Tử có lần bảo với học trò: "Tiểu nhân trước lãi sau lỗ, quân tử trước lỗ sau lãi. Vì thế cứ xem kết quả lỗ lãi ở đời là có thể định được việc của quân tử hay của tiểu nhân làm vậy...".(st)  

  Từng nghe lý dùng cho một đời thì dài hơn lý dùng cho ba đời. Lý dùng cho ba đời thì dài hơn lý dùng cho mười đời. Lý dùng cho mười đời thì dài hơn lý dùng cho trăm đời... Lý của người quân tử đi từ ngoài vào, lý của kẻ tiểu nhân đi từ trong ra. Bậc Thánh nhân xét việc ngoài đời mà san định kinh sách, phép tắc... Hạng lưu manh xem bụng dạ của mình để đẻ ra (cái gọi là) tư tưởng, ... Người bị ăn cướp không có quyền chọn kẻ cướp. Xác chết không có quyền chọn loài ăn xác chết. Mấy nghìn năm, vẫn cái "lý" đó chăng? Một câu nói của Thánh nhân có khi làm cho khoảng trời đất tối sầm. Chính là lúc kẻ u mê chợt ngộ ra thế nào là ánh sáng, cũng là lúc ngộ ra sự thật. Đến bao giờ thì lời nói hết linh?...

Chuyện cũ đọc xong rồi... tỉnh bơ thì: hoặc là chuyện sắp vứt vào sọt rác, hoặc là người sắp quy tiên (sắp toi). Cũ/mới xin không bàn đến; "người"/"ngợm" xin cũng miễn bàn. Song, chuyện cũ đọc xong mà... giật mình thì chắc chắn là chuyện chưa thể vứt vào sọt rác, và người... cũng chưa đến nỗi liệt vào hạng bỏ đi.

Kẻ khoác lác há to mồm mà tắc tị. Bậc Thiền sư ngậm miệng mà thông suốt mọi điều. Kẻ dối trá suốt đời lo gào thét . Bậc Vạn Thế Sư chỉ cần im lặng mà vẫn truyền được đạo lý cho đời...

--------------------

"Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào có uy tín của các thầy dậy. Đừng tin tưởng ngay cả lời ta nữa mà chỉ tin tưởng điều gì chính các người đã tự mình từng trải, kinh nghiệm và cho là đúng mà thôi."

Tất cả những thánh nhân, những nghệ sĩ chân chính đều muốn đánh phá tan tành những ảo tưởng yếu đuối của chúng ta, đều khuyến khích chúng ta hiên ngang nhận chân con người đích thực của mình và tự tin nơi mình, như Vivekananda: "Hãy đứng lên, hỡi sư tử, và rũ bỏ ảo tưởng mình là cừu non, các bạn là những linh hồn bất tử, những tinh thần tự do, linh thánh và vĩnh cửu" . Nếu các bạn tin vào ba trăm ba mươi triệu thần thánh mà không tin vào chính bạn, thì không có cứu chuộc nào cho bạn cả. Vậy: "Hãy tin vào bạn trước rồi hãy tin vào Thượng Đế sau." 

--------------  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro