luật bóng rổ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương V : QUI ĐỊNH VỀ THỜI GIAN THI ĐẤU

ĐIÈU 17 : THỜI GIAN THI ĐẤU, ĐIỂM HOÀ VÀ NHỮNG HIỆP PHỤ

17.1 Một trận đấu gồm có bốn hiệp mỗi hiệp 10 phút.

17.2 Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và trước mỗi hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và trước mỗi hiệp phụ là 2 phút.

17.3 Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.

17. Nếu có tỷ số điểm hoà nhau khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư, trận đấu sẽ tiếp tục bằng một hiệp phụ 5 phút hoặc bằng nhiều hiệp phụ 5 phút để có kết quả thắng thua.

17.5 Trong tất cả những hiệp phụ hai đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như ở hiệp thứ 3 và hiệp thứ 4.

ĐIỀU 18 : BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU

18.1 Trong tất cả những trận đấu, đội thứ nhất ghi trong chương trình thi đấu (đội chủ nhà) sẽ được chọn rổ và băng ghế ngồi.

Sự chọn lựa này được thông báo cho trọng tài chính ít nhất là 20 phút trước khi trận đấu bắt đầu.

18.2 Trước hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba, hai đội được quyền khởi động trên nửa sân có rổ của đối phương.

18.3 Hiệp thứ ba hai đội sẽ đổi rổ.

18.4 Trận đấu không thể bắt đầu nếu một trong hai đội không có 5 đấu thủ sẵn sàng thi đấu trên sân.

18.5 Trận đấu chính thức bắt đầu bằng nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân, khi bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng.

ĐIỀU 19 : TÌNH TRẠNG CỦA BÓNG

Bóng có thể là bóng sống hoặc bóng chết.

19.1 Bóng trở thành bóng sống khi :

* Nhảy tranh bóng, bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng.

* Ném phạt, khi trọng tài đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sở hữu của người ném phạt.

* Phát bóng biên, khi trọng tài đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sở hữu của người phát bóng biên.

19.2 Bóng trở thành bóng chết khi :

* Bóng vào rổ hoặc ném phạt vào rổ.

* có tiếng còi của trọng tài khi bóng sống.

* Chắc chắn bóng không vào rổ từ 1 quả ném phạt, mà sau đó có :

- Một hoặc nhiều quả ném phạt khác.

- Một xử phạt khác (ném phạt hoặc phát bóng biên).

* Có tín hiệu âm thanh báo kết thúc thời gian thi đấu của một hiệp hoặc một hiệp phụ.

* Có tín hiệu âm thanh của người điều khiển đồng hồ 24 giây trong khi bóng sống.

* Bóng bay trên không trong một lần ném rổ và bóng được chạm bởi một đấu thủ của 1 trong 2 đội sau khi :

- Trọng tài thổi còi.

- Kết thúc thời gian thi đấu của một hiệp hoặc hiệp phụ.

- Có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

19.3 Bóng không trở thành bóng chết và bóng được tính điểm, nếu thực hiện khi :

* Bóng bay trong lần ném rổ và trọng tài thổi còi hoặc có tín hiệu âm thanh của đồng hồ thi đấu hoặc có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

* Bóng bay trong 1 lần ném phạt khi một trọng tài thổi còi vì bất kỳ sự vi phạm luật khác không phải của người ném phạt.

* Đối phương phạm lỗi trong khi bóng vẫn ở trong quyền kiểm soát của đấu thủ có tác động ném rổ và chấm dứt động tác ném rổ của mình bằng một sự chuyển động tiếp tục trước khi có lỗi xảy ra.

ĐIỀU 20 : VỊ TRÍ CỦA ĐẤU THỦ VÀ CỦA TRỌNG TÀI

20.1 Vị trí của một đấu thủ được xác định bởi vị trí mà đấu thủ đang chạm mặt sân. Trong khi một đấu thủ nhảy lên trên không, đấu thủ sẽ giữ lại vị trí giống như vị trí mà đấu thủ đã chạm mặt sân, đường 3 điểm, đường ném phạt và những đường giới hạn của khu vực ném phạt.

20.2 Vị trí của trọng tài được xác định giống như cách của đấu thủ.

Khi bóng chạm trọng tài, giống như bóng chạm sân ở vị trí của trọng tài.

ĐIỀU 21 : NHẢY TRANH BÓNG

21.1 Định nghĩa :

21.1.1 Một lần nhảy tranh bóng được thực hiện sau khi trọng tài tung bóng giữa hai đấu thủ của hai đội.

21.1.2 Hai bên cùng giữ bóng khi có một hoặc nhiều đấu thủ của cả 2 đội có một hoặc cả 2 bàn tay giữ chặt bóng mà không có đấu thủ nào giành được bóng trừ khi có sự tho bạo trái luật.

21.2 Ghi chú :

21.2.1 Khi bắt đầu 1 hiệp hoặc hiệp phụ sẽ cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân giữa 2 đấu thủ bất kỳ của 2 đội.

21.2.2 Khi thổi còi hai bên cùng giữ bóng hoặc khi hai bên cùng lỗi và kết quả là tranh bóng, lần nhảy tranh bóng sẽ được thực hiện giữa hai đấu thủ có chiều cao tương đương do trọng tài chỉ định.

21.2.3 Khi trận đấu được tiếp tục bằng nhảy tranh bóng trong bất kỳ tình huống khác. Điều 21..2.1 hoặc 21.2.2 ở trên, kể cả khi bóng sống kẹt ở bảng rổ, nhảy tranh bóng sẽ được thực hiện ở vòng tròn gần nhất giữa hai đấu thủ bất kỳ.

21.2.4 Khi không xác định được vòng tròn gần nhất để cho nhảy tranh bóng thì nhảy tranh bóng sẽ được thực hiện ở vòng giữa sân.

21.3 Quy định :

21.3.1 Trong khi nhảy tranh bóng hai đấu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một bàn chân gần tâm của đường thẳng ở giữa vòng tròn.

21.3.2 Trọng tài sẽ tung bóng lên cao (thẳng đứng) giữa hai đấu thủ, bóng được tung lên đến điểm cao nhất mà đấu thủ có thể với tới khi nhảy lên và bóng rơi xuống giữa hai đối thủ.

21.3.3 Bóng được chạm bởi một hoặc nhiều bàn tay của một hoặc hai người nhảy tranh bóng sau khi bóng lên đến điểm cao nhất.

21.3.4 Hai đấu thủ nhảy tranh bóng không được rời vị trí của mình cho đến khi bóng được chạm đúng luật.

21.3.5 Đấu thủ nhảy tranh bóng không được bắt bóng hoặc chạm bóng hơn hai lần cho đến khi bóng được chạm một trong tám đấu thủ không nhảy tranh bóng, bóng chạm sân, bóng chạm rổ hoặc chạm bảng.

21.3.6 Những đấu thủ khác sẽ ở ngoài vòng tròn cho đến khi một trong hai đấu thủ nhảy tranh bóng chạm vào bóng.

21.3.7 Nếu bóng không được chạm bởi một hoặc cả hai đấu thủ nhảy tranh bóng chạm mặt sân mà không có ít nhất 1 đấu thủ nhảy tranh bóng chạm bóng thì sẽ cho nhảy tranh bóng lại.

21.3.8 Các đấu thủ cùng một không được chiếm vị trí liền kề nhau ở chung quanh vòng tròn nếu như có một đấu thủ đối phương đứng chen vào một trong những vị trí đó.

21.3.9 Nếu đấu thủ nhảy tranh bóng bị chấn thương phạm lỗi thứ 5 hoặc bị trục xuất, người thay anh ta sẽ nhảy tranh bóng. Nếu không còn người thay, đội trưởng se xchỉ định đấu thủ nhảy tranh bóng.

Vi phạm những Điều 21.3.1, 21.3.3, 21.3.4, 21.3.5 và 21.3.6 là phạm luật.

ĐIỀU 22 CÁCH CHƠI BÓNG

22.1 Trong bóng rổ, chỉ chơi bóng banừg tay.

22.2 Cầm bóng chạy, cố ý đá bóng hoặc chặn bóng bằng bất kỳ phần nào của chân hoặc đấm bóng bằng nắm tay là phạm luật.

22.3 Vô tình đá bóng hoặc chạm bóng bằng chân trên mặt sân thì không phạm luật.

ĐIỀU 23 : KIỂM SOÁT BÓNG

23.1 Một đấu thủ kiểm soát bóng khi đấu thủ đang giữ bóng, dẫn bóng hoặc có bóng sống ở vị trí thuộc quyền sử dụng.

23.2 Một đội kiểm soát bóng cho đến khi một đối phương giành được quyền kiểm soát bóng hoặc, bóng trở thành bóng chết hoặc bóng rời khỏi tay đấu thủ ném rổ hoặc người ném phạt.

ĐIỀU 24 : ĐỘNG TÁC NÉM RỔ CỦA ĐẤU THỦ

24.1 Một đấu thủ có động tác ném rổ khi đấu đó bắt đầu chuyển động bình thường trước khi rời bóng và theo nhận định của trọng tài đấu thủ đã bắt đầu cố gắng ghi điểm bằng cách ném, hất hoặc đẩy bóng về hướng rổ của đối phương. Động tác ném rổ được tiếp tục cho đến khi bóng đã rời khỏi tay của người ném rổ.

24.2 Trong trường hợp một đấu thủ ném rổ ở trên sân không thì động tác ném rổ được tiếp tục cho đến khi động tác ném rổ hoàn thành (bóng đã rời khỏi tay của đấu thủ ném rổ) và cả hai bàn chân của người ném rổ chạm mặt sân.

Tuy nhiên, quyền kiểm soát bóng của đội kết thúc khi bóng rời tay của người ném rổ.

24.3 Một lỗi được nhận định là phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ.

Chuyển động liên tục là :

Bắt đầu khi một hoặc hai tay của đấu thủ cầm bóng và chuyển động ném rổ hướng lên trên đã bắt đầu.

Có thể bao gồm 1 hoặc hai 2 cánh tay hoặc chuyển động của cơ thể cố gắng để ném rổ.

Nếu qui định chuyển động liên tục như trên thì đấu thủ như thế được xem là có tác động ném rổ.

ĐIỀU 25 : BÓNG TÍNH ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐIỂM

25.1 Định nghĩa :

25.1.2 Bóng được tính điểm là khi bóng sống lọt vào rổ từ phía trên và ở trong rổ hoặc lọt qua rổ.

25.1.2 Bóng được công nhận là nằm trong rổ khi bóng nằm trong vòng rổ và ở bên dưới phần cao nhất của vòng rổ.

25.2 Ghi chú :

25.2.1 Đội tấn công ném bóng vào rổ đối phương sẽ được tính điểm như sau :

* Một quả ném phạt được tính 1 điểm.

* Bóng vào rổ từ khu vực 2 điểm, được tính 2 điểm.

* Bóng vào rổ từ khu vực 3 điểm, được tính 3 điểm.

25.2.2 Nếu một đấu thủ vô tình ném bóng vào rổ của mình, điểm sẽ được tính cho đội trưởng của đội đối phương.

25.2.3 Nếu một đấu thủ cố tình ném bóng vào rổ của mình là phạm luật và bóng không được tính điểm đồng thời phạt một lỗi kỹ thuật cho Huấn luyện viên của đội vi phạm.

25.2.4 Nếu một đấu thủ ném bóng vào rổ từ phía dưới, là phạm luật.

ĐIỀU 26 : PHÁT BÓNG BIÊN

26.1 Những nguyên tắc chung :

26.1.1 Bất cứ khi nào bóng vào rổ hoặc ném phạt vào rổ nhưng không được tính điểm thì sẽ cho phát bóng biên dọc ở vị trí đường ném phạt kéo dài.

26.1.2 Sau một hoặc nhiều quả ném phạt do lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hoặc lỗi trục xuất, bóng sẽ được phát vào sân từ điểm giữa của đường biên dọc đối diện với bàn thư ký, cho dù là quả ném phạt cuối cùng có vào rổ hay không vào rổ.

26.1.3 Sau một lỗi cá nhân của đội đang kiểm soát bóng sống hoặc đội được quyền phát bóng, thì đội không phạm lỗi sẽ được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi nhất.

26.1.4 Trọng tài có thể tung bóng hoặc chuyền bóng bật đất cho người phát bóng biên với điều kiện :

* Trọng tài đứng cách người phát bóng biên không qua 3 đến 4 mét.

* Người phát bóng biên điều chỉnh vị trí theo hướng dẫn trọng tài.

* Đội phát bóng biên không được có một lợi thế trái luật nào.

26.2 Sau một lần bóng vào rổ hoặc quả ném phạt cuối vào rổ :

26.2.1 Bất cứ một đối phương nào của đội bị ghi bàn thắng sẽ được phát bóng vào sân từ bất kỳ thời điểm nào ở ngoài đường biên cuối sân nơi bóng vào rổ.

Điều này cũng được áp dụng sau khi trọng tài trao bóng hoặc đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sử dụng của đấu thủ phát bóng biên sau một lần hội ý, hoặc trận đấu bị dừng lại vì bất kỳ lý do nào.

26.2.2 Đấu thủ phát bóng biên có thể di chuyển dọc theo đường cuối sân hoặc lùi về phía sau hoặc có thể chuyền bóng giữa đồng đội ở trên hoặc ở sau đường cuối sân, nhưng bắt đầu tính năm (5) giây ngay sau khi đấu thủ phát bóng biên cầm bóng ở vị trí phát bóng trên.

26.2.3 Đối phương của đấu thủ phát bóng biên không được chạm bóng sau khi bóng vào rổ. Có thể chạm bóng do vô tình hoặc do thói quen, nhưng nếu trận đấu bị trì hoãn hoặc chậm trễ bởi sự can thiệp vào bóng đó thì coi là phạm lỗi kỹ thuật.

26.3 Sau một vi phạm hoặc dừng trận đấu vì lý do nào :

26.3.1 Đấu thủ được phát bóng biên ở gần nơi vi phạm nhất theo chỉ định của trọng tài hoặc nơi mà trận đấu đã dừng lại, ngoại trừ ngay sau bảng rổ.

26.3.2 Trọng tài phải trao bóng, chuyền bóng hoặc đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sử dụng của người phát bóng biên.

26.4 Ghi chú :

26.4.1 Người phát bóng biên không được :

* Chạm bóng trên sân trước khi bóng chạm một đấu thủ khác.

* Bước vào trong sân trước hoặc trong khi bóng rời tay.

* Cầm bóng quá 5 giây trước khi bóng rời tay.

* Sau khi bóng rời khỏi tay đấu thủ phát bóng biên, bóng chạm ngoài biên trừ khi đấu trong sân chạm bóng.

* Ném bóng trực tiếp vào rổ.

* Từ vị trí được trọng tài xác định, đấu thủ phát bóng biên không được di chuyển sang hai bên trước hoặc trong khi rời bóng. Tuy nhiên, tuỳ theo tình huống, cho phép đấu thủ di chuyển về phía sau thẳng góc với đường biên.

26.4.2 Những đấu thủ còn lại không được :

* Có bất kỳ phần thân thể nào vượt qua khỏi đường biên trước khi bóng được chuyền qua đường biên.

* Đứng gần người phát bóng biên ít hơn 1 mét, khi khu vực không có chướng ngại vật ở ngoài đường biên ít hơn 2 mét.

Vi phạm Điều 26.4 là phạm luật.

26.5 Xử phạt :

Cho đối phương phát bóng biên ở nơi vừa mới phát bóng vào sân.

ĐIỀU 27 : XIN HỘI Ý

27.1 Định nghĩa :

Hội ý là một sự gián đoạn của trận đấu được yêu cầu bởi HLV của một đội.

27.2 Ghi chú :

27.2.1 Thời gian của mỗi lần hội ý là một (1) phút.

27.2.2 Cơ hội cho một lần hội ý bắt đầu khi :

* Bóng trở thành bóng chết và đồng hồ thi đấu dừng lại, khi trọng tài kết thúc việc báo lỗi cho bàn thư ký.

* Bóng vào rổ của đội có yêu cầu xin hội ý trước hoặc sau khi bóng vào rổ.

27.2.3 Cơ hội cho một lần hội ý kết thúc khi :

* Trọng tài có bóng vào vòng tròn cho nhảy tranh bóng.

* Trọng tài có bóng hoặc không có bóng bước vào khu vực ném phạt cho ném quả phạt thứ nhất chỉ có một quả ném phạt.

* Bóng được đặt ở vị trí thuộc quyền sử dụng của người phát bóng biên.

27.2.4 Trong ba hiệp đầu mỗi đội được hội ý một (1) lần cho mỗi hiệp, hiệp thứ tư mỗi đội được hội ý hai lần và mỗi hiệp phụ mỗi đội được hội ý (1) lần.

27.2.5 Một lần hội ý sẽ được áp dụng cho đội mà HLV đã có yêu cầu trước, trừ khi cho hội ý khi bóng vào rổ bởi đôí phương và không có lỗi xảy ra.

27.2.6 Trong thời gian hội ý, các đấu thủ có thể rời khỏi sân thi đấu và ngồi ở băng ghế của đội và những người được phép ở trong khu vực ghế ngồi của đội.

27.3 Quy định :

27.3.1 HLV trưởng hoặc HLV phó có quyền xin hội ý. Huấn luyện viên sẽ đến bàn trọng tài và nói rõ " Xin hội ý ''và làm dấu hiệu xin hội ý với thư ký.

27.3.2 Thư ký sẽ thông báo cho trọng tài bằng tín hiệu âm thanh ngay khi có điều kiện cho hội ý.

Nếu bóng vào rổ của đội có yêu cầu xin hội ý, ngay lập tức người theo dõi thời gian thi đấu cho dừng đồng hồ và báo tín hiệu âm thanh.

27.3.3 Lần hội ý bắt đầu khi trọng tài thổi còi và làm dấu hiệu hội ý.

27.3.4 Lần hội ý chấm dứt khi trọng tài thổi còi và vẫy tay cho 2 đội vào sân.

27.4 Những giới hạn :

27.4.1 Không cho hội ý giữa hai quả ném phạt hoặc sau một (nhiều) quả ném phạt của 1 lần xử phạt, cho đến khi bóng trở thành bóng chết lần nữa sau khi đồng hồ thi đấu chạy lại.

Ngoại trừ :

Có lỗi xảy ra giữa những quả ném phạt. trong trường hợp này sẽ cho ném xong những quả phạt và cho hội ý trước khi tiến hành xử phạt lỗi mới.

Có lỗi xảy ra trước khi bóng sống trở lại sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt. trong trường hợp này sẽ cho hội ý trước khi tiến hành xử phạt lỗi mới.

Một vi phạm bị thổi trước khi bóng sống trở lại sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt, mà xử phạt là nhảy tranh bóng hoặc phát bóng biên.

Trong trường hợp có nhiều đợt ném phạt do xử phạt nhiều lỗi, mỗi đợt ném phạt sẽ được xử lý riêng biệt.

27.4.2 Không cho đội ghi điểm hội ý khi bóng vào rổ và đồng hồ thi đấu dừng lại ở 2 phút cuối của hiệp thứ tư hoặc của hiệp phụ.

19.3.3 Những lần hội ý không sử dụng của 1 hiệp thì không được chuyển sang hiệp tiếp theo hoặc hiệp phụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro