luật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.            NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁN BÔ, CÔNG CHỨC

Căn cứ hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 đã được sửa đổi và bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành luật số 22/2008/QH12: luật cán bộ, công chức nước CHXHCNVN với 10 chương gồm 87 điều. Luật này đã được quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008

Nghĩa vụ và quyền hạn của cá bộ, công chức được quy định rõ trong chương II luật CB,CC gồm 4 mục được chia làm 13 điều từ điều 8 đến điều 20, gồm:

Mục 1: Nghĩa vụ của CB CC gồm 3 điều, từ điều 8 đến điều 10

Mục 2: Quyền của CBCC gồm 4 điều từ diều 11 đến điều 14

Mục 3; Đạo đức, văn hóa giao tiếp của CB CC gồm 3 điều từ điều 15 đến điều 17

Mục 4: Những việc C CC không được làm, gồm 3 điều từ điều 18 đến 20

Mục 1: NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

Khái niệm:

- Là những gì CB, CC cam kết phải phục vụ Đảng, NN, tổ chức CT-XH; Đó là những quy định ràng buộc người CB, CC phải tuân thủ thi hành công vụ, nhiệm vụ

- Nghĩa vụ như 1 chuân mực tồn tại trong quan hệ giữa CB,CC với Đảng,NN, tổ chức CT-XH.

- Có nghĩa vụ ràng buộc trách nhiệm chính trị đối với CB, CC như yêu cầu trung thành với chế độ, với tổ quốc, có nghĩa vụ đòi hỏi thái độ phục vụ cao của CB, CC đối với Đảng như CB,CC phải tận tuỵ phục vụ nhân dân.

1.Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

   Cán bộ công chức là công dân VN, mối liên hệ ràng buộc về mặt pháp lý với nhà nước CHXHCNVN, quyền lực nhà nước bao trùm lên họ, bảo vệ lợi ích cho họ cả khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, Khi được nhà nước bảo vệ, công dân nói chung và các cán bộm công chức nói riêng cũng phải thực hiện những nghĩa vụ trở lại đối với nhà nước. Một trong những nghĩa vụ đó là trung thành với nhà nước, bảo vệ danh dự tổ quốc và lợi ích quốc gia, không vì lợi ích cá nhân mà có những hành vi chống đối nhà nước, làm ảnh hưởng đến danh dự của tổ quốc.

2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

    Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cán bộ công chức là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước nên mọi hoạt động của họ phải nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao đông, là “công bộc của dân” nên phải tôn trọng nhân dân trong quá trình thực hiện công vụ.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

    Để thực hiện tốt vông vụ của mình, cán bộ, công chức không thể xa rời nhân dân. Bở lẽ, xét cho tới cùng hoạt động của cán bộ công chức cũng là nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, vì lợi ích xac hội, lợi ích nhà nước, quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân. Có lên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân mới ra được những quyết định đúng đắn, khách quan, phản ánh được nhu cầu thực tế, tránh tình trạng quan lieu, cửa quyền của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ.

     Mặc dù trực tiếp thực hiện chức năng của nhà nước nhưng cán bộm công chức không phải là lãnh đạo của nhân dân mà ngược lại họ phải chịu sự giám sát của nhân dân. Họ có thể bị thay thế nếu tỏ ra không đủ năng lực để thực hiện công việc được giao, vi phạm kỷ luật nha nước, kỷ luật lđộng, có biểu hiện quan lieu, cửa quyền, vi phạm pháp luật

4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

  Là người được lựa chọn để thực hiện công vụ, cán bộ, công chức không đứng trên, đứng ngoài pháp luật mà phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đây cũng là tiền đề đảm bảo cho cán bộ, công chức thực hiện tốt công vụ của mình

Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

   Khi một công dân trở thành cán bộ, công chức họ sẽ được hưởng những quyền pháp lý nhất định.Tương ứng với các quyền đó, cán bộ, công chức cũng phải thực hiện nhưng nghĩa vụ pháp lý của mình mà một bộ phận quan trọng của nó là nghĩa vụ khi thi hành công vụ. Với những nghĩa vụ pháp lý này, cán bộ, công chức phải bắt buộc thực hiện để cho công vụ được thực thi. Nếu không thực hiện tức lah họ có thể đã vi phạm pháp luật và phải gánh chịu những đế tài nhất định do pháp luật quy định.

1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Nghĩa vụ này đòi hỏi thái độ phục vụ cao của công chức đối với nhà nước, Theo đó, cán bộ,công chức phải thực hiện đúng và đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình, Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc vượt quyền, lạm quyền mà phải thực hiện công vụ trog pham vi được giao. Hơn thế nữa, để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

   Để đảm bảo cho bộ mays nhà nước hoạt động hiểu quả, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải nâng cao tinh thần tổ chức, kỷ luật, Sở dĩ như vậy bởi cán bộ, công chức là các mắt xích trong một guồng máy, chỉ cần một, một số nguwoif trong đó vượt rào, không chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị lập tức sẽ ảnh hưởng đến tiến trình và chất lượng của hoạt động chung. Hơn thế nữa, để nang cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng tự kiểm tra, giám sat của cán bộ, công chức; luật cán bộ công chứ cconf quy định trách nhiệm báo cáo nguwoif có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm của cán bộ, công chức.mặt khách,do tính chất hoạt động của cán bộ, công trực là trực tiếp thực hiện quyền lưc nhà nước, thực thi công vụ nên có thể liên quan đến bí mật nhà nước. Cán bộ, công chức phải nhận thức rõ vai trò của mình để tránh là lộ bí mật nhà nước, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của quốc gia, dân tộc cũng như quyền lợi của nhân dân.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nức nói chung cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Với tư cách là những người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm….đẻ trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi công vụ, đương nhiên cán bộ, công chức cũng phải có nghĩa vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho công vụ được giải quyết nhanh chóng, rốt ráo và triệt để. Đồng thời, cán bộ, công chức cũng phải có nghĩa vụ về mặt phẩm cách, đạo đức như không gây bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ.Hồ Chủ Tịch đã nói “đoàn kết là sức mạnh”, khi một coe quan, tổ chức, đơn vị mất đoàn kết thì nó sẽ mất đi sức mạnh tập thể và tất yêu sẽ ảnh hưởng trực tieeos tới hoạt động của cơ quan, tổ chức trong đó có việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Vì thế, xét cho cùng, việc giữ ghìn đoàn kết nội bộ cũng để tạo đk thuận lợi cho hoạt động thực thi công vụ, đảm bảo hđộng thong suốt, bt cho bộ máy nhà nước.

4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

CBCC được tạo điều kiện và đảm bảo đkiện về mặt vật chất để thực thi công vụ, Những đk vật chất đó là tài sản nhà nước, là đóng gop của nhân dân,. Những “công bộc” tốt của nhân dân phải là những người có nghĩa vụ bảo vệ, quảng lý cà sử dụng tài sản đó 1 cách hiệu quả nhất.

5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

   Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như đảm bảo nguyên tắc phân công, phân cấp trong thi hành công vụ, do vậy khi thi hành công vụ cbcc phải có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cấp trên, Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo cho các quyết định trong thi hành công vụ được thực hiện, đảm bảo kỉ luật kỉ cương, Nhưng điều đó không có nghĩ là nguwoif có nghĩa vụ thi hành quyết định phải thực hiện 1 cách cứng nhắc, dập khuôn mà có quyền thể hiện ý chí của họ khi phát hiện những sai phạm trong quyết định của cấp trên.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu (có nêu điều 8,9 nhưng chỉ nêu ý chính, không phân tích)

CBCC phải thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài những nghĩa vụ chung của cbcc được qđ tại điều 8 và điều 9 của luật cbcc, do vị trí công tác có tính đặc thù, là người lãnh đạo của tổ chức đó nên còn có những nghĩa vụ có tính chất riêng biệt. Theo đó, nghĩa vụ của nghguwoif này gắn liền với vai trò lãnh đạo tổ chức, ràng buộc trách nhiệm của họ với vai trò đó, đảm bảo cho các công chức dưới quyền thực hiện tốt nvu, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tốt để các thể chế dân chủ được thực thi. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu:

1.Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

  Là người điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức nên người đứng đầu có nghĩa vụ chỉ đạo để hoạt động cơ quan, tổ chức đi đúng hướng, đạt được mực đích quản lý của nha nước. Tuy nhiên, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với hoạt động lãnh đạo, điều hành, luật cbcc buộc họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả hoạt động của đơn vị, tổ chức

2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

   Thực chất, đây là những hoạt động đi đôi với việc chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vu.Những hoạt động cụ thể này sẽ giúp hạn chế những sai sót, những hành vi vi pham, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, đồng thời giải quyết những vướng mắc mà các cán bộ công chức có thể gặp phải khi thực thi nhiệm vụ của mình.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    Để có được những đội ngủ cbcc có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân thì đòi hỏi mỗi cán bộ công chức phải là 1 tấm gương sáng về mọn mặt. Cbcc lãnh đạo lại càng phải thể hiện rõ hơn những phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của mình. Cbcc lãnh đạo là những nguwoif được giao quyền hạn, Nếu không ràng buộc trách nhiệm tì họ dễ dàng lợi dụng những quyền hạn được giao phó để thu lợi cá nhân, nhung nhiễu nhân dân, quan lieu, cửa quyền làm cho hoạt động phục vụ nhân dân mất đi ý nghĩa thực tiễn. Vì thế pháp luật quy định trách nhiệm buộc họ phải đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm…ở cơ sở,tổ chức. Thực hiện những biện pháp phòng chống những rệ nạn đó ở cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm cá nhân nếu để những tệ nạn đó xảy ra

4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

   Đây là nghĩa vụ cụ thể của CBCC lãnh đạo nhằm thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ cũng như những nghĩa vụ của bán bộ công chức nói chung. Ngoài việc tổ chức thực hiện các biện pháp chống tham nhũng, quan lieu, lãng phím CBCC lãnh đạo còn có trách nhiêm xử lý các hành vi nêu trên của những cán bộ công chức thuôc quyền nhằm trừng phạt người vi phạm, răn đe chung đẻ các qđịnh nêu trên có tính thực tiễn.

5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

   Đây cũng là một nghĩa vụ rất quan trọng của cán bộ, công chức lãnh đạo để cho quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở được thực hiện. Khi có các khiếu nại, tố cáo và kiến nghi của cá nhân, tổ chức, cbcc lãnh đao với chức trách và quyền hạn của mình phải giải quyết kip thời về mặt thời gian, dựa vào những quy định pháp luật hiện hành để giải quyết. Trong trường hợp khiếu nại, tố cáo và kiến nghị cần giải quyết không thuộc thẩm quyền của mình thì phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đẻ bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của các tổ chức ca nhân

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2: QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

a)                    Khái niệm:

- Quyền lợi của CB,CC là những ưu tiên đãi ngộ những cơ hội do xã hội và Nhà nước mang lại mà người CB, CC được thụ hưởng từ chức phận thực thi công vụ của họ. Nói cách khác quyền lợi là những gì CBCC được hưởng từ Nhà nước, là lợi ích mà CBCC được hưởng.

- Quyền lợi thể hiện trước hết là các khoản phụ cấp, đó là những khoản tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động.

- Quyền lợi còn là sự tạo điều kiện cho CBCC học tập và nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao trình độ.

- Quyền lợi còn thể hiện ở những đãi ngộ của Nhà nước nhằm mở ra điều kiện tinh thần cho CBCC như nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật nhằm cho CC phục hồi sức khoẻ, thụ hưởng các nhu cầu du lịch, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Những quyền lợi của CBCC có mối quan hệ đến điều kiện KT-XH, chế độ chính trị của xã hội, tập quán truyền thống của mỗi quốc gia.

Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức đượcbảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

 1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức vềnghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3:  ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

1) Đạo đức:

a) Theo quan điểm chung nhất thì dạo đức là 1 hình thái ý thức xã hội bao gồm những giá trị, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người; chúng được nhận thức, đánh giá qua lang kính của dư luận xã hội, qua các thời đại với trình độ kinh tế xã hội và bản sác xã hội khác nhau.

- Đạo đức phụ thuộc vào các yếu tố như: Chế độ KT-XH, địa vị của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng trong 1 trật tự chính trị xã hội nhất định; sự tương quan giữa điều chỉnh xã hội bằng pháp luật và đạo đức trong xã hội; tâm lý và tập quán ; các tiêu chí từ giáo lý hay giáo luật của các tôn giáo.

 b) Là phạm trù phản ánh các quan hệ giữa người với người trong hoạt động công vụ, gắn liền hoạt động với những người làm việc trong bộ máy của các cơ quan Đảng, NN, CT-XH, đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà nước.

- Đạo đức của CBCC được xã hội đánh giá qua hành vi thái độ của CBCC thông qua thi hành công vụ. Dư luận đánh giá các biểu hiện đạo đức của CBCC qua sự tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán và luôn gắn với mục tiêu xã hội, lợi ích xã hội và tính nhân văn. Tuy nhiên tiêu chí của sụ đánh giá cụ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

+) Hành vi đó có đúng pháp luật quy định hay không?

+) Hành vi đó có hiệu quả hay không

+) Hành vi đó biểu hiện qua các quan hệ, ứng xử (CBCC là người phục vụ còn nhân dân là đối tượng được phục vụ.

+) CBCC cũng là con người khi thi hành công vụ họ cần phải ứng xử cho hợp lý, hợp tình như thế nào.

-                                  Do quan hệ trong hoạt động công vụ có tính đa dạng nên CBCC được thể hiện trong nhiều mối quan hệ

+) Với dân

+) Cấp trên với cấp dưới; người đồng nghiệp

+) CBCC với gia đình họ.

Mỗi loại hình, mỗi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp trong hoạt động công vụ có 1 số chuẩn mực đạo đức đặc thù tạo thành tính đặc thù trong đạo đức công vụ ở lĩnh vực đó.

c) Những điều chỉnh chính trị và pháp lý đạo đức về CBCC

 (*) Chính trị: - Theo quan điểm của HCM; đức là gốc, đức quyết định sự thành bại của CBCC, cán bộ là công bộc của dân

- Đạo đức CB,CC phải có sự thống nhất 3 mặt

+) Tài năng (để hoàn thành nhiệm vụ)

            +) Hiểu biết chính sách pháp luật để làm cho đúng, phải rèn luyện đạo đức, cách mạng dân tin.

- Hiến pháp 92 quy định các cơ quan NN, cán bộ viên chức NN phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

            - Luật CB,CC quy định về đạo đức CBCC như sau: CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

            +) Cần: là đòi hỏi CBCC phải lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao; không trây lười đùn đẩy trách nhiệm khi thi hành công vụ.

            +) Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền bạc của nhân dân và Nhà nước; không được lãng phí trong chi tiêu và sử dụng cơ sở vất chất trong thi hành công vụ.

            +) Liêm: Đòi hỏi CBCC trong sinh hoạt và thi hành công vụ không được tham ô của cải; không tham địa vị, luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân.

            +) Chính: là ngay thẳng, chính trực, đúng đắn, công bằng, công minh, giản dị, khiêm tốn, trung thành với Đản, Nhà nước và nhân dân, không gian tà lừa lọc trong thi hành công vụ.

            +) Chí công: Là phẩm chất đòi hỏi CBCC phải công bằng, công tâm khi thi hành công vụ

            +) Vô tư: Không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, không có chủ quyền cá nhân trong thi hành công vụ.

a)                    Những rèn luyện về đạo đức trong giai đoạn hiện nay :

- Không ngừng rèn luyện tu dưỡng cách mạng

- Không ngừng học tập, nâng cao chính trị và trình độ chuyên môn luôn bám sát thực tiễn và kiên trì tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng công tác, rèn luyện bản lĩnh và năng lực lãnh đạo quản lý, kỹ năng lĩnh vực tập thể, kiên trì đấu tranh chống dốt nát, lười biếng, nghèo đói, các thói hư tật xấu, sống lành mạnh có văn hoá.

Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở

a) Khái niệm: Là chuẩn mực tại công sở mà CB, CC phải thực hiện trong thi hành công vụ

Yêu cầu: - CBCC, viên chức cần được bồi dưỡng về kĩ năng thiết lập giao tiếp, ứng xử trong công sở. Trước hết trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CBCC phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, phải giải thích, phải hướng dẫn cụ thể vè các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Có nghĩa là phải xác định đối tượng giao tiếp, ứng xử trên cơ sở chức năng và quyền hạn được giao.

- Trong giao tiếp và ứng xử tại công sở và với công dân CBCC phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh khi giao tiếp phải sử dụng đúng ngôn ngữ nhằm đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính phổ thông trong hoạt động hành chính tại công sở.

- Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CBCC phải có thái độ trung thực thân thiện hợp tác. Ở đây chúng ta phải xây dựng cho được môi trường văn hoá, trong giao tiếp ứng xử nơi công sở mỗi CBCC phải thể hiện là tấm gương đẹp trong giao tiếp.

- Giao tiếp ứng xử nơi công sở hiện nay có vai trò đặc biệt, nó tác động đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc. Xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC góp phần tích cực cải cách nền hành chính mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân

1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Mục 4:NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

   Hoạt động của cbcc là để thực hiện quyền lực nhà nước. Vì lẽ đó,để đảm bảo cho công vụ được thực hiện nghiêm ngặt, tránh tình trạng lợi dùng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cá nhân, đảm bảo cho tài dản của nhà nước được sử dụng đúng mực đích, giữ ghìn bí mật công tác, bí mật quốc gia, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý hoạt động của sản xuất kinh doanh….Luạt CBCC có quy định về những việc mà cbcc không được làm. Có thể coi đây là một dạng nghĩa vụ của cbcc, trong đó những nội dung liên quân đến mọi cbcc và những nội dung liên quan đến một loại cbcc phụ thuộc vào vị trí, ngành nghè, chức vụ và tchat công việc mà họ đảm nhận.

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

   Là công bộc của dân nhân dân, được tuyển dung, bổ nhiệm…..để thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, hưởng lương từ ngân dách nhà nước nên cán bộ, công chức phải thực hiện nhiệm vụ được giao. Họ phải bằng sức lao động, bằng trí tuệ, sự am hiểu cv và sự tận tụy của mình để góp phần đổi mới mọi mặt của đời sống xh, không được trốn tranh trách nhiệm , thoái thác, nhiệm vụ  trong bất jf điều kiện, hoàn cảnh nào. Trong quá trình thực hiện công vụ phải có sự phối kết hợp với sựu kết hợp với các cán bộ công chức khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thái độ tốt, đóng góp ý kiến mang tính chất xdung để tập thể vững mạnh. Hoen thế nữa, cbcc phải là những người có ý thức tổ chức tốt, có tính kỷ luật cao thể hiện ở công việ co tự ý bỏ việc hoạc tham gia đình công làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công vụ chung cũng như gây ảnh hưởng o tốt tới danh dự, uy tín của đảng, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

Do tính chất, vị trí công việc, cbcc thường là những nguwoif trực tiếp sử dụng tài sản của nhà nước, của nhân dân để thực thi nhiệm vụ. Khi thực thi nhiệm vụ đó, họ không thể vì lợi ích cá nhân hoặc của riêng cơ quan, đơn vị mình mà sử dụng những tài sản đó trái pháp luật, làm cho tài sản nhà nước, của nhân dân không được sử dụng đúng mục đích và ảnh hưởng tới việc thực hiện công vụ được giao.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

  Với những chức trách, quyền hạn được giao, cbcc có nghĩa vụ thực thi, phục vụ lợi ích của nhà nước, của nhân dân. Việc sử dụng quyền hạn của cbcc cũng phải nằm trong giới hjan mà pháp luật cho phép.nếu lạm dụng nvu, quyền hạn…. Để vụ lợi thì vô hình chung cán bộ công chắc đã không thực hiện đúng chức trách của mình và không xứng đáng được giao công vụ.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

   Bình đẳng dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo là mục tiêu nhà nước ta luôn hướng tớ, CBCC là những người trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước nên cần triệt để tuân thủ mục tiêu này.

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

  CBCC là những nguwoif thực thi công vụ, làm việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị xã hội…..được hưởng những ưu đãi đó do pháp luật quy định và tới lượt mình, họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Một trong những nghĩa vụ đó là không được tiết lộ bí mật nhà nước. Nếu không, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm họ sẽ phải gánh chịu những hình thức chế tài nhất định,

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

   Quy định này để đảm bảo bí mật nhà nước không bị tiết lộ hoặc không ảnh hưởng tới dự tồn tại của hệ thống chính trị nói chung, nhà nước nói riêng.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm 

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành

+) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan tổ chức đơn vị, cá nhân.

+) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác trong nước và ngoài nước và các công việc liên quan bí mật nhà nước, bí mật công tác những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.

+) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý, sau khi thôI giữ chức vụ trong 1 thời gian nhất định theo quy định của CP

+) Sử dụng trí pháp thông tin, tài liệu của cơ quan tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

Cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị, không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự kế toán tài vụ, làm thủ kho, thủ quỹ của cơ quan tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chứ, đơn vị đó.

c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, vợ hoặc chồng của họ không được góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước

d) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi mình quản lý trực tiếp

đ) CBCC, viên chức là thành viên HĐQT, TGĐ, PTGĐ, GĐ,PGĐ, kế toán trưởng và những CB quản lý khác trong doanh nghiệp Nhà nước không được ký kết hợp đồng với DN thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột tham gia các gói thầu của DN mình; Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch mua vật tư, hàng hoá khi ký kết hợp đồng với DN.

·                    Là một cán bộ ngành thuế tương lai, em nghĩ rằng ngoài những quy định cung của luật CBCC, để trở thành 1 cán bộ thuế gương mẫu cần phải cố gắng thực hiện những quy định sau:

-Chống hành vi bảo thủ, trì trệ lười nhác học tập, trốn tránh trách nhiệm, cục bộ bản vị, mất đoàn kết, thiếu tinh thần xây dựng, hợp tác trong công vụ.

- Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng danh nghĩa cán bộ thuế và chức trách nhiệm vụ của mình xâm phạm tài sản của công dân, xâm tiêu tiền thuế, tài sản Nhà nước.

- Nghiêm cấm hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, tuỳ tiện cố tình làm sai chính sách chế độ quản lý thuế gây thiệt hại cho Nhà nước và cho người nộp thuế.

-Nghiêm cấm các hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà đối với người nộp thuế, thông đồng móc ngoặc ép buộc với người nộp thuế để vụ lợi, làm thất thoát Ngân sách Nhà nước và tài sản công.

- Nghiêm cấm các hành vi nhờ vả người nộp thuế mua bán hàng hoá, dịch vụ, cổ phiếu, vay mượn tiền bạc, nhận hối lộ để miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế sai nguyên tắc. sai chế độ.

-Nghiêm cấm các hành vi nhận quà tặng, nhận thay người khác hoặc nhận qua các cơ quan đơn vị, cá nhân khác trong các trường hợp:

+ Có liên quan đến công vụ do mình hoặc người mà mình nhận thay.

+ Việc tặng quà không rõ mục đích.

+ Có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng.

-Cán bộ thuế khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho đơn vị trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quà tặng.

- Nghiêm cấm việc tiết lộ bí mật, cung cấp số liệu, tài liệu thuế cho người khác khi chưa được phép của lãnh đạo hoặc khai thác không đúng đắn những thông tin nội bộ để thu lợi bất chính.

- Cán bộ thuế không được thành lập, tham gia thành lập, quản lý điều hành các doanh nghiệp tư, các tổ chức tư nhân.

- Cán bộ thuế không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và tổ chức cá nhân khác ở trong và ngoài nước về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro