luat dan su 2005 ve thua ke

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.4. BLDS 2005 Bổ sung qui định về thừa kế thế vị

Nhằm bảo đảm sự nhất quán trong việc hưởng thừa kế thế vị của cháu trực hệ, chắt trực hệ trong trường hợp người thừa kế là con hoặc cháu nội, cháu ngoại chết cùng thời điểm với người để lại di sản so với trường hợp chết trước người để lại di sản, Điều 677 BLDS 2005 đã bổ sung như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Sự bổ sung này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho cháu hoặc chắt trực hệ được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Không có lý do nào mà người con của người thừa kế là con “chết trước” được hưởng thế vị, mà người con của người thừa kế là con “chết cùng thời điểm” lại không được thế vị. Suy cho cùng, “người con chết trước” người để lại di sản hay “người con chết cùng thời điểm” với người để lại di sản hoàn toàn giống nhau về bản chất: thứ nhất, cả hai trường hợp người thừa kế đều là con, cháu trực hệ của người để lại di sản; thứ hai, họ đều đã không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Sự bổ sung này của Luật mới làm chấm dứt tình trạng tranh cãi trong việc áp dụng qui định về thừa kế thế vị, chấm dứt việc “phân biệt đối xử” một cách bất hợp lý trong luật thực định bấy lâu nay và đảm bảo sự công bằng trong việc thừa kế thế vị giữa các cháu, chắt.

Sự sửa đổi này cũng cho chúng ta thấy một điểm rất thú vị của pháp luật là, mặc dù cả hai trường hợp người thừa kế là con hoặc cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản đều làm phát sinh quyền được thừa kế thế vị đối với các cháu hoặc chắt trực hệ của người để lại di sản. Nhưng giữa hai trường hợp này trên thực tế vẫn có điểm khác nhau. Vì đối với người con hay người cháu được thừa kế mà chết trước người để lại di sản, thì người để lại di sản cũng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (cha thừa kế của con) hoặc thứ hai (ông, bà thừa kế của cháu), hoặc được hưởng thừa kế bắt buộc phần di sản do người này để lại. Ngược lại, nếu con hoặc cháu chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì họ không được thừa kế của nhau. Người để lại di sản không được hưởng thêm phần di sản từ người con, cháu chết cùng thời điểm với mình, nhưng vẫn dành phần di sản để chia thừa kế thế vị cho cháu hoặc chắt theo qui định chung. Ví dụ: A có con là B và C. B có vợ là H, có con là K. A có tài sản riêng là 100 triệu. B có tài sản riêng là 90 triệu. Nếu B chết trước A thì A được thừa kế của B 30 triệu, nên khi A chết, di sản của A là 130 triệu, và khi A chết thì K (thế vị cho B) và C được hưởng thừa kế của A, mỗi người 65 triệu. Nhưng nếu A và B chết cùng thời điểm, thì A và B không được thừa kế của nhau. Do đó, B chết, H và K được mỗi người 45 triệu từ B. A chết, C và K (thế vị cho B) mỗi người chỉ được 50 triệu mà thôi. Phần di sản của A truyền lại cho những người thừa kế của mình giảm đi rõ rệt. Mặc dù vậy, qui định như trên trong Luật mới là hoàn toàn hợp lý.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro