luat DNNN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Luật số 14/2003/QH11 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quốc hội

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khoá XI, kỳ họp thứ 4

(Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11năm 2003)

Luật

Doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 đã được

sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Lật này quy định về doanh nghiệp nhà nước.

Chương I

những quy định chung

Điều 1. Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nướcở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổchức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồm:

a. Quy định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể,chuyển đổi sở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty nhà nước;

b. Điều chỉnh quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước vớingười đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước sởhữu toàn bộ vốn điều lệ, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhànước.

2. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm:

a. Công ty nhà nước;

b. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại côngty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên;

c. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp có một phần vốn của Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d. Đối với công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phụcvụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật này và quy định cụthể củ a Chính phủ.

Điều3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

1. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thứccông ty nhà n ước độc lập, tổng công ty nhà nước.

2. Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toànbộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷquyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanhnghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viênlà công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viênđều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thànhviên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức vàhoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhànước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50%vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối với doanh nghiệp đó.

6. Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanhnghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trởxuống.

7. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp kháclà công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếmtrên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanhnghiệp đó.

8. Quyền chi phối đối với Nghị định là quyền địnhđoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứccác chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết địnhquản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó.

9. Công ty nhà nước độc lập là Công ty nhà nước khôngthuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước.

10. Vốn điều lệ của công ty nhà nước là số vốn nhànước đầu tư vào Công ty và ghi tại Điều lệ công ty.

11. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có đểthành lập doanh nghiệp ở một số ngành, nghề theo quy định của pháp luật.

12. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụthiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồngdân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việcsản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chiphí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này, do đóđược Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhànước quy định.

Điều 4. áp dụng Luật doanh nghiệp nhà nước và các luậtkhác có liên quan

1. Công ty nhà nước hoạt động theo Luật này và cácluật khác có liên quan. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luậtnày và Luật có liên quan về cùng một vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng của luật có liên quan thì áp dụng theo quy định củaluật đó.

2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luậtnày với pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nướcđối với công ty nhà n ước hoặc quy định về quan hệ của chủ sở hữu nhànước với người được uỷ quyền đại diện phần vốn góp của Nhà nước cósự.khác nhau giữa Luật này và Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam hoặc pháp luật tương ứng với doanh nghiệp có vốn góp của Nhànước thì áp dụng quy định của Luật này.

Điều 5. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị -xã hội trong doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội trongdoanh nghiệp nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, ph áp luật vàtheo Điều lệ của tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật.

Chương II

Thành lập mới và đăng ký kinh doanh

doanh nghiệp nhà nước

Điều 6. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mớicông ty nhà n ước

1. Công ty nhà nước được thành lập mới ở những ngành,lĩnh vực, địa bàn sau đây:

a. Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếucho xã hội;

b. Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lựcphát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòihỏi đầu tư lớn;

c. Ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao;

d. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

2. Những ngành, lĩnh vực, địa bàn quy định tại khoản 1Điều này và quy hoạch sắp xếp, phát triển công ty nhà n ước theo ngành,lĩnh, vực, địa bàn do Chính phủ quyết định và định kỳ công bố.

Điều 7. Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) là ngườiđề nghị thành lập mới công ty nhà nước (sau đây gọi là người đề nghị).

2. Người đề nghị phải căn cứ vào danh mục những ngành,lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới công ty quy định tại Điều 6của Luật này và quy hoạch sắp xếp và phát triển công ty nhà n ước trongphạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều 65 của Luật này để xây dựng đề án lập hồ sơ thành lập mớicông ty nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tạiĐiều 9 của Luật này.

3. Đề án thành lập mới công ty nhà nước phải có cácnội dung chủ yếu sau đây:

a. Sự cần thiết thành lập công ty; danh mục sản phẩm,dịch vụ do công ty cung ứng; tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thịtrường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; khả năng tiêuthụ sản phẩm, dịch vụ của công ty và luận chứng khả thi về khả năng cạnhtranh của sản phẩm, dịch vụ của công ty;

b. Địa điểm đặt trụ sở chính của công ty hoặc địađiểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng;

c. Khả năng cung ứng lao động, nguyên liệu, vật liệu,năng lượng và các điều kiện cần thiết khác để công ty hoạt động sau khithành lập;

d. Dự kiến tổng vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư ban đầucủa Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; phương án hoàntrả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với công ty;

đ. Luận chứng khả thi về hiệu quả kinh tế - xã hội vàsự phù hợp của việc thành lập công ty với quy hoạch, chiến lược phát triểnngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;

e. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các biệnpháp bảo vệ môi trường;

g. Dự kiến mô hình tổ chức quản lý công ty và thời hạnhoạt động;

h. Đối với công ty cần tiến hành đầu tư xây dựng khithành lập mới thì đề án thành lập mới phải báo gồm cả dự án đầu tưthành lập mới. Nội dung dự án đầu tư thành lập mới công ty nhà nước theoquy định của pháp luật về đầu tư.

4. Hồ sơ thành lập mới công ty nhà nước gồm:

a. Tờ trình đề nghị thành lập công ty;

b. Đề án thành lập mới công ty quy định tại khoản 3của Điều này;

c. Dự thảo Điều lệ của công ty;

d. Đơn xin giao đất, thuê đất;

đ. Đơn đề nghị ưu đãi đầu tư theo quy định củapháp luật về khuyến khích đầu tư (nếu có).

5. Điều lệ của công ty tối thiểu phải có các nội dungsau:

a. Tên, địa chỉ, trụ sở chính, số điện thoại, số fax,thư điện tử của công ty chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

b. Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

c. Vốn điều lệ;

d. Quan hệ giữa công ty và cơ quan, tổ chức được uỷquyền là đại diện chủ sở hữu công ty;

đ. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty;

e. Người đại diện theo pháp luật của công ty;

g. Nguyên tắc sử dụng lợi nhuận của công ty;

h. Các trường hợp tổ chức lại, giải thể, chuyển đổisở hữu và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;

i. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;

k. Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được uỷ quyềnlà đại diện chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không đ ược trái với quyđịnh của pháp luật.

Điều 8. Điều kiện thành lập mới Công ty nhà nước

Việc quyết định thành lập mới công ty nhà nước phảicăn cứ vào các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 7của Luật này;

2. Bảo đảm đủ điều kiện về vốn; mức vốn điều lệphù hợp với ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định;

3. Dự thảo Điều lệ của công ty không được trái vớiquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

4. Đề án thành lập mới công ty phải bảo đảm tính khảthi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về trình độ công nghệ tiên tiến do Nhànước quy định, thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới, phùhợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước,quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và các quy định khác củapháp luật.

Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công tynhà nước

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới côngty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt,làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sáchnhà nước.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thànhlập mới công ty nhà nước không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điềunày.

3. Người quy ết định thành lập mới công ty nhà nướcphải lập Hội đồng thẩm định để thẩm định đề án thành lập mới công tynhà nước. Hội đồng thẩm định đề án là cơ quan tư vấn cho người quyếtđịnh thành lập công ty; người quyết định thành lập chịu trách nhiệm vềquyết định thành lập mới công ty nhà nước.

4. Quyết định thành lập mới công ty nhà nước đồngthời là quyết định dự án đầu tư thành lập công ty nhà nước. Công ty nhànước mới được thành lập là chủ đầu tư đối với dự án này.

5. Việc thẩm định dự án đầu tư thành lập công ty nhànước và thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

6. Khi quyết định thành lập mới công ty nhà nước phảiđồng thời tiến hành bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thànhviên Hội đồng quản trị; quyết định bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Giámđốc công ty không có Hội đồng quản trị.

Điều 10. Đăng ký kinh doanh công ty nhà nước

Thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhà nước được quyđịnh như sau:

1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyếtđịnh thành lập, công ty phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinhdoanh theo quy định của Luật doanh nghiệp;

2. Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, công ty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước hoặc huy động vốn để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạtđộng kinh doanh; công ty được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khiđược cơ quan nhà n ước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghềcó điều kiện hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;

3. Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổinội dung đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanhđược thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Điều 11 . Thành lập mới và đăng ký kinh doanh công tycổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên

1. Các đối tượng sau đây là sáng lập viên thành lậpmới công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước mộtthành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên:

a. Tổng công ty do Nhà n ước quyết định đầu tư vàthành lập;

b. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

c. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác;

d. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng côngty nhà n ước;

đ. Công ty nhà nước độc lập;

e. Các tổ chức kinh tế có quyền sử dụng vốn nhà nướcđầu tư vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Sáng lập viên góp vốn thanh lập mới công ty cổ phầnnhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên ngoài các ngành, lĩnhvực, địa bàn quy định tại Điều 6 của Luật này thì phải được cấp cóthẩm quyền phê duyệt đề án góp vốn thành lập mới. Sáng lập viên là doanhnghiệp do cấp nào quyết định thành lập thì đề nghị cấp đó phê duyệt đềán góp vốn thành lập mới. Sáng lập viên là doanh nghiệp thành viên của tổngcông ty thì Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt đề án góp vốn thànhlập mới.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh công ty cổ phần nhà nước,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệmhữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy địnhcủa Luật doanh ngh iệp.

Chương III

quyền và nghĩa vụ của Công ty nhà nước

Điều 12. Vốn và tài sản của công ty nhà nước

1. Vốn của công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tạicông ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định củapháp luật;

2. Vốn nhà nước đầu tư tại công ty bao gồm vốn ngânsách nhà nước và vốn tự tích luỹ được bổ sung vào vốn nhà nước.

3. Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn củacông ty theo quy định của pháp luật về đất đai. Chính phủ hướng dẫn cụthể việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, phương pháp tính toán vàđưa giá trị quyền sử dụng đất vào vốn tuỳ theo mục đích sử dụng đất vàđặc thù ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của từng loại công ty nhà nước.

4. Tài sản của công ty nhà n ước bao gồm tài sản cốđịnh và tài sản lưu động.

Điều 13. Quyền của công ty nhà nước đối với vốn vàtài sản.

1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của công ty đểkinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty.

2. Định đoạt đối với vốn và tài sản của công ty theoquy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về đất đai, tàinguyên.

3. Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, chothuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tàinguyên.

4. Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu tưtại công ty vốn, tài sản của công ty theo phương thức không thanh toán, trừtrường hợp quyết định tổ chức lại công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứngsản phẩm, dịch vụ công ích.

Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tàisản

1. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và vốn công tytự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số tài sản của công ty.

2. Người đại diện chở sở hữu nhà nước chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cô ng ty trong phạmvi số vốn của Nhà nước đầu tư tại công ty.

3. Định kỳ đánh giá lị tài sản của công ty thép quyđịnh của Chính phủ.

Điều 15. Quyền kinh doanh của công ty nhà nước

1. Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộmáy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.

2. Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trườngtrong n ước và ngoài nước.

3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong n ước và ngoàinước và ký kết hợp đồng.

4. Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ,trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhànước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.

5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của phápluật về đầu tư; sử dụng vốn, tài sản của công ty để liên doanh, liên kết,góp vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; thuê, mua một phần hoặc toàn bộcông ty khác.

6. Sử dụng vốn của công ty vốn huy động để đầu tưthành lập công ty cổ ph ần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nướcmột thành viên; cùng với các nhà đầu tư khác thành lập công ty cổ phầnhoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

7. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước vànước ngoài.

8. Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư,đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanhcủa công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.

9. Tuyển chọn, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, kỷluật, cho thôi việc đối với lao động, lựa chọn các hình thức trả lương,thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và có các quyền khác theo các quyđịnh của pháp luật về lao động.

10. Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trườngphù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của công ty nhà nước

1. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảmchất lượng sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đãđăng ký.

2. Đối mới, hiện đại hoá công nghệ và ph ương thứcquản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theoquy định của pháp luật về lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý công tycủa người lao động quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật này.

4. Tuân theo các quy định của Nhà nước về quốc phòng,an ninh, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

5. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tàichính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủsở hữu nhà nước.

6. Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước;chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhànước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Chịu trách nhiệm trước người đầu tư vốn về việcsử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác.

8. Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước

1. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hànhtrái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tíndụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vayvốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyêntắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động,không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.

Trường hợp công ty huy động vốn để chuyển đổi sở hữuthì thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật.

Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoàithực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài.

2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh củacông ty; được sử dụng và quản lý các quỹ của công ty theo quy định củapháp luật.

3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theonguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữuhình, hao mòn vô hình của tài sản cố định và không thấp hơn tỷ lệ tríchkhấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định.

4. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc cácchế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt độngcông ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm,dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sảnxuất sản phẩm, dịch vụ này của công ty.

5. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹthuật, quản lý và công nghệ; th ưởng tăng năng suất lao động; thường tiếtkiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền th ưởng này được hạch toán và chiphí kinh doanh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty do các sángkiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý, công nghệ, tăng năng suất laođộng, tiết kiệm, vật tư, chi phí đem lại.

6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầutư theo quy định của pháp luật.

7. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chứcnào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và côngích.

8. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính kháctheo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính; phần lợinhuận thực hiện còn lại được phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư vànguồn vốn công ty tự huy động như sau:

a. Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầutư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hìnhthành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác thuộclĩnh vực Nhà nước cần phát triển hoặc chi phối theo quy định của Chính phủ;

b. Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn công ty tự huyđộng được trích lập quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ;phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi.

Trường hợp công ty còn nợ đến hạn phải trả chưa trảhết thì chỉ được tăng cường, trích thưởng cho công nhân viên của công ty,kể cả người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn.

Việc phân chia lợi nhuận sau thuế vào quỹ đầu tư pháttriển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nước hoạt độngtrong lĩnh vực độc quyền, công ty nhà nước mới thành lập được thực hiệntheo quy định của Chính phủ.

Điều 18. Nghĩa vụ về tài chính của công ty nhà nước

1. Kinh doanh có lãi, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận trên vốn nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao; đăng ký, kêkhai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩavụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh bao gồmcả phần vốn đầu tư vào công ty khác (nếu có), tài nguyên, đất đai và cácnguồn lực khác do Nhà nước giao, cho thuê.

3. Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện cácnhiệm vụ đặc biệt khác khi Nhà nước yêu cầu.

4. Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản,các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tàichính của công ty.

5. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tàichính hàng năm và cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thựcvề hiệu quả hoạt động của công ty.

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khitham gia hoạt động công ích

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước quyđịnh tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này, khi tham gia hoạtđộng công ích, công ty nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trêncơ sở đấu thầu. Đối với hoạt động công ích theo mặt hàng, giao kế hoạchcủa Nhà nước thì công ty có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụcông ích đúng đối tượng, theo giá và phí do Nhà nước quy định;

2. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạtđộng công ích của công ty; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước phápluật về sản phẩm, dịch vụ công ích do công ty thực hiện;

3. Được xem xét đầu tư bổ sung tương ứng với nhiệmvụ công ích được giao; phải hạch toán và được bù đắp chi phí hợp lýphục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động theonguyên tắc sau đây:

a. Đối với các sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu thì công ty tự bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu;

b. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích không thểthực hiện theo ph ương thức đấu thầu mà được Nhà nước đặt hàng thìcông ty được sử dụng phí hoặc doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ theođặt hàng của nhà nước để bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động côngích và bảo đảm lợi ích cho người lao động. Trường hợp các khoản thu khôngđủ để bù đắp chi phí hợp lý thì được ngân sách nhà nước cấp bù phầnchênh lệch và bảo đảm lợi ích thoả đáng cho người lao động;

4. Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giátiền lương trong giá thực hiện thầu, trong dự toán do Nhà nước đặt hànghoặc giao kế hoạch;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty nhànước theo quy định của Luật này;

6. Đối với công ty được thiết kế, đầu tư thành lậpvà đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổnđịnh là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, thì:

a. Được Nhà nước đầu tư vốn để hình thành tài sảnphục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích;

b. Khi cần thiết Nhà nước điều chuyển phần vốn hoặctài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công tyđể thực hiện mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích ở công ty khác;

c. Có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sảnphục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc quyền quản lýcủa công ty khi được người quyết định thành lập công ty cho phép. Việc thếchấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của công ty gắn liền với quyền sửdụng đất phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích được thựchiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

d. Sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức hoạtđộng kinh doanh bổ sung khi được sự đồng ý của người quyết định thànhlập công ty nhưng không ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chính cungcấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty;

đ. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công tytham gia hoạt động công ích theo quy định của Luật này.

Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực có sản phẩm,dịch vụ công ích; hướng dẫn cụ thể về cơ chế đầu thầu, đặt hàng, giaokế hoạch, cơ chế tài chính và hạch toán đối với hoạt động công ích.

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước giữquyền chi phối doanh nghiệp khác.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước quyđịnh tại các điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 của Luật này, công ty nhànước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác còn có các quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại các điều 57, 58 và 69 của Luật này.

Chương IV

tổ chức quản lý công ty nhà nước

Điều 21. Mô hình tổ chức quản lý công ty nhà nước

1. Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hìnhcó hoặc không có Hội đồng quản trị. Các tổng công ty nhà nước, công tynhà nước độc lạp sau đây có Hội đồng quản trị:

a. Tổng công ty do Nhà n ước quyết định đầu tư vàthành lập;

b. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

c. Công ty nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn giữquyền chi phối doanh nghiệp khác.

2. Căn cứ vào đặc điểm, quy mô của công ty nhà nước,người quyết định thành lập công ty quyết định cơ cấu tổ chức quản lýđối với công ty quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 1

Công ty nhà nước không có Hội đồng quảntrị

Điều 22. Tổ chức quản lý của công ty nhà nước khôngcó Hội đồng quản trị

Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị có cơcấu quản lý gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máygiúp việc.

Điều 23. Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng vàbộ máy giúp việc.

1. Giám đốc là người điều hành công ty, đại diện theopháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm, người kýhợp đồng thuê và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụđược giao.

2. Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theophân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện côngtác kế toán của công ty; giúp Giám đốc giám sát tài chính tại công ty theopháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàtrước pháp luật về nhiệm vụ đ ược phân công hoặc uỷ quyền.

4. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ cóchức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, các Phó giám đốc trong quản lý,điều hành công việc.

Điều 24. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc

1. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc:

a. Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý công ty; cótrình độ đại học; có chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của côngty; có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệpthuộc ngành, nghề kinh doanh chính của công ty;

b. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực,liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; thườngtrú tại Việt Nam.

2. Những đối tượng sau đây không được tuyển chọn đểbổ nhiệm, ký hợp đồng làm Giám đốc:

a. Người đã làm Giám đốc công ty nhà nước nhưng viphạm kỷ luật đến mức bị cách chức, miễn nhiệm hoặc để công ty lâm vàotình trạng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này;

b. Thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý,điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợpđồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng

1. Người quyết định thành lập Công ty quyết định việctuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngvới Giám đốc công ty nhà nước; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kýhợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Phó giám đốc, kế toán trưởng công tynhà nước trên cơ sở đề nghị của Giám đốc.

2. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Giámđốc được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Giám đốcđược bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn không quá năm năm và cóthể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

3. Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trướcthời hạn trong các trường hợp sau đây:

a. Để công ty lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉtiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ởtrong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ cáctrường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tưđược cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trênvốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã đượccơ quan có thẩm quyền chấp nhận; đầu tư mới mở rộng sản xuất, đổi mớicông nghệ;

b. Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộpđơn yêu cầu phá sản;

c. Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do ngườibổ nhiệm, tuyển dụng giao hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

d. Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạnhoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho ngườikhác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;

đ. Bị Toà án kết án bằng bản án hoặc quyết định đãcó hiệu lực pháp luật;

e. Bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế nănglực hành vi dân sự.

4. Giám đốc được thay thế trong các trường hợp sauđây:

a. Xin từ chức;

b. Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việckhác.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc

Giám đốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn do Nhà nước đầutư và các tài sản, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác do Nhà nướcgiao, cho vay, cho thuê;

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạncủa công ty, dự án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của công tytrình người quyết định thành lập công ty;

3. Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng bántài sản có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toáncủa công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; các hợpđồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác do Điều lệ côngty quy định nhưng không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty;

4. Điều hành hoạt động của công ty; tổ chức thực hiệnchiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư, các quyếtđịnh của chủ sở hữu quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này;đại diện công ty ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế, dânsự;

5. Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩnsản phẩm, đơn giá tiền lương áp dụng trong nội bộ công ty phù hợp với quyđịnh của Nhà nước;

6. Trình người quyết định thành lập công ty việc tuyểnchọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, kế toán trưởng;

7. Báo cáo người quyết định thành lập công ty và cơquan tài chính về kết quả hoạt động, kinh doanh của công ty;

8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phótrưởng phòng và các chức danh tương đương trong công ty, người đại diệnphần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác; quyết định lương và phụcấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm quyềnbổ nhiệm của mình;

9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

10. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiềnlương và tiền th ưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, dongười quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiềnlương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hằng năm. Tiền thưởng hàng nămđược tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vàocuố i năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiềnth ưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quảtăng trưởng của cả nhiệm kỳ.

11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác quy địnhtại Điều lệ công ty.

Điều 27. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc

1. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền vànhiệm vụ được giao vì lợi ích của công ty và của Nhà nước; tổ chức thựchiện pháp luật tại công ty.

2. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sử dụngvốn và tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân và người khác;không được tiết lộ bí mật của công ty trong thời gian đang thực hiện tráchnhiệm Giám đốc và trong thời hạn ba năm hoặc thời hạn khác do Điều lệ côngty quy định sau khi thôi làm Giám đốc.

3. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết địnhvượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty vàNhà nước thi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật vàĐiều lệ công ty.

4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưngchưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Giám đốc sẽ không đượcthưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ viphạm:

a. Để công ty nhà nước lỗ;

b. Để mất vốn nhà nước;

c. Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thuhồi được vốn đầu tư;

d. Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác chongười lao động ở công ty theo quy định của pháp luật về lao động;

d. Để xả ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, vềchế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.

5. Trường hợp để công ty lâm vào tình trạng quy địnhtại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này thì tuỳ theo mức độ vi phạm vàhậu quả bị hạ lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạnphải trả và không thực hiện được các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phảitrả, thì:

a. Phải báo cáo người quyết định thành lập công ty vàđể xuất phương án thanh toán nợ;

b. Giám đốc không được tăng lương và không đượctrích lợi nhuận trả tiền thưởng cho người lao động và cán bộ quản lý;

c. Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy rađối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm a và điểm bkhoản này;

d. Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chínhcủa công ty.

7. Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng Giám đốckhông nộp đơn yêu cầu phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định củapháp luật.

8. Công ty nhà nước thuộc diện tổ chức lại, giải thểhoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giảithể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Giám đốc công ty bị miễn nhiệm, chấm dứthợp đồng trước thời hạn.

9. Giám đốc chỉ được giữ các chức danh quản lý côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phân, công ty có vốn đầu tư nước ngoàikhi được công ty, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền giới thiệu ứng cử vàocác chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện của công ty đối với phần vốngóp vào các doanh nghiệp đó.

Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Giámđốc công ty không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùngcông ty. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty ký kết với Giámđốc công ty, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, em ruột của Giám.đốc phảiđược thông báo cho người bổ nhiệm, người ký hợp đồng thuê Giám đốcbiết; trường hợp người bổ nhiệm, người ký hợp đồng thuế Giám đốc pháthiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng ch ưa được ký kết thìcó quyền yêu cầu Giám đốc không được ký kết hợp đồng đó; nếu hợpđồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, Giám đốc phải bồi thườngthiệt hại cho công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mục 2

Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị

Điều 28. Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước,công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị

Cơ cấu quản lý của Tổng công ty nhà nước, công ty nhàn ước độc lập có Hội đồng quản trị bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và máy giúpviệc.

Điều 29. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủsở hữu nhà nước tại tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập cóHội đồng quản trị, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đềliên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợicủa công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữuphân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyếtđịnh thành lập tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hộiđồng quản trị, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động củatổng công ty, công ty .

Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

1. Nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai,tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho côngty.

2. Quyết định các vấn đề sau đây:

a. Chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanhhàng năm, ngành, nghề kinh doanh của công ty và của doanh nghiệp do công ty sởhữu toàn bộ vốn điều lệ;

b. Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyếtđịnh các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bántài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trênsổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điềulệ công ty; các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tếkhác vượt mức vốn điều lệ của công ty;

c. Phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biênchế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý công ty, quy hoạch, đào tạolao động; quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; phêduyệt Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên docông ty là chủ sở hữu;

d. Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc sau khi đượcsự chấp thuận của người quyết định thành lập công ty; tuyển chọn, ký hợpđồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đốivới Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc;thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức và quyết định mức lương đốivới giám đốc và kế toán trưởng các công ty thành viên và các đơn vị sựngh iệp do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ để Tổng giám đốc quyếtđịnh; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lươngđối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty nắm giữa toàn bộvốn điều lệ; quyết định củ người đại diện phần vốn góp của công ty ởdoanh nghiệp khác;

đ. Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu cáccông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà công ty là chủ sở hữu hoặccùng với công ty khác là đồng chủ sở hữu; quyết định tiếp nhận doanhnghiệp tự nguyên tham gia công ty thành viên của tổng công ty;

e. Đầu tư và điều chỉnh vốn và các nguồn lực khác docông ty đầu tư giữa các đơn vị thành viên và công ty do mình sở hữu toànbộ vốn điều lệ theo Điều lệ của công ty đó;

g. Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyếtđịnh phương án huy động vốn đề hoạt động kinh doanh nhưng không làm thayđổi hình thức sở hữu;

h. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty;phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quátrình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị; thông qua báo cáo tài chính hàngnăm của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty;

i. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc đơn vịthành viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định củaLuật này;

k. Quyết định sử dụng vốn của công ty để đầu tưthành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưngkhông vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồngquản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; quyết định giải thể,chuyển đổi sở hữu đối với các đơn vị này.

3. Kiến nghị người quyết định thành lập công ty;

a. Phê duyệt Điều lệ và sửa đổi Điều lệ công ty;

b. Quyết định sự án đầu tư vượt quá mức phân cấp choHội đồng quản trị và phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữucông ty;

c. Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtcác thành viên Hội đồng quản trị công ty;

d. Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phầncủa các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị trên 50% tổng giátrị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơnđược quy định tại Điều lệ công ty;

đ. Quyết định sử dụng vốn của công ty để đầu tưthành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ vượtquá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quyđịnh tại điểm b khoản 2 Điều này; kiến nghị người thành lập công ty quyđịnh việc giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các đơn vị này.

4. Yêu cầu Tổng giám đố c nộp đơn yêu cầu phá sản khicông ty lâm vào tình trạng phá sản.

5. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của phápluật và Điều lệ công ty.

Điều 31. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồngquản trị

Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ cáctiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

1. Là công nhân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

2. Có trình độ đại học, năng lực quản lý và kinhdoanh. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm ít nhất ba năm quảnlý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của công ty;

3. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực,liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;

4. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụquản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thaythế thành viên Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trịvà các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viênchuyên trách và có thể có thành viên không chuyên trách.

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soátphải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hộiđồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 7 người,do người quyết định thành lập công ty quyết định.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hộiđồng quản trị do người quyết định thành lập công ty quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quánăm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

3. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trongnhững trường hợp sau đây:

a. Bị Toà án kết án bằng bản án hoặc quyết định đãcó hiệu lực pháp luật;

b. Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việcđược giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự;

c. Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạnhoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho ngườikhác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;

d. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luậtnày.

4. Thành viên Hội đồng quản trị được thay thế trongnhững trường hợp sau đây:

a. Xin từ chức;

b. Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việckhác.

Điều 33. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng q uản trị không kiêm nhiệm chứcvụ Tổng giám đốc công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệmvụ sau đây:

a. Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai,tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho côngty; quản lý công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị;

b. Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạchdài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sựchủ chốt của công ty để trình Hội đồng quản trị;

c. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồngquản trị; quyết định chương trình, nội dung và tài liệu phục vụ cuộc họp;triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;

d. Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyếtđịnh của Hội đồng quản trị;

đ. Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện cácnghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ cácquyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hộiđồng quản trị;

e. Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồngquản trị, người quyết định thành lập công ty;

Điều 34. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể;họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề không yêu cầuthảo luật thì Hội đồng quản trị có thể lấy ý kiến các thành viên bằngvăn bản. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết nhữngvấn đề cấp bách của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốchoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hộiđồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền triệu tập vàchủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.

3. Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hộiđồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hộiđồng quản trị tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị cóhiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyếttán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hộiđồng quản trị là quyết định. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảolưu ý kiến của mình.

Khi bàn về nội dung công việc của công ty có liên quanđến các vấn đề quan trọng của địa ph ương nào thì Hội đồng quản trịphải mời đại diện của cấp chính quyền địa phương có liên quan đódự họp; trường hợp có liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của người laođộng trong công ty phải mời đại diện Công đoàn công ty dự họp. Đại diệncác cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưngkhông tham gia biểu quyết.

4. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phátbiểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thôngqua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghithành biên bản. Chủ toạ và th ư ký cuộc họp phải liên đới chịu tráchnhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng quảntrị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thihành đối với toàn bộ công ty.

5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổnggiám đốc, kế toán trưởng, cán bộ quản lý trong công ty cung cấp các thôngtin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của công ty theo quy chếthông tin do Hội đồng quản trị quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồngquản trị. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời,đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viênHội đồng quản trị, trừ trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định khác.

6. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cảtiền lương, phụ cấp và thù lao, được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệpcủa công ty.

Điều 35. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thànhviên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị

1. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trịhưởng chế độ lương theo năm và tiền th ưởng tương ứng với kết quả vàhiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

Chế độ thanh toán, quyết toán tiền lương, tiền th ưởngđối với các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị như đối vớiGiám đốc công ty nhà nước quy định tại khoản 10 Điều 26 của Luật này.

2. Các thành viên không chuyên trách của Hội đồng quảntrị hưởng phụ cấp trách nhiệm và chế độ tiền th ưởng theo cơ chế nhưđối với các thành viên chuyên trách.

3. Chính phủ hướng dẫn chế độ lương, th ưởng, phụcấp trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 36. Điều kiện tham gia quản lý công ty khác củaChủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc chỉ được giữ cácchức danh quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty cóvốn đầu tư nước ngoài khi được côngty, tổ chức nhà nước có thẩm quyền giới thiệu ứng cử vào các chức danhquản lý hoặc cử làm đại diện của công ty đối với phần vốn góp vào cácdoanh nghiệp đó.

Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủtịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc côngty không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty. Hợpđồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty ký kết với thành viên Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruộtcủa thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải được thông báo chongười bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, người kýhợp đồng thuê Tổng giám đốc biết; trường hợp người bổ nhiệm thành viênHội đồng quản trị, Tổng giám đốc, người ký hợp đồng thuê Tổng giám đốcphát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kếtthì có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc khôngđược ký kết hợp đồng đó; nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi làvô hiệu, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải bồi thườngthiệt hại cho công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

Điều 37. Ban kiểm soát

1. Hội đồng quản trị thàn h lập Ban kiểm soát để giúpHội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thựctrong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báocáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết địnhcủa Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quảntrị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

3. Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồngquản trị và một số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định. Tổchức Công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiêu chuẩn và điều kiệnquy định tại khoản 4 Điều này tham gia thành viên Ban kiểm soát.

4. Thành viên Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn vàđiều kiện sau đây:

a. Thường trú tại Việt Nam;

b. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực,liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

c. Có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính - kếtoán, kiểm toán hoặc chuyên môn, nghiệp vụ;

d. Thành viên Ban kiểm soát làm việc theo chế độ chuyêntrách không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhànước;

đ. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột củathành viên Ban kiểm soát không được giữ chức danh thành viên Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.

5. Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương và điều kiệnlàm việc của Ban kiểm soát do công ty bảo đảm.

Điều 38. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, kếtoán trưởng và bộ máy giúp việc

1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật,điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợpvới Điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hànhcông ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệmtrước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặcuỷ quyền..3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kếtoán của công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty theopháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

4. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ cóchức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quảnlý, điều hành công việc.

Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Tổng giámđốc

Tiểu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Tổng giám đốcđược thực hiện như đối với Giám đốc quyết định tại Điều 24 của Luậtnày.

Điều 40. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợpđồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toántrưởng

1. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổnhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được ngườiquyết định thành lập công ty chấp thuận.

2. Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng do Hội đồng quảntrị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngtheo đề nghị của Tổng giám đốc.

3. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởngđược bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với thời hạn tối đa là năm năm và cóthể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

4. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kýhợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc được thực hiện theo quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồngtrước thời hạn trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 25; đượcthay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc

1. Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương ánhuy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quảnlý, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phươngán phối hợp kinh doanh giữa các công ty thành viên (nếu có) hoặc với cáccông ty khác trình Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩnsản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định của Nhà nướctrình Hội đồng quản trị phê duyệt; kiểm tra các đơn vị thuộc công ty thựchiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty.

3. Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm,các chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyếtđịnh mức lương của Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty; quyếtđịnh cử người đại diện phần vốn góp của công ty ở doanh nghiệp khác.

Giám đốc và kế toán trưởng các công ty thành viên vàcác đơn vị sự nghiệp của tổng công ty nhà nước mà tổng công ty sở hữutoàn bộ vốn điều lệ do Tổng giám đốc tuyển chọn để bổ nhiệm hoặc ký hợpđồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

4. Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bántài sản, các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng kinh tếkhác, giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ công ty theo phân cấp uỷ quyềncủa Hội đồng quản trị và theo Điều lệ công ty.

5. Ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế theo quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật này và các hợp đồng kinh tế, dân sựkhác theo quy định của pháp luật.

6. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mứclương và cấp đối với các chức danh sau đây:

a. Giám đốc và kế toán trưởng công ty thành viên hạchtoán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty sau khi có sự phê duyệtcủa Hội đồng quản trị;.b. Trưởng phòng (ban), Phó trưởng phòng (ban) tổngcông ty;

c. Phó giám đốc công ty thành viên và đơn vị sựnghiệp của tổng công ty theo đề nghị của Giám đốc công ty thành viên vàđơn vị sự nghiệp;

d. Các chức danh quản lý khác trong công ty theo phân cấpcủa Hội đồng quản trị.

7. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầutư, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và côngnghệ; điều hành hoạt động của công ty nhằm thực hiện các nghị quyết vàquyết định của Hội đồng quản trị.

8. Báo cáo trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty; thực hiện việc công bố công khai các báo cáotài chính theo quy định của Chính phủ.

9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị,Ban kiểm soát, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việcthực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật.

10. Được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trườnghợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và các cơ quannhà nước có thẩm quyền.

11. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiềnlương và tiền th ưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của công ty do Hộiđồng quản trị quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký .

Chế độ thanh toán, quyết toán tiền lương, tiền thưởngđược thực hiện như đối với Giám đốc quy định tại khoản 10 Điều 26 củaLuật này.

12. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luậtnày, Điều lệ công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Điều 42. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giámđốc trong quản lý, điều hành công ty

1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định củaHội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổnggiám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét điều chỉnh lại nghịquyết, quyết định. Hội đồng quản trị phải xem xét đề nghị của Tổng giámđốc. Trường hợp Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyếtđịnh thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiếnvà kiến nghị lên người ký quyết định thành lập công ty.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúctháng, quý và năm, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tìnhhình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của côngty do Hội đồng quản trị.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị tham dự hoặc cử đạidiện của Hội đồng quản trị tham dự các cuộc họp gio ban, các cuộc họp chuẩnbị các đề án trình Hội đồng quản trị do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịchHội đồng quản trị hoặc người đại diện Hội đồng quản trị dự họp cóquyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.Tổng giám đốc không là thành viên Hội đồng quản trị được mời tham dựcuộc họp của Hội đồng quản trị, được quyền phát biểu nhưng không cóquyền biểu quyết.

4. Việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Chủtịch Hội đồng quản trị cho Tổng giám đốc quy định tại các điều 30, 33 và41 của Luật này phải đ ược ghi vào Điều lệ công ty.

Điều 43. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

1. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quảntrị và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, vềthực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các thành viên Hội đồng quảntrị phải cùng chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm.vàtrước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị, kết quả vàhiệu quả hoạt động của công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc có nghĩa vụ:

a. Thực hiện trung thục, có trách nhiệm các quyền hạn vànhiệm vụ được giao vì lợi ích của công ty và của nhà nước;

b. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốnvà tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; khôngđược đem tài sản của công ty cho người khác; không được tiết lộ bí mậtcủa công ty trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồngquản trị hoặc Tổng giám đốc và trong thời hạn tối thiểu là ba năm hoặctrong thời hạn quy định tại Điều lệ công ty sau khi thôi làm thành viên Hộiđồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng quảntrị chấp thuận;

c. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc phải báo cáoHội đồng quản trị, tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thôngbáo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết; Chủ tịch Hộiđồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc khôngđược quyết định tăng tiền lương, không đ ược tích lợi nhuận trả tiềnthưởng cho cán bộ quản lý và người lao động;

d. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy địnhtại điểm c khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy rađối với chủ nợ;

đ. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viênHội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ, quyết định vượtthẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhànước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điềulệ công ty.

3. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưngchưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng quảntrị, các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không đượcthưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ viphạm:

a. Để công ty lỗ;

b. Để mất vốn nhà nước;

c. Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thuhồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;

d. Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác chongười lao động ở công ty theo quy định của pháp luật về lao động;

đ. Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, vềchế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị thiếu trách nhiệm, khôngthực hiện đúng các quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này mà dẫn đếnmột trong các vi phạm tại khoản 3 của Điều này thì bị miễn nhiệm; tuỳ theomức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định củapháp luật.

5. Trường hợp để công ty lâm vào tình trạng quy địnhtại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này thì tuỳ theo mức độ vi phạm vàhậu quả, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bịcách chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của phápluật.

6. Công ty nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà Tổnggiám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứthợp đồng và chịu trách nhiệm theo quyết định của pháp luật; nếu Tổng giámđốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộpđơn yêu cầu phá sản thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứng hợp đồng.

7. Công ty nhà nước thuộc diện tổ chức lại, giải thểhoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giảithể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thànhviên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợpđồng.

Mục 3

Hình thức và nội dung tham gia quản lý

công ty nhà nước của người lao động

Điều 44. Hình thức tham gia quản lý công ty của ngườilao động

Người lao động tham gia quản lý công ty thông qua cáchình thức và tổ chức sau đây:

1. Đại hội đoàn thể hoặc Đại hội đại biểu côngnhân, viên chức được tổ chức từ tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban đếncông ty;

2. Tổ chức Công đoàn của công ty;

3. Ban Thanh tra nhân dân;

4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 45. Nội dung tham gia quản lý công ty của ng ười laođộng

Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiếntrước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây:

1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp pháttriển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất công ty;

2. Phương án cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu công ty;

3. Các nội quy, quy chế của công ty liên quan trực tiếpđến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;

4. Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiệnlàm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo vàđào tạo lại người lao động của công ty;

5. Bỏ phiếu tham dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủtịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giámđốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởngkhi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

6. Thông qua Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểucông nhân, viên chức và tổ chức Công đoàn, người lao động có quyền thảoluận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau đây:

a. Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thoả ước laođộng tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng giámđốc hoặc Giám đốc công ty nhà nước;

b. Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen th ưởng vàcác chỉ tiêu kế hoạch của công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi vànghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước;

c. Đánh giá kết quả hoạt động và ch ương trình hoạtđộng của Ban Thanh tra nhân dân; d. Bầu Ban thanh tra nhân dân.

Chương V

tổng công ty nhà nước

Điều 46. Tổng công ty nhà nước

Tổng công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tếtrên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công tynhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổchức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau vềlợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạtđộng trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăngcường k hả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viênvà toàn tổng công ty.

Điều 47. Loại hình tổng công ty nhà nước

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư vàthành lập là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạchtoán độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyênngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tục, tập trung vốn vàchuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty.

2. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lậplà hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà n ước quymô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác,trong đó công ty nhà n ước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.

3. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước làtổng công ty được thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữuđối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chuyểnđổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty trách nhiệm hữu hạnnhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư vàkinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổphần, vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữuhoặc hình thức pháp lý từ các công ty nhà nước độc lập.

Mục 1

tổng công ty do nhà nước quyết định

đầu tư và thành lập

Điều 48. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nướcquyết định đầu tư và thành lập

Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thànhlập phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

1. Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làmnòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhànước;

2. Các công ty thành viên hoạt động trong một hoặc mộtsố chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, liên kết chặt chẽ với nhau về côngnghệ, thị trường và vốn;

3. Có ít nhất hai tổng công ty trong một ngành, lĩnh vực,trừ ngành, lĩnh vực mà công nghệ sản xuất không cho phép thành lập hai haynhiều tổng công ty;

4. Bảo đảm các điều kiện thành lập mới công ty nhànước quy định tại Điều 8 của Luật này;

5. Thực hiện được các mục tiêu thành lập Tổng công ty;

a. Tổ chức được các hoạt động dịch vụ tìm kiếm thịtrường, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các hoạt động dịch vụkhác hỗ trợ trực tiếp cho các công ty thành viên;

b. Tạo điều kiện phát triển công nghệ, tăng cường tíchtụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh củacác công ty thành viên và toàn tổng công ty;

c. Có cơ chế bảo đảm lợi ích và gắn bó lợi ích giữacác công ty thành viên, được các công ty thành viên chấp thuận.

Điều 49. Đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhànước quyết định đầu tư và thành lập

Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thànhlập có thể có các đơn vị thành viên sau đây:

1. Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốnđiều lệ:

a. Công ty thành viên hạch toán độc lập;

b. Đơn vị hạch toán phục thuộc;

c. Đơn vị sự nghiệp;

d. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viênhoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, được chuyển đổi từ loạiđơn vị thành viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này hoặcthành lập mới;

đ. Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, tổng côngty có thể có thành viên là công ty tài chính;

2. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cóvốn góp chi phối của tổng công ty.

Điều 50. Vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nướcquyết định đầu tư và thành lập

1. Vốn điều lệ của tổng công ty bao gồm vốn nhà nướcđược hạch toán tập trung ở tổng công ty, vốn nhà nước ở công ty thànhviên hạch toán độc lập.

2. Vốn điều lệ của công ty thành viên hạch toán độclập và vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư. Tổng công ty chịu trách nhiệmvề các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạchtoán độc lập trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty đó.

3. Tài sản của tổng công ty được hình th ành từ vốnđiều lệ của tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tưtại các công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp và vănphòng tổng công ty.

4. Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lậpđược hình thành từ vốn điều lệ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khácđầu tư tại công ty.

5. Vốn ngân sách nhà nước chỉ được đầu tư vào tổngcông ty. Tổng công ty có quyền quyết định đầu tư hoặc không đầu tư vàocông ty thành viên hạch toán độc lập.

6. Tổng công ty không điều chuyển vốn, tài sản của tổngcông ty tại các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân do mình sở hữutoàn bộ vốn điều lệ theo ph ương thức không thanh toán, trừ trường hợpquyết định tổ chức lại công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm,dịch vụ công ích .

Điều 51. Tổ chức quản lý của tổng công ty Nhà nướcquyết định đầu tư và thành lập

1. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý gồm Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát, Tồng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, kếtoán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc,các.Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc trong tổng công tyvà quản lý nội bộ của tổng công ty theo quy định tại Mục 2 Ch ương IV củaLuật này và quy định của Chính phủ.

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu tổchức quản lý gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máygiúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của Giám đốc, Phógiám đốc, kế toán trưởng bộ máy giúp việc theo quy định tại Mục 1 ChươngIV của Luật này và hướng dẫn của Chính phủ; Giám đốc, Phó giám đốc, kếtoán trưởng thực hiện quan hệ với tổng công ty theo quy định tại khoản 1Điều 52 của Luật này.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên,công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty có cơ cấu tổ chứcquản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của phápluật.

Điều 52. Quan hệ giữa tổng công ty do Nhà nước quyếtđịnh đầu tư và thành lập với các đơn vị thành viên

1. Công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cáchpháp nhân, tự chủ kinh doanh theo quy định của Luật này, các quy định kháccủa pháp luật và Điều lệ công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty phêduyệt; chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với tổng công ty như sau:

a. Quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty vàvốn do tổng công ty đầu tư; chịu trách nhiệm trước tổng công ty về hiệuquả sử dụng vốn và các nguồn lực do tổng công ty đầu tư; tự chủ tàichính, tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của công ty;

b. Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty;thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của tổng công ty giao trên cơ sởhợp đồng kinh tế; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp vớitổng công ty;

c. Được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thựchiện các hợp đồng kinh tế do tổng công ty giao;

d. Quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp của tổngcông ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng công ty hoặc được tổngcông ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của tổngcông ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổng công ty; có quyền đầu tư,góp vốn vào công ty khác;

đ. Có quyền để nghị tổng công ty quyết định hoặcđược tổng công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể,sáp nhập các đơn vị phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơnvị phụ thuộc;

e. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tàichính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính,phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư và vốncủa công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn tổng công ty đầutư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hìnhthành quỹ tập trung của tổ ng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợinhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích bổ sung vào quỹđầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần cònlại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen th ưởng, quỹ phúclợi;

g. Khi được Nhà nước giao kế hoạch, đặt hàng hoặc thamgia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụtheo quy định tại Điều 19 của Luật này;

h. Chịu sự giám sát, kiểm tra của tổng công ty; định kỳbáo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chínhcủa công ty với tổng công ty;

i. Ngoài các ràng buộc với tổng công ty quy định cácđiểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này, công ty thành viên hạch toánđộc lập có quyền chủ động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của công tynhà nước theo quy định của Luật này.

2. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạchtoán do tổng công ty quy định, được tạo nguồn thu từ việc thực hiện cáchợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao côngnghệ với các đơn vị trong và ngoài tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạtđộng theo quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.

3. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ được thựchiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

4. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có vốn chi phốicủa tổng công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 53. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyếtđịnh đầu tư và thành lập theo mô hình tổng công ty do các công ty đầu tưvà thành lập

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư vàthành lập đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này đượcchuyển đổi để tổ chức và hoạt động theo quy định tại các điều 55, 56, 57,58 và 59 của Luật này.

2. Chính phủ quy định nguyên tắc, điều kiện và thờihạn chuyển đổi các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thànhlập sáng hoạt động theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư vàthành lập. Trong thời hạn chuyển đổi, các tổng công ty thành lập theo quyđịnh của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 được hoạt động theo quy địnhtại Mục 1 Chương V của Luật này.

Mục 2

tổng công ty do các công ty tự đầu tư vàthành lập

Điều 54. Các trường hợp áp dụng quy định về tổng côngty do các công ty tự đầu tư và thành lập

1. Tổng công ty quy định tại Mục 1 Chương V của Luậtnày được tổ chức lại hoặc tự đầu tư vào các doanh nghiệp khác, đáp ứngyêu cầu về cơ cấu thành viên quy định tại Điều 55 của Luật này.

2. Công ty nhà nước quy mô lớn có tiềm lực tài chính,nắm giữ bí quyết công nghệ hoặc thị trường và sử dụng các tiềm lực tàichính, bí quyết công nghệ hoặc thị trường đã đầu tư và chi phối doanhnghiệp khác, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu thành viên quy định tại Điều 55của Luật này.

Điều 55. Cơ cấu của tổng công ty do các công ty tự đầutư và thành lập

Cơ cấu của tổng công ty do các công ty tự đầu tư vàthành lập bao gồm:

1. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác(sau đây gọi là công ty mẹ);

2. Các công ty thành viên (sau đây gọi là các công tycon):

a. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viêndo công ty nhà nước nắm giữ toán bộ vốn điều lệ;

b. Các công ty có vốn góp chi phối của công ty nhà nướcgồm công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài; công ty có vốn gópchi phối của công ty nhà n ước hoạt động theo pháp luật tương ứng với loạihình công ty đó;

3. Các công ty có một phần vốn góp không chi phối củacông ty nhà nước (sau đây gọi là công ty liên kết), tổ chức dưới hìnhthức công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,công ty liên doanh với nước ngoài.

Điều 56. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanhnghiệp khác

1. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp kháccó các quyền, nghĩa vụ của công ty nhà nước quy định tại Chương III củaLuật này.

2. Bộ máy quản lý của công ty nhà nước giữ quyền chiphối doanh nghiệp khác là bộ máy của tổng công ty, có cơ cấu quản lý, chứcnăng, nhiệm vụ , quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại Mục 2 Chương IVcủa Luật này.

Điều 57. Quan hệ của công ty nhà nước với công ty domình đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công tynhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo quy định của Luậtdoanh nghiệp. Công ty nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật doanhnghiệp.

Điều 58. Quan hệ của công ty nhà nước giữ quyền chiphối với công ty có vốn chi phối của công ty nhà nước

Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khácthực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp chi phối như sau:

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ củ a cổ đông, thành viêngóp vốn chi phối thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật củanước mà công ty đưa vốn đến đầu tư và theo quy định của Điều lệ doanhnghiệp bị chi phối;

2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụcấp và lợi ích của người đại diện công ty tại doanh nghiệp chi phối (sauđây gọi là người đại diện phần vốn góp chi phối);

3. Yêu cầu người đại diện phần vốn góp chi phối báocáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh vàcác nội dung của doanh nghiệp có vốn góp chi phối của công ty nhà nước;

4. Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốngóp chi phối xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị chiphối trước khi biểu quyết; báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp chi phốiđể phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của công ty nhà nước giữquyền chi phối;

5. Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mìnhở doanh nghiệp bị chi phối;

6. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vàodoanh nghiệp bị chi phối;

7. Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toànvà phát triển phần vốn đã góp vào doanh nghiệp bị chi phối.

Điều 59. Quan hệ giữa công ty nhà nước và doanh nghiệpcó một phần vốn góp của công ty nhà nước

1. Doanh nghiệp có một phần vốn góp của công ty nhànước thực hiện quyền chủ động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quanhệ giữa công ty nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn góp của công tynhà n ước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Công ty nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ của bêngóp vốn thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp mà mình có vốn góp,phù hợp với pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp có một phần vốn góp củacông ty nhà n ước.

Mục 3

tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhànước

Điều 60. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhànước

1. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước làtổ chức kinh tế đặc biệt có chức năng như sau:

a. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nướcđối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên đượcchuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập; phần vốn góp của Nhà nước tạicác công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trởlên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập;

b. Thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhànước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước doThủ tướng Chính phủ quyết định th ành lập.

Điều 61. Tổ chức quản lý, phạm vi hoạt động, quyền vànghĩa vụ của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

1. Tổ chức quản lý của tổng công ty đầu tư và kinhdoanh vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Ch ương IV củaLuật này.

2. Cơ cấu, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ củatổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ.

Chương VI

quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu

nhà nước đối với công ty nhà nước vàđối với

vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác

Mục 1

chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu côngty nhà nước

và vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác

Điều 62. Chủ sở hữu công ty nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu công ty nhà nước. Chính phủthống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với côngty nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

Điều 63. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và vốnnhà nước ở doanh nghiệp khác

1. Các tổ chức, cá nhân sau đây thực hiện chức năngđại diện chủ sở hữu cô ng ty nhà nước:

a. Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ củachủ sở hữu với công ty nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luậtnày; Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các bộ liênquan thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công tynhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

b. Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là đạidiện chủ sở hữu công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị theo quy địnhtại Điều 66 của Luật này;

c. Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đạidiện chủ sở hữu công ty nhà nước theo quy định tại Điều 67 của Luật này;

d. Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sởhữu tại công ty nhà nước có Hội đồng quản trị và đại diện chủ sở hữuđối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ theo quy định tại cácđiều 29, 30 và 33 của Luật này.

2. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước làđại diện chủ sở hữu đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệvà đại diện chủ sở hữu phần vốn do mình đầu tư ở doanh nghiệp khác theoquy định tại Điều 60 và Điều 61 của Luật này.

3. Công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối vớiphần vốn của công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác.

4. Việc phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụđại diện chủ sở hữu công ty nhà nước được thực hiện theo quy định tạiMục 2 Chương VI của Luật này.

Mục 2

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhànước

đối với công ty nhà nước

Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nướcđối với công ty nhà nước

1. Chủ sở hữu nhà nước có các quyền sau đây đối vớicông ty nhà nước:

a. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyểnđổi sở hữu công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; tuyểnchọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng của Chủ tịch Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc côngty; phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;

b. Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng kếhoạch phát triển công ty; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn30% tổng giá trị tài sản còn lại trên số kế toán của công ty nhà nướckhông có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ côngty; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tàisản còn lại trên sổ kế toán của công ty có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệnhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định các hợp đồng vay, chovay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt quá mức vốn điều lệ củacông ty; quy định chế độ giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu, mức giábán, mức bù chênh lệch cho các công ty cung ứng các sản phẩm, dịch vụ côngích;

c. Quyết định mức vốn đầu tư ban đầu, mức vốn điềulệ và điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; quyết định dự án vay, cho vaycó giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Giám đố c đốivới công ty không có Hội đồng quản trị; quy định chế độ tài chính củacông ty;

d. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty.

2. Chủ sở hữu nhà nước có các nghĩa vụ sau đây đốivới công ty nhà nước:

a. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty;

b. Tuân theo Điều lệ công ty;

c. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

d. Tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồngtrong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu;

đ. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệmcủa công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty;

e. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của phápluật.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớicông ty nhà nước do Chính phủ thực hiện

1. Chính phủ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa chủ sở hữu đối với công ty nhà nước như sau:

a. Phê duyệt ph ương án thành lập mới, tổ chức và sắpxếp lại công ty nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở cácngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b. Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án đầutư của công ty nhà nước; quyết định hoặc phân cấp quyết định cấp vốnđầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung, tăng, giảm vốn điều lệ của công ty nhànước; trình Quốc hội phê chuẩn các dự án đầu tư của công ty nhà nướcthuộc thẩm quyền của Quốc hội;

c. Thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củachủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào các công ty khác.Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án góp vốn, tài sản của Nhànước hoặc công ty nhà nước vào liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài,các dự án đầu tư của công ty nhà n ước ra nước ngoài;

d. Quy định chế độ tài chính của công ty nhà nước;

đ. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ở công ty nhànước;

e. Quy định chế độ tiền lương, tiền th ưởng, phụ cấpvà các quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty nhà nước;

g. Quy định các tiêu chuẩn đánh giá kế quả kinh doanhcủa công ty nhà nước, trong đó có chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốnnhà nước đầu tư;

h. Quy định chế độ kiểm tra, giám sát công ty nhà nướcthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị vàđiều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

2. Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền vànghĩa vụ của chủ sở hữu cho các cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu sauđây:

a. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều66 của Luật này;

b. Hội đồng quản trị công ty nhà nước theo quy địnhtại Điều 30 của Luật này;

c. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theoquy định tại Điều 60 và Điều 61 của Luật này.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớicông ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện

Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là đạidiện chủ sở hữu đối với các công ty nhà nước do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập hoặc được uỷ quyền quyết định thành lập, thựchiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhưsau:

1. Xây dựng ph ương án tổ chức lại các công ty nhànước lập do mình quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; tổ chức thực hiện việc tổ chức lại các công ty nhà nước theo phươngán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyểnđổi sở hữu công ty nhà nước, phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điềulệ của công ty nhà nước. Thoả thuận với Bộ Tài chính xác định mức vốnđiều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ của công ty nhà n ước;

3. Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch dàihạn của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị;

4. Quyết định theo thẩm quyền các dự án đầu tư có giátrị lớn hơn 50 % tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công tynhà nước có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệcông ty; quyết định theo thẩm quyền các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty nhà nướckhông có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ côngty; kiến nghị Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư của công ty vượt mức phâncấp cho Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

5. Quyết định phê duyệt ph ương án sử dụng vố n, tàisản của công ty nhà nước để góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nướcngoài; dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty nhà nước; phương án sửdụng vốn, tài sản của công ty để góp vốn, mua cổ phần của các công ty nhànước trong nước trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Giám đốccông ty không có Hội đồng quản trị quy định tại Điều lệ công ty; phêduyệt phương án mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác;

6. Quyết định chủ trương bán tài sản có giá trị lớnhơn 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty nhà nướccó Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;việc bán tài sản có giá trị lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản còn lại trênsổ kế toán của công ty nhà nước không có hoạt động hoặc tỷ lệ nhỏ hơnquy định tại Điều lệ công ty; việc vay, cho vay, thuê, cho thuê vốn hoặc tàisản có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của công ty nhà nước không có Hộiđồng quản trị;

7. Quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độlương hoặc phụ cấp và các quyền lợi khác của Chủ tịch Hội đồng quản trịvà các thành viên Hội đồng quản trị; tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc quyếtđịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các quyền lợi khác củaGiám đốc công ty nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị; tổ chứcđánh giá kết quả hoạt động và quản lý công ty của Hội đồng quản trị vàGiám đốc theo quy định của Chính phủ;

8. Tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn,việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhànước;

9. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo phân công,phân cấp của Chính phủ.

Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớicông ty nhà nước do Bộ Tài chính thực hiện.

Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ củachủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu đối với công ty nhà nước như sau:

1. Trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chếđộ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, chế độ báo cáo và công khaitài chính của công ty nhà nước, báo cáo tài chính hợp nhất của tổng côngty;

2. Cấp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong cáctrường hợp sau đây:

a. Đầu tư thành lập mới công ty nhà nước sau khi đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập;

b. Đầu tư bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty nhànước theo đề nghị của người quyết định thành lập công ty nhà nước.

3. Tham gia đánh giá kết quả hoạt động và quản lý côngty của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty nhà n ước theo quy định củaChính phủ;

4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụngvốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhànước;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo phân côngcủa Chính phủ.

Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

1. Thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của chủ sởhữu nh à nước đã được phân công, phân cấp.

2. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệmcủa công ty; không can thiệp vào các công việc thuộc thẩm quyền của Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc và bộ máy quản lý của công ty.

3. Chịu trách nhiệm hành chính và vật chất về các quyếtđịnh của mình trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao; chịutrách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho Công ty.

4. Chịu trách nhiệm hoặc liên đối chịu trách nhiệm theoquy định của pháp luật đối với các trường hợp sau đây:

a. Khi công ty không thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ,chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn đã quy định;

b. Để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, thất thoáttài sản nhà n ước ở các công ty có vốn nhà nước thuộc quyền quản lý;

c. Cán bộ quản lý công ty nhà nước do mình bổ nhiệmgây thiệt hại lớn đối với công ty nhà nước, báo cáo không thu thực tìnhhình tài chính công ty;

d. Bổ nhiệm lại hoặc quyết định chuyển công tác sang vịtrí tương đương hoặc cao hơn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thànhviên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước và cánbộ quản lý khác do mình bổ nhiệm mà vi phạm quy định tại các điểm a, b, cvà d khoản 3 Điều 25, điểm đ khoản 5, khoản 8 và khoản 9 Điều 27, các điểmb,c và d khoản 3 Điều 32 của Luật này.

5. Tổ chức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nướctheo phương án tổng thể và kế hoạch do Chính phủ phê duyệt.

6. Chuyển giao quyền chủ sở hữu cho tổng Công ty đầu tưvà kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Mục 3

quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sởhữu

đối với vốn nhà nước đầu tư ở doanhnghiệp khác

Điều 69. Vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác

Vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác là các loạivốn dưới đây được đầu tư ở công ty không thuộc đối tượng quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này;

1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiềnthuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của công tynhà nước được công ty đầu tư hoặc góp vào công ty khác;

2. Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào công tykhác giao cho công ty nhà nước quản lý;

3. Giá trị cổ phần hoặc vốn nhà nước góp tại các côngty nhà nước đã cổ phần hoá, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênhoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên;

4. Vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư;

5. Lợi tức được chia cho Nhà nước hoặc công ty nhànước đầu tư, góp vốn ở công ty khác dùng để tái đầu tư vào công tyđó;

6. Các loại vốn khác.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ trong quản lý vốn nhà nướcđầu tư toàn bộ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp khác

1. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trịtổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước thực hiện chức năng, quyềnhạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệmhữu hạn nhà nước một thành viên do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ theoquy định của Luật doanh nghiệp.

2. Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm củachủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viêntrở lên và công ty cổ phần nhà nước do cơ quan, tổchức hoặc công ty nhànước trực tiếp đầu tư, góp vốn thực hiện theo quy định của Luật doanhnghiệp.

3. Người đại diện cho chủ sở hữu được đề cử tham giaHội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc công tytrách nhiệm hữu hạn nhà n ước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạnnhà nước có hai thành viên trở lên và công ty cổ phần nhà nước phải đápứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy định tại các điều 24, 31,36 và 39 của Luật này.

Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trongquản lý vốn đầ u tư ở doanh nghiệp khác

Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập cóquyền và nghĩa vụ đối với phần vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác như sau:

1. Quyết định đầu tư, góp vốn; tăng, giảm vốn đầutư, vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ của công ty có vốn gópcủa công ty nhà n ước;

2. Cử, thay đổi, bãi miễn người đại diện phần vốn gópcủa công ty theo quy định của Điều lệ công ty có vốn góp và Luật doanhnghiệp; cử người của công ty tham gia Hội đồng quản trị công ty liên doanhhoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là ngườiđại diện phần vốn góp của công ty); quyết định khen thưởng, kỷ luật, phụcấp và lợi ích khác có liên quan đối với người đại diện phần vốn gópcủa công ty. Chi phí phụ cấp trách nhiệm, th ưởng và lợi ích khác có liênquan đối với người đại diện phần vốn góp của công ty được tính vào chiphí kinh doanh hoặc từ nguồn quỹ của công ty nhà nước. Người đại diện củacông ty nhà nước được đề cử tham gia Hội đồng quản trị, Hội đồng thànhviên, Giám đốc của công ty có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của công tynhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy địnhtại các điều 24, 31 và 36 của Luật này.

3. Yêu cầu người đại diện phần vốn góp của công tybáo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanhcác nội dung khác về công ty có vốn góp của công ty nhà nước;

4. Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốngóp của công ty xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của công ty có vốngóp của công ty nhà nước trước khi biểu quyết; báo cáo việc sử dụng cổphần, vốn góp chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu củaNhà nước;

5. Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở cáccông ty. Phần vốn thu về, kế cả lãi được chia do công ty hoặc Tổ chức đầutư và kinh doanh vốn quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanhcủa công ty hoặc tổ chức. Trường hợp tổ chức lại công ty thì việc quản lýphần vốn góp này được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

6. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của công ty;

7. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn vàphát triển phần vốn góp của công ty.

Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phầnvốn góp của công ty nhà nước ở doanh nghiệp khác

Người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước tạidoanh nghiệp khác có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thànhviên góp vốn, bên liên doanh trong công ty có vốn góp của Nhà nước hoặccông ty nhà nước. Trường hợp công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phốicủa công ty khác thì người đại diện phần vốn góp sử dụng quyền cổ phầnchi phối hoặc vốn góp chi phối để định h ướng công ty có cổ phần chi phốihoặc vốn góp chi phối của công ty nhà nước thực hiện mục tiêu do chủ sởhữu nhà nước quy định và do công ty nhà nước giao;

2. Tham gia ứng cử hoặc đề cử người đại diện của côngty nhà nước vào bộ máy quản lý, điều hành của công ty nhận vốn góp theoquy định của Điều lệ công ty đó;

3. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanhcủa công ty có vốn góp của công ty nhà nước;

4. Thực hiện chế độ báo cáo Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc, Giám đốc công ty nhà nước về hiệu quả sử dụng phần vốn gópcủa Nhà nước ở các công ty;

Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quyđịnh, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệthại cho công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật;

5. Xin ý kiến Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặcGiám đốc trước khi tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông, tại cuộc họpHội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của Công ty có một phần vốngóp của công ty nhà nước về ph ương hướng, chiến lược, kế hoạch kinhdoanh, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, chia lợi tức, bántài sản có giá trị lớn cần có biểu quyết của cổ đông, thành viên gópvốn. Trường hợp nhiều người cùng đại diện của công ty nhà nước tham giavào Hội đồng quản trị của công ty nhận vốn góp thì phải cùng nhau bàn bạc,thống nhất ý kiến và xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của công ty cóvốn góp của công ty nhà nước trước khi b iểu quyết;

6. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đối vớiCông ty có Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty đối với công ty không cóHội đồng quản trị về hiệu quả sử dụng vốn góp của Nhà nước ở các côngty.

Chương VII

tổ chức lại, giải thể, phá sản công tynhà nước

Điều 73. Tổ chức lại công ty nhà nước

Các hình thức tổ chức lại công ty nhà nước không làmthay đổi sở hữu của công ty bao gồm:

1. Sáp nhập vào công ty nhà nước khác;.2. Hợp nhất cáccông ty nhà nước;

3. Chia công ty nhà nước;

4. Tách công ty nhà nước;

5. Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữuhạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước cóhai thành viên trở lên;

6. Chuyển tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tưvà thành lập thành tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập;

7. Khoán, cho thuê công ty nhà n ước;

8. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 74. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước

1. Công ty nhà nước độc lập hoạt động kinh doanh, thuộcdanh mục Nhà nước củng cố, phát triển, duy trì 100% sở hữu được chuyểnđổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên.

2. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước dưới cáchình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách do Chính phủ quy định.

3. Tổng công ty nhà nước được thành lập theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đáp ứng đủ các điều kiện sau đâythì được chuyển đổi, tổ chức thành tổng công ty nhà nước do các công tytự đầu tư và thành lập theo quy định tại các điều 54, 55, 56, 67, 68, 69 củaLuật này:

a. Thuộc danh mục Nhà nước củng cố, phát triển, tiếptục duy trì 100% sở hữu nhà nước ở công ty nhà nước giữ quyền chi phối;

b. Đang có vốn góp chi phối ở nhiều công ty khác hoặccó kế hoạch cổ phần hoá, bán các công ty thành viên tổng công ty, các bộphận của công ty nhà nước nhưng công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối, vốngóp chi phối;

c. Kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó có một ngành kinhdoanh chính; có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong và ngoài nước;

d. Có quy mô vốn lớn để thực hiện việc đầu tư vốnvào các Công ty khác;

đ. Có khả năng phát triển.

Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi tổng công ty nhànước do Chính phủ quy định.

Điều 75. Thẩm quyền và thủ tục tổ chức lại công ty nhànước

1. Thẩm quyền quyết định tổ chức lại công ty nhà nướcđược quy định như sau:

a. Người quyết định thành lập công ty nhà nước tổchức lập phương án và quyết định việc tổ chức lại công ty. Trường hợpsáp nhập, hợp nhất công ty nhà nước giữa các bộ, giữa các tỉnh, th ành phốtrực thuộc Trung ương hoặc giữa công ty nhà nước do Bộ và công ty nhà nướcdo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, thì cơ quanđược thoả thuận sẽ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ chủ sở hữu của côngty hợp nhất hoặc công ty sáp nhập ra quyết định sáp nhập, hợp nhất công ty;trường hợp không thoả thuận được thì các cơquan có công ty sáp nhập hoặchợp nhất có thể là đồng chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nướccó hai thành viên trở lên;

b. Trường hợp tổ chức lại hoặc chuyển đổi tổng công tythì sau khi có ý kiến đề nghị của Hội đồng thẩm định, Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt phương án tổ chức lại tổng công ty, người quyết định thànhlập tổng công ty quyết định tổ chức lại tổng công ty;

c. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức lại công tynhà nước quan trọng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Quyết định tổ chức lại công ty phải được gửi đếncác chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày ra quyết định tổ chức lại.

3. Trường hợp tổ chức lại công ty dẫn đến thay đổihình thức pháp lý hoặc mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thìcông ty phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quanđăng ký kinh doanh.

Điều 76. Trách nhiệm của công ty nhà nước được tổchức lại

1. Đối với trường hợp chia công ty thì công ty bị chiachấm dứt tồn tại, các công ty mới cùng liên đới chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản kháccủa công ty bị chia.

2. Đối với trường hợp tác công ty thì công ty bị táchvà công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày về các khoản nợ chưa thành toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụtài sản khác của công ty bị tách.

3. Đối với trường hợp nhất công ty thì các công ty bịhợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền lợi hợppháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao độngvà các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

4. Đối với trường hợp sáp nhập công ty thì công ty sápnhập được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợchưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của cáccông ty bị sáp nhập.

Điều 77. Giải thể công ty nhà nước

1. Công ty nhà nước bị xem xét giải thể trong cáctrường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thànhlập mà công ty không xin gia hạn;

b. Công ty Kinh doanh thu lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vàotình trạng phá sản;

c. Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhànước giao sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;

d. Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.

2. Tổng công ty do Nhà nước tổ chức và thành lập khôngthực hiện được mục tiêu quy định tại khoản 5 Điều 48 của Luật này thìgiải thể bộ máy quản lý tổng công ty, chuyển tổng công ty thành các công tynhà nước độc lập.

Điều 78. Quyết định giải thể công ty nhà nước

1. Người quyết định thành lập công ty nhà nước cóquyền quyết định giải thể công ty nhà nước. Quyết định giải thể phảiđược gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ,người có quyền,nghĩa vụ và lợi ích liên quan và được thông báo cho người lao động trongcông ty trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể công ty.

2. Người quyết định giải thể công ty phải lập Hộiđồng giải thể. Hội đồng giải th ể có chức năng tham mưu cho người quyếtđịnh giải thể công ty về việc quyết định giải thể công ty và tổ chức thựchiện quyết định giải thể công ty. Trình tự và thủ tục thực hiện quyếtđịnh giải thể cho công ty do Chính phủ quy định.

3. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại liên quan đếngiải thể công ty nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.

Điều 79. Phá sản công ty nhà nước.

Việc giải quyết phá sản đối với công ty nhà n ướcđược thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Chương VIII

chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước

Điều 80. Các hình thức chuyển đổi sở hữu

Công ty nhà nước được chuyển đổi sở hữu theo cáchình thức sau đây:

1. Cổ phần hoá công ty nhà nước;

2. Bán toàn bộ một công ty nhà n ước;

3. Bán một phần công ty nhà nước để thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, trong đó có một thành viênlà đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà n ước;

4. Giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động đểchuyển thành công ty cổ phần hoặc hợp tác xã.

Điều 81. Loại công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu

1. Công ty nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vựcNhà nước không cần giữ 100% vốn điều lệ là đối tượng áp dụng các hìnhthức chuyển đổi sở hữu quy định tại Điều 80 của Luật này.

2. Chính phủ quy định tiêu chí xác định danh mục ngành,lĩnh vực mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở doanh nghiệp; giữ cổ phầnhoặc vốn góp chi phối; giữ một phần vốn; không giữ vốn nhà nước; loại côngty nhà nước giao, bán cho tập thể người lao động của công ty.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục phân loại,kế hoạch và hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.

Điều 82. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước

Chuyển đổi sở hữu công ty nhà n ước nhằm:

1. Cơ cấu lại sở hữu của công ty mà Nhà n ước khôngcần tiếp tục giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệu quả hơn số tài sảnNhà n ước đã đầu tư ở công ty;

2. Huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của cá nhân, tổchức trong và ngoài công ty để hình thành công ty có nhiều nguồn vốn chủ sởhữu để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnhtranh của công ty;

3. Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sựlàm chủ công ty và có việc làm.

Điều 83. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phươngán chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổisở hữu

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 81 của Luật này, Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn và quyết định hình thức chuyểnđổi sở hữu công ty nhà n ước.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xácđịnh giá trị công ty; quyết định giá trị công ty; phê duyệt phương ánchuyển đổi sở hữu công ty thuộc quyền quản lý. Việc điều chỉnh giá trịcông ty thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán do Chính phủ hướng dẫn.

3. Trình tự và thủ tục chuyển đổi sở hữu công ty nhànước do Chính phủ quy định.

Điều 84. Quyền của công ty chuyển đổi sở hữu

1. Được hưởng ưu đãi đối với công ty thành lập mớitheo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.

2. Được miễn thuế trước bạ chuyển quyền sở hữu đốivới tài sản của công ty nhà nước chuyển thành sở hữu của người mua cổphần, mua công ty.

3. Được tiếp tục các hợp đồng thuê đất của công tycũ theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng th ương mại,công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế vàlãi suất như đã áp dụng đối với công ty nhà nước trong thời hạn theo quyđịnh của Chính phủ.

5. Người mua công ty nhà nước thua lỗ kéo dài đượcgiảm giá nếu tiếp tục duy trì công ty để sản xuất, kinh doanh, sử dụng lạitoàn bộ số lao động của công ty và bảo đảm việc làm cho họ trong thời hạndo Chính phủ quy định, trừ trường hợp người lao động tự nguyện chấm dứthợp đồng lao động. Mức giảm giá theo quy định của Chính phủ.

6. Các quyền lợi và ưu đãi khác theo quy định của phápluật.

Điều 85. Quyền của người lao động trong công ty nhànước chuyển đổi sở hữu

Người lao động trong công ty nhà n ước chuyển đổi sởhữu có các quyền sau đây:

1. Duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiệnvật thuộc sở hữu của tập thể người lao động do tổ chức Công đoàn công tyquản lý;

2. Được sử dụng quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng bằngtiền (nếu có) chia cho người lao động để mua cổ phần;

3. Được ưu tiên mua công ty, mua cổ phần theo quy địnhcủa Chính phủ;

4. Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 86. Bảo đảm của Nhà nước đối với người mua cổphần, mua hoặc nhận giao công ty nhà nước

Quyền sở hữu và mọi quyền lợi hợp pháp khác của tổchức, cá nhân mua cổ phần ở công ty cổ phần hoá, mua hoặc nhận giao công tyđược Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Chương IX

quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnhà nước

Điều 87. Nội dung quản lý nhà nước đối với các côngty nhà nước

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật kháccó liên quan.

2. Xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển công tynhà nước theo định hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lãnh thổ.

3. Tổ chức đăng ký kinh doanh đối với công ty nhànước; xây dựng và lưu giữa các thông tin cơ bản về công ty nhà n ước; theodõi và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước sau đăng ký; bảođảm cho công ty nhà nước hoạt động theo đúng các điều kiện quy định tạiquyết định thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

4. Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quảnlý công ty nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo.đức, nghiệp vụ cho cán bộquản lý nhà nước đối với công ty nhà nước; đào tạo và xây dựng độingũ công nhân lành nghề.

5. Ban hành danh mục sản phẩm, phương thức quản lý tàichính và chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ công ích trong từngthời kỳ.

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chínhsách, chế độ của Nhà nước tại các công ty nhà nước; giải quyết khiếunại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 88. Cơ quan quản lý nhà nước đối với công ty nhànước

1. Chính phủ đống nhất quản lý nhà n ước đối vớicông ty nhà nước; quy định việc phân công, phối hợp giữa các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và phân cấp, phối hợp giữa các Uỷ ban nhândân các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối vớicông ty.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nướcđối với công ty nhà nước theo chức năng và lĩnh vực được phân công phụtrách.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T rungương có trách nhiệm:

a. Thực hiện quản lý nhà nước đối với công ty nhànước trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;

b. Tổ chức đăng ký kinh doanh; thanh tra, kiểm tra, giámsát hoạt động của công ty nhà nước trong phạm vi địa phương;

c. Hướng dẫn và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhànước đối với công ty nhà n ước.

Điều 89. Kiểm toán, thanh tra hoạt động kinh doanh củacông ty nhà nước

1. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty nhà nướcphải được kiểm toán; chế độ kiểm toán được thực hiện theo quy định củapháp luật về kiểm toán.

2. Cơ quan thanh tra thực hiện việc thanh tra hoạt độngkinh doanh của công ty nhà nước theo đúng chức năng, thẩm quyền và tuân theocác quy định của pháp luật về thanh tra.

Việc thanh tra về cùng một vụ việc được thực hiệnkhông quá một lần trong một năm đối với một công ty nhà nước. Thời hạnthanh tra không quá ba mươi ngày; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn thanhtra được gia hạn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưngkhông được quá hạn ba mươi ngày.

Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi cócăn cứ về sự vi phạm pháp luật của công ty.

Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người cóthẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản, kết luận thanh tra;Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luậnthanh tra.

Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặclợi dụng việc thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt độngcủa công ty thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 90. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệpnhà nước khác

1. Quản lý nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữuhạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có haithành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước được thực hiện theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp và theo quy định của Chính phủ.

2. Quản lý nhà nước đối với công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước được thựchiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Chương X

Khen thưởng và xử lý vi phạm

Điều 91. Khen th ưởng

Tổ chức, cá nhân, công ty nhà nước có th ành tích xuấtsắc trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của công ty,đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 92. Xử lý vi phạm đối với công ty nhà nước v àtổ chức kinh tế

1. Công ty nhà nước có hành vi vi phạm dưới đây thìtuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị đình chỉ hoạt động, xử phạthành chính theo quy định của pháp luật:

a. Thành lập công ty nhà nước không theo quy định củaLuật này;

b. Không đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành,nghề đã đăng ký hoặc không được cơ quan nhà n ước có thẩm quyền chophép;

c. Không thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu do Nhà nướcquy định;

d. Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế hoạt động d ưới danh nghĩa công tynhà nước mà không có quyết định

thành lập thì bị đình chỉ hoạt động và bị tích thutài sản nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 93. Xử lý vi phạm đối với cá nhân

Cá nhân có hành vi vi phạm dưới đây thì tuỳ theo tínhchất, mứ c độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật:

1. Không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn đượcchủ sở hữu công ty nhà nước uỷ quyền hoặc quyết định sai gây thiệt hại chocông ty;

2. Quyết định thành lập công ty nhà nước không đúngthủ tục, trình tự, vượt thẩm quyền, thiếu trách nhiệm trong thẩm định thànhlập dẫn đến công ty hoạt động không hiệu quả;

3. Không thực hiện đúng chính sách đối với người laođộng trong công ty nhà nước; 4. Can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền củacông ty; sách nhiễu công ty, yêu cầu công ty cung cấp các nguồn lực khôngđược pháp luật quy định;

5. Vi phạm các quy định khác của Luật này.

Chương XI

điều khoản thi hành

Điều 94. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2004.

2. Luật này thay thế Luật doanh nghiệp nhà n ước năm1995.

3. Doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập và đăngký kinh doanh theo quy định của

Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 không phải thực hiệnthủ tục thành lập, đăng ký kinh.doanh lại theo quy định của Luật này; doanhnghiệp nhà nước có điều lệ hoạt động không phù hợp với quy định củaLuật này thì trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Luật này có hiệulực phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp với quy định của Luật này.

Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lậpđã thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực không đáp ứng các điềukiện đối với tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo quyđịnh của Luật này phải tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu theoquy định của Chính phủ.

Điều 95. H ướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnày.

Chính phủ phân công các cơ quan có thẩm quyền phối hợpvới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức, hoạt độngcủa Đại hội công nhân, viên chức trong công ty nhà nước và việc tham giaquản lý công ty của người lao động theo quy định của Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Văn An

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#rty