LUẬT ĐƯỜNG BỘ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhànước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảođảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phụcvụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về giao thông đường bộ, Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quytắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đườngbộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đườngbộ, hoạt động vận tải đường bộ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này ápdụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnhthổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốctế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký hết hoặc tham gia có quyđịnh khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. 2. Công trình đường bộgồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèntín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiếtbị phụ trợ khác. 3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng. 4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. 5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại. 6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. 7. Khổ giới hạn củađường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiềurộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếptrên xe đi qua được an toàn. 8. Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố. 9. Dải phân cách là bộphận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêngbiệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phâncách gồm loại cố định và loại di động. 10. Đường cao tốc làđường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cáchchia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và khônggiao cắt cùng mức với đường khác. 11. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. 12. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. 13. Phương tiện giaothông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô-tô, máykéo, xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xetương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. 14. Phương tiện giaothông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm các loại xe khôngdi chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích-lô, xe súc vật kéo vàcác loại xe tương tự. 15. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ. 16. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. 17. Người tham gia giaothông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham giagiao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộtrên đường bộ. 18. Người điều khiểnphương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thôsơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. 19. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. 20. Người điều khiểngiao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướngdẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tạicầu đường bộ đi chung với đường sắt. 21. Hàng nguy hiểm làhàng khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sứckhỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ 1. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội. 2. Người tham gia giaothông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàncho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phươngtiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điềukiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông. 3. Việc bảo đảm trậttự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ thuật vàan toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thôngđường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông vàcác lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. 4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. 5. Người nào vi phạmpháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệmvề hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ 1. Nhà nướcưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tếtrọng điểm. 2. Nhà nước có chínhsách ưu tiên phát triển vận tải khách công cộng, hạn chế sử dụng phươngtiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn. 3. Nhà nước khuyếnkhích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiếnvào lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ . 1.Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyêntruyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãiđến toàn dân. 2. Các cơ quan, tổ chứcvà gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thôngđường bộ cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình. 3. Cơ quan quản lý Nhànước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thôngđường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáodục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học. Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên . Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chứcnăng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luậtgiao thông đường bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật giao thông đườngbộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm . 1. Phá hoại công trình đường bộ. 2. Đào, khoan, xẻ đườngtrái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đườngtrái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyểntrái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ. 3. Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép. 4. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ. 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6. Đua xe, tổ chức đua xe trái phép. 7. Người lái xe sử dụng chất ma túy. 8. Người lái xe đangđiều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chấtkích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. 9. Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. 10. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. 11. Bấm còi và rú galiên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sửdụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiênđang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. 12. Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. 13. Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ. 14. Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm. 15. Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 16. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý. 17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ. 18. Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chương II QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 9. Quy tắc chung . 1.Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, điđúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Xe ô-tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô-tô phải thắt dây an toàn. Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ . 1. Hệ thống báo hiệuđường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèngiao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ,hàng rào chắn. 2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông: a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại; b) Hai tay hoặc một taygiang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ởphía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giaothông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽphải; c) Tay phải giơ về phíatrước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phảingười điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trướcngười điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bêntrái người điểu khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đườngphải đi sau lưng người điều khiển giao thông. 3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là báohiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiểnphương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã điquá vạch dừng thì được đi tiếp; d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. 4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau: a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. 5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. 6. Cọc tiêu hoặc tườngbảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho ngườitham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi củađường. 7. Hàng rào chắn đượcđặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạnđường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơicần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. 8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ. Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ . 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Khi có người điềukhiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệulệnh của người điều khiển giao thông. 3. Tại nơi có biển báohiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thôngđường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. Điều 12. Tốc độ xa và khoảng cách giữa các xe . 1. Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tốc độ của xe cơ giới và việc đặt biển báo tốc độ. 2. Người lái xe phảigiữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ởnơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cáchkhông nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Điều 13. Sử dụng làn đường . 1.Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệtbằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong mộtlàn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyểnlàn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 2. Trên đường một chiềucó vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phảitrong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái. 3. Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Điều 14. Vượt xe . 1.Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khuđông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. 2. Xe xin vượt chỉ đượcvượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngượcchiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượtxe khác và đã tránh về bên phải. 3. Khi có xe xin vượt,nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phảigiảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xesau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. 4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. 5. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; b) Trên cầu hẹp có một làn xe; c) Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế; d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt; đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Điều 15. Chuyển hướng xe . 1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. 2. Trong khi chuyểnhướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, ngườiđi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường chocác xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấykhông gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 3. Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. 4. Cấm quay đầu xe ởphần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầuvượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt,đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Điều 16. Lùi xe . 1.Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện phải quan sát phía sau, có tínhiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. 2. Cấm lùi xe ở khu vựccấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộgiao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất,trong hầm đường bộ. Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều . 1.Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xeđi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xeđi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. 2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau: a) Nơi đường hẹp chỉ đủcho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phảivào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi. 3. Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần. Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị. 1. Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; b) Cho xe dừng, đỗ ởnơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy;trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗsát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; c) Trường hợp trênđường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗxe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đó; d) Sau khi đỗ xe, ngườiđiều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn,nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu để ngườiđiều khiển phương tiện khác biết; đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; e) Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái; g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. 2. Cấm dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; c) Trên cầu, gầm cầu vượt; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; e) Nơi đường giao nhau; g) Nơi dừng của xe buýt; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt; l) Che khuất các biển báo hiệu đường bộ. Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị. Khi dừng xe,đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuântheo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây: 1. Phải cho xe dừng, đỗsát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; trường hợp đường phốhẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô-tô đang đỗ bên kia đườngtối thiểu 20 mét; 2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Điều 20. Quyền ưu tiên của một số loại xe . 1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; d) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đ) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; g) Đoàn xe tang; h) Các xe khác theo quy định của pháp luật. 2. Xe quy định tại cácđiểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải cótín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phépđi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi cótín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giaothông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe ưu tiên. 3. Khi có tín hiệu củaxe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ,tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hànhvi gây cản trở xe ưu tiên. Điều 21. Qua phà, qua cầu phao 1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông. 2. Khi xuống phà, đangở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điềukhiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu vàngười tàn tật. 3. Các loại xe cơ giớiphải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau; khi lên bến,người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn củangười điều khiển giao thông. 4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao: a) Các xe ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; b) Xe chở thư báo; c) Xe chở thực phẩm tươi sống; d) Xe chở khách công cộng. Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước. Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau . Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây: 1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; 2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi trên trái; 3. Tại nơi đường giaonhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh vàđường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phảinhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳhướng nào tới. Điều 23. Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt 1. Tại nơiđường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báohiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu,rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đườngbộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảngcách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuôngbáo hiệu ngừng mới được đi qua. 2. Tại nơi đường bộgiao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèntín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người thamgia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báohiệu đã ngừng mới được đi qua. 3. Tại nơi đường bộgiao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu,người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấychắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua,nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữkhoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiệnđường sắt đã đi qua mới được đi. 4. Khi phương tiện thamgia giao thông đường bộ bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt đườngsắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiệnphải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tốithiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đườngsắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất,đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏiphạm vi an toàn đường sắt. 5. Những người có mặttại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn đường bộgiao cắt đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phươngtiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. Điều 24. Giao thông trên đường cao tốc 1. Người láixe trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quyđịnh tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây: a) Khi vào đường caotốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trênđường, chỉ khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sátmép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên lànđường đó trước khi vào các làn đường của đường cao tốc; b) Khi ra khỏi đườngcao tốc phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, nếucó làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khirời khỏi đường cao tốc; c) Không được cho xe chạy ở phần lề đường; d) Không được quay đầu xe, lùi xe; đ) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường. 2. Người lái xe phảicho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn. Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải quy định khoảng cách an toàn giữa các xe đang chạy trên đường. 3. Chỉ được dừng xe, đỗxe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơiquy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếukhông thể được thì phải báo hiệu để các lái xe khác biết. Điều 25. Giao thông trong hầm đường bộ . Ngườiđiều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoàiviệc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phảithực hiện các quy định sau đây: 1. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng, xe thô sơ phải có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; 2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi quy định; 3. Không được quay đầu xe, lùi xe. Điều 26. Bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ . 1.Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủcác quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểmtra của cơ quan có thẩm quyền. 2. Trong trường hợp đặcbiệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gâyhư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơquan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện cácbiện pháp bắt buộc để bảo vệ cầu đường, bảo đảm an toàn giao thông. 3. Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; quy định vềtổ chức, hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ vàviệc cấp giấy phép cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ,xe bánh xích gây hư hại mặt đường. Điều 27. Xe kéo xe và xe kéo rơ-moóc . 1. Một xe ô-tô chỉ được kéo theo một xe khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây: a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; b) Việc nối xe kéo vớixe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãmcủa xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanhnối cứng; c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu. 2. Xe kéo rơ-moóc phảicó tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ-moóc hoặc phải cóhệ thống hãm có hiệu lực cho rơ- moóc. 3. Cấm các hành vi sau đây: a) Xe kéo rơ-moóc, xe sơ mi rơ-moóc kéo theo rơ-moóc hoặc xe khác; b) Chở người trên xe được kéo; c) Xe ô-tô kéo theo xe thô sơ, xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường. Điều 28. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô-tô, xe gắn máy. 1. Ngườiđiều khiển xe mô-tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một ngườilớn và một trẻ em; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giảingười phạm tội thì được chở hai người lớn. 2. Việc đội mũ bảo hiểmđối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô-tô hai bánh, xe mô-tôba bánh, xe gắn máy do Chính phủ quy định. 3. Cấm người đang điều khiển xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây: a) Đi xe dàn hàng ngang; b) Đi xe lạng lách, đánh võng; c) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; d) Sử dụng ô, điện thoại di động; đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; e) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; g) Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường; h) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. 4. Cấm người ngồi trên xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh; b) Sử dụng ô; c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; đ) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Điều 29. Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác . 1.Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quyđịnh tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 28 củaLuật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiệncác quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này. 2. Người điều khiển xethô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thôsơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báohiệu ở phía trước và phía sau xe. 3. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Điều 30. Người đi bộ 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. 2. Nơi không có đèn tínhiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đườngngười đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn,nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịutrách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 3. Nơi có đèn tín hiệu,có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đườngthì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vịtrí đó. 4. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Điều 31. Người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông . 1. Người tàn tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. 2. Người khiếm thị khiđi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu chongười khác nhận biết đó là người khiếm thị. 3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người tàn tật, người già yếu khi đi qua đường. Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ . 1.Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đisát mép đường và phải bảo đảm vệ sinh trên đường; trong trường hợp cầncho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được cho đi quađường khi có đủ điều kiện an toàn. 2. Cấm điều khiển, dẫn dắt súc vật đi vào phần đường xe cơ giới. Điều 33. Các hoạt động khác trên đường bộ . 1. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Việc đặt biển quảngcáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đườngbộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. 3. Cấm các hành vi sau đây: a) Họp chợ trên đường bộ; b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; c) Thả rông súc vật trên đường bộ; d) Để trái phép vật liệu, phế thải; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản và các vật khác trên đường bộ; đ) Đặt các biển quảng cáo trên đất của đường bộ; e) Che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông. Điều 34. Sử dụng đường phố đô thị . 1.Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông; trườnghợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời vào mục đích khác do Chủ tịch Ủ y ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Đổ rác hoặc phế thải ra đường phố không đúng nơi quy định; b) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố; c) Tự ý tháo mở nắp cống trên đường phố; d) Các hành vi khác gây cản trở giao thông. Điều 35. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông . 1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông; b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; c) Thông báo khi có sựthay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặclâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và cácbiện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốtvà an toàn. 2. Trách nhiệm về việc tổ chức giao thông: a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; b) Ủ y ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông đường bộ và đường đô thị thuộc phạm vi quản lý. 3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông: a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông; b) Khi có tình huốngđột xuất gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảođảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đườngnhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe. Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông . 1. Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Dừng ngay xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) ở lại nơi xảy ra tainạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người láixe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đedọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công annơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an. 2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an. 3. Người lái xe kháckhi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấpcứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừngoại giao không bắt buộc phải thực hiện quy định tại khoản này. 4. Cơ quan công an khinhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng cử người tớihiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đườngbộ và Ủ y ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. 5. Ủ yban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo chocơ quan công an đến giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡngười bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn;trường hợp có người chết, sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đãhoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôncất, nếu người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thânnhân không có khả năng chôn cất thì ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổchức chôn cất. 6. Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. Chương III KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 37. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phân loại đường bộ 1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ. 2. Mạng lưới đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. 3. Đường bộ được đặt tê

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro