luật hình sự

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 1: LUẬT HÌNH SỰ

I/ Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh cuả Luật hình sự:

 1/ Đối tượng điều chỉnh:

  Đối tượng điều chỉnh cuả Luật hình sự là các QHXH phát sinh giưã NN(Đại diện cuả NN - Các CQ tiến hành tố tụng) và người phạm tộikhi người thực hiện hành vi phạm tội.

 2/ Phương pháp điều cỉnh cuả Luật HS:

  Phương pháp điều chỉnh cuả Luật HS là phương pháp quyền lực, phục tùng.

 3/ Khái niệm Luật HS:

  Luật HS là 1 ngành luật trong hệ thống PLVN, bao gồm tổng thể các QPPLHS điều chỉnh các QHXH phát sinh giưã NN và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH mà BLHS quy định đó là tội phạm.

                         BÀI 2: ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ

I/ Khái niệm ĐLHS:

 1/ Khái niệm, đặc điểm cuả ĐLHS:

ĐLHS là khái niệm chung dùng để chỉ một BLHS hoàn chỉnh hoặc một văn bản luật hình sự đơn hành.

* Đặc điểm cuả ĐLHS:

+ Về nội dung: ĐLHS phải chứa đựng hệ thống các QPPLHS quy định về tội phạm và hình phạt.

+ Về hình thức: ĐLHS phải do QH ban hành.

(những văn bản hình sự nào không thoả mãn cả 2 điều kiện nói trên thì không được coi là ĐLHS mà chỉ là văn bản dưới luật)

+ ĐLHS là nguồn duy nhất cuả Luật hình sự.

+ ĐLHS bao gồm 2 loại QPPLHS sau:

 - QP chung.

 - QP về phần các tội phạm.

2/ Cấu tạo cuả ĐLHS:

GIẢ ĐỊNH

CHẾ TÀI

Là phần quy định  loại hình phạt và  mức hình phạt  có thể áp dụng đối với người phạm tội.

Quy định giản đơn

Quy định mô tả

Quy định viện dẫn

Là phần nêu tên và mô tả một tọâi phạm nhất định

II/ Quy phạm pháp luật hình sự:

Cấu tạo cuả QPPLHS cuả phần các tội phạm

QUY ĐỊNH

Chế tài tương đối

dứt khoát

Chế tài lựa chọn

* Phần giả định: được viết rất ngắn gọn.

    Vd: Người nào... (phải có NLTNHS, đạt tuổi chiụ TNHS, có lỗi khi thực hiện hành vi được quy định trong luật)

* Phần quy định:

 - Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm mà không mô tả cụ thể các dấu hiệu đặc trưng cuả tội phạm.

 - Quy định mô tả: vừa nêu tên tội phạm vừa mô tả các dấu hiệu đặc trưng cuả tội phạm.

       Vd: K.1 Đ.133 quy định tội cướp tài sản như sau: "người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản..."

          K.1 Đ.135 quy định tội cưỡng đoạt tài sản: "người nào đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản..."

 - Quy định viện dẫn: chỉ nêu tên tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu đặc trưng của nó thì phải xem xét, tra cứu ở các điều luật khác hoặc các VBPL khác.

       Vd: K.1 Đ.285: "người nào... vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ..."

* Phần chế tài:

 - Chế tài tương đối dứt khoát:  chỉ quy định một loại hình phạt với mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu.

       Vd:  K.1 Đ.133: "phạt tù từ 3 năm -> 10 năm".

 - Chế tài lưạ chọn:  quy định nhiều loại hình phạt khác nhau (phạt tiền, phạt tù, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình...).

       Vd: K.1 Đ.93: "người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị  phạt tù từ 12 năm -> 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình".

III/ Hiệu lực cuả ĐLHS:

 1/ Hiệu lực theo không gian:

  a/ Hiệu lực cuả ĐLHS đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

  * Khái niệm lãnh thổ nước CHXHCN VN: là một tập hợp bao gồm 6 bộ phận cấu thành sau:

   + Đất liền:

   + Hải đảo:

   + Vùng biển:

     - Lãnh hải:

     - Vùng tiếp giáp lãnh hải:

   + Vùng trời:  khoảng không gian trên đất liền, hải đảo và vùng biển.

   + Lòng đất:  phần lãnh thổ bên dưới đất liền, hải đảo và vùng biển.

   + Lãnh thổ di động (*):

     - Tàu hàng hải, máy bay quân sự mang cờ VN ở bất cứ nơi nào trên TG được coi là 1 bộ phận cuả lãnh thổ VN.

     - Tàu hàng hải, máy bay dân sự mang cờ VN đang lưu thông trên hải phận quốc tế và không phận quốc tế.

  * Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ VN khi hành vi đó có một trong các giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ VN:

   - Hành vi phạm tội bắt đầu được thực hiện và kết thúc trên lãnh thổ VN.

   - Hành vi bắt đầu được thực hiện ở nước ngoài, kết thúc trên lãnh thổ VN và ngược lại.

   - Hành vi bắt đầu được thực hiện ở nước A, kết thúc ở nước B nhưng có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ VN.

  * Những người có thể bị xử lý theo luật hình sự VN khi thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ VN:

   - Người VN;

   - Người nước ngoài, trừ những người được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự (*);

   - Người không có quốc tịch.

* Chú ý: người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự  (quyền đặc miễn tư pháp) nếu phạm tội trên lãnh thổ VN thì không bị xét xử theo luật hình sự VN. TNHS cuả họ được giải quyết = con đường ngoại giao.

 Theo công ước Viên năm 1961 về QH ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về QH lãnh sự, đối tượng trên gồm:

1.     Nguyên thủ quốc gia.

2.     Thành viên cuả CP.

3.     Người đứng đầu CQ ngoại giao (đại sứ đặc mệnh toàn quyền).

4.     Thành viên cuả CQ ngoại giao.

5.     Vợ, chồng hoặc con chưa thành niên cuả những người nói trên...

 b/ Hiệu lực cuả ĐLHS đối với những hành vi phạm tội được thực hiện ngoài lãnh thổ VN:

 Cơ sở pháp lý: Đ.6

 * Nguyên tắc quốc tịch:

  - Công dân VN, người không có quốc tịch thường trú ở VN thực hiện tội phạm ở nước ngoài có thể bị truy cứu TNHS tại VN theo BLHS VN.

 * Nguyên tắc tôn trọng các cam kết và điều ước quốc tế:

  Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ VN có thể bị truy cứu TNHS tại VN theo luật HS VN nếu phạm vào những tội được quy định trong các điều ước quốc tế mà Nhà nước VN đã tham gia hoặc ký kết.

  Các tội nói trên được quy định từ  Đ.341 -> Đ.344 :

   - Tội chống loại người.

   - Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược.

   - Tội phạm chiến tranh.

   - Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê.

 2/ Hiệu lực theo thời gian:

  Cơ sở pháp lý: K.1 Đ.7

  BLHS 1999 chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tộiđđược thực hiện khi Bộ luật đó đang có hiệu lực thi hành.

  * Chú ý: Trường hợp tội phạm kéo dài.

  Trong TH này, áp dụng BLHS 1999.

 3/ Hiệu lực hồi tố:

  Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước cuả ĐLHS, hay nói cách khác, ĐLHS có thể có hiệu lực đối với các hành vi phạm tội được thực hiện trước khi nó có hiệu lực thi hành.

BLHS 1985

BLHS 1999

* ĐLHS VN không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng không có lợi cho người người phạm tội.

   Vd: điều luật quy định một tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn... không được áp dụng đối với các hành vi phạm tội được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. (K.2 Đ.7)

* ĐLHS VN chỉ có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng có lợi cho người phạm tội.

   Vd: điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định hình phạt nhẹ hơn... được áp dụng đối với các hành vi phạm tội được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. (K.3 Đ.7)

BÀI 3: TỘI PHẠM

I/ Khái niệm, đặc điểm cuả tội phạm:

 1/ Đ/n nội dung: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (có lỗi), trái PL hình sự  và phải chịu hình phạt.

 2/ Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm:

  a/ Tính nguy hiểm cho XH cuả tội phạm:

  Luật HS đòi hỏi:

  + TP phải là hành vi => những gì diễn ra bên trong suy nghĩ, tư tưởng cuả con người nếu không được biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hành vi thì không phải là tội phạm.

  + TP phải là hành vi nguy hiểm cho XH:

   Tính nguy hiểm cho XH cuả tội phạm được thể hiện ở chỗ là nó gây thiệt hại hoặc đe dọa sẽ gây thiệt hại đáng kể cho các QHXH được Luật hình sự bảo vệ.

   Đây là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt TP với các hành vi VPPL khác.  

  b/ Tính có lỗi:

  Lỗi là thái độ tâm lý cuả con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH và hậu quả do hành vi đó gây ra, được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý phủ định một cách chủ quan những giá trị được PL hình sự bảo vệ.

 *  Tại sao Lỗi lại là một thuộc tính cuả Tội phạm?

  Mục đích cuả việc áp dụng hình phạt không phải để trả thù, trừng phạt người phạm tội mà chủ yếu là nhằm mục đích cải tạo, giáo dục cho họ trở thành công dân có ích cho XH.

  Hình phạt muốn trở thành 1 công cụ hữu hiệu để cải hoá con người và duy trì trật tự, kỷ cương trong XH chỉ khi người phạm tội nhận thấy mình có tội và chấp nhận hình phạt một cách tự giác.

  c/ Tính trái PL hình sự: là tính được quy định trong luật.

  Theo Đ.8 BLHS, một hành vi nguy hiểm cho XH chỉ được coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong BLHS.

  Theo Đ.2 BLHS thì chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS mới phải chịu TNHS.

  d/ Tính phải chịu hình phạt:

II/ Phân loại tội phạm:

 1/ Phân loại TP

  Là chia tất cả các TP được quy định BLHS thành các nhóm khác nhau dựa trên những căn cứ xác định và nhằm thực hiện những mục đích nhất định.

  Phân loại tội phạm giúp ta nhận thức đầy đủ, chính xác hơn về tội phạm nhằm đấu tranh, phòng chống tội phạm, làm cho XH văn minh, trong sạch hơn.

 2/ Căn cứ để phân loại tội phạm:

  Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của tội phạm và được cụ thể hoá = những thước đo pháp lý tương ứng, đó là khung hình phạt, mức cao nhất cuả khung hình phạt.

 * Chú ý: mức cao nhất cuả khung hình phạt không phải là căn cứ để phân loại tội phạm mà nó chỉ là dấu hiệu để nhận biết một tội phạm cụ thể thuộc nhóm nào (nhóm tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng...)

  Giải thích: Tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH cuả tội phạm là những khái niệm trừu tượng, chỉ những chuyên gia lập pháp và những nhà chuyên môn mới có thể đánh giá được một cách chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cuả từng loại hành vi.

  Chính vì vậy, nhà làm luật phải dùng một đại lượng cụ thể hơn (mức cao nhất cuả khung hình phạt) làm căn cứ pháp lý chung để phân biệt giưã các nhóm tội phạm.

  Tóm lại, mức cao nhất cuả khung hình phạt không phải là căn cứ để phân loại tội phạm, nó chỉ là hệ quả trực tiếp cuả việc phân loại tội phạm. Mức cao nhất cuả khung hình phạt chỉ là căn cứ để nhận diện 1 tội phạm cụ thể thuộc nhóm tội phạm nào.

 3/ Nội dung phân loại:

  K.2 K.3 Đ.8 BLHS 1999

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH cuả tội phạm, tội phạm được phân thành các nhóm sau đây:

 - Tội phạm ít nghiêm trọng.

 - Tội phạm nghiêm trọng.

 - Tội phạm rất nghiêm trọng.

 - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nhóm tội phạm

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH

Mức cao nhất cuả khung hình phạt đối với tội ấy

Tội phạm ít nghiêm trọng

Gây nguy hại không lớn cho XH

3 năm tù

Tội phạm nghiêm trọng

Gây nguy hại lớn cho XH

7 năm tù

Tội phạm rất nghiêm trọng

Gây nguy hại rất lớn cho XH

15 năm tù

Tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng

Gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH

Trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình

* Ý nghiã cuả việc phân loại tội phạm:

 - Phân loại TP là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để hoạch định chính sách hình sự trong công cuộc đấu tranh, phòng chống TP.

 - Là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống phần các TP, đặc biệt là thiết kế các khung hình phạt.

 - Là cơ sở pháp lý cho việc xác định TP.

 - Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng đúng đắn các quy định cuả Luật HS và Luật tố tụng hình sự.

     Vd: Đ.17 BLHS 1999 người chuẩn bị phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng .

            Đ.29 BLHS: Hình phạt cảnh cáo chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.

            Đ.12 BLHS: Người từ đủ 14 tuổi -> chưa đủ 16 tuổi chỉ có thể bị truy cứu TNHS nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

BÀI 4: CẤU THÀNH TỘI PHẠM

I/ Cấu thành tội phạm (CTTP): (*)

 1/ Các định nghiã về CTTP:

 + CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP:

   - Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho XH thuộc yếu tố mặt khách quan.

   - Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan.

   - Dấu hiệu năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS thuộc yếu tố chủ thể.

  Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu còn lại không phải là các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi CTTP.

* CTTP = từng điều luật trong Phần các TP + các qđ trong Phần chung (qđ về năng lực TNHS, các loại lỗi...)

 3/ Phân loại CTTP:

  a/ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho XH cuả TP:

  + CTTP cơ bản:

   Là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt loại tội này với loại tội khác.

     Vd: CTTP được quy định tại K.1 Đ.133 BLHS.

  + CTTP tăng nặng: là cấu thành mang tính chất bổ sung cho CTTP cơ bản.

Dấu hiệu định khung tăng nặng: phản ánh mức độ nguy hiểm cho XH cuả TP tăng lên, có giá trị làm tăng nặng TNHS.

     Vd: CTTP được quy định tại K.2 Đ.133 BLHS.

  + CTTP giảm nhẹ:     

Dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ: phản ánh mức độ nguy hiểm cho XH cuả TP giảm xuống, có giá trị làm giảm nhẹ TNHS

      Vd: CTTP được quy định tại K.2 Đ.78; K.2 Đ.86...

  b/ Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc MKQ cuả TP:

  Căn cứ vào sự hiện diện cuả các dấu hiệu trong CTTP, CTTP được phân thành 2 loại:

  + CTTP vật chất:

    Là CTTP có các dấu hiệu cuả MKQ là hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả giưã hành vi và hậu quả.

     Vd: Tội trộm cắp tài sản (Đ.138) có CTVC.

            Tội đua xe trái phép (Đ.207) có CTVC...

  + CTTP hình thức:

    Là CTTP chỉ có một dấu hiệu cuả mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho XH.

     Vd: tội cướp tài sản (Đ.133) có CTHT...

   - CT cắt xén: hành vi được mô tả trong CT cắt xén chỉ bộ phận cuả hành vi được thực hiện trên thực tế

BÀI 5: KHÁCH THỂ CUẢ TỘI PHẠM

I/ Khái niệm:

  Khách thể cuả tội phạm là những QHXH được Luật hình sự bảo vệbị tội phạm xâm hại.

    Vd: - Khách thể cuả tọâi trộm cắp tài sản là QH sở hữu.

           - Khách thể cuả tội giết ngươì là tính mạng cuả con người.

II/ Đối tượng tác động cuả tội phạm:

 1/ Khái niệm:

  Đối tượng tác động cuả tội phạm là bộ phận cuả khách thể cuả tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho khách thể.

  Các bộ phận cuả QHXH (khách thể) có thể bị tội phạm tác động:

    - Chủ thể cuả QHXH.

    - Nội dung cuả QHXH: xử sự cuả chủ thể.

    - Khách thể cuả QHXH: là các lợi ích, đối tượng mà chủ thể QHXH hướng tới.

  Tội phạm xâm hại -> các QHXH = tác động vào các bộ phận cuả QHXH, làm biến đổi tình trạng bình thường cuả các bộ phận này, qua đó gây thiệt hại cho các QHXH được Luật hình sự bảo vệ.

 2/ Các loại đối tượng tác động cuả tội phạm:

  a/ Con người: là chủ thể cuả QHXH.

   Nếu TP tác động vào chủ thể cuả QHXH thì đối tượng tác động cuả TP là con người.

   Các tội phạm được quy định trong Chương XII, XIII, XV BLHS đều có đối tượng tác động là con người.

    Vd: Các hành vi phạm tội cuả nhóm tội này có thể là hành vi tước đoạt tính mạng, gây tổn hại đến sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cuả con người...

  b/ Đối tượng vật chất: tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).

  Các tội phạm được quy định trong Chương XIV, XVI, XVIII... đều có đối tượng tác động là tài sản.

   Vd: Các hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép, huỷ hoại tài sản...

  c/ Hoạt động bình thường cuả chủ thể:

  Sự làm biến đổi tình trạng bình thường cuả đối tượng tác động là:

  -  Sự cản trở hoạt động bình thường cuả chủ thể.

     Vd: Hành vi xâm phạm quyền bầu cử cuả công dân (Đ.126) là hành vi nhằm cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử cuả công dân.

           Hành vi xâm phạm quyền bình đẳng cuả phụ nữ (Đ.130) là hành vi nhằm cản trở phụ nữ tham gia hoạt động CT, VH, XH...

  -  Làm biến dạng xử sự cuả người khác.

    Vd:  Hành vi đưa hối lộ (Đ.289) là hành vi nhằm là biến dạng xử sự cuả người có chức vụ, quyền hạn.

            Hành vi xuí giục người khác tự sát (Đ.101).

            Hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm pháp (Đ.252) ...

  -  Tự làm biến dạng xử sự của chính mình.

    Vd: Hành vi trốn tránh nghiã vụ quân sự (Đ.259) là hành vi tự làm biến dạng xử sự cuả chính mình.

 3/ Ý nghiã:

BÀI 6: MẶT KHÁCH QUAN CUẢ TỘI PHẠM

I/ Khái niệm:                                 

 1/ Mặt khách quan cuả tội phạm:

  Mặt khách quan cuả tội phạm là những biểu hiện bên ngoài cuả tội phạm, bao gồm những dấu hiệu đặc trưng cho phép xác định bản chất nguy hiểm cuả một tội phạm và phân biệt tội phạm này với những tội phạm khác.

  Trong CTTP, không phải tất cả các biểu hiện cuả mặt khách quan đều được phản ánh. Chỉ có hành vi nguy hiểm cho XH mới là dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP cơ bản.

 2/ Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan:

  + Hành vi nguy hiểm cho XH.

  + Hậu quả nguy hiểm cho XH.

  + Mối QHNQ giưã hành vi VPPL và hậu quả.

  + Các biểu hiện khách quan: thời gian, điạ điểm, công cụ, phương tiện phạm tội...

 3/ Ý nghiã cuả mặt khách quan:

  - Có ý nghiã trong việc định tội (xác định tên tội).

  - Có ý nghiã trong việc định khung hình phạt.

  - Có ý nghiã đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cuả tội phạm, qua đó áp dụng hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.

  - Có ý nghiã trong việc xác định mặt chủ quan cuả tội phạm, trước hết là xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi cuả người phạm tội.

 II/ Hành vi khách quan cuả tội phạm:

 1/ Khái niệm:

  Hành vi khách quan là:

  - Những biểu hiện cụ thể cuả con người ra TGKQ;

  - Được thể hiện dưới các hình thức nhất định (hành động, không hành động);

  - Gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH được Luật hình sự bảo vệ.

 2/ Đặc điểm:

  a/ HVKQ phải có tính nguy hiểm cho XH:

  Tính nguy hiểm cho XH cuả hành vi thể hiện ở chỗ, hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các QHXH được Luật hình sự bảo vệ.

  b/ HVKQ là hành vi trái PLHS:

  Hành vi đã thực hiện chỉ được coi là HVKQ cuả tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong BLHS.

  c/ HVKQ là hoạt động có ý thức và ý chí:

  Hành vi là những biểu hiện cuả con người ra ngoài TGKQ, được ý thức kiểm soátý chí điều khiển (khi thực hiện xử sự, con người nhận thức được và điều khiển được xử sự đó).

  Như vậy, những biểu hiện cuả con người ra TGKQ nhưng chủ thể không thể nhận thứcđiều khiển được (không được ý thức kiểm soát) hoặc tuy nhận thức đượcnhưng không điều khiển được (được ý thức kiểm soát nhưng không được ý chí điều khiển) thì không được coi là hành vi theo nghiã PLHS.  

MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CỦA Ý THỨC VÀ Ý CHÍ

Mức độ TNHS

1. Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát hoàn toàn của ý thức và ý chí

TNHS trọn vẹn

 2. Hành vi được thực hiện tuy trong sự kiểm soát của ý thức và ý chí nhưng ở mức độ hạn chế vì nguyên nhân khách quan   

TNHS hạn chế

 3. Biểu hiện của con người ra TGKQ nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức và ý chí 

TNHS được loại trừ

 * Những biểu hiện cuả con người ra TGKQ không được coi là hành vi trong nghiã PLHS:

   + Biểu hiện cuả con người  không có sự chủ định: mộng du, phản xạ không điều kiện, phản ứng trong tình trạng choáng...

   + Biểu hiện cuả người  bị bệnh tâm thần hoặc bị mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

   + Biểu hiện cuả con người trong  tình trạng bất khả kháng.

   + Biểu hiện cuả con người trong  tình trạng bị cưỡng bức.

   Các TH cưỡng bức:

   -  Cưỡng bức thân thể:  là t/h dùng bạo lực tác động lên thân thể của người khác (giam, trói...), khiến người này không thể hành động theo ý muốn của họ. T/h này TNHS được loại trừ.

    -  Cưỡng bức tinh thần:  là t/h dùng lời nói hoặc bằng cách nào khác đe doạ, uy hiếp tinh thần, tác động đến ý chí người khác, nhằm buộc họ phải làm hoặc không được làm 1 việc gì đó. TNHS tuỳ thuộc từng t/h.

 3/ Các hình thức thể hiện cuả HVKQ:

 3/ Các dạng cấu trúc đặc biệt cuả HVKQ:

  a/ Tội ghép:

  Là tội phạm mà:

   - HVKQ được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau về tính chất;

   - Xảy ra đồng thời;

   - Xâm hại các khách thể khác nhau.

      Vd: tội hiếp dâm(Đ.111)

           HVKQ cuả tội hiếp dâm được cấu thành bởi 2 hành vi: hành vi dùng vũ lực và hành vi giao cấu. Hành vi dùng vũ lực xâm hại tính mạng, sức khoẻ cuả con người; hành vi giao cấu xâm hại danh dự, nhân phẩm.

  b/ Tội kéo dài:

  Là tội phạm mà HVKQ có khả năng diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian dài.

     Vd: HVKQ cuả tội tàng trữ ma tuý, hàng cấm, vũ khí quân dụng...

  c/ Tội liên tục:

  Là tội phạm mà:

  - HVKQ bao gồm nhiều hành vi cùng loại;

  - Xảy ra kế tiếp nhau hoặc có sự gián đoạn không lớn về mặt thời gian;

  - Cùng xâm hại một khách thể.

  * Chú ý:

  Nếu xét riêng lẻ từng hành vi cuả tội liên tục, có những hành vi thoả mãn các dấu hiệu cuả CTTP nhưng cũng có những hành vi không không thoả mãn các dấu hiệu cuả CTTP. Đây là cơ sở để phân biệt phạm tội nhiều lần với tội liên tục.

  d/ Phạm tội nhiều lần: là trường hợp 1 người thực hiện 2 lần trở lên đối với cùng một tội phạm, nhưng chưa bị xét xử lần nào.

  e/ Phạm nhiều tội: Là trường hợp 1 người thực hiện ít nhất 2 tội danh khác nhau, có thể cùng lúc, có thể cách nhau một khoảng thời gian nhất định (nhưng chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội đầu tiên), chưa bị xét xử lần nào, nay được xét xử cùng 1 lần về các tội đó.

III/ Hậu quả nguy hiểm cho XH:

 1/ Khái niệm:

  Hậu quả là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho khách thể cuả tội phạm.

  Thiệt hại gây ra cho khách được thể thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường cuả các đối tượng tác động cuả tội phạm.

 2/ Các loại hậu quả:

IV/ Vấn đề QHNQ trong LHS:

 1/ Khái niệm:

  Mối QHNQ là mối liên hệ giưã một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho XH (đóng vai trò là nguyên nhân) với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho XH (đóng vai trò là kết quả).

  - Nguyên nhân: HVKQ.

  - Kết quả: hậu quả nguy hiểm cho XH.

 2/ Căn cứ xác định mối QHNQ:

  a/ Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.

  b/ Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho XH:

  - Khả năng này có thể là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường cuả đối tượng tác động.

       Vd: khả năng gây chết người cuả hành động đâm vào ngực nạn nhân.

  - Khả năng để sự biến đổi tình trạng bình thường cuả đối tượng tác động tiếp tục diễn ra.

       Vd: khả năng gây chết người cuả việc không cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

  c/ Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế là phát sinh hậu quả cuả hành vi trái PL

   Hậu quả xảy ra phản ánh xu thế tất yếu cuả hành vi.

 3/ Các dạng QHNQ phổ biến:

BÀI 7: CHỦ THỂ CUẢ TỘI PHẠM

I/ Khái niệm:

  Chủ thể cuả tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định, thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

II/ Các dấu hiệu cuả chủ thể tội phạm:

  Để trở thành chủ thể cuả tội phạm, người thực hiện hành vi trái PLHS phải thoả mãn cả 2 điều kiện sau đây:

 1/ Người đó đạt độ tuổi chịu TNHS:

 * Cách tính tuổi chịu TNHS:

  - Trong trường hợp không xác định được ngày sinh mà chỉ xác định được tháng và năm sinh thì ngày sinh là ngày cuối cùng cuả tháng.

  - Nếu chỉ xác định được năm sinh thì ngày sinh là ngày cuối cùng cuả năm.

 2/ Người đó có năng lực TNHS:

  a/ Năng lực TNHS:

  Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho XH cuả hành vi và có khả năng điều khiển được hành vi đó (*).

  ( *: khả năng kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH và khả năng lựa chọn xử sự phù hợp với đòi hỏi cuả XH).

  Người có năng lực TNHS: đạt độ tuổi chịu TNHS + không rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS.

  b/ Tình trạng không có năng lực TNHS:

   Đ.13 BLHS: "Người ở trong tình trạng không có năng lực TNHS là người: đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi cuả mình".

  Có 2 dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực TNHS.

  * Dấu hiệu bệnh lý: người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.

  * Dấu hiệu tâm lý: tình trạng rối loạn tinh thần phải trầm trọng đến mức rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau:

   - Mất khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho XH cuả hành vi (ko có khả năng đánh giá hành vi đã thực hiện có đúng hay sai, là nguy hiểm hay ko nguy hiểm, có nên làm hay ko nên làm...)

   - Hoặc mất khả năng điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế ko thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH và lưạ chọn cách thức xử sự khác phù hợp hơn - ko nguy hiểm cho XH).

 Chú ý: nếu thiếu một trong hai dấu hiệu nói trên thì không được coi là trong tình trạng không có năng lực TNHS.

 + Người bị bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức độ làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi cuả mình thì không được coi là người ở trong tình trạng không có năng lực TNHS --> vẫn phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm do mình gây ra.

 + Người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi cuả mình nhưng không phải do bệnh tật gây nên thì vẫn phải chịu TNHS.

  c/ Năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích:

   Đ.14 BLHS: "Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS".

  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích vẫn được coi là có NLTNHS.

 * Tại sao: Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác (ma tuý) vẫn phải chịu TNHS ?

BÀI 8: MẶT CHỦ QUAN CUẢ TỘI PHẠM

I/ Khái niệm:

  Mặt chủ quan là những biểu hiện bên trong cuả tội phạm. Bao gồm các dấu hiệu: Lỗi, động cơ, mục đích.

II/ Lỗi:

 1/ Khái niệm:

  Lỗi là thái độ tâm lý cuả người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho XH cuả mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

 2/ Các loại lỗi:

 3/ Sự kiện bất ngờ:

 4/ TH lỗi hỗn hợp:

III/ Động cơ:

  Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

IV/ Mục đích:

  Là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

 Các loại lỗi

  * Lỗi cố ý trực tiếp: là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH, chủ thể nhận thức rõ hành vi cuả mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

   Dấu hiệu pháp lý cuả lỗi cố ý trực tiếp:

   Vd: hành vi dùng súng kê sát đầu cuả nạn nhân và bắn làm nạn nhân chết.

 * Lỗi cố ý gián tiếp: là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH, chủ thể nhận thức rõ hành vi cuả mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho cho hậu quả đó xảy ra.

   Dấu hiệu pháp lý cuả lỗi cố ý gián tiếp:

   * Lỗi vô ý vì quá tự tin: là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH, chủ thể tuy thấy hành vi cuả mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

   Dấu hiệu pháp lý cuả lỗi vô ý vì quá tự tin:

  * Lỗi vô ý do cẩu thả:

 3/ Sự kiện bất ngờ:

    Đ.11 quy định:

  "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước  hoặc  không buộc phải thấy trước hậu quả cuả hành vi đó, thì không phải chịu TNHS".

    Vd: một người điều khiển xe ô tô với tốc độ cho phép. Bất thình lình, có một em bé lao từ viả hè ra ngay trước đầu xe. Do không kịp thắng lại nên xe đâm vào em bé và hậu quả là em bé bị thương nặng. Trong trường hợp này, người lái xe không phải chịu TNHS vì không buộc phải thấy trước hậu quả và người đó cũng không thể thấy trước hậu quả.

* So sánh với lỗi vô ý do cẩu thả.

+ Giống nhau: người thực hiện hành vi đều không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH mà hành vi cuả mình gây ra.

+ Khác nhau:

 4/ Trường hợp hỗn hợp lỗi:

  Là trường hợp trong CTTP (CTTP tăng nặng) có 2 loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau.

  Nghiã là người phạm tội:

  + Cố ý đối với hành vi và dự kiến một hậu quả tương ứng do hành vi đó gây ra.

  + Vô ý đối với hậu quả vì hậu quả xảy ra trên thực tế vượt quá dự kiến cuả người phạm tội.

     Vd: hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

V/ Sai lầm và ảnh hưởng cuả sai lầm đối với TNHS:

BÀI 9: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

I/ Khái niệm:

 Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm:

 - Chuẩn bị phạm tội,

 - Phạm tội chưa đạt,

 - Tội phạm hoàn thành.

Các bư­ớc thực hiện TP

Các giai đoạn thực hiện TP

Vấn đề TNHS

Hình thành ý định phạm tội

Không truy cứu TNHS

Biểu lộ ý định phạm tội

Không truy cứu TNHS (*)

Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội ch­ưa đạt

Tội phạm hoàn thành

 Hình thành ý định phạm tộibiểu lộ ý định phạm tội không phải là các giai đoạn thực hiện tội phạm nên không đặt vấn đề truy cứu TNHS.

 (*) Tuy nhiên, nếu việc biểu lộ ý định phạm tội có tính nguy hiểm cao cho XH thì LHS sẽ quy định là tội phạm đối với trường hợp đó = 1 tội danh độc lập.

     Vd: tội đe doạ giết người (Đ.103 BLHS)

II/ Chuẩn bị phạm tội:

 1/ Khái niệm:

  Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tìm kiếm, sưả soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác (đk vật chất, đk tinh thần) để thực hiện tội phạm.

 2/ Phân tích:

  * Thời điểm xác định giai đoạn chuẩn bị phạm tội:

  Ý nghiã: phân biệt ranh giới giưã chuẩn bị phạm tội và giai đoạn biểu lộ ý định phạm tội và phạm tội chưa đạt.    

  * Biểu hiện KQ:

  Hành vi chuẩân bị phạm tội có thể thể hiện ở 1 số dạng như:

1.     Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội.

2.     Sưả soạn công cụ phạm tội.

3.     Tạo các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm:

     - Chuẩn bị kế hoạch phạm tội.

     - Thăm dò địa điểm phạm tội.

     - Nghiên cứu về người bị hại.

     - Loại trừ những trở ngại khách quan...

  * Biểu hiện chủ quan: hành vi chuẩn bị là hành vi cố ý.

 3/ Vấn đề TNHS đối với chuẩn bị phạm tội:

  + Tính nguy hiểm cuả giai đoạn chuẩn bị phạm tội: có mức độ nguy hiểm cho XH thấp. Hành vi chuẩn bị phạm tội chưa thể xâm hại đến khách thể cuả tội phạm nhất định, chưa thể gây hậu quả nguy hiểm cho XH. Tuy nhiên, với tính chất là hành vi tạo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nên hành vi chuẩn bị phạm tội có ý nghiã rất quan trọng. Việc thực hiện tội phạm có được trọn vẹn, trót lọt hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị. Do đó, mặc dù hành vi phạm tội chưa được thực hiện, nhưng đến giai đoạn này, đã có đủ các căn cứ chắc chắn rằng hành vi phạm tội sẽ được thực hiện => người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu TNHS.

  + Phạm vi TNHS:

   Theo Đ.17 BLHS: người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

   Chú ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội cấu thành 1 tội độc lập thì người có hành vi phải chịu TNHS về tội độc lập đó.

   Vd: Vì có ý định giết B nên A đã tìm mua một khẩu súng. Khi đã mua được súng, A đã giấu súng trong nhà, chờ thời cơ thuận lợi để giết B. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện hành vi giết người thì A đã bị bắt giữ.

     Trong trường hợp này, hành vi tìm kiếm và tàng trữ vũ khí là hành vi chuẩn bị phạm tội cuả tội giết người. Đồng thời, hành vi này cấu thành một tội độc lập khác đó là tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

     => A vưà phải chịu TNHS về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vưà phải chiụ TNHS về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

  + Mức độ TNHS:      K.2 Đ.52

Điều luật quy định

Chuẩn bị phạm tội

Chung thân, tử hình

Mức hình phạt cao nhất được áp dụng < 20 năm

Tù có thời hạn

Trong giới hạn:

1/2 mức tối thiểu  ---->  1/2 mức tối đa cuả KHP

II/ Phạm tội chưa đạt:

 1/ Khái niệm: là cố ý thực hiện TP nhưng không thực hiện được đến cùngnhững nguyên nhân ngoài ý muốn cuả người phạm tội.

 2/ Biểu hiện KQ:

* Dấu hiệu 1: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện TP.

  * Dấu hiệu 2: Người phạm tội chưa thực hiện được tội phạm đến cùng. Nghiã là hành vi cuả họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan cuả CTTP (HVKQ, hậu quả...).

   Các trường hợp cụ thể:

  + TH 1: Chủ thể chỉ mới thực hiện hành vi đi liền trước HVKQ mà chưa kịp thực hiện HVKQ (vì bị phát hiện, bắt giữ...).

      Vd: A vưà mới cạy cưả nhà ông B, nhưng chưa kịp thực hiện hành vi trộm cắp thì đã bị ông B phát hiện và bắt giữ.

  + TH 2: Chủ thể đã thực hiện được HVKQ nhưng chưa gây ra hậu quả cuả tội phạm.

      Vd: A dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B nhưng B không vẫn chết do được cấp cứu kịp thời. Hậu quả chết người chưa xảyra nhưng A vẫn bị truy cứu TNHS về tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

  + TH 3: Chủ thể đã thực hiện được HVKQ nhưng chưa thực hiện trọn vẹn hành vi đó.

      Vd: A chỉ mới vật ngã được nạn nhân (hành vi dùng vũ lực) nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì đã bị bắt --> A bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

  * Dấu hiệu 3: Người phạm tội chưa thực hiện được TP đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn:

   - Nạn nhân chống trả hoặc tránh được.

   - Người khác đã ngăn chặn được.

   - Các trở ngại khác (sai lầm về công cụ, phương tiện...).

 3/ Phân loại các TH phạm tội chưa đạt:

  b) Căn cứ vào tính chất đặc biệt cuả nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt:

  * Chưa đạt vô hiệu: Là TH phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân cuả việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, đối tượng tác động của tội phạm.

   + TH 1: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhưng thực tế không có thiệt hại vì:

    - Không có đối tượng tác động.

        Vd: A cướp ví cuả B để lấy tiền nhưng không lấy được vì trong ví không có tiền.

    - Đối tượng tác động không có tính chất mà chủ thể tưởng là có.

        Vd: A đưa hối lộ cho người mà A tưởng là có chức, có quyền nhưng thực tế ngươì đó là người đó không có chức, có quyền.

   + TH 2: là TH phạm tội chưa đạt do sử dụng nhầm công cụ, phương tiện.

       Vd: A dùng thuốc độc để đầu độc cho B chết, nhưng B không chết vì A đã dùng phải thuốc độc giả.

(Sai lầm về công cụ, phương tiện)

  * Các TH chưa đạt khác.

 4/ Vấn đề TNHS đối với phạm tội chưa đạt:

 a/ Phạm vi TNHS:

   Đ. 18: "Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt".

 b/ Mức độ TNHS:

Điều luật quy định

Phạm tội chưa đạt

Chung thân, tử hình

Có thể áp dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng

Tù có thời hạn

Trong giới hạn:

3/4 mức tối thiểu  ---->  3/4 mức tối đa cuả KHP

III/ Tội phạm hoàn thành:

 1/ Khái niệm:

 Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc MKQ được mô tả trong CTTP.

 Thời điểm hoàn thành tội phạm:

  + Đối với tội phạm có CTVC: là thời điểm người phạm tội đã thực hiện xong HVKQgây ra hậu quả như luật định.

     Vd: tội giết người là tội có CTVC nên tội này hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người và hậu quả chết người đã xảy ra.

  + Đối với tội phạm có CTHT: là thời điểm người phạm tội đã thực hiện xong HVKQ được quy định trong luật.

    Vd: thời điểm hoàn thành cuả tội hiếp dâm là thời điểm mà người phạm tội đã thực hiện xong hành vi giao cấu trái với ý muốn cuả nạn nhân.

 * Phân biệt thời điểm hoàn thành cuả tội phạm với thời điểm kết thúc cuả tội phạm:

Thời điểm hoàn thành cuả tội phạm

Thời điểm kết thúc cuả tội phạm

Hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP

Hành vi phạm tội chấm dứt hoàn toàn trên thực tế

IV/ Tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội:

 1/ Khái niệm:

  Tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

 2/ Các điều kiện cuả việc tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội:

  Chỉ được coi là tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn cả 3 điều kiện sau:

  a/ Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn.

  b/ Việc chấm dứt phải tự nguyện:

 Việc chủ thể chấm dứt việc thực hiện tội phạm là do động cơ bên trong (do hối hận, sợ bị phát hiện, sợ bị trừng trị... ) chi phối, không phải do trở ngại KQ bên ngoài chi phối.  

    Vd: A đã chuẩn bị dao để giết B. Trên đường đến nhà B, A suy nghĩ lại và thấy B là ngươì đối tốt với mình nên quyết định không giết B nưã.

   Như vậy, nếu vì nguyên nhân KQ mà ngươì phạm tội không thực hiện TP  đến cùng thì không được coi là tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội.

  c/ Việc chấm dứt phải dứt khoát:

Việc chấm dứt việc phạm tội phải thể hiện sự từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

 3/ Vấn đề TNHS:

  Người tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm.

  * Chú ý: nếu hành vi đã được thực hiện trên thực tế thoả mãn các dấu hiệu cuả một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này.

    Vd: A mua lựu đạn để giết người, nhưng vì suy nghĩ lại nên A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

      => A được miễn truy cứu TNHS về tội định phạm là tội giết người nhưng vẫn bị truy cứu TNHS về tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

BÀI 11: ĐỒNG PHẠM

 I/ Khái niệm:

  Đồng phạm là TH có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.

  Đồng phạm phải thoả mãn các dấu hiệu sau:

1/ Dấu hiệu khách quan:

 a/ Số lượng người phạm tội: từ 2 người trở lên, đủ điều kiện là chủ thể cuả tội phạm:

1.     Có năng lực TNHS.

2.     Đạt độ tuổi chịu TNHS.

  Các TH không phải là đồng phạm:

   - Một trong những người có liên quan không có năng lực TNHS.

   - Một trong những người liên quan chưa đạt độ tuổi chịu TNHS.

 b/ Hoạt động chung:  Những người đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm.

  Cùng thực hiện tội phạm có nghiã là người đồng phạm phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm với 1 trong 4 hành vi sau đây.

   - Hành vi trực tiếp thực hiện TP (t.h hành vi được mô tả trong CTTP).

   - Hành vi tổ chức thực hiện TP.

   - Hành vi xúi giục.

   - Hành vi giúp sức.

  Các hành vi được thực hiện trong mối liên hệ thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung.

  Tất cả những người đồng phạm có thể cùng trực tiếp thực hiện tội phạm.

  Chỉ có 1 hoặc một số người trực tiếp thực hiện TP còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện TP.

 c/ Hậu quả chung:

  Hậu quả chung của đồng phạm là kết quả do hoạt động chung mang lại.

 d/ Mối QHNQ giưã hoạt động chung và hậu quả chung:

  - Hành vi cuả người thực hành (người trực tiếp thực hiện TP) là nguyên nhân trực tiếp --> hậu quả nguy hiểm cho XH.

  - Hành vi cuả những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) thông qua hành vi cuả người thực hành --> hậu quả nguy hiểm cho XH.

2/ Dấu hiệu chủ quan:

 a/ Dấu hiệu lỗi: tất cả những người đồng phạm phải có lỗi cố ý.  Là dấu hiệu bắt buộccuả đồng phạm.

  * Về lí trí:

   + Đối với hành vi: 

   + Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH do hành vi cuả mình cũng như hậu quả chung do hoạt động chung cuả tất cả những người gây ra.

  * Về ý chí: những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra (cố ý gián tiếp).

 b/ Động cơ, mục đích:   không phải là dấu hiệu bắt buộc.

   Dấu hiệu cùng mục đích chỉ là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp đồng phạm về các Tội xâm phạm an ninh quốc gia.

 II/ Các loại người đồng phạm:

1/ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

  Hai trường hợp được coi là trực tiếp thực hiện tội phạm:

  * TH 1: tự mình thực hiện HVKQ được mô tả trong CTTP (hành vi tước đoạt tính mạng cuả người khác, huỷ hoại tài sản...).

     Có thể có nhiều người cùng thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trong trường hợp này, ko đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong CTTP mà có thể mỗi người chỉ thực hiện 1 phần hành vi đó. Tổng hợp các hành vi cuả họ là hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.

     Vd:trong vụ hiếp dâm, A giữ tay, B giữ chân, C bịt mồm nạn nhân để D thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân

              => A, B, C, D (nam giới) đều là người thực hành.

    Chú ý: đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì những người thực hành chỉ có thể là những người có dấu hiệu cuả chủ thể đặc biệt.

     Vd: trong vụ hiếp dâm, nếu A là nữ giới thì A ko phải là người thực hành mà chỉ là người gíup sức.

  * TH 2: không tự mình thực hiện HVKQ, thực hiện TP thông qua việc tác động (xúi giục) đến người khác để người này thực hiện HVKQ, khi người thực hiện hành vi thuộc 1 trong các TH sau:

ô Không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt tuổi chịu TNHS.

ô Không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý.

ô Được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần.

(Những người thực hiện HVKQ không phải chịu TNHS cùng với người đã tác động)

  Người tác động dù không trực tiếp thực hiện HVKQ cũng được coi là người thực hành.

     Vd: A và C xúi B (13 tuổi) đốt nhà hàng xóm => A và C là người thực hành.

    Chú ý: nếu người thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP ko rơi vào 1 trong các TH nói trên thì họ là người thực hành, còn người tác động là người xúi giục.

  Vai trò: giữ vai trò trung tâm trong vụ án đồng phạm.

2/ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 * Người chủ mưu: là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động cuả nhóm đồng phạm.

  Vd: A có ý định giết C nên đã thuê B giết C => A là kẻ chủ mưu (người tổ chức) còn B là người thực hành

 * Người cầm đầu:  (xem gíao trình)

 * Người chỉ huy: là người trực tiếp điều khiển hoạt động cuả nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.

  Vai trò: nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm.

3/ Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện TP.

   Bản chất cuả hành vi xúi giục: là tác động -> tư tưởng, ý chí cuả người khác, khiến người này nảy sinh ý định phạm tội.

  * Đặc điểm cuả hành vi xúi giục:

  + Hành vi xúi giục phải trực tiếp: nghiã là nhằm vào một số người nhất định thúc đẩy họ thực hiện TP.

  + Hành vi xúi giục phải cụ thể: nhằm thúc đẩy, dụ dỗ người khác thực hiện 1 TP nhất định.

    Vd: hành vi xúi giục người khác giết người, hiếp dâm, trộm cắp...

  + Về mặt chủ quan: người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội.

 Vai trò: mức độ nghiêm trọng cuả hành vi xúi giục phụ thuộc vào:

  - Bản chất cuả người xúi giục và người bị xuí giục.

  - Mốái QH cuả họ.

  - Thủ đoạn tác động: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng... để thúc đẩy họ phạm tội...

4/ Người giúp sức: là người tạo những điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm.

  * Tạo điều kiện về vật chất: cung cấp công cụ, phương tiện (cho mượn...); khắc phục trở ngại... tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện TP.

  * Tạo điều kiện về tinh thần: cung cấp những gì không mang tính vật chất nhưng cũng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện TP (động viên, hướng dẫn cách thức thực hiện TP, góp ý kiến, cung cấp thông tin...).

  * Dạng đặc biệt: hành vi hưá hẹn trước sẽ che dấu người phạm tội, vật chứng, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có cũng được xem là hành vi giúp sức.

     Lời hưá hẹn trước có thể xảy ra trước khi người thực hành thực hiện tội phạm hoặc trong quá trình thực hiện tội phạm (trước khi TP hoàn thành).

     Nếu lời hưá hẹn đó xảy ra sau khi TP hoàn thành thì đó ko phải là hành vi giúp sức mà nó cấu thành 1 tội độc lập. Vd: tội che dấu TP, tội ko tố giác TP.

   Vai trò: ít nguy hiểm nhất.

 Vd: A có ý định đột nhập vào nhà ông B để ăn trộm. A đến mượn C chùm chià khoá vạn năng và một số phương tiện khác. C biết rõ ý định cuả A nên đã đồng ý cho mượn (giúp sức về v/c), đồng thời còn hướng dẫn cho A cách sử dụng (giúp sức về t/t) và hứa hẹn sẽ giúp A tiêu thụ tài sản có được do phạm tội.

     => Như vậy, trong trường hợp này, C tham gia vào vụ đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

Hành vi xúi giục

Hành vi giúp sức về tinh thần

Giống

- Đều là hành vi cuả những ng­ười đồng phạm

- Đều là hành vi tác động đến ý chí, tinh thần cuả người thực hành

Khác

Trước khi có hành vi xúi giục, người thực hành chưa có ý định phạm tội.

Việc tác động đến ý chí cuả người thực hành => làm họ nảy sinh ý định phạm tội.

Bản thân ngư­ời thực hành đã có ý định phạm tội.

Hành vi giúp sức chỉ giúp cho người thực hành - von da co y dinh pham toi yên tâm hơn, quyết tâm hơn khi thực hiện TP.

 IV/ Vấn đề TNHS trong đồng phạm:

1/ Một số vấn đề liên quan đến việc xác định TP trong đồng phạm:

 a/ Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm:

  Đối với những TP có chủ thể đặc biệt thì chỉ cần người thực hành có các dấu hiệu cuả chủ thể đặc biệt.

    Vd: - Trong vụ hiếp dâm, người thực hành phải là nam giới.

             - Trong vụ tham ô, người thực hành phải là người có chức, có quyền.

 b/ Xác định giai đoạn thực hiện TP trong đồng phạm: phải căn cứ vào hành vi cuả người thực hành.

  Người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì những người đồng phạm khác phải chịu TNHS đến đó.

 c/ Việc tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm:

  * Vấn đề tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội đối với người thực hành: tương tự như TH phạm tội riêng lẻ (phải thoả mãn 3 đk).

  * Vấn đề tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội đối với người tổ chức, người xúi giục, ngươì giúp sức:

    - Thoả mãn 3 điều kiện.

    - Có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện TP (thu hồi công cụ, phương tiện, thuyết phục, khuyên bảo người thực hành không thực hiện TP...) hoặc ngăn chặn ko cho hậu quả cuả TP xảy ra.

2/ Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm:

 a/ Nguyên tắc chịu TN chung về toàn bộ TP:

 b/ Nguyên tắc chịu TN độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:

  * Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá cuả người thực hành.

   Hành vi vượt quá là hành vi nằm ngoài sự thoả thuận ban đầu cuả những người đồng phạm và những người đồng phạm cũng không hề có sự tiếp nhận ý chí cuả nhau.

     Vd: A, B, C bàn bạc và thoả thuận với nhau là sẽ trộm tài sản nhà anh D. Trong khi A đứng ngoài canh thì B, C có nhiệm vụ đột nhập vào nhà D để lấy tài sản. Tuy nhiên, trong lúc lấy tài sản, B và C bị D phát hiện. B đã giết anh D để tẩu thoát. Hành vi này nằm ngoài kế hoạch cuả A, B, C.

     A, C không phải chịu TNHS về hành vi giết người cuả B. B vưà phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản vừa phải chịu TNHS về tội giết người.

BÀI 12: CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT

PHẠM TỘI CUẢ HÀNH VI

 I/ Khái niệm:

1/ Cơ sở lý luận:

  K/n TP: TP là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, trái PLHS và phải chịu hình phạt.

  Bốn đặc điểm cuả TP: 

      - Tính nguy hiểm cho XH.

      - Tính có lỗi.

      - Tính trái PLHS.

      - Tính phải chịu hình phạt.

  Các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội cuả hành vi là các tình tiết có ý nghiã làm mất đi một trong những dấu hiệu nói trên cuả tội phạm.

2/ Các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội cuả hành vi:

 a/ Các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH cuả hành vi:

ô   Phòng vệ chính đáng.

ôTình thế cấp thiết.

ôCác tình tiết khác:

 b/ Các tình tiết loại trừ tính có lỗi cuả hành vi:

ô   Tình trạng không có NLTNHS.

ô   Chưa đủ tuổi chịu TNHS.

ô   Sự kiện bất ngờ.

3/ Ý nghiã:

 - Là cơ sở pháp lý để phân định ranh giới giưã TP với những hành vi không phải là TP.

 - Bảo đảm cho người dân tích cực tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cuả mình và cuả XH; tham gia vào công cuộc đấu tranh, phòng chống TP.

 II/ Phòng vệ chính đáng:

1/ Khái niệm: Đ.15

2/ Các điều kiện cuả phòng vệ chính đáng:

 a/ Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: (khi thoả mãn các đk này mới làm phát sinh quyền phòng vệ)

  + Phải có sự tấn công (do con người mang lại) nguy hiểm đáng kể và trái PL .

    Chú ý: Hành vi tấn công không nhất thiết phải là tội phạm. Vì khi đứng trước sự tấn công, người ta khó có thể khẳng định ngay hành vi đó là TP hay không phải là TP.

  + Sự tấn công xâm phạm (gây thiệt hại hoặc đe doạ sẽ gây thiệt hại) lợi ích cuả: Nhà nước, XH, lợi ích chính đáng cuả mình hoặc cuả người khác.

  + Sự tấn công phải đang hiện hữu: hành vi tấn công đang xảy ra hoặc có những biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc.

 * Phòng vệ quá sớm: là TH chưa có những biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ.

 * Phòng vệ quá muộn: là TH sự tấn công đã thực sự chấm dứt mới có hành vi phòng vệ. Người có hành vi chống trả không nhằm

   Trong 2 TH này, quyền phòng vệ chính đáng không khởi phát.

   => người có hành vi chống trả vẫn phải chịu TNHS như bình thường.

 b/ Các điều kiện về nội dung và phạm vi quyền phòng vệ:

  + Sự chống trả cuả người phòng vệ phải nhằm gạt bỏ sự tấn công (không phải nhằm trả thù): phải hướng vào kẻ tấn công.

  + Sự chống trả phải trong giới hạn cần thiết đủ để ngăn chặn sự tấn công.

   Chú ý: cũng được xem là trong giới hạn cần thiết ngay cả khi thiệt hại do hành vi chống trả gây ra > thiệt hại do hành vi tấn công mang lại.

   Các căn cứ đánh giá giới hạn cần thiết cuả sự phòng vệ:

    - Tính chất cuả QHXH bị đe doạ xâm hại.

    - Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra.

    - Sức mạnh và sự mãnh liệt cuả hành vi tấn công.

    - Tính chất và mức độ nguy hiểm cuả phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng.

    - Sức mạnh và khả năng phòng vệ cuả người phòng vệ.

3/ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

  Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Là hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cuả hành vi xâm hại (K.2 Đ.15).

  Đây là TH người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây thiệt hại quá đáng cho người xâm hại, khi tính chất và mức độ nguy hiểm cuả hành vi xâm hại chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.

 => Người phòng vệ vẫn bị truy cứu TNHS.

  Tuy nhiên, sự vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là tình tiết giảm nhẹ.

4/ Phòng vệ tưởng tượng:

  Là TH người do lầm tưởng có sự tấn công cuả người khác nên đã gây thiệt hại cho họ.

  Phòng vệ tưởng tượng bao gồm 2 khả năng:

   - Không có sự tấn công nhưng đã lầm tưởng là có sự tấn công.

   - Có sự tấn công nhưng đã nhầm lẫn kẻ tấn công.

  TNHS được giải quyết như mọi TH sai lầm khác.

III/ Tình thế cấp thiết:

1/ Khái niệm:

  Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn trốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của NN, của XH, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

  Hành vi được thực hiện trong tình thế cấp thiết không phải là TP.

2/ Các điều kiện cuả tình thế cấp thiết:

 a/ Điều kiện về tính chất cuả sự nguy hiểm:

 -  Có sự nguy hiểm đáng kể do các nguồn nguy hiểm khác nhau gây ra: do thiên nhiên, do súc vật, do con người vô ý gây ra... (khác nhau)

 -  Sự nguy hiểm đe doạ đến lợi ích của NN, XH hoặc lợi ích chính đáng của mình hay của người khác.

 - Sự nguy hiểm phải đang hiện hữuđang xảy ra (đã bắt đầu và chưa kết thúc) hoặc có những biểu hiện đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc.

 b/ Điều kiện về tính chất cuả hành vi khắc phục nguy hiểm:

 - Việc hi sinh lợi ích này để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất. (khác)

 - Lợi ích bị hy sinh phải < lợi ích cần bảo vệ.

3/ Vượt quá giới hạn cuả tình thế cấp thiết.

 Theo K.2 Đ.16: Trong trường hợp thiệt hại đã gây ra rõ ràng là vượt quá yêu cầu cuả tình thế cấp thiết (thiệt hại gây ra > thiệt hại cần ngăn ngưà), thì người gây thiệt hại phải chịu TNHS.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

A/ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:

I/Khái niệm:

 1/ TNHS là hậu quả pháp lý cuả việc thực hiện TP, thể hiện ở chỗ người phạm tội phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế HS đươc quy định trong BLHS (HP, BPTP, án tích).

  TNHS là trách nhiệm cuả người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do đã thực hiện TP.

 2/ Đặc điểm cuả TNHS:

  + TNHS là hậu quả pháp lý cuả việc thực hiện TP.

  + TNHS là loại trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất trong số các loại TNPL:    

       - TN hình sự.

       - TN hành chính.

       - TN dân sự.

       - TN kỷ luật.

  + TNHS là trách nhiệm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước NN, chứ không phải trước người bị hại hoặc gia đình cuả người bị hại.

  + TNHS được thể hiện thông qua 1 trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

  + TNHS được thể hiện thông bản án hoặc quyết định cuả Toà án đã có hiệu lực PL.

II/ Hình thức cuả TNHS:

 1/ Các quan điểm về hình thức cuả TNHS:

  * Quan điểm I: Hình thức cuả TNHS là HP.

  * Quan điểm II:

  * Quan điểm III:

 2/ Hình thức cuả TNHS:

  Căn cứ vào đặc điểm cuả TNHS, hình thức thực hiện cuả TNHS gồm:

B/ HÌNH PHẠT:

I/ Khái niệm hình phạt:

 1/ HPbiện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất cuả NN, được quy định trong BLHS, do Toà án áp dụng đối với cá nhân người phạm tội thể hiện ở việc hạn chế hoặc tước bỏ quyền, lợi ích cuả người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngưà TP.

 2/ Đặc điểm cuả HP:

  + HP được quy định trong BLHS.

  + HP là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất cuả NN.

  + HP được áp dụng bởi Toà án.

  + Được áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.

II/ Mục đích cuả HP:

 1/ Mục đích cuả HP là kết quả thực tế cuối cùng mà NN mong muốn đạt được khi quy dịnh HP và áp dụng HP đối với cá nhân người phạm tội.

 2/ Các quan điểm về mục đích cuả HP:

  * Quan điểm I:

   - HP không có mục đích trừng trị.

   - Chỉ có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngưà TP.

  * Quan điểm II:

   - HP vưà có mục đích trừng trị.

   - Vưà có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngưà TP.

  * Quan điểm III:

   Trừng trị và giáo dục, cải tạo đều không phải là mục đích cuả HP. Mục đích cuả HP là lập lại công bằng XH.

 3/ Mục đích cuả HP:

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

A/ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT:                

I/ Khái niệm:

 1/ Đ/n: Hệ thống HP là 1  chỉnh thể  bao gồm các  HP được quy định trong BLHS, có  phương thức liên kết  theo một trật tự nhất định, phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại HP.

 2/ Phân tích:

  a/ Hệ thống HP được phân thành 2 nhóm: HP chính và HP bổ sung.

So sánh HP chính với HPBS

 * Giống nhau:

  - Đều là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất cuả NN, được quy định trong BLHS.

  - Do Toà án áp dụng.

  - Được áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.

 * Khác nhau:

  - Cách áp dụng

  - Hướng tác động (chức năng)

  - Vị trí quy định.

HP chính

HP bổ sung

Cách áp dụng

- Được Toà án tuyên một cách độc lập.

- Đối với một trường hợp phạm tội cụ thể, chỉ có thể áp dụng 1 HP chính.

- Không được Toà án tuyên độc lập mà được tuyên kèm theo HP chính.

- Đối với một trường hợp phạm tội cụ thể, chỉ có thể áp dụng 1 hoặc nhiều HP bổ sung.

HP bổ sung hỗ trợ cho HP chính.

Hướng tác động

- Nhằm răn đe người phạm tội.

- Giáo dục, cải tạo họ --> công dân có ích cho XH.

- Nhằm loại bỏ, ngăn chặn những điều kiện mà người phạm tội có thể sử dụng để phạm tội mới sau đã khi chấp hành xong HP.

Vị trí quy định

  b/ Hệ thống HP có phương thức sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ -> nặng, phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt.

   Vd: Cảnh cáo -> Phạt tiền -> Cải tạo không giam giữ -> Trục xuất -> Tù có thời hạn -> Tù chung thân -> Tử hình.

Ý nghiã cuả phương thức liên kết hình phạt:

 - Thể hiện sự đánh giá chính thức của Nhà nước về thang bậc nghiêm khắc của từng loại HP trong hệ thống.

 - Đảm bảo thực hiện chính sách tiết kiệm cưỡng chế hình sự trong xử lý TP

 - Là cơ sở để TA vận dụng khi áp dụng QĐ tại Đ 47 BLHS.

II/ Các loại hình phạt cụ thể:

 1/ Cảnh cáo:

Cảnh cáo

Đ/n

Là sự khiển trách công khai của NN đối với người bị kết án

Nội dung

- Không có khả năng gây thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế nhất định về thể chất của người PT.

- Cảnh cáo gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần.

Điều kiện

 áp dụng

Được áp dụng đối với:

- Người phạm tội ít nghiêm trọng.

- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

- Chưa đến mức dc miễn TNHS.

Thể thức chấp hành

HP cảnh cáo được tuyên công khai tại phiên toà.

 2/ Phạt tiền:

Phạt tiền (vưà là HP chính, vưà là HP bổ sung)

Đ/n

 Là hình phạt tước đi cuả người phạm tội một khoản tiền nhất định để sung vào công quỹ NN.

Nội dung

Gây thiệt hại cho người phạm tội về mặt tài sản.

Mức tiền phạt tối thiểu là 1 triệu đồng

Điều kiện

 áp dụng

* Phạt tiền là HP chính:

 Được áp dụng đối với:

  - Người phạm tội ít nghiêm trọng.

  - Xâm phạm trật tự quản lý KT, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính...

* Phạt tiền là HP bổ sung:

 Được áp dụng đối với: người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý...

Thể thức chấp hành

Tiền phạt có thể được nộp 1 lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do TA quyết định trong bản án.

 3/ Cải tạo không giam giữ:

Cải tạo không giam giữ

Đ/n

Nội dung

Là HP không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi XH.

Người phạm tội chấp hành HP tại địa phương nơi người đó cư trú.

Điều kiện

 áp dụng

Được áp dụng đối với:

- Người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

- Có nơi làm việc ổ định hoặc có nơi cư trú rõ ràng.

Thể thức chấp hành

+ Được áp dụng từ 6 tháng -> 3 năm.

+ TA giao người bị kết án cho CQ, tổ chức nơi người đó làm việc; chính quyền điạ phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với CQ, tổ chức, chính quyền điạ phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

* Chú ý:

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian chấp hành HP cải tạo không giam giữ.

ô  1 ngày tạm giam = 3 ngày cải tạo không giam giữ

4/ Trục xuất:

Trục xuất (vưà là HP chính, vưà là HP bổ sung)

Đ/n

 Là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCN VN.

Nội dung

Vưà là hình phạt chính vưà là hình phạt bổ sung.

Điều kiện

 áp dụng

Được áp dụng đối với:  người nước ngoài. (*)

(*) trừ những người thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, TNHS được giải quyết = con đường ngoại giao

Thể thức chấp hành

 5/ Tù có thời hạn:

Tù có thời hạn

Đ/n

Là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời gian nhất định.

Nội dung

- Tước tự do cuả người phạm tội, cách ly họ khỏi XH trong 1 khoảng thời gian nhất định.

-  Nhằm giaó dục, cải tạo họ -> công dân có ích cho XH và ngăn ngưà người đó phạm tội mới.

Điều kiện

 áp dụng

Thể thức chấp hành

Tù có thời hạn có:

- Mức tối thiểu: 3 tháng.

- Mức tối đa: 20 năm.

 TH phạm nhiều tội: mức tối đa cuả HP chung là 30 năm.

* Chú ý:

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian chấp hành HP tù.

ô 1 ngày tạm giam = 1 ngày tù.

 6/ Tù chung thân:

Tù chung thân

Đ/n

Là hình phạt tù không có thời hạn.

Nội dung

-Tước tự do cuả người phạm tội đến hết đời.

Điều kiện

 áp dụng

Được áp dụng đối với: người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình.

Thể thức chấp hành

Không áp dụng HP tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

 7/ Tử hình:

Tử hình

Đ/n

 Là hình phạt nghiêm khắc nhất trong HTHP.

Nội dung

- Tước bỏ quyền sống cuả người phạm tội

Điều kiện

 áp dụng

Được áp dụng đối với:

- Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho XH.

* Không áp dụng hình phạt tử hình đối với:

- Người chưa thành niên.

- Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

* Không thi hành án tử hình đối với:

- Phụ nữ có thai.

- Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

 Trong TH này, hình phạt tử hình --> tù chung thân

Thể thức chấp hành

 Người bị kết án có thể xin ân giảm án tử hình.

 Nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình --> tù chung thân.

 8/ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhĐ.36

 9/ Cấm cư trú: Đ.37

 10/ Quản chế: Đ.38

 11/ Tước một số quyền công dân: Đ.39

 12/ Tịch thu tài sản: Đ.40

  a/ Đ/n: tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu cuả người bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  b/ Nội dung:

   - Toà án có thể tuyên tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản cuả người phạm tội.

   - Tài sản bị tịch thu phải thuộc sở hữu cuả người bị kết án.

      c/ Điều kiện áp dụng:

     Áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  * Chú ý: khi tịch thu toàn bộ tài sản, CQ thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu.

B/ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP:

I/ Khái niệm:

 1/ Đ/n:

  BPTP là các biện pháp cưỡng chế HS  được  quy định trong BLHS, do các  CQ tư pháp có thẩm quyền  áp dụng đối với  người có hành vi nguy hiểm cho XH, có tác dụng  hỗ trợ  hoặc  thay thế  cho HP.

 2/ Đặc điểm:

a.     BPTP được quy định trong BLHS.

b.     BPTP được áp dụng bởi CQ tư pháp có thẩm quyền (CQ điều tra, VKS và Toà án).

c.      BPTP được áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho XH.

d.     BPTP áp dụng nhằm để hỗ trợ hoặc thay thế cho HP.

 Các biện pháp tư pháp được quy định tại Đ. 70 là các biện pháp tư pháp có tác dụng thay thế cho HP.

 Các biện pháp tư pháp khác chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho HP.

II/ Các biện pháp tư pháp:

 1/ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến TP:

  a/ Các đối tượng bị tịch thuK.1 Đ.41

  - Công cụ, phương tiện được sử dụngđđể thực hiện TP.

  - Vật hoặc tiền do PT mà co; hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.

  - Vật thuộc loại cấm lưu hành: ma tuý, hàng giả, vũ khí quân dụng, VH phẩm đồi truỵ...

  b/ Đường lối xử lý:

   * Tài sản thuộc sở hữu cuả người phạm tội: bị tịch thu.

   * Tài sản thuộc sở hữu cuả người khác:

    - Nếu người đó có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện TP có thể bị tịch thu.

    - Nếu tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì không bị tịch thu mà trả lại cho chủ sơ hữu.

 2/ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi:

  * Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: là BPTP được TA áp dụng đối với người PT khi họ gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại.

 * Buộc công khai xin lỗi: là BPTP được TA áp dụng đối với người PT gây thiệt hại về tinh thần, nhằm khôi phục lại những giá trị tinh thần cho người bị hại.

 3/ Bắt buộc chữa bệnh:

  a/ Đ/n:

   Là BPTP được TA hoặc VKS áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bị mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

  b/ Đối tượng bị áp dụng:

  * Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi  theo K.1 Đ.13 BLHS.

   TA có thể:

   - Quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chưã bệnh.

   - Giao cho gia đình, người giám hộ chăm sóc, chưã trị dưới sự giám sát cuả CQNN có thẩm quyền.

  * Người PT trong khi đang có năng lực TNHS, nhưng trước khi bị kết án bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi (rơi vào tình trạng không có NLTNHS).

    TA có thể quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chưã bệnh.

    Sau khi khỏi bệnh, có thể phải chịu TNHS.

  * Người đang chấp hành hình phạt thì bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

    TA có thể quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chưã bệnh.

    Sau khi khỏi bệnh, phải tiếp tục chấp hành HP.

 4/ Giáo dục tại xã, phường, thị trấnK.2 Đ.70

  a/ Đ/n: là BPTP có tác dụng thay thế cho hình phạt.

  b/ Đối tượng áp dụng: người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

  c/ Thời hạn áp dụng: từ 1 -> 2 năm.

 5/ Đưa vào trường gíao dưỡngK.3 Đ.70

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

II/ Các căn cứ quyết định HP:

 1/ Căn cứ vào quy định cuả BLHS:

 2/ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH cuả TP:

 3/ Căn cứ vào nhân thân người phạm tội:

 4/ Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS:

  a/ Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Đ.46): là tình tiết có giá trị làm giảm nhẹ HP trong giới hạn cuả khung HP do Luật định.

  b/ Các tình tiết tăng nặng TNHS (Đ.48): là tình tiết có giá trị làm tăng HP trong giới hạn cuả khung HP do Luật định.

ôTự thú:  là trường hợp tuy chưa bị phát hiện là người phạm tội nhưng chủ thể đã tự nguyện đến CQ có thẩm quyền để trình diệnkhai báo về hành vi phạm tội cuả mình.

ôTái phạm, tái phạm nguy hiểm:

   * Tái phạmK.1 Đ.49

    - Là TH đã bị kết án, chưa được xoá án tích.

    - Mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

   * Tái phạm nguy hiểm:   K.2 Đ.49

   + TH 1:

    - Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích.

    - Mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

   + TH 2:

    - Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

ôPhạm tội nhiều lần: là thực hiện một TP mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần nhưng chưa bị xét xử, nay được đưa ra xét xử cùng một lần.

QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

ô   Xác định điều luật quy định về TP được thực hiện => xác định khung HP cần áp dụng.

ô   Xác định HP gốc dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của trường hợp PT cụ thể đó.

ô   Xác định mức HP dao động gần với HP gốc trên cơ sở cân nhắc nhân thân người PTcác tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của vụ án.

III/ QĐHP trong một số TH đặc biệt:

 1/ Quyết định HP nhẹ hơn quy định cuả Điều luật:

  a/ Điều kiện áp dụng:

   Chỉ được quyết định HP nhẹ hơn khi người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại K.1 Đ.46.

  b/ Quy tắc áp dụng:

  * Quy tắc 1:

    Nếu KHP áp dụng không phải là khung HP nhẹ nhất hoặc duy nhất trong điều luật thì:

   => Toà án được phép quyết định HP dưới mức tối thiểu cuả khung HP áp dụng nhưng phải trong giới hạn khung HP liền kề nhẹ hơn.

  Vd: A thực hiện TP được quy định tại K.2 Đ.133, khung HP là phạt tù từ 7 năm -> 15 năm.

        Do A có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại K.1 Đ.46 nên Toà án có thể áp dụng Đ.47 đối với TH này.

        Theo Đ. 47, Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức 7 năm tù nhưng không được thấp hơn 3 năm tù.

  * Quy tắc 2:

   Nếu khung HP áp dụng là khung nhẹ nhất hoặc khung duy nhất trong điều luật thì Tòa án có thể:

   - Quyết định HP dưới mức tối thiểu cuả khung HP áp dụng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu cuả loại HP đó.

    (Phạt tiền - mức tối thiểu: 1 triệu đồng

      Cải tạo không giam giữ - mức tối thiểu: 6 tháng

      Tù có thời hạn - mức tối thiểu: 3 tháng)

   - Chuyển sang áp dụng HP khác thuộc loại nhẹ hơn.

2/ Quyết định HP trong trường hợp phạm nhiều tội:

 a/ Đ/n:

 b/ Các TH phạm nhiều tội:

   Có 3 trường hợp:

 c/ Phương pháp tổng hợp hình phạt:

ôPhương pháp thu hút vào HP nặng nhất:

Nếu HP nặng nhất trong số các HP đã tuyên là chung thân/ tử hình thì HP chung là chung thân/ tử hình.

  Vd: Tội thứ I bị xử phạt 15 năm tù.

         Tội thứ II - tử hình.

         => HP chung là tử hình.

ôPhương pháp cọâng HP:

 + Tổng hợp HP chính cùng loại (cùng là cải tạo o giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn):

     Chú ý:  - Đối với tù có thời hạn:  HP chung  <  30 năm

                  - Đối với cải tạo giam giữ:  HP chung  <  3 năm

Cải tạo không giam giữ

Tù có thời hạn

Tội thứ I : 2 năm cải tạo...

Tội thứ II: 3 năm

=> HP chung: 3 năm

Tội thứ I : 15 năm tù

Tội thứ II: 18 năm tù

=> HP chung: 30 năm tù

 + Tổng hợp HP chính khác loại (cải tạo o giam giữ và tù có thời hạn):

- Bước 1:  Quy đổi HP cải tạo o giam giữ --> tù có thời hạn, theo tỷ lệ 3 ngày cải tạo o giam giữ = 1 ngày tù.

- Bước 2:  Xác định HP chung = cách tổng hợp HP.

 + Phạt tiền, trục xuất không được tổng hợp với các HP khác.

3/ Quyết định HP trong TH có nhiều bản án:

 a/ Đ/n:

  Là TH 1 người đang phải chấp hành 1 bản án mà lại bị Toà án đưa ra xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án.

 TH 1: đang chấp hành 1 bản án thì bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án.

 Quy tắc tổng hợp:  K.1 Đ.51

HP chung = HP cuả bản án trước  +  HP cuả bản án mới  -  Phần thời gian đã chấp hành HP cuả bản án trước

 TH 2: đang chấp hành 1 bản án thì bị đưa ra xét xử về tội đã phạm sau khi có bản án.

 Quy tắc tổng hợp:  K.2 Đ.51

 4/ Quyết định HP trong TH chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt:

  a/ Quy tắc quyết định HP đối với hành vi chuẩn bị phạm tội:

                        K.2 Đ.52

Điều luật quy định

Chuẩn bị phạm tội

Chung thân, tử hình

Mức hình phạt cao nhất được áp dụng < 20 năm

Tù có thời hạn

HP được áp dụngtrong giới hạn:

1/2 mức tối thiểu  -----  1/2 mức tối đa cuả KHP

   b/ Quy tắc quyết định HP đối với hành vi phạm tội chưa đạt:

                        K.3 Đ.52

Điều luật quy định

Phạm tội chưa đạt

Chung thân, tử hình

Có thể áp dụng HP này trong những trường hợp

đặc biệt nghiêm trọng

Tù có thời hạn

HP được áp dụngtrong giới hạn:

3/4 mức tối thiểu  -----  3/4 mức tối đa cuả KHP

 4/ Quyết định HP trong trường hợp đồng phạm:   Đ.53

a/ Nguyên tắc chịu TN chung về toàn bộ TP:

b/ Nguyên tắc chịu TN độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:

5/ Quyết định HP đối với người chưa thành niên phạm tội:

 a/ Đ/n:

  Người chưa thành niên phạm tội là người vào thời điểm thực hiện TP đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.

  Có 2 nhóm người chưa thành niên phạm tội:

ôTừ đủ 14 --> dưới 16 tuổi: chịu TNHS về TP rất nghiêm trọng do cố ý hoặc TP đặc biệt nghiêm trọng.

ôTừ đủ 16 --> dưới 18 tuổi: chịu TNHS về mọi TP.

Các HP được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:

Các HP không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền.

- Cải tạo không giam giữ.

- Tù có thời hạn.

(Đ.71 BLHS)

- Tù chung thân và tử hình.

- Các HP bổ sung (kể cả HP tiền).

 b/ Phạt tiền: là HP chính.

 * Điều kiện áp dụng:

   - Người từ đủ 16 --> dưới 18 tuổi.

   - Có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

 * Mức tiền phạt áp dụngđđối với người chưa thành niên phạm tội < 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định, nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng.

 c/ Cải tạo không giam giữ:

 * Điều kiện áp dụng:

   - Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

   - Có nơi làm việc ổn định, có nơi cư trú rõ ràng.

 * Thời hạn cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội  <  1/2 thời hạn mà điều luật quy định.

 d/ Tù có thời hạn:

 * Đối với người từ đủ 14 --> dưới 16 tuổi.

Điều luật quy định

Người từ đủ 14 --> dưới 16 tuổi

Chung thân, tử hình

Mức HP cao nhất được áp dụng < 12 năm tù

Tù có thời hạn

HP được áp dụngtrong giới hạn:

1/2 mức tối thiểu  -----  1/2 mức tối đa cuả KHP

  * Đối với người từ đủ 16 --> dưới 18 tuổi:

Điều luật quy định

Người từ đủ 16 --> dưới 18 tuổi

Chung thân, tử hình

Mức HP cao nhất được áp dụng < 18 năm tù

Tù có thời hạn

HP được áp dụngtrong giới hạn:

3/4 mức tối thiểu  -----  3/4 mức tối đa cuả KHP

 Tổng hợp HP đối với TH phạm nhiều tội:

   Đ.75 BLHS:

1.     Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì HP chung không được quá mức HP cao nhất được quy định tại Đ.74.

ôTừ 14 --> 16 tuổi:   MHP cao nhất  <  12 năm tù.

ôTừ 16 --> 18 tuổi:   MHP cao nhất  <  18 năm tù.

2.     Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì HP chung được áp dụng như TN bình thường.

CÁC BIỆN PHÁP MIỄN, GIẢM TNHS

I/ Khái quát chung:

 1/ Cơ sở lý luận:

 2/ Các biện pháp miễn, giảm TNHS:

1.     Miễn TNHS

2.     Miễn HP

3.     Aùn treo

* Aùp dụng trong quá trình giải quyết TNHS đối với người phạm tội (vd: trong giai đoạn xét xử...)

4.     Miễn chấp hành bản án

5.     Miễn chấp hành HP

6.     Giảm thời hạn chấp hành HP

7.     Hoãn, tạm thời đình chỉ chấp hành HP tù

* Aùp dụng trong quá trình người phạm tội đang chấp hành bản án cuả Toà án

 II/ Miễn TNHS:

  1/ Khái niệm:

   Miễn TNHS là việc CQ tư pháp có thẩm quyền không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã phạm.

  * Phân biệt miễn TNHS với "không có tội"

  Thẩm quyền miễn TNHS:

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra

CQ điều tra

Trong giai đoạn truy tố

Viện kiểm sát

Trong giai đoạn xét xử

Toà án

 Hậu quả pháp lý cuả việc miễn TNHS:

 + Việc miễn TNHS không loại trừ TN pháp lý khác: TN dân sự - hành chính -  kỷ luật.

 Chú ý: người được miễn TNHS vẫn phải chịu các BPTP không phải là hình thức thể hiện cuả TNHS như: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến TP; bắt buộc chưã bệnh; bồi thường thiệt hại; xin lỗi công khai...

2/ Các trường hợp miễn TNHS:

  a/ Các TH miễn TNHS bắt buộc:

ôTH 1người phạm tội tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội  Đ.19

ôTH 2do hết thời hiệu truy cứu TNHS  Đ.23.

ôTH 3   quy định tại K.1 Đ.25

ôTH 4khi có quyết định đại xá.

b/ Các TH miễn TNHS tuỳ nghi: (tuỳ thuộc vào quyết định cuả CQ có thẩm quyền).

ôTH 1K.1 Đ.25 áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng

ôTH 2: miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội  K.2 Đ.69

* Miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS   Đ.23

+ Đ/n:

  Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn quy định trong BLHS, mà khi hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy cứu TNHS.

+ Điều kiện để được miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS:

- Kể từ ngày thực hiện TP, đã trải qua 1 khoảng thời gian nhất định:

Thời hiệu truy cứu TNHS (*)

Nhóm TP

5 năm

Đối với TP ít nghiêm trọng

10 năm

TP nghiêm trọng

15 năm

TP rất nghiêm trọng

20 năm

TP đặc biệt nghiêm trọng

Chú ý: Thời hiệu truy cứu TNHS đươc tính từ ngày TP được thực hiện.

         Thời điểm thực hiện TP là thời điểm TP kết thúc.

  - Trong thời hạn đó, người phạm tội không đươc phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất cuả KHP đối với tội ấy là > 1 năm tù.

    Nếu vi phạm điều kiện trên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày người đó phạm tội mới.

- Trong thời hạn đó, người phạm tội không cố tình trốn tránh và không bị truy nã.

    Nếu vi phạm điều kiện nói trên thì thời gian trốn tránh không được tính, thời hiệu truy cứu TNHS được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

III/ Miễn HP:

 1/ Khái niệm:

  a/ Đ/n:

  Miễn HP là việc Toà án không buộc người phạm tội phải chịu HP về tội mà họ đã phạm.

  * Phân biệt "miễn TNHS" với "miễn HP".

Nội dung

Miễn HP

Miễn TNHS

Phạm vi miễn

- Hình phạt

 - Hình phạt

 - BPTP thay thế cho HP

 - Án tích

Thẩm quyền miễn

- Toà án

- Toà án

- Viện kiểm sát.

- CQ điều tra.

Hậu quả

pháp lý

Vẫn có án tích.

Chỉ được xoá án tích sau khi đã chấp hành xong bản án (chấp hành xong các quyết định khác có trong bản án: đóng án phí, bồi thường thiệt hại...)

Không để lại án tích

  b/ Điều kiện để được miễn HP:   Đ.54

   - Có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại K.1 Đ.46

   - Đáng được khoan hồng đặc biệt.

   - Nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.

  c/ Hậu quả pháp lý:

   Người được miễn HP đương nhiên được xoá án tích ngay sau khi chấp hành xong bản án.

   Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội phải chấp hành các quyết khác cuả bản án như: nộp án phí, bồi thường thiệt hại... thì chỉ được coi là xoá án tích khi đã chấp hành xong các nghiã vụ được ghi trong bản án.

III/ Aùn treo:

 1/ Khái niệm:

  a/ Đ/n:

  Aùn treo là biện pháp miễn chấp hành HP tù có điều kiện.

  b/ Tính chất pháp lý:

   + Là biện pháp cưỡng chế HS nhưng không phải là HP.

   + Người được hưởng án treo không phải chấp hành HP tù nếu không vi phạm điều kiện cuả án treo trong thời gian thử thách.

 2/ Điều kiện để cho hưởng án treo:

  a/ Người phạm tội bị Toà án xử phạt tù < 3 năm , bất kể người đó phạm tội gì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng).

  b/ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ: có 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại Đ.46 BLHS.

  c/ Nhân thân người phạm tội tương đối tốt, có khả năng tự giáo dục, cải tạo.

      Người được hưởng án treo phải là người:

       - Chấp hành đúng chính sách, PL cuả NN;

       - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ cuả bản thân;

       - Chưa có tiền án, tiền sự.

      (Theo NQ 01/ HĐTP TANDTC ngày 18/10/1990)

  d/ Xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành HP tù.

 3/ Điều kiện cuả án treo và hậu quả pháp lý cuả việc vi phạm điều kiện cuả án treo:

  a/ Điều kiện cuả án treo:

  Trong thời gian thử thách người được hưởng án treo không được phạm tội mới (bất kể là tội gì).

  Thời gian thử thách cuả án treo là thời hạn mà Toà án quyết định buộc người bị kết án được hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện cuả án treo.

  - Thời gian thử thách cuả án treo được quy định: từ 1 năm --> 5 nămkhông được thấp hơn mức phạt tù.

  - Thời gian thử thách cuả án treo tính từ ngày Toà tuyên bản án cho hưởng án treo - không phải từ ngày bản án có hiệu lực.

  Như vậy, nếu hết thời gian thử thách cuả án treo mà ngươì được hưởng án treo không phạm tội mới thì không phải chấp hành HP tù.

  b/ Hậu quả pháp lý cuả việc VP điều kiện cuả án treo:

ôNếu người bị kết án phạm tội mới trong thời gian thử thách - VP điều kiện cuả án treo:

     - Toà án buộc họ phải chấp hành HP tù cuả bản án trước (án treo hết hiệu lực).

     - HP cuả 2 bản án được tổng hợp theo K.2Đ.51.

     - Thời gian tạm giam, tạm giữ trước đó được trừ vào thời hạn chấp hành HP chung.

ôNếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án treo - khôngVP điều kiện cuả án treo:  --> bản án treo vẫn có hiệu lực PL.

    + Nếu HP chung cuả 2 bản án < 3 năm tù: Toà án cho người này hưởng án treo một lần nưã.

      => Toà án tuyên lại thời gian thử thách chung cho 2 bản án.

    + Nếu HP chung cuả 2 bản án > 3 năm tù: Toà án không cho người này hưởng án treo một lần nưã đối với tội mới được xét xử.

       Bản án treo và bản án mới không được tổng hợp.

      => Người phạm tội phải chấp hành // 2 bản án.

  d/ Chế độ chấp hành:

   K. 3 Đ.60: Người được hưởng án treo có thể phải chịu HP bổ sung.

IV/ Miễn chấp hành HP:

 1/ Khái niệm:

   Miễn chấp hành HP là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần HP mà Toà án đã tuyên trong bản án.

 2/ Các trường hợp miễn chấp hành HP:

  a/ Theo K.1 Đ.57: miễn chấp hành toàn bộ HP.

  b/ Theo K.2 Đ.57: khi được đặc xá hoặc đại xá.

 So sánh đại xáđặc xá.

 * Giống nhau:

  + Đều là biện pháp khoan hồng cuả NN.

  + Đều áp dụng cho người phạm tội.

 * Khác nhau:

Đại xá

Đặc xá

Đối tượng

 áp dụng

Được áp dụng cho hàng loạt người phạm những tội nhất định.

Được áp dụng cho đích danh 1 phạm nhân nào đó hoặc cho 1 số phạm nhân thoả mãn những điều kiện nhất định.

Thẩm quyền áp dụng

             Quốc hội

Chủ tịch nước

Nội dung

Tha tội hoàn toàntriệt để.

Miễn chấp hành toàn bộ hoặc một phần HP mà Toà án đã tuyên.

  c/ Theo K.3 Đ.57: Miễn chấp hành HP trong trường hợp đc hoãn chấp hành HP.

  d/ Miễn chấp hành phần HP còn lại theo K.4 Đ.57: trong thời gian tạm thời đình chỉ chấp hành HP đã lập công.

  e/ Miễn chấp hành phần HP còn lại theo K.5 Đ.57: đối với HP cấm cư trú hoặc quản chế.

  f/ Miễn chấp hành phần HP tiền còn lại theo K.2 Đ.58:

  g/ Miễn chấp hành phần HP còn lại theo K.2 Đ.76: đối với người chưa thành niên phạm tội.

  h/ Miễn chấp hành phần HP tiền còn lại theo K.2 Đ.76: đối với người chưa thành niên phạm tội.

V/ Giảm thời hạn chấp hành HP:

 1/ Khái niệm:

  Giảm thời hạn chấp hành HP là trường hợp Toà án đã quyết định rút ngắn thời hạn chấp hành HP cho người bị kết án đã chấp hành HP được 1 thời gian nhất định sự cải tạo tốt.

 2/ Các trường hợp giảm thời hạn chấp hành HP:

  a/ TH 1Giảm mức HP đã tuyên theo Đ.58

  Điều kiện để được xét giảm:

   *  Đã chấp hành HP được 1 thời gian nhất định:

    - Chấp hành được 1/3 thời hạn đối với HP cải tạo không giam giữ, HP tù từ 30 năm trở xuống.

    - Chấp hành được 12 năm đối với tù chung thân.

   *  Cải tạo tốt.

   * Theo đề nghị:

     -  Cuả CQ thi hành án phạt tù (đối với ngươì bị phạt tù).

     - Cuả CQ, tổ chức, chính quyền địa phương được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục (đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ).

  Chú ý: nếu người đã được giảm 1 phần HP mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi:

  -  Người đó đã chấp hành được 2/3 thời hạn cuả HP chung.

  -  Chấp hành được 20 năm đối với tù chung thân.

  b/ TH 2: theo Đ.59

  c/ TH 3Giảm thời hạn chấp hành HP đối với người chưa thành niên phạm tội theo Đ.76

  Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành HP khi:

   *  Người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được 1/4 thời hạn cuả HP.

   *  Cải tạo tốt.

   * Theo đề nghị cuả CQ thi hành án phạt tù; cuả CQ, tổ chức, chính quyền địa phương được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người đó.

VI/ Hoãn và tạm đình chỉ chấp hành HP:

VII/ Xoá án tích:

 1/ Khái niệm:

  Xoá án tích là hoạt động xoá đi án tích cho người bị kết án và người được xoá án tích coi như chưa bị kết án (ko có tiền án).

 2/ Các trường hợp xoá án tích:

  a/ TH 1: Đương nhiên được xoá án tích.

  Theo Đ.64 BLHS, những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

1.    Người được miễn HP. Được xoá án tích khi đã chấp hành xong bản án.

2.    Người bị kết án không phải về các tội được quy định tại Chương XI hoặc Chương XXIV, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản ánkhông phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo

1 năm

Tù từ 3 tháng --> 3 năm

3 năm

Tù từ 3 năm --> 15 năm

5 năm

Tù từ 15 năm trở lên

7 năm

  b/ TH 2:  Xoá án tích theo quyết định cuả Toà án.   

  c/ TH 3Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt.

  d/ TH 4Xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội.

   Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội = 1/2 thời hạn được quy định tại Đ.64 BLHS.

 3/ Cách tính thời hạn để xoá án tích:

  * Thời hạn để xoá án tích được tính từ ngày người bị kết án chấp hành xong bản án.

  Chấp hành xong bản án:

   Là chấp hành xong:

   - HP chính.

   - HP bổ sung.

   - Các quyết định khác cuả bản án: bồi thường thiệt hại, nộp án phí...

  * Người bị Toà án phạt tù nhưng cho hưởng án treo được coi là chấp hành xong bản án khi người đó chấp hành xong thời gian thử thách cuả án treo mà ko phạm tội mới.

  * Người được miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần HP còn lại cũng được coi là đã chấp hành xong bản án khi đã chấp hành xong các quyết định còn lại trong bản án.

  * Nếu chưa được xoá án tích mà lại phạm tội mới thì thời hạn xoá án tích đối với tội cũ được tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro