Tình huống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 1

Công ty TNHH Ban Mai có trụ sở tại thị xã H tỉnh X, đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD năm 2015, gồm 4 thành viên, Ông Hoàng góp 20% VĐL, Ông Đức 25%, ông Sơn 45% và bà Hoa 10%. ĐLCT hoàn toàn phù hợp Luật DN 2014. Theo thoả thuận, ông Hoàng là Chủ tịch HĐTV, ông Sơn là Giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của công ty. Để thông qua việc sửa đổi ĐLCT, ông Hoàng đã triệu tập HĐTV vào ngày 19/4/2016 theo đúng trình tự, thủ tục, phiên họp chỉ có ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa tham dự. Quyết định sửa đổi ĐLCT được ông Sơn và bà Hoa biểu quyết thông qua. Hỏi Quyết định sửa đổi ĐLCT đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao?

Trả lời:

Quyết định sửa đổi ĐLCT được thông qua chưa hợp lệ.

Theo quy định của K1 Đ59 LDN2014, để cuộc họp HĐTV hợp lệ thì cần phải có số thành viên tham gia họp đại diện ít nhất 65% số VĐL. Cuộc họp có ba người tham gia là ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa với tổng số vốn của cả ba người là 75%. Nên cuộc họp của HĐTV là hợp lệ.

Theo Theo Điểm b Khoản 3 Điều 61 LDN 2014 thì quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận (trường hợp sửa đổi, bổ sung điều lệ). Theo tình huống thì số phiếu biểu quyết thông qua của ông Sơn và bà Hoa chỉ có 73,3%.

Vì vậy quyết định sửa đổi ĐLCT được thông qua chưa hợp lệ.

Bài 2

CTCP TM Phước Vĩnh (trụ sở chính tại TP Biên Hoà, Đồng Nai) được cấp GCN ĐKKD tháng 6 năm 2015. Công ty gồm 5 cổ đông: Quang giữ 20% Cphần, Bảo 25%, Chiến 30%, Dũng 15% và Tiến 10%. HĐQT bao gồm Bảo, Chiến và Quang. ĐLCT hoàn toàn phù hợp với LDN 2014. Ngày 25/12/15 Bảo với tư cách chủ tịch HĐQT đã triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ để quyết định về việc sửa đổi ĐLCT. Phiên họp được triệu tập hợp lệ nhưng chỉ có Quang, Bảo, Dũng và Tiến tham dự. Quang, Bảo và Tiến đã biểu quyết nhất trí sửa đổi điều lệ.

HỎI: 1) QĐịnh sửa đổi điều lệ này đã được thông qua hợp lệ hay chưa? Vì sao? 2) tháng 3/2016, công ty bị tuyên bố phá sản. Hỏi Quang có thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới được hay không? Vì sao?

Trả lời:

1. Theo K1 Đ141 LDN2014, thì cuộc họp của ĐHĐCĐ là hợp lệ vì tỷ lệ số vốn góp của các cổ đông dự họp bằng 70% VĐL (Quang, Bảo, Dũng, Tiến dự họp chiếm 70% VĐL).

Quang, Bảo và Tiến đã biểu quyết nhất trí sửa đổi điều lệ, và việc biểu quyết sửa đổi điều lệ này là hợp lệ và có hiệu lực. Bởi vì, số vốn mà họ đại diện là (55/70) = 78,75%. Trong khi đó, Khoản 2, Điều 144 LDN2014 quy định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ CTCP chỉ cần ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các thành viên dự họp chấp thuận.

2. Quang không thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới. Vì theo Khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014 thì thành viên HĐQT của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN trong thời hạn 3 năm kể từ ngày DN bị tuyên bố phá sản.

Bài 3

CTHD X gồm 5 thành viên hợp danh. Ông Quân góp 10%, ông Bảo 25%, ông Chiến 10%, ông Dũng 15%, ông Hùng 10%. Bà Cúc (cán bộ hưu trí) là thành viên góp vốn của công ty góp 30%. ĐLCT quy định giống như Luật DN 2014. Ngày 25-03-2016, ông Bảo với tư cách chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc công ty đã triệu tập phiên họp HĐTV để quyết định về dự án đầu tư mới của công ty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ, tất cả thành viên của công ty đã tham dự, nhưng khi thông qua quyết định chỉ có ông Quân, ông Chiến, ông Dũng và ông Hùng biểu quyết nhất trí sửa đổi điểu lệ. Hỏi quyết định này đã được thông qua hay chưa? Vì sao?

Ông Hùng là trưởng phòng kinh doanh của công ty đã được một đối tác đề nghị ký 1 hợp đồng cho công ty có giá trị nhỏ? Hỏi ông Hùng có thể đại diện công ty ký hợp đồng này hay không? Vì sao?

Trả lời

Theo quy định tại điểm d Khoản 3, Điều 177 Luật DN 2014, quyết định về vấn đề dự án đầu tư phải có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Theo tình huống việc thông qua quyết định về dự án đầu tư có 4/5 thành viên hợp danh biểu quyết nhất trí. Như vậy, quyết định về dự án đầu tư nói trên đã được thông qua.

Hùng có thể đại diện cho công ty ký hợp đồng này. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 176 và Khoản 1 Điều 179 Luật DN 2014, thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty đàm phán và ký kết hợp đồng.

Bài 4

1) DNTN An Phú có trụ sở tại quận Tân Bình, TP HCM, do Nguyễn Văn Quang là chủ DN. Ngày 20/06/2015, doanh nghiệp An Phú ký hợp đồng mua 5 chiếc xe ô tô của công ty TNHH Toàn Thắng có trụ sở tại quận Lê Chân, TP HP. Khi thực hiện hợp đồng công ty Toàn Thắng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì vậy DN An Phú quyết định khởi kiện tại toà án. Hỏi toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên?

2) Đầu năm 2016 do kinh doanh thua lỗ, DN An Phú bị tuyên bố phá sản, 3/2017 Nguyễn Văn Quang muốn thành lập 1 công ty TNHH để tiếp tục kinh doanh. Hỏi anh Quang có thể thành lập DN mới hay không?

Hướng dẫn:

1) Trả lời

Tùy theo mức độ tranh chấp, cũng như thỏa thuận giữa các bên mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nhân dân quận Lê Chân - thành phố HP hoặc tòa kinh tế tòa án nhân dân thành phố HP hoặc tòa án quận Tân Bình – TP.HCM hoặc tòa kinh tế TAND TP.HCM có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

2) Trả lời

Theo Khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014, chủ DNTN không được thành lập DN mới trong thời hạn 3 năm. Thời điểm DN An Phú tuyên bố phá sản đến tháng 3/2017 mới hơn 1 năm, nên anh Quang không được lập doanh nghiệp mới.

Bài 5

Công ty TNHH X có trụ sở tại huyện Thủy Nguyên TP HP gồm 4 thành viên: Quân, Bình, Hùng, và Dũng. Theo ĐLCT Quân là chủ tịch HĐTV, Hùng là giám đốc công ty và là người đại diện trước pháp luật của công ty. Ngày 10/03/2015, Quân đã đại diện cho công ty ký HĐ mua 10 tấn thép của công ty TNHH Y có trụ sở tại quận Đống Đa, HN mà không có sự ủy quyền của Hùng. Hỏi:

1) HĐ do Quân ký kết có hiệu lực pháp luật hay không? Vì sao?

2) Công ty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì phải khởi kiện tại toà án nào? Vì sao?

Trả lời:

1) Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng giao dịch của pháp nhân phải do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó ký kết mới có hiệu lực pháp luật (khoản 1 và khoản 2 điều 134 BLDS2015), các thành viên khác không có quyền đại diện cho công ty, nếu ĐLCT không có quy định khác. Theo tình huống thì Hùng là giám đốc và là đại diện theo pháp luật của công ty nên Hùng mới được phép ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Vì vậy, việc Quân ký kết HĐ mà không có ủy quyền của Hùng là không hợp pháp.

Trường hợp ĐLCT có quy định Chủ tịch HĐTV được đại diện cho công ty để ký một số hợp đồng nhất định (điểm e khoản 2 điều 57 LDN2014), ví dụ hợp đồng mua 10 tấn thép, thì việc chủ tịch HĐTV đại diện công ty để ký kết hợp đồng nêu trên vẫn có hiệu lực. Còn nếu 10 tấn thép có giá trị lớn hơn 50% giá trị của công ty ghi trong BCTC gần nhất (điểm d khoản 2 điều 47 LDN2014) thì phải do HĐTV quyết định, trừ trường hợp ĐLCT quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn.

2) Công ty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì tùy theo mức độ tranh chấp và thỏa thuận giữa các bên mà khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa – TP.HN hoặc tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân thành phố HN hoặc Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng hoặc tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (K1 Đ39BLTTDS2015).

Bài 6

Ngày 10/9/2007 chi nhánh Công ty TM Sông Đông tại HN (công ty Sông Đông có trụ sở chính tại thành phố Hưng Yên, tỉnh HY, chi nhánh công ty đặt tại quận Đống Đa) được sự ủy quyền của công ty đã ký HĐ số 02/HĐ/TPĐ-SL với Công ty TM Tân Bình Minh (trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng, HN) về việc bán 500 chiếc tủ lạnh HITACHI model R-15A4BK, sản xuất tại Thái Lan, đơn giá 3tr/chiếc. Theo HĐ bên mua phải thanh toán đầy đủ trong vòng 1 tháng từ ngày nhận hàng. Ngày 7/11/08, bên bán đã giao đủ hàng cho bên mua, nhưng công ty Tân Bình Minh mới thanh toán 500tr. Ngày 25/3/09 sau nhiều lần khiếu nại không thành, bên bán quyết định khởi kiện.

HỎI:

1) Xác định nguyên đơn, bị đơn trong tình huống trên.

2) Nguyên đơn phải khởi kiện tại cơ quan nào? Vì sao?

3) Yêu cầu của nguyên đơn bao gồm:

- Buộc công ty Tân Bình Minh bồi thường các thiệt hại phát sinh do bên bán phải vay vốn NH để nhập hàng, tính theo lãi suất tiền vay NH là 1% tháng.

- Phạt do vi phạm HĐ là 10% tổng giá trị HĐ là 1,5tỷ x 10% = 150tr.

Nhận xét về yêu cầu của nguyên đơn.

Trả lời:

1. Nguyên đơn: Công ty TM Sông Đông tại HY, Bị đơn: Công ty Tân Bình Minh

2. Nguyên đơn phải khởi kiện tại tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc tòa kinh tế thuộc TANH tỉnh Hưng Yên, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên (Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Các bên cũng có thể khởi kiện tại cơ quan trọng tài mà các bên đã chọn nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài.

3. Nhận xét:

- Bồi thường thiệt hại do thanh toán chậm: tính số tiền chậm trả x số ngày chậm trả x với lãi suất, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

- Phạt vi phạm HĐ: Công ty TM Sông Đông chỉ có quyền phạt vi phạm đối với công ty Tân Bình Minh nếu các bên đã có thỏa thuận về phạt vi phạm từ trước đó.

Theo quy định của Luật TM 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ HĐ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm (Đ301 LTM2005).

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Tân Bình Minh đã thanh toán 500tr. Phần công ty Tân Bình Minh chưa thanh toán còn lại là 1 tỷ.

Như vậy, mức phạt vi phạm tối đa nguyên đơn có thể đưa ra là: 1 tỷ x 8% = 80 triệu

Bài 6a

Ngày 10/3/2000 công ty TNHH Sao Mai (bên A) chuyên kinh doanh may mặc ký hợp đồng kinh tế số 52/HĐKT bán cho DNTN thương mại Minh Phương (bên B) số lượng 1000 tấn gạo chất lượng rõ ràng theo thoả thuận. Trị giá hợp đồng là 4 tỷ VNĐ. Hai bên thoả thuận hàng sẽ được giao vào các ngày từ 20 đến 25 tháng 4 tại kho chính của DNTN thương mại Minh Phương đồng thời bên B phải ứng trước cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp đồng vào ngày 16/3.

Mặc dù đã ứng trước cho CTTNHH Sao Mai. Nhưng do giá gạo có chiều hướng xuống giá. DNTN thương mại Minh Phương đã đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã ký với công ty TNHH. Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bố số tiền đã ứng và số lãi suất theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Công ty TNHH Sao Mai đã không chấp nhận yêu cầu của DNTN thương mại Minh Phương và làm đơn khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời đòi phạt bội ước 400 triệu đồng.

Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh chị hãy trả lời:

1. Yêu cầu của các bên có đúng không? vì sao?

Mức phạt vi phạm hoặc tổng các mức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thương mại không vượt quá 8% giá trị bị vi phạm (Đ301 LTM2005).

2. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết?

3. Hướng giải quyết như thế nào?

Bài 7

Công ty TNHH Phương Nam (trụ sở chính tại TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã đăng ký thành lập năm 2006 với mức VĐL 1tỷ. Theo bản cam kết góp vốn của các thành viên khi đăng ký thành lập công ty thì tỷ lệ góp vốn như sau: Ông Dũng 300tr, đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty, Bà Mơ 200tr và là chủ tịch HĐTV, Bà Hường 300tr, ông Quân 200tr. ĐLCT hoàn toàn phù hợp với Luật DN 2005. Tháng 3/2007, HĐTV họp để xem xét trách nhiệm của GĐ trong việc điều hành hoạt động công ty không có hiệu quả. Ông Quân và bà Mơ đã bỏ phiếu bãi miễn chức danh giám đốc của ông Dũng và bầu bà Hường làm giám đốc.

HỎI:

1) Nhận xét về quyết định của HĐTV.

2) Do công ty tiếp tục thua lỗ không thanh toán được nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của công ty quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết.

3) Tài sản của công ty Phương Nam chỉ còn đủ trả cho 2/3 số nợ của công ty. Hỏi các thành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty không? Vì sao?

Trả lời:

1. Đầu tiên chúng ta phải xem xét cuộc họp HĐTV có hợp lệ hay không, sau đó mới xem xét quyết định của HĐTV có hợp pháp hay không. Theo K1 Đ51 LDN2005, cuộc họp của HĐTV là hợp lệ khi có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất 75% số vốn của công ty.

Nếu cuộc họp HĐTV thỏa mãn K1 Đ51 LDN2005 thì mới xem xét hiệu lực quyết định của HĐTV. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 52 Luật DN, thì quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận, theo tình huống, số phiếu biểu quyết của ông Quân và bà Mơ chiếm 40%. Số vốn của bà Hường chiếm 30%. Chúng ta có thể chia thành hai trường hợp:

- Trường hợp 1: Bà Hường bỏ phiếu bầu cho chính Bà, thì tỷ lệ chấp thuận là 70% > 65 %. Bà Hường sẽ là giám đốc mới.

- Trường hợp 2: Bà Hường không bỏ phiếu cho chính mình, thì tỷ lệ chấp thuận là 40% < 65%. Quyết định bầu bà Hường không hợp lệ. Vì vậy, quyết định bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng là không đúng.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản là Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa. (Khoản 2 Điều 7 Luật phá sản 2004)

3. Các thành viên không phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty.

Vì theo quy định tại điểm b K1 Đ38 LDN2005, thành viên công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Bài 7a

Tháng 3 năm 2006, công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh M), ký hợp đồng với công ty chuyên chế biến cao su (tỉnh N), mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ VND. Công ty A ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng ngày 1/3/2006, công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá 400 triệu đồng. Số hàng còn lại sẽ được giao tiếp vào đợt hai ngày 10/3/2006.

Đến ngày 25/4/2006, theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hóa không đảm bảo, do vậy công ty A đã từ chối không nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Biết rằng trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận :

- Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 6% trên giá trị hợp đồng bị vi phạm.

- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng, phạt 2% giá trị hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày đầu, 1% cho 10 ngày tiếp theo, tổng số không quá 8%.

- Không thực hiên hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Dựa vào kiến thức lý luận và thực tiễn anh chị hãy cho biết:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? có hiệu lực hay không? vì sao?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

3. Hướng giải quyết như thế nào?

Bài 8

Công ty TNHH An Hải (tỉnh H) ký hợp đồng bán cho DNTN chuyên sửa chữa xe máy Bình Minh (tỉnh Đ) một lô hàng xe máy trị giá 2tỷ VNĐ theo têu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Hàng được giao làm 2 đợt :

Đợt 1: 10/3/2006 số lượng 50 chiếc xe máy

Đợt 2: 25/3/2006 số xe máy còn lại. Số hàng đợt một hai bên đã giao nhận và thanh toán đầy đủ. Số hàng đợt hai bên công ty TNHH An Hải đã không giao hàng theo thoả thuận, lý do vì dây chuyền sản xuất gặp sự cố về mặt kỹ thuật, nên không có hàng giao cho doanh nghiệp như đã thoả thuận và công ty đề nghị doanh nghiệp cho thêm 2 tháng nữa để khắc phục sự cố máy móc. Bên doanh nghiệp chấp nhận và yêu cầu công ty phải giảm giá 5% trên giá trị lô hàng chậm giao. Công ty không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng đó là lỗi khách quan. DNTN Bình Minh đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Bằng kiến thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? Vì sao?

2. Bên nào đúng bên nào sai? vì sao?

3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

4. Hướng giải quyết như thế nào?

Trả lời:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng kinh tế - thương mại, bởi vì nó được ký kết giữa các chủ thể có ĐKKD và mục đích của hợp đồng này là lợi nhuận.

2. Nguyên nhân của tranh chấp trên là sự cố máy móc thiết bị (sự cố về mặt kỹ thuật). Lúc này chúng ta lại xét hai trường hợp: 1). Nếu trong hợp đồng thương mại, hai bên hợp đồng không quy định gì cả hoặc quy định sự cố về máy móc thiết bị không phải là một sự kiện bất khả kháng thì lỗi ở đây thuộc về CTTNHH An Hải, và Công ty An Hải phải bồi thường thiệt hại cho DNTN Bình Minh; 2). Nếu hai bên hợp đồng quy định sự cố máy móc thiết bị là một sự kiện bất khả kháng thì CTTNHH An Hải không có lỗi. Trong trường hợp thứ 2 này, Công ty An Hải được kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không được quá thời gian xảy ra sự cố về máy móc cộng với một thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả (K1 Đ296 LTM2005).

3. DNTN Bình Minh muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì có thể sử dụng hai cách sau:

a. Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết (K1 Đ5 LTTTM2010).

b. Nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc các bên không muốn giải quyết ở trọng tài thì nguyên đơn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh H nơi Công ty An Hải đóng trụ sở chính (K1 Đ35 BLTTDS).

Bài 9

Tháng 3/2006 Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh D) ký hợp đồng với công ty chế biến cao su B (tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng. Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng ngày 1/3/2006 công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá là 400 triệu đồng. Số hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt hai là ngày 10/3/2006.

Đến ngày 25/4/2006 theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hoá không đảm bảo, do vậy từ chối không nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết .

Biết rằng trong hợp đồng các bên có thoả thuận :

- Vi phạm về chất lượng hàng hoá phạt 6% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm

- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày đầu, 1% cho 10 ngày tiếp theo tổng số không qúa 8%.

- Không thực hiện hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Bằng kiến thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? có hiệu lực pháp luật không? vì sao?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

3. Hướng giải quyết như thế nào?

Trả lời:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng kinh tế - thương mại, bởi vì nó được ký kết giữa các chủ thể có ĐKKD và mục đích của hợp đồng này là lợi nhuận.

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực nếu nó tuân thủ các điều kiện (chủ thể, nội dung, ý chí, hình thức).

2. Công ty A muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì có thể sử dụng hai cách sau:

a. Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết.

b. Nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc có thỏa thuận trọng tài nhưng các bên không muốn giải quyết ở trọng tài thì nguyên đơn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh N nơi Công ty B đóng trụ sở chính (K1 Đ35 BLTTDS).

3. Hướng giải quyết: (Đ300 và Đ301 LTM2005)

- Theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định của pháp luật thì công ty B đã vi phạm hai loại lỗi, đó là: 1) Chậm giao hàng; 2) Giao hàng chất lượng không đảm bảo.

- Lô hàng thứ nhất: trị giá 400 triệu đồng; thời gian chậm giao: 55 ngày (từ 1/3/2006 đến 25/4/2006).

+ Phạt về vi phạm chất lượng: 400 x 6%

+ Phạt về vi phạm thời hạn: 400 x 2%

- Lô hàng thứ hai: trị giá 600 triệu đồng; thời gian chậm giao: 46 ngày (từ 10/3/2006 đến 25/4/2006).

+ Phạt về vi phạm chất lượng: 600 x 6%

+ Phạt về vi phạm thời hạn: 600 x 2%

Bài 10:

Ngày 10/3/2000 công ty TNHH Sao Mai (bên A) chuyên kinh doanh may mặc ký hiệp đồng kinh tế số 52/HĐKT bán cho doanh nghiệp tư nhân thuơng mại Minh Hải (bên B) số lượng 1000 tấn gạo với chất lượng rõ ràng theo thảo thuận trị giá hợp đồng là 4 tỷ đồng. Hai bên thoả thuận hàng sẽ được giao từ ngày 20 đến 25 tháng 4 tại kho chính của DNTN thương mại Minh Hải đồng thời bên B phải ứng cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp đồng vào ngày 16/3.

Mặc dù đã ứng tiền theo thoả thuận cho công ty TNHH Sao Mai nhưng do giá gạo có chiều hướng xuống giá. DNTN thương mại đã đề nghị huỷ bỏ hợp đồng đã ký với công ty TNHH. Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và lãi suất theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng công thương Việt Nam.

Công ty TNHH Sao Mai đã không chấp nhận và làm đơn kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời đòi phạt 400 triệu đồng.

Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh chị hãy:

1.Yêu cầu của các bên có đúng không ? tại sao?

2. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết ?

3. Hướng giải quyết như thế nào ?

Trả lời:

1. Hợp đồng mua bán gạo giữa CTTNHH Sao Mai (bên bán) và DNTN Minh Hải (bên mua) được ký kết theo đúng quy định của pháp luật thì dĩ nhiên là có hiệu lực.

- DNTN Minh Hải chỉ được hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi CTTNHH Sao có sự vi phạm hợp đồng là điều kiện của việc hủy bỏ mà hai bên đã thỏa thuận, hoặc hai bên hợp đồng có thỏa thuận rằng việc gạo xuống giá sau khi ký hợp đồng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

- Rõ ràng, cả hai trường hợp trên đều không xảy ra. Việc đề nghị hủy bỏ hợp đồng của DNTN Minh Hải là không có căn cứ pháp luật. (Đ312 LTM2005)

2. CTTNHH Sao Mai muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì có thể sử dụng hai cách sau:

a. Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết.

b. Nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc có thỏa thuận trọng tài nhưng các bên không muốn giải quyết ở trọng tài thì nguyên đơn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh nơi DNTN Minh Hải đóng trụ sở chính (K1 Đ35 BLTTDS).

Bài 11

Xí nghiệp chăn nuôi tỉnh S ký hợp đồng bán cho công ty thực phẩm tổng hợp tỉnh L số lượng 300 con lợn thịt loại 70 kg trở lên để sản xuất thịt hộp xuất khẩu. Giá trị hợp đồng là 400 triệu đồng, theo thoả thuận hàng sẽ được giao vào 1 đợt vào tháng 6/1998 ngày 20/6/1998, theo thoả thuận xí nghiệp chăn nuôi giao hàng cho công ty thực phẩm. Sau khi nhận hàng, bên công ty thực phẩm chỉ thanh toán cho công ty chăn nuôi số tiền là 350 triệu đồng. Số tiền còn lại, công ty không thanh toán với lý do: số tiền này trừ vào khoản thuế bao gồm thuế sát sinh và thuế xuất khẩu số thịt hộp sản xuất từ 300 con lợn kia. Bên công ty đã đưa ra lý do rằng: trong hợp đồng hai bên đã thoả thuận và ghi nhận "bên xí nghiệp phải chịu các chi phí về thuế "

Tháng 12/1998 bên xí nghiệp chăn nuôi đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyên giải quyết.

Hãy cho biết:

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ? vì sao?

2. Cách giải quyết như thế nào ?

Bài 12

UBND thành phố Hà Nội đặt mua 20 bó hoa bằng đá quý và kim cương từ một doanh nghiệp Malai. Doanh nghiệp Malai chuyển hàng. UBND TP Hà Nội chuyển 1/2 tiền nhưng sau đó từ chối chuyển tiếp vì lý do hàng kém chất lượng. Doanh nghiệp Malai kiện UBND. TAND TP Hà Nội bác đơn kiện vì UBND TP Hà Nội được miễn trừ tư pháp.

1. Việc làm của TAND Hà Nội đúng hay sai?

2. Làm gì để buộc TAND chấp nhận đơn kiện?

3. Giả sử doanh nghiệp Malai đã được thụ lý đơn và thắng kiện, theo đó UBND phải bồi thường nhưng UBND từ chối bồi thường với lý do tài sản bồi thường là tài sản nhà nước. Cơ sở pháp lý để bắt UBND bồi thường?

Ý kiến của các bạn thế nào?

Trả lời:

1. Việc làm của UBND thành phố Hà Nội là sai.

2. Bởi vì, ở đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự (có yếu tố nước ngoài). Cho nên TAND thành phố Hà Nội có trách nhiệm thụ lý để giải quyết.

3. Trong quan hệ dân sự thì Nhà nước cũng là một chủ thể, nhưng là chủ thể đặc biệt. Cho nên, khi có vi phạm nghĩa vụ dân sự thì phải bồi thường.

Bài 13

CTTNHH A có 4 thành viên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử. Do tình hình kinh doanh và thị trường có nhiều biến động. HĐTV công ty quyết định tổ chức lại công ty. Anh (chị) hãy cho biết các khả năng tổ chức của công ty A? Cách tổ chức lại? Địa vị pháp lý của công ty A sau khi tổ chức lại? Quyền và nghĩa vụ của công ty A và các công ty mới sau khi tổ chức lại (không cần nêu thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp).

Trả lời:

Các khả năng tổ chức lại công ty:

- Chia công ty

- Tách công ty

- Hợp nhất công ty

- Sáp nhập công ty

- Chuyển đổi thành CTCP

- Giải thể công ty

Bài 14

Công ty TNHH Toàn Thắng có VĐL 100tr đồng do thành viên góp vốn là các ông A, B, C, D, E. Số vốn góp của từng ông như sau "ô. A góp: 35tr, ô. B góp: 25tr, ô. C góp: 20tr, ô. D góp 15tr, ô. E góp 5tr hỏi có trường hợp nào chỉ 2 trong số 5 ông có thể quyết định bán chiếc ô tô có trị giá 50tr của công ty bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp lần thứ nhất không? Nếu không giải thích tại sao? Nếu có thì nêu từng trường hợp?

Trả lời:

- Trong 5 người góp vốn nêu trên có hai người góp số lượng vốn lớn nhất là ông A góp 35tr và ông B góp 25tr. Tổng số vốn góp của cả hai người này là 60tr, chiếm 60% VĐL.

- Theo K1 Đ51 LDN2005, cuộc họp của HĐTV lần thứ nhất được coi là hợp lệ khi có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất 75% VĐL.

- Như vậy, để cuộc họp HĐTV lần thứ nhất hợp lệ, ngoài việc tham gia của ông A và ông B thì cần có thêm ông D (góp 15tr) mới đủ tối thiểu 75% VĐL.

- Khi ông A và ông B bỏ phiếu để quyết định bán xe ô tô trị giá 50tr đồng thì tỷ lệ biểu quyết sẽ là (60/75) x 100% = 80%. Tỷ lệ này là đủ để quyết định bán xe của hai ông A và B là hợp pháp. Bởi vì theo theo Đb, K2, Đ52 LDN2005 thì đối với việc bán tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% VĐL thì phải được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận.

Bài 15

Thân, Tý, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. VĐL đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân góp 400 triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu.

Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch HĐTV, Tý làm Tổng giám đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty.

Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có năng lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Tý và bổ nhiệm Thìn là Tổng giám đốc mới.

Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tý đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.

Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và khởi kiện Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh.

Những vấn đề đặt ra:

1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH?

2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên?

3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?

4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên?

Bài 16

Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300 triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty.

Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc công ty.

Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.

Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan ĐKKD, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc nhờ Luật sư tư vấn và Luật sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp đồng mua bán nhà.

Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày 21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi nhà đó trên thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với hợp đồng mua bán nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài sản của công ty chỉ còn khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc.

Những vấn đề đặt ra:

1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không?

2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không phản đối hay không?

3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục ký kết các loại hợp đồng này như thế nào?

4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty có phải bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không?

Bài 17

Doanh nghiệp Nam Thắng là một DNTN do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% VĐL, bà Ngân góp 30% VĐL. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.

Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để hành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.

Những vấn đề đặt ra:

1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?

2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?

3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng VĐL bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là DNNN Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?

Bài 18

Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm 1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây:

1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp.

2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng.

3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới.

Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong từng trường hợp?

Bài 19

Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm này.

- Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD.

- Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của Bộ Văn hoá - thông tin.

Bài 20:

Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một doanh nghiệp phát triển tài năng văn học.

Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể thành lập là loại hình nào?

Bài 21:

Công ty TNHH HB - một DNNN trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh QN và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất mía đường.

- Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo Luật nào?

Hãy tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.

- Có gì khác nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài?

Bài 22:

CTCP Yên Minh nộp hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh TB, nơi công ty đặt trụ sở chính. 15 ngày sau, Phòng ĐKKD tỉnh trả lời yêu cầu ĐKKD của công ty không được chấp nhận vì ngành nghề công ty đăng ký không có trong Danh mục các ngành, nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH&ĐT-TCTK của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê.

Hãy bình luận quyết định của Phòng ĐKKD!

Bài 23:

CTCP Nhà Mới có VĐL là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung, Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty chỉ có một loại cổ phần là CPPT). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế của DNTN PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty, trị giá 600 triệu. Các thành viên tỏ ý nghi ngờ về tính minh bạch của hợp đồng này khi biết chủ doanh nghiệp PK chính là con gái của Trung.

Bạn có bình luận gì về tính hợp pháp của hợp đồng trên?

Bài 24:

CTCP Sao Mai là CTCP nhà nước có trụ sở đóng tại UBND tỉnh QN. Ngày 14/11/2004, HĐQT công ty đã họp và quyết định cách chức Tổng giám đốc của ông Luân (trước đây là cán bộ của Sở Tài chính UBND tỉnh QN, nay đã về hưu) với lý do không có năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Ông Luân phản đối quyết định này của HĐQT và đã khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh QN. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Luân, Chủ tịch UBND tỉnh QN đã có chỉ thị yêu cầu công ty không thi hành quyết định của HĐQT và đề nghị Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công ty để làm rõ vụ việc.

Bạn có nhận xét gì đối với khiếu nại của ông Luân và cách giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh QN?

BÀI TẬP MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ

Bài 25

TÌNH HUỐNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Giả sử năm tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Văn N gửi Hồ sơ ĐKKD tới Phòng ĐKKD tỉnh TN để thành lập DNTN kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Cán bộ Phòng ĐKKD tỉnh TN đã từ chối cấp ĐKKD cho ông N với lý do: Địa điểm kinh doanh gần một số cơ quan quan trọng của Trung ương và theo Điều 2 - Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ thì đây là ngành nghề kinh doanh phải có "Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự" do công an cấp tỉnh cấp mà ông N chưa có giấy này. Cán bộ Phòng yêu cầu ông phải thay đổi địa điểm và bổ sung vào Hồ sơ ĐKKD Giấy xác nhận này thì mới tiến hành đăng kýý kinh doanh.

Ông N đến hỏi bạn tư vấn. Quan điểm của bạn đối với yêu cầu trên của Phòng ĐKKD tỉnh? Nêu rõ căn cứ pháp lý.

Bài 26

TÌNH HUỐNG: GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

Tuấn, Thành, Hưng và Hoàng quyết định thành lập công ty TNHH Thành Hưng, ngành nghề kinh doanh mua bán máy tính và dịch vụ tin học với VĐL là 2 tỷ đồng. Công ty TNHH Thành Hưng được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD trong tháng 7 năm 2006.

Trong bản cam kết góp vốn, Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt, Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình để làm văn phòng giao dịch, được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu vì theo quy hoạch đến cuối năm 2005 sẽ có một con đường lớn mở trước nhà. Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt nhưng lúc đầu góp 300 triệu, phần còn lại khi nào công ty cần thì góp đủ. Hoàng góp bằng giấy xác nhận nợ của công ty Trần Anh có số nợ là 500 triệu với thời hạn trả nợ là 31/12/2006, được các thành viên định giá là 400 triệu.

Đến ngày31/12/2006 công ty Trần Anh chỉ trả đựợc 300 triệu, phần còn lại không đòi được. Mặc cuối năm 2006 con đường đã là xong nhưng do thị trường bất động sản đang "đóng băng" do đó giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động về giá. Đến cuối năm 2006 công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu.

Tháng 3 năm 2007, công ty có lãi ròng 400 triệu đồng. HĐTV họp để chia lợi nhuận. Các thành viên công ty không không thống nhất được với nhau. Họ cho rằng việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp nên đã xảy ra tranh chấp giữa các thành viên.

Với tư cách là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc này bạn hãy cho biết:

1. Việc góp vốn bằng Giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không?

2. Vấn đề định giá tài sản này như thế nào? Việc định giá tài sản cao hơn giá thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được nợ?

3. Trong trường hợp mới góp một phần vốn theo cam kết thì có được chia lợi nhuận theo phần vốn cam kết góp hay không? Tại sao?

Bài 27

TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Một số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Với trình độ chuyên môn của mình và số tiền 300 triệu đồng chủ yếu là vay của cha mẹ và anh em ruột thịt, họ dự định hợp tác thành lập một cơ sở kinh doanh của chính mình.

a. Trường hợp 1: Họ dự định thành lập một cơ sở kinh doanh các mặt hàng sứ và thuỷ tinh xây dựng.

b. Trường hợp 2: Họ dự định thành lập một trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng công trình.

Những sinh viên này muốn bạn tư vấn làm các thủ tục cần thiết để cơ sở kinh doanh của họ có thể được thành lập và tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp.

Bạn có thể giúp đỡ họ được không ?

Nêu rõ căn cứ pháp lý của các lời khuyên của mình?

Bài 28

Công ty TNHH Xây dựng Đông Á có ký một hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng với doanh nghiệp TN Bội Dao do bà Trương Bội Dao đứng tên ĐKKD. Theo hợp đồng Công ty Đông Á nhận xây dựng mới công trình trụ sở làm việc của doanh nghiệp Bội Dao theo phương thức chìa khoá trao tay. Tổng trị giá của hợp đồng là 1,5 tỷ đồng.

Sau khi hợp đồng được ký kết một nhóm thành viên của Công ty Đông Á tỏ ý nghi ngờ về tính vô tư của bản hợp đồng này khi họ được biết: Bà Trương Bội Dao là vợ của một thành viên nắm 10% VĐL của Công ty Đông Á.

Nhóm thành viên này muốn xin ý kiến tư vấn của bạn?

Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình?

Tình huống mình mới học là phân biệt giữa các thành viên được thành lập công ty TNHH, trong đó những người đang làm cấp cao trong cơ quan nhà nước hoặc đang sở hữu công ty hợp doanh thì không được thành lập công ty TNHH, nói chung là phức tạp...... một đống.

VÀI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT

Trường đại học kinh tế và công ty in tài chính kí một hợp đồng. Theo hợp đồng hai bên thoả thuận rằng: Trường đại học kinh tế đặt công ty in tài chính in 50.000 cuốn giáo trình với giá trị của hợp đồng là 100 triệu đồng, công ty in tài chính có nghĩa vụ giao toàn bộ số hàng cho trường đại học kinh tế vào ngày 20/5/2006. Ngày 20/5/2006 Công ty in chỉ giao 25000 cuốn, số còn lại đến ngày 30/8/2006 công ty vẫn chưa giao được cho trường kinh tế.

Trường đại học kinh tế gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại, công ty in không chấp nhận với lý do là: vào thời điểm đó giá giấy tăng cao đột biến nên nhà máy giấy không giao cho công ty in theo hợp đồng đã kí giữa công ty in với nhà máy giấy khiến công ty in vi phạm thời hạn giao hàng.

Dựa vào quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, hãy cho biết:

a. đây là hợp đồng thương mại hay dân sự? vì sao?

b. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

c. Công ty in tài chính có chịu trách nhiệm tài sản đối với trường đại học kinh tế hay không? vì sao?

d. Cách giả quyết cụ thể trường hợp trên?

Bài 30

Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết tại HĐTV trong công ty TNHH

A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập CTTNHH X để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số VĐL là 5 tỷ đồng. Công ty X được Phòng ĐKKD tỉnh K cấp Giấy chứng nhận ĐKKD vào ngày 10/07/2006. Theo ĐLCT được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2 tỷ đồng, B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng. Cũng theo điều lệ thì A làm Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch HĐTV. B làm fó giám đốc công ty, C là kế toán trưởng. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như LDN 2005.

Đầu năm 2007, A với tư cách là Chủ tịch HĐTV đã quyết định triệu tập HĐTV công ty vào ngày 20/01/2007 để thông qua BCTC năm, kế hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007. Giấy mời họp đã được gửi đến tất cả các thành viên trong công ty.

A có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV không? Căn cứ pháp lý?

Do bất đồng trong điều hành công ty với A, nên B đã không tham dự cuộc họp HĐTV.

Việc làm của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó ủy quyền cho A bỏ phiếu cho mình.

D có thể ủy quyền cho A qua điện thoại không? Căn cứ pháp lý?

Ngày 20/01/2007, A và C đã tiến hành cuộc họp HĐTV và đã bỏ fiếu thông qua BCTC hàng năm của công ty, kế hoạch fân chia lợi nhuận 2006và kế hoạch kinh doanh năm 2007.

Cuộc họp trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Sau cuộc họp HĐTV, B đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công ty, phản đối kế hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007 vừa được thông qua. Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên căng thẳng. Trước tình hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp HĐTV vào ngày 10/03/2007 với mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề fát sinh trong công ty, giấy triệu tập này A không gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì B cung không tham dự.

Việc A không gửi giấy triệu tập cho B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Tại cuộc họp của HĐTV, A, C, D đã biểu quyết thông qua việc khai trừ B ra khỏi công ty và giảm số VĐL tương ứng với fần vốn góp của B, và hoàn trả fần vốn này cho B.

Quyết định khai trừ của HĐTV có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp HĐTV ngày 10/03/2007 đã được gửi cho B và gửi lên Fòng ĐKKD tỉnh K. Phòng ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên công ty X để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người trước đây xuống còn 3 người, và giảm VĐL của công ty còn 4 tỷ đồng.

Việc làm của Phòng ĐKKD có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành fố K yêu cầu bác 2 cuộc họp của HĐTV vì không hợp fáp; kiên công ty vì đã khai trừ B, kiện Fòng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi cho Công ty X.

Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?

Bài 31

Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang vào tháng 07 năm 2006, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa với số VĐL là 2 tỷ đồng.

Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một DNTN, còn Công là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Y.

Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% VĐL), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% VĐL) và Công góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% VĐL).

Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch HĐTV. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của LDN.

Việc góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dương làm thành viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được các bên định giá 300 triệu đồng.

Do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.

Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý?

Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những tranh cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh của Công ty.

Không bằng lòng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàng Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi Công ty và đơn phương rút lại chiếc xe ô tô của mình.

Dương có được hưởng khoản lợi nhuận trên không?Vì sao?

Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp luật của Công ty kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệu đồng mà Hồng cho là Dương đã chiếm đọat của Công ty.

Hồng có quyền khới kiện không? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô, 100 triệu tiền nâng cấp xe, và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?

Dương cũng nộp đơn ra tòa kiện rằng Công là nhân viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Y nhưng lại tham gia thành lập và góp vốn vào Công ty TNHH và việc Phòng ĐKKD thành phố Y cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho Công ty TNHH Vinh Quang là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Dương cho rằng Hồng là chủ một DNTN nên không có quyền tham gia sáng lập, góp vốn và điều hành công ty TNHH.

Các thành viên trên có quyền góp vốn vào công ty không? Căn cứ pháp lý?

Tòa án nhân dân Thành phố Y đã thụ lý hồ sơ.

Việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Y có hợp pháp không?

Bài 32

CTCP XYZ là một DNNN cổ phần hóa, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.

Ngày 01 – 09 – 2006, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép chuyển DNNN XYZ thành CTCP XYZ. Ngày 25-09-2006, Công ty triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (ĐHĐCĐ) đầu tiên, 150 cổ đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra HĐQT (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ. Sau đó, ngày 26-09-2006, HĐQT (HĐQT) của Công ty cũng đã nhóm họp và bầu bà A làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty.

1. Cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Ngày 01-11-2006, Phòng ĐKKD thành phố K cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho CTCP XYZ với số VĐL là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15.000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của Công ty.)

2. Việc phát hành cổ phần của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Là DNNN được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng năm Công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả cán bộ, công nhân viên của Công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc họp này, Ban Giám đốc công ty và HĐQT trình bày về tình hình họat động kinh doanh của Công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của Công ty năm tới cũng như trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc.

3. Việc tổ chức cuộc họp tổng kết này có mang tính chất bắt buộc hay không? Nếu chỉ tổ chức cuộc họp trên mà không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ hàng năm có hợp pháp không, căn cứ pháp lý?

Trong quá trình hoạt động từ cuối năm 2006, HĐQT Công ty đã quyết định chia cổ tức 3 lần cho các cổ đông (lần thứ nhất vào tháng 3 – 2007, lần 2 vào tháng 07-2007 và lần 3 vào tháng 3-2008). Đầu năm 2008, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển họat động kinh doanh, HĐQT của Công ty đã quyết định mua các thiết bị máy chuyên dụng phục vụ cho họat động kinh doanh của Công ty trị giá 3,5 tỷ đồng (tổng giá trị tài sản của Công ty thời điểm này theo sổ sách kế toán là 4 tỷ đồng).

4. Các quyết định trên của HĐQT có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng VĐL, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với LDN và thông qua BCTC năm 2007 và kế hoạch kinh năm 2008, CTCP XYZ quyết định triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông thứ hai sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên ngày 25-09-2006).

Do CTCP XYZ có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 08-03-2008, HĐQT của Công ty gửi cho qiản lý trưởng các đơn vị trên thông báo về kế hoạch cuộc họp ĐHĐCĐ và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của ĐHĐCĐ toàn Công ty. Đồng thời, HĐQT cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của Công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 12-03-2008, Công ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc "triệu tập Đại hội đại biểu cổ đông" toàn Công ty ngày 15-03-2008.

5. Việc thông báo về cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT đối với các đại biểu có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15-03-2008, chủ tọa cuộc họp (là chủ tịch HĐQT đã đọc báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng kinh doanh năm 2008, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên.

6. Việc lấy biểu quyết trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, VĐL công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào bán nội bộ cho các cổ đông trong Công ty. Các cổ đông được mua thêm số cổ phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên HĐQT được quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% VĐL).

7. Nghị quyết trên có hợp pháp không? Vì sao?

Bản điều lệ (được cuộc họp ngày 15-03-2008 thông qua) có một số điểm sửa đổi. Điều 17 Điều lệ quy định: "ĐHĐCĐ hoặc Đại hội đại biểu Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP XYZ". Điều 20 của Điều lệ quy định: "Trong trường hợp Công ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đông thì cổ đông sỡ hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% VĐL là đại biểu đương nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% VĐL để cử người đi họp". Điều 23 điều lệ quy định: "Tiêu chuẩn của thành viên HĐQT là phải sở hữu 6% tổng số VĐL trở lên".

8. Các quy định của bản điều lệ trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Do bất đồng với HĐQT trong điều hành, quản lý Công ty, không đồng ý với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10 cổ đông của CTCP XYZ đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân thành phố K kiện HĐQT CTCP XYZ.

Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử.

9. TAND thành phố K có thẩm quyền thụ lý vụ án không? Căn cứ pháp lý?

Bài 33

CTCP XYZ được thành lập ngày 20-07-2006 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bảy doanh nghiệp góp cổ phần và tổng số cổ phần của 7 doanh nghiệp đó chiếm 80% tổng số VĐL của CTCP XYZ. 20% VĐL còn lại do người lao động trong Công ty nắm giữ. Tổng công ty A là DNNN có số vốn cổ phần lớn nhất, nắm 51% tổng số cổ phần của CTCP XYZ.

HĐQT của Công ty XYZ có 7 thành viên, trong đó Tổng công ty A có 2 đại diện thành viên trong HĐQT. Một trong 2 người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty A, ông B giữ chức Giám đốc Công ty. Người còn lại là bà C giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty. Điều lệ CTCP XYZ quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc Công ty phải là thành viên HĐQT.

Quy định trên của ĐLCT XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Ngày 15-12-2006, HĐQT Tổng công ty A ra quyết định về việc ông B không còn là người trực tiếp quản lý phần vốn cho Tổng công ty A tại CTCP XYZ và không còn giữ các chức danh thành viên HĐQT, Giám đốc CTCP XYZ nữa. Trong quyết định này, HĐQT Tổng công ty A quyết định điều động ông E đang làm việc tại Tổng Công ty A (không phải trong lĩnh vực bảo hiểm) sang giữ chức Giám đốc và thành viên HĐQT thay cho ông B.

Các quyết định trên của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Một số thành viên HĐQT của CTCP XYZ không nhất trí với quyết định này mà yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng quan trị của CTCP XYZ để bầu chọn. Do thấy khả năng chỉ có được ý kiến ủng hộ của 3 thành viên trong HĐQT của CTCP XYZ nên HĐQT của Tổng công ty A ra quyết định cử thêm ông H (thuộc Tổng Công ty A) tham gia HĐQT, đại diện phần vốn của Tổng Công ty A tại CTCP XYZ vì cho rằng Tổng công ty A nắm đến 51% VĐL của CTCP XYZ , do vậy cần phải có số phiếu biểu quyết tương ứng trong HĐQT.

Quyết định cử ông H của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Bà C, Chủ tịch HĐQT đã ra quyết định triệu tập cuộc họp HĐQT của CTCP XYZ vào ngày 26-01-2007 để chính thức hóa các quyết định trên và chuẩn bị triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến nên chỉ 5 thành viên HĐQT cũ, ông E và ông H tham dự cuộc họp ngày 26-01-2007 do bà C chủ tọa.

Việc ông....không tham dự cuộc họp có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Ba trên năm thành viên HĐQT dự họp đã đồng ý thông qua quyết định chính thức bãi miễn chức Giám đốc và thành viên HĐQT của ông B. Các thành viên HĐQT ra quyết định bổ nhiệm ông E giữ chức giám đốc và là thành viên HĐQT thay cho ông B, kết nạp thêm một thành viên HĐQT mới là ông H. HĐQT cũng ra quyết định triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 10-05-2002 để thông qua ĐLCT sửa đổi.

Các quyết định trên của HĐQT công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Cho rằng các quyết định trên là không hợp pháp, ông B đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân về quyết định của HĐQT Tổng công ty A, quyết định của HĐQT CTCP XYZ ngày 26-03-2007.

Việc khởi kiện của ông B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Bài 34

CTCP XYZ vốn là DNNN trực thuộc Bộ Y, đã được cổ phần hóa, họat động theo luật Công ty từ năm 2004. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là khai thác và chế biến khoáng sản. Sau khi LDN ra đời, Công ty đã tiến hành sửa đổi Điều lệ phù hợp với LDN và đã được ĐHĐCĐ của Công ty thông qua ngày 10-7-2006. Theo điều lệ mới của Công ty thì số VĐL 3,5 tỷ đồng, chia làm 35.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá 100.000 đồng). Vốn của Nhà nước trong Công ty chiếm 25% tổng số cổ phần. 15% tổng số cổ phần được bán cho người ngoài Công ty , còn 60% tổng số cổ phần còn lại do người lao động trong Công ty mua.

HĐQT của Công ty có 9 người. HĐQT đã bầu ông N làm chủ tịch HĐQT, ông T làm Giám đốc công ty. BKS của Công ty có 3 người do bà P làm trưởng ban.

Từ tháng 08 năm 2006, do mâu thuẫn trong nội bộ của công ty, cụ thể là trong chính HĐQT nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Một số thành viên HĐQT đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty phải từ chức. Ngày 19-09-2006, các thành viên trong HĐQT có văn bản yêu cầu Chủ tịch HĐQT phải triệu tập cuộc họp HĐQT để tiến hành các cải cách cần thiết nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và bầu thêm 2 phó chủ tịch HĐQT Công ty.

Các thành viên trong HĐQT có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp, và bầu thêm 2 phó chủ tịch HĐQT không?

Không nhất trí với các vấn đề trên, Chủ tịch HĐQT của Công ty đã từ chối triệu tập cuộc họp HĐQT . Ngày 23-10-2006, các thành viên HĐQT và BKS tiếp tục có văn bản yêu cầu Chủ tịch HĐQT triệu tập cuộc họp HĐQT Công ty.

Ngày 26-12-2006, BKS và các thành viên trong HĐQT CTCP XYZ gửi giấy mời họp đến tất cả các thành viên trong HĐQT và BKS của Công ty và đã tự nhóm họp HĐQT. Có 7 thành viên trong HĐQT tham dự, Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty không tham dự.

Việc Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty không tham dự có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Tại cuộc họp HĐQT ngày 26-12-2006 này, các thành viên tham dự đã hoàn toàn nhất trí ra quyết định bãi miễn Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty cũ, bầu ra Chủ tịch HĐQT mới là ông L, Giám đốc Công ty mới là bà H. HĐQT cũng đưa ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường của Công ty vào ngày 29-12-2006.

Các quyết định của HĐQT trong trường hợp trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Ngày 29-12-2006, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường đã được tiến hành với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 1/2 tổng số cổ phần của Công ty, ĐHĐCĐ đã thông qua nghị quyết chấp hành quyết định của HĐQT về việc miễn nhiệm chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty mới, thông qua quyết định sửa đổi Điều lệ của Công ty, theo đó bổ sung thêm hai Phó chủ tịch HĐQT.

Các quyết định trên của ĐHĐCĐ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Không đồng ý với các quyết định trên và cho rằng các quyết định đó là bất hợp pháp, Chủ tịch HĐQT cũ Công ty và Giám đốc cũ Công ty là các ông N, T đã không tiến hành các thủ tục bàn giao cho Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty mới, giữ lại con dấu của Công ty.

Việc không bàn giao này có hợp pháp hay không? Căn cứ pháp lý?

Ông N cho rằng quyết định trên của các thành viên HĐQT và ĐHĐCĐ là không hợp pháp vì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc cũ của Công ty hoàn toàn không vi phạm pháp luật, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, Công ty liên tục tăng trưởng và bản thân các thành viên HĐQT cũng không thể chứng minh được bất cứ vi phạm gì của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc làm thiệt hại đến Công ty. Ông T thì cho rằng cuộc họp Hội đồng Công ty vi phạm LDN, do vậy, không hợp pháp và không có giá trị thi hành .

Các căn cứ mà ông N và ông T nêu ra hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Ông L đã nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K, kiện đòi ông N là Chủ tịch HĐQT và ông T là Giám đốc Công ty cũ phải hoàn trả con dấu cho Công ty.

Ông L có quyền khởi kiện không? Căn cứ pháp lý?

Ông N cũng nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K yêu cầu không công nhận kết quả của cuộc họp HĐQT ngày 26-12-2006, cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 29-12-2006 vì cho rằng hai cuộc họp trên được tiến hành một cách không hợp pháp.

Căn cứ ông N đưa ra hợp lý không? Vì sao?

Bài 35

Ngày 20-01-2007, CTCP XYZ tiến hành họp ĐHĐƯợCĐ. Cuộc họp được triệu tập và tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của ĐLCT, LDN, có số cổ đông đại diện cho 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự (theo điều lệ của CTCP XYZ thì cuộc họp ĐHĐƯợCĐ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dư).

Sau một ngày làm việc, tới 8.00h tối ĐHĐƯợCĐ đã bầu chọn được 4 thành viên HĐQT trong tổng số 5 thành viên, 2 thành viên BKS trong tổng số 3 thành viên. Tất cả các quyết định này đã được thông qua một cách hợp pháp. Mặc dù họp chưa xong nhưng vì điều kiện đã quá muộn, ĐHĐƯợCĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27-01-2007.

Sau 7 ngày, vào 9.00h sáng ngày 27-01-2007, ĐHĐƯợCĐ của CTCP XYZ mới họp tiếp. Tại cuộc họp này, một cổ đông của Công ty (chiếm 15% tổng số cổ phần có biểu quyết của Công ty) đã đề nghị bổ dung một nội dung mới vào cuộc họp nhưng Chủ tịch HĐQT không chấp nhận với lý do đề nghị đó không phù hợp với thủ tục quy định tại ĐLCT và LDN.

Sau khi kiến nghị bị từ chối, 10 cổ đông của Công ty đã bỏ về, do đó, số cổ đông đại diện cho số cổ phần tại cuộc họp chỉ còn 55,6% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty.

Đại hội đồng Công ty tiếp tục họp, bầu bổ sung các thành viên còn lại của Hội đồng cổ đông về việc phê chuẩn các thành viên bổ sung của HĐQT và BKS đã được 95% tổng số phiếu biểu quyết của những cổ đông dự họp còn lại thông qua. Tuy nhiên, nếu tính theo danh sách cổ đông tham dự cuộc họp từ ngày đầu thì Nghị quyết trên chỉ chiếm 52% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua.

Cho rằng Nghị quyết của ĐHĐCĐ là không hợp lệ vì cuộc họp ĐHĐCĐ dự họp theo quy định tại Điều lệ, số cổ đông bỏ về đã nộp đơn kiện lên Tòa án Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh T, đề nghị hủy bỏ Nghị quyết này của ĐHĐCĐ và không chấp nhận danh sách bầu bổ sung.

Câu hỏi:

1. Cuộc họp ngày 27/1/2007 có hợp pháp không?

2. Việc kiến nghị nội dung cuộc họp có hợp lệ không? Căn cứ pháp lý?

3. Việc từ chối kiến nghị có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

4. Quyết định bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Câu 36

CTCP XYZ là DNNN được cổ phần hóa. Ngày 10-01-1999, Ủy ban nhân dân thành phố A ra quyết định cho phép chuyển DNNN XYZ thành CTCP XYZ. Ngày 15-04-1999, Công ty tiến hành cuộc họp ĐHĐƯợCĐ để thông qua ĐLCT. Theo điều lệ, HĐQT của Công ty gồm 5 người, do ông Nguyễn Văn Trung làm Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty. BKS của Công ty gồm 2 người, do và Trần Thị Lý làm Trưởng ban.

Ngày 22-05-1999, Ủy ban nhân dân thành phố Q ra quyết định phê chuẩn "việc chuyển đổi DNNN XYZ thành CTCP XYZ". Điều 1 Quyết định này ghi rõ số VĐL của Công ty là 5,5 tỷ đồng, toàn bộ số cổ phần được bán cho người lao động trong Công ty. Ngày 20-06-1999, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Q đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho CTCP XYZ, theo đó, Công ty có số VĐL 5,5 tỷ đồng, chia thành 55.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000đồng.

Sau khi Công ty đi vào hoạt động được một thời gian, một số thành viên trong Công ty đã tiến hành chuyển nhượng một phần cổ phiếu của mình cho người khác. Cụ thể, từ tháng 10-1999 đến tháng 12-1999, có 12 trường hợp chuyển nhượng cổ phần của thành viên HĐQT. Từ tháng 01 – 2000 đến tháng 04 -2000 có 20 trường hợp chuyển nhượng cổ phần, 15 trường hợp cổ đông Công ty chuyển nhượng cho người ngoài Công ty và 5 trường hợp các thành viên HĐQT chuyển nhượng trong nội bộ công ty. Tất cả 32 hợp đồng chuyển nhượng nêu trên đều được Chủ tịch HĐQT Công ty ký xác nhận.

Tháng 03-2001, một số cổ đông đã chuyển nhượng cổ phiếu nộp đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành phố Q yêu cầu tuyên bố hủy 32 hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của Công ty trong năm 1999 và năm 2000 vì cho rằng các trường hợp chuyển nhượng này không hợp pháp.

Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Q đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử.

Anh, chị hãy giải quyết tình huống trên?

Bài tập hợp đồng kinh doanh, thương mại

Bài 37

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (trụ sở chính tại thành phố Hà Nội) có ngành nghề kinh doanh là: Mua bán hàng tư liệu sản xuất, hàng tư liệu tiêu dùng; phụ tùng ô tô xe máy các loại; đại lý mua bán, lý gửi hàng hoá.

Tổng công ty da giày Việt Nam là một DNNN có trụ sở chính tại Hà Nội. Chi nhánh của Tổng công ty đặt tại TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận ĐKKD là: sản xuất giày dép và các sản phẩm bằng da, giả da, nhựa, cao su; hàng dệt may; hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng khác; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đầu năm 2006, công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (gọi tắt là Bên mua) do ông Nguyễn Trọng Hiển - Giám đốc công ty làm đại diện và Chi nhánh Tổng công ty da giày Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bên bán) do bà Vũ Ngân Giang - Giám đốc chi nhánh làm đại diện (theo giấy uỷ quyền số 369/TCT-DGVN ngày 10/4/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty da giày Việt Nam ) ký kết hợp đồng mua bán số 001/LX. Hợp đồng có nhiều điều khoản cụ thể, trong đó đáng lưu ý các nội dung quan trọng sau đây:

1. Bên bán bán cho bên mua một lô hàng gồm 20 loại phụ tùng của xe tải IFA - W50 (có phụ lục chi tiết kèm theo); hàng được sản xuất công nghiệp tại Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ), hàng mới 100%.

2. Giá cả từng loại phụ tùng được quy định chi tiết trong phụ lục kèm theo hợp đồng và được tính theo giá đô-la Mỹ. Tổng giá trị hợp đồng là 300.000 đô-la Mỹ; hàng được phép giao nhiều đợt, trong đó đợt giao hàng đầu tiên trị giá 100.000 đô-la Mỹ.

3. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên mua phải ứng trước 25.000 đô-la Mỹ. Số tiền hàng còn lại phải thanh toán đầy đủ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày giao hàng. Nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, bên mua phải chịu phạt 0,1% một ngày chậm thanh toán.

4. Địa điểm giao hàng là cảng Hải Phòng; khi hàng đến cảng Hải Phòng, bên bán làm lệnh giao hàng cho bên mua kèm bộ chứng từ hoàn hảo để bên mua thanh toán tiền và nhận hàng.

5. Ngày giao hàng cụ thể sẽ được bên bán thông báo cho bên mua trước 5 ngày, tính đến ngày giao hàng.

6. Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải nộp khoản tiền phạt hợp đồng là 10% giá trị hợp đồng; các bên không được viện dẫn bất kỳ lý do nào, kể cả lý do bất khả kháng để miễn trách nhiệm tài sản.

7. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hoà giải được với nhau sẽ được giải quyết tại TAND TP.HCM.

1. Xác định chủ thể của hợp đồng nói trên?

2. Hợp đồng trên đã có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật chưa?

3. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên? Nêu nguyên tắc áp dụng các văn bản đó?

4. Có điều khoản nào của văn bản trái với quy định pháp luật hiện hành hay không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng

Thực hiện hợp đồng, ngày 20/4/2006 công ty Việt Đức đã chuyển số tiền 450 triệu đồng (tương đương 25.000 USD vào tài khoản của Chi nhánh). Ngày 29/5/2006, số phụ tùng của đợt giao hàng đầu tiên theo sự thoả thuận của các bên đã về cảng Hải Phòng. Đại diện công ty TNHH Việt Đức kiểm tra hàng và cho rằng hàng không đúng chất lượng và nguồn gốc xuất xứ theo như đã thoả thuận tại hợp đồng số 01/LX. Các bên thống nhất mời giám định. Kết luận giám định khẳng định trong số 20 loại phụ tùng chỉ có một loại phụ tùng là bi-tê-côn (trị giá theo hợp đồng là 5.000 USD) là do Đức sản xuất và là hàng mới 100%; còn các loại phụ tùng còn lại không do Đức sản xuất.

Sau khi có kết luận giám định, bên mua yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng số 01/LX; buộc bên bán phải trả lại số tiền đã thanh toán trước và bồi thường các thiệt hại phát sinh. Bên bán không chấp nhận và yêu cầu bên mua phải nhận hàng.

5. Bên mua có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng trên hay không? Tại sao?

6. Trường hợp bên mua đơn phương hủy bỏ hợp đồng nói trên thì có thể yêu cầu bên bán bồi thường các thiệt hại phát sinh hay không?

Trong quá trình giải quyết sự vi phạm hợp đồng. Bên bán có công văn cho bên mua giải thích lý do giao hàng sai chất lượng xuất phát từ sự vi phạm hợp đồng ngoại thương của bạn hàng nước ngoài là công ty AUTONIO và đề nghị giải quyết theo hướng: chờ kết quả giám định của Vinacontrol; nếu hàng hoá được chứng minh là hàng có xuất xứ từ Đức thì bên mua nhận hàng và thanh toán số tiền còn lại; trường hợp hàng hoá được xác định không đúng như quy định của hợp đồng, bên mua và bên bán sẽ phối hợp khiếu nại và làm thủ tục giao trả hành cho công ty AUTONIO.

7. Công ty AUTONIO có vi phạm hợp đồng không? Nếu có, thì đó có phải là căn cứ miễn giảm trách nhiệm tài sản cho bên bán hay không?

Do các bên không thống nhất được cách giải quyết, công ty TNHH Việt Đức muốn kiện bên bán ra Toà án với các yêu cầu sau:

1. Huỷ hợp đồng mua bán số 001/LX.

2. Buộc Tổng công ty da giày Việt Nam hoàn trả số tiền đã thanh toán trước là 450 triệu đồng và số tiền lãi trên số tiền đã thanh toán trước (tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn) là 20 triệu đồng.

3. Phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng là: 10% x 300.000 USD = 30.000 USD, tính tương đương tiền đồng Việt Nam .

4. Bồi thường thiệt hại là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (có đầy đủ chứng cứ chứng minh) là 425 triệu đồng.

5. Các chi phí khác là 12 triệu đồng (chi phí luật sư 2 triệu đồng; chi phí vé máy bay đi lại, tiền ăn ở trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp là 10 triệu đồng).

8. Những yêu cầu nào của Việt Đức có thể được đáp ứng? Nêu lý do vì sao lại đáp ứng các yêu cầu đó?

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Bài 38

Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu, có trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản xuất nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. TÍnh đến cuối năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:

Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.

Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng

Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh toán cho N số nợ trên. Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng hóa

Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm

Nợ DNTN K 600 triệu đồng không có bảo đảm

Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu

Nợ lương công nhân 450 triệu

Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty A.

1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?

2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty X? Căn cứ pháp lý?

3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với công ty A hay không? Căn cứ pháp lý? Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp lý?

4. Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp, tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như sau:

- Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu

- Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu

- A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền

- Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A hay cho A vay để thanh toán nợ

- A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu

- Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ

5. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa? Căn cứ pháp lý?

6. Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì quyết định này đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?

7. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì? Căn cứ pháp lý?

8. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá sản A hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 3 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và Incombank), chi phí phá sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?

Bài Tập luật Kinh tế

Bài 39

A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, VĐL là 5 tỷ đồng, A góp 800 triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của CTCP TM (đối tác tiềm năng của công ty X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1.2 tỷ đồng; C góp vốn bằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá 1.5 tỷ đồng do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá trị hiện tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng 1.5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu. Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm chủ tịch HĐTV. Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp, phần vốn góp của C cao hơn giá trị thực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu đồng. Vụ tranh chấp này được khởi kiện tại tòa? Tòa án xử lý thế nào? Được biết công ty TM đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được 50% còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?

Bất ngờ ghê gớm. Nhiều người biết Luật quá nên ...Mia sung sướng. Nhìn smallphuthuy quen quen... Hỏi khí không phải smallphuthuy học trường nào í??? Có học Luật không?

Còn về tình huống này, Mia hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của smallphuthuy. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết thôi. Các thành viên góp chưa đủ vốn sẽ chẳng bao giờ góp đủ số vốn nữa cả. Không đơn giản đâu nhé. Người ta cứ trầy bửa ... chả làm được giề cả. Vậy giải quyết thế nào?

Nhân tiện, Mia cũng xin đưa ra một tình huống, mọi người xem và giải đáp giúp Mia nhé.

Công ty A có đại diện pháp luật là ông Giám đốc Nguyễn Văn B - đứng tên chủ tài khoản của CT A tại ngân hàng XYZ. Ông B muốn ủy quyền cho ông C - một người ngoài công ty sử dụng đại diện cho mình sử dụng tài khoản của CT A trong trường hợp ông B vắng mặt. Liệu có được không? Căn cứ pháp lý nào cho phép?

Bài 40

Dương, Thành, Chung và Hải quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương (TBD), ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu với số VĐL 5 tỷ VNĐ. Công ty TNHH TBD đã được cấp giấy chứng nhận DKKD vào 07/2006.

Trong thỏa thuận góp vốn, các thành viên thỏa thuận rằng Dương góp 800 triệu VNĐ bằng tiền mặt (chiếm 16% VĐL).

Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ (Một đối tác tiềm năng mà các bên dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu của công ty TBD và Thành có mối quen biết rất chặt chẽ), tống số tiền trong giấy nhận nợ là 1 tỷ 300 triệu VNĐ, được các bên nhất trí định giá là 1 tỷ 200 triệu VNĐ (chiếm 24% VĐL).

Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá 1 tỷ 500 triệu VNĐ (chiếm 30% VĐL) do tin chắc rằng trong thời gian tới con đường trước ngôi nhà đó sẽ được mở rộng, mặc dù theo mặt bằng giá cả hiện tại thì trị giá ngôi nhà chỉ khoảng 700 triệu VNĐ.

Hải góp vốn 1 tỷ 500 triệu VNĐ bằng tiền mặt (chiếm 30% VĐL) nhưng lúc đầu mới chỉ góp 500 triệu, 1 tỷ còn lại các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp.

Trong điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Thành giữ chức vụ giám đốc. Hải giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV. Người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự LDN.

Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu VNĐ. HĐTV của công ty tiến hành họp và quyết định phân chia số lợi nhuận này cho các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên trong công ty không thống nhất được về thể thức chia. Thành cho rằng do Hải chưa góp đủ vốn (mới chỉ 500 triệu / 1 tỷ 500 triệu VNĐ vốn cam kết) nên tỷ lệ chia lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp của Hải là 500 triệu. Hải không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của Thành bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp, phần vốn góp của Trung cao hơn giá trị thực tế của ngôi nhà nên Trung chỉ được chia trên tổng số vốn thực góp là 700 triệu đồng.

Hải nộp đơn kiện ra tòa đòi phần lợi nhuận mà Hải cho rằng mình đáng được hưởng là 50% trên tổng số lợi nhuận là 800 triệu. Căn cứ mà Hải đưa ra là vốn góp của Thành không hợp pháp, phần vốn góp của Trung chỉ hợp pháp 1 phần. Việc góp vốn của Thành là không phù hợp với quy định PL, Thành chỉ được chia lợi nhuận khi đã bồi thường cho công ty TBD 1/2 số nợ còn lại không đòi được (trong khoản nợ 1,3 tỷ) của công ty Thành Mỹ, vì hiện giờ công ty Thành Mỹ đang tiến hành thủ tục phá sản DN và hầu như công ty TNHH TBD không có khả năng để đòi lại 1/2 số nợ còn lại đó. Ngoài ra trong đơn kiện, Hải còn cho rằng việc góp vốn của Trung chỉ là 700 triệu VNĐ tại thời điểm góp vốn.

Ngược lại, trong đơn trình bày với tòa, Thành cho rằng Hải chỉ được hưởng phần lợi nhuân trên 500 triệu vốn mà thực tế Hải góp và yêu cầu Hải phải góp tiếp 1 tỷ còn lại.

Câu hỏi:

1) Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp không ?

2) Vấn đề giả định giá tài sản góp vốn như thế nào ?

3) Nếu TBD không đòi được nợ của Thành Mỹ thì giải quyết thế nào về phần góp vốn của Thành ?

4) Việc các bên dự tính giá cả tài sản tăng để định giá TS cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có phù hợp không ?

5) Trường hợp thực tế Hải mới góp 1 phần vốn thì có được chia lợi nhuận trên cả phần vốn góp cam kết hay không ?

Bài 41

Công ty TNHH Việt Tiến được thành lập tháng 1 năm 2006 với phần vốn góp bằng nhau của 10 thành viên. Ông Trần Bình là một trong số 10 thành viên góp vốn đồng thời là Giám đốc Công ty. ĐLCT Việt Tiến không có điều khoản quy định người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Ngày 1-14-2006 ông Trần Bình bị chết trong một tai nạn giao thông nên không có di chúc để lại. Vợ ông Trần Bình do bị di chứng của tai biến mạch máu não nên hiện tại đang không đi lại được và phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày. Ông Trần An là người con duy nhất của ông Trần Bình hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư của Bộ N.

- Theo LDN hiện hành của Nhà nước ta Công ty Việt Tiến có các phương án xử lý thế nào đối với phần vốn góp của ông Trần Bình?

- Trong mỗi phương án xử lý ấy Việt Tiến phải làm các thủ tục gì trong nội bộ cũng như đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo cho Công ty hoạt động bình thường và đúng pháp luật?

Bài 42

CTCP BH được chủ tịch UBND tỉnh TN cấp giấy phép thành lập tháng 2 năm 1998 theo quy định của Luật Công ty do Quốc hội thông qua ngày 21-12-1990. HĐQT Công ty họp tháng 8/2006 đã thông qua Nghị quyết bãi miễn chức vụ Chủ tịch HĐQT và tư cách thành viên HĐQT của bà Lê do những sai phạm của bà trong quá trình thực hiện chức trách của mình trong công ty. Bà Lê phản đối Nghị quyết này và đã làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh TN.

Trên cơ sở khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh TN đã có chỉ thị yêu cầu Công ty B dừng thi hành Nghị quyết vừa được thông qua đồng thời đề nghị Thanh tra của tỉnh tiến hành tranh tra hoạt động của công ty để có kết luận về vấn đề này.

Bình luận của bạn đối với:

- Khiếu nại của Bà Lê?

- Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh TN?

Bài 43

TỪ CHỖ KHÔNG CHÍNH DANH... ĐẾN CHUYỆN "CỐC MÒ CÒ XƠI"

Công ty TNHH Phương Nam đã đăng ký thành lập tháng 1-2006 với mức VĐL là 1 tỷ đồng. Theo bản cam kết góp vốn của các thành viên khi đăng ký thành lập Công ty thì tỷ lệ góp vốn của các thành viên như sau:

- Ông Nguyễn Công Tuần góp 100 triệu đồng ( chiếm 10% ) đồng thời là Giám đốc Công ty;

- Bà Trần Thị Hợp góp 700 triệu đồng (chiếm 70% );

- Bà Lê Thị Hường góp 200 triệu đồng (chiếm 20% );

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của Công ty mới chỉ có ông Tuần và bà Hợp là đã góp đầy đủ vốn như đã cam kết, bà Hường hoàn toàn chưa góp một chút nào. Giải thích về việc này ông Tuần cho biết: Theo quy định của Luật Công ty năm 2005, khi thành lập công ty TNHH, thì các thành viên phải góp đủ vốn theo cam kết. Chính vì vậy các thành viên đã cố ý dựng lên một danh sách các thành viên đã góp vốn đầy đủ để đáp ứng các điều kiện nêu trên với mong muốn doanh nghiệp sớm được thành lập .

Tháng 12-2006 Công ty tiến hành phân chia lợi nhuận của hai năm đầu hoạt động. Tổng số lợi nhuận được chia là 175 triệu đồng. Và đến lúc này đã nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên về quyền được chia lợi nhuận của bà Lê Thị Hường.

Hiện có ba quan điểm xử lý khác nhau về vấn đề này:

- Thứ nhất: Bà Hường vẫn được quyền chia lợi nhuận như các thành thành viên khác vì bà đã là thành viên đầy đủ của Công ty;

- Thứ hai: Bà Hường không thể được chia lợi nhuận trong đợt này vì số vốn mà công ty đưa vào kinh doanh trong hai năm vừa qua và đã tạo ra số lợi nhuận này không hề có vốn góp của bà Hường, và không thể có chuyện"cốc mò cò xơi" được.

- Thứ ba: Bà Hường vẫn được quyền chia lợi nhuận như các thành viên khác nhưng Công ty phải khấu trừ lại 200 triệu đồng coi như bà Hường thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết khi thành lập công ty.

Yêu cầu:

a- Hãy đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình thành lập công ty Phương Nam?

b- Trên cơ sở bình luận các phương án phân chia lợi nhuận hai năm đầu hoạt động của Công ty Phương Nam hãy đưa ra phương án của bạn và tính số lợi nhuận mà mỗi thành viên được chia ?

Bài 44

Giả sử tháng 12 năm 2005, Gia đình bạn dự định mua của Công ty Kinh doanh nhà DT- Tp. Hà Nội một căn hộ tầng 10 thuộc chung cư đang xây dựng tại khu đô thị YH Hà nội để ở. Trong dự thảo hợp đồng Công ty DT đưa ra có một điều khoản như sau:

" Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài kinh tế Tp. Hà Nội"

Bạn có đồng ý với điều khoản này trong dự thảo hợp đồng không? Vì sao?

Bài 45

Công ty TNHH An Phú có trụ sở chính tại Quận Lê Chân, Thành phố Hải phòng. CTCP Phước Vĩnh có trụ sở chính tại thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Phước Vĩnh có ký hợp đồng mua lại của An Phú ngôi nhà tại phố Thái Hà, Quận Đóng đa, thành phố Hà Nội làm văn phòng đại diện. Sau khi nhận nhà Công ty Phước Vĩnh không làm thủ tục trước bạ được vì bên bán không thể giao đủ các hồ sơ hợp lệ về sở hữu nhà nên đòi huỷ hợp đồng mua bán này. Công ty An Phú không chấp nhận vì cho rằng việc mua bán đã hoàn tất. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Phước Vĩnh phải gửi đến:

- Toà kinh tế Toà án nhân dân Thành Hải phòng?

- Toà kinh tế Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội?

- Một trong hai Toà trên theo sự lựa chọn của Công ty Phước Vĩnh?

Bạn đồng ý với câu trả lời nào? Vì sao? Vì sao bạn không đồng ý với các câu trả lời còn lại?

Bài 46

DNTN A có ĐKKD trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa, có ký một hợp đồng với B là.........................

Theo hợp đồng hai bên thoả thuận:

- ..........................

- ..........................

- ..........................

............................

Hãy điền theo mẫu trên những sự kiện nào đó để có:

a- Một thí dụ về hợp đồng giữa A và B là hợp đồng mua bán hàng hóa?

b- Một thí dụ về hợp đồng giữa A và B là hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp)?

c- Một thí dụ về hợp đồng giữa A vă B là hợp đồng lao động?

d- Một thí dụ về hợp đồng giữa A vă B là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Nêu rõ căn cứ cho các lập luận của mình?

Bài 47

Công ty gốm sứ Đông Việt (trụ sở chính tại Huyện A tỉnh Bình Dương) thông qua một Chi nhánh tại TP Nha Trang ký một hợp đồng bán cho Công ty Xây lắp điện 4 là một DNNN có trụ sở chính tại TP Nha Trang tỉnh Khánh Hoà) một lô hàng sứ cách điện trị giá 120 triệu đồng. Hàng đã giao hết theo hợp đồng tại công trình của Công ty Xây lắp điện 4 ở Thị xã Plâycu tỉnh Gia Lai. Công ty Xây lắp điện 4 cho rằng chất lượng của sứ cách điện là không đảm bảo như cam kết trong hợp đồng. Đã 3 tháng kể từ khi phát sinh sự việc và sau nhiều lần thương lượng không được, Công ty Xây lắp điện 4 quyết định khởi kiện.

a. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Xây lắp điện 4 có thể gửi tới những cơ quan tài phán nào? Vì sao?

b. Nếu Công ty Xây lắp điện 4 không tán thành phán quyết của cơ quan tài phán này thì cơ quan tài phán nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm? Vì sao?

ý

Bài 48

Ông Lê Văn T là thợ cơ khí bậc 6 trong một DNNN đã nghỉ hưu. Nay ông muốn tận dụng tay nghề chuyên môn của mình để lập một cơ sở sản xuất, gia công một số chi tiết cho xe gắn máy. Để có thể tạo được sản phẩm có chất lượng cao ông Lê Văn T dự định nhập một số máy của Thái lan và tuyển khoảng 11 thợ chuyên môn có tay nghề cao đủ khả năng làm việc với các máy móc này.

- Ông Lê Văn T muốn bạn hướng dẫn làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh của mình. Bạn có thể giúp đỡ ông Lê Văn T được không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lời khuyên của mình.

- Lời khuyên của bạn có gì khác không nếu phương án kinh doanh mà ông Lê Văn T dự định sẽ chỉ là tận dụng tay nghề chuyên môn, sức lao động nhàn rỗi của mình, của vợ con cũng như diện tích nhà ở hiện có để mở cửa hàng sản xuất và kinh doanh mặt hàng này?

Bài 49

Công ty TNHH HM, trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh, đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực: Xây dựng dân dụng và tư vấn, thiết kế công trình. Hiện tại HM có một Văn phòng tư vấn thiết kế công trình đặt tại hoạt động với tư cách một chi nhánh của Công ty tại Hải phòng. CTCP HA, trụ sở chính tại Tp. Hà Nội, đăng ký hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực vật liệu xây dựng. HA có một chi nhánh của Công ty tại Hải phòng. Nay HM và HA muốn nhập hai chi nhánh này thành một doanh nghiệp độc lập.

a- HM và HA có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy được không? Vì sao?

b- Nếu thành lập được thì cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp này được xác lập như thế nào? Dựa trên căn cứ pháp lý nào?

Bài 50

Bên mua A ( quốc tịch Bỉ ).

Bên bán B ( quốc tịch Bỉ ).

Hai bên ký hợp đồng: B cung cấp cho A 150.000 đôi giày nữ trong thời hạn 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 của năm).

Trong ngày hôm đó, B ký 1 hợp đồng theo điều khoản y hệt (trừ điều khoản về giá) với công ty thương mại C (của Rumani). Theo đó C sẽ cung cấp cùng một lượng giày cho B.

Khi thực hiên hợp đồng giữa A và B, A không nhận được hàng theo quy cách phẩm chất và theo thời hạn đã thõa thuận trong hợp đồng (có tới 45000/127000 đôi giày bị lỗi và giao chậm). Do đó A đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Những khoản lợi nhuận bị mất do không thực hiện được hợp đồng đã ký với khách hàng.

Sự giảm sút về uy tín thương mại do thất tín với khách hàng quen thuộc. A cung cấp các số liệu về việc kinh doanh với các khách hàng quen thuộc trong hai năm liền trước khi xảy ra vi phạm hợp đồng của B cho thấy ½ khách hàng này đã từ chối tiếp tục làm ăn với A.

B lý giải việc vi phạm hợp đồng với A là do C giao hàng chậm và không đúng quy cách, vì thế là một trở ngại không thể vượt qua của B. Nhân đó B cũng kiện C vì đã vi phạm hợp đồng.

A cho rằng, trên cơ sở trách nhiệm của người ủy thác B phải chịu trách nhiệm của mình về lỗi của người cung cấp C. Hơn nữa theo thông lệ lỗi của người cung cấp không thể coi là một yếu tố bất khả kháng.

câu 1: B có nằm trong truơng hợp bất khả kháng không.

câu 2: giả sử B vi phạm hợp đồng thì B có phải bồi thường thiệt hại cho A không

Bài 51

An, Bình, Chương, Dung cùng nhau thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh thủy sản với VĐL 1 tỷ đồng. Trong đó, An góp 200 triệu tiền mặt, Bình góp một ô tô được các bên định giá là 200 triệu, Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh được các bên định giá là 500 triệu, Dung góp 100 triệu tiền mặt.

Theo Điều lệ, Chương làm Chủ tịch HĐTV, Bình làm Giám đốc, An làm Phó giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sau 1 năm hoạt động, giữa Bình và Chương xảy ra mâu thuẫn. Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người có nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế.

Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa của công ty Phương Đông, lại là người đại diện theo pháp luật của công ty, Bình ký 1 hợp đồng vay 700 triệu với công ty Trường Xuân (tổng gái trị tài sản của công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,3 tỷ) và khi công ty Trường Xuân chuyển số tiền trên cho công ty Phương Đông, Bình lập tức chuyển số tiền vào tài khoản của mình.

Chương nộp đơn kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình hoàn trả lại số tiền 700 triệu và bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho công ty.

Công ty Trường Xuân kiện công ty Phương Đông ra tòa yêu cầu công ty Phương Đông hoàn trả 700 triệu và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Tòa Kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh thụ lý hồ sơ.

Câu hỏi:

1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng hay sai? Vì sao?

2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực? vì sao?

3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?

Bài 52

Vương, Hùng, Thu góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh gas, khí đốt với VĐL 5 tỷ đồng. Trong đó, Vương góp 1 tỷ tiền mặt, Hùng góp 3 tỷ gồm mặt bằng, nhà xưởng được các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ tiền mặt, Thu góp 1 tỷ tiền mặt.

Theo Điều lệ, Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch HĐTV và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sau khi được cấp GCNĐKKD, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã nhượng lại phần vốn góp cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch HĐTV, là người đại diện theo pháp luật của công ty và cũng là người góp nhiều vốn nhất nên đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành viên còn lại. Hùng lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Hùng vừa ký tên với tư cách là người chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng có công chứng nhà nước.

Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến lúc này thì giữa các thành viên phát sinh mâu thuẫn. Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu sang cho công ty. Đồng thời, Vương yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của Hùng cho Liên là bất hợp pháp.

Hùng kiện lại, không thừa nhận phần vốn góp của Vương vì cho rằng chưa có chứng cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty.

Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây dựng với công ty xây dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên đứng tên trên hợp đồng. Ngoài ra, Hùng có toàn bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cấp. Hùng cho rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.

Vương cho rằng mình cũng đã góp đủ 1 tỷ đồng, bằng chứng là tờ Phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn đã nộp.

Câu hỏi:

1. Việc Hùng chuuển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là đúng hay sai? Vì sao?

2. Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa? Vì sao?

3. Bạn hãy tư vấn cho công ty để có thể giải quyết các mâu thuẫn nêu trên.

Bài 2 Câu hỏi:

1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời: Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An là sai vì chương chỉ nắm 50% quyền biểu quyết nên chưa thể đưa ra quyết định cắt chức Bình (chỉ khi > 50 %)

2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực? vì sao?

Trả lời: Do hợp đồng Bình ký ở đây chưa được thông báo cho HĐTV và ở đây

Bình có sự gian dối...HĐTV chưa thông qua quyết định ký hợp đồng nên hợp đồng Bình ký này chưa có hiệu lực

3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?

Trả lời: Bình sẽ là người thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại

Bài 3 Câu hỏi:

1. Việc Hùng chuyển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời: Sai....."Theo mục 2 điều 44 LDN 2005 "thì chỉ được chuyển nhượng lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời gian 30 ngày từ ngày ra bán

2. Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa? Vì sao?

Vương chưa hoàn thành góp vốn vào công ty vì Vương chưa nêu ra đường bằng chứng của việc đã góp vốn vào công ty bằng giấy chứng nhận vốn góp mà chỉ có phiếu thu do Vương tự chứng nhận

Hùng đã hoàn thành

Bài 53

Hải, Hồng, Công thành lập doanh nghệp là hợp pháp. Vì chủ DNTN không thể là chủ DNTN khác, thành viên của CTHD. Nhưng có tể là chủ của các hình thức doanh nghiệp khác. Hải là nhân viên công ty TNHH khác thì khỏi bàn, dĩ nhiên anh ta đủ quyền trở thành thành viên công ty TNHH khác. Còn Trường thì có thể là thành viên của công ty TNHH được, miên là anh ta không trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp.

Dương dĩ nhiên đã là thành viên của công ty TNHH đó, mặc dù có thể anh ta chưa góp vốn vào. Nhưng anh ta phải có nghĩa vụ góp vốn vào.

Cách xử lý tranh chấp: Chủ sở hữu thực sự của xe là D. Tuy vậy nếu có thỏa thuận giửa Dương và công ty về việc chuyển quyền sử dụng cho công tymà chưa hết hạn hợp đồng thì việc giữ xe của Dương là sai luật, công ty có quyền đòi lại xe để tiếp tục sử dụng. Hành vi giữ tiền của Dương là trái pháp luật, Dương phải có nghĩa vụ trả lại tiền cho công ty còn khoản 100 triệu mà công ty đã nâng cấp cho xe, công ty có thể đòi lại từ Dương dựa trên phần sửa chửa cơ bản, còn phần sửa chửa thông thường (phát sinh trong quá trình sử dụng) công ty phải chịu .....

1. CTCP Company được thành lập năm 2005 dựa trên cơ sở vốn góp của A, B , C, D. (Trong đó C làm giám đốc, C được đại diện pháp lý cho công ty Comany). 2/2006 C đại diện công ty ký hợp đồng với E .

Tháng 6/2006 C và D bán toàn bộ cổ phần của mình trong công ty Comany cho A và B.

2/2007 cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể với công ty Company vì lý do không đủ thành viên theo qui định .

Tháng 2/2007 thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng A và B không chấp nhận với lý do hợp đồng do C ký. (Bây giờ C ra khỏi của công ty Company). Hơn nữa công ty đã bị buộc phải giải thể nên không thể thực hiện lao động .

Hỏi việc từ chối thực hiện hợp đồng của A và B đúng hay sai. Giải thích?

Bài 54

Chủ đề: Đòi chia lợi nhuận công ty

"Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0.5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lý tình huống này thế nào?"

Trong trường hợp này, A và B sẽ họp lại (họp HĐTV) và chia lợi nhuận hay là để lại theo điểm G, khoản 2 điều 47 LDN:

"g) Thông qua BCTC hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;"

Như vậy, với tỉ lệ vốn 99,5% của A thì A có thể quyết chia hay k chia lợi nhuận cho B theo điều 47 và điều 52 LDN.

Ở đây vấn đề đặt ra là Công ty TNHH có 2 thành viên. Việc A mượn tên B để tham gia thành lập doanh nghiệp và ghi phần vốn góp của B là 0,5% VĐL. ở đây có 2 vấn đề:

1. Theo LDN thì tư cách của A và B là các thành viên góp vốn, việc phân chia lợi nhuận theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp trên cơ sở tỷ lệ phần vốn.

2. Việc B tham gia danh nghĩa 0,5% VĐL thì sau khi được phân chia lợi nhuận sẽ xử lý với Bên A theo quan hệ dân sự.

Trường hợp đưa ra tranh chấp thì do đây là một giao dịch giả tạo, Bên B chỉ đứng tên danh nghĩa, bản chất là phần vốn góp của Bên A nên việc thành lập Công ty TNHH là không đảm bảo điều kiện -> chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.

Bài 55

CTCP x bị mở thủ tục phá sản. Các khoản nợ gồm:

- Nợ A 1,5 tỉ , bảo đảm bằng tài sản trị giá 2 tỉ.

- Nợ B 0.5 tỉ.

- Nợ người lao động 0,4 tỉ

- Nợ C 0,6 tỉ.

- Nợ D 2 tỉ, có bảo đảm bằng tài sản trị giá 1 tỉ.

- Nợ E 0,3 tỉ.

- Nợ F 0,1 tỉ.

Hãy thanh toán các khoản nợ trên theo quy định của luật phá sản. Biết chi phí phá sản là 0,2 tỉ, tài sản còn lại của doanh nghiệp là 5,4 tỉ kể cả tài sản bảo đảm.

Bài 56

Ông A là một doanh nhân muốn mở một công ty chuyên về "Dạy Vợ", nhưng trong điều khoản của Luật kinh tế không có quy định nào về việc kinh doanh này, hãy bình luận ý kiến trên.

Bài 57

Ông A, ông B, bà C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X. Trong đó ông A góp 20%, ông B 50% và bà C 30% VĐL công ty. Các thành viên thỏa thuận: ông B giữ chức giám đốc, ông A và bà C cùng giữ chức phó GĐ của công ty X.

Kết thúc năm tài chính 2002, lợi nhuận còn lại để chia cho các thành viên là 300 triệu đồng. Ông B GD công ty đã quyết định phân chia cho ông A 40tr, bà B 90tr và ông B 170tr. Ông A không chấp nhận việc phân chia như trên nên đã phản đối việc bà C bán nửa phần hùn của bà cho bạn của bà là bà D, mặc dù ông B cũng đồng ý về việc chuyển nhượng này.

Vì ông A đã nhiều lần vi phạm ĐLCT, ông B quyết định cách chức phó GĐ của ông A và phạt ông A bằng cách khấu trừ 10% phần hùn của ông A trong công ty đưa vào quỹ dự trữ bắt buộc.

Yêu cầu: Những sự kiện xảy ra trong tình huống có phù hợp với luật DN 2005 không?

Bài 58

Ngày 20/6/2007, Công ty cổ phần Phương Nam (CTCP PN) tiến hành họp ĐHĐCĐ (ĐHĐCĐ). Cuộc họp tiến hành đúng theo trình tự thủ tục theo quy định của ĐLCT, luật DN, số cổ đông (CĐ) đại diện cho 90% số cổ phần (CP) có quyền biểu quyết tham dự (theo ĐLCT thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số CĐ đại diện cho ít nhất 65% tổng số CP có quyền biểu quyết tham dự).

Tới 20h cùng ngày, ĐHĐCĐ đã bầu chọn được 4 thành viên HĐQT trong số 5 thành viên và 2 thành viên BKS trong số 3 thành viên. Các quyết định này được thông qua hợp pháp. Mặc dù hợp chưa xong nhưng vì đã quá muộn nên ĐHĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27/06/2007.

Sau 7 ngày, cuộc họp được tiếp tục. Tại cuộc họp, một số CĐ của công ty (chiếm 15% tổng số CP có quyền biểu quyết của công ty) đã đề nghị bổ sung một số nội dung mới vào cuộc họp nhưng Chủ tịch HĐQT (người điều khiển cuộc họp) đã không chấp nhận với lý do đề nghị đó không phù hợp với thủ tục quy định của ĐLCT và Luật DN. Kiến nghị bị từ chối nên 15 CĐ của công ty đã bỏ về, do đó số CĐ đại diện cho số CP tại cuộc họp chỉ còn 55,6% tổng số CP có quyền biểu quyết trong công ty.

ĐHĐCĐ tiếp tục họp, bầu các thành viên còn lại vào HĐQT và BKS. Nghị định của ĐHĐCĐ về việc phê chuẩn các thành viên bổ sung của HĐQT và BKS đã được 95% tổng số phiếu biểu quyết của những CĐ còn lại thông qua. Nhưng nếu tính đến danh sách CĐ tham dự thì nghị quyết trên chỉ chiếm 52% tổng số CP có quyền biểu quyết thông qua.

Cho rằng nghị quyết trên của ĐHĐCĐ là không hợp lệ vì cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 27/05/2007 được tiến hành không hợp pháp, không đủ CĐ theo điều lệ, số CĐ bỏ về đã nộp đơn kiện lên Tòa Kinh tế TAND tỉnh K, đề nghị hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ và không chấp nhận danh sách bổ sung.

Căn cứ vào những quy định của luật DN 2005, hãy cho biết:

1. Việc từ chối ý kiến bổ sung tại cuộc họp ngày 27/06/2007 của chủ tịch HĐQT CTCP PN có căn cứ pháp lý không? Tại sao?

2. Nghị quyết của ĐHĐ CĐ ngày 27/06/2007 có hợp pháp không? Tại sao?

Bài 59

Do gặp khó khăn trong việc quản lý điều hành DN của mình nên ông Bình (chủ DNTN) đã kí hợp đông thuê ông Hà làm GĐ quản lý và điều hành DN, hợp đồng được kí vào ngày 1/3/2006. Ông Hà được hưởng 20% lợi nhuận DNTN.

Ngày 20/03 ông Hà kí hợp đồng với Công ty TNHH X mua 1 lô hàng trị giá 100tr đồng cho DN nói trên. Hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán vào ngày 10/04/2006. Ngày 05/4/2006 ông Bình đã hủy HĐ thuê ông Hà làm GD DNTN vì cho rằng ông Hà đã vi phạm một số cam kết trong HĐ.

Ngày 10/04/2006 đại diện Công ty TNHH X đến gặp ông Hà thanh toán số tiền nói trên, Ông Hà không chịu thanh toán với lý do: ông chỉ là người làm thuê cho ông Bình. Sau đó đại diện công ty X đến yêu cầu ông Bình nhưng ông Bình cũng không chịu thanh toán với lý do: HĐ đó là do ông Hà kí kết mà không hỏi ý kiến của ông.

Ngày 30/10/2006 ông Bình làm đơn xin giải thể DNTN của mình. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi đã tiến hành các thủ tục theo đúng luận định đã chấp nhận đơn xin giải thể của ông Bình. Được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận ông Bình đã tiến hành giải thể DNTN của mình. Một tg sau, bà Thanh - một chủ nợ, đến đòi ông Bình 500tr mà ông nợ bà trước khi giải thể vì ông Bình giải thể bà đang đi nước ngoài vắng.

Hỏi:

1. Ai có trách nhiệm thanh toán số tiền 100tr của công ty TNHH X? Tại sao?.

2. Ông Bình có phải trả cho bà Thanh 500tr không? tại sao?.

Bài 60

A, B, C cung góp vốn thành lập CTTNHH X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Theo Giấy chứng nhận ĐKKD thì phần vốn góp của các bên vào VĐL được xác định như sau:

* A góp bằng một căn nhà tại Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% VĐL. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

* B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% VĐL.

* C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% VĐL.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong LDN 2005. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch HĐTV, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý? Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

Với lý do B có nhiều sai fạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch HĐTV và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và yêu cầu B bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty. Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc công ty.

Các quyết định của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó có hợp đồng vay trị giá 500 triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn thì BCTC của công ty cho thấy giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của mình và dùng vào mục đích cá nhân. B có quyền giữ lại con dấu của công ty, và hoạt động với danh nghĩa của công ty không? B có quyền ký kết hợp đồng nói trên không? Căn cứ pháp lý?

Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B fải hoàn trả khoản tiền 300 triệu đồng.

A có quyền khởi kiện B không? Căn cứ pháp lý?

Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu cầu công ty X phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Y đã cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do vi phạm hợp đồng.

a. ĐLCT X không quy định, căn cứ LDN, với tổng tỷ lệ vốn góp và 60%, B và C không thể đơn phương quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐTV mà không được sự chấp thuận của A. (Điều 52 LDN, tỷ lệ thông qua quyết định của HĐTV là >= 65% (hoặc 75%) tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận (giả thiết rằng các cuộc họp của HĐTV đề có sự tham gia của A)). Do vậy mong muốn của B và C về việc thay thế Chủ tịch HĐTV là không thể thực hiện được nếu không được A đồng ý.

b. Như anh DucDang đã lưu ý rằng tòa án cũng sẽ cân nhắc một số khía cạnh khác để xác định hợp đồng vay ký trong trường hợp này có vô hiệu không. Căn cứ pháp lý để tòa án căn cứ xem xét là Điều 145 Bộ Luật Dân sự. Bạn xem luật nhé.

Bài 61

2. Xin được bàn thêm.

Mình rất đồng ý với ý kiến của anh vinafins rằng hầu hết các đối tác tham gia khi hình thành doanh nghiệp đều chỉ nhìn hoạt động đầu tư, triển khai kinh doanh... theo chiều xuôi mà không tính theo chiều ngược lại. Mình cũng rất tán đồng với bài viết của bạn sinh viên luật QGHN về Công ty TNHH hai thành viên. Do vừa mang tính đối nhân, lại vừa mang tính đối vốn, vừa là chủ sở hữu, vừa tham gia điều hành Công ty nên bất đồng và xung đột giữa các thành viên rất dễ phát sinh. Nếu không có sự thống nhất trước về cơ chế để giải quyết bất đồng, xung đột, vấn đề này sẽ trở thành lực cản cho hoạt động và sự phát triển của công ty. Dưới đây là một tình huống thực tế mà mình đã gặp, xin nêu ra cho mọi người tham khảo:

Công ty TNHH Z thành lập năm 2005, gồm 2 thành viên là D (80% vốn) và E (20% vốn)

D là Chủ tịch HĐTV còn E là Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật của Công ty.

Năm 2008, do không thống nhất về vấn đề phân chia lợi ích trong công ty, D và E dẫn đến bất đồng và mâu thuẫn. D cho rằng với tỷ lệ sở hữu vốn 80%, mình có thể đơn phương quyết định tất cả các vấn đề của Công ty mà không cần sự đồng ý của E. Do không có "tiếng nói" trong HĐTV, E đã dùng một "vũ khí" khác là chữ ký của người đại diện pháp luật để đối trọng với D. Và như thế mọi hoạt động của Công ty đều bị ngưng trệ. Nhận thấy được sức mạnh của "vũ khí" mà E sử dụng, D với danh nghĩa của HĐTV thông qua quyết định thay đổi ngừơi đại diện theo pháp luật và tiến hành làm hồ sơ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (Sở KHĐT). Tuy nhiên, khổ một nỗi, trong hồ sơ đăng ký, sở KHĐT yêu cầu bắt buộc phải có chủ ký của E (người đại diện theo pháp luật cũ) trong bản thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Bài 62

Ba cá nhân A,B,C đứng ra thành lập CTHD, đều là thành viên hợp danh. Sau một năm kể từ ngày cấp giấy ĐKKD. Thành viên A đăng ký thành lập một DNTN. Khi biết điều này, thành viên B và C quyết định khai trừ A ra khỏi công ty nhưng A phản đối cho rằng quyết định của B và C là không đúng với LDN 2005. Vậy anh, chị nào hay cho em biết ý kiến về sự việc trên?

Theo mình là thế này:

- Theo K1,Đ133-LDN2005 thì thành viên hợp danh không có quyền thành lập danh nghiệp tư nhân trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại.

- Theo K3,Đ135-LDN 2005 thì việc quyết định khai trừ thành viên phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Mà đây chỉ có B và C đồng ý (do đó chỉ có 2/3 thành viên hợp danh đồng ý).

Vậy:

1) A không được thành lập danh nghiệp tư nhân

2) B và C không có quyền khai trừ A ra khỏi công ty (trừ trường hợp ĐLCT không có quy định một tỷ lệ khác)

Bài 63

Ngày 24/6/2005 công ty Y bán đấu giá cổ phần ra bên ngòa, ông A đã mua được 61% só cổ phần, tương đương với 2 tỉ 14 triệu đồng. kết quả bán đấu giá này được UBND tỉnh X ra quyết định chấp thuận, đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X cũng công nhận ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ngay sau khi mua được cổ phần cuả công ty Y thì ông A, và bà B, bà C đã kí một biên bản thỏa thuận góp vốn mỗi người là 671 triệu đồng (bằng 1/3 số cổ phần ông A đã trúng thầu) để cùng nhau hưởng lợi theo tỉ lệ khi công ty làm ăn có lãi.

Ngày 11/10/2005 đại hội cổ đông của công ty đã thông qua Điều lệ, phương thức sản xuất kinh doanh và bầu các thành viên HĐQT (HĐQT). Sau đó HĐQT của công ty đã bầu ông A giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc Quá trình kinh doanh, ông A bổ nhiệm bà B và bà C giữ chức vụ kế toán trưởng và thủ quỹ của công ty. Và để hợp thức tư cách cổ đông, bà B và bà C đã yêu cầu ông A chuyển nhượng CPPT như đã cam kết. Ông A đồng ý và kí quyết định chuyển nhượng. Nhưng tại cuộc họp ngày 17/1/2007, HĐQT của công ty Y, với sự tham dự của 5 thành viên, Chiếm 100%, đã bỏ phiếu không đồng ý cho ông A chuyển nhượng cổ phần (4/4 phiếu không đồng ý, ông A không được quyền tham gia bỏ phiếu vì liên quan đến việc chuyện nhượng cổ phần của chính ông ta). Quyết định không chấp thuận chuyển nhượng cổ phần này do phó tổng giám đốc kí tên.

Trên thực tế từ khi được bổ nhiệm làm kế toán trưởng và thủ quỹ của công ty, bà B và bà C đã có nhiều khúc mắc với ông A trong kinh doanh nên ông A cũng không chấp nhận chuyển nhượng cổ phần của mình cho 2 bà này như đã cam kết nữa. nhiều lần ông A bàn bacj để trả lại số tiền góp trước đây và xin chịu theo lãi suất ngân hàng hoặc tính toán trên cơ sở lợi nhuận của công ty trong qua trình kinh doanh, nhưng bà B và bà C k đồng ý.

Ngày 20/6/2007, công ty Y đã tiến hành Đại hội cổ đông thường niên. tại đại hội bà B và bà C và 1 số người được đại diện ủy quyền khác đòi ông A phải chuyển nhượng cổ phần trong khi ông A k muốn. Số người này đã gây rối nên buộc ông A phải hoãn cuộc họp. Cho đến ngày 20/7/2007 ông A đã tiếp tục triệu tập đại hội nhưng số người này vẫn tiếp tục quậy phá buộc công ty phải áp dụng 1 số biện pháp an ninh như thuê vệ sĩ để bảo vệ đại hội. Đến 14 h cùng ngày đại hội không thông qua được chương trình làm việc, vì vậy với tư cách là chủ tọa đại hội, ông A phải tạm hoãn đại hội để giả quyết tranh chấp với bà B và bà C. Sau khi ông A ra về, lợi dụng tình thế ấy, bà B và bà C đã họp nhóm cổ đông còn lại bầu ra HĐQT mới, bãi nhiệm tư cách tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT đối với ông A.

Ngày 23/7/2007 khoảng 40 người do ông phó tổng giám đốc và bà B, C đến trụ sở công ty yêu cầu nhân viên trong các phòng làm việc mang tư trang ra khỏi các phòng làm việc và niêm phong các phòng làm việc lại, sau đó phá khóa phòng làm việc của ông A, chiếm giữ con dấu, giấy chứng nhận đang kí kinh doanh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty cùng 1 số giáy tờ quan trọng khác.

Do lấy được con dấu và giấy ĐKKD, bà B và bà C đã đến phòng ĐKKD tỉnh yêu cầu đổi nội dung ddawng kí kinh doanh cho công ty Y, với yêu cầu cho bà B giữ chức danh chủ tịch HĐQT thay thế ông A. nhưng phòng đăng kí không chấp thuận vì hồ sơ chưa hợp lệ. cùng với 1 số kiến nghị khác, nh ng nhân danh HĐQT của công ty và 1 số cổ đông, ng đại diện theo ủy quyền của cổ đông đã nhiều lần đến sở kế hoạch và đầu tư ép phòng ĐKKD đăng kí cho bà B là ng đại diện theo pháp luật của công ty.

theo anh/ chị thì thỏa thận của ông A và bà B,C về việc góp vến mỗi người 671 triệu để cùng nhau hưởng lợi theo tỉ lệ khi công ty làm ăn có lãi là 1 hợp đồng góp vốn hay 1 hợp đồng vay nợ? tại sao?

Căn cứ vào tình tiết và diễn biến của vụ việc thì bà B và bà C có quyền yêu cầu ông A nhượng cho mỗi người 1/3 tổng số CPPT do ông A sỏ hữu như đã cam kết hay không? vì sao?

Phiên họp HĐQT của công ty Y vào ngày 17/1/2007 về việc k đồng ý cho ông A chuyển nhượng cổ phần cho bà B và bà C có đúng thẩm quyền k? tại sao?.

Việc hoãn phiên họp thường niên từ ngày 20/6 sang ngày 20/7 có đúng với quy định của LDN 2005 hay không? Vì sao?

Vào ngày 20/7 sau khi ông A đã quyết định hoãn phiên họp đại hội cổ dông lần 2 do đại hội không thông qua được chương trình làm việc và ra về, thì việc bà B và bà C đã họp số cổ đông còn lại bầu ra HĐQT mới bãi nhiệm chức danh của ông A có hợp pháp không? Vì sao?.

Bài 64

Công ty Toàn Thắng gửi 1 thư chào mua tới Công ty Toàn Phát. Khi chào mua đó chưa được chuyển tới tay của Công ty Toàn Phát thì Giám đốc Công ty Toàn Thắng gọi điện tới văn phòng của công ty Toàn Phát đề nghị thay đổi về điều khoản giá cả hợp đồng. Gặp thư kí của công ty Toàn Phát. Thư ký hứa sẽ báo ngay lên Giám Đốc công ty nhưng quên mất. Khi nhận được chào mua của công ty Toàn Thắng gửi tới. Giám đốc Toàn Phát lập tức trả lời chấp nhận chào hàng và gửi lại cho Toàn Thắng nhưng công ty Toàn Thắng không có tín hiệu gì phản hồi.

a. Có quan hệ hợp đồng giữa Toàn Thắng và Toàn Phát không?

b. Toàn Thắng có phải bồi thường không?

Bài 65

Một doanh nghiệp VN kí hợp đồng mua 1 dây chuyền SX của nước ngoài với giá 295000USD. Trong hợp đồng ghi là bên bán cử chuyên gia sang Việt Nam lắp ráp dây chuyền và huấn luyện sử dụng cho công nhân của doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận dây chuyền. Ngày 21/1/2008 bên VN nhận dây chuyền và thông báo cho bên bán biết và đề nghị cử chuyên gia sang như thỏa thuận. Tuy nhiên đến 2/1/2009 bên bán vẫn không cử chuyên gia sang. Trong thời gian đó bên mua vẫn phải bảo quản dây chuyền sản xuất mà không tự lắp ráp được. Ngày 31/1/2009 bên mua tuyên bố hủy hợp đồng và kiện bên bán ra tòa,trong đơn bên mua yêu cầu như sau:

+ Bên bán phải nhận lại dây chuyền SX đã bán cho bên mua

+ Số tiền 295000USD bên bán phải trả lại cho bên mua

+ Bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua gồm tiền lãi của số tiền 295000USD là 295000×0,65%x12tháng

+ Chi phí mua phụ tùng để bảo quản dây chuyền sản xuất là 263USD, chi phí nhân công bảo quản trong 12tháng là 3400USD

Xác định yêu cầu nào của bên mua là hợp lý và vì sao?

Theo tôi nghĩ ta phải chia ra 2 trường hợp:

Thứ 1: nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, nếu một bên vi pham các điều khoản trong hợp đồng thì bên kia có quyền hủy hợp đồng

Thứ 2: nếu trong hợp đồng không có ghi thì không được hủy hợp đồng mà chỉ có quyền kiện ra tòa yêu cầu bên kia thực hiện những điều chưa thực hiện trong hợp đồng. Nếu bên kia không thực hiện thi phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra.

Phân tích trường hợp 1:

Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền yêu cầu hủy hợp đồng và hoàn trả toàn bộ tài sản cho mỗi bên (nếu không thể hoàn trả tài sản được thì phải hoàn trả bằng tiền).

Còn việc bên bán phải trả số tiền lãi như trên thì không có căn cứ pháp luật vì không có một văn bản nào có ghi điều này. Số tiền này có thể là số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Yêu cầu cuối cùng là hợp lý, số tiền nay thuộc chi phí bảo quản khi các bên hủy hợp đồng do bên bán vi phạm

Phân tích trường hợp 2: nếu bên mua tuyên bố hủy hợp đồng mà trong điều khoản của hợp đồng không co ghi thì bên mua phải bồi thường do việc tự ý hủy hợp đồng. Trong trường hợp này bên mua phải kiện ra tòa an quốc tế về việc vi phạm hợp đồng của bên bán và yêu cầu bồi thường thiệt hại và các khoản chi phí để bảo quản dây chuyền.nhưng không được tự ý hủy hợp đồng.

Bài 66

Doanh nghiệp A có trụ sở ở Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán điều hòa nhiệt độ với doanh nghiệp B có trụ sở tại Singapore. Theo hợp đồng, bên A sẽ mua của B 500 chiếc điều hòa nhiệt độ. Hợp đồng có thỏa thuận trọng tài quy định cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) giải quyết. Hai bên cũng chọn luật để áp dụng cho hợp đồng là Công ước 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Tranh chấp giữa A và B phát sinh khi A không thanh toán tiền cho B sau khi đã nhân được đủ số điều hòa nhiệt độ, do giá điều hòa trên thế giới giảm mạnh. A muốn thương lượng lại với B để giảm bớt giá. B không đồng ý và gửi yêu cầu lên VIAC và đến A. A từ chối không tham gia tố tụng trọng tài với lý do hợp đồng được ký kết với B là vô hiệu vì hợp đồng không do người có thẩm quyền ký. A lấy lý do là hợp đồng này do Giám đốc A ký trong khi nó cần phải được HĐQT của A chấp thuận. Hậu quả là thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu.

1. Công ước Viên 1980 về mua bán HHQT có áp dụng cho hợp đồng giữa A và B không? Vì sao?

2. Thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa A và B có vô hiệu không? Xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo luật nào? Trong trường hợp này VIAC có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không? Giải thích?.

3. Giả sử B không gửi đơn kiện lên VIAC mà lên Tòa án TP Hà Nội nơi có trụ sở chính của A, Tòa này thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này không? Giải thích?.

4. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào? A có vi phạm hợp đồng không?

Bài 67

Tàu S.S.A là một con tàu thuộc một hãng vận tải của nước A đã từng vận chuyển hàng hoá đến nhiều cảng trên bở biển phía Đông của Châu Phi trong đó có cảng Beira của Mozămbic. Trong 1 lần thực hiện công việc vận chuyển 1 lô hàng theo hợp đồng đã ký giữa 1 công ty của nc X và công ty B của Mozămbic tới cảng Beira, khi còn cách bờ bài trăm dặm, tàu S.S.A nhận được thôg báo là có lực lượng nổi loạn đối lập với chính phủ Mozămbic đang tấn công cảng Beira. Tuy nhiên tàu S.S.A vẫn quyết định cập cảng Beira. Ngay sau đó tàu bị một loạt đạn đại bác bắn trúng. Hàng hoá vận chuyển trên tàu đã bị phá huỷ. Theo bạn, chủ tàu có trách nhiệm đối với tổn thất này hay không? Hãy cho biết quan điểm của bạn?

Bài 68

Công ty X có trụ sở tại nước A, ký một hợp đồng với người mua là công ty Y có trụ sở tại nước B. Theo hợp đồng này, công ty X đồng ý bán cho công ty Y 10.000 máy điều hoà nhiệt độ thoe điều kiện DES cảng M. Số điều hoà nhiệt đọ nói trên được vận chuyển bằng tàu biển tới cảng M và khi tới cảng được dỡ xuống để hải quan kiểm tra. Chủ tàu sau đó đã gửi 1 bản thông báo cho người mua nói rằng những máy điều hoà đã đưa vào kiểm tra hải quan và con tàu đã và đang tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, trước khi người mua đến để làm thủ tục kiểm tra hải quan và nhận hàng thì trạm hải quan bị cháy và 10.000 máy diều hoà bị phá huỷ. Người mua đã kiện người bán về lỗi trong việc giao hàng. Theo bạn liệu người bán có trách nhiệm không? Giải thích quan điểm của bạn?.

Bài 69

Bạn là người Bán và giành được "quyền về vận tải" để chuyên chở 500.000 tấn quặng từ cảng Hải Phòng đến Osaka vào 3/2004. Hãy soạn thảo 1 hợp đồng thuê tàu chuyến với điều khoản: về chủ thể, về tàu, về khối lượng (hoặc số lượng) hàng hoá, cảng xếp dỡ và thời gian xếp dỡ?

Bài 70

Tương tự câu 69 nhưng trường hợp bạn là Người Mua

Bài 71

Một công ty sản xuất đồ gia dụng, sản phẩm đang tiêu thụ chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mĩ đang cân nhắc thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có hai quan điểm:

- Việt Nam là một thị trường có thu nhập thấp, sp không phù hợp với truyền thống nấu nướng của Việt Nam.

- Việt Nam là một thị trường rất có tiềm năng, khi mức sống lên cao người ta sẽ sử dụng sản phẩm.

Bạn định luật về hai quan điểm đó như thế nào?

Bài 72

Một công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới đã đầu tư vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm qua và thấy rằng chính sách ở Việt Nam rất hay thay đổi, đã gây ra nhiều bất lợi cho công ty. Để giải quyết có hai quan điểm:

- Thiết lập các mối quan hệ với cơ quan chính quyền thuộc các bộ ngành có liên quan để tác động đến những người ra có lợi cho công ty. chính sách

- Làm như thế sẽ không bền, chứa đựng những yếu tố rủi ro.

Đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

Bài 73

Một công ty sản xuất sữa đang sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Indonesia, nhưng do chính sách bảo hộ nên quốc gia này đã nâng thuế nhập khẩu. Vậy có hai quan điểm:

- Từ bỏ thị trường này để chuyển sang thị trường khác, vì thị phần hiện nay là rất nhỏ.

- Tiếp tục vì đây là một thị trường hứa hẹn qui mô, tiềm năng lớn.

Chọn quan điểm nào? Vì sao?

Bài 74

Công ty Oftel của Mỹ có chi nhánh ở Hong Khôngng (HK) để sản xất linh kiện điện tử, sau đó xuất sang Mỹ. Công ty chỉ sử dụng 2000 công nhân lành nghề tại HK. Lo ngại việc HK sắp được trả về Trung Quốc TQ), do hai cơ chế thị trường khác nhau nên Oftel rất lo ngại rủi ro chính trị sắp xảy ra. Không ai giám chắc là TQ tiếp tục duy trì HK là thị trường tự do. Nguy cơ bị tước quyền sử dụng không thể bị loại bỏ.

- Oftel làm gi?

- Có thể tác động thế nào đến chính phủ TQ để đảm bảo hoạt động bình thường?

- Nếu TQ chấp nhận chính sách nội địa hóa thì điều gì sẽ ảnh hưởng đến công ty con của Oftel?

Luật kinh doanh quốc tế

Bài 75

Tàu được thuê khứ hồi theo mẫu hợp đồng ASBATANK VOY để chở dầu thô đến cảng đến và nhận dầu fuel để vận chuyển về cảng xuất phát. Trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận là thời gian bắt đầu làm hàng phải được tính ngay sau khi tàu trao TBSS hợp lệ.

Tại cảng đến, sau khi dỡ xong dầu thô, thuyền trưởng đã trao TBSS vào hồi 10h ngày 29/6 nhưng trong thực tế vào thời gian đó tàu vẫn chưa sẵn sàng xếp hàng vì các tăng chứa dầu vẫn còn chưa được tẩy rửa xong hoàn toàn.

8h30 ngày 5/7 thuyền trưởng điện báo cho đại lý và người nhận hàng (đồng thời cũng là người phải xếp lô hàng mới) với nội dung sau: "Tàu đã thu gom tất cả những hàng còn sót lại trên tàu, sau khi đã làm vệ sinh tẩy rửa các tăng có thể chứa được 300m¬¬¬3. Sẵn sàng giao tại bờ khi tàu vào cầu để bù vào số lượng đã báo thiếu như đã thoả thuận với các ông khi hoàn thành dỡ hàng".

Giữa hai bên xảy ra tranh chấp về việc tính thời gian bắt đầu làm hàng. Chủ tàu cho rằng thời gian làm hàng sẽ được tính từ khi trao TBSS còn người thuê không đồng ý vì khi ddó tàu chưa tẩy rưae xong lô hàng cũ. Tranh chấp được đưa ra trọng tài London.

Phán quyết của trọng tài:

- Tàu được coi là sẵn sàng xếp hàng để có thể trao được TBSS hợp lệ khi các tăng chứa dầu đã được tẩy rửa sạch sẽ, nước và cặn dầu thô đã được thu dọn vào các tăng chứa riêng.

- Thuyền trưởng đã trao TBSS vào ngày 29/6. Tuy nhiên, từ thời gian này trở đi, người xếp hàng cũng như đại lý đều biết rằng tàu đang neo đậu và tẩy rửa các tăng chứa dầu trước khi nhận lô hàng mới xếp xuống tàu theo hợp đồng đã dự kiến. Hơn nữa, vào ngày 5/7, thuyền trưởng lại gửi cho đại lý va người xếp hàng (cũng là người đã nhận lô dầu thô tàu dã chở tới trước đó) bức điện như đã trích dẫn ở trên. Với bức điện này, thuyền trưởng đã tự nhận là tàu chưa được tẩy rửa cho tới ngày 5/7.

- Trong thực tế thì tàu chỉ sẵn sàng xếp lô dầu fuel ngay trước khi bức điện ngày 5/7 được gửi đi. Do vậy, TBSS xếp hàng trao ngày 29/6 là không hợp lệ mà bức điện ngày 5/7 mới được coi là TBSS.

Đây là một trường hợp "giấu đầu hở đuôi". Thuyền trưởng đã trao TBSS vào ngày 29/6 và cố chứng minh là mọi hoạt động chuẩn bị để tàu có thể trao TBSS đã hoàn thành vào chiều tối ngày 28/6. Nhưng đến ngày 5/7 thuyền trưởng lại đánh đi bức điện có nội dung trái ngược hẳn và như vậy chính họ đã tự nhận rằng TBSS trước đó không hợp lệ.

Bài 76

Tàu NOTOS được thuê chuyến theo mẫu STB để chở dầu từ vịnh Pecxich đi Mohamedia (Maroc). Theo điều 6 của hợp đồng thuê tàu, tàu được phép trao TBSS ngay sau khi đến cảng dỡ, bất luận có cầu hay không có cầu (berth or not berth). Điều 8 nói rõ thêm nếu vì nguyên nhân bất kỳ nào đó ngoài ý muốn của người thuê, tàu không làm hàng được thì thời gian đó không được tính như thời gian chờ cầu.

Ngay sau khi đến cảng dỡ, tàu trao TBSS, nhưng vì đang có bão tố trong khu vực nên tàu không cập cầu dỡ hàng được. Thời kỳ (I) này kéo dài trong suốt 20 ngày.

Sau khi thời tiết cho phép, chiếc cầu chuyên dụng duy nhất của cảng đó lại bị một tàu khác chiếm mất 3 ngày - thời kỳ (II). Sau 3 ngày đó, tàu NOTOS mới chính thức được vào cầu dỡ hàng.

Tiếp theo thời kỳ (III) biển lại động và tàu NOTOS phải rời cầu ra phao chờ mất 5 ngày. Sau đó thời tiết trở lại bình thường, tàu mới vào cầu lại được và dỡ hết hàng.

Thời gian làm hàng vượt quá thời gian cho phép. Chủ tàu đòi người thuê phải trả tiền phạt trên cơ sở tính cả 3 thời kỳ nói trên vào thời gian làm hàng. Ngược lại, người thuê không đồng ý nên vụ việc được đưa ra trọng tài.

Trọng tài đã xem xét mọi tình tiết và kết luận rằng chủ tàu không được tính thời kỳ (I) vào thời gian làm hàng nhưng được tính toàn bộ thời kỳ (II) và 1/2 thời kỳ (III).

Theo luật Anh năm 1975 về trọng tài hàng hải, hai bên tiếp tục kháng án lên toà sơ thẩm. Toà đồng ý với cách xét xử của trọng tài về thời kỳ (I) và (II), nhưng thời kỳ (III) không được tính vào thời gian làm hàng.

Chủ tàu kháng án lên đến toà chung thẩm và tiếp đó lên toà tối cao Hoàng gia. Kháng án của chủ tàu bị bác bỏ và toà tối cao y án của toà sơ thẩm.

Toà án ở cả 3 cấp đều nhất trí trong việc đánh giá hiệu lực của điều khoản 6 và 8 trong hợp đồng thuê tàu. Theo đó, người thuê được miễn trách trong hai thời kỳ (I) và (III), riêng thời kỳ (II) cầu bị tàu khác chiếm, coi như ùn tàu, thời gian chờ được tính vào thời gian làm hàng.Trong vụ tranh chấp trên, người thuê tàu đã gặp 3 tình huống bất lợi dẫn đén 3 thời kỳ không tiến hành việc dỡ hàng được. Dựa trên các điều khoản trong hợp đồng, trọng tài và toà án đã quyết định thời kỳ nào được tính vào thời gian làm hàng, thời kỳ nào không tính. Ngoài 3 tình huống trên (tàu không vào được cầu để dỡ hàng), có trường hợp tàu vào được cầu rồi nhưng do đình công nên cũng không thể xếp hàng được như vụ tranh chấp sau:

Bài 77

Ngày 4/11/1988, BLACK SWAN ký hợp đồng với người thuê tàu là CASTLE SUPPLY &MARKETING Inc để cho thuê con tàu ALTUS chở dầu thô từ Skikda (Angieria) đi Mỹ. Hợp đồng được ký theo mẫu ASBATANKVOY.

Vào lúc 6 giờ 36 phút ngày 6/11, tàu đã đến và neo ở vùng Skikda nhưng tại thời điểm đó xảy ra một cuộc đình công của đội tàu lai dắt, tất cả các hoạt động ở cảng đều ngừng.

Ngày 9/11, thuyền trưởng tàu ALTUS đã thông báo cho chủ tàu (BLACK SWAN) là trong các cầu cảng, không có đội tàu nào làm hàng và hiện nay có 5 tàu khác đang neo đậu đợi đến lượt vào cầu.

Thuyền trưởng đã trao thông đạt sẵn sàng vào lúc nửa đêm ngày 11/11. Thời gian xếp dỡ bắt đầu tính từ lúc 6.00 giờ ngày 12/11. Vào lúc này, người cung cấp (người bán) đã tuyên bố bất khả kháng với người thuê tàu (người mua) vì đình công.

Đình công chấm dứt lúc 8.00 giờ ngày 14/11. Tàu cuối cùng trong số những tàu vào trước tàu ALTUS đã rời cầu lúc 19.00 giờ ngày 16/11. Nhưng việc vào cầu của tàu ALTUS đã bị chậm trễ đến 7.40 giờ sáng hôm sau, do cảng hạn chế hoạt động vào ban đêm.

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, người thuê tàu (CASTLE) đã từ chối trả tiền phạt theo hoá đơn thu của chủ tàu. Tại phiên xét xử của trọng tài thì chủ tàu đòi người thuê tàu phải trả tiền phạt 25920 USD. Trên cơ sở tính cả thời gian đình công của đội tàu lai dắt.

Người thuê tàu đã bác bỏ khiếu nại của chủ tàu với lập luận rằng vì có đình công cho nên thời gian chậm trễ do ùn tàu tăng lên cũng không được tính vào. Do vậy, người thuê tàu không bị phạt.

Điều 6 của hợp đồng quy định rằng: khi tàu đến vùng neo quy định tại mỗi cảng..., thuyền trưởng hoặc đại lý của chủ tàu phải thông báo cho người thuê hoặc đại lý của người thuê tàu... là tàu sẵn sàng xếp hàng hoặc dỡ hàng, bất luận có cầu hay không có cầu. Thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính sau 6 giờ kể từ khi người thuê hoặc đại lý của người thuê nhận được thông đạt sẵn sàng hoặc khi tàu đã vào cầu tuỳ theo điều kiện nào xảy ra trước.Tuy nhiên tàu bị chậm vào cầu sau khi trao NOR vì bất kỳ nguyên nhân nào đó ngoài sự kiểm soát cuả người thuê tàu, thì sự chậm trễ đó sẽ không được coi là thời gian làm hàng đã sử dụng. Trong bất kỳ trường hợp nào người thuê tàu sẽ được hưởng 6 giờ sau khi trao NOR tại cảng xếp và dỡ ngay cả trong trường hợp tàu đang bị phạt.

Trong khi đó điều 8 quy định rằng: người thuê tàu phải trả tiền phạt cho toàn bộ thời gian xếp và dỡ nếu vượt quá thời gian làm hàng cho phép. Tuy nhiên, nếu bị phạt do nguyên nhân đình công trong hoặc xung quanh nhà máy của người thuê tàu mức phạt sẽ được giảm đi một nửa. Người thuê tàu sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản tiền phạt nào vì chậm trễ gây ra bởi đình công, bế xưởng, lãn công của thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ của tàu hoặc tàu lai dắt hoặc các hoa tiêu.

Hội đồng trọng tài nhận thấy rằng điếu 6 của hợp đồng ASBATANKVOY đã đề cập đến các yêu cầu liên quan đến thời gian làm hàng và điều khoản 8 chỉ đề cập đến vấn đề phạt, bao gồm cẩ điều khoản đình công được giảm tiền phạt.

Trọng tài cho rằng: bản thân điều khoản loại trừ đình ccong chỉ được áp dụng khi thời gian làm hàng đã chấm dứt và tàu đang bị phạt. Trọng tài tuyên bố rằng điều 6 quy định thời gian làm hàng ngừng tính vì tàu chậm vào cầu do những nguyên nhân ngoài sự kiểm soát của người thuê sẽ không được áp dụng cho đình công bởi vì không thể ngừng tính thời gian làm hàng khi mà thời hạn cho phép đã hết rồi.

Hội đồng trọng tài cho rằng người thuê tàu không được quyền loại trừ thời gian đình công ra khỏi laytime theo điều khoản 6. Họ chỉ ra rằng việc loại trừ đình công của điều khoản 6 là nhằm bảo vệ quyền lợi của người thuê tàu đối với một số trường hợp không biết và không đoán trước được vào thời gian ký hợp đồng. Trong khi đó theo điều khoản 8 các bên đã đưa ra biện pháp rõ ràng nhằm xử lý tình huống này.

Vấn đề trọng tâm là liệu điều khoản 8 chỉ áp dụng cho khoảng thời gian đình công hay còn có nghĩa là bao gồm cả hậu qủa của cuộc đình công. Hội đông trọng tài đã xác định cụm từ "chậm trễ gây ra bởi đình công" không nên hiểu là bao gồm tất cả những hậu quả của một cuộc đình công, kể cả ùn tàu ở cảng do đình công.

Cách diễn đạt cho dễ hiểu hơn về cuộc đình công qua cụm từ "trong hoặc xung quanh nhà máy" đã không được sử dụng đối với các cuộc đình công của tàu lai dắt.

Hội đồng trọng tài đã công nhận toàn bộ tiền phạt trong khiếu nại của chủ tàu.

Bài 78

Cuối năm 1994, Tổng công ty VSC Việt Nam nhập của hãng ROY ở Châu Âu 1470 tấn thép góc. Hàng được mua theo điều kiện CIF - INCOTERMS 1990 cảng HP.

Sau khi hợp đồng mua bán bắt đầu có hiệu lực, ROY thuê tàu GAN của hãng tàu CHER ở Châu Âu chở số hàng trên sang Việt Nam. 1470 tấn thép góc được xếp trên 4 sà lan, sau đó 4 sà lan này được bốc lên tàu GAN. Trước khi tàu đến Việt Nam, Tổng công ty VSC đã mở thư tín dụng qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) để thanh toán toàn bộ tiền hàng trong đó ghi rõ chứng từ phải nộp bao gồm cả vận đơn "cước trả trước".

Khi hàng được bốc lên tàu, dù chưa nhận được tiền cước nhưng chủ tàu vẫn cấp vận có dấu "cước đã trả" cho hãng ROY và hãng này chuyển cho NH để được thanh toán.

Khi tàu đến Hải Phòng, Tổng công ty VSC xuất trình vận đơn cùng các chứng từ hợp lệ khác để nhận hàng thì chủ tàu từ chối giao hàng với lý do là họ chưa nhận được tiền cước mặc dù vận đơn ghi rõ cước đã trả trước. Họ còn cho biết rằng sở dĩ cước chưa thu xong vì người thuê tàu yêu cầu đẩy nhanh tốc độ bốc hàng rồi sẽ trả đủ cước nên chủ tàu đồng ý ghi vào vận đơn là cước đã trả. Sau này qua điều tra chủ tàu cho biết hãng ROY đang trên bờ vực thẳm phá sản, vì vậy họ khó lòng thanh toán cước cho chủ tàu. Xuất phát từ tình hình đó hãng CHER quyết định bắt giữ toàn bộ 1470 tấn thép của VSC tại Hải Phòng và yêu cầu VSC trả toàn bộ tiền cước thì mới nhận được hàng.

Với hành dộng bắt giữ hàng như trên chủ tàu đã mắc phải một sai lầm vì theo thông lệ hàng hải quốc tế, một khi vận đơn đã ghi rõ cước trả trước rồi và đã chuyển giao cho người mua thì chủ tàu không còn quyền nói là cước chưa trả (dù cho trên thực tế chủ tàu có thể chưa thu được cước. Cũng vì thế mà chủ tàu không được phép bắt giữ hàng.

Việc ghi cước đã trả trên vận đơn là việc của chủ tàu à người thuê, còn người nhận hàng không cần biết quan hệ thanh toán đó thực hư ra sao. Điều 94 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định nếu hàng hoá được chuyên chở theo vận đơn thì người nhận hàng chỉ phải thanh toán các chi phí như đã ghi trong vận đơn. Trong trường hợp này, vận đơn nói rõ cước đã trả rồi (freight prepaid) vì vậy VSC không có nghĩa vụ phải trả bất cứ một khoản nào nữa.

Tổng công ty VSC đã nhiều lần thuyết phục CHER trả hàng song họ vẫn khăng khăng từ chối. Ngoài ra VSC còn cử một đoàn cán bộ sang tận trụ sở chủ tàu CHER ở Châu Âu đấu tranh trực tiếp voứi chủ tàu yêu cầu trả ngay 1470 tấn hàng cho mình. Trước những lý luận sắc bến, hợp lý hợp tình của VSC chủ tàu đã xuống thang đồng ý trả hàng trên 3 sà lan song vẫn giữ lại 371 tấn trên sà lan thứ tư và tuyên bố chỉ trả nốt 371 tấn hàng khi nào thu hồi được toàn bộ tiền cước.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia luật hàng hải ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Hội bảo trợ chủ tàu của CHER ở London (UK - P&I) cũng đã lên tiếng ủng hộ VSC . Tuy vây, CHER vẫn phớt lờ tất cả mọi lập luận trên và tiép tục giữ bất hợp pháp 371 tân thép góc trị giá 99501 USD của Tổng công ty VSC.

Trước tình hình nói trên, với sự giúp đỡ của các chuyên gia luật hàng hải VIAC, VSC đã khởi kiện hãng tàu CHER tại toà án Hải Phòng về việc bắt giữ hàng trái luật. Ngày 14/10/1995, bằng Quyết định số 101/QĐ Toà án Hải Phòng đã ra lệnh cưỡng chế yêu cầu hãng tàu CHER và đại lý của họ tại Việt Nam phải trả hàng cho Tổng công ty VSC. Cho đến nay quyết định nói trên của toà án đã được các bên thi hành nghiêm chỉnh.

Bài 79

Tàu Fupitar chở 17 ô tô từ Boocđô đến Đácca. Người chuyên chở là DELMAS, người nhận hàng là PAYRISME. Trên vận đơn ghi "kiện để trần". Khi nhận hàng, cả 17 ô tô bị bẹp và bong sơn. PAYRISME kiện tại toà án. Ngày 1/4/1960, tòa án SEINE xử DELMAS thua phải bồi thường 2109 Fr.

DELMA đã chống án với lý lẽ: chữ thiếu sót của bao bì không có nghĩa là không có hoặc thiếu bao bì; mà theo điều 4 khoản 5 luật 1936 của Pháp thì người chuyên chở được miễn trách về thiếu sót của bao bì. Do đó, DELMAS được miẽn trách.

Chủ hàng là người hiểu biết rõ tính chất của hàng hoá của mình, và khi đã quyết định chở ô tô để trần tức là đã chấp nhận trách nhiệm về những rủi ro xảy ra do ô tô để trần. Câu "kiện để trần" được ghi vào vận đơn tức là người chuyên chở đã đề phòng sự sơ xuất cuả chủ hàng chứ không phải là lỗi của người chuyên chở. Người chủ hàng không chứng minh được lỗi của người chuyên chở thì Carrier được miễn trách.

DELMAS còn viện lẽ rằng câu ghi chú "kiện để trần" trong vận đơn là một nhận xét về thực trạng hàng hoá, có tác dụng về pháp lý và đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi. Nghĩa là đáng lý ra tà phải chứng minh không có lỗi, nhưng vì có câu ghi chú đó vào vận đơn, nên chủ hàng phải chứng minh tàu có lỗi.

Toà phúc thẩm Paris xử ngày 19/12/1961 như sau: Điều 4 khoản 5 luật 1936 của Pháp phải hiểu là gồm có trường hợp bao bì không đầy đủ và trường hợp không có bao bì. Nhưng không nhất thiết hễ không có bao bì thì có hư hại và người chuyên chở sẽ được miễn trách. Trên thế giới vẫn thường chở ô tô để trần mà hàng vẫn tốt nếu có dụng cụ xếp dỡ tốt và có bảo quản chu đáo. Người chuyên chở muốn được miễn trách vì hàng để trần, thì phải có mối liên quan từ nguyên nhân đến kết quả. Nghĩa là nguyên nhân hàng để trần đã dẫn đến hậu quả là hàng bị hư hại. Nói cách khác là hư hại phải là hậu quả trực tiếp của tình trạng không có bao bì, và người chuyên chở có trách nhiệm chứng minh mối liên quan đó chứ không phải là trách nhiệm của chủ hàng.

Theo điều 9 luật năm 1936, thì tất cả những điều khoản nào của vận đơn có ý định giảm nhẹ trách nhiệm cho người chuyên chở hoặc làm đảo ngược nghĩa vụ chứng minh trái với pháp luật, coi như vô giá trị. Như vậy, câu ghi "kiện để trần" trong vận đơn chỉ đơn thuần là một nhận xét rằng hàng không có bao bì mà thôi, nó không có tác dụng làm đảo ngược nghĩa vụ chứng minh.

Toà phúc thẩm y án sơ thẩm, buộc DELMAS bồi thường cho PAYRISME 2109 Fr.

Bài 80

Công ty TNHH An Lộc Điền (gọi tắt là ALD) là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh BĐS đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán. Sau khi hoàn tất việc xây dựng hạ tầng kĩ thuật của dự án, ALD muốn chuyển nhượng dự án này cho một DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Hỏi:

a. Việc chuyển nhượng này có được pháp luật cho phép không, tại sao?

b. Nếu được chuyển nhượng thì hợp đồng chuyển nhượng dự án có cần phải được chứng nhận của công chứng không, tại sao?

c. Có một số cá nhân nước ngoài đang làm việc tại VN muốn mua nhà ở trong dự án của ALD. Việc mua nhà này có được PL cho phép không, tại sao?

d. Cho biết các khoản thuế mà ALD phải nộp cho NN khi thực hiện dự án trên?

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT KINH TẾ - DẠNG TÌNH HUỐNG

Bài 81

Ông Hùng là chủ DNTN Xuân Hùng và là 1 cổ đông ưu đãi cổ tức của CTCP Thành Trung với số cổ phần mà ông sở hữu là 25% CPƯĐ cổ tức. Tháng 2/2009 ông Hùng đã ký hợp đồng mua của CTCP Thành Trung một lô hàng trị giá bằng 60% tổng trị giá tài sản ghi trong sổ sách kế toán của công ty. Ông Nguyên là giám đốc (là người đại diện theo pháp luật của CTCP Thành Trung) và là anh trai của ông Hùng đã nhân danh công ty ký hợp đồng trên mà không thông qua HĐQT của công ty, vì vậy Chủ tịch HĐQT của công ty đã ngăn cản việc thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng này bị vô hiệu do được ký kết trái với LDN 2005.

1. Ý kiến của Chủ tịch HĐQT nêu trên có đúng pháp luật không? tại sao?

2. Do mâu thuẫn với việc làm trên của chủ tịch HĐQT nên ông Hùng yêu cầu CTCP Thành Trung mua lại toàn bộ cổ phần của mình để ông ra khỏi công ty, yêu cầu này của ông Hùng có phù hợp với LDN 2005 không? vì sao?

3. Trình bày các hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với DNTN (DNTN) nếu chủ doanh nghiệp (CDN) ở vào 1 trong các tình huống sau đây:

a) Chết

b) Bị Tòa tuyên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

c) Bị Tòa tuyên mất tích

d) Bị kết án hoặc tước quyền công dân

e) Rời VN định cư ở nước ngoài

Bài 82

Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ DNTN An Phúc chết nhưng không để lại di chúc. Ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công ty TNHH X đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký trước đây. Đại diện công ty X yêu cầu rằng nếu không thực hiện hợp đồng thì bà Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng cho công ty X, bà Mai không đồng ý. Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết:

a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN An Phúc thay chồng bà hay không? Vì sao?

b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu cho CTTNHH X để khấn trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay không? Nếu được thì bà Mai và CTTNHH X phải thực hiện những thủ tục gì? Giải thích tại sao?

Bài 83

Bà Lan là chủ sạp vải tại chợ Bến Thành, đã ĐKKD dưới hình thức hộ kinh doanh. Bà Lan vừa trúng số được 200 triệu đồng vào cuối tháng 4/2007.

a. Bà Lan có thể sử dụng 200 triệu đồng đó để mở thêm 1 của hàng bán vải tại nhà dưới hình thức hộ kinh doanh không? Tại sao?

b. Giả sử bà Lan muốn dùng 100 triệu đồng mua 1000 CPPT là 50 triệu đồng mua CP ưu đã biểu quyết của CTCP X thành lập năm 2003 có được không?

c. Bà Lan có người em trai là TVHD của CTHD Y. Công ty cần mua vải, hợp đồng bán vải kí kết giữa bà Lan và công ty Y phải thỏa mãn điều kiện gì?

Bài 84

Công ty TNHH 1 thành viên Đại Việt, CTCP Đại Phú, ông Nguyễn Văn Quý thỏa thuận góp mỗi bên 500 triệu đồng để thành lập công ty TNHH Đại Đại Quý. Vì không có tiền mặt nên ông Quý dự định dùng 5000 cổ phiếu của mình ở CTCP Đại Gia để thực hiện việc góp vốn.

a. Theo anh/chị dự định góp vốn bằng cổ phiếu của ông Quý có thể thực hiện được không? Tại sao?

b. CTCP Đại Phú muốn thu hồi vốn nên đã chào bán phần vốn góp của mình cho 2 thành viên còn lại vào ngày 01-06-2008. Ngày 15-06-2008 công ty TNHH Đại Việt mua và thanh toán xong phần vốn góp được quyền mua tương ứng theo tỷ lệ vốn góp của mình trong công ty. Ông Quý không thể mua vì không có tiền. Ngày 05-07-2008, CTCP Đại Phú chuyển nhượng hết phần vốn còn lại cho bà Hạnh. Công ty TNHH Đại Việt sau đó đã phản đối vì cho rằng công ty TNHH Đại Phú phải thông báo về việc ông Quý không mua và Đại Phú phải bán phần còn lại cho Đại Việt vì Đại Việt được ưu tiên mua trước. Theo anh/chị ý kiến của công ty Đại Việt có đúng pháp luật không? Tại sao?

Bài 85

A, B, C cung góp vốn thành lập CTTNHH X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/02/2000, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Theo Giấy chứng nhận ĐKKD thì phần vốn góp của các bên vào VĐL được xác định như sau:

- A góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 215 Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% VĐL. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

- B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% VĐL.

- C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% VĐL.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong LDN 1999. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch HĐTV, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

a) A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Tại sao?

b) Nếu B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà thì có đúng pháp luật không? Tại sao?

Với lý do B có nhiều sai phạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch HĐTV và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và yêu cầu B bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty. Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc công ty.

B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó có hợp đồng vay trị giá 500 triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn thì giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của mình và dùng vào mục đích cá nhân.

Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B phải hoàn trả khoản tiền 300 triệu đồng. Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu cầu công ty X phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Y đã cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do vi phạm hợp đồng.

Bài 86

A, B, C cung góp vốn thành lập CTTNHH X kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, du lịch và xây dựng dân dụng. Ngày 05/02/2000, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Theo Giấy chứng nhận ĐKKD thì phần vốn góp của các bên vào VĐL được xác định như sau:

- A góp 1 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 50% VĐL.

- B góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 16E Nguyễn Trãi, Hà Nội, trị giá 600 triệu đồng, chiếm 30% VĐL. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

- C góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 400 triệu đồng, chiếm 20% VĐL.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Giám đốc, B làm Chủ tịch HĐTV và C là kế toán trưởng Công ty. Riêng A mới góp 500 triệu đồng, số tiền còn lại các bên thỏa thuận A sẽ góp đủ trước ngày 01/06/2000, nhưng trên thực tế đến ngày 01/12/2000 A mới góp đủ vốn như đã cam kết.

Kết thúc năm 2000, lợi nhuận sau thuế của công ty là 240 triệu đồng. Các thành viên công ty quyết định chia hết số lợi nhuận này cho các thành viên nhưng mức chia cụ thể cho từng thành viên thì không có sự thống nhất. Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn, trên cương vị Chủ tịch HĐTV, B ra quyết định chia đều số lợi nhuận nói trên cho 3 người, mỗi người được 80 triệu đồng. A phản đối phương án phân chia lợi nhuận nói trên vì cho rằng mình phải được nhận 50% lợi nhuận là 120 triệu đồng theo đúng tỷ lệ góp vốn ghi trong Giấy chứng nhận ĐKKD.

a. Phương án phân chia lợi nhuận của A đúng hay C đúng? Vì sao?.

Sau nhiều lần thỏa thuận phân chia lợi nhuận không thành, và có thành kiến không tốt về B, A quyết định cùng phối hợp với C để có đủ số phiếu biểu quyết thông qua phương án phân chia lợi nhuận là A:B:C= 140:50:50 triệu trong một phiên họp bất thường của HĐTV.

b. Việc thông qua quyết định trên của HĐTV có hợp pháp không?.

Do bất mãn với A và C, B xin rút khỏi công ty. Tại cuộc họp của HĐTV để xem xét, quyết định yêu cầu rút vốn, B đề xuất chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho A và C, nhưng A và C không muốn mua lại phần vốn đó. Trước tình hình như vậy, B đề nghị được chuyển nhượng phần vốn của mình cho D là người quen của cả A, B và C. A, C vẫn không tán thành.

c. B có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho D không? Vì sao?.

Do các phương án rút vốn đều không thành, nên B đã giữ lại 300 triệu đồng bạn hàng thanh toán cho công ty thông qua B.

d. Việc B chiếm giữ 300 triệu đồng của công ty đúng hay sai? Vì sao?.

Bài 87

A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập CTTNHH X để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số VĐL là 5 tỷ đồng. Công ty X được Phòng ĐKKD tỉnh K cấp Giấy chứng nhận ĐKKD vào ngày 10/01/2000.

Theo ĐLCT được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2 tỷ đồng, B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng. Cũng theo điều lệ thì A làm Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch HĐTV, B làm phó giám đốc công ty, C là kế toán trưởng. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như LDN 1999.

Đầu năm 2002, A với tư cách là Chủ tịch HĐTV đã quyết định triệu tập HĐTV công ty vào ngày 20/01/2002 để thông qua BCTC năm, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2002. Giấy mời họp đã được gửi đến tất cả các thành viên trong công ty.

Do bất đồng trong điều hành công ty với A, nên B đã không tham dự cuộc họp HĐTV. D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó ủy quyền cho A bỏ phiếu cho mình. Ngày 20/01/2002, A và C đã tiến hành cuộc họp HĐTV và đã bỏ phiếu thông qua BCTC hàng năm của công ty, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2002.

Sau cuộc họp HĐTV, B đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công ty, phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2002 vừa được thông qua. Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên căng thẳng. Trước tình hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp HĐTV vào ngày 10/03/2002 với mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh trong công ty, giấy triệu tập này A không gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì B cũng không tham dự.

Tại cuộc họp của HĐTV, A, C, D đã biểu quyết thông qua việc khai trừ B ra khỏi công ty và giảm số VĐL tương ứng với phần vốn góp của B, và hoàn trả phần vốn này cho B. Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp HĐTV ngày 10/03/2002 đã được gửi cho B và gửi lên Phòng ĐKKD tỉnh K. Phòng ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên công ty X để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người trước đây xuống còn 3 người, và giảm VĐL của công ty còn 4 tỷ đồng.

Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành phố K yêu cầu bác 2 cuộc họp của HĐTV vì không hợp pháp; kiện công ty vì đã khai trừ B, kiện Phòng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi cho Công ty X.

Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?

Bài 88

Ngày 8/8/2002, DNTN Trường Lâm (địa chỉ tại 113 Hà Huy Giáp, phường Thạch Lộc, quận 12, TP.HCM do bà Lê Kim Lan là chủ doanh nghiệp) ký hợp đồng mua bán máy chế biến gỗ với Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam (tên giao dịch Vinawood; trụ sở chính đặt tại 152 Nguyễn Thị Tần, Phường 2 quận 8, TP.HCM). Trong hợp đồng các bên thoả thuận như sau:

(1) DNTN Trường Lâm (Bên bán) bán cho Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam (Bên mua) ba máy chế biến gỗ với giá như sau:

- 1 máy chà nhám 9 tấc, 2 trục (model DW-37RP) giá 11.000 USD

- 1 máy rong ghép (model RL03030 giá 5.000 USD

- 1 máy chép hình ngoài (model KL-36) giá 5.900 USD

Thuế giá trị gia tăng (5%): 1.095 USD. Tổng giá trị hợp đồng là 22.995 USD

(2) Các máy trên là hàng mới 100% do Đài Loan sản xuất.

(3) Thời gian giao hàng vào ngày 12/8/2002. Địa điểm giao hàng là kho của DNTN Trường Lâm.

(4) Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam theo giá USD bán ra của Ngân hàng ngoại thương TP.HCM tại thời điểm thanh toán.

Tiền hàng được thanh toán làm 4 đợt:

- Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua phải thanh toán 140 triệu đồng, tương đương 9.000 USD

- Đợt 2: Thanh toán tiếp 4.797 USD vào ngày 8/9/2002.

- Đợt 3: Thanh toán tiếp 4.500 USD vào ngày 8/10/2002.

- Đợt 4: Thanh toán nốt số tiền còn lại vào ngày 8/11/2002.

Nếu Bên mua chậm thanh toán trong 3 ngày, kể từ thời điểm phải thanh toán theo thoả thuận thì Bên bán được quyền thu hồi máy mà không phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán trước đó.

(5) Bên bán có nghĩa vụ bảo hành máy 6 tháng, kể từ ngày giao hàng. Bên bán có nghĩa vụ lắp đặt, vận hành thử và hướng dẫn Bên mua sử dụng máy.

Sau khi ký hợp đồng, Bên mua đã thanh toán cho Bên bán 140 triệu đồng. Bên bán đã lắp đặt, vận hành thử và bàn giao 3 máy chế biến gỗ cho Bên mua. Việc bàn giao này được thể hiện qua 3 biên bản nghiệm thu có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên. Ngày 8/9/2002, Bên mua thanh toán tiếp cho Bên bán số tiền tương đương 1.505 USD sau đó không tiếp tục thanh toán như quy định trong hợp đồng. Khi được Bên bán đốc nợ, Bên mua nhiều lần gửi công văn ghi nhận nghĩa vụ thanh toán và cam kết các thời điểm cụ thể để thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Bên bán, nhưng đến các thời điểm này, Bên mua vẫn không thanh toán tiền hàng.

Ngày 08/01/2003, Bên bán khởi kiện Bên mua tại Toà án với các yêu cầu

1. Buộc Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam thanh toán số tiền còn thiếu theo hợp đồng là 13.490 USD.

2. Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán tính theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, từ 8/9/2002 đến ngày nộp đơn là: 12.490 USD x 0,5%/tháng x 4 tháng = 249,8 USD.

Tình tiết bổ sung

Trên cơ sở đơn khởi kiện, Toà án đã thụ lý vụ án. Trong thủ tục đối chất, đại diện các bên đều thừa nhận các nội dung của hợp đồng mua bán máy và số tiền máy còn chưa thanh toán. Đại diện Công ty TNHH gia công gỗ Việt Nam giải thích việc chậm thanh toán của mình là do cả 4 máy trên trong quá trình hoạt động đều hay trục trặc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty và gây nhiều thiệt hại cho Công ty. Đồng thời, đại diện Công ty Gia công gỗ Việt Nam yêu cầu Toà án buộc Bên bán phải nhận lại máy, trả lại toàn bộ số tiền đã thanh toán và bồi thường cho Công ty các thiệt hại phát sinh do máy bị trục trặc là 100 triệu đồng.

Tình tiết bổ sung

Do các bên bất đồng quan điểm về chất lượng máy chế biến gỗ, Toà án đã trưng cầu giám định. Kết luận giám định của Trung tâm đo lường chất lượng 2 cho thấy máy móc trong tình trạng hoạt động tốt. Đại diện Bên bán tham gia tố tụng có văn bản thay đổi nội dung khởi kiện, theo đó bên nguyên đơn đề nghị Toà án buộc Bên mua phải hoàn trả lại toàn bộ 3 máy chế biến gỗ. Bên mua chấp nhận trả lại máy nhưng yêu cầu Bên bán phải trả lại số tiền đã thanh toán. Bên bán không chấp nhận và viện dẫn Điều (4) của hợp đồng: "Nếu Bên mua chậm thanh toán trong 3 ngày, kể từ thời điểm thanh toán theo thoả thuận thì Bên bán được quyền thu hồi máy mà không phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán trước đó". Bên bán cho rằng số tiền này phải được coi là chi phí bồi thường thiệt hại khấu hao mà Bên mua lại chấp nhận thanh toán đầy đủ tiền hàng và tiền phạt do chậm thanh toán.

Bài 89

Ngày 20 tháng 10 năm 2002, CTTNHH thép Hoàng Long (một DNLD được thành lập theo hợp đồng liên doanh ký giữa bên Việt Nam là CTCP Hoàng An và bên nước ngoài là CTTNHH Hắc Long của Trung Quốc, có trụ sở tại Hà Nội) ký hợp đồng với Hãng tàu Logispeed Co., Ltd. (Hãng tàu nước ngoài) thuê chở toàn bộ thiết bị của nhà máy cán thép từ cảng xếp hàng Keelung Đài Loan về cảng dỡ hàng Hải Phòng. Ngày xếp hàng từ 22 - 27 tháng 11 năm 2002. Điều VI của hợp đồng xác định cước tàu là 22,6 USD/T bao gồm chèn lót, an toàn; giới hạn cước tàu được tính dưới cẩu tàu cho đến khi hàng hoá được nhận trên phương tiện của bên thuê tàu và theo một trình tự kế tiếp liên tục. Theo điều VIII của hợp đồng, 30% tiền cước sẽ được trả trước cho chủ tàu, 70% còn lại trả trong vòng 2 ngày tính từ khi tàu đến Hải Phòng. Điều X của hợp đồng ghi rõ chủ tàu sẽ chịu chi phí và trách nhiệm bốc xếp, chằng buộc, chèn lót an toàn đến khi đáp ứng được yêu cầu. Hai bên cũng thoả thuận tiền phạt do giữ tàu quá hạn gieo kèo sẽ là 8.000 USD/ngày (Điều XII). Bên thuê tàu cam kết xếp hàng trong vòng 3 ngày với 24 giờ làm việc liên tục, tính cả ngày chủ nhật hoặc ngày lễ (Điều IXX). Bên thuê tàu sẽ bảo đảm để việc giao hàng diễn ra ở cùng một địa điểm (Điều XVII).

Khi thực hiện hợp đồng, CTTNHH thép Hoàng Long đã bốc hàng lên tàu trong vòng đúng 3 ngày từ đêm ngày 22 đến đêm ngày 25 tháng 11 năm 2002. Nhưng do phải chằng buộc, chèn lót nên đến ngày 27 tháng 11 năm 2002 tàu mới rời cảng xếp hàng. Ngày 30 tháng 11 năm 2002, tàu CEC (chở phần cơ khí là kiện hàng rời) vào cầu 5 tại Cảng chính Hải Phòng trả hàng. Ngày 03 tháng 12 năm 2002 tàu VN (chở phần điện và các phụ kiện cơ khí khác được đóng trong 60 công-ten-nơ) vào Cảng Chùa Vẽ. Ngày 6 tháng 12 năm 2002 Hãng tàu Logispeed Co. Ltd đã xác nhận được thanh toán toàn bộ cước tàu từ CTTNHH thép Hoàng Long là 246.400,34 USD nhưng yêu cầu CTTNHH thép Hoàng Long phải thanh toán tiếp 16.027,8 USD tiền hai ngày quá hạn xếp hàng và 3.926,47 USD tiền vật liệu chằng buộc.

CTTNHH thép Hoàng Long không chấp thuận yêu cầu của hãng tàu Logispeed Co. Ltd., viện dẫn điều VII và điều X của hợp đồng để giải thích nghĩa vụ chằng buộc, chèn lót an toàn là thuộc về chủ tàu. Phản đối cách giải thích này, ngày 7 tháng 12 năm 2002, hãng tàu Logispeed Co. Ltd., đưa 600 công-te-nơ chứa phần điện và các phụ kiện cơ khí khác lên bãi Cảng Chùa Vẽ và không phát lệnh giao hàng cho CTTNHH thép Hoàng Long phát hiện 30 công-ten-nơ hàng trong số 60 công-ten-nơ chưa nhận nay đã bị mất hết khoá, kẹp chì khi chủ tàu chuyển tải từ Hạ Long về Hải Phòng không có sự đồng ý của chủ hàng nên có thể có việc thất thoát hàng.

Ngày 09 tháng 12 năm 2002, CTTNHH thép Hoàng Long làm đơn khởi kiện hãng tàu Logispeed Co. Ltd., tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng. Cùng với đơn kiện, CTTNHH thép Hoàng Long còn đề nghị Toà án kê biên 60 công-ten-nơ hàng trị giá trên 70 tỷ đồng đang ở trên bãi Cảng Chùa Vẽ và giao cho CTTNHH thép Hoàng Long quản lý để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Tình tiết bổ sung

Giả sử Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý vụ án và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của nguyên đơn vào ngày 12 tháng 12 năm 2002. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, khi lấy lời khai của chủ tàu, Thẩm phán phát hiện hai tàu CEC và VN không thuộc quyền sở hữu của Hãng tàu Logispeed Co. Ltd. Trên thực tế, Hãng tàu này đã thuê Công ty Vận tải biển Nam Ninh (Trung Quốc) chở hàng và Công ty này sau khi được biết CTTNHH thép Hoàng Long từ chối yêu cầu thanh toán tiếp 16.027,8 USD tiền hai ngày quá hạn xếp hàng và 3.926,47 USD tiền vật liệu chằng buộc, đã tự động đưa 60 công-ten-nơ chứa phần điện và các phụ kiện cơ khí khác lên bãi Cảng Chùa Vẽ, đồng thời không phát lệnh giao hàng cho CTTNHH thép Hoàng Long mà không thể thông báo trước cho Hãng tàu Logispeed Co. Ltd..

Tình tiết bổ sung

Ngày 25 tháng 12 năm 2002, Hãng tàu Logispeed Co. Ltd., phát đơn khởi iện CTTNHH thép Hoàng Long cũng tại Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng với các yêu cầu sau:

1. Buộc CTTNHH thép Hoàng Long thanh toán tiếp 16.027,8 USD tiền hai ngày quá hạn xếp hàng và 3.926,47 USD tiền vật liệu chằng buộc theo hợp đồng vận chuyển ký giữa CTTNHH thép Hoàng Long và Hãng tàu Logispeed Co. Ltd.

2. Buộc CTTNHH thép Hoàng Long bồi thường thiệt hại 5.350,00 USD tương ứng với các chi phí mà Hãng tàu Logispeed Co. Ltd., đã phải chịu do thuê luật sư và cử đại diện sang Việt Nam theo kiện khi hãng này bị CTTNHH thép Hoàng Long khởi kiện tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 09 tháng 12 năm 2002.

Bài 90

Ngày 29/4/1998, Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may, thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (có trụ sở tại 99 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã ký với Công ty TNHH Vĩnh An (có trụ sở tại tổ 23D, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hợp đồng kinh tế số 17/98/HĐKT, theo đó Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may bán cho CTTNHH Vĩnh An 100 máy may nhãn hiệu BROTHER DB2-B101, loại máy bằng 1 kim.

Theo hợp đồng kinh tế nói trên, hàng sẽ giao phải là hàng mới 100%, đầu máy có xuất xứ từ Nhật Bản, bàn và chân máy sản xuất tại TP.HCM. CTTNHH Vĩnh An phải đặt cọc trước một số tiền 7.656 USD, tương đương với 20% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết, phần còn lại trả chậm thành 9 đợt trong vòng 12 tháng với lãi suất 1%/tháng, số tiền tổng cộng cho cả 9 đợt là 30.076 USD. Cũng theo hợp đồng này, đợt thanh toán đầu tiên được tính trong vòng 4 tháng kể từ khi giao hàng, từ đợt thứ hai trở đi cứ đợt sau cách đợt trước 1 tháng. Mỗi lần trễ hạn thanh toán theo đợt, CTTNHH Vĩnh An phải chịu phạt 0,2%/ngày trên số tiền chậm trả, nếu trễ hạn thanh toán quá 15 ngày, Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may sẽ thu hồi lại số thiết bị đã giao cho CTTNHH Vĩnh An.

Ngày 3/5/1998, sau khi thanh toán tiền đặt cọc và nhận đủ máy, CTTNHH Vĩnh An phát hiện trong số 100 máy may nhận từ Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may chỉ có 30 máy xuất xứ từ Nhật Bản, 70 máy còn lại có dấu hiệu tiêu chuẩn Châu Âu nhưng không ghi xuất xứ từ đâu.

Bất bình với vi phạm nói trên của Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may về chất lượng hàng hoá, lại thêm gặp phải nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực ảnh hưởng đến ngành may xuất khẩu, CTTNHH Vĩnh An tạm ngừng việc thanh toán, đồng thời làm công văn đề ngày 28/8/1998 yêu cầu Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may chấp nhận hạ giá bán xuống còn 90% so với giá theo hợp đồng và gia hạn thanh toán mỗi đợt thêm 5 ngày.

Công văn trả lời của Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may đề ngày 4/9/1998 không đề cập đến vấn đề giao hàng sai xuất xứ, chỉ kiên quyết yêu cầu CTTNHH Vĩnh An thanh toán đúng hạn, đồng thời thông báo lãi suất quá hạn 0,2%/ngày, đã bắt đầu được tính từ ngày 30 tháng 8 năm 1998.

Cũng dịp này, do khách hàng của CTTNHH Vĩnh An chủ yếu là các Công ty Hàn Quốc và Nhật Bản đều gặp khó khăn, liên tục giảm đơn hàng và ép giá nên CTTNHH Vĩnh An lâm vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Để có đủ nguồn tiền chi trả lương cho công nhân, CTTNHH Vĩnh An đã phải vay Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh quận Hoàn Kiếm, trên cơ sở Hợp đồng vay số 73/98/HĐTD ngày 30/6/1998, với thời hạn 6 tháng và điều kiện thế chấp Xí nghiệp may xuất khẩu tại tổ 23D, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm.

Ngày 30/1/1999, do CTTNHH Vĩnh An không thanh toán được nợ đến hạn, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh quận Hoàn Kiếm, đã tiến hành niêm phong toàn bộ khu nhà xưởng tại tổ 23d, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, bao gồm cả số máy may công nghiệp được lắp đặt tại đây.

Sau nhiều lần đến CTTNHH Vĩnh An thúc nợ nhưng không gặp được giám đốc và những người có trách nhiệm, ngày 4/2/1999, đại diện Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may đã đến tổ 23D, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, định thu hồi toàn bộ số máy may đã giao theo Hợp đồng kinh tế số 17/98/HĐKT. Ở đây, họ bị lực lượng cảnh sát tự xưng là đại diện cho Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh quận Hoàn Kiếm ngăn lại, giải thích rằng toàn bộ khu nhà xưởng tại tổ 23D, phường Phúc Tân đã bị Ngân hàng thu hồi để thanh toán số tiền mà CTTNHH Vĩnh An nợ của ngân hàng.

Ngày 14/12/1999, Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may đã làm đơn khởi kiện CTTNHH Vĩnh An ra Toà kinh tế - Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu CTTNHH Vĩnh An thanh toán số tiền 33.106 USD là khoản CTTNHH Vĩnh An còn nợ Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may theo Hợp đồng kinh tế số 17/98/HĐKT, bao gồm cả tiền lãi nợ quá hạn tính đến ngày 31/10/1998.

Ngày 27/1/2000, Toà Kinh tế Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã vào sổ thụ lý vụ án nói trên.

Tình tiết bổ sung

Ngày 9/3/2000, theo triệu tập của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bà Đoàn Thị Hồng, Phó Giám đốc Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may và bà Trương Hải Hậu, vợ ông Hoàng Hữu Truyền, thay mặt cho CTTNHH Vĩnh An (do ông Hoàng Hữu Truyền, Giám đốc, đi công tác vắng) do hoà giải và thoả thuận được với nhau những nội dung sau đây:

1/ Thừa nhận hiệu lực của hợp đồng kinh tế số 17/98/HĐKT.

2/ Theo hợp đồng nói trên, Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may được phép thu hồi lại số thiết bị đã giao cho CTTNHH Vĩnh An nếu Công ty này trễ hạn thanh toán quá 15 ngày. Điều này có nghĩa là Cửa hàng Thiết bị Phụ tùng và Phụ liệu Dệt may vẫn bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với thiết bị nói trên cho đến khi CTTNHH Vĩnh An hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình. Như vậy, điều kiện thế chấp số máy may công nghiệp được lắp đặt tại Xí nghiệp may xuất khẩu ở tổ 23D, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm theo Hợp đồng vay số 73/98/HĐTD là không có hiệu lực vì ở thời điểm ký kết hợp đồng vay, CTTNHH Vĩnh An chưa có quyền sở hữu đối với số thiết bị này;

3/ Do điều kiện kinh tế của bị đơn có nhiều khó khăn đến mức nay đã phải chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác và thực tế khi giao hàng nguyên đơn cũng đã có vi phạm hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hoá, nguyên đơn đồng ý tiếp nhận lại số máy may công nghiệp đã cam kết bán cho bị đơn theo Hợp đồng kinh tế số 17/98/HĐKT;

4/ Bị đơn phải trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng Việt Nam để bù cho những hao mòn máy móc do việc bị đơn sử dụng 100 máy may công nghiệp từ ngày 3/5/1998 đến ngày 4/2/1999, khi số máy này bị Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh quận Hoàn Kiếm thu giữ;

5/ Ngân hàng Công thương Việt Nam phải trả lại cho nguyên đơn 100 máy may công nghiệp đã thu hồi tại Xí nghiệp may xuất khẩu ở tổ 23D phường Phúc Tân.

Bài 91

Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Quảng Ninh (sau đây gọi tắt là Công ty Quảng Ninh) là một DNNN được thành lập theo Quyết định số 020/UB-QĐTLDN của UBND tỉnh Quảng Ninh. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 142 đường Tiền Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Giấy chứng nhận ĐKKD số 006896/ĐKKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Ngành nghề kinh doanh : Nuôi trồng, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản.

Công ty TNHH Vận tải biển Cát Hải (sau đây gọi tắt là Công ty Cát Hải) được thành lập theo Giấy phép thành lập số 15/UB-GPTLDN ngày 18/2/1995 của UBND thành phố Hải Phòng. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 25 Lê Lợi, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Giấy chứng nhận ĐKKD số 003241/ĐKKD của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng. Ngành nghề kinh doanh: Vận tải biển, môi giới, đại lý vận chuyển.

Do ký được hợp đồng xuất khẩu cá đông lạnh cho một Công ty Nhật Bản, Công ty Quảng Ninh ký hợp đồng số 01/HĐMB-BĐ-DD mua cá ngừ đông lạnh của Xí nghiệp đánh bắt hải sản Đại Dương và ký hợp đồng số 02/HĐVC/BĐ-CB ngày 1/3/1998 với Công ty Cát Hải để vận chuyển 500 tấn cá từ cảng Sa Đéc (Đồng Tháp) đến cảng Hải Phòng. Trong hợp đồng vận chuyển các bên thoả thuận:

(1) Công ty Quảng Ninh thuê Công ty Cát hải vận chuyển 500 tấn cá đông lạnh được đóng gói theo tiêu chuẩn từ cảng Sa Đéc (Đồng Tháp) tới cảng Hải Phòng.

(2) Việc vận chuyển được thực hiện bằng tàu Tây Đô, với các điều kiện kỹ thuật theo quy định chi tiết của Công ty Quảng Ninh trong phụ lục số 01 đính kèm hợp đồng.

(3) Cước phí vận chuyển 300.000đ/tấn; cước phí bốc xếp hàng hoá hai đầu do bên thuê vận chuyển chịu

(4) Công ty Quảng Ninh phải đặt cọc trước 30% giá trị hợp đồng ngay khi ký hợp đồng; số tiền còn lại sẽ thanh toán ngay sau khi hàng đã bốc xong lên tàu;

(5) Nếu Công ty Cát Hải đưa tàu đến mà không có hàng thì Công ty Quảng Ninh phải chịu 100% cước khống; nếu Công ty Cát Hải vi phạm hợp đồng thì chịu phạt 10% giá trị hợp đồng và phải chịu cước phí bốc xếp hàng hoá.

(6) Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hoà giải được với nhau sẽ giải quyết tại Trọng tài kinh tế Hà Nội, phán quyết của Trọng tài là phán quyết cuối cùng.

Hợp đồng do Giám đốc hai Công ty ký, đóng dấu.

Sau khi ký hợp đồng, Công ty Quảng Ninh đã thanh toán vào tài khoản của Công ty Cát hải 45.000.000đ. Ngày 15.3.1998 các bên đưa tàu và hàng đến cảng Sa Đéc như đã thoả thuận. Cùng ngày các bên đã tiến hành bốc xếp hàng lên tàu.

Khi bốc xong hàng lên tàu, đại diện Công ty Quảng Ninh phát hiện hầm lạnh trên tàu không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như quy định trong phụ lục số 01 của hợp đồng, cụ thể là bộ phận làm lạnh không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản hàng hoá suốt hải trình. Đại diện Công ty Quảng Ninh lập tức yêu cầu thuyền trưởng của tàu Tây Đô phải có biện pháp xử lý. Thuyền trưởng tàu Tây Đô đề nghị chờ một ngày để khắc phục sự cố. Đại diện của Công ty Quảng Ninh không chấp thuận và thuê tàu của Công ty Mê Kông chở số hàng trên với cước phí 350.000đ/tấn; Công ty Mê Kông tự lo việc bốc xếp hàng hoá hai đầu.

Khi hàng đã được vận chuyển an toàn về Cảng Hải Phòng, Công ty Quảng Ninh gửi công văn yêu cầu Công ty Cát Hải phải bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh. Công ty Cát Hải không chấp nhận với lý do Công ty Quảng Ninh vi phạm hợp đồng trước, cụ thể Công ty Quảng Ninh đã không chờ sửa tàu mà thuê ngay tàu của Công ty khác đến vận chuyển lô hàng. Với lập luận như vậy, Công ty Cát Hải yêu cầu Công ty Quảng Ninh phải thanh toán cho mình cước phí vận chuyển khống theo thoả thuận trong hợp đồng.

Ngày 15.5.1998, Công ty Quảng Ninh kiện Công ty Cát Hải tại Toà kinh tế, Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng với yêu cầu:

(1) Buộc Công ty Cát Hải phải hoàn trả 45.000.000 tiền đặt cọc

(2) Phạt Công ty Cát Hải 15.000.000đ do vi phạm hợp đồng.

(3) Buộc Công ty Cát Hải phải trả khoản tiền chênh lệch do Công ty Quảng Ninh phải thuê tàu của Công ty Mê Kông là (350.000đ - 300.000đ) x 5 tấn = 25.000.000đ

Toà Kinh tế Toà án Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã thụ lý giải quyết.

Bài 92

Ngày 9/10/1997 Chi nhánh Công ty Thương mại Sông Hồng tại Hà Nội (Công ty Sông Hồng là một DNNN trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phú, nay là tỉnh Vĩnh Phúc, ngành nghề kinh doanh chính là xuất nhập khẩu máy móc, thiết, bị, hàng tiêu dùng; Chi nhánh Công ty đặt tại Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) ký hợp đồng số 01/HĐ/TPĐ-SL với Công ty Thương mại Tân Bình Minh (Công ty Thương mại Tân Bình Minh là một Công ty TNHH được thành lập theo Luật Công ty năm 1990; ngành nghề hoạt động chính của Công ty theo Giấy chứng nhận ĐKKD là mua bán hàng hoá; địa chỉ trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội) về việc mua bán một lô tủ lạnh nhập khẩu.

Hợp đồng mua bán giữa các bên có đầy đủ các nội dung chi tiết, trong đó đáng lưu ý một số vấn đề sau:

1. Các bên trong hợp đồng được ghi là:

- Bên Bán: Chi nhánh Công ty Thương mại Sông Hồng tại Hà Nội. Địa chỉ của Chi nhánh tại quận Đống Đa, Hà Nội

- Bên Mua: Công ty Thương mại Tân Bình Minh. Địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

2. Hàng hoá mua bán là 500 chiếc tủ lạnh HITACHI model R-15A4BK, sản xuất tại Thái Lan. Chất lượng theo phụ lục Hợp đồng.

3. Giá cả: Đơn giá 3 triệu đ/chiếc. Tổng giá trị hợp đồng là 1,5 tỷ đồng. Đơn giá tính theo tỷ giá 12.300đ/USD. Giá này chưa bao gồm thuế nhập khẩu. Khi thanh toán tiền sẽ tính theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán.

Ngoài việc thanh toán tiền hàng, bên mua còn phải thanh toán tiền thuế nhập khẩu, ước tính là 40% giá trị hàng hoá. Khi có mức thuế nhập khẩu chính thức thì Bên bán sẽ thông báo cho Bên mua để Bên mua tiến hành việc nộp thuế cho cơ quan thuế. Bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp mã số thuế của mình cho Bên mua để Bên mua thực hiện việc nộp thuế.

4. Thời gian và địa điểm giao hàng: Hàng được giao vào Quý 1 năm 1998 tại kho của Bên bán ở Hà Nội.

5. Phương thức thanh toán: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua phải đặt cọc cho Bên bán 20% giá trị hợp đồng. Số tiền còn lại phải thanh toán đầy đủ trong vòng 1 tháng từ ngày Bên mua nhận hàng.

6. Để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Bên mua, Bên bán được quyền giữ lại số hàng tương đương với giá trị thuế nhập khẩu lô hàng, ước tính khoảng 40% giá trị lô hàng. Số hàng thế chấp này được giải toả ngay lập tức khi bên mua đã nộp đầy đủ thuế thoe thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp Bên mua vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, Bên bán được quyền bán lô hàng thế chấp để lấy tiền nộp thuế.

Để thực hiện hợp đồng, Công ty Tân Bình Minh đã thanh toán vào tài khoản của Chi nhánh Công ty Sông Hồng 20% giá trị hợp đồng là 300 triệu đồng. Ngày 7/01/1998, Bên bán đã giao đủ hàng cho Bên mua. Số tủ lạnh đưa vào thế chấp được gửi vào kho của Công ty Tân Bình Minh. Biên bản giao nhận hàng và đưa tài sản vào thế chấp có chữ ký xác nhận của các bên.

Tính đến ngày 7/02/1998., Công ty Tân Bình Minh đã thanh toán cho Chi nhánh Công ty Thương mại Sông Hồng 1,2 tỷ đồng. Riêng số tiền thuế nhập khẩu lô hàng, Công ty Tân Bình minh chưa thanh toán.

Ngày 7/3/1998, đại diện của Chi nhánh Công ty Sông Hồng phát hiện Công ty Tân Bình minh đã bán toàn bộ số tủ lạnh thế chấp trong kho của mình. Khi bị khiếu nại thì Công ty Tân Bình Minh giải thích Công ty bắt buộc phải bán vì giá tủ lạnh trên thị trường có chiều hướng giảm. Trước tình hình đó Chi nhánh Công ty sông Hồng yêu cầu các bên phải có biên bản xác nhận công nợ. Ngày 10/3/1998, đại diện của các bên đã ký vào Biên bản đối chiếu công nợ. Theo Biên bản này thì Công ty Tân Bình Minh còn nợ Chi nhánh Công ty Sông Hồng số tiền nộp thuế là 600 triệu đồng và Công ty Tân Bình Minh cam kết sẽ thanh toán đầy đủ trước ngày 20/3/1998.

Những đến tận ngày 25/5/1998, Công ty Tân Bình Minh mới thanh toán cho Chi nhánh Công ty Sông Hồng 500 triệu đồng. Sau nhiều lần khiếu nại không thành, Bên bán phát đơn kiện Bên mua tại Toà án với các yêu cầu:

(1) Buộc công ty Tân Bình Minh phải thanh toán nốt số tiền phải nộp thuế còn thiếu là 100 triệu đồng.

(2) Bồi thường các thiệt hại phát sinh do Bên mua phải vay vốn ngân hàng để nộp thuế, tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng là 1,5%/tháng.

(3) Buộc Công ty Tân Bình Minh phải chịu khoản phạt thuế cho cơ quan thuế là 50 triệu đồng.

(4) Phạt do vi phạm hợp đồng là 10% tổng giá trị hợp đồng là 1,5 tỷ x 10% = 150 triệu đồng.

Trên cơ sở đơn kiện của nguyên cáo, Toà án đã xem xét các điều kiện thụ lý và đã thụ lý vụ án.

Tình tiết bổ sung

Giấy chứng nhận ĐKKD của Công ty TNHH Tân Bình minh ghi nhận ngành nghề kin doanh của Công ty là: Buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, điện tử,d diện lạnh, đồ điện gia dụng.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty sông Hồng là xuất nhập khẩu, mua bán máy móc, thiết bị, hàng điện tử, điện lạnh. Chi nhánh của Công ty được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ của Giám đốc Công ty và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Đại diện cho Chi nhánh Công ty Sông Hồng ký kết hợp đồng là ông Hoàng Xuân Thuỷ, Giám đốc Chi nhánh, giấy uỷ quyền ký kết hợp đồng số 04/SL-UQ của Giám đốc Công ty ký.

Đại diện Công ty Thương mại Tân Bình Minh ký hợp đồng là ông Hoàng Thanh Khiết, phó Giám đốc Công ty. Khi ký hợp đồng ông Khiết không có giấy uỷ quyền. Ông Khiết là một sáng lập viên của Công ty Thương mại Tân Bình Minh và là một thành viên của HĐQT. (Khi LDN có hiệu lực thì Công ty Tân Bình Minh đã đổi tên HĐQT thành HĐTV). Trong điều lệ hoạt động của Công ty quy định: "Mỗi thành viên của HĐQT (HĐTV) đều là đại diện theo pháp luật của Công ty". Điều lệ hoạt động của Công ty Tân Bình Minh không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Tại Toà án, Giám đốc Công ty Tân Bình Minh yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng số 01/HĐ/TPĐ-SL là vô hiệu toàn bộ với lý do người ký hợp đồng là ông Khiết chỉ là Phó giám đốc Công ty ký hợp đồng không có giấy uỷ quyền hợp lệ.

Bài 93

Công ty TNHH 1 TV Hoàng Hùng, CTCP Nam Á cùng ông Nguyễn Văn Bình thành lập CTCP Hoàng Nam và dự định sẽ phát hành các loại CP với số lượng: 5000 CPPT, 2500 CPƯĐBQ, 1000 CP ƯĐƯợCT và 1000 CPƯĐHL.

a. CTCP Hoàng Nam dự định thuê ông Đặng Thanh Hùng, hiện là Giám đốc công ty TNHH Hoàng Hùng làm giám đốc cho công ty. Theo anh chị, dự định này của công ty Hoàng Nam có thực hiện được không? Tại sao?

b. ĐHĐƯợCĐ CTCP Hoàng Nam bầu 3 người làm thành viên HĐQT. Theo anh chị, mỗi sáng lập viên trên cần tối thiểu bao nhiêu phiếu biểu quyết để đảm bảo có ít nhất 1 ứng cử viên của mình trúng cử vào HĐQT, biết rằng ĐLCT quy định CPƯĐBQ có số phiếu biểu quyết gấp đôi so với số phiếu biểu quyết của CPPT.

Bài 94

Tháng 1/2005 Ông H góp vốn 1 tỷ đồng cùng 3 người khác tham gia thành lập Công ty TNHH Phượng Hoàng có trụ sở tại tỉnh N. Tháng 8/2005 ông H được con trai bảo lãnh sang Mỹ để định cư. Ông đã thông báo cho công ty về việc này và làm văn bản ủy quyền (có xác nhận của GĐ công ty) cho bà Hoa – là em gái của ông (hiện đang giữ chức vụ Hiệu Trưởng 1 trường PTTH công lập) làm đại diện tư cách thành viên thay ông.

Đầu 2006 trong công ty có tranh chấp xảy ra. Đến tháng 5/2006 một cuộc họp HĐTV công ty được triệu tập. Bà Hoa cũng tham gia họp và biểu quyết tán thành việc giải thể Công ty. Hồ sơ giải thể Công ty đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

Số tiền còn lại sau khi thanh toán hết số công nợ của công ty trong quá trình giải thể, công ty đã tiến hành chia cho các thành viên (nhưng không chia cho ông H). Trước tình hình đó, bà Hoa đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa Án có thẩm quyền giải quyết đòi lại từ các thành viên khác phần vốn góp của anh mình là 1 tỷ đồng.

Hỏi:

a. Trong trường hợp trên ông H có đủ điều kiện để vẫn là thành viên của Công ty TNHH Phượng Hoàng nữa hay không? Tại sao?

b. Việc bà Hoa làm đại diện cho ông H như trên có hợp pháp không? Tại sao?

Bài 95

Ông Nguyễn Văn Hòa (đang là chủ DNTN Thành Danh tại TP.HCM muốn cùng 1 công ty quốc tịch Nga góp vốn với nhau để thành lập 1 doanh nghiệp chế biến thực phẩm XK tại Bình Dương. Hỏi :

a) Hãy cho biết hình thức tổ chức họat động của DN chế biến thực phẩm nói trên?

b) Nếu công ty quôc tịch Nga đồng ý chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình trong công ty cho ông Hòa thì hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng này đối với công ty như thế nào?

c) Nếu sau khi DN chế biến thực phẩm xuất khẩu đi vào họat động và ông Hòa muốn sáp nhập DNTN của ông vào DN chế biến thực phẩm để mở rộng quy mô của DN thì việc sáp nhập nói trên có phù hợp với luật DN không? Vì sao?

Bài 96

Ông Hùng là chủ DNTN Kim Long và là một cổ đông ưu đãi cổ tức của CTCP Đức Giang với số vốn là 20% CPƯĐ cổ tức. Tháng 10/2006, ông Hùng đã ký hợp đồng mua của CTCP Đức Giang một lô hàng trị giá 55% tổng trị giá tài sản ghi trong sổ sách kế toán của Công ty. Ông Phúc là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty và là anh trai của ông Hùng đã nhân danh Công ty ký hợp đồng trên mà không thông qua HĐQT của Công ty, vì vậy, chủ tịch HĐQT của Công ty đã ngăn cản việc thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng này trái với LDN nên bị vô hiệu. Hỏi:

1) Ý kiến của chủ tịch HĐQT nêu trêu có đúng pháp luật không? Tại sao?

2) Giám đốc công ty này có bị xử lý kỷ luật không? Tại sao?

3) Do có mâu thuẩn với việc làm trên của chủ tịch HĐQT nên ông Hùng yêu cầu Công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình để ông ra khỏi công ty. Hỏi yêu cầu này của ông Hùng có phù hợp với LDN không? Tại sao?

Bài 97

A, B, C cùng thành lập CTCP X và được Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp giấy chứng nhận ĐKKD vào ngày 1/4/2008. VĐL 6 tỷ, với tỷ lệ góp vốn như sau:

A góp căn nhà trị giá 6 tỷ đồng, chiếm 75% cổ phần; B góp 1 tỷ đồng, chiếm 12,5% cổ phần; C góp 1 tỷ đồng, chiếm 12,5% cổ phần.

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức như sau: A chủ tịch HĐQT, B thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, C thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng.

ĐLCT không quy định về người đại diện theo pháp luật.

Căn nhà được dùng làm trụ sở công ty, nhưng chưa chuyển quyền sở hữu cho công ty.

Ngày 15/8/2008, A đề nghị thay thế việc góp căn nhà bằng 6 tỷ đồng tiền mặt, B và C đồng ý.

Hỏi:

Việc làm trên của A, B, C đúng hay sai? Tại sao?

Ngày 20/9/2208 A chuyển nhượng 25% cổ phần của mình cho D. B đồng ý nhưng C phản đối. Nhưng do tỷ lệ cổ phần của A và B là đa số nên quyết định trên được thông qua và A chuyển nhượng 25% cổ phần cho D.

Ngày 30/10/2008, với tư cách Chủ tịch HĐQT, A ra quyết định cách chức B và bổ nhiệm C làm Tổng giám đốc công ty.

Anh (chị) có ý kiến bình luận gì về các sự kiện trên?

B không đồng ý với quyết định trên và vẫn giữ con dấu công ty.

Ngày 15/8/2008, B có ký hợp đồng vay của DNTN Y do anh ruột mình là E chủ sở hữu số tiền 1 tỷ đồng, hạn trả nợ là 30 ngày. B sử dụng tiêu xài cho cá nhân hết số tiền trên.

Ngày 20/9/2008 E đòi nợ công ty X. A với tư cách là Chủ tịch HĐQT trả lời không trả số tiền trên cho E và đồng thời yêu cầu B phải trả số nợ đó. A không đồng ý trả nợ. E kiện công ty X ra tòa.

Anh (chị) có ý kiến bình luận gì về các tình tiết trên?

Bài 98

Công ty TNHH Xuân Phong có 2 thành viên là 2 cá nhân, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị y tế và đặt trụ sở ở quận 3 TP.HCM.

1. Công ty Xuân Phong có thể tự đầu tư vốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay không? Tại sao?

2. Nếu một thành viên của công ty bị kết án tù thì công ty có bị chấm dứt hoạt động không? Tại sao?

3. Công ty muốn tăng VĐL thì bằng cách nào? Và phải tiến hành các thủ tục gì?

4. Công ty sẽ thay đổi thế nào nếu cả 2 thành viên đều nhất trí chia công ty Xuân Phong thành 2 công ty mà không kết nạp thành viên mới?

Bài 99

Ông An và bà Bình là vợ chồng, đều là cán bộ nghỉ hưu. Họ muốn đầu tư vốn để kinh doanh dưới các hình thức sau đây có phù hợp với qui định của pháp luật không? Tại sao?

1- Mỗi người dùng tài sản chung của vợ chồng để thành lập DNTN cho riêng mình.

2- Dùng tài sản chung của vợ chồng để thành lập 1 công ty TNHH có 2 thành viên là ông An và bà Bình.

3- Bà Bình tự đầu tư vốn thuộc tài sản riêng của mình để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu.

Bài 100

Tháng 2/2008 ông Hoàng, ông Quang và bà Phương thỏa thuận cùng thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, họ nhất trí lấy tên công ty là: Công ty TNHH Hoàng và Phương. Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận ĐKKD vào ngày 10/3/2008.

1. Hỏi:

Sau khi công ty hoạt động được 1 năm, ông Hoàng đầu tư 500 triệu bằng vốn thuộc sở hữu của mình để thành lập 1 DNTN kinh doanh cùng ngàng nghề với công ty Hoàng và Phương thì có phù hợp với LDN 2005 không? Vì sao?

2. Tiếp tục, trong quá trình hoạt động, ở công ty Hoàng và Phương xảy ra các sự việc sau đây:

a) Đầu 2009, do công ty có nhu cầu tăng VĐL, nên HĐTV quyết định chấp nhận để ông Hùng (là chủ DNTN) được góp vốn bằng DNTN mà ông đang làm chủ sở hữu.

b) Cuối 2009 HĐTV lại quyết định chia công ty thành 2 công ty, theo đó 3 thành viên cũ đều là thành viên của 1 công ty mới, còn ông Hùng là thành viên của 1 công ty.

Anh (chị) hãy cho biết các quyết định của HĐTV có phù hợp với pháp luật không? tại sao?

Bài 101

A, B, C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, họ thỏa thuận mức vốn góp như sau:

- A góp 500 triệu đồng;

- B góp 200 triệu đồng

- C góp 300 triệu đồng

Theo thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng thành lập công ty và được đăng kí với cơ quan ĐKKD thì A làm Chủ tịch HĐTV và là người đại diện theo pháp luật, B làm giám đốc và C làm Phó giám đốc.

Ngày 10/9/2009, do nhận thấy ông B có nhiều hành động gây tổn hại đến lợi ích công ty, với tư cách là Chủ tịch HĐTV, A ra quyết định cách chức Giám đốc của B và Bổ nhiệm C làm Giám đốc, B không đồng ý vì cho rằng quyết định này trái pháp luật. Ngay sau đó, ngày 20/6/2009, B tiếp tục nhân danh công ty kí hợp đồng với công ty Y trị giá 500 triệu đồng.

Hỏi:

1. Cho biết quyết định cách chức Giám đốc của A đối với B đúng hay sai? Tại sao?

2. Hợp đồng do B ký với công ty Y có giá trị pháp lý không? Tại sao?

Bài 102

CTCP thương mại dịch vụ Cát Tiên Sa được dự định thành lập với VĐL là 10 tỉ đồng, được chia thành 1.000.000 cổ phần trong đó CPPT là 700.000, CPƯĐ là 200.000 và CPƯĐ biểu quyết là 100.000. Công ty Cát Tiên Sa có 4 cổ đông là ông Nguyễn Hồng Anh, ông Phùng Quốc Bình, công ty TNHH Song Long và bà Trinh Y Nhi trong đó ông Anh, ông Bình và công ty Song Long là cổ đông sáng lập.

Hỏi: Anh/Chị hãy tư vấn để các cổ đông biết họ được quyền và nghĩa vụ mua cổ phần như thế nào cho phù hợp với LDN 2005.

Tình tiết bổ sung

Công ty Cát Tiên Sa được cấp Chứng nhận ĐKKD vào ngày 20.10.2009. Đến tháng 11 năm 2009 thì ông Phùng Quốc Bình muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho bà Nguyễn Lan Hương.

Hỏi: Anh/Chị hãy tư vấn cho ông Bình biết có chuyển nhượng được hay không? Nếu được thì lập hồ sơ và trình bày ngắn gọn về thủ tục cho trường hợp này.

Tình tiết bổ sung

Công ty dự định họp ĐHĐCĐ vào ngày 25.12.2009. Danh sách cổ đông dự họp được chốt vào ngày 15.12.2009. Ngày 20.12.2009, ông Bình hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần của mình cho bà Hương.

Hỏi: Theo anh/chị, thành phần tham dự họp ĐHĐCĐ sẽ bao gồm những ai? (biết rằng tất cả các cổ đông đều có sở hữu CPPT).

Tình tiết bổ sung

Do nhu cầu về nhân sự, công ty Cát Tiên Sa cần tuyển dụng Trưởng Phòng Kinh Doanh và Trưởng Phòng Nhân Sự.

Hỏi: Theo anh/chị, ai là người có thẩm quyền thực hiện việc bổ nhiệm và quyết định chế độ lương, thưởng của 2 nhân sự mới này? Tại sao?

Bài 103

Tháng 1/2007, Công ty TNHH X được thành lập, có 3 thành viên A, B và C với tỷ lệ vốn góp của các thành viên được xác định như sau: A góp 50%, B 30% và C 20% VĐL của công ty.

ĐLCT quy định về việc chuyển nhượng phần vốn góp, theo đó, nếu chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải là thành viên công ty thì phải được đại diện ít nhất 80% tổng số vốn góp của các thành viên chấp thuận.

Tháng 10/2009, A muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình và chào bán phần vốn đó cho B và C nhưng B và C không mua vì cho rằng giá chuyển nhượng bất hợp lý.

Tháng 12/2009, A chuyển nhuượng phần vốn góp của mình cho D nhưng không được B và C đồng ý.

Về phần mình, A cho rằng quyền được chuyển nhượng phần vốn góp của mình bị vi phạm, vì vậy yêu cầu được rút toàn bộ phần vốn góp của mình (50% VĐL), được sở hữu 50% giá trị toàn bộ tài sản của công ty TNHH X và được chia lợi nhuận đến ngày rút vốn hoặc chuyển nhượng cho thành viên khác theo giá thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được việc chuyển nhượng thì giải thể công ty.

1. Theo anh chị, việc thực hiện quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên A có vi phạm quy định của pháp LDN không? Vì sao?

2. Theo anh chị, các yêu cầu của A liên quan đến việc giải quyết phần vốn góp của mình như trên có phù hợp với quy định của pháp LDN không? Vì sao

3. Trình bày các hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với DNTN (DNTN) nếu chủ doanh nghiệp (CDN) ở vào 1 trong các tình huống

Bài 104

Ông M đang là chủ DNTN QM, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu muốn góp vốn với 1 công ty quốc tịch Pháp để thành lập 1 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản tại tỉnh Tiền Giang.

Hỏi: 1. Anh chị hãy cho biết ý định của ông M có thực hiên được hay không? Nếu được thành lập thì hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nói trên tồn tại dưới hình thức nào? Vì sao?

2. Nếu công ty quốc tịch Pháp đồng ý chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình trong công ty cho ông M thì hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng này đối với công ty như thế nào?

Bài 105

Vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Bằng và ca sĩ Như Mây là người Việt Nam định cư ở Mỹ muốn về Việt Nam mở công ty kinh doanh sản xuất băng đĩa nhạc.

Hỏi:

a. Vợ chồng ông bà có thể thành lập công ty hay không? Nếu được, anh (chị ) hãy tư vấn cho ông bà những loại hình công ty phù hợp cùng những lợi thế của các loại hình công ty đó và những thủ tục pháp lý cần thiết để ông bà khởi nghiệp kinh doanh?

b. Có gì khác nếu hiện tại nhạc sĩ Hoàng Bằng đang giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, còn Như Mây là ca sĩ hát tại các tụ điểm âm nhạc?

Bài 106

Huy Hoàng là CTTNHH có trụ sở chính tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị lâm vào tình trạng phá sản. Anh Lê Trần Nguyễn là công nhân làm việc trong công ty nhưng đã 8 tháng nay anh Nguyễn và tất cả những người lao động khác trong công ty không được trả lương.

Hỏi:

a. Anh Lê Trần Nguyễn có quyền làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Huy Hoàng hay không ?

b. Nếu được thì anh Nguyễn cần viết đơn như thế nào và gửi đơn đến toà án nào có thẩm quyền giải quyết?

c. Trong những trường hợp nào thì Công ty Huy Hoàng bị toà án tuyên bố phá sản? Hãy phân chia giá trị tài sản còn lại của Huy Hoàng sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, biết rằng tài sản còn lại của Huy Hoàng là 1,5 tỷ đồng và danh sách các đối tượng mà công ty phải thanh toán như sau:

- Nợ A (không có bảo đảm): 450 triệu đồng.

- Nợ B (không có bảo đảm): 600 triệu đồng.

- Nợ C (không có bảo đảm): 250 triệu đồng.

- Nợ thuế : 550 triệu đồng.

- Nợ lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân: 750 triệu đồng.

- Phí phá sản: 50 triệu đồng.

Bài 107

Ông Trần Văn Nam, một công chức đã nghỉ hưu có ý định đưa số tiền 2 tỷ đồng đang gửi tiết kiệm để đầu tư vào kinh doanh.

a. Theo anh chị, ông Nam có thể dùng số tiền này đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hay không?

- Nếu được thì theo quy định pháp luật hiện hành ông Nam có thể đầu tư số tiền trên ở những hình thức chủ thể kinh doanh nào mà ông là chủ sở hữu? Tại sao?

b. Có gì khác nếu khi quyết định đầu tư ông Trần Văn Nam đang là Chủ tịch tỉnh X?

Bài 108

Phương và Bảo cùng góp vốn mở hộ kinh doanh làm dịch vụ photocopy. Ngày 1 tháng 1 năm 2007 Phương và Bảo mua của Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu máy văn phòng DEVICO hai máy photocopy hiệu Toshiba đời cũ đã qua sử dụng. Khi bán, DEVICO cam kết miệng là hai máy này còn rất tốt, giá trị sử dụng còn ít nhất là 80%. Giữa hai bên không lập hợp đồng mua bán bằng văn bản viết, sau khi thanh toán Phương và Bảo chỉ nhân được một hóa đơn thanh toán có chữ ký của người thu tiền và con dấu của DEVICO. Sau một thời gian sử dụng, cả hai máy đều xuất hiện lỗi kỹ thuật trầm trọng. Phương và Bảo yêu cầu DEVICO sửa chữa hoặc đổi máy khác thì DEVICO từ chối.

Ngày 2 tháng 6 năm 2007, Phương và Bảo khởi kiện ra tòa án yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và yêu cầu DEVICO bồi thường thiệt hại.

Hỏi:

1. Hợp đồng trên thuộc hợp đồng gì? Văn bản pháp luật cụ thể nào áp dụng cho hợp đồng này?

2. Khi Phương và Bảo khởi kiện thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này?

3. Anh chị hãy xác định tư cách chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng trong vụ án này?

4. Nếu là thẩm phán, anh chị giải quyết vụ việc này như thế nào?

Bài 109

Vợ chồng ông Cali là người Việt Nam định cư ở Mỹ muốn về Việt Nam mở công ty. Anh (chị ) hãy tư vấn cho ông bà loại hình công ty phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và những thủ tục cần thiết để ông bà khởi nghiệp kinh doanh?

Trong quá trình kinh doanh, do không có điều kiện trực tiếp quản lý công ty nên ông bà cần thuê giám đốc điều hành, anh chị hãy gợi mở cho ông bà Cali một số lưu ý cần thiết khi thuê giám đốc điều hành?

Bài 110

Công ty TNHH X và CTCP Y ký hợp đồng mua bán thiết bị điện trị giá 1,5 tỷ

a. Ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng? Vì sao? Hợp đồng có cần công chứng không?

b. Những hợp đồng nào cần có sự đồng ý của HĐTV mới hợp lệ?

c. HĐ này có cần điều khoản bảo hành không?

Năm người A,B,C,D,E góp vốn thành lập công ty TNHH, mỗi người 1 tỷ.

a. Hỏi ai là người đại diện theo pháp luật?

b. Cơ cấu tổ chức công ty như thế nào?

Bài 111

A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Hưng Thịnh, với số VĐL là 2 tỷ đồng, trong đó A góp 100tr, B góp 400 tr, C góp 500tr và D góp 1tỷ. Sau một thời gian thành lập với tư cách là chủ tịch HĐTV D đã triệu tập HĐTV để quyết định phương án chia lợi nhuận trong công ty. Do bất đồng trong điều hành công ty với D nên B đã không tham dự cuộc họp HĐTV. A đi công tác nên đã gọi điện báo vắng mặt và qua đó ủy quyền cho C bỏ phiếu cho mình. C và D đã tiến hành cuộc họp HĐTV và bỏ phiếu thông qua phương án phân chia lợi nhuận.

- Nhận xét về cuộc họp HĐTV

- Nhận xét về việc thông qua quyết định của HĐTV công ty

- Nếu phương án phân chia lợi nhuận được thông qua thì lợi nhuận của ABCD được hưởng là bao nhiêu? Biết tài sản của công ty sau khi công ty đã nộp đủ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác là 60tr đồng và công ty không có các khoản nợ đến hạn phải trả.

Bài 112

A và một số người bạn là B, C, D, đã thành lập CTCP và A nắm giữ 30% CPPT, B nắm giữ 25%, C 35%, D 10%. Sau 1 thời gian hoạt động HĐQT đã triệu tập đại hội cổ đông để quyết định về việc sửa đổi, bổ sung ĐLCT. Phiên họp được triệu tập theo đúng thủ tục nhưng chỉ có A, B, D tham dự và A, B biểu quyết nhất trí sửa đổi, bổ sung điều lệ.

Nhận xét về việc triệu tập cuộc họp đại hội cổ đông và việc thông qua quyết định của đại hội cổ đông?.

Bài 113

Công ty THHH Toàn Thắng có trụ sở tại quận Gò Vấp, TP HCM. Ngày 21/8/2007, công ty THHH Toàn Thắng ký hợp đồng mua 10 xe ô tô du lịch của CTCP thương mại Hà Nội có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm thành phố HN. Khi hợp đồng được thực hiện, công ty TNHH Toàn Thắng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

- Công ty cổ phần thương mại HN có thể yêu cầu phạt vi phạm đối với Công ty TNHH Toàn Thắng được không? Vì sao?.

- Nếu Công ty cổ phần Thương mại HN khởi kiện tại tòa án, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ tranh chấp trên? Vì sao?.

Bài 114

Công ty Cổ phần Thắng lợi do A B C D thành lập ngày 10/7/2008. Trong đó số cổ phần của các thành viên như sau:

CPPT (tổng cộng 450) CPƯĐ biểu quyết (tổng cộng 250):

A 100 50;

B 200 100;

C 100 50;

D 50 50

Sau 1 năm hoạt động, công ty họp đại hội cổ đông để sửa đổi, bổ sung điều lệ. Phiên họp lần 1 có A, B, C, D tham dự và A, B đã biểu quyết chấp nhận sửa đổi, bổ sung ĐLCT với tỷ lệ là 80%.

- Phiên họp đại hội cổ đông được triệu tập lần 1 có hợp lệ không/ vì sao?.

- Số phiếu biểu quyết của 1 CPƯĐ biểu quyết theo ĐLCT là bao nhiêu?.

Bài 115

"CTCP X đã đến giai đoạn thanh lý tài sản trong quy trình giải quyết phá sản.

tài sản hiện có tại doanh nghiệp là 1 tỷ. Trước đây X góp vốn với Y thành lập ra Z. Khi góp mỗi bên góp 1 tỷ. Tài sản của Z hiện nay là 1,4 tỷ. A, B mỗi doanh nghiệp nợ X 500 triệu.

tình hình nợ của X như sau:

- Nợ ngân hàng thương mại nhà nước C 1 tỷ (thế chấp tài sản trị giá 1,5 tỷ)

- Nợ ngân hàng cổ phần thương mại D 1 tỷ (thế chấp tài sản trị giá 700 triệu)

- Nợ E, F mỗi doanh nghiệp 1 tỷ

- Nợ thuế nhà nước 300 triệu

- Nợ G, H, K mỗi doanh nghiệp 300 triệu

- Trước đây ông I đã đứng ra bảo lãnh X trước ngân hàng M và đã trả nợ thay cho X là 500 triệu

- Cách đây 3 tháng tòa án tỉnh N đã giải quyết vụ kiện giữa X và Q, theo đó buộc X bồi thường cho Q 400 triệu. Bản án đã có hiệu lực nhưng do X chai lỳ chưa thực hiện

- Nợ trái phiếu (cả gốc lẫn lãi) là 300 triệu

- Nợ lương lao động 200 triệu

- Phí phá sản 100 triệu

Hãy phân chia tài sản còn lại của doanh ngiệp X cho các chủ nợ?"

Bài 116

DNTN An Phúc do ông Phúc là chủ DN, đột ngột bị tai nạn qua đời. Ông Phúc có vợ là Bà Mai và 2 đứa con (7 tuổi và 14 tuổi). Ông Phát có ký hợp đồng với DNTN An Phúc. Ông Phát đòi DNTN An Phúc thực hiện đúng hợp đồng đã ký, nếu không phải trả lại Ông Phát 50 triệu đồng và 3% lãi suất số tiền mà Ông Phát đã tạm ứng trước khi ký hợp đồng. Bà Mai không đồng ý.

a) Bà Mai có đương nhiên là chủ CNTN An Phúc không? Giải thích tại sao?

b) Hợp đồng trên có còn hiệu lực hay không? Giải thích tại sao?

c) Hợp đồng trên sẽ được giải quyết như thế nào?

Bài 117

Doanh nghiệp A tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại với doanh nghiệp B, giá trị tranh chấp 650 triệu. Trụ sở doanh nghiệp A đặt tại quận Tân Bình, doanh nghiệp B đặt ở quận 3. Doanh nhiệp A khởi kiện doanh nghiệp B tại tòa án.

a) Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên? Tại sao?.

b) Hãy giải thích số tiền tạm ứng án phí cụ thể mà doanh nghiệp A phải nộp cho tòa án đó?.

Bài 118. A, B, C, D cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở Kế hoạc và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác đinh như sau:

- A góp bằng một căn nhà trị giá 800 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được công ty sử dụng làm trụ sở chính của Công ty.

- B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 500 triệu đồng, chiếm 25% vốn điều lệ.

- C góp 400 triệu đồng tiền mặt, chiếm 20% vốn điều lệ.

- D góp 100 triệu đồng tiền mặt, chiếm 5% vốn điều lệ.

- E góp 200 triệu đồng tiền mặt, chiếm 10% vốn điều lệ.

Yêu cầu:

1. Hãy xác định điều kiện tối thiểu để Hội đồng thành viên Công ty TNHH X được tiến hành hợp lệ và điều kiện tối thiểu để Quyết định phương hướng phát triển công ty được thông qua.

2. Giả sử năm 2009 D muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp và các thành viên khác đều muốn mua hết phần chuyển nhượng.

a. Giá chuyển nhượng phần vốn góp của D sẽ được quyết định dựa trên nguyên tắc nào?

b. Giả sử giá chuyển nhượng được tính là 200 triệu đồng, hãy xác định quyền mua của mỗi thành viên còn lại trong công ty.

Bài 119. Bà Nga là chủ sạp vải tại chợ Bến Thành, đã ĐKKD dưới hình thức hộ kinh doanh. Bà vừa trúng số được 500 triệu đồng vào cuối năm 2011.

a. Bà Nga có thể sử dụng 500 triệu đồng đó để mở thêm một cửa hàng bán vải tại nhà được không? Tại sao?

b. Trong trường hợp bà Nga muốn sử dụng số tiền trên để góp vốn với ông Đức, thành lập công ty TNHH dệt may Hòa Bình, trụ sở tại Khu công nghiệp Biên Hòa, thì hồ sơ ĐKKD cần các loại giấy tờ gì và sữ nộp tại đâu?

c. Giả sử bà Nga muốn dùng 100 triệu đồng mua 1000 cổ phần phổ thông và 50 triệu đồng mua cổ phần ưu đãi biểu quyết của CTCP Bình Minh thành lập năm 2009 có được không?

d. Bà Nga có người em trai là thành viên hợp danh của CTHD Rạng Đông. Công ty này cần mua vải, hợp đồng bán vải ký kết giữa bà Nga và em mình phải thỏa mãn điều kiện gì? 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lkd