luat kinh doanh dhcn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ

1. Khái niệm luật kinh tế

1.1. Khái niệm luật kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và quản lý hành chính bao cấp

Nền kinh tế chịu sự quản lý toàn diện của nhà nước bằng hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch.

Chỉ tồn tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và tập thể.

Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo chi phối toàn bộ nền kinh tế

Các quan hệ kinh tế được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh - quyền uy

Nhà nước quản lý nền kinh tế theo cơ chế hành chính bao cấp

Nhà nước vừa đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vừa đảm bảo vật chất cho các đơn vị sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Luật kinh tế được định nghĩa như sau:

"Luật kinh tế là ngành luật độc lập do nhà nước ban hành đề điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và quá trình sản xuất kinh doanh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch của nhà nước".

1.2. Khái niệm luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) Nước ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp đại diện cho nhiều hình thức sở hữu khác nhau

Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân

Tôn trọng quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quan hệ quản lý kinh tế và quan hệ sản xuất kinh doanh thay đổi

Hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước là quản lý việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp như phá sản, giải thể.

Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường được hiểu như sau:

Là ngành luật độc lập bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nhằm thực hiện các mục tiệu kinh tế - xã hội của đất nước.

Nội dung cơ bản của luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường:

Pháp luật về chủ thể kinh doanh

Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Pháp luật về cạnh tranh

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.

II. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế bao gồm 3 nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và doanh nghiệp

Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

III. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

Có 2 phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp quyền uy: điều chỉnh nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ thể kinh doanh (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đăng ký kinh doanh, chế độ quản lý tài chính, thuế ...)

Phương pháp bình đẳng: điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh và nhóm quan hệ nội bộ doanh nghiệp (chế độ hợp đồng, quan hệ góp vốn, phân chia lợi nhuận ...)

IV. Chủ thể của luật kinh tế

1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế:

Chính phủ;

Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ như: Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước ...

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Nước ta hiện có các loại hình doanh nghiệp sau:

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3. Cá nhân có đăng ký kinh doanh

4. Tổ hợp tác (3 thành viên là cá nhân đủ 18 tuổi), hộ gia đình (ít nhất 2 thành viên, chủ hộ phải là người đã thành niên).

V. Nguồn của Luật kinh tế

Văn bản luật.

Văn bản dưới luật.

Điều ước quốc tế.

Tập quán thương mại.

Điều lệ của doanh nghiệp

VI. Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Luật kinh tế tạo ra môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế ổn định và phát triển.

Luật kinh tế khắc phục những yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ

ĐẦU TƯ

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

1. Khái niệm về đầu tư.

- Thông thường: bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội.

- Kinh tế: hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế những hiệu quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng.

Đầu tư không thể thiếu đối với nền kinh tế. Các nguồn lực đầu tư có thể: tiền, tài nguyên, sức lao động , trí tuệ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phong