luat _nhoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

• Cau 1:

• giống nhau, như: cả hai thủ tục này đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công

khác nhau.:

- Thứ nhất, lý do giải thể không đồng nhất đối với các loại hình doanh nghiệp và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về giải thể, khi rơi vào những trường hợp pháp luật quy định đối với loại hình doanh nghiệp đó có thể tự giải thể hoặc bị giải thể. Các trường hợp giải thể đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định không giống nhau mà tuỳ thuộc vào vị trí vai trò cũng như ảnh hưởng của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế. Tuy nhiên có thể khái quát lại rằng, doanh nghiệp có thể tự chấm dứt hoạt động của mình hoặc bị bắt buộc giải thể khi: Mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã hoàn thành xong mục tiêu đó, hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Trong khi đó, việc phá sản chỉ có thể do một nguyên nhân duy nhất gây ra, đó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

- Thứ hai, phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lí cũng như cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó.

Giải thể là một thủ tục hành chính là giải pháp mang tính chất tổ chức người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định còn thủ tục phá sản lại là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là toà án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản.

- Thứ ba, giải thể và phá sản còn khác nhau về hậu quả

Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã, trong khi đó, đối với phá sản thì không phải bao giờ cũng đem đến kết quả như vậy. Ví dụ, một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp phá sản, giữ nguyên tên thậm chí cả nhãn hiệu hàng hoá, tiếp tục duy trì sản xuất. Trong trường hợp này chỉ có sự thay đổi sở hữu của chủ doanh nghiệp chứ không hề có sự chấm dứt hoạt động của nó.

- Thứ tư, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt. Chẳng hạn, pháp luật nhiều nước quy định cấm chủ sở hữu bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian nhất định. Còn trong trường hợp giải thể, vấn đề hạn chế quyền tự do kinh doanh này không được đạt ra.

.

Cau 2.

Giải thể là một thủ tục hành chính là giải pháp mang tính chất tổ chức người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định

Thủ tục phá sản lại là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là toà án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản

Nói phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt bởi vì những lý do sau:

- được tiến hành bởi cơ quan tào án cơ quan công quyền nhà nước (đặc điểm này quan trọng nhất).

- theo một trình tự thủ tục luật định

- theo nguyên tắc còn bao nhiêu trả bấy nhiêu đây là điểm hoàn toàn khác với dân sự

- khi hoàn thành thủ tục phá sản giải thoát con nợ khỏi nợ lần khác với dân sự trả hết mới thôi.

Cần hiểu bản chất phá sản là thủ tục để phục hồi con nợ nếu không phục hồi được mới dẫn đến phá sản. vì vậy cần tập trung phân tích hội nghị chủ nợ. Đồng thời giải quyết phá sản được áp dụng các thủ tục yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đây là đặc trưng của tòa án.

Bai thu hai:

• Giống nhau:

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

* Khác nhau:

- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới.

- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

- Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần).

- Phá sản theo quyết định của Tòa án

(Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản)

- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.

- Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó.

- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể

- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới

- Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm.

• + Lý do:

- Giải thể vì hết thời hạn hoạt động mà không gia hạn thêm,vì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay đơn giản là do quyết định của chủ doanh nghiệp.

- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

+ Thủ tủc pháp lý:

- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao.

- Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính.

- Thời gian giải quyết phá sản dài hơn rất nhiều so với giải thể.

+ Cách thức thanh toán tài sản:

- Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ.

- Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ chức thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

+ Hậu quả:

- Doanh nghiệp giải thể sẽ chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn.

- Doanh nghiệp bị phá sản có thể được mua lại (đổi chủ sở hữu) và vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

+ Thái độ của Nhà nước:

- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.

- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới.

- Giám đốc, chủ tịch Hội đồng Quản trị, thành viên hội đồng quản trị của Công ty bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1 đến 3 năm ở bất kỳ Doanh nghiệp nào.

***phân biệt theo 5 tiêu chí sau:

thứ nhất: Về lý do phá sản hoặc giải thể

thứ hai: Thẩm quyền giải quyết

thứ ba: Xử lý quan hệ tài sản

thứ tư: Hậu quả pháp lý

thứ năm: thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý

(diendanhapluat.vn)

Điều 157. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Điều 159. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;

2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#2311#nhoc