Luat Thuong mai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI

PHẦN 1. CÂU HỎI ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH

1. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền góp vốn vào các doanh nghiệp để kinh doanh trừ cán bộ công chức nhà nước? 

Sai - Vì theo khoản 2 điều 13 Luật DN quy định các tổ chức cá nhân không được quyền góp vốn thành lập quản lý DN ngoài cán bộ công chức nhà nước còn có:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản của để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đối với mình

+ Sĩ quan hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.

2. Ông A đứng tên cá nhân ký hợp đồng thuê nhà làm trụ sở theo thỏa thuận của các thành viên sáng lập, nhưng sau đó công ty TNHH X không được thành lập thì ông A có phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với hợp đồng thuê nhà đó không?

Có chịu trách nhiệm - Vì theo khoản 3 điều 14 Luật Doanh nghiệp quy định: Trong trường hợp DN không được thành lập thì người ký kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.

3. Ông M gửi hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng đã quá 10 ngày mà cơ quan đăng ký kinh doanh không có thông báo bằng văn bản về việc từ chối hay chấp nhận. Vậy ông M có được coi là đã đăng ký kinh doanh hợp pháp và hoạt động kinh doanh bình thường theo quy định của pháp luật hay không?

Không - Vì theo quy định của pháp luật DN chỉ được phép hoạt động kinh doanh khi có giấy phép kinh doanh hợp pháp của cơ quan nhà nước (cơ quan đăng ký kinh doanh)

4. Bà T1,T2,T3 cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH X. Khi lập danh sách các thành viên Công ty để đăng ký kinh doanh bà T1 cho rằng danh sách chỉ cần có chữ ký của bà là người đại diện theo pháp luật của công ty mà không cần chữ ký của các thành viên còn lại vẫn được coi là hợp pháp.

Sai - Theo khoản 3 điều 23 Luật Doanh nghiệp, danh sách đó phải có họ tên chữ ký của cả 3 thành viên. Nếu bà T1 là người đại diện theo ủy quyền của họ thì danh sách đó vẫn được xem là hợp pháp nếu không có chữ ký của 2 thành viên còn lại (T2,T3)

5. Khi chị A góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào Công ty trách nhiệm hữu hạn T có phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn T hay không?

Có - Vì Theo khoản 1 điều 29 Luật DN quy định: Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Anh K dùng 1 số tài sản là trái phiếu không ghi danh trị giá 500 triệu đồng để góp vốn vào Công ty Cổ phần ô tô vận tải X. Vậy trong trường hợp này anh K có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty X tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Không - Vì theo mục b, khoản 1 điều 19 quy định đối với những tài sản không đăng ký quyền sở hữu việc thực hiện góp vốn được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Không thấy nhắc đến việc phải làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở đây K sử dụng trái phiếu không ghi danh để góp vốn tức là tài sản không đăng ký bản quyền.

7. Ông A tham gia vào Công ty trách nhiệm hữu hạn X bằng cách góp vốn bằng Cổ phần mà A nắm giữ tại công ty cổ phần K. Vậy việc A dùng cổ phần của Công ty Cổ phần K mà mình đang sở hữu để góp vốn vào Công ty X như trường hợp nêu trên có được coi là đúng quy định pháp luật hiện hành không? - Không

8. Ông T đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân T mang tên mình. Vậy sau khi Doanh nghiệp tư nhân T đăng kí kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền thì ông T có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang Doanh nghiệp tư nhân mà ông đã bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp không?

Không - Vì theo khoản 2 điều 29 Luật Doanh nghiệp quy định: Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ Doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

9. Công ty AB thành lập công ty con lấy tên là Công ty A&B. Khi đăng kí kinh doanh đã bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối với lý do tên gọi gây nhầm lẫn với công ty AB. Công ty AB cho rằng 2 công ty này là mẹ con nên pháp luật vẫn cho phép đặt tên như vậy?

Công ty AB sai - Vì theo điều 32 Luật DN quy định: Cấm đăt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký. Ở đây luật cấm đối với mọi DN không thấy nói đến trừ trường hợp là công ty mẹ con.

10. Ông T quyết định tặng 70% vốn góp của mình tại Công ty TNHH P cho anh Q là con nuôi vì anh có khả năng kinh doanh. Các thành viên khác của công ty P cho rằng việc tăng cho đó không hợp pháp vì không có sự đồng ý của Hội đồng thành viên nhưng ông T cho rằng ông có quyền tặng cho bất cứ người con nào phần vốn góp của mình tại Công ty P mà các thanh viên khác không có quyền phản đối và người đó đương nhiên là thành viên của Công ty.

Ông T sai - Vì theo khoản 5 điều 45 Luật DN quy định: Thành viên có quyền tặng cho 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ 3 thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Ở đây Q chỉ là con nuôi của ông T không có quan hệ huyết thống với ông T nên cần có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.

11. Công ty T được ông K là thành viên góp vốn của Công ty TNHH X sử dụng vốn góp để trả nợ. Vậy khi công ty T nhận thanh toán nợ bằng vốn góp đó thì có đương nhiên trở thành thành viên Công ty TNHH X không?

Không - Vì theo quy định tại khoản 6 điều 45 Luật DN thì công ty T chỉ trở thành thành viên của Công ty TNHH X nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

12. Ông Q được cử làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, còn ông H được cử làm Giám đốc Công ty TNHH A. Nhưng điều lệ Công ty không quy định chủ tịch hội đồng thành viên hay giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Vậy trong trường hợp này ai sẽ đương nhiên là đại diện theo pháp luật?

Chủ tịch Hội đồng thành viên (ông Q) sẽ là đại diện theo pháp luật của Công ty nhưng trong giấy tờ phải ghi rõ. Theo khoản 4 của điều 49 Luật DN: Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không là đại diện theo pháp luật thì Giám đốc công ty (ông H) sẽ đảm nhiệm chức vụ đó (Điều 46 của Luật DN)

13. Khi trên thị trường có những diễn biến bất lợi cho Công ty, các thành viên công ty đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên B triệu tập họp Hội đồng thành viên. Nhưng ông B cho rằng điều lệ công ty không quy định vấn đề này và ông đang chiếm 65% vốn góp thấy không cần thiết. Vì vậy những thành viên có yêu cầu đã nhân danh công ty kiện ông B về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ

Ông B sai - Vì theo quy định tại khoản 2 điều 41 Luật DN: Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ (trong trường hợp này các thành viên yêu cầu triệu tập họp sở hữu 35% vốn điều lệ) có quyền yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

14. Pháp luật hiện hành có quy định cấm kí kết hợp đồng giữa Công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chính cá nhân làm chủ sở hữu công ty đó hay không?

Không - Theo điều 75 khoản 4 quy định: Hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc những người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty. Như vậy công ty vẫn được phép kí kết hợp đồng với chính cá nhân làm chủ sở hữu công ty nhưng có điều hợp đồng đó phải được lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

15. Điều lệ Công ty cổ phần B có quy định chỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% trở lên sẽ có quyền yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông trong trường hợp hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông. Vậy quy định này có bị coi là trái quy định của pháp luật hay không?

Quy định trên là trái pháp luật - Vì theo quy định của pháp luật cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội cổ đông trong trường hợp hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông.

16. Điều lệ Công ty cổ phần Y quy định cổ đông sáng lập là cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Vậy cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có được chuyển nhượng cổ phần đó cho cổ đông sáng lập khác trong công ty hay không?

Không - Theo khoản 3 điều 81 Luật DN quy định: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

17. Ông T mua 5.000 cổ phần ưu đãi hoàn lại của công ty cổ phần Y. Trên cổ phiếu đó không ghi thời gian hoàn lại. Vậy ông T có được quyền yêu cầu Công ty Cổ phần Y hoàn trả lại cho mình giá trị ghi trên mệnh giá bất kỳ lúc nào không?

Có - Theo điều 83 Luật DN thì phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Trong trường hợp này trên cổ phiếu không ghi thời gian hoàn lại vậy nên ông T sẽ được nhân lại hoàn toàn vốn góp bất kỳ luc nào ông yêu cầu

18. Ông B,C,D là những cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần A.Vậy pháp luật có bắt buộc họ phải mua ít nhất 20% tổng số vốn điều lệ trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay không?

Không - Theo quy định tại điều 84 các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đk mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy các cổ đông sáng lập không bắt buộc phải mua ít nhất 20% tổng số vốn điều lệ trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà có thể được thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy kinh doanh.

19. Điều lệ Công ty Cổ phần X quy định trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác với bất kỳ lí do nào. Nhưng trong thời hạn đó ông H là cổ đông sáng lập công ty đã chuyển nhượng 1 phần cổ phần phổ thông của mình cho anh B cùng là cổ đông sáng lập. Vậy hành vi của ông H có được coi là đúng với quy định của pháp luật hiện hành không?

Có - Vì theo khoản 5 điều 84 quy định trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác.

20. Q là cổ đông của công ty cổ phần T đã thu gom được 1 lượng cổ phần bằng 5% tổng số cổ phần phổ thông và đã yêu cầu công ty đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nhưng công ty cho rằng chỉ khi T nắm giữ từ 5% trở lên của tổng số tất cả các loại cổ phần do công ty phát hành thì công ty mới thực hiện việc đk với cơ quan đăng ký kinh doanh

Công ty đúng - Theo quy định tại khoản 4 điều 86 Luật DN thì cổ đông sở hữu từ 5% tống số cổ phần trở lên thì phải được đăng ký tại với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

21. Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần A đã biểu quyết cho phép hội đồng quản trị được quyền chào bán 12% số cổ phần công ty đã mua lại của cổ đông. Hội đồng quản trị đã chào bán với giá bằng 50% giá thị trường cho tất cả cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty. Hỏi trong trường hợp nêu trên việc hội đồng quản trị chào bán với giá 50% giá thị trường cho tất cả cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ ở Công ty có được coi là đúng quy định pháp luật không?

Có - Vì theo điều 87 trong trường hợp cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá bán.

22. Do Công ty Cổ phần P nợ của ngân hàng S 500 triệu đồng nên công ty quyết định phát hành trái phiếu cho ngân hàng S với lãi suất hàng năm 8% song có người cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật vì trong 3 năm liên tục công ty chỉ trả cổ tức bằng 5%

Ý kiến đó sai, Công ty P đúng - Vì theo khoản 2 điều 88 quy định: Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định 

23. Trong năm 2006 hội đồng quản trị công ty cổ phần đã quyết định mua lại tổng số 16% cổ phần mỗi lần 8%. Đại hội đồng cổ đông cho rằng như vậy là sai nhưng hội đồng quản trị cho rằng như vậy là đúng vì mỗi lần mua lại không quá 10%.Vậy trong trường hợp nêu trên ý kiến của ai đúng?

Đại hội cổ đông đúng - Theo quy định tại khoản 1 điều 91 quy định: Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi 12 tháng. Như vậy trong 1 năm hội đồng quản trị công ty chỉ có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần. (ở trên trong năm 2006 quyết định mua lai 16% cổ phần như vậy là trái với quy định pháp luật)

24. Công ty Cổ phần X đã quyết định mua lại 7% cổ phần phổ thông tuy nhiên năm kinh doanh đó Công ty Cổ phần X bị xác định là thua lỗ. Vậy trong trường hợp này việc Công ty Cổ phần X quyết định mua lại cổ phần phổ thông đó có được coi là hợp lệ hay không?

Có - Theo khoản 1 điều 91 của Luật Doanh nghiệp

25. Giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức mà cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác và có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người có quyền nhận cổ tức cổ phiếu. Vậy thỏa thuận đó có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Không phù hợp với quy định của pháp luật - Theo khoản 4 điều 93 quy định: Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ Công ty Cổ phần.

26. Công ty H nắm giữ 10% cổ phần tại công ty B đã quyết định cử 2 đại diện theo ủy quyền để thực hiện các quyền cổ đông theo quy định pháp luật và quy định rõ mỗi người đại diện 5% số cổ phần này đủ cho họ đai diện tham gia vào hội đồng quả trị vào ban kiểm soát. Vậy công ty H ủy quyền cho 2 người này có được hay không? 

Có - Công ty H nắm giữ 10% cổ phần công ty B nên công ty H chính là cổ đông phổ thông theo khoản 2 điều 79 Luật DN và công ty H có quyền cử đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo khoản 4 của điều 79 Luật DN

27. Mặc dù ông H phản đối việc mua lại 15% tổng số cổ phần do vi phạm điều lệ công ty nhưng hội đồng quản trị vẫn thông qua nghị quyết với đa số phiếu thuận trong quá trình thực hiện quyết định đó đã gây ra thiệt hại cho công ty. Hội đồng quản trị yêu cầu ông H cũng phải liên đới chịu trách nhiệm vì thiểu số phục tùng đa số nhưng ông H từ chối. Vậy trong trường hợp này ông H từ chối yêu cầu của hội đồng quản trị có bị coi là vi pham pháp luật không?

Ông H không vi phạm pháp luật - Vì theo khoản 4 điều 108 quy định: Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty, thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm.

28. Công ty Cổ phần X là công ty con của Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên B do nhà nước đầu tư chiếm 65% vốn điều lệ. Vậy chủ tịch Công ty TNHH 1 thành viên B có quyền bổ nhiệm con trai của mình làm người đại diện phần vốn tại công ty cổ phần và có quyền tham gia ứng cử vào hội đồng quản trị không?

Không - Vì theo quy định tại khoản 2 điều 57: Đối với công ty con của Công ty cổ phần vốn góp, cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì giám đốc hoặc tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

29. Công ty cổ phần X muốn bầu anh B 20 tuổi có trình độ trung cấp kế toán làm kiểm soát viên công ty. Nhưng có ý kiến cho rằng anh không đủ tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành để bầu vào chức năng ấy. Vậy ý kiến trên có căn cứ pháp luật hay không?

Ý kiến trên có căn cứ pháp luật - Theo khoản 1 điều 122 quy định: Thành viên ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau: Từ 21 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

30. Ông X đăng kí thành lập Doanh nghiệp tư nhân X nhưng bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối với lí do ông đã thành là thành viên hợp danh của công ty hợp danh K, mặc dù các thành viên của công ty hợp danh K đã có kiến nghị. Vậy việc từ chối của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với yêu cầu của ông X có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không?

Không đúng với pháp luật hiện hành - Vì trong khoản 1 điều 133 quy định: Thành viên hợp danh vẫn được phép làm chủ DN tư nhân nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại

31. Các thành viên trong Công ty hợp danh W đã cử ông X là thành viên góp vốn làm chủ tịch kiêm giám đốc công ty theo quy định tại điều lệ 3. Vậy trường hợp này có được coi là phù hợp với quy định pháp luật hiện hành không?

Không phù hợp với pháp luật hiện hành - Theo khoản 2 điều 140 quy định thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.

32. Ông G chỉ là thành viên hợp danh của công ty hợp danh K mà không phải là chủ tịch hay giám đốc công ty nhưng đã nhân danh công ty trong các giao dịch hàng ngày của công ty. Khi được hỏi về việc ủy quyền, ông đã giải thích bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng có quyền nhân danh công ty trong việc kí kết hợp đồng mà ko cần phải được công ty ủy quyền. Vậy ý kiến ông G về vấn đề này đúng hay sai?

Đúng - Vì theo khoản 1 điều 134 có quy định thành viên hợp danh được quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, đàm phán và kí kết các hợp đồng thỏa thuận hoặc giao ước mà thành viên đó cho là có lợi nhất cho công ty.

33. Ông T là thành viên hợp danh của Công ty hợp danh X. Nay ông muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân do chính mình làm chủ nên xin chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại công ty hợp danh X. Vậy khi rút vốn và xóa tên thành viên hợp danh trong công ty X ông T sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Sai - Vì theo quy định tại khoản 5 điều 138: Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên

34. Trong thỏa thuận tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh A có điều khoản thành viên mới phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty kể từ ngày công ty hoạt động. Vậy thỏa thuận đó có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành không?

Phù hợp với pháp luật hiện hành - Vì theo khoản 3 điều 139 quy định: Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

35. Ông X là chủ Công ty TNHH một thành viên Y. Sau đó ông đã mua DN tư nhân B của ông B. Vậy trong trường hợp này ông X có được sáp nhập Doanh nghiệp tư nhân B vào Công ty TNHH một thành viên Y hay không? 

Có - Theo khoản 1 điều 153 của Luật DN 

36. Công ty TNHH P có 2 thành viên là A và B. Vậy khi A chết do bị tai nạn giao thông thì công ty có được quyền chuyển thành Công ty TNHH một thành viên mà không phải tiến hành giải thể hay không?

Có - Vì khi A chết người thừa kế là thành viên của công ty tức là B, lúc này B sẽ sở hữu toàn bộ cổ phần tại công ty, công ty P muốn trở thành Công ty TNHH 1 thành viên chỉ cần tiến hành thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chức quản lý hoạt động theo quy định về công TNHH một thành viên chứ không phải tiến hành giải thể công ty.

37. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên.

Sai - Vì còn có loại hình công ty TNHH 1 thành viên.

38. Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số vốn điều lệ của công ty.

Đúng - Vì theo khoản 6 điều 4, và điểm b, khoản 1 điều 38 Luật Doanh nghiệp 2005.

39. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không thể tồn tại được với một thành viên duy nhất.

Đúng

40. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên trong công ty.

Sai - Theo điều 60 quy định các hình thức tăng vốn điều lệ.

41. Công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc mua phần góp vốn của thành viên công ty khi thành viên công ty bỏ phiếu phản đối việc sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty.

Đúng - Theo điều 43

42. Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn và tài sản của mình đối với các rủi ro trong kinh doanh.

Đúng.

43. Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bỏ phiếu thông qua quyết định của mình trên cở sở mỗi thành viên một phiếu.

Sai - Vì luật định thành viên công ty TNHH có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, nghĩa là 1 người có thể có nhiều hơn 1 phiếu nếu phần vốn của họ càng lớn tương ứng.

44. Công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: hội đồng thành viên, ban kiểm soát, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc.

Sai - Vì theo điểm 46, Ban kiểm soát không phải là bắt buộc với Công ty TNHH dưới 11 thành viên. 

45. Chủ sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân.

Sai - Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức, không quan trọng là tổ chức có tư cách pháp nhân hay không .

46. Khi muốn chuyển nhượng phần góp vốn của mình, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chào bán phần góp vốn đó cho một hoặc một số thành viên khác của công ty.

Sai - Theo điểm 44, phải chào bán cho tất cả thành viên còn lại với điều kiện như nhau.

47. Người khác chỉ có thể trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi hội đồng thành viên đồng ý.

Sai - Vì theo khoản 5 điều 45

48. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty.

Sai - Chịu TNHH trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty chứ không phải là vốn đã góp, vì thực tế có thể vốn đã góp vào Công ty nhỏ hơn vốn cam kết góp.

49. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ được nhận lợi nhuận và thực hiện quyền quản lý công ty trên cơ sở phần vốn đã góp vào công ty.

Đúng - Theo điểm d, khoản 1, điều 41

50. Khi một thành viên không thực hiện đúng tiến độ góp vốn, các thành viên sáng lập phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm trong việc cùng nhau góp vốn mà thành viên đó cam kết.

Đúng - Theo quy định tại khoản 3 điều 39

51. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được uỷ quyền cho bất cứ ai tham dự cuộc họp hội đồng thành viên.

Sai - Theo khoản 3 điều 48

52. Nhà đầu tư có thể trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi mua chứng khoán do công ty phát hành.

Sai - Công ty TNHH không được quyền phát hành chứng khoán.

53. Vốn pháp định trong doanh nghiệp là vốn doanh nghiệp phải có để thành lập, nó không được thấp hơn vốn điều lệ.

Sai - Theo khoản 7 điều 4 của luật doanh nghiệp thì: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa mức vốn đầu tư ban đầu và mức vốn điều lệ cuả doanh nghiệp không được thấp hơn mức vốn pháp định.

54. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là Doanh nghiệp Nhà nước.

Sai - Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có từ 50% vốn góp của nhà nước trở lên quy định tại khoản 22 điều 4

56. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là DN luôn rơi vào tình trạng Tổng tài sản nợ lớn hơn Tổng tài sản có.

Sai - Về sự bất cập của Luật phá sản hiện hành, có thể kể đến quy định tại Điều 2, trong đó quy định Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là: “Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.” Tương tự, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 189 quy định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản là: “Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp”.

Nếu theo cách viết hiện nay của Dự thảo, cần có hai điều kiện để xác định thời điểm một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đó là:

- Doanh nghiệp bị thua lỗ 

- Đã quá thời hạn thanh toán mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

Hoặc Điều 3 (Điều 2 sửa đổi, bổ sung) Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi lâm vào tình trạng phá sản nếu quá thời hạn thanh toán mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu

57. Chủ thể hợp đồng thương mại là người ký kết hợp đồng thương mại.

Sai - Người ký kết hợp đồng chỉ cần là người đại điện hợp pháp của công ty không nhất thiết phải là chủ thể của hợp đồng. Nếu người kí Hợp đồng không phải là đại diện theo pháp luật của Công ty nhưng đã được ghi nhận trong Điều lệ Công ty hoặc được người đại diện ủy quyền thì Hợp đồng đó không vô hiệu.

58. Trong mọi trường hợp khi có đơn kiện về tranh chấp thương mại tới tòa án thì tòa án phải thụ lý đơn để giải quyết.

Sai - Nếu tranh chấp hợp đồng mà trong hợp đồng có quy định sẽ giải quyết bằng trọng tài thương mại thì tòa án không được thụ lí (Luật trọng tài thương mại)

59. Do chỉ có 1 thành viên duy nhất, Công ty TNHH một thành viên không có tư cách pháp nhân.

Sai - Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo khoản 2 điều 38

60. A và B ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Hai bên thoả thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để giải quyết tranh chấp. A không đồng ý với phán quyết của trọng tài và có quyền khởi kiện ra toà án.

Sai - Theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm: Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. 

61. Công ty TNHH M tiến hành giải thể, đã từ bỏ quyền đòi nợ 300 triệu đồng tại Doanh nghiệp tư nhân A nhưng vẫn bảo đảm nghĩa vụ thanh toán. Vậy việc từ bỏ quyền đòi nợ của công ty TNHH M có được pháp luật cho phép hay không?

Không được pháp luật cho phép - Vì theo điều 159 của Luật DN thì từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ là 1 trong những hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể.

62. Thủ tục tố tụng trọng tài là thủ tục tố tụng tư pháp.

Sai - Các tổ chúc trọng tài tồn tại với tư cách là những tổ chức xã hội nghề nghiệp, không phải cơ quan quản lí nhà nước, không phải là cơ quan tài phán tư pháp, giải quyết dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tự định đoạt.

63. Trong mọi trường hợp khi có đơn kiện về tranh chấp thương mại tới tòa án thì tòa án phải thụ lý đơn để giải quyết.

Sai - Có thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, trọng tài, cuối cùng mới phải sử dụng tòa án để giải quyết. Tùy theo mức độ và sự nhất trí của 2 bên mà nên sử dụng phương pháp nào cho phù hợp theo khoản 3 điều 317 của Luật Thương mại.

 64. Thương nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì doanh nghiệp đó là thương nhân Việt Nam 

Đúng - Theo khoản 4 điều 16 của Luật Thương mại

65. Hợp đồng thương mại sẽ đương nhiên bị vô hiệu nếu vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng 

  Đúng - Theo điều 134 của Luật Dân sự

66. Người làm kế toán phải thực hiện chuyên môn nghiệp vụ kế toán theo sự chỉ đạo của người đứng đầu đơn vị kế toán 

Đúng - Theo khoản 3 điều 50 của luật kế toán

67. Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần bao gồm tất cả các cổ đông của công ty 

Sai - Vì đại hội cổ đông bao gồm tất cả những thành viên có quyền biểu quyết. Tuy nhiên cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức thì không được quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông (Khoản 3 - Điều 82 - Luật DN) 

68. Thói quen trong hoạt động thuơng mại sẽ được áp dụng khi các bên có những quy tắc ứng xử được lặp lại nhiều lần trong 1 thời gian dài giữa các bên 

Sai - Theo khoản 3 điều 4 luật thương mại thì phải được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng thương mại

69. Trong mọi trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng đều làm phát sinh trách nhiệm phạt hợp đồng nếu chủ thể vi phạm hợp đồng có lỗi.

Sai - Theo khoản 1 điều 294 Luật thương mại thì có 1 số trường hợp được miễn trách nhiệm

70. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì chỉ có 1 cách là gạch 1 đường vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng vào phía trên và lấy chữ ký của kế toán trưởng.

Sai - Theo khoản 1 điều 28 của luật kế toán thì có 3 phương pháp chữa sai.

PHẦN 2. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Ông A có một ngôi nhà lớn nằm ở trung tâm thành phố rất tiện cho giao dịch, A muốn sử dụng lợi thế đó để kinh doanh. A có 2 người bạn: B là kĩ sư xây dựng, C là kiến trúc sư. A, B, C không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp và họ cùng có nguyện vọng thành lập một cơ sở kinh doanh và sử dụng ngôi nhà làm trụ sở giao dịch kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế công trình.

A muốn góp vốn bằng tiền cho thuê ngôi nhà trong vòng 5 năm với tiền thuê hàng năm là 50 triệu đồng.

B muốn góp vốn bằng số máy móc xây dựng (trị giá 500 triệu đồng)

C muốn góp bằng tiền mặt 250 triệu đồng

A, B, C muốn thành lập cơ sở kinh doanh đáp ứng những yêu cầu sau:

- Cơ sở kinh doanh có con dấu và trụ sở giao dịch riêng và tên riêng;

- Thủ tục thành lập đơn giản, ít tốn kém;

- Hạn chế được sự thâm nhập của người lạ vào doanh nghiệp ;

- Hạn chế rủi ro của người tham gia doanh nghiệp 

- Có khả nẳng dễ dàng huy động vốn.

Yêu cầu:

a) Xác định một loại hình doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí mà A, B, C đưa ra? Lý giải tại sao lại lựa chọn loại hình doanh nghiệp đó?

b) Nêu các thủ tục cần tiến hành các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp đó.

Trả lời:

a) Xác định một loại hình doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí mà A, B, C đưa ra? Lý giải tại sao lại lựa chọn loại hình doanh nghiệp đó?

1. Cơ sở kinh doanh có con dấu và trụ sở giao dịch riêng, tên riêng, có loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên (TH này là 3 thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh đều thỏa mãn. 

2. Thủ tục thành lập đơn giản, ít tốn kém, cái này thì khi thành lập đều tuân theo quy định chung, lệ phí thành lập doanh nghiệp đối với các loại hình này đều như nhau, thủ tục đều khá đơn giản.

3. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào doanh nghiệp:

+ Công ty cổ phần thì các cá nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần đều có thể trở thành thành viên trong công ty, vì vậy trường đại này loại.

+ Công ty TNHH, thành viên trong Công ty TNHH là hạn chế, nếu có sự thay đổi thành viên thì phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên trừ trường hợp người thay thế là người thừa kế từ đời thứ ba trở lại của 1 trong số thành viên Công ty, đây là hình thức hạn chế sự gia nhập của thành viên mới. 

+ Công ty hợp danh, tương tự như Công ty TNHH, tức là 1 người chỉ được coi là thành viên hợp danh nếu được sự đồng ý của Hội đồng thành viên, nhưng trong Công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn không bị hạn chế bởi quy định này. Tuy nhiên, thành viên góp vốn không được tham gia quản lí Công ty, mặc dù vẫn có ảnh hưởng nhất định trong việc tham gia biểu quyết.

4. Hạn chế rủi ro của người tham gia thành lập:

+ Công ty cổ phần, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

+ Công ty TNHH, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty, được ghi trong điều lệ Công ty.

+ Công ty hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình. Như vậy, thành viên Công ty hợp danh chịu rủi ro nhiều nhất.

5. Dễ dàng huy động vốn:

+ Công ty cổ phần có thể dễ dàng huy động vốn nhờ việc được phát hành cổ phiếu, các loại hình còn lại thì không. 

+ Công ty hợp danh có thể huy động vốn nhờ thành viên góp vốn chứ không phải chỉ có thành viên hợp danh.

Từ những phân tích trên, mình thấy loại hình Công ty cổ phần là phù hợp nhất, mặc dù không phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu, nhưng nó là lựa chọn tốt hơn cả, và yêu cầu không thỏa mãn (tức là khả năng thâm nhập của người khác vào công ty) thì có thể có cách để hạn chế, có thể quy định trong điều lệ công ty, miễn là không trái pháp luật.

b) Nêu các thủ tục cần tiến hành các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp đó.

Các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp thì quy định rất cụ thể trong luật doanh nghiệp 2005. 

- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu tại thông tư 14/2010/TT-BKH

- Dự thảo điều lệ công ty

- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ khác theo quy định) của 3 cổ đông sáng lập.

- Danh sách cổ đông sáng lập.

- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

+ Xác nhận vốn pháp định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, biên bản thỏa thuận góp vốn. (TH ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định).

+ Chứng chỉ hành nghề của giám đốc, hoặc tổng giám đốc (TH ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có chứng chỉ hành nghề).

Bài 2: Ngày 1/4, ông Hà - Giám đốc kinh doanh Công ty A (có trụ sở tại quận Hải Châu) thỏa thuận mua của Công ty B một lô hàng gỗ trị giá 500 triệu, giao hàng trước ngày 20/7. Tiếp đó ngày 3/4, ông Hà gửi bản đề nghị bán lô hàng nói trên cho Công ty C với giá 530 triệu, giao hàng ngày 20/7, C chấp nhận toàn bộ. Ngày 20/7, A nhận hàng của B và giao cho C theo hợp đồng. C nhận hàng nhưng không chịu thanh toán với lý do đưa ra là lô hàng có 50% bị ẩm mốc. A  khởi kiện C tại Tòa án Quận Hải Châu. Hãy nhận xét hành vi của A, B, C

1. Xét trường hợp hợp đồng

- Hợp đồng vô hiệu: 

o Khi người thay mặt kí kết không đủ hành vi dân sự, hoặc dưới 18 tuổi

o Khi người thay mặt kí kết không có đủ thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền của mình

+ Nếu C biết có vi phạm về kí kết của bên A nhưng vẫn tiến hành thỏa thuận thì: C chịu toàn bộ trách nhiệm.

+ Nếu C không biết có vi phạm về kí kết của bên A thì: A phải chịu trách nhiệm

- Hợp đồng có hiệu lực:

Trừ các trường hợp trên, và nội dung không vi phạm pháp luật hoặc thuộc các trường hợp mà pháp luật cấm

2. Xét trường hợp hợp đồng có hiệu lực thì 

a. Xét về thỏa thuận của bên B và A:

- Vì đã thỏa thuận B sẽ giao hàng cho A trước ngày 20/7 nhưng đúng ngày B mới giao hàng cho A nên B phải chịu phạt hợp đồng theo thỏa thuận đã định trước. (theo điều 37 Luật Thương mại)

- Về việc giao hàng hóa bị ẩm mốc (Tương tự giống trường hợp C và A áp dụng các điều luật 39, 40, 44)

b. Xét về thỏa thuận của bên A và C:

- A giao, nếu có thỏa thuận kiểm tra hàng hóa: Nếu bên C không kiểm tra hàng hóa, bên A vẫn có quyền giao hàng nhưng vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu không có thỏa thuận về việc hàng hóa bị ẩm mốc. (Điều 44)

- Nếu bằng chứng về việc hàng hóa bị ẩm mốc là có thực: Thì bên C không thanh toán, Không vi phạm hợp đồng, Bên A không có quyền khởi kiện

- Nếu bằng chứng về việc hàng hóa bị ẩm mốc là không xác thực: Thì bên C không thanh toán, gây thiệt hại cho bên A thì bên A có quyền khởi kiện và C buộc phải thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Theo điều 51 hàng giao đúng thời hạn cho C thì không vi phạm hợp đồng giao hàng trong ngày là được không kể thời điểm (Điều 37)

- Hàng hóa ẩm không phù hợp với hợp đồng

TH1: Nếu không thỏa thuận kiểm tra hàng hóa: Bên A chịu toàn bộ trách nhiệm đối với số hàng hóa bị ẩm mốc. (Điều 40)

TH2: Nếu có thỏa thuận kiểm tra hàng hóa: Nếu bên C không kiểm tra hàng hóa, bên A vẫn có quyền giao hàng nhưng vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu không có thỏa thuận về việc hàng hóa bị ẩm mốc. (Điều 44)

- Nếu bằng chứng về việc hàng hóa bị ẩm mốc là có thực: Thì bên C không thanh toán Không vi phạm hợp đồng, bên A không có quyền khởi kiện

- Nếu bằng chứng về việc hàng hóa bị ẩm mốc là không xác thực: Thì Bên C không thanh toán, gây thiệt hại cho bên A thì bên A có quyền khởi kiện và C buộc phải thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại. (Điều 51)

Bài 3: Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoàng Ngân là một công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.

Nay cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.

Những vấn đề đặt ra:

1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?

2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?

3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?

Giải quyết vấn đề 

1. Hai doanh nghiệp trên được làm như vậy, theo Luật DN số 60/2005/QH11

 Điều 151 khoản 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 

Ý kiến khác 1:

- Trên cơ sở vốn của chi nhánh Công ty DNTN Nam Thắng, sẽ thành lập Công ty TNHH, có thể do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ sở hữu.

        - Đối với Công ty TNHH Hoàng Ngân, có tách ra thành một Công ty TNHH mới theo điều 151 Luật DN, trên cơ sở nguồn vốn của chi nhánh kia, và do Công ty TNHH Hoàng Ngân làm chủ sở hữu.

 Sau khi thành lập 2 Công ty TNHH này, thì mới có thể sát nhập chúng vào với nhau thành Công ty TNHH 2 thành viên với thành viên là: ông Nam Thắng, Công ty TNHH Hoàng Ngân. 

Ý kiến khác 2: 

Căn cứ vào khoản 2 điều 37 “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp" theo quy định trên thì không thể thực hiện việc ghép hai chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH được vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp và phải hoạt động theo ngành nghề mà doanh nghiệp thực hiện, mặt khác 2 chi nhánh này lại của 2 loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Doanh nghiệp mới thành lập là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hồ sơ thành lập DN được quy định:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

- Dự thảo Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

+ Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

+ Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;

+ Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này

2. Thành viên của Công ty mới là ông Nguyễn Nam Thắng, ông Hoàng và bà Ngân. Trường hợp này là tách Công ty chứ không phải là sát nhập Công ty.

3. Công ty không thể tăng vốn điều lệ bằng việc kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Như vậy là vi phạm Luật công chức, cụ thể là điều 20 của Luật này: "Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền." 

Bài 4: A, B và C thành lập một Công ty TNHH. Sau một thời gian hoạt động, C lâm bệnh chết, để lại một vợ và hai con trai. A và B không chấp nhận hai con trai của người quá cố là thành viên của công ty. Giải quyết việc này như thế nào?

Căn cứ vào Điều 45 khoản 1, Luật Doanh nghiệp “Thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty”. Như vậy, C chết, về mặt pháp lý mà nói, hai con của C đương nhiên được quyền trở thành thành viên của công ty mà không cần có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên. Ở đây A, B không có quyền phản đối. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cá nhân bị rơi vào các trường hợp bị cấm theo Khoản 2 Điều 13. Cụ thể, nếu 2 con của C rơi vào trường hợp điểm đ, e khoản 2 Điều 13:

Khoản đ Luật Doanh nghiệp: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

Khoản e Luật Doanh nghiệp: Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh thì hai con của C không được quyền trở thành thành viên công ty, và việc A, B không chấp nhận là đúng. Trong trường hợp này, hai con của C chỉ thừa hưởng giá trị phần vốn góp mà không thừa hưởng tư cách thành viên công ty.

Khi 2 con của C rơi vào trường tại điểm đ và e điều 13 Luật Doanh nghiệp, thì khi đó Công ty TNHH trở thành 2 thành viên? Vậy khi đó số vốn góp của công ty lúc ban đầu đến bây giờ  xử lý thế nào? 

Điều 43 nêu lên 1 yêu cầu bắt buộc (không thể khá), đó là người yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp phải thõa mãn 2 yếu tố: phải là chủ sở hữu vốn góp và đồng thời phải có tư cách thành viên. Tương tự 2 yếu tố này cũng không thể thiếu trong điều 44 (Lưu ý có thể nhận thấy qua tình huống này đó là: chủ sở hữu phần vốn góp và thành viên của công ty sẽ có thể không đồng nhất với nhau)

Thật ra cách giải quyết hoàn toàn không dựa trên luật doanh nghiệp, mà đó là dựa trên lý luận về quyền sơ hữu (tài sản ở đây chính là phần vốn góp do C để lại), theo đó 2 con của C có quyền chọn 

- Hoặc chuyển nhượng (đơn giản hơn hiểu là bán hoặc có thể là cho A và B) phần vốn góp đó, để có thể nhận lại 1 khoản lợi ích (tiền) tương ứng nếu là bán, hoặc không nhận lại gì nếu là cho.

- Hoặc hai con của C không đồng ý chuyển nhượng như trên, phần vốn góp đó là tài sản thừa kế, 2 con của C là đồng sở hữu (không còn người sở hữu nào khác) thì Công ty buộc phải chi trả ngược lại cho 2 con của C khoản tiền này.

Như vậy, có thể hình dung vấn đề này theo nguyên tắc cái chung và cái riêng: Theo đó việc chuyển nhượng vốn góp như bạn đề cập và cũng là cách giải quyết tình huống này là cái chung, trong đó người chuyển nhượng chỉ cần 1 yếu tố là chủ sở hữu phần vốn góp đó, với điều kiện này họ thực thi quyền sở hữu (quyền chiếm hữu - sở hữu - định đoạt) đối với tài sản của mình. Trường hợp này có phạm vi bao quát hơn.

Bài 5. Lương, Hoàng, Hà là ba người bạn. Họ thành lập một công ty cổ phần và cam kết góp mỗi thành viên 500 triệu đồng. Tuy nhiên Hà không có tiền nên đã cam kết bằng văn bản góp vào công ty một căn nhà tương đương với 5 triệu đồng để làm trụ sở cho công ty.

Sau 2 năm hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có nguy cơ bị phá sản. Hà có ý định lấy lại căn nhà thay vào đó là góp vào công ty 500 triệu như thỏa thuận từ trước. Nhưng căn nhà hiện đã tăng giá lên 900 triệu đồng. Luật sư của công ty đã tư vấn cho ông Hà làm hợp đồng mua bán căn nhà trên với công ty bằng mức giá cũ để lấy lại căn nhà. Giám đốc công ty đã ký hợp đồng mua bán trên.

a. Ông Hà có được lấy lại căn nhà không? Vì sao?

b. Hợp đồng mua bán căn nhà giữa công ty và ông Hà có hiệu lực không? Vì sao?

Trả lời:

Về cơ bản, chúng ta đã biết các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Như vậy, tài sản đã góp vào công ty thì nó là giá trị của công ty, dù sau này giá trị nó tăng lên hay giảm xuống miễn là khi góp vốn các thành viên đã định giá theo quy định.

a. Lấy nhà ra (thay đổi phương thức góp vốn) thì không được, vì tài sản đã định giá và góp vào công ty rồi. Nếu muốn bán thì phải bán với giá thời điểm hiện tại và được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị theo quy định của Điều 120 Luật Doanh nghiệp

b. Có hiệu lực hay không còn phải xem xét nhiều yếu tố và có phù hợp quy định tại Điều 120 Luật doanh nghiệp.

Bài 6. Hoa, Hồng, Nụ là 3 người bạn cùng học đại học. Sau khi ra trường họ muốn thành lập một công ty nhưng băn khoăn không biết chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp. Biết rằng Hoa có vốn nhưng chỉ muốn trở thành thành viên góp vốn mà không muốn tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp, Hồng có một ngôi nhà có thể dùng làm trụ sở kinh doanh và cung không muốn trở thành người quản lý Doanh nghiệp, Nụ chỉ có kinh nghiệm kinh doanh.

Bằng những quy định của pháp luật, anh chị hãy tư vấn cho việc thành lập doanh nghiệp cho ba người bạn trên

Trả lời: Lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Hoa, Hồng) và thuê Nụ làm giám đốc.

Bài 7. Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoành Ngân là một công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hà và bà Ngân, trong đó ông hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội. Nay, cả hai doanh nghiệp trên thỏa thuận ghép 2 chi nhánh của mình để thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm cà thiết bị y tế.

Những vấn đề đặt ra:

a. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì?

b. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?

c. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không?

Trả lời

a. Chi nhánh không nhập vào nhau được về hình thức, nhưng có thể tách (góp) tài sản của các chi nhánh đó để hợp lại với nhau lập công ty mới. Công ty mới có thể chọn loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

b. Thành viên của Công ty mới sẽ là Doanh nghiệp Nam Thắng (hoặc cá nhân ông Thắng) và Công ty Hoành Ngân.

c. Hoàn toàn được, miễn là được sự đồng ý của 2 thành viên trong mục b.

Bài 8. Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ năm 1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên ông còn bận công việc ở Mỹ nên không có nhiều thời gian ở lại Việt Nam lâu. Hãy tư vấn cho ông nên chọn loại hình doanh nghiệp nào sau đây cho phù hợp nhất với điều kiện của ông:

a. Công ty hợp danh

b. Công ty cổ phần

c. Công ty tư nhân

d. Công ty liên doanh kinh doanh kinh doanh máy xây dựng

Trả lời

Người Mỹ gốc Việt thì vẫn là người Mỹ. Hiện nay không còn loại hình Công ty liên doanh (chỉ còn những doanh nghiệp chưa chuyển đổi thôi). Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm tài sản bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp, tôi chưa thấy Doanh nghiệp tư nhân mà chủ đầu tư là người nước ngoài và tôi cho rằng điều đó là hợp lý, vì chúng ta sẽ không biết người nước ngoài có bao nhiêu tài sản không ở Việt Nam hơn nữa việc xử lý trách nhiệm liên quan đến tài sản tại nước ngoài rất rườm rà và phức tạp. Tư cách thành viên hợp danh Công ty hợp danh cũng tương tự Chủ doanh nghiệp tư nhân và cần ít nhất 2 thành viên hợp danh. Công ty cổ phần cần tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.

Với thông tin tại tình huống này thì chúng ta chưa biết Mr Vũ có hợp tác cùng ai hay không? Lập mới hay dựa vào cái đang tồn tại? Và cụ thể mong muốn của Mr Vũ ra sao nên rất khó khuyên nên lập theo hình thức nào?

Cách đơn giản nhất là tham gia thị trường chứng khoán và chơi online (Công ty Cổ phần)

Bài 9. Công ty TNHH HB – một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất mía đường.

a. Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo luật nào?

b. Có khác gì không nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài?

Trả lời

a. Lĩnh vực sản xuất mía đường chưa được Việt Nam cam kết. Trong danh mục hàng hoá không được quyền phân phối có Đường mía, đường củ cải. Có thể lập được Công ty TNHH 2 thành viên, hoạt động theo Luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b. Tương tự, lập dự án như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Bài 10. Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một doanh nghiệp phát triển tài năng văn học.

a. Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể thành lập là loại hình nào?

b. Bằng cách nào doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Trả lời

a. Nếu Hội nhà văn có tư cách pháp nhân (xem trong Quyết định thành lập và trong điều lệ của Hội nhà văn) và thêm nữa các văn bản đó có ghi rõ về việc đầu tư thành lập các công ty trực thuộc thì hoàn toàn có thể lập được. Công ty 100% đầu tư của Hội thì là Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ.

b. Sau khi lập được Công ty TNHH 1 thành viên, nếu muốn huy động vốn hoạt động cho doanh nghiệp thì Hội nhà văn quyết định kêu gọi nhà đầu tư, bán một phần vốn của Hội rồi chuyển đổi hình thức công ty thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần

Bài 11. A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

·A góp bằng một căn nhà tại Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

·B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.

·C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Các tình huống xảy ra

1. Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý? Giả sử  B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

Với lý do B có nhiều sai phạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch Hội đồng thành viên và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và yêu cầu B bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty. Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc công ty.

2. Các quyết định của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó có hợp đồng vay trị giá 500 triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn thì báo cáo tài chính của công ty cho thấy giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của mình và dùng vào mục đích cá nhân.

3. B có quyền giữ lại con dấu của công ty, và hoạt động với danh nghĩa của công ty không? B có quyền ký kết hợp đồng nói trên không? Căn cứ pháp lý?

Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B phải hoàn trả khoản tiền 300 triệu đồng.

4. A có quyền khởi kiện B không? Căn cứ pháp lý?

Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu cầu công ty X phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Y đã cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do vi phạm hợp đồng.

Giải quyết vấn đề

1. Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

Ở đây vấn đề chính không phải là giá trị căn nhà mà là bản thân căn nhà - sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Mặc dù thị giá của căn nhà tăng lên làm phát sinh tranh chấp. Theo Luật Doanh nghiệp (2005), A góp vốn bằng căn nhà (trị giá 400 triệu đồng tại thời điểm góp vốn) vào Công ty X, như vậy A với tư cách là thành viên có nghĩa vụ (theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty) hoàn tất nghĩa vụ góp vốn vào Công ty, cụ thể là sang tên / chuyển quyền sở hữu căn nhà (và chuyển quyền sử dụng đất) cho Công ty. Công ty X đương nhiên là chủ sở hữu căn nhà, là tài sản mà A góp vào Công ty. Thỏa thuận góp vốn của các thành viên đã được ghi nhận trong Điều lệ (và/hoặc thoả thuận giữa các thành viên vào lúc thành lập). Việc định giá tài sản góp (400 triệu) cũng đã được các thành viên thống nhất. Trên thực tế, có thể A chưa làm thủ tục sang tên trước bạ căn nhà cho Công ty, nên nay muốn rút ra (bạn cần kiểm tra lại thông tin “các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005” liên quan đến việc góp vốn của A). Nếu đúng như vậy, theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, A có nghĩa vụ hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu – đây chỉ là vấn đề thủ tục. Do căn nhà đã được góp vào Công ty và trở thành tài sản của Công ty độc lập với tài sản của các thành viên), do vậy nếu giá thị trường của căn nhà tăng lên thì Công ty với tư cách là chủ sở hữu được hưởng lợi, chứ không phải A.

Công ty X hoặc một trong các thành viên còn lại (B hoặc C) hoàn toàn có quyền khởi A yêu cầu hoàn tất nghĩa vụ góp vốn hay cụ thể hơn là làm thủ tục chuyển quyền sở hữu căn nhà cho Công ty.

Giả sử như A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu mà căn nhà vẫn đứng tên A, và nếu A muốn rút lại việc góp vốn bằng căn nhà và góp bằng tiền mặt, thì việc này có thể được giải quyết nếu B và C chấp thuận (hay nói cách khác là Hội đồng Thành viên chấp thuận). B và C hoàn toàn có quyền từ chối và yêu cầu A hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu căn nhà cho Công ty.

Vấn đề người đại diện theo pháp luật của Công ty, bạn xem lại Giấy Chứng nhận Đăng ký  Kinh doanh của Công ty, chắc chắn sẽ có ghi (chỉ có thể là A hoặc B). Có thể Điều lệ Công ty không xác định rõ người đại diện theo pháp luật của Công ty là Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng Thành viên.

2. Các quyết định của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

Việc xem xét quyết định của A có hợp pháp không cần xem xét cụ thể Điều lệ Công ty X (thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị và của Hội đồng Thành viên). Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2005 và thực tiễn phổ biến ở các Công ty TNHH (theo điều lệ), việc cách chức hay bãi miễn Giám đốc là do Hội đồng thành viên quyết định (với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho các chủ sở hữu công ty – thành viên). Mà thông thường, vấn đề này sẽ được Hội đồng Thành viên quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán theo số lượng thành viên của Hội đồng thành viên hoặc theo số vốn góp (51%, 65% hoặc hơn tùy theo Điều lệ). Do vậy, tôi cho rằng với tư cách thành viên góp 40% vốn điều lệ và với tư cách Chủ tịch Hội đồng thành viên, A không có quyền đơn phương ra quyết định cách chức Giám đốc của B. Tuy nhiên, nếu A và C hợp tác với nhau (tổng cộng nắm 70% vốn) thì có thể làm được điều này. Tuy nhiên, việc cách chức phải được tiến hành dưới hình thức một nghị quyết hay quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua hợp lệ (họp hay bằng văn bản). Thủ tục ra quyết định hay nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề này, bạn xem cụ thể tại Điều lệ của Công ty X và các điều khoản liên quan đến Hội đồng thành viên, Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên, phần về công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2005.

3. B có quyền giữ lại con dấu của công ty và hoạt động với danh nghĩa của công ty không? B có quyền ký kết hợp đồng nói trên không? Căn cứ pháp lý?

Việc bảo quản, sử dụng con dấu công ty được quy định trong một nghị định của chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu (bạn vào một số website về văn bản pháp luật kiêm tra, tôi cũng không nhớ số văn bản). Về nguyên tắc, con dấu công ty phải được lưu giữ tại trụ sở công ty trừ các trường hợp cá biệt (công tác được mang con dấu đi theo). Người đại diện theo pháp luật công ty có trách nhiệm bảo quản và sử dụng con dấu đóng trên các tài liệu giao dịch của công ty.

B là Giám đốc và nếu là người đại diện theo pháp luật của Công ty X được quyền và có nghĩa vụ sử dụng con dấu phù hợp với các quy định của luật pháp (nêu trên). Tuy nhiên, nếu giữ riêng dấu công ty và phục vụ cho mục đích cá nhân có thể bị coi là vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Việc B (Giám đốc) có được quyền ký hợp đồng vay (trị giá 500 triệu đồng) cần xem cụ thể Điều lệ Công ty (về thẩm quyền của Giám đốc) hoặc các văn bản của Hội đồng thành viên (về phân quyền cho các cán bộ quản lý trong đó có Giám đốc). Thông thường điều lệ công ty (Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định rõ vấn đề này) quy định việc ký kết các hợp đồng vay có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của công ty (tại thời điểm tham gia giao dịch) thì phải được Hội đồng Thành viên quyết định. Nếu điều lệ công ty cũng quy định tương tự, thì việc B tự ký kết hợp đồng vay mà không thông qua Hội đồng thành viên sẽ được coi là vượt quá thẩm quyền, và hợp đồng đó có thể bị tuyên là vô hiệu. Việc B sử dụng số tiền vay dưới danh nghĩa Công ty cho mục đích cá nhân rõ ràng là trái pháp luật. 

4. A có quyền khởi kiện B không? Căn cứ pháp lý?

Công ty X, A hoặc C có quyền khởi kiện B ra tòa vì B đã hành động vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Công ty (theo giả định nêu trên).

Bài 13. Hải, Tuấn, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty THHH Phát Đạt. Ngày 15/4/06, công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ đăng ký công ty là 1 tỷ đồng, trong đó

Hải góp 400 triệu, Tuấn và Thìn mỗi người góp 300 triệu 

Các thành viên nhất trí cử Hải là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tuấn là Tổng Giám đốc, còn Thìn là Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng công ty

Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tuấn không có năng lực điều hành công ty nên với tư cách là chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn nhất trong công ty, Hải đã quyết định cách chức tổng GĐ của Tuấn và bổ nhiệm Thìn làm Tổng Giám đốc mới

Tuấn không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa của công ty để kí kết một số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân Hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tuấn đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.

Trước tình hình như vậy, Hải ra quyết định khai trừ Tuấn ra khỏi công ty và khởi kiện Tuấn ra tòa yêu cầu Tuấn bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty Phát Đạt để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh .

Những vấn đề đặt ra:

1. Bộ máy quản lí, điều hành công ty TNHH?

2. Nhận xét về các quyết định của Hải trong trường hợp trên?

3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?

4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng và tiền nói trên? 

Giải quyết vấn đề

1. Bộ máy quản lí, điều hành công ty TNHH gồm:

Hội đồng thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên; Giám đốc; Ban kiểm soát. Điều 46 Luật doanh nghiệp. công ty này chỉ có 3 thành viên nên không có ban kiểm soát vẫn được

2. Các quyết định của Hải trong trường hợp trên là hoàn toàn trái pháp luật. Vì chỉ có hội đồng thành viên mới có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng với giám đốc (Điều 47 Luật doanh nghiệp). Hành vi khai trừ tuấn của Hải cũng không có giá trị pháp lý, Tuấn là một thành viên của Cty, Luật Doanh nghiệp không quy định việc khai trừ thành viên, trừ khi thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác; khi ấy mới chấm dứt tư cách của thành viên. Do vậy, hành vi của Hải là không có giá trị pháp lý.

3. Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH là người được quy định theo điều lệ của công ty; có thể là chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc (Điều 46 Luật Doanh nghiệp).

4. Hợp đồng trên là hoàn toàn có giá trị pháp lý đối với công ty, bởi vì Tuấn vẫn còn là Giám đốc của công ty, vì các quyết định trên của Hải là không có giá trị pháp lý, chỉ có Hội đồng thành viên mới có quyền. Vả lại, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, Công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.

Bài 14: Công ty cổ phần Sao Mai ký một hợp đồng vận chuyển hàng hóa với công ty vận tải Z. Theo đó, công ty Z có trách nhiệm chuyên chở 5000 tấn bột mì từ cảng Cát Lái về kho của công ty Sao Mai trong buổi sáng ngày 12/11/2010. sau khi nhận hàng vào lúc 9 giờ sáng và tiến hành chuyên chở, đoàn xe của công ty Z gặp một vụ tai nạn tại cầu Sai Gòn và bị kẹt xe đến bốn giờ. đến một giờ chiều, cơn mưa bất ngờ lam cho toàn bộ lô hàng bị hỏng, hầu như không còn giá trị sử dụng. Công ty Sao Mai yêu cầu Công ty Z phải bồi thường thiệt hại, đồng thời phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng. công ty Z cho rằng mình rơi vào trường hợp miễn trách nên không phải chịu trách nhiệm. Công ty Z có phải rơi vào trường hợp miễn trách không?  

a) Không được miễn trách vì theo khoản 1 điều 82 bộ Luật thương mại có nói bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng

b) Được miễn trách nếu:

Chỉ có vụ tai nạn xảy ra thì công ty Z không phải bồi thường vì đây là trường hợp bất khả kháng, nếu con đường vận chuyển hàng là duy nhất thì công ty Z không thể hoàn thành là do nguyên nhân khách quan.

Còn do trời mưa mà hầu như toàn bộ số hàng bị hỏng thì phải xác định lỗi thuộc về bên nào nữa. Ở đây có thể do bên cung ứng dịch vụ không có biện pháp bảo đảm như không đóng bôt mì vào bao nilon nên mới dẫn đến hàng bị dính nước mưa bị hỏng. Trường hợp này công ty Z được miễn trách nhiệm

Nếu lỗi là của công ty Z trong quá trình vận chuyển thì Z không được miễn trách nhiệm

Công ty vận chuyển đó phải có trách nhiệm bồi thường với số hàng hóa bị hỏng đó. Nếu như trong hợp đồng có các điều khoản quy định về việc nai nịt, bảo vệ hàng hóa để tránh các điều kiện bất lợi như mưa gió… hoặc là điều khoản quy định về trường hợp trời mưa…và công ty vận chuyển Z đó phải có trách nhiệm bảo quản chỗ hàng hóa đó thì trong trường hợp này. 

Còn nếu như trong hợp đồng không có quy định các điều khoản bồi thường hợp đồng như trên, thì đây là một trong những trường hợp bất khả kháng được quy định trong bộ luật dân sự, trong mục hợp đồng vận chuyển. Ở đây chỉ có bắt công ty đó bồi thường về việc chậm trễ giao hàng của mình thôi. 

Bài 15. Công ty hợp danh X có 5 thành viên: A, B, C là thành viên hợp danh; D, E là thành viên góp vốn. A đã cùng với chị ruột của mình là F đầu tư thành lập Công ty TNHH Y kinh doanh cùng ngành nghề. A làm giám đốc và là đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Y. Không đồng ý với quyết định của A; B thông báo bằng văn bản rút vốn ra khỏi công ty. Sau 2 tháng kể từ khi thông báo rút vốn, B vẫn tiếp tục ký kết các hợp đồng thuộc quyền quản lý của mình với tư cách là thành viên hợp danh của công ty X.

1. Theo anh (chị): Hành vi của A, B có hợp pháp không? Tại sao?

Theo điều 133 Luật doanh nghiệp quy định: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Mà A muốn thành lập Công ty TNHH do mình làm giám đốc và là đại diện theo pháp luật của công ty là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm pháp luật.

Hành động của B không hợp pháp do B chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của A là 1 thành viên hợp danh.

Mà đã tự ý rút thông báo rút vốn ra khỏi công ty hành vi của B là hợp pháp. Vì nếu tính từ ngày thông báo rút vốn đến khi rút vốn là 6 tháng, như vậy B vẫn là thành viên hợp danh của công ty và vẫn được ký kết các hợp đồng.

2. Tư vấn để A và F có thể thành lập Công ty TNHH Y.

Việc thành lập Công ty TNHH của A và Y là hoàn toàn có thể được thực hiện

Theo mục b, c khoản 2 điều 134 Luật Doanh nghiệp quy định: Thì A và F nên thành lập Công ty TNHH kinh doanh mặt hàng khác biệt với Công ty X và A nên tách biệt tài sản của mình ở công ty X và Công ty TNHH để không làm thiệt hại lợi ích đến các công ty khác. 

PHẦN 3. BÀI TẬP VỀ PHÁ SẢN

Bài 1. Công ty TNHH Hoàng Long nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lên toàn án, trong đó các số nợ của công ty như sau:

1. Nợ Ngân hàng tỉnh 7 tỷ đồng (có bảo đảm bằng trụ sở của Công ty trị giá 5 tỷ đồng)

2. Nợ bưu điện 350 triệu đồng

3. Nợ tiền điện của công ty điện lực 400 triệu đồng

4. Nợ công ty Bảo Phát 1,2 tỷ đồng

5. Nợ lương công nhân 500 triệu đồng

Sau khi họp hội đồng chủ nợ không thông qua phương án phục hồi sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH Hoàng Long tòa án đã quyết định thanh lý tài sản của công ty. Tòa án bán đầu giá tài sản của công ty được 2,5 tỷ, quyết định bảo toàn tài sản thế chấp là 5 tỷ, phí phá sản 300 triệu.

Hãy phân chia tài sản của công ty Hoàng Long cho các chủ nợ?

Bài làm

Theo trình tự ưu tiên Luật phá sản quy định: Ta có thể chia tài sản của Công ty như sau:

Ban đầu tổng tài sản của công ty là: 5+2,5=7,5 tỉ

- Trả nợ ngân hàng tỉnh ban đầu: 5 tỉ bằng tài sản bảo đảm

- Trả phí phá sản: 300tr =0,3 tỉ

- Trả lưong công nhân: 500 tr = 0,5 tỉ

Vậy: Tổng số tài sản mà công ty còn : 7,5 - (5+0,3+0,5) = 1,7 tỉ

Mà tổng số tài sản không đảm bảo mà công ty còn chưa trả nợ là: 2 + 0,35 + 0,4 + 1,2 = 3,95 tỉ >1,7 tỉ

Do đó ta phải chia tài sản còn lại theo tỉ lệ phần trăm:

- Ngân hàng được: (2/3,95) x 1,7= 0,860 tỉ

- Bưu điện: (0,35/ 3,95) x 1,7 = 0,150 tỉ

- Cty điện: (0,4 /3,95) x 1,7 = 0,172 tỉ

- Cty Bảo Phát: 0,518 tỉ

Bài 2. Công ty Cổ phần x bị mở thủ tục phá sản. Các khoản nợ gồm: 

- Nợ A 1,5 tỉ (bảo đảm bằng tài sản trị giá 2 tỉ)

- Nợ B 0,5 tỉ 

- Nợ người lao động 0,4 tỉ 

- Nợ C 0,6 tỉ 

- Nợ D 2 tỉ (có bảo đảm bằng tài sản trị giá 1 tỉ) 

- Nợ E 0,3 tỉ 

- Nợ F 0,1 tỉ 

Hãy thanh toán các khoản nợ trên theo quy định của luật phá sản. Biết chi phí phá sản là 0,2 tỉ, tài sản còn lại của doanh nghiệp là 5,4 tỉ kể cả tài sản bảo đảm.

Bài làm

Theo quy định của pháp luật phá sản năm 2004 thì các khoản nợ được thanh toán theo trình tự sau: 

- Trả cho doanh nghiệp A 1,5 tỉ còn lại 0,5 tỉ cho vào tài sản phá sản của doanh nghiêp.

- Trả nợ D 1 tỉ còn 1 tỉ trở thành khoản nợ không đảm bảo.

- Trả chi phí phá sản 0,2 tỉ

- Trả nợ lương công nhân 0,4 tỉ.

  Tài sản phá sản của doanh nghiệp lúc này là: 2,4 + 0,5 - 0,2 - 0,4 = 2,3 tỉ.

Tổng nợ không đảm bảo là: 0,5 + 0,6 + 1 + 0,3 + 0,1 = 2,5 tỉ > 2,3 tỉ

- Trả nợ D: 1/2,5 x 2,3 = 0,92 tỉ

- Trả nợ B: 0,5 /2,5 x 2,3 = 0,46 tỉ

- Trả nợ E: 0,3/2,5 x 2,3 = 0,276 tỉ

- Trả nợ F: 0,1/2,5 x 2,3 = 0,092 tỉ

- Trả nợ C: 0,552 tỉ

Bài 3. Do hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi kinh doanh của Công ty Mai Long nên thẩm phán đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý. Tổ quản lý thanh lý tài sản tiến hành thu hồi lại toàn bộ tài sản của công ty và tổ chức bán đấu giá, tổng cộng thu được 7,45 tỷ.

Hãy thanh toán các khoản nợ dưới đây theo thứ tự ưu tiên mà pháp luật quy định

- Phí phá sản 50 triệu

- Nợ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 5 tỷ (có tài sản thế chấp 6 tỷ)

- Nợ công ty Hoàng Hà 500 triệu (tài sản thế chấp 400 triệu)

- Nợ bưu điện Hà Nội 80 triệu

- Nợ người lao động 800 triệu

- Nợ thuế 500 triệu

- Nợ các chủ nợ không đảm bảo khác 2 tỷ 

Bài làm

1. Thanh toán để trừ ra phần nợ bảo đảm :

- Ngân hàng Sacombank: 5 tỷ 

- Công ty Hoàng Hà: 400 triệu

Còn lại: 2,05 tỷ

2. Nộp thuế cho ngân sách nhà nước 500 triệu (đây là nghĩa vụ trước phá sản). Trong TH không đủ nộp thuế thì bị xử lý theo quy định pháp Luật về Thuế, nợ nhiều có thể truy cứu trách nhiệm hình sự). 

Vậy còn 1,55 tỷ 

3. Tiếp theo thanh toán 50 triệu phí phá sản 

4. Sau đó thanh toán nợ người lao động 800 triệu.

Còn lại: 0,7 tỷ 

5. Thanh toán nợ không bảo đảm:

- Công ty Hoàng Hà: 100 triệu 

- Bưu điện Hà Nội: 80 triệu

- Các chủ nợ không bảo đảm khác: 2 tỷ 

Tổng nợ không đảm bảo là: 0,1 + 0,08 + 2  = 2,18 tỉ > 0,7 tỉ

- Công ty Hoàng Hà: 0,1/2,18 x 0,7 = 0,03211 tỷ 

- Bưu điện Hà Nội: 0,08/2,18 x 0,7 = 0,02569 tỷ

- Các chủ nợ không bảo đảm khác: 2/2,18 x 0,7 = 0,6422 tỷ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro