luatcau13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

Đặc trưng của hợp đồng mua bán: Chuyển quyền sở hữu.

Hợp đồng mua bán ngoại thương : Là hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, Theo Công ước Viên năm 1980: Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.( Đây chính là yếu tố quan trọng nhất của của hợp đồng ngoại thương).

Theo luật Việt Nam: Hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có nghĩa là một bên là thương nhân Việt Nam một bên là thương nhân nước ngoài.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương.

+ Chủ thể là các bên có quốc tịch khác nhau có trụ sở ở các nước khác nhau

+ Hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia .

+ Tiền tính giá và tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một trong hai bên và có thể là ngoại tệ đối với cả hai

+ngôn ngữ hợp đồng:là tiếng nc ngoài trong đó fan lớn là sử dụng tiếng anh

+hình thức of HĐ = văn bản or các hình thức khác có giá trị pháp lý

+ Nguồn luật điều chỉnh.

- Điều ước quốc tế , công ước, các hiệp định do các nguyên thủ quốc gia của các bên tham gia hợp đồng ký và được quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên vẫn có những hiệp ước  không cần sự phê chuẩn của quốc hội mà có hiệu lực  đó là những hiệp định được các nguyên thủ quốc gia ký trên cơ sở các điều ước mậu dịch đã được ký trước đó. Những hiệp định này có hiệu lực ngay sau khi ký, do vậy những điều ước hoặc hiệp định này có thể điều chỉnh hay huỷ bỏ hợp đồng và trong hợp đồng có thể không cần dẫn chiếu thì các điều ước, hiệp định này vẫn có hiệu lực điều chỉnh các hợp đồng ký kết giữa các bên.

- Luật quốc gia: Các đạo luật cơ bản hoặc các văn kiện dưới luật. Khi luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà quốc hội và nhà nước của các bên tham gia giao dịch đã ký và phê chuẩn trái nhau thì áp dụng điều ước quốc tế .

Để điều chỉnh hợp đồng có thể áp dụng luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của một nước thứ 3 do hai bên tham gia hợp đông quy định hoặc do toà quyết định.

- Tập quán thương mại: Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng miền hoăch một lĩnh vực thươg mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận.

Trong hợp đồng thường ghi giá FOB, CIF đó  chính là các tập quán thương mại.

- Tập quán thương mại được chia làm 2 loại:

* Tập quán chung

* Tập quán riêng.

- án lệ ( tiền lệ pháp): Tuỳ theo luật từng nước quy định

+ Giải quyết tranh chấp: Khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại. Trước hết các bên phải gặp gỡ cùng nhau thương lượng để giải quyết, nếu không giải quyết được thì phải kiện ra trọng tài hoặc toà án.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro