Lục chỉ cầm ma chương 12-15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong khi Lữ Lân còn đang kinh ngạc, thì bỗng nghe có tiếng của Hàn Ngọc Hà quát to rằng:

- Khá khen cho thằng bé kia, ngươi tưởng có thể tìm đường thoát chết được hay sao? Ta chỉ e rằng ngươi càng chạy thì càng gần địa ngục hơn nữa! Tiếng quát vừa dứt, bỗng nghe có tiếng chân người nhảy mạnh lên sàn nhà, Lữ Lân đoán biết, dù cho mình có muốn thoát xuống tầng bên dưới thì cũng không làm sao kịp, nên bất đắc dĩ phải chạy thẳng dưới phía sau một pho tượng thần để lẩn trốn.

Nhưng cậu ta vừa mới ẩn kín thân mình, trong lòng không khỏi hối hận. Vì trên mặt đất trong gian phòng này, bụi bặm phủ lên một lớp thật dày, nên cậu ta đi đến đâu để dấu chân lại đó. Vì thế, một hàng dấu chân in rõ trên sàn nhà, tố cáo cậu ta hiện đang ẩn mình phía sau pho tượng thần ấy.

Như vậy, dù cho có lẩn trốn, song nào có khác đi vào con đường chết? Nhưng lúc bấy giờ dù Lữ Lân muốn tìm nơi khác để ẩn mình cũng không còn đủ thời giờ nữa, vì tiếng quát tháo của Hàn Ngọc Hà cứ mỗi lúc càng gần hơn.

Từ tầng chót của ngôi tháp, vốn đi xuống tầng kế đó tốn chẳng bao nhiêu thời giờ.

Nhưng nhờ ngôi tháp này quá cũ kỹ, không được ai tu bổ, nên cầu thang trên những tầng chót đã mục nát, không thể dùng được. Do đó, Hàn Ngọc Hà mới phải tìm lối để đi xuống, và nhờ thế nên mới có thời giờ để Lữ Lân tạm nghỉ như đã thấy.

Lúc ấy, Lữ Lân biết không làm sao thoát khỏi được tai ương sắp tới, nên trong lòng vô cùng cuống quýt. Vì vậy, ngay đến sự đau đớn khắp thân mình, cậu ta cũng quên tuốt đi...

Nhưng giữa cơn nguy cấp ấy của Lữ Lân, bỗng một chuyện lạ lùng xảy ra! Đối với chuyện lạ lùng đó, Lữ Lân cơ hồ không dám tin ở đôi mắt của mình. Cậu ta cho rằng vì mình đang bị trọng thương nên có lẽ đôi mắt bị hoa lên đi chăng? Nhưng sau khi Lữ Lân đưa đôi tay lên bợ lấy chiếc đầu lắc mạnh mấy lượt, mà vẫn trông thấy chuyện đang xảy ra trước mắt rõ mồn một, đúng là một sự thực! Thì ra, lúc ấy Lữ Lân đang trông thấy một pho tượng thần ngồi ở bên tay trái, bỗng đứng phắt dậy, và dùng một thân pháp vô cùng nhanh nhẹn, lướt đi khắp gian phòng một vòng, rồi mới đi thẳng đến trước khung cửa sổ. Cuối cùng, pho tượng thần đó bỗng nhún nhẹ hai đầu bàn chân, phi tân lướt trở về vị trí cũ.

Động tác của pho tượng thần ấy quá nhanh nhẹn, nên Lữ Lân vẫn đinh ninh là đôi mắt mình bị hoa, chứ không phải có thực. Nhưng khi cậu ta cuối đầu nhìn xuống sàn nhà, mới chịu tin là pho tượng thần ấy quả có bước đi như mình đã thấy.

Vì những dấu chân của cậu ta để lại trên sàn nhà vừa rồi, giờ đây đã được hoàn toàn xóa mất, hơn nữa lại có một hàng dấu chân mới, đi thẳng đến trước khung cửa sổ.

Lữ Lân nhìn qua, đoán biết được sở dĩ pho tượng thần ấy làm như vậy là muốn đánh lạc hướng đối phương, để khi đối phương tìm đến đây, nhìn thấy hàng dấu chân ấy, tưởng cậu đã nhảy qua khỏi cửa sổ trốn đi mất rồi! Giữa lúc Lữ Lân còn đang nghĩ ngợi, bất thần nghe một tiếng ầm to vang lên sát bên tai, rồi lại thấy Hàn Ngọc Hà một tay siết chặt ngọn roi vàng, còn một tay khác nắm cứng ngọn Liệt Hỏa Tỏa Tâm Luân từ ngoài lao thoắt vào giữa phòng. Sự căm hờn, lòng thù hận đã làm cho một cô gái vốn xinh đẹp như tiên nga đã trở thành một con người hung tợn như ác quỷ! Lữ Lân trông thấy thế, bèn nín hơi ngồi yên, không hề dám nhúc nhích! Hàn Ngọc Hà sau khi tiến thẳng vào nhà, bèn đưa mắt quét qua nhìn khắp bốn bên, trông thấy hàng dấu chân in trên mặt đất đi thẳng đến phía cửa sổ, nàng cũng vội vàng đưa chân bước thẳng về phía ấy.

Lữ Lân trông thấy thế, không khỏi thầm vui mừng, thở phào ra một hơi nhẹ nhõm.

Nhưng bất giác Hàn Ngọc Hà dường như không trông thấy có dấu vết gì khả nghi bên ngoài, nên quay mặt về phía trong.

Những pho tượng thần đang ngồi chung quanh đấy, chỉ to cỡ một con người thực mà thôi, nên Lữ Lân không khỏi thầm sợ hãi, e rằng Hàn Ngọc Hà nếu để ý quan sát kỹ, sẽ phát giác được mình đang núp ở phía sau lưng một pho tượng.

Nhưng ngay lúc đó, bỗng một chuyện lạ nữa xảy ra! Vì pho tượng thần mà Lữ Lân đang ẩn mình tại sau lưng, bỗng di động đôi cánh tay áo rộng của ông ta che phủ cả thân mình của Lữ Lân, không làm sao trông thấy được nữa.

Do đó, Hàn Ngọc Hà nhìn quanh vẫn không thấy có điều chi khả nghi, bèn hừ lên một tiếng qua giọng mũi, nói:

- Thằng ranh đáng ghét kia! Xem ngươi trốn thoát đâu cho biết? Dứt lời, nàng liền giậm chân, lao thoắt thân người lướt ra khỏi gian phòng, nhắm gian phòng phía dưới lướt tới.

Khi Hàn Ngọc Hà đến tầng tháp phía dưới, trông thấy khắp nơi bụi phủ cao có hàng tấc mộc, và hoàn toàn chẳng có dấu vết của con người lui tới. Bởi thế, nàng không khỏi lấy làm lạ, thầm nghĩ: "Lữ Lân đang bị trọng thương như thế, chắc chắn không thể hành động tài tình đến mức chẳng lưu lại một dấu vết chi khả nghi." Bởi thế, Hàn Ngọc Hà lại hối hả phi thân xuống dưới tầng phía dưới, và thấy ở đấy đang có một số tăng nhân bắt đầu tụng niệm kinh sớm, khói hương nghi ngút, tiếng mõ trong ngần nổi lên đều đều. Và khi số tăng nhân ấy trông thấy Hàn Ngọc Hà xuất hiện, đều quay về phía nàng khẽ gật đầu thi lễ, hỏi rằng:

- Tiên Cô vẫn được mạnh khỏe chứ? Qua câu hỏi bình thản ấy của số tăng nhân hiện diện, chứng tỏ họ hoàn toàn không hay biết chi về chuyện đáng khiếp sợ đã xảy ra trên tầng chót của ngọn tháp cả.

Hàn Ngọc Hà đang cuống quýt, không có thời giờ để nói dài dòng với số tăng nhân này, nên hối hả lên tiếng hỏi:

- Các vị có trông thấy một chàng thiếu niên, dáng điệu sợ hãi, bỏ chạy ngang qua đây không? Số tăng nhân hiện diện liền lộ sắc ngạc nhiên, nói:

- Thiếu niên? Nào có thấy đâu? Hàn Ngọc Hà vội vàng bước đến cửa sổ, đưa mắt nhìn xuống đất, vẫn không thấy xác người, nên trong lòng hết sức hoang mang.

Do đó, nàng đứng ngây người ra một lúc, rồi bay vọt ra ngoài, vượt thẳng trở lên tầng trên.

Những tăng nhân ở trong ngôi tháp này đều biết rõ Hỏa Phụng Tiên Cô đến ẩn mình trên tầng chót của ngôi tháp. Nhưng họ biết đấy là một bậc dị nhân trong võ lâm, và cũng đã trông thấy cách đi đứng của Hỏa Phụng Tiên Cô, nên đối với việc tới lui của Hàn Ngọc Hà hằng ngày không cho là chuyện lạ. Trái lại, lúc ấy ai nấy vẫn điềm nhiên lo tụng niệm kinh sáng mà thôi.

Hàn Ngọc Hà lướt đến tầng phía trên, và xem xét kỹ qua một lượt, rồi phi thân vượt lên tầng trên nữa. Nhưng khi đến gian phòng có bảy tám pho tượng thần ngồi khi nãy, nàng bỗng không còn trông thấy những pho tượng ấy đâu nữa, mà gian phòng đã hoàn toàn trống trơn.

Thấy thế, Hàn Ngọc Hà đoán biết mình đã lầm mưu của kẻ khác rồi, nên lại càng cuống quýt hơn. Nàng cất tiếng thét dài, nói:

- Lũ chuột ở phương nào đến, vậy có thể bước ra cho ta gặp không? Nhưng nàng quát to liên tiếp mấy lượt, chỉ thấy đâu đâu vẫn im phăng phắc, chẳng hề có tiếng ai trả lời cả.

Hàn Ngọc Hà bỗng nhớ lại xác chết của phụ thân mình hãy còn nằm ở trên tầng chót của ngôi tháp, nên lo lắng sẽ bị kẻ thù địch có hành động thất kính chăng. Do đó, nàng hối hả vượt lên tầng chót, thấy xác chết của người cha già đã được ai mang đặt nằm yên ngay ngắn trên giường, và tại miệng vết thương có lưu lại một tấm giấy, nên nàng hối hả bước tới nhặt tấm giấy lên xem qua. Nàng thấy có một dòng chữ xinh đẹp như phượng múa rồng bay, viết rằng: "Vết thương của Hàn huynh là do Hổ Trảo Câu gây ra, vậy chẳng hề có dính dấp chi đến kẻ khác, mong nữ hiền điệt chớ truy đuổi theo người tốt là hơn." Bên dưới tấm giấy ấy, không có ký tên chi cả, mà chỉ có bảy món vật tượng trưng.

Hàn Ngọc Hà xem qua, thấy bảy món vật ấy gồm có một cái hồ lô, một cái ống sáo, một cây bút lông, một quyển sách, một chiếc quạt xếp, một cái vòng bằng sắt, và một tấm thẻ thép hình tam giác.

Bảy món vật ấy tiêu biểu cho cái chi, thực Hàn Ngọc Hà hoàn toàn không được biết mảy may nào. Nhưng vừa rồi nàng đã gặp ở tầng dưới ngôi tháp này, có độ bảy tám pho tượng thần ngồi chung với nhau, song vì nàng quá hối hả, nên không hề nhìn kỹ các pho tượng thần ấy, cũng không hề đếm kỹ xem có tất cả là bao nhiêu pho. Giờ đây, bỗng nàng trông thấy trên tấm giấy có vẽ bảy món vật khác nhau, vậy chắc chắn đấy là những món vật tiêu biểu cho từng người một trong số các pho tượng thần ấy.

Riêng về số người ấy là ai, nàng thực hoàn toàn không được biết.

Lúc bấy giờ, vì Lữ Lân đã trốn thoát, nên nàng đang vô cùng bực tức, do đó, chẳng hề chú ý đến câu nói trong tấm giấy kia đã bảo là cha nàng bị chết dưới một món binh khí gọi là Hổ Trảo Câu.

Trái lại, Hàn Ngọc Hà chỉ đinh ninh là bảy người giả làm bảy pho tượng thần khi nãy đã cứu thoát Lữ Lân rời khỏi nơi đây rồi, nên trong lòng hết sức bực tức, vò mạnh tấm giấy và xé thành từng mảnh vụn. Nhưng nàng biết giờ đây mình không làm sao truy đuổi theo kịp kẻ địch nữa, nên đành gục đầu xuống xác chết của người cha già gào khóc vô cùng thảm thiết.

Suốt đêm qua, nàng đã gặp bao nhiêu biến cố, và những biến cố đó đã đưa đến cho nàng bao nhiêu sự đớn đau không thể tả. Bởi thế, nàng chỉ gục đầu xuống khóc mãi, và cuối cùng ngất lịm đi lúc nào không hay. Mặc dù suốt đêm qua nàng chẳng hề bị ai gây thương tích, hơn nữa, nàng ngất lịm đi cũng chẳng mấy chốc, thế nhưng khi bừng tỉnh trở lại, thì thấy mình đã bị kẻ nào đặt nằm yên trên mặt đất, và thân người cũng không còn cử động được nữa.

Bởi thế, Hàn Ngọc Hà hết sức cuống quýt, nàng mở to đôi mắt ra nhìn, nhưng thấy trước mắt chỉ một vùng đen tối mù mịt, chẳng hề có một tia sáng.

Lẽ tất nhiên, màu đen ấy không phải là màu đen giữa đêm khuya, mà chính là màu đen của một tấm vải đen, do ai đó đã trùm kín lấy mặt nàng.

Hàn Ngọc Hà hoang mang, không biết hiện giờ mình đang ở nơi đâu, nên trong lòng càng sợ hãi hơn. Nhưng ngay lúc ấy, bỗng có tiếng đàn tình tang vọng đến sát bên tai nàng mấy lượt. Tiếng đàn ấy rất ngắn, và chỉ trong khoảnh khắc là im lặng, không còn nghe thấy chi nữa. Đồng thời, bỗng nàng lại nghe có một giọng ấm áp cười to ha hả.

Sau đó, gian phòng trở lại tĩnh mịch như cũ, chẳng hề nghe có tiếng động chi khác lạ.

Và qua một lúc khá lâu sau, Hàn Ngọc Hà mới cố gắng vận dụng chân lực trong người, để giải trừ huyệt đạo khắp cơ thể.

Tức thì, nàng vội vàng ngồi dậy, gỡ tấm vải đen che mặt xuống. Nàng thấy mình vẫn ở yên tại gian phòng trên đỉnh ngọn tháp, và xác chết của người cha già vẫn nằm yên bên cạnh đấy.

Bên ngoài, ánh thái dương đang chiếu rọi khắp nơi nơi, và đã vào giờ ngọ đúng trưa.

Đối với tiếng đàn mà Hàn Ngọc Hà vừa nghe lọt vào tai khi nãy, khiến nàng hết sức ngờ vực, hoang mang. Nàng đưa mắt nhìn kỹ về phía xác chết Kim Tiên Chấn Càn Khôn Hàn Tốn, trong lòng càng buồn bực đau đớn không thể tả.

Qua một lúc lâu sau, nàng mới bất chợt nhớ cha già mình đã chết ở nơi này, thế còn sư phụ hiện ở đâu? Sư phụ cũng đã chết mất rồi? Nếu chẳng thế, tại sao khi nàng rời khỏi nhà ra đi, hai người vẫn còn ở yên tại đấy, thế mà trong đêm nay, phụ thân nàng lại bị mất mạng tại nơi này, còn sư phụ thì chẳng thấy hình bóng đâu cả? Hàn Ngọc Hà vừa nghĩ đến đây, nhanh nhẹn đứng phắt ngay dậy, kéo một chiếc mền đắp kín xác chết của người cha già, rồi vội vàng nhảy xuống mấy tầng tháp, tiếp tục đi theo thang lầu đến tận mặt đất, rồi bước ra khỏi cửa ngôi tháp ấy. Nàng hối hả nhắm phía thành Cô Tô chạy bay đi, và khi đến trước cổng nhà cũng không gõ cửa, hối hả nhún mạnh đôi chân phi thân vọt thẳng vào trong.

Cả một khu nhà rộng lớn như thế, mà giờ đây đã trở thành hoàn toàn tĩnh mịch, chẳng hề nghe một tiếng động nào. Hàn Ngọc Hà to tiếng gọi tên của lão quản gia, nhưng vẫn không thấy ai đáp lại cả. Do đó, nàng lại gọi tên sư phụ, nhưng chung quanh vẫn tĩnh mịch, chẳng khác chi một nơi không người.

Khi nàng đưa chân bước vào gian đại sảnh, thấy cảnh vật tại đây vẫn y hệt như lúc nàng bước chân rời khỏi nhà ra đi, chẳng có sự thay đổi nào dù thực nhỏ nChương.

Hàn Ngọc Hà lại đi quanh khắp khu nhà một lượt, nhưng chẳng hề trông thấy một bóng người, ngay đến lão quản gia cũng mất biệt.

Bởi thế, Hàn Ngọc Hà không khỏi thầm nghĩ: "Chả lẽ sư phụ mình hiện giờ vẫn chưa đến, và gặp một kẻ thù quá ư lợi hại, nên đã đi mời thêm cao thủ để tiếp tay với bà? Sư phụ là người có mối tương quan sâu xa với Phi Yến Môn, nếu bà ấy ra đi, tất đi đến Phi Yến Môn chứ không đi đâu khác nữa." Nhưng liền đó, bỗng những ý nghĩ khác lại đến với nàng, và tự nhiên lật đổ những giả thuyết mà nàng vừa đặt ra.

Vì Kim Tiên Chấn Càn Khôn Hàn Tốn và Hỏa Phụng Tiên Cô cùng hiện diện tại ngôi nhà, để cùng đối phó với kẻ địch. Như vậy, tuyệt đối không khi nào có kẻ địch đến mà Hỏa Phụng Tiên Cô lại bỏ đi như thế. Hơn nữa, Hàn Tốn lại không phải chết ở trong ngôi nhà này, mà lại chết tại gian phòng trên tầng chót của ngọn tháp, trên đỉnh Hồ Khưu Sơn. Đồng thời, trước khi chết, Hàn Tốn lại còn viết hai chữ lưu lại.

Hàn Ngọc Hà đứng sửng sờ trong giây lát, nghĩ đến hai chữ "Đàm" và "Lữ" mà cha mình đã viết trên vách trước khi nhắm mắt, trong lòng lại càng băn khoăn nghĩ ngợi nhiều hơn.

Nàng cảm thấy chữ "Lữ" ấy, chắc chắn là muốn ám chỉ Lữ Đằng Không, và chữ "Đàm" ấy, không cần nói, cũng đủ biết là muốn ám chỉ người cha già của anh em Đàm Nguyệt Hoa.

Nghĩ đến đây, trong đầu óc của Hàn Ngọc Hà lại hiện lên nét mặt tuấn tú xinh đẹp của chàng thiếu niên mảnh khảnh mà nàng thường gặp gần đây. Bởi thế, trên đôi khóe miệng của nàng lại hiện lên một nụ cười buồn bã đầy đau khổ. Vì chàng thiếu niên ấy rõ ràng đã có lòng yêu nàng, và nàng đối với chàng ta cũng rất có thiện cảm. Mọi việc nếu diễn tiến bình thường, giữa hai người rất có thể sẽ được sum họp theo ý muốn. Nhưng giờ đây thì còn nói chi khác hơn được? Nàng nghĩ đến đây, trong lòng lại quyết định đêm nay sẽ trở lên núi Hồ Khưu một lần nữa. Dù cho nàng không thể tìm được lai lịch của kẻ thù, ít nhất nàng cũng nhân đó mang xác chết của người cha già trở về tìm nơi an táng. Và sau khi an táng cha già xong xuôi, nàng mới tính tới việc trả thù sau.

Nghĩ thế, nên nàng buồn bã ngả người nằm yên trên giường, song đôi mắt vẫn mở to.

Trải qua những biến cố vô cùng đau thương, và cũng vô cùng đột ngột này, đã làm cho nàng không còn muốn ăn uống, và cũng không thể ngủ yên được nữa.

Bởi thế, suốt ngày nàng đã thao thức mãi, và cuối cùng đêm tối cũng sắp đến.

Đêm nay, bầu trời cũng nặng trĩu, mây đen như đêm vừa qua, nhưng mưa lại nặng hạt hơn.

Hàn Ngọc Hà lấy xong hai món binh khí, bèn nhắm phía tây bắc phi thân lướt ra khỏi ngôi thành. Chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, nàng đã tiến đến vùng phụ cận núi Hồ Khưu.

Lúc ấy, mưa mỗi lúc lại càng to hơn, y phục của Hàn Ngọc Hà đều bị ướt đẫm, song nàng hoàn toàn chẳng biết chi cả.

Hàn Ngọc Hà chỉ hy vọng là mình có thể gặp lại được hai anh em của Đàm Nguyệt Hoa hầu dò xét về phụ thân của họ, xem là một nhân vật như thế nào, để tiện việc tính tới chuyện phục thù sau này.

Bởi thế, khi Hàn Ngọc Hà đi đến địa điểm mà nàng và Lữ Lân đã ẩn mình trong đêm vừa qua, bèn dừng chân ngồi yên sau một tảng đá to, để mặc cho mưa dồi gió dập, không tìm nơi trú ẩn chi cả.

Mãi đến giữa đêm khuya, Hàn Ngọc Hà mới trông thấy có hai bóng người đầu đội nón tre, mình khoát áo tơi, từ xa chạy bay tới với một thân pháp vô cùng nhanh nhẹn. Do đó, chỉ trong chớp mắt sau, hai bóng người ấy đã lướt tới nơi, rồi liền dừng chân đứng yên cả lại.

Tuy hai người ấy đầu đội nón rộng vành, mình khoát áo rộng thùng thình, nhưng Hàn Ngọc Hà nhìn qua thân pháp của họ, liền đoán biết ngay đấy chính là hai anh em của Đàm Nguyệt Hoa.

Bởi thế, nàng bèn nín thở, không hề dám nhúc nhích, cốt đứng yên hầu theo dõi hành động của hai người.

Chẳng mấy chốc, nàng đã nghe Đàm Nguyệt Hoa lên tiếng nói:

- Quái lạ thực! Chẳng hiểu cha đã đi đâu rồi, tại sao đêm nay vẫn chưa thấy cha tới? Chàng thiếu niên lên tiếng đáp:

- Muội muội, em lo lắng là cha bị kẻ khác ám hại hay sao? Đàm Nguyệt Hoa tươi cười nói:

- Lẽ tất nhiên cha không làm sao bị kẻ khác hại được. Vì trên đời này chắc chắn số người có thể đỡ nổi mười thế Hổ Trảo Câu của cha chẳng có là bao. Nhưng muội chỉ lấy làm lạ là tại sao cha đã hẹn mà không đến? Hàn Ngọc Hà chưa nghe hết lời nói của Đàm Nguyệt Hoa, nàng đã giật mình nhảy nhỏm! Hổ Trảo Câu! Chỉ với ba tiếng ấy, mà nó chẳng khác chi mũi tên nhọn cắm phập vào lồng ngực nàng.

Nàng liền nhớ ngay đến dòng chữ viết trong tấm giấy để trước ngực xác chết của cha nàng, đã có nói rõ rằng: "Vết thương của Hàn huynh, chính là do Hổ Trảo Câu gây ra..." Trước đây, nàng đã có ý nghi ngờ chữ "Đàm" mà cha nàng viết lại trên bức vách, chính là muốn ám chỉ ai rồi, nhưng giờ đây khi nghe qua câu nói của Đàm Nguyệt Hoa thì sự nghi ngờ ấy của nàng đã trở thành một sự khẳng định! Bởi thế, máu nóng liền sôi lên sùng sục trong lòng, nàng căm tức vì không thể nhảy thoắt ra, vung ngọn roi vàng lên vút thẳng vào hai đứa con của kẻ thù cho hả cơn tức giận.

Nhưng vì nàng tự biết một mình chắc chắn không là địch thủ của hai người trước mặt. Hơn nữa, nếu bảo nàng xuống tay đối với chàng thiếu niên tuấn tú và mảnh khảnh kia, thì chẳng rõ nàng có đủ can đảm không? Do đó, trong lòng nàng không khỏi hoang mang do dự.

Tiếp đó, chàng thiếu niên ấy đã lên tiếng nói:

- Phụ thân không đến, lẽ tất nhiên là người đã bận chuyện chi rồi. Muội muội, em chớ nên cho là những người có võ công cao cường trong đời này đều toàn là những người thành danh cả. Như trong đêm vừa qua, chúng mình đã gặp phải một chuyện hết sức lạ lùng, vậy chả lẽ em quên mất rồi hay sao? Đàm Nguyệt Hoa nói:

- Anh không nhắc tới thì thôi, mà khi đã nhắc tới thì trong lòng muội lúc nào cũng hết sức tức giận! Chàng thiếu niên cất tiếng cười nói:

- Muội muội, em tức giận nào có ích lợi chi. Tiếng đàn ấy có thể làm cho thần trí chúng ta bị hỗn loạn, và chắc chắn trong khi chúng ta cùng đua nhau chạy thành một cái vòng tròn, và chính mình hoàn toàn không hay biết, người đánh đàn ấy có muốn hại mình thực dễ như trở bàn tay. Ôi thế mới biết về mặt võ học, thực mênh mông như biển cả, không biết đâu là bờ bến.

Đàm Nguyệt Hoa liền nói:

- Ca ca, đêm nay nếu chúng ta chờ cha không thấy đến, theo ý muội, chúng ta chớ nên ở lại núi Hồ Khưu này chờ đợi nữa. Trái lại, nên cấp tốc đến núi Võ Di, hầu chờ cho Lữ Đằng Không mời cao thủ trong hai môn phái ấy đến để gây sự đánh nhau với Lục Chỉ Tiên Sinh, chúng ta sẽ tìm cách giãi bày mọi lẽ cho họ nghe, hầu ngăn chặn cuộc xô xát ấy thì hơn! Chàng thiếu niên nói:

- Muội muội nói nghe dễ quá! Hôm qua, chúng ta vừa có ý định truy đuổi Lữ Đằng Không, bất thần nghe tiếng đàn từ trên trời vọng xuống, khiến chúng ta mãi chạy vòng quanh, mất hơn cả tiếng đồng hồ, nên sau đó không làm thế nào truy đuổi theo ông ấy nữa.

Chỉ dựa vào việc đó, cũng thấy chuyện này lắm điều quái dị chứ chẳng phải tầm thường. Hơn nữa, Lữ Lân còn sống trên đời này, huynh chỉ nghe phụ thân nói lại mà thôi. Lúc ấy, phụ thân sau khi đã nói cho anh được biết về việc đó thì hối hả ra đi nên anh không hề gặp được mặt Lữ Lân. Như vậy, đến chừng đó, khi đôi bên đã dàn thành thế trận sẵn sàng đánh nhau, chúng ta bước ra giãi bày vắn tắt, thử hỏi Lữ Đằng Không và các cao thủ của hai môn phái ấy có bằng lòng chịu tin hay không? Đàm Nguyệt Hoa cất giọng giận dỗi nói:

- Nếu nói như anh, chúng ta đâu còn làm chuyện chi được nữa? Người thiếu niên đáp:

- Cũng không phải như vậy. Giờ đây tất nhiên chúng ta cần phải đi đến núi Võ Di, và nếu họ không chịu tin ở lời mình, chúng ta có thể nói thẳng cho họ biết danh hiệu lẫy lừng trước kia của phụ thân, có thể họ sẽ tạm dừng tay, chưa vội đánh nhau cũng không chừng! Đàm Nguyệt Hoa vỗ tay vui mừng nói:

- Ý kiến đó hay lắm! Vậy chúng ta nên đi ngay, không cần ở đây chờ đợi thêm nữa! Người thiếu niên cười đáp:

- Muội muội rõ là một người nóng nảy, lúc nào cũng cuống quýt! Đàm Nguyệt Hoa cười đáp:

- Ca ca, huynh chớ nên cười muội, vì tối đêm qua khi mới vừa nghe tôi đánh trọng thương con tiện tỳ họ Hàn ấy, anh đã tỏ ra cuống quýt đến mức nào? Giờ đây, chúng ta có cần đến nhà họ Hàn từ biệt không? Chàng thiếu niên ấy vung tay tát thẳng vào người của Đàm Nguyệt Hoa, nhưng Đàm Nguyệt Hoa đã nhanh nhẹn tránh khỏi. Vì thế, hai người lại phá lên cười ngoặt ngoẽo.

Hàn Ngọc Hà nghe tiếng cười giòn đầy vui vẻ của hai người, lửa giận không khỏi cháy bừng bừng trong lòng, mỗi lúc càng to, càng nóng rực. Nhưng nàng cố đè nén sự căm hận xuống, tiếp tục theo dõi hai người.

Chàng thiếu niên lại lên tiếng nói:

- Chúng ta cần phải lưu lại đây ít dòng chữ để cha biết được là chúng mình đi về đâu.

Nếu cha có thể mang cả Lữ Lân theo đi đến đấy, chẳng phải là một việc hay lắm sao? Đàm Nguyệt Hoa nói:

- Phải, huynh nói có lý lắm! Dứt lời, hai người đưa mắt nhình quanh khắp bốn bên một lượt, và trông thấy tảng đá to nơi có Hàn Ngọc Hà ẩn mình ở phía sau, liền vội vàng đưa chân đến trước mặt tảng đá ấy...

Hàn Ngọc Hà trông thấy hai người đi thẳng về phía mình đang ẩn thân, vội vàng nín thở và thu nhỏ thêm thân người lại để lẩn trốn cho thật kín! Tảng đá ấy chỉ độ bốn năm thước bề dày, nên khi anh em Đàm Nguyệt Hoa bước đến trước tảng đá, Hàn Ngọc Hà có thể nghe rõ được hơi thở của họ. Đồng thời, sau đó nàng lại nghe có tiếng sột soạt nổi lên, chứng tỏ hai người đang dùng một món binh khí chi để khắc thành chữ trên mặt đá.

Qua một lúc, bỗng nghe Đàm Nguyệt Hoa lên tiếng nói:

- Ca ca, để muội khắc tên bên dưới đã! Kế đó, Hàn Ngọc Hà lại nghe có tiếng sột soạt liên tiếp nổi lên, và chẳng mấy chốc Đàm Nguyệt Hoa lại nói:

- Xong rồi, khi cha đến đây, chắc chắn sẽ trông thấy dòng chữ của chúng ta.

Dứt lời, hai người bèn quay lưng lướt đi nhanh như gió. Hàn Ngọc Hà ẩn kín thân mình mãi cho đến khi hai bóng người đã lẩn khuất giữa màn đêm mới đứng dậy bước ra. Nàng đến trước tảng đá to ấy xem qua, thấy có hai dòng chữ khắc sâu độ ba phân rằng: "Kính thưa cha, các con đã đi đến núi Võ Di, vậy mong cha cũng mau đến đó.

Con: Dực Phi, Nguyệt Hoa kính bút." Hai chữ "Nguyệt Hoa" ấy khắc cạn hơn hai dòng chữ trên độ một phân, chứng tỏ người anh trai của nàng, tức Đàm Dực Phi, là một người có nội công cao cường hơn nàng rất nhiều.

Hàn Ngọc Hà đứng im lặng trước tảng đá to ấy thực lâu, rồi mới có một quyết định là nàng cũng sẽ tìm đến Võ Di Sơn! Sở dĩ Hàn Ngọc Hà có quyết định như vậy, chính vì nàng cho rằng: Hiện nay, Lữ Đằng Không đang tìm đến Võ Di Sơn để gây sự và chắc chắn người cha già của Đàm Dực Phi và Đàm Nguyệt Hoa cũng đã tìm đến đó để tiếp tay. Như vậy, tức có hai kẻ đại thù đã giết cha nàng đồng thời xuất hiện tại núi Võ Di cả.

Nàng thấy rằng, tuy Lục Chỉ Tiên Sinh và số người Thiết Đạc Thượng Nhân là những nhân vật không phải dễ trêu chọc, hơn nữa, giữa họ và nàng cũng chẳng có mối tương quan nào, nhưng nếu nàng tìm đến đấy để trợ lực với họ chống lại kẻ thù địch, chắc chắn họ sẽ hoan nghênh ngay. Như vậy, không biết chừng trong chuyến đi núi Võ Di này, nàng có thể trả được mối thù cho cha cũng nên.

Vì thấy có hy vọng trả được mối đại thù, nên Hàn Ngọc Hà cảm thấy vô cùng phấn khởi. Nàng đã đội mưa đi ngay đến ngọn tháp trên đỉnh núi Hồ Khưu và hối hả mang xác cha trở về nhà.

Qua ngày hôm sau, nàng mua sắm áo quan lo việc tống táng người cha rất chu đáo.

Sau khi chôn cất ở phía sau vườn hoa, Hàn Ngọc Hà lại khóc to vô cùng thống thiết, rồi thu xếp hành trang cấp tốc đi thẳng về phía Võ Di Sơn.

-oOo-

Nhắc lại Lữ Lân trong đêm vừa qua đã mạo hiểm nhảy xuống tầng dưới của ngôi tháp để lẩn trốn, may được một pho tượng thần dùng tay áo rộng của mình để che chở, nên mới thoát được độc thủ của Hàn Ngọc Hà.

Lữ Lân trước tiên thấy hết sức kinh hãi qua hiện tượng quái dị ấy. Cậu ta không hiểu vì lẽ gì một pho tượng thần mà biết cử động. Nhưng Lữ Lân là một cậu bé rất thông minh, nên sau khi quan sát qua một lượt, liền biết ngay những pho tượng thần đang đặt xung quanh đấy đều là người thực chứ chẳng phải gỗ đá! Hơn nữa, Lữ Lân thấy số người ấy đã bằng lòng che chở cho mình, vậy chắc chắn họ không khi nào lại sát hại mình. Do đó, cậu ta cảm thấy an lòng hơn. Suốt đêm qua, Lữ Lân bị hành hạ vô cùng ác độc, khắp thân mình đều bị mang thương tích, song vì cần tìm một con đường thoát chết nên cậu ta mới gắng gượng giữ được sự tỉnh táo như đã thấy. Song, giờ đây cậu ta thấy mình đã được sự che chở, chắc chắn đã thoát khỏi sự hiểm nguy, nên bất giác đôi mắt tối sầm, rồi ngất lịm hẳn đi.

Trong khi Lữ Lân bị ngất lịm, chính lúc ấy Hàn Ngọc Hà phi thân lướt thẳng xuống tầng tháp phía dưới, và lúc ấy, bảy pho tượng thần đang ngồi quanh đấy bất thần đứng cả lên. Bọn họ đã sử dụng một thân pháp nhanh nhẹn như bay, ùn ùn lướt thẳng lên tầng trên.

Trong lúc ấy, một pho tượng trong bọn đã bồng lấy Lữ Lân lướt đi.

Những người ấy chỉ lưu lại trên tầng chót của ngọn tháp trong một khoảng thời gian rất ngắn, rồi lại sử dụng thuật Bích Hổ Du Tường bò theo vách tháp trở xuống đất, tiếp tục sử dụng khinh công lướt đi như gió.

Tất cả mọi việc ấy Lữ Lân đều hoàn toàn không hay biết chi cả. Mãi đến khi cậu ta bừng tỉnh trở lại, thấy thân mình không ngớt lắc lư, nên vội vàng mở mắt nhìn, và thấy mình đang nằm yên trong một khoang thuyền rộng rãi.

Khi Lữ Lân bừng tỉnh trở lại, cậu ta cảm thấy khắp châu thân đâu đâu cũng đau buốt, không làm sao chịu nổi. Do đó, cậu ta bất giác cất tiếng khẽ rên rỉ.

Liền đấy, bỗng có một người từ ngoài khoang thuyền thò đầu vào, nói:

- Thằng bé kia, ngươi đã tỉnh lại rồi đấy phải không? Có lẽ giờ đây ngươi đang đói, vậy có cần ăn chút ít thức ăn chi không? Người ấy là một người to béo, nhưng diện mục hiền hòa, trông rất dễ mến. Lữ Lân đưa tay chỏi lên ván thuyền định ngồi dậy, nhưng vì cử động ấy đã làm cậu ta cảm thấy toàn thân ê ẩm, đau đớn không thể tả, nên bất giác lại buộc miệng rên rỉ.

Người đàn ông to béo ấy lắc đầu một lượt nói:

- Thằng bé kia, dù thân người của ngươi đang bị đau đớn thật, nhưng chiếc đầu hãy còn dính liền với cổ, vậy thì có chi lại phải kêu la? Lữ Lân buông người nằm yên trở xuống khoang thuyền, cắn chặt đôi hàm răng, không hề rên la nữa. Người đàn ông to béo trông thấy thế, bèn đưa một ngón tay cái ra, nói:

- Thằng bé ngươi quả đúng là một đứa bé đầy đủ can đảm, tốt lắm! Khi người đàn ông ấy đưa cánh tay lên, Lữ Lân trông thấy tại cổ tay của ông ta có đeo một chiếc vòng bằng sắt, độ to chừng ngón tay, bề kính rộng độ hai tấc mộc.

Lữ Lân nằm yên trong giây lát, lại nghe người đàn ông to béo ấy cất tiếng nói:

- Ngươi chớ nên cuống quýt, những người bạn của ta đều đi tìm thuốc về để chữa trị cho ngươi, và trong chốc lát đây tất cả sẽ trở về ngay. Thương thế của ngươi tuy trầm trọng, nhưng may công lực của ngươi khá cao sâu, nên vẫn không có chi đáng ngại đâu! Lữ Lân gắng gượng lên tiếng đáp:

- Tôi xin đa tạ ơn cứu mạng của các vị! Người đàn ông to béo ấy nhìn thẳng về phía Lữ Lân, nheo đôi mắt một lượt, rồi bỗng thò tay lấy một cái mặt nạ bằng đồng đen để cạnh đấy đeo lên mặt, và nhanh nhẹn gỡ xuống, nói:

- Ngươi trông thấy như vậy có khiếp không? Thì ra, chiếc mặt nạ bằng đồng đen ấy trông vô cùng hung tợn, và đấy chính là diện mục mà Lữ Lân trông thấy trong bảy pho tượng thần ở tại ngôi tháp đêm vừa qua.

Lúc bấy giờ, tuy khắp trên thân mình cũng như tâm trạng của Lữ Lân đều đang vô cùng đau đớn, nhưng vì thấy cử chỉ khôi hài của người đàn ông to béo kia, cũng không khỏi bật cười, nói:

- Tôi không khiếp sợ đâu, nhưng chẳng rõ vì lẽ gì các vị tiền bối lại cải trang thành những pho tượng thần ở trên ngôi tháp để làm chi vậy? Người to béo cất tiếng than dài một lượt, nói:

- Việc này nếu nói ra thì rất dài dòng, vậy chờ khi ngươi hoàn toàn bình phục, ta sẽ thong thả nói lại cho ngươi biết cũng không muộn. Giờ đây, ngươi nên nhớ kỹ là chớ nên tức giận, vì tức giận thì thương thế ngươi sẽ trầm trọng thêm lên.

Lữ Lân khẽ gật đầu, tỏ ý vâng lời. Cậu ta đưa mắt ngó ra ngoài mui thuyền, thấy một bên khói sóng mịt mù, chính là mặt hồ mênh mông, và một bên khác là bờ hồ, có rừng dương xanh um, phong cảnh vô cùng đẹp đẽ.

Lữ Lân nhìn qua khung cảnh xung quanh, rồi quay về người đàn ông to béo ấy, nói:

- Chẳng hay các vị tiền bối danh hiệu gọi là chi? Người đàn ông to béo ấy cất tiếng cười ha hả, nói:

- Anh em của ta gồm có đến bảy người, vậy nếu nói danh hiệu cả ra, tất ngươi không làm sao nhớ cho hết được! Lữ Lân vừa nghe đối phương bảo nhóm ông ta gồm có đến bảy người, trong lòng chợt nhớ ra điều gì, buột miệng hỏi:

- Nếu thế, có phải các ông chính là Trúc Lâm Thất Tiên, mà trong giang hồ đồn đãi bấy lâu nay đấy chăng? Lữ Lân tuy chưa hề dấn bước giang hồ, nhưng vì cha mẹ cậu ta đều là những tay giang hồ lão luyện, tên tuổi vang lừng khắp cả võ lâm, nên lẽ tất nhiên cha mẹ sẽ nói cho cậu biết về lai lịch cũng như tánh danh của những nhân vật có tên tuổi khắp võ lâm hiện nay.

Do đó, cậu ta vẫn còn nhớ là cha mình có nói rõ, trong võ lâm ngoài các môn phái ra, lại còn có bảy cao thủ mà tánh tình cũng như hành động rất hợp nhau, nên tự cho mình cũng như Nguyễn Linh, Kê Khang... cuối đời nhà Tấn, mà trong sử sách gọi họ là Trúc Lâm Thất Hiền, nên mới cùng tự xưng là Trúc Lâm Thất Tiên.

Hành tung của bảy người này không nhất định, khi thì cùng ở trên một chiếc thuyền con, thả xuôi dòng khắp sông hồ, sống lênh đênh hàng năm, khi thì tìm đến vùng núi rừng xinh đẹp để ẩn tích.

Bảy người họ, ai ai cũng đều có tuyệt nghệ, và tuyệt đối không khi nào câu thúc bởi những lễ tục của người đời. Nếu ai gặp được mặt, mà biết khôn ngoan dùng cái lễ của người đệ tử để tương kiến, chắc chắn sẽ được lợi ích cho mình không nhỏ.

Chính vì Lữ Lân còn nhớ lại những lời nói của người cha mình, nên giờ đây cậu ta mới có thể đoán ra được lai lịch của Trúc Lâm Thất Tiên.

Người đàn ông to béo ấy sau khi nghe qua câu nói ấy của Lữ Lân bèn tươi cười đáp:

- Thằng bé ngươi khá lắm, chúng ta chính là Trúc Lâm Thất Tiên! Lữ Lân thật sự không làm thế nào biết được là trước đó cậu ta mang thanh đao bằng thép Miến Điện bên sườn ra đi là do chứng kiến một vị tiêu sư mang thương tích khắp người vừa bước vào cửa tiêu cuộc là đã tắt hơi chết tốt, rồi sau đó chẳng những chính cậu ta gặp thêm bao nhiêu chuyện quái dị đến dồn dập với mình, đồng thời ngay như cha mẹ cậu cũng đang gặp bao nhiêu chuyện quái dị không kém.

Bởi thế, cậu ta không làm thế nào ngờ được là cha mẹ mình sau khi phát giác được một xác chết bé thơ không đầu ở tại gian hầm đá bí mật, đã cho là cậu ta bị đối phương sát hại rồi. Đồng thời, cũng vì cha mẹ cậu phát giác một bàn tay sáu ngón in sâu trên vách đá, nên đã đinh ninh kẻ sát hại cậu ta chính là Lục Chỉ Tiên Sinh, chứ không còn ai khác hơn nữa.

Bởi thế, cha mẹ cậu tất nhiên đã xem Lục Chỉ Tiên Sinh, Thiết Đạc Thượng Nhân và Trúc Lâm Thất Tiên là kẻ thù không đội trời chung với mình.

Hơn nữa, Lữ Lân cũng không làm sao biết được là ngay đến Trúc Lâm Thất Tiên cũng hoàn toàn không hay biết chi về việc Lữ Đằng Không mời các cao thủ hai phái Điểm Thương và Nga My định kéo nhau lên núi Võ Di để gây sự với Lục Chỉ Tiên Sinh.

Giờ đây, Lữ Lân biết mình được Trúc Lâm Thất Tiên cứu nguy cho nên trong lòng hết sức vui mừng, và hoàn toàn an tâm... Nhưng khi cậu ta nhớ đến việc mình rời khỏi nhà, chưa kịp gặp lại được cha mẹ, chẳng ngờ trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, người mẹ già thân yêu của mình đã trở thành người thiên cổ. Do đó, khi cậu ta nhớ đến sự cách biệt tưởng chừng là tạm thời, song chẳng ngờ thành vĩnh quyết, trong lòng hết sức đau xót, bùi ngùi.

Lữ Lân là một đứa bé rất hiếu thảo, nên càng nghĩ thì lại càng thấy đau đớn, không bút mực nào tả xiết. Đôi mắt cậu ta vì thế đã đỏ hoe, và long lanh ánh lệ.

Lúc ấy, người đàn ông to béo kia đã trở ra ngoài khoang thuyền nên chỉ còn một mình Lữ Lân mà thôi. Cậu ta đưa mắt nhìn thẳng về phía khói sóng mờ mịt trên mặt hồ, liên tưởng đến những việc đã xảy ra.

Thì ra, Lữ Lân sau khi đeo ngọn đao thép Miến Điện vào sườn và rời khỏi tiêu cục ra đi, liền rảo bước nhắm hướng mà số người trong tiêu cục đã nói để truy đuổi gấp theo cỗ xe ngựa nọ. Nhưng cậu ta đã đi đến ngoại ô, mà vẫn không hề trông thấy cỗ xe ngựa ấy đâu cả, hơn nữa, cũng không hề tìm ra một manh mối chi khả nghi.

Do đó, Lữ Lân tưởng đâu mình đã chậm hơn đối phương một bước rồi, và chắc chắn cỗ xe ngựa ấy đã bỏ đi xa. Song, giữa lúc cậu ta đang có ý định quay trở về tiêu cục để cùng bàn bạc với cha mẹ, rồi sẽ tìm cách ứng phó sau, bất ngờ cậu ta nghe văng vẳng có tiếng bánh xe lăn từ phía chân thành vọng đến.

Lữ Lân là một cậu bé rất khôn ngoan, nên vừa nghe được tiếng xe chạy lọt vào tai, đã vội giấu kín thanh đao bằng thép Miến Điện, nhanh nhẹn bước đến một lùm cỏ dại cạnh đấy để ẩn kín thân người. Cậu ta từ trong lùm cố đưa mắt nhìn ra, thấy đấy là một cỗ xe ngựa trang hoàng lộng lẫy, sơn son thếp vàng, màn gấm buông rũ, chung quanh có nạm hạt kim cương lóng lánh, và do những con tuấn mã kéo chạy như bay về phía ngoại ô.

Bởi thế, trong lòng Lữ Lân hết sức vui mừng, cậu ta chờ cho cỗ xe ngựa chạy ngang qua nơi mình ẩn trốn, bất thần khẽ nhún đôi chân, phi thân vọt thẳng lên phía sau cỗ xe ngựa nhẹ nhàng như một con chim bay. Cậu ta bám lấy mui xe, không hề nghe thấy một tiếng động khẽ.

Lữ Lân tuy là một cậu bé hết sức can đảm, nhưng ở trong khung cảnh ấy, tâm trạng cũng không khỏi vô cùng Chương hộp, căng thẳng, mặt khác thò tay lấy thanh đao thép Miến Điện ra, sẵn sàng đối phó với kẻ địch, nếu có xảy ra những chuyện bất trắc chi.

Sau khi Lữ Lân nhảy lên cỗ xe ngựa, cỗ xe ấy vẫn tiếp tục chạy về phía trước, không hề dừng lại. Và chẳng mấy chốc sau, là đã vượt ra khỏi cửa thành, rồi tiến tới ven một con sông lớn.

Khi đến ven sông, cỗ xe ngựa ấy liền dừng đứng yên lại.

Bởi thế, tâm trạng của Lữ Lân lại càng hết sức căng thẳng. Vì cậu ta trông thấy cỗ xe ngựa đứng yên trên ven sông, đinh ninh rằng người trong xe sẽ tìm đường vượt qua sông, và cũng tức là người ấy sắp xuất hiện.

Do đó, Lữ Lân ép sát thân người vào mui xe, có ý là không cho đối phương trông thấy được mình. Nhưng cậu ta chờ đợi một lúc thật lâu, mà vẫn chẳng hề thấy có sự động tĩnh nào cả.

Bởi thế, Lữ Lân hết sức lấy làm lạ. Và lúc ấy cậu ta đang bám sát phía sau cỗ xe, tức là nơi có một khung cửa sổ được che kín bằng một bức màn thêu kim tuyến lóng lánh. Do đó, Lữ Lân chờ đợi mãi một lúc thực lâu, mà vẫn không nghe có sự động tĩnh nào, bèn dùng mũi đao thép Miến Điện từ từ khoát bức màn lộng lẫy ấy lên, rồi đưa mắt nhìn thẳng vào bên trong cỗ xe...

Nhưng liền đó, Lữ Lân không khỏi hết sức kinh ngạc, vì bên trong cỗ xe hoàn toàn trống không, chẳng hề thấy có một bóng người nào! Vì thấy cỗ xe trống không, nên Lữ Lân trở thành bạo dạn hơn. Cậu ta vận dụng chân khí trong người, rồi vọt mạnh đôi chân, lướt thẳng vào trong mui xe. Khi đôi chân cậu ta đứng yên xuống, thấy hết sức mềm mại, chứng tỏ bên dưới cỗ xe được lót bởi một tấm thảm êm ái. Cậu ta trông thấy bên trong mui xe ánh sáng chỉ lờ mờ, và thoang thoảng bên mũi một mùi thơm lạ lùng, nghe như mùi thơm của loài xạ hương.

Liền đó, Lữ Lân bèn vén cao mấy bức rèm xung quanh lên, để cho ánh sáng từ bên ngoài lùa vào, rồi mới xem qua thực tỉ mỉ sự trang trí bên trong mui xe. Cậu ta thấy bên trong cỗ xe trang hoàng hết sức lộng lẫy. Cạnh bên một chiếc cẩm đôn, lại có để một cái trường kỷ bằng gỗ tử đàn, khảm ngọc xanh vô cùng xinh đẹp.

Bên trên chiếc trường kỷ bằng gỗ tử đàn, lại có để một cái lư hương bằng ngọc xanh bé nhỏ, có cả một khoanh nhang cháy đỏ, khói hương bay lên uyển chuyển, tỏa mùi thơm thoang thoảng khắp nơi.

Hơn nữa, Lữ Lân lại thấy bên cạnh chiếc lư hương ấy, có để một cây đàn cổ, dài độ ba thước, rộng độ nửa thước, màu đen bóng ngời.

Ở tại tiêu cục của cha cậu, bọn người làm công mỗi khi rảnh rỗi đều thích đánh đàn để giải trí. Lữ Lân thường ngày vẫn trông thấy chiếc đàn của họ dùng, đều gồm có bảy dây mà thôi. Thế nhưng chiếc đàn cổ này lại có rất nhiều dây. Cậu ta đếm kỹ qua, thấy nó gồm đến hai mươi mốt sợi dây tất cả. Những sợi nhỏ trông như một sợi tóc, và những sợi to thì bằng cả ngón tay.

Lữ Lân nhìn qua một lúc, trong lòng hết sức lấy làm lạ, nên đưa tay khảy nhẹ vào những sợi dây đàn ấy một lượt...

Nhưng mặc dù ngón tay của Lữ Lân đã chạm vào sợi dây đàn, song vẫn hoàn toàn không nghe tiếng đàn nổi lên.

Bởi thế, Lữ Lân thầm nghĩ: "Ta đã khảy khá mạnh, thế mà vẫn không sao khiến cho những dây đàn ngân lên thành tiếng. Vậy người chơi đàn này tất phải có một sức mạnh phi thường!" Lữ Lân dù sao cũng là một đứa bé, nên lúc nào cũng có tánh hiếu kỳ. Do đó, cậu ta liền vận dụng chín phần mười chân lực ra hai ngón trỏ và giữa, rồi nhắm một dây đàn to nhất khảy mạnh vào...

Lần này, sợi dây đàn liền được lay động, và ngân lên thành tiếng. Nhưng tiếng đàn ấy lại vang rền như tiếng sấm nổ giữa trời cao.

Lữ Lân không làm thế nào tưởng tượng nổi là sợi dây đàn ấy lại có thể gây thành một âm vang to lớn như vậy, nên không khỏi kinh hoàng thất sắc, đồng thời cả thân người cậu ta cũng bị hất ngã xuống sàn xe ngay.

Cùng một lúc với tiếng đàn ngân lên, bỗng Lữ Lân lại nghe tiếng vó ngựa nện vang bên tai, và cỗ xe không ngớt lắc lư thực mạnh mẽ, trong khi tiếng bánh xe lăn rào rào vang dội, chứng tỏ cỗ xe đang chạy về phía trước mặt như bay. Tuy Lữ Lân không được chính mắt trông thấy cỗ xe chạy nhanh đến mức nào, nhưng qua sự lắc lư dữ dội của cỗ xe, cậu ta cũng đoán biết tốc độ mà cỗ xe đang vượt tới chắc chắn nhanh nhẹn đến mức không làm sao nhanh nhẹn hơn được nữa.

Chừng ấy, Lữ Lân mới bừng hiểu ra là tự mình đã gây đại họa đến cho mình. Do đó, cậu ta cố gắng đứng lên, dù đôi chân không ngớt lảo đảo. Cậu ta đã trải qua lắm sự khó nhọc mới bò được đến phía trước cỗ xe, thò tay trì mạnh sợi cương ngựa, giữ cho những con ngựa đứng yên lại, không chạy tới trước nữa.

Nhưng những con tuấn mã lúc bấy giờ đang giương cao bờm lông trên cổ, miệng phun bọt trắng, co bốn vó chạy ào ào như điên, vậy thử hỏi cậu ta làm sao trì cương cho nó đứng yên được? Bởi thế Lữ Lân đã ra sức trì sợi cương càng mạnh hơn, và vì thấy không hiệu quả, nên sức trì của cậu ta mỗi lúc càng mạnh. Thế là, chỉ trong thoáng chốc sau, qua hai tiếng bực, bực, cậu biết hai sợi cương ngựa đã bị đứt lìa! Sau khi hai sợi cương bị đứt đi, cỗ xe lại chạy tới càng nhanh hơn. Vì vậy, Lữ Lân chỉ còn nghe hai bên tai mình tiếng gió rít vèo vèo. Cậu ta đưa mắt nhìn về hai phía tả hữu, thấy cánh rừng hai bên chạy cuồn cuộn về phía sau, như một dòng nước chảy xiết. Do đó, Lữ Lân lúc ấy tuy muốn nhảy đại xuống khỏi cỗ xe, nhưng vừa nhìn qua tốc độ của cỗ xe đang tiến, tự biết nếu nhảy xuống chắc chắn là phải bị trọng thương ngay.

Lữ Lân thực không làm sao có thể tưởng tượng được là vì mình nhất thời quá hiếu kỳ đối với cây đàn cổ nọ, và đưa tay khảy mạnh vào một sợi dây đàn mà lại đưa đến hậu quả nghiêm trọng như vầy.

Chẳng mấy chốc sau, y phục của Lữ Lân đều ướt đẫm mồ hôi lạnh. Nhưng sức lướt tới của cỗ xe vẫn vun vút không hề chậm bớt tí nào. Cỗ xe ấy một mực nhắm hướng bắc và theo ven sông lướt đi, mặc cho Lữ Lân gào la inh ỏi! Thế là, cỗ xe ấy tiếp tục chạy suốt trong vòng ba tiếng đồng hồ, và mãi đến lúc trời đã hoàng hôn, Lữ Lân mới trông thấy về phía trước mặt, nước biển mênh mông dính liền với chân trời, chứng tỏ cỗ xe sắp tiến đến một cái hồ rất lớn.

Lúc đó, bóng tịch dương đang chiếu rọi trên mặt nước xanh, xung quanh cảnh vật xinh đẹp không thể tả. Lữ Lân vì từ nhỏ trưởng thành tại thành Nam Xương nên vừa nhìn qua mặt hồ mênh mông ấy, đã biết ngay đấy là Thẩm Dương Hồ rồi! Khi những con tuấn mã kéo cỗ xe chạy đến sát bên ven hồ, nó mới dừng chân đứng lại.

Nhưng liền đó, chúng đã khụy bốn chân té nằm trên đất, miệng phun bọt trắng, trông mệt nhọc không thể tả. Nếu không có chiếc hồ rộng chắn ngang trước mặt, có lẽ những con ngựa ấy đã chạy bay mãi cho đến khi kiệt lực té lăn quay ra đất chết tốt mới thôi! Lữ Lân trông thấy chỉ trong phút chốc mà con ngựa có thể kéo cỗ xe chạy từ Nam Xương đến Thẩm Dương Hồ, nên trong lòng không khỏi hãi kinh. Vì từ Nam Xương đến Thẩm Dương Hồ ít nhất cũng ngoài một trăm dặm đường. Như vậy cũng đủ thấy những con ngựa kéo xe này chính là những con thiên lý mã vô cùng quý giá.

Qua một lúc kinh hoàng, Lữ Lân vội vàng nhảy xuống cỗ xe. Cậu ta trông thấy màu trời từ hoàng hôn lộng lẫy chuyển thành xám xịt, và chẳng mấy chốc sau, màn đêm đã buông rũ khắp nơi.

Lữ Lân cảm thấy cỗ xe ngựa này quả là một cỗ xe vô cùng quái dị và cũng vô cùng thần bí, nên cậu ta chẳng dám nấn ná lại lâu. Do đó, cậu ta bèn quay lưng, nhắm hướng thành Nam Xương chạy bay đi, có ý định sẽ trở về nhà, nói lại cho cha mẹ nghe mọi việc của mình vừa gặp, đồng thời hỏi rõ lai lịch của chiếc đàn quái dị kia.

Nhưng chẳng ngờ cậu ta vừa chạy đi được bảy tám dặm đường, bỗng nghe từ phía sau lưng có bánh xe lăn lạch cạnh đuổi theo. Lữ Lân không khỏi giật mình, nhưng nghĩ rằng có lẽ đấy là một cỗ xe của ai khác, đang có việc gấp nên không kể đêm khuya tiếp tục hành trình.

Do đó, cậu ta cũng cảm thấy an lòng, không quay đầu ngó lại.

Thế nhưng sau khi Lữ Lân tiếp tục đi tới trước độ non một dặm đường nữa, mà vẫn thấy cỗ xe ấy bám sát theo sau lưng mình, không nhanh hơn mà cũng không chậm hơn. Vì thế cậu ta bất giác quay đầu ngó lại, và do đó, mồ hôi lạnh lại toát ra khắp cả người! Vì cỗ xe ngựa đó chẳng phải là một cỗ xe khác, mà đúng là cỗ xe vừa rồi! Đồng thời, lúc ấy ở phía trước cỗ xe, có một người mình mặc áo đen, tay cầm roi ngựa, điều khiển cỗ xe đi tới.

Giữa màn đêm đen tối, trông thấy cỗ xe ấy chẳng khác chi một con quái vật khổng lồ, nên cậu ta không khỏi thầm kinh hoàng, vội vàng quẹo sang con đường khác để tránh. Song cỗ xe ngựa cũng liền nhanh nhẹn bám sát theo cậu ta, nhắm ngay người cậu ta lướt nhanh tới.

Lữ Lân trông thấy thế, không khỏi hết sức hãi kinh, nhanh nhẹn rút ngọn đao thép Miến Điện đeo bên sườn ra nghe một tiếng rẻng, siết chặt cán đao giữa lòng bàn tay, quát rằng:

- Này, bộ ông không có mắt hay sao? Trước đầu xe có người, tại sao ông không chịu tránh? Câu nói của Lữ Lân chưa dứt, thì cỗ xe ngựa ấy đã đứng yên lại, đồng thời lại nghe người ngồi trước đầu xe cất tiếng hừ lạnh một lượt. Tiếng hừ ấy của hắn ta, khiến ai nghe lọt vào tai, cũng phải bắt rùng mình rởn óc.

Lúc ấy khoảng cách giữa Lữ Lân và cỗ xe rất gần, nên cậu ta có thể trong thấy thấp thoáng diện mục của người ngồi trước cỗ xe. Hắn ta là kẻ có sắc mặt tái nhợt, cơ hồ chẳng hề có một tí máu tươi, đôi tròng mắt đứng yên một chỗ, chẳng hề thấy lay động, nhưng lúc nào cũng chiếu ngời ánh sáng lạnh buốt! Lữ Lân càng nhìn vào đối phương, càng kinh sợ hơn nữa, do đó cậu ta bắt buộc thối lui một bước, nói:

- Ông... ông là ai thế? Người ấy cất giọng lạnh lùng cười khanh khách, rồi vung ngọn roi ngựa trên tay lên một lượt. Ngọn roi ngựa đó trông mềm mại, chẳng khác gì lá liễu tháng năm, không ngớt run rẩy giữa khoảng không, rồi nhắm ngay thân người Lữ Lân vút tới! Lúc bấy giờ, Lữ Lân vì không đề phòng, hơn nữa, thế roi của đối phương vô cùng kỳ tuyệt, nên không làm sao có thể tránh khỏi được. Do đó, Lữ Lân cảm thấy trên bả vai bị đau buốt, và ngọn roi đã vút trúng thẳng vào người cậu ta.

Chính vì vậy nên Lữ Lân hết sức tức giận, vung ngọn đao thép Miến Điện đang cầm trong tay, dùng thế Nhất Trụ Kình Thiên nhắm ngay ngọn roi ngựa quét tới.

Nhưng người mặc áo đen ngồi trên đầu xe chỉ cần khẽ lắc qua bàn tay cầm ngọn roi, tức thì ngọn roi đã uyển chuyển lách khỏi ngọn đao của Lữ Lân, rồi nhân đà đó, lại cuốn thẳng về phía cổ tay của cậu ta.

Tức thì, Lữ Lân lại cảm thấy cổ tay của mình bị đau buốt, và tự nhiên buông lỏng năm ngón ra, khiến ngọn đao thép bị đánh rơi xuống mặt đất.

Lúc bấy giờ, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi ngọn núi cao, chiếu sáng vằng vặc khắp mọi nơi.

Lữ Lân thấy mình chỉ mới đánh nhau với đối phương qua hai thế võ, là đã bị rơi mất binh khí rồi, nên không khỏi kinh hoàng thất sắc, vội vàng rùn thấp thân người, nhào lộn và lăn thẳng ra ngoài xa một trượng. Chừng ấy, cậu ta đứng phắt dậy, nhắm ngay ngọn đao vừa rơi nhảy tới...

Lữ Lân đã dùng thuật dương đông kích tây, để phỉnh gạt sự chú ý của đối phương, và do đó cậu ta chụp được ngọn đao thép Miến Điện trở vào tay. Nhưng cũng cùng ngay lúc đó, cậu ta cảm thấy trên lưng mình lại bị đau buốt, vội vàng nhào lăn ra xa để tránh.

Song, Lữ Lân sau khi nhào lăn ra độ một trượng, bất thần cảm thấy có một luồng sức mạnh hết sức êm dịu, chặn lấy cả thân người mình lại, không làm thế nào tiếp tục nhào tới trước được.

Bởi thế, Lữ Lân hết sức kinh hoàng, vội vàng đưa mắt nhìn lên, thấy lúc ấy mình đã lăn sát đến bên cạnh ba gã đàn ông có thân hình to lớn.

Ba gã đàn ông ấy ăn mặc hết sức giản dị, đầu đội mão, mình mặc y phục theo lối cổ, sườn đeo trường kiếm lủng lẳng. Chính một người trong bọn họ đã chặn Lữ Lân lại, rồi dùng mũi bàn chân hất vào thân người Lữ Lân một lượt, khiến cậu ta bị hất bay bổng lên, và khi rơi xuống, đứng sững cách xa họ độ ngoài một trượng.

Lúc bấy giờ, Lữ Lân không biết chuyện chi đã xảy ra, mà cũng không biết mình đang gặp số người nào.

Liền đó, cậu ta nghe một trong số ba người ấy, đưa mắt nhìn thẳng vào phía cỗ xe, vòng tay thi lễ nói:

- Chẳng hay trong cỗ xe ấy đang chở cao nhân nào? Vậy ông có thể nói rõ cho biết không? Người mặc áo đen ngồi trước cỗ xe ngựa, từ từ quay mặt nhìn lại, nhưng đôi tròng mắt vẫn cứng đờ không hề lay động. Người ấy sau khi nhìn thẳng vào ba người mới xuất hiện một lúc, bỗng thét lên một tiếng dài, song vẫn không trả lời sao cả. Tiếng thét ấy của hắn ta khiến ai nghe lọt vào tai cũng đều phải rùng mình! Ba người đàn ông to lớn ấy liền nhất loạt đưa chân bước lên một bước, đồng thanh nói:

- Nếu ông không bằng lòng nói rõ, tôi bắt buộc phải mở màn xe, xem qua cho biết!

Lữ Lân đối với ba gã đàn ông cao lớn ấy tuy hoàn toàn chẳng hề được biết, song vì cậu ta cảm kích trước cái đức tương trợ cho mình nên định lên tiếng bảo với họ là trong cỗ xe trống trơn, chứ chẳng hề có ai cả.

Nhưng Lữ Lân chưa kịp nói nên lời bỗng trông thấy tấm màn trên xe được khoát lên, rồi từ phía trong có một người nhảy thẳng ra ngoài.

Bởi thế Lữ Lân không khỏi hết sức ngạc nhiên vì chính cậu ta vừa rời khỏi cỗ xe chẳng bao lâu, thế chẳng hiểu tại sao trong cỗ xe lại có người? Vừa rồi cỗ xe ấy đã truy đuổi theo Lữ Lân đã là một chuyện hết sức lạ lùng, thế mà bây giờ lại có người từ trong mui xe nhảy ra nên lại làm cho cậu ta kinh dị không thể tả.

Khi Lữ Lân định thần nhìn lại thấy người từ trong mui xe nhảy ra, cách ăn mặc theo như người quản gia thái độ hết sức ung dung, diện mục đoan trang, xem ra có vẻ đứng đắn, hoàn toàn khắc hẳn với gã đàn ông mặc áo đen có diện mục hung tợn đang ngồi trước cỗ xe.

Người đàn ông ăn mặc theo lối quản gia ấy vừa bước ra bên ngoài, bèn hướng về ba người thi lễ nói:

- Tôi là Tề Phúc, chẳng hay ba vị muốn gặp chủ nhân tôi để làm gì? Người đàn ông đứng giữa lên tiếng hỏi:

- Chúng tôi đây là ai có lẽ ông đã biết rồi chứ? Tề Phúc mỉm cười đáp:

- Tại hạ rất vui lòng nghiêng tai lắng nghe.

Ba gã đàn ông liền hiện sắc tức giận, người đứng chính giữa gằn giọng nói:

- Ông đã dám ngồi cỗ xe này để đi gây sự khắp nơi, vậy có lẽ gia chủ của ông cũng là người tương đối có danh vọng, thế tại sao lại không nhận ra được chúng tôi? Lữ Lân lúc đầu không hiểu tại sao họ lại lộ vẻ tức giận nhưng sau khi nghe qua câu nói trên, cậu ta mới bừng hiểu ra nguyên nhân. Cậu ta nghĩ rằng: "Ba người đàn ông này chắc chắn là người rất có tên tuổi, nên đinh ninh là Tề Phúc phải biết được mình nhưng khi nghe qua câu nói của Tề Phúc, tỏ ra hắn hoàn toàn không biết họ, nên họ mới tức giận như vậy." Vì nghĩ thế nên Lữ Lân lại chú ý nhìn kỹ về phía ba người, cố tìm hiểu xem họ là ai, và qua một lúc sau, cậu ta không khỏi băn khoăn tự hỏi, chả lẽ ba người đàn ông này chính là Võ Đang Tam Kiếm tức nhóm người tên tuổi vang lừng trong võ lâm đây hay sao? Phái Võ Đang cao thủ quả thực vô cùng đông đảo nhưng nếu xét về trình độ võ công, phải kể Võ Đang Tam Kiếm là số người được ai nấy nhìn nhận là cao cường nhất vì một khi họ ra tay đánh nhau với ai, thì lúc nào cũng liên kết ba thanh trường kiếm rất chặt chẽ không khi nào đối phó đơn độc bao giờ.

Hơn nữa, kiếm thuật của họ đã rèn luyện chính là Thiên, Địa, Nhân, Tam Tài Kiếm Pháp.

Kiếm pháp ấy là thứ kiếm pháp quán tuyệt trong võ học, khét tiếng một thời, nhưng lúc ấy Tề Phúc vẫn mỉm cười nói:

- Tại hạ từ trước đến nay lúc nào cũng theo sát gia chủ bôn ba bốn phương, nên đối với những nhân vật hữu danh trong võ lâm thật ra ít được biết đến, vậy mong ba vị lượng thứ cho.

Cả ba người đàn ông ấy sắc mặt đang tràn đầy nét tức giận, trái lại Tề Phúc vẫn một mực tươi cười. Ba người ấy đồng thanh hừ lên một lượt nhưng im lặng không nói chi cả, chắc họ là những người không quen xưng tên xưng tuổi trước mặt người khác, nên im lặng một lúc lâu bèn lên tiếng nói:

- Nghe đâu có một chiếc hộp gỗ tương quan rất chặt chẽ với cỗ xe ngựa này, vậy ba anh em chúng tôi muốn xem thử chiếc hộp gỗ ấy.

Giọng nói của ba người đàn ông nọ tỏ ra rất ngang bướng nhưng Tề Phúc vẫn điềm nhiên không hề lộ sắc tức giận chi, hắn ôn tồn đáp:

- Ba vị đến thực là không may, vì chiếc hộp gỗ ấy vừa được dùng một số tiền thù lao trọng hậu mướn Lữ Tổng tiêu đầu tại Phi Hổ Tiêu Cục trong thành Nam Xương áp giải đến thành Cô Tô rồi. Do đó hiện giờ nó không có trong cỗ xe này.

Vì sự vệc diễn biến có liên quan đến cha mình nên Lữ Lân lại càng tập trung tinh thần chú ý theo dõi, để tìm hiểu xem đấy là chuyện gì.

Ba gã đàn ông nọ nghe qua liền đồng thanh cất tiếng cười to nói:

- Cái trò của ông có thể phỉnh gạt được người khác, nhưng chắc chắn không thể phỉnh gạt được ba anh em chúng tôi đâu.

Sắc mặt của Tề Phúc thoáng hiện vẻ ngạc nhiên nói:

- Chẳng hay ba vị nói thế là có ý chi? Người đàn ông đứng giữa cất tiếng cười dài nói:

- Các ông rêu rao khắp nơi bảo là chiếc hộp gỗ ấy đã được trao cho Lữ Đằng Không áp tải đi, và như thế tất nhiên đã làm cho cao thủ của các môn phái chú ý đến, ùn ùn bám sát theo Lữ Đằng Không, nhưng trong khi đó thật sự chiếc hộp gỗ vẫn còn ở trong tay các ông, phải thế không? Tề Phúc tươi cười nói:

- Ba vị đều hiểu sai rồi, chiếc hộp gỗ ấy thật sự đã trao cho Lữ Đằng Không và việc đó thì thật sự ai ai cũng được biết.

Ba người đàn ông ấy đồng loạt tràn tới một bước, rồi bất thần nghe ba tiếng rẻng, rẻng, rẻng ngân dài, đồng thời lại thấy có ba ánh thép chớp lên sáng rực. Thế là ba thanh trường kiếm của ba người đã được tuốt ra khỏi vỏ và nhanh như chớp đưa thẳng về phía trước. Tiếp đó thân hình của ba người cũng nhanh nhẹn di động khiến ba thanh trường kiếm chiếu sáng lập lòe, gát tréo nhau thành một cái hình tam giác, vây chặt Tề Phúc vào chính giữa.

Ba người đàn ông ấy ra tay nhanh nhẹn đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi, và thế kiếm của họ tỏ ra quái dị đến cực độ.

Lữ Lân tuy còn nhỏ tuổi, nhưng mẹ của cậu ta là Tây Môn Nhất Nương thuộc hạng có kiếm thuật cao cường trong võ lâm, nên mỗi khi truyền dạy kiếm pháp Điểm Thương cho cậu ta đều có đề cập đến các kiếm pháp của các môn phái khác.

Do đó, Lữ Lân đối với việc nhận xét kiếm pháp hay dở tỏ ra rất sáng suốt và rất chính xác, vì thế khi trông thấy ba người đàn ông ấy vừa vung kiếm lên, Lữ Lân đã biết ngay kiếm pháp của họ có một trình độ thâm sâu đáng sợ.

Ba người đàn ông ấy sau khi vậy chặt được Tề Phúc vào giữa ba thanh trường kiếm, sắc mặt cũng liền sa sầm ngay.

Nhưng Tề Phúc vẫn một mực tươi cười lên tiếng nói:

- Ba vị vậy chặt lấy tại hạ là có ý chi? Ba người đàn ông ấy đều cất tiếng cười nhạt đồng thanh nói:

- Gã họ Tề kia, ngươi thật sự chẳng phải họ Tề đâu, trái lại chính là Tôn Sơn, tức Huyền Hương Đường Đường chủ trong phái Hoa Sơn. Vậy chúng ta có nói sai không? Khi Tề Phúc từ trong xe nhảy ra đến giờ, lúc nào sắc mặt cũng tươi cười, nhưng giờ đây khi nghe qua câu nói của ba người ấy thì sắc mặt không khỏi khẽ biến đổi, nhưng hiện tượng ấy chỉ thoáng hiện qua trong giây lát, y lại giữ vẻ bình tĩnh và ung dung như trước ngay, lên tiếng nói:

- Tại hạ may mắn giữ chức vụ Huyền Hương Đường Đường chủ trong phái Hoa Sơn chỉ trong vòng một ngày liền thoát ly khỏi môn phái ấy ngay, thế mà ba vị vừa nhìn qua là đã nhận ra được ngay tại hạ, thực là đáng khâm phục lắm.

Ba người đàn ông ấy đồng thanh cất tiếng cười to nói:

- Mười hai vị Đường chủ của phái Hoa Sơn có một địa vị khá cao trong võ lâm vậy chẳng hiểu vì lẽ gì hôm nay ông lại hạ mình làm một tên gia nô như thế? Tề Phúc thản nhiên đáp:

- Con người ai có phận nấy, vậy xin ba vị chớ nên tò mò làm gì.

Ba người đàn ông ấy lại đồng thanh cười to nói:

- Ngươi chớ nên giở trò nhằm phỉnh gạt ai nữa, vị chủ nhân của ngươi là ai? Có phải chính là lão già Liệt Hỏa trong phái Hoa Sơn ấy không? Nói mau.

Lữ Lân nghe đến đây đã quả quyết ba người đàn ông ấy chính là Võ Đang Tam Kiếm chứ không còn ai khác, vì chủ nhân của phái Hoa Sơn là Liệt Hỏa Tổ Sư, thuộc loại người có địa vị rất cao trong võ lâm. Thế nhưng qua lời nói của ba người đàn ông ấy, chứng tỏ họ chẳng hề xem Liệt Hỏa Tổ Sư vào đâu cả.

Lúc ấy Tề Phúc đã lên tiếng nói:

- Ba vị lại nói sai nữa rồi, vì gia chủ tuyệt đối chẳng phải là Liệt Hỏa Tổ Sư.

Thì ra người đàn ông đang đứng giữa trong bọn ấy, không ai khác hơn là Mạc Bá Vân, tức người anh cả trong Võ Đang Tam Kiếm.

Trong khi Mạc Bá Vân định lên tiếng hỏi thêm nữa, bỗng thấy Mạc Trọng Phong, tức người em thứ hai trong Võ Đang Tam Kiếm đang đứng ở cạnh phía trái lộ vẻ sốt ruột nói:

- Đại ca chớ nên nói dài dòng với hắn ta làm gì nữa, trong phái Hoa Sơn môn nhân hết sức phức tạp, kẻ giỏi người dở không đều nhau, vậy chúng ta nên trừ quách hắn đi, rồi nói chi thì sẽ tính sau.

Người em thứ ba trong Võ Đang Tam Kiếm là Mạc Quý Vũ cũng lên tiếng nói:

- Phải đấy, hắn ta nào có chủ nhân chi đâu, đây chẳng qua là do hắn giở trò, hơn nữa món vật được cất giấu bên trong chiếc hộp gỗ ấy chắc chắn là chẳng phải vật tầm thường, vậy chúng ta lại để rơi vào tay người khác hay sao? Mạc Bá Vân bèn đưa mắt nhìn về phía hai người em ra hiệu một lượt, gằn giọng nói:

- Ngươi đã nghe rõ hay chưa? Tề Phúc cười lơ đễnh nói:

- Nếu ba vị muốn ra tay đánh nhau thì tại hạ thực chẳng còn biện pháp nào khác hơn, nhưng tại hạ xin nói trước là nếu gây sự đánh nhau bằng võ lực và khi ba vị chịu thiệt thòi to, chừng ấy chớ nên trách tại hạ.

Tề Phúc vừa nói dứt lời, gã đàn ông có diện mạo hung tợn đang ngồi trước cỗ xe bỗng cất giọng lạnh lùng cười to lên khanh khách, tiếng cười của hắn đã nối tiếp theo sau câu nói của Tề Phúc, nên vừa nghe qua mọi người có thể lầm tưởng đó là chính là tiếng cười của chính gã Tề Phúc.

Trong khi tiếng cười của gã đàn ông hung tợn ấy vẫn còn bay lâng lâng giữa bầu trời đen tối, Võ Đang Tam Kiếm đã bắt đầu mở cuộc tấn công, do đó ba thanh trường kiếm chiếu ánh thép chói ngời ấy liền xoay tròn nhanh về phía người của Tề Phúc một lượt. Hành động của họ quá nhanh nhẹn không làm sao tưởng tượng nổi, và sau khi xoay quanh Tề Phúc một vòng cả ba liền đưa chân bước lùi ra xa ngay.

Chừng ấy ai nấy đều trông thấy tại thân trên giữa và dưới của Tề Phúc, mỗi nơi đều có một vết thương to, máu tươi tuôn ra dầm dề.

Nhưng Tề Phúc vẫn đứng điềm nhiên như thường, chẳng có ý muốn phản công trả lại đối phương, vì thật ra dù cho Tề Phúc có muốn chống trả lại vẫn không làm sao có đủ thời gian để phản công trước thế kiếm nhanh nhẹn tuyệt vời của đối phương cả.

Lữ Lân đứng cạnh đấy trông thấy thế trong lòng không khỏi cảm thấy bất bình.

Vừa rồi khi gã đàn ông có diện mạo hung tợn ngồi trước cỗ xe kia đã ra tay đánh thẳng vào người cậu ta mấy roi đau thấu xương tủy, hơn nữa Tề Phúc là người có dính dấp đến vụ sát hại một tiêu sư trong Phi Hổ Tiêu Cục và trong khi đó Võ Đang Tam Kiếm lại có cái ơn giải vây cho cậu ta, thế nhưng cậu ta là người có tính tình ngay thẳng hào hiệp, nên không khi nào lấy tình cảm cá nhân để xét đoán sự việc chung quanh.

Chính vì vậy, khi cậu ta thấy ba người bao vậy đánh một thì trong lòng hết sức bất bình, cậu ta không hề suy nghĩ gì hơn buột miệng quát to lên rằng:

- Ba người mà tính đánh một người vậy còn ra thể thống cái chi nữa? Nếu muốn đánh nhau, một chọi một cho rõ ràng hầu phân định ai cao ai thấp.

Võ Đang Tam Kiếm quay đầu nhìn về phía Lữ Lân, đôi mắt tràn đầy tức giận.

Trong khi đó thì Tề Phúc trái lại, mỉm cười nói:

- Ông bạn nhỏ kia, tôi xin cảm ơn lời nói ngay thẳng và đầy nghĩa khí của ông bạn, nhưng nên nghe theo lời tôi, tránh ra xa khỏi nơi này mau.

Lúc ấy Lữ Lân nhìn thấy thái độ bình thản của Tề Phúc trong lòng hết sức khâm phục, và tin chắc rằng hắn ta chính là một con người vô cùng cứng cỏi, không biết khiếp sợ trước mọi hiểm nguy.

Lữ Lân dù sao hãy còn nhỏ, nên nào có thể biết được vốn dĩ Tề Phúc tỏ ra bình tĩnh như vậy là vì đoán biết trước được nếu mọi việc diễn biến thêm, tất sẽ có lợi cho mình.

Do đó, Lữ Lân lắc đầu đáp rằng:

- Tôi không tránh đi đâu cả.

Tề Phúc thấy thế, nhìn về phía gã đàn ông đang ngồi trước cỗ xe rồi liếc mắt ra hiệu một lượt, tức thì gã đàn ông ấy cất tiếng cười, và bất thần phi thân bay bổng lên không, nhào lộn thân người một vòng bắt đầu từ trên sa thẳng xuống phía mặt đất, nhưng trong khi thân người hắn ta vẫn còn lơ lửng giữa khoảng không đã rút ngọn roi ngựa vung nghe xoạc xoạc quét nhắm về phía Lữ Lân.

Thân pháp của gã đàn ông ấy trông xinh đẹp tuyệt vời, đồng thời thế võ của hắn ta cũng hết sức nhanh nhẹn, quả là chưa từng thấy, chưa từng nghe trong đời.

Lữ Lân vừa rồi đã bị hắn vung roi ngựa đánh đau điếng, nên giờ khi trông thấy hắn ta lại tràn về phía mình vung roi đánh tới, trong lòng không khỏi kinh hãi, vội vàng điểm nhẹ hai bàn chân lên đất rồi nhảy lùi ra xa để tránh.

Trong khi đó tiếng roi rít trong gió nghe vèo vèo và đầu ngọn roi không ngớt cách trước mặt cậu ta độ ba bốn tấc mộc, khiến Lữ Lân phải thối lui liên tiếp hai trượng mới tránh khỏi thế công của đối phương. Chừng ấy gã đàn ông hung tợn mới vọt người nhảy lùi trở ra sau và chỉ qua ba lần vọt lên rơi xuống, thân hình của hắn ta lại nhẹ nhàng rơi trở lại đầu cỗ xe, trông chẳng khác chi một độn khói.

Lữ Lân thở phì ra một hơi dài dựa lưng vào một gốc cây cổ thụ, đứng yên đưa mắt chăm chú nhìn về phía trước, cậu ta trông thấy ba mũi trường kiếm trong tay Võ Đang Tam Kiếm đang chĩa thẳng về người Tề Phúc, nhưng Tề Phúc vẫn đứng bình tĩnh một cách lạ lùng.

Lữ Lân đoán biết được vừa rồi gã đàn ông cao lớn kia sở dĩ tràn tới vung roi tấn công về phía mình, thật sự là chẳng có ý muốn sát hại mình chi cả mà chỉ là tuân theo mệnh lệnh của Tề Phúc đuổi mình ra khỏi vòng chiến của họ mà thôi.

Giờ đây Lữ Lân trông thấy Tề Phúc lại lọt vào vòng vây của ba người đàn ông nọ thì trong lòng vẫn tỏ vẻ hết sức bất bình, do đó khi ngọn roi của đối phương vừa thu trở về, cậu ta lại có ý muốn đưa chân tràn tới trường, nhưng bất thần trong lúc ấy cậu ta đã nghe thấy tiếng đàn vui tai và hết sức du dương nổi lên.

Lữ Lân nghe thế không khỏi giật mình, vì ngay lúc ấy cậu ta đã nghĩ đến cây đàn hết sức quái dị trong cỗ xe ngựa kia, cũng như đã nhớ đến việc vừa rồi mình dùng sức khảy mạnh vào sợi dây đàn to nhất trên chiếc đàn ấy khiến nó ngân lên những âm thanh vang rền làm cậu ta phải kinh hồn khiếp vía.

Giờ đây, Lữ Lân nghe tiếng đàn du dương như từ trên trời cao vọng đến, song vì cậu ta trông thấy chung quanh đấy không còn ai khác hơn nên biết chắc chắn tiếng đàn ấy là từ trong cỗ xe vọng ra chứ không còn đâu nữa.

Căn cứ vào sự thực đó, chứng tỏ ngoài Tề Phúc ở trong xe, còn một người thứ hai chưa lộ diện.

Lữ Lân vừa nghĩ ngợi nhưng cũng vừa đưa mắt chú ý theo dõi mọi việc đang diễn ra trước mắt mình, cậu ta trông thấy tiếng đàn vừa nổi lên thì ba thanh trường kiếm trong tay của Võ Đang Tam Kiếm cũng liền được vung lên sáng ngời, bắt đầu mở cuộc tấn công ngay.

Bởi thế Lữ Lân không khỏi lo ngại cho số phận của Tề Phúc, nhưng khi cậu ta nhìn kỹ lại thì cơ hồ không còn tin vào đôi mắt mình nữa.

Thì ra, lúc bấy giờ không rõ Tề Phúc đã làm cách nào mà thoát được ra khỏi vòng vây của ba thanh trường kiếm và đến ngồi ung dung sát bên cạnh gã đàn ông hung tợn trước đầu cỗ xe.

Bởi thế ba thanh trường kiếm của Võ Đang Tam Kiếm đang múa vun vút, dùng toàn những thế võ cao sâu kỳ tuyệt, song chẳng phải để tấn công vào kẻ địch mà chính là đang cùng đánh nhau giữa bọn người mình.

Lữ Lân là một cậu bé có trình độ nhận xét kiếm thuật, nên nhìn qua những diễn biến của ba người, thấy rõ cả ba đều sử dụng những đường kiếm hiểm hóc nhất, ác độc nhất nhằm sát hại người trước mặt mình chẳng hề nương tay chút nào.

Do đó, Lữ Lân không khỏi cảm thấy hết sức kinh dị, có thể nói sự kinh dị lúc ấy trong lòng cậu ta là một sự kinh dị chưa từng có từ trước đến nay.

Vì Võ Đang Tam Kiếm là ba anh em ruột thịt, hành động lúc nào cũng dính liền với nhau, chẳng khác chi cùng chung một cơ thể, như vậy chắc chắn không khi nào họ tự ra tay tương tàn với nhau như thế cả.

Nhưng giờ đây mọi việc đang diễn ra trước mắt chính là một sự thực hoàn toàn, cả ba người họ đang sử dụng thế kiếm lợi hại nhất để đánh nhau quyết liệt. Do đó ánh thép lóe lên sáng ngời nơi nơi, lưỡi kiếm rít gió nghe vèo vèo, khi lướt sang trái, khi cuốn sang phải, kiếm hoa lên làm hoa cả mắt người chung quanh nên đến hình bóng ba người họ cũng không thể nhìn rõ được nữa.

Đấy quả là một cuộc ác chiến hy hữu trong võ lâm.

Lữ Lân đứng trơ người ra một lúc khá lâu, bỗng nghe tiếng đàn dồn dập hơn, âm thanh sầm sập chẳng khác nào có thiên binh vạn mã đang tiến quân, khiến tâm trạng của Lữ Lân cũng khỏi Chương hộp kinh hoàng.

Cùng một lúc với tiếng đàn dồn dập ấy, ba thanh trường kiếm trong tay Võ Đang Tam Kiếm cũng được sử nhanh hơn, do đó Lữ Lân không khỏi giật mình thầm nghĩ: "Chả lẽ tiếng đàn ấy lại có thể làm cho Võ Đang Tam Kiếm mất hết trí khôn mà hành động điên dại như thế sao?" Nếu sự thực đúng như vậy, tiếng đàn ấy là một thứ võ công chi mà lại có vẻ tà môn đến vậy? Giữa lúc Lữ Lân đang nghĩ ngợi, bỗng nghe một tiếng xoảng ngân dài, tức thì một trong Võ Đang Tam Kiếm đã vuột tay đánh rơi kiếm ra xa, đồng thời vì thế cả bọn ba người cũng dừng tay lại trong phút chốc.

Và trong phút chốc ngắn ngủi ấy, người vừa bị đánh rơi thanh kiếm kia liền nhanh nhẹn thối lui ra sau một bước, trong khi hai người còn lại đã đưa chân dõng dạc bước tràn tới vung thanh trường kiếm sáng ngời lên, rồi kẻ tả người hữu cùng nhắm ngay lồng ngực của người kia đâm thẳng tới.

Thế là gã Mạc Quý Vũ, tức người em thứ ba trong Võ Đang Tam Kiếm, cũng là người vừa vuột mất thanh kiếm ấy đã gào lên một tiếng thảm thiết, khiến ai nghe lọt tai cũng kinh hồn thất sắc, rồi ngã xuống đất chết tốt ngay.

Hai người còn lại sau khi rút thanh trường kiếm ra khỏi xác của Mạc Quý Vũ lại cùng đánh nhau một cách dữ dội, do đó chẳng mấy chốc sau kiếm thế của hai người chậm lại, có lẽ cả hai đã bắt đầu kiệt sức.

Lúc ấy, tiếng đàn dồn dập từ cỗ xe ngựa phát ra ấy cũng im hẳn, rồi cỗ xe ấy bỗng nhanh nhẹn lướt thẳng về phía trước.

Mặc dù tiếng đàn đã im, nhưng hai người trong Võ Đang Tam Kiếm vẫn tiếp tục đánh nhau thêm mấy thế kiếm hiểm hóc nữa và mãi đến lúc cỗ xe ngựa đã lẩn khuất giữa màn đêm thì hai người mới dừng tay lại.

Lúc ấy Lữ Lân tuy đứng cách xa họ, nhưng vẫn có thể trông thấy họ được. Cả hai sau khi dừng tay buông rơi thanh trường kiếm trên đất, vội chạy đến ôm chầm lấy nhau nhưng cũng liền sau đó cả hai bỗng lảo đảo đôi chân, rồi té khụy luôn xuống đất! Lữ Lân biết mọi việc mình chứng kiến hôm nay là một việc vô cùng trọng đại, song cũng vô cùng quái dị chưa từng có trong võ lâm. Do đó, cậu ta vừa thấy hai người đó ngã khụy xuống đất vội vàng chạy bay lại đến nơi.

Khi Lữ Lân đưa mắt nhìn kỹ hai người, thấy ở dưới nách họ đều có một vết thương to, vô cùng nặng, có lẽ vừa rồi qua những thế hiểm hóc sau cùng, cả hai đã gây thương tích cho nhau, nhưng kiếm pháp họ quả tuyệt vời nên Lữ Lân không trông thấy mà thôi.

Khi Lữ Lân phát giác được họ đang bị trọng thương nặng nề thì không khỏi kinh hoàng, đứng sững người như pho tượng.

Giữa lúc đó một người trong bọn họ gắng gượng lên tiếng nói:

- Người... bạn... nhỏ... xin vui lòng báo tin... cho quần hùng của Võ Đang... nói ba chúng tôi...

Người ấy vừa nói đến đây đã trợn to đôi mắt và cả hai đều tắt thở chết tốt.

Lữ Lân trông thấy thế không khỏi cảm thấy kinh hãi, vì cậu ta thấy rằng Võ Đang Tam Kiếm là số người rất có tên tuổi trên võ lâm, thế mà giờ đây lại bị chết đi một cách hết sức mờ ám và nếu chẳng phải chính mình được mục kích mà chỉ nghe người khác nói lại cũng không làm sao dám tin được.

Tuy lời trối trăn cuối cùng trước lúc lâm chung của họ chưa được giãi bày đến nơi đến chốn, nhưng Lữ Lân vẫn đoán biết được ý họ là muốn mình tìm đến quần hùng phái Võ Đang báo tin về cái chết ngày hôm nay của họ.

Lữ Lân đứng bên cạnh xác chết của ba người một lúc thật lâu, thầm nghĩ rằng: "Việc đến phái Võ Đang để báo tin là việc tất nhiên ta phải đi rồi, song giờ đây, ta nào có thể để xác chết của ba người họ phơi mãi giữa rừng hoang như thế này được?" Bởi thế cậu ta bèn dùng ngọn đao Miến Điện moi huyệt để chôn xác chết, song cậu ta vừa mới moi được một cái bỗng nghe tiếng vó ngựa từ xa chạy đến nơi, cứ mỗi lúc một gần và khi tiến sát bên cạnh cậu ta liền dừng đứng yên lại.

Lữ Lân vội quay đầu nhìn về phía ấy, thấy trên lưng ngựa có một gã đàn ông mặc y phục ngắn, hối hả từ trên nhảy xuống rồi chạy bay đến bên cạnh ba xác chết nhìn qua một lượt.

Sau đó gã đàn ông ấy bất thần lao thoắt về phía Lữ Lân nạt to rằng:

- Khá khen cho tên tiểu tặc, tại sao ngươi dám sát hại ba vị sư bá của ta? Cùng một lúc với tiếng quát gã đàn ông ấy đã vung ngọn đại đao lên nhắm ngay đầu Lữ Lân chém vút tới.

Lữ Lân trông thấy thế không khỏi tức giận, nhưng cũng vừa tức cười, cậu ta không thể ngờ được là trong một môn phái to lớn như Võ Đang mà lại có những phần tử ngờ nghệch như thế này, tuy nhiên vì quá cấp bách nên cậu ta cũng nhanh nhẹn vung ngọn đao thép Miến Điện lên, dùng thế Song Phong Thám Vân đỡ thẳng tới.

Thế là sau một tiếng xoảng, hai ngọn đao thép đã va thẳng vào nhau. Ngọn đao trong tay của Lữ Lân là một ngọn đao rèn bằng thép Miến Điện thứ tốt, mặc dù chưa sắc bén đến mức chặt đứt nổi những loại thép thông thường, nhưng nó vẫn vô cùng rắn chắc.

Bởi thế khi hai ngọn đao va vào nhau, thì chẳng những gã đàn ông nọ bị hất lùi ra sau ba bước, mà lưỡi đao của hắn ta cũng bị thanh đao của Lữ Lân chém mẻ đi một miếng to.

Gã ấy không khỏi kinh hoàng, thối lui liên tiếp đến sát bên cạnh con ngựa, rồi nạt to rằng:

- Tiểu tặc ngươi danh hiệu là chi thế? Lữ Lân đáp:

- Tôi họ Lữ, tên chỉ có một chữ Lân.

Gã đàn ông ấy tỏ ra ngơ ngác trong giây lát, vì hai tiếng Lữ Lân thật ra trong giới giang hồ chẳng ai biết tới. Do đó, hắn ta lại lên tiếng hỏi:

- Thế phụ thân của ngươi tên gọi là gì? Lữ Lân thẳng thắn đáp:

- Gia phụ là Phi Hổ Lữ Đằng Không.

Gã đàn ông ấy quát to một tiếng, rồi phi thân vọt thẳng lên lưng ngựa nói:

- Thì ra lão tặc đã sát hại ba vị sư bá của ta.

Câu nói chưa dứt, hắn đã giật mạnh cương ngựa, khiến con tuấn mã liền co bốn vó chạy bay về phía trước.

Lữ Lân trông thấy thế không khỏi giật mình, nghĩ rằng: "Nếu việc này không giãi bày cho minh bạch thì phụ thân mình và phái Võ Đang tất sẽ sinh mối oán thù và sẽ không biết đến chừng nào mới thanh toán được." Do đó Lữ Lân hối hả điểm mạnh đôi chân xuống đất, rồi vọt người truy đuổi theo thật gấp, cậu ta nhanh nhẹn thò tay ra nắm lấy đuôi ngựa, kêu to rằng:

- Võ Đang Tam Kiếm vừa rồi đã tự tàn sát lẫn nhau mà thiệt mạng.

Nhưng người ngồi trên lưng ngựa đã nhanh nhẹn quay đao lại chặt xuống nghe một tiếng roạt, khiến đuôi ngựa bị chặt đứt lìa.

Lữ Lân vốn đang nắm chặt đuôi ngựa của đối phương nên khi đuôi ngựa vừa bị chặt đứt và con ngựa phi nhanh về phía trước thì không khỏi té đánh bịch xuống đất một cách đau điếng.

Trong khi đó người ngồi trên lưng ngựa to tiếng:

- Ngươi chớ nên nói bá láp, ngươi hãy bảo Lữ lão tặc đợi yên đấy mà chờ các cao thủ Võ Đang rồi đây sẽ tự tìm đến lão ta.

Lữ Lân mặc dù bị té xuống đất, nhưng nhờ cậu ta lanh lợi nên đã kịp thời nhảy vụt trở lên, song khi ấy con ngựa đã chạy bay đi thật xa rồi, không làm sao đuổi theo kịp nữa.

Lữ Lân biết gã đàn ông ấy gọi Võ Đang Tam Kiếm là sư bá, tất võ công rất tầm thường, vì chắc chắn y là lớp tiểu bối trong phái Võ Đang mà thôi. Nhưng nếu hắn vuột đi khỏi nơi này, từ đây về sau sẽ có lắm chuyện rắc rối xảy ra.

Bởi vậy cậu ta không khỏi thầm hối hận về chỗ vừa rồi mình mới gặp đối phương lần đầu mà đã nói rõ lai lịch của mình và cha cho đối phương nghe.

Lữ Lân đứng ngây người ra một lúc, rồi mới quay lại hối hả đào huyệt chôn cất Võ Đang Tam Kiếm thực chu đáo. Cậu ta nghĩ rằng: "Việc cấp bách nhất là phải trở về nhà, để nói lại mọi việc đã xảy ra cho cha mẹ mẹ nghe, rồi sẽ định cách đối phó sau." Lúc bấy giờ đêm đã khuya, nhưng Lữ Lân vẫn không ngại đường xá nguy hiểm, nhắm hướng thành Nam Xương chạy bay đi.

Cậu ta chạy chẳng được bao lâu, bất thần trông thấy ở phía trước mặt có bóng người đứng lố nhố chắn ngang giữa đường, nhưng những bóng người ấy trước sau vẫn im lặng và không hề nhúc nhích.

Suốt nửa đêm qua cậu ta đã gặp bao nhiêu chuyện lạ lùng xảy đến với mình, thế mà giờ đây không ngờ lại gặp thêm chuyện rắc rối nữa, do đó khi vừa trông thấy bóng người lố nhố giữa màn đêm, cậu ta không khỏi giật mình kinh hãi. Nhưng vì sức lướt của cậu ta quá nhanh nên chỉ trong chớp mắt sau là đã lướt sát đến bên cạnh số người ấy rồi.

Giữa lúc Lữ Lân định lướt mắt nhìn lên để xem cho kỹ đấy là số người nào, bỗng những bóng đen ấy hối hả tránh ra hai bên vệ đường, đồng thời lại nghe có tiếng rơi rào rào, như có vật chi sa từ trên cao xuống ngay đầu cậu ta...

Lữ Lân biết nguy, nên vội vàng rút thanh đao thép Miến Điện ra vung lên đỡ, nhưng cậu ta cảm thấy ngọn đao lướt đi nhẹ nhàng như chẳng hề đụng phải vật chi, cho nên lại càng kinh hãi hơn.

Và ngay lúc ấy thì cậu ta đã cảm thấy đôi mắt tối sầm lại vì tựa hồ đã bị một vật chi trùm kín cả đầu lẫn người.

Bởi thế Lữ Lân buột miệng kêu rằng:

- Bằng hữu ở phương nào mà lại ra tay ám toán tại hạ như thế? Tiếng kêu của cậu ta vừa dứt, liền nghe khắp tám phương bốn hướng có giọng cười âm u lạnh lùng không ngớt nối tiếp nhau nổi lên, giữa những tiếng cười ấy tựa hồ có lẫn những tiếng khóc ai oán, nghe thực ghê rợn. Tiếp đó cậu ta lại nghe có người lên tiếng nói rằng:

- Chừng về đến nơi ngươi sẽ biết, giờ đây ngươi sốt ruột làm gì? Lữ Lân cảm thấy hết sức tức giận, nhưng vì lúc ấy cậu ta cảm thấy khắp người mình như có một vật chi trùm kín lấy, tựa hồ đấy là một mảnh lưới dùng để lưới cá, nên vội vàng cố sức giãy giụa. Nhưng chỉ mới giãy được mấy lượt, cậu ta lại cảm thấy dưới nách tê buốt và huyệt đạo đã bị đối phương khóa cứng rồi.

Tiếp đó, Lữ Lân lại nghe có tiếng người nói:

- Thằng bé này đã lọt vào tay chúng mình thì còn sợ chi ông già nó không mang chiếc hộp gỗ ấy ra để đánh đổi.

Câu nói vừa dứt lại nghe có tiếng người khác nói tiếp rằng:

- Đấy là lẽ tất nhiên, nhưng theo ý kiến của Giáo chủ thì tốt nhất mình nên mang nó về Quỷ Cung ở Bắc Mang Sơn đã, rồi muốn tính sao thì tính.

Câu nói ấy vừa dứt, nghe có nhiều người đồng thanh nói:

- Phải đấy.

Tức thời, Lữ Lân cảm thấy thân người mình đã bị một gã đàn ông lực lưỡng kẹp lên, rồi chạy bay về phía trước. Cậu ta mở mắt nhìn ra, thấy đâu đâu cũng tối đen, không làm sao nhận được phương hướng và cũng không làm sao nhận được người đang kẹp mình lướt đi là kẻ có diện mạo như thế nào.

Nhưng Lữ Lân sau khi được nghe ba tiếng Bắc Mang Sơn, trong lòng không khỏi giật mình vì Bắc Mang Sơn chính là nơi cư trú của Quỷ Thánh Thạnh Linh, một nhân vật số một số hai trong tà phái.

Qua một lúc khá lâu, Lữ Lân lại mở mắt nhìn, trông thấy bên ngoài đã trở thành màu sáng, chứng tỏ trời đã bắt đầu sáng. Cậu ta cố sức vận chuyển chân lực nhưng vẫn không làm sao tự giải trừ huyệt đạo cho được, do đó cậu ta chỉ còn cách nằm yên nghe theo số mệnh mà thôi.

Suốt ngày hôm ấy, Lữ Lân bị đối phương kẹp cứng tiếp tục chạy bay về phía trước.

Đến tối, bọn chúng vẫn tiếp tục hành trình, nhưng bỗng có một người lên tiếng nói:

- Chớ để thằng bé ấy chết vì đói, vậy chúng ta nên giải trừ huyệt đạo cho nó đi.

Một người khác đáp:

- Hãy yên lòng, với số người đông như thiên la địa võng chúng ta chắc chắn dù cho có giải trừ huyệt đạo nó cũng không làm sao trốn thoát được đâu.

Lữ Lân nghe thế không khỏi thầm vui mừng và liền đó cảm thấy có người vỗ mạnh vào lưng mình, tức thì cả thân người cậu ta liền nhẹ nhõm, tứ chi liền cử động lại như thường.

Do đó, Lữ Lân vội vàng vung hai cánh tay lên, nhưng vẫn không làm thế nào thoát được mảnh lưới đang trùm kín thân hình.

Bỗng cậu ta nghe có người lên tiếng nói:

- Thằng bé ngươi chớ nên giãy giụa, vì làm thế chỉ tự tìm cái khổ cho mình mà thôi! Lữ Lân cảm thấy không còn hy vọng nào để thoát thân được, nên chỉ mỉm cười đau đớn, nằm yên nghe theo số mệnh.

Cậu ta thầm nghĩ bụng rằng: "Đây chắc chắn là họa chớ không phải là phúc, mà đã là họa rồi thì không làm sao trốn cho thoát được. Vậy ta cứ nằm yên để chờ xem bọn chúng mang ta đến đâu cho biết." Chẳng mấy chốc sau, Lữ Lân cảm thấy có người nhét vào cho mình một mớ lương khô, nên vội vàng chụp lấy và ăn ngấu nghiến vì cậu ta đã quá đói bụng rồi, và sau đó cậu ta liền nằm yên ngủ một giấc dài suốt cả đêm.

Qua ngày thứ hai, khi Lữ Lân vừa cảm thấy khát nước liền được đối phương nhúng người mình vào một dòng nước trong nên há miệng ra uống một bụng no cứng. Sau đó, Lữ Lân vẫn thấy đối phương tiếp tục đưa mình đi tới, khi mở mắt nhìn ra thấy chung quanh màu xám cậu ta biết là ban ngày và khi thấy đâu đâu cũng tối như mực biết đấy là ban đêm mà thôi.

Cuộc hành trình ấy kéo dài đến bốn ngày liền.

Qua ngày thứ tư, Lữ Lân vẫn không biết đối phương đã thay đổi người nào mang mình đi và cũng không hiểu họ mang mình đi về đâu cả. Suốt bốn ngày liền cậu ta bị đối phương nhốt kín trong một túi vải, nên có cảm giác là mình hoàn toàn cách biệt thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, Lữ Lân biết chẳng phải chỉ có một người mang mình vượt qua hành trình dài như vậy, trái lại số người ấy đã chuyền tay nhau đưa cậu ta đi. Nhưng giữa bọn họ chẳng hề nói chuyện chi với nhau nên Lữ Lân không thể nào tìm hiểu được một tí manh mối về họ.

Suốt bốn ngày liền, Lữ Lân chỉ đoán biết được là đối phương mang mình đi thực xa, có lúc cậu ta nghe tiếng bánh xe lăn ầm ầm, thân hình lắc lư tựa hồ như bọn chúng đã dùng xe để chuyên chở mình, song có lúc cậu ta lại nghe có tiếng vó ngựa lộc cộc và lại cảm thấy mình như đang bị đối phương để nằm yên trên yên ngựa. Trái lại, cũng có lúc cậu ta cảm thấy thân người mình được nằm yên trên một vật chi rất vững vàng, thỉnh thoảng lại lắc lư, chứng tỏ đối phương đang chuyên chở mình bằng thuyền.

Nhưng đặc biệt là ngày cuối cùng, Lữ Lân luôn cảm thấy thân người mình luôn luôn chao động, tựa như đối phương đang kẹp cậu ta đi trên con đường núi hết sức gồ ghề.

Lúc ấy Lữ Lân hoàn toàn không còn ý nghĩ tìm cách thoát thân nữa, mà chỉ nhắm mắt đánh liều cho số mạng mà thôi.

Mãi đến tối ngày thứ tư, Lữ Lân bỗng thấy đối phương dừng yên lại không tiến tới nữa, đồng thời sát bên tai cậu ta lại nghe có tiếng gió thổi ào ào và tiếng gió ấy có vẻ hết sức lạnh lùng và buồn thảm.

Do đó, Lữ Lân thấy rằng có lẽ nơi đó chính là một vùng đất heo hút gió, vì nếu chẳng phải thế thì tiếng gió đâu lại nghe thảm não đến mức đó.

Lữ Lân trong lòng đang phập phồng lo sợ là mình sẽ lại gặp biến cố chi khác xảy ra nữa chăng, nên nằm yên lắng tai nghe không hề dám nhúc nhích.

Tiếp đó cậu ta bỗng thấy thoáng trước mặt mình có một vầng ánh sáng lóe lên, ánh sáng ấy chẳng phải có màu xám mông lung như ánh sáng giữa ban ngày mà trái lại có màu vàng nhợt nhạt, xem như là một bó đuốc.

Lữ Lân tuy trông thấy trước mặt mình đã có ánh sáng hiện lên, nhưng cậu ta vẫn không làm sao nhìn rõ được cảnh vật chung quanh.

Chẳng mấy chốc sau cậu ta nghe thấy tiếng sắt thép chạm nhau thực to, tựa hồ có một quả búa lớn đang nện thẳng vào một cái chuông nghe boong boong, âm thanh ấy làm cho ai nghe lọt vào tai cũng không khỏi phập phồng kinh hãi.

Lữ Lân không hiểu chuyện chi xảy ra và cũng không biết việc ấy ảnh hưởng chi đến bản thân, do đó cậu ta chỉ còn cách nằm yên lắng nghe và chờ đợi mọi biến cố mà thôi.

Lại trải qua một lúc lâu Lữ Lân bỗng nghe có tiếng kêu kèn kẹt nổi lên liên tiếp rồi cậu ta lại cảm thấy thân người hình như được nhấc bổng lên cao bước tới mấy bước. Và trước mắt cậu ta vẫn đen tối mịt mù rồi nghe như có tiếng gió lạnh thổi vi vu khắp châu thân làm cho cậu ta không khỏi rùng mình mấy lượt.

Sau khi đối phương nhấc bổng cậu ta bước về phía trước chẳng bao lâu bỗng cậu ta nghe một tiếng ho rất lạ lùng lọt vào tai.

Lúc ấy Lữ Lân có cảm giác là chung quanh mình khung cảnh hết sức âm u lạnh lùng, tựa hồ như đối phương đưa mình vào một sơn động tối tăm ẩm thấp, thế mà bỗng nhiên cậu ta lại nghe có tiếng người ho nên không khỏi có một cảm giác sợ hãi khó tả.

Vì tiếng ho ấy chẳng những lạnh lùng đến khiến người nghe phải rùng mình rởn óc, mà có vẻ trống rỗng vô vị không thể tả, chính vì vậy đã khiến cho Lữ Lân bất giác rùng mình mấy lượt.

Kế đó, Lữ Lân bỗng lại thấy như thân người mình bị đối phương bỏ yên xuống đất và phía da mặt tiếp xúc với mặt đất, thấy lành lạnh như chạm trúng vào giá băng.

Kế đó Lữ Lân nghe thấy tiếng bước chân đi thực khẽ, rồi sau đó chung quanh lại im phăng phắc, bởi thế Lữ Lân đoán biết hiện giờ chỉ còn một mình mình ở tại đó mà thôi. Và khi cậu ta nghĩ tới đó, trong lòng không khỏi tràn ngập sự sợ hãi.

Lữ Lân tuy còn nhỏ tuổi nhưng bình nhật thường được cha mẹ kể lại những chuyện về các bậc anh hùng hào kiệt trong võ lâm, thêm nữa hàng ngày cậu ta luơn tiếp xúc với những người làm việc tại Phi Hổ Tiêu Cục, tức những nhân vật thuộc hàng cao thủ võ lâm nên ý nghĩ rất cứng cỏi, lòng dạ vô cùng can đảm, khác những đứa trẻ tầm thường.

Chỉ căn cứ vào việc Lữ Lân dám mang thanh đao Miến Điện rời khỏi tiêu cục để tìm hung thủ sát hại Tần tiêu đầu thì cũng đủ thấy lòng can đảm và ý chí cứng cỏi của cậu ta.

Vì thế nên suốt mấy ngày hôm nay mặc dù cậu ta đã gặp bao nhiêu biến cố hãi hùng, lọt vào tay của kẻ địch nhưng không lúc nào cậu ta tỏ ra khiếp sợ cả.

Thế nhưng giờ đây Lữ Lân lại có cảm giác sợ hãi.

Tiếng ho lạnh lùng và cả tiếng trống rỗng vừa rồi cũng như cảm giác cho rằng xung quanh đây là một nơi tối đen ẩm thấp chính là nguyên nhân đã làm cho Lữ Lân phải sợ hãi.

Cậu ta thậm chí có ý nghĩ chẳng lẽ mình đã chết thật rồi hay sao, nơi này chắc là âm ty địa phủ đây chăng? Cảm giác sợ hãi ấy mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn của Lữ Lân mạnh mẽ hơn, nên cậu ta không thể nằm yên được nữa, trái lại cậu ta cố ngoi người đứng thẳng lên.

Lúc bấy giờ Lữ Lân vẫn đang bị đối phương trùm kín thân người bằng một chiếc túi vải, song chẳng hề bị khóa cứng huyệt đạo nên cậu ta vẫn có thể cử động dễ dàng.

Bởi thế Lữ Lân vừa đứng thẳng thân người lên, bỗng thấy chiếc túi vải trùm kín thân người mình tự nhiên tuột xuống mặt đất.

Tức thì Lữ Lân đưa chân bước tới một bước là đã ra khỏi chiếc túi vải ấy thật dễ dàng, đứng trước hiện tượng đó Lữ Lân không khỏi cảm thấy vô cùng quái dị và vô cùng mừng rỡ.

Cậu ta sở dĩ cảm thấy quái dị bởi vì không hiểu số người đã đưa mình đến đây tại sao lại bỏ rơi mình lại nơi này đi đâu mất hết cả, đồng thời cậu ta cảm thấy vui mừng vì cho rằng mình thoát khỏi chiếc túi vải này, sẽ khôi phục lại sự tự do cá nhân hay ít nhất cũng có thể tự tìm hiểu được nơi đây là nơi nào.

Bởi thế cậu ta cố trấn tĩnh tinh thần, đưa tay sờ vào sườn, tuốt lấy ngọn đao thép Miến Điện siết chặt giữa lòng bàn tay, quét mắt nhìn khắp bốn bên quan sát, nhưng cậu ta chỉ cảm thấy gió lạnh đang từ phía ngoài thổi nhẹ nhàng tới khiến khắp châu thân đều bị giá rét, tựa hồ đang đứng giữa một vùng tuyết băng mà thôi.

Ngoài ra, khắp bốn bên đâu đâu cũng tối đen như mực, không còn trông thấy một vật chi nữa cả.

Lữ Lân bèn cất tiếng gọi to lên mấy lượt để tự trấn tĩnh tinh thần, và cũng dựa vào đó để củng cố thêm lòng can đảm của mình. Song cậu ta chỉ nghe thấy tiếng Chương âm vọng về không ngớt, chứng tỏ nơi cậu ta đang đứng chính là một sơn động trống không.

Qua một lúc khá lâu sau, đôi mắt của Lữ Lân cũng quen dần với bóng tối nên có thể nhìn thấy mập mờ cảnh vật gần chung quanh, do đó sau khi cậu ta quay người nhìn kỹ về phía sau, mồ hôi lạnh bất giác toát ra khắp cả người, khiến toàn thân đều cứng đờ, cơ hồ không còn nhúc nhích được nữa.

Thì ra lúc ấy Lữ Lân trông thấy khắp bốn bên đều có bóng người đứng sừng sững, dày đặc cao thấp không đều nhau và cách mình cũng chẳng bao xa.

Lữ Lân vốn đinh ninh nơi mình đang đứng chính là một cái sơn động trống không, ngoài mình ra không còn ai nữa, nên vừa rồi cậu ta mới sợ hãi như vậy.

Nhưng giờ đây khi phát giác được khắp chung quanh mình lại còn có vô số người đang đứng sững, im lặng không nói một tiếng, mà cũng không hề cử động, cậu ta lại còn sợ hãi hơn gấp trăm ngàn lần.

Bởi thế khắp cả người của Lữ Lân bỗng nóng ran lên, đôi tay mềm nhũn khiến cậu ta có cảm giác thanh đao thép Miến Điện tựa hồ nặng đến hàng ngàn cân, không làm thế nào cầm vững trong tay được nữa. Đồng thời quả tim cậu ta cũng nhảy dồn dập, cơ hồ sắp tung khỏi lồng ngực thoát ra ngoài.

Qua một lúc sau, Lữ Lân mới từ từ trấn tĩnh lại được, cậu ta bất thần quát to một tiếng, rồi vung mạnh ngọn đao thép Miến Điện trong tay ra, dùng thế Hoành Phong Tà Vũ, trước tiên quét ngang, rồi sau đó lại chém xéo về bóng người đứng gần nhất.

Ngọn đao thép Miến Điện của Lữ Lân có hình dáng hoàn toàn giống ngọn Tử Kim Đao của Lữ Đằng Không, song chỉ có điều nhỏ hơn một tí mà thôi. Hơn nữa đao pháp của cậu ta được sự chân truyền của người cha già mình, trình độ rất đáng kể nên đường đao đánh ra chẳng những vô cùng nhanh nhẹn mà còn vô cùng chuẩn xác.

Bởi thế nên thế đao Lữ Lân vừa chém ra là đã lướt sát tới trước mặt của bóng người ấy rồi.

Nhưng chẳng hiểu vì cớ gì bóng người ấy vẫn đứng trơ trơ, không hề nhúc nhích và tựa hồ không có ý định lách tránh.

Thế là chỉ trong một nháy mắt, Lữ Lân liền nghe một tiếng xoảng vang lên, vì ngọn đao thép Miến Điện trong tay cậu ta đã chém trúng thẳng vào bóng người ấy rồi.

Tiếp liền theo tiếng xoảng ấy, Lữ Lân lại trông thấy một chuỗi lửa lóe lên sáng ngời, tuy những đốm lửa ấy rất bé nhỏ, nhưng giữa khung cảnh tối tăm mịt mờ này nó cũng có thể soi sáng cảnh vật xung quanh.

Lữ Lân nhờ ánh sáng bé nhỏ ấy đã trông thấy bóng người đang đứng trước mặt, nên đôi tay mềm nhũn bất giác buông rơi ngọn đao thép nghe loảng xoảng, rồi té khụy luôn xuống đất.

Cậu ta đưa hai tay lên bụm mặt, gào to lên rằng:

- Cha ơi! Má ơi.

Tiếp đó, Lữ Lân hối hả đứng lên, thối lui ra sau liên tiếp mấy bước dài. Nhưng cũng liền ngay lúc ấy, cậu ta đã đụng thẳng vào một bóng người cạnh đấy, nên lại hối hả quay phắt người lại, đưa hai tay sờ soạng để tìm lấy ngọn đao thép Miến Điện vừa đánh rơi.

Do đó, Lữ Lân đã tìm lại được ngọn đao của mình, siết chặt vào tay, song lúc ấy cậu ta hoàn toàn không đủ can đảm để đứng thẳng người lên nữa.

Thì ra Lữ Lân vừa rồi vung ngọn đao thép chém thẳng trúng vào bóng đen gần mình nhất và khi ánh lửa lóe lên để cậu ta thấy rõ được diện mạo của đối phương, cậu ta không khỏi hết sức kinh hoàng.

Nhưng sau đó cậu ta nghĩ lại, thấy lưỡi đao của mình khi chạm trúng vào người đối phương lại lóe lửa đỏ lên như vậy, tất con người ấy không phải bằng xương bằng thịt, vì chỉ khi nào lưỡi đao chạm vào đá mới có hiện tượng bắn lửa như thế mà thôi.

Bởi thế chứng tỏ bóng người mà cậu ta vừa chém trúng chính là hình nhân bằng đá chứ không phải một con người thật sự. Do đó bao nhiêu sự sợ hãi của cậu ta liền tiêu tan cả đi.

Song, qua ánh lửa lóe lên vừa rồi, Lữ Lân đã thật sự trông thấy khuôn mặt người ấy hết sức khủng khiếp, dù là trong một cơn ác mộng cậu ta cũng chưa từng thấy được một khuôn mặt khủng khiếp đến mức ấy bao giờ.

Khuôn mặt của bóng người ấy hoàn toàn không giống một khuôn mặt do sắt đá chạm nên, mà rõ ràng là một khuôn mặt bằng da bằng thịt.

Hơn nữa, nếu hỏi khuôn mặt ấy đáng kinh khiếp đến mức nào, nhất thời dù là ai cũng không nói rõ ra được cả, chính vì thế nên khuôn mặt ấy càng dễ khiến cho người nhìn phải bắt rùng mình rởn óc. Vì nó tái nhợt đến mức không thể tưởng tượng, lại hoàn toàn không có một tí tình cảm, lạnh lùng như gỗ đá.

Một khuôn mặt như thế, dù cho ở giữa ban ngày nơi một khu chợ náo nhiệt, mà thoạt mới nhìn qua người ta cũng không khỏi phải kinh hoàng thất sắc, phương chi nó lại ở trong một khung cảnh hoang vu vắng vẻ như thế này.

Lữ Lân sau khi siết chặt ngọn đao thép Miến Điện vào tay, vẫn đứng trơ người ra, không biết hành động sao cho phải...

Giữa lúc ấy, bỗng nhiên cậu ta lại nghe có tiếng cười khanh khách, hết sức lạnh lùng, từ bốn phương tám hướng vọng đến.

Tiếng cười ấy thực không thể đoán đích xác nó từ đâu phát ra, mới nghe qua như từ xa vọng đến, nhưng nếu quay đầu nhìn lại, tựa hồ từ cửa miệng tái nhợt của khuôn mặt ghê rợn ấy phát ra.

Bởi thế Lữ Lân không khỏi hết sức kinh hoàng và qua một lúc khá lâu, cậu ta buột miệng kêu lên được bốn tiếng:

- Ông... là ai thế? Câu hỏi của Lữ Lân vừa dứt, tiếng cười lạnh lùng và hết sức trống trải ấy bỗng dưng im phắt lại, đồng thời Lữ Lân như thấy trước mặt mình bừng sáng lên.

Lúc bấy giờ, Lữ Lân biết mọi việc mình đang mục kích là những việc vô cùng quái dị và nếu sau này mình thoát khỏi được vòng nguy hiểm, đem kể lại cho người chung quanh nghe, chắc chắn cũng không ai sẽ chịu tin lời bao giờ.

Hơn nữa, Lữ Lân cũng tự biết hiện nay chắc chắn không ai ra tay cứu nguy cho mình được, mà chỉ còn trông mong ở sự cố gắng tự giải cứu của chính mình mà thôi, do đó Lữ Lân cố trấn tĩnh tinh thần, ngửa mặt nhìn thẳng lên để quan sát cho thực kỹ khung cảnh trước mắt.

Nhưng khi cậu ta đưa mắt nhìn kỹ thì lại càng kinh ngạc hơn.

Thì ra, cách xa về phía trước mặt Lữ Lân độ năm sáu trượng, lúc ấy có một ngọn đèn sáng, không ngớt chập chờn lưng lửng giữa khoảng không. Ngọn đèn ấy có một màu xanh lục, trông chẳng khác chi một ngọn đèn ma nên làm khung cảnh đen tối bên trong sơn động lại càng có vẻ âm u đáng sợ hơn.

Song, dù cho ngọn đèn ấy có màu chi đi nữa, nó vẫn là một ngọn đèn sáng, do đó cảnh vật chung quanh đã có thể thấy rõ ràng. Vì vậy Lữ Lân nhận định được nơi mình đang đứng là đâu.

Quả nhiên, cậu ta thấy nơi ấy chính là một cái sơn động to lớn, bốn bên vách đá phản chiếu ánh sáng màu xanh lục, nên trở thành lóng lánh, song khắp nơi đều hoàn toàn trống không.

Những bóng đen lố nhố đông đặc đã làm cho Lữ Lân toát mồ hôi lạnh vừa rồi, cũng như khuôn mặt vô cùng khủng khiếp mãi mãi in trong tâm trí cậu ta khi nãy giờ đây, tự nhiên đã biến mất đi đâu cả.

Do đó, Lữ Lân không khỏi hoài nghi những hiện tượng khi nãy, rất có thể chỉ là ảo giác của mình mà thôi.

Nhưng cậu ta lại tự thấy rằng tất cả mọi việc mà mình được mục kích hoàn toàn là sự thực, chứ không phải ảo giác vì những hiện tượng ấy đã lưu lại trong tâm não cậu ta một ấn tượng thực sâu sắc, nếu là ảo giác chắc chắn không khi nào nó có thể lưu lại cho cậu ta một ấn tượng sâu sắc đến vậy.

Lữ Lân lại cố trấn tĩnh tinh thần, và nghĩ đến trong sơn động này nếu có người nào ho và kế đó lại nghe có tiếng người cười, tất nhiên là phải có người ở. Vậy chẳng cần biết kẻ ấy là ai, nếu giờ cậu ta tỏ ra khiếp sợ chẳng hóa ra làm trò cười cho đối phương hay sao? Chính vì nghĩ thế nên Lữ Lân cảm thấy bạo dạn hơn, to tiếng nói:

- Nơi đây là nơi nào? Các ông mang tôi đến đây là có ý chi? Mau thả tôi ra ngay.

Lữ Lân đã lặp đi lặp lại mấy lượt câu nói của mình, nhưng liền đó tiếng cười khanh khách lạnh lùng lại nổi lên liên tiếp, đồng thời ngọn đèn màu xanh lục âm u kia cũng nhảy múa chập chờn như càng nhanh nhẹn hơn.

Lữ Lân trông thấy ngọn đèn ấy có thể bay lơ lửng chập chờn giữa khoảng không, đã là hết sức quái dị, thế mà giờ đây nó bất thần nhảy múa càng lúc càng nhanh hơn, trong lòng cậu ta lại càng kinh hãi.

Qua một lúc sau, chuỗi cười lạnh lùng ấy bỗng im hẳn rồi nghe thấy một giọng nói hết sức trống rỗng, rằng:

- Ngươi có phải là Lữ Lân không? Khi tiếng nói ấy vừa vang lên, ngọn đèn màu xanh lục trước mặt nhảy múa càng thêm nhanh nhẹn hơn nữa.

Lữ Lân nhờ ánh sáng ngọn đèn, cậu ta đưa mắt chú ý nhìn kỹ khắp trong sơn động, nhưng thấy đâu đó vẫn trống trơn, hoàn toàn không có một bóng người nào cả.

Hơn nữa, theo sự nhận xét của Lữ Lân tiếng nói ấy đã phát ra từ ngọn đèn xanh lục trước mặt mình.

Nếu bảo ngọn đèn mà có thể nói chuyện được, thực là một việc quá hoang đường, nhưng vì Lữ Lân đã mục kích bao nhiêu chuyện quái đản không thể tưởng tượng, nên đối với việc ấy cậu ta vẫn không cảm thấy lạ lùng chi cả.

Bởi thế cậu ta bèn ưỡn ngực đứng thẳng lên nói:

- Đúng thế, tôi là Lữ Lân. Ông là ai thế? Giọng nói ấy lại cất tiếng cười lạnh lùng nói:

- Ta là ai chẳng phải ngươi đã trông thấy rồi hay sao? Vậy hà tất ngươi phải hỏi nhiều như thế? Lữ Lân chú ý nhận xét thật tỉ mỉ phương hướng của giọng nói ấy, nhưng vẫn không làm thế nào xác định được nó từ đâu phát ra.

Song qua ngụ ý của câu nói, tựa hồ đối phương tự nhận mình chính là ngọn đèn chập chờn kia, bởi thế Lữ Lân tức giận nói:

- Ông giả quỷ giả thần như thế là có mục đích gì? Giọng nói ấy cất to tiếng cười ha hả nói:

- Lữ Lân người biết biết tính mạng của ngươi hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay ta không? Lữ Lân to tiếng đáp:

- Khéo nói bá láp, tại sao không lộ mặt để so tài với tôi? Giọng nói ấy liền đáp:

- Võ công của ta đã tiến tới mức xuất quỷ nhập thần, ngay đến việc ta ở đâu ngươi cũng không thể nào biết được, đồng thời vừa rồi ta đã hóa thân ra thành trăm ngàn bóng người rồi lại biến đi trong thoáng chốc, vậy ngươi thử nghĩ ngươi có thể đối địch nổi với ta hay không? Lữ Lân tuy tuổi còn nhỏ, nhưng không để cho kẻ khác phỉnh gạt được mình như bao nhiêu cậu bé khác, do đó lúc bấy giờ cậu ta đoán biết võ công đối phương quả cao cường đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi, nhưng cậu ta lại biết rằng câu nói: "hóa thân làm trăm bóng người" ấy, chính là một câu nói dối đầy xảo trá, chẳng làm thế nào tin được.

Bởi thế Lữ Lân bèn cất tiếng cười nhạt nói:

- Ông chớ nên khoác lác một cách lớn lối, tôi không khi nào tin là có như vậy đâu.

Giọng nói ấy dừng lại trong giây lát, rồi lại lên tiếng tiếp rằng:

- Ta hỏi ngươi, chẳng hay ngươi có muốn ra khỏi sơn động này để trở về đoàn tụ với cha mẹ ngươi không? Lữ Lân nói:

- Lẽ tất nhiên là tôi muốn, ông hãy mau thả tôi ra.

Giọng nói ấy lại tiếp:

- Đâu lại dễ dàng như thế được? Trước tiên ngươi hãy bằng lòng hứa với ta một việc, ta mới chịu thả ngươi ra.

Lữ Lân tuy vừa đối đáp với giọng nói ấy, nhưng một mặt vừa chú ý quan sát thật kỹ mọi mặt chung quanh.

Do đó, cậu ta cảm thấy ngoài những hiện tượng quái dị khiến ai nhìn thấy cũng kinh tâm vừa rồi, còn thời giờ đây đâu đâu cũng trống không, chẳng có điều chi đáng ngờ cả.

Lữ Lân cảm thấy hiện giờ trước mặt mình chỉ có một điều quái dị duy nhất, ấy là ngọn đèn ấy không ngớt nhảy múa tung tăng, không khi nào chịu đứng yên, làm cậu ta có cảm giác hoa cả mắt mà thôi.

Do đó, Lữ Lân tựa hồ đã bình tĩnh hơn, lòng can đảm của cậu ta cũng như được củng cố lại, vì thế khi nghe giọng nói nọ bảo mình phải hứa với đối phương một việc mới bằng lòng thả mình ra, cậu ta bèn đáp:

- Đấy là chuyện gì, ông hãy nói cho tôi nghe thử đã.

Giọng nói ấy đáp:

- Cha mẹ ngươi...

Lữ Lân không chờ đối phương nói dứt lời, bèn nhanh nhẹn khẽ nhún đôi bàn chân vung ngọn đao thép Miến Điện lên, dùng ngay thế Lưu Tinh Cản Nguyệt lao thoắt về phía trước nhắm ngay ngọn đèn đang nhảy múa quét tới.

Thì ra, Lữ Lân một mặt nói chuyện với đối phương, song mặt khác cũng thầm có sự quyết định, sự quyết định ấy là cậu ta thà bị đối phương nhốt mãi ở trong sơn động đen tối này, song nhất định phải tìm hiểu cho kỳ được nguyên do nào đã khiến cho ánh lửa đèn nọ không ngớt chập chờn nhảy múa. Do đó, cậu ta đã vung đao lên chém tới nhanh như gió hốt.

Song, giọng nói ấy chỉ dừng trong giây lát, và khi thấy ngọn đao của Lữ Lân sắp chém đến nơi, ngọn đèn nọ đã bay bổng lên nóc động, tức thì lại nghe thấy có tiếng cười to rằng:

- Thằng bé đáng ghét kia, ngươi muốn đối địch với ta, quả nằm mộng giữa ban ngày.

Lữ Lân vội dừng chân đứng lại, ngửa mặt nhìn lên, thấy nóc động cao đến ba trượng, cậu ta xét thấy tài khinh công của mình không làm sao vọt người lên được đến trên đó, nên đành lên tiếng đáp rằng:

- Tôi rất chán ghét ánh lửa chập chờn kia, nhưng giờ thì ông hãy nói tiếp đi nào.

Vừa nói, nhưng Lữ Lân đã toan tính hành động kế tiếp, hầu đối kháng với kẻ thù.

Giọng nói ấy bèn nói tiếp rằng:

- Gần đây cha mẹ ngươi đã bằng lòng nhận áp tải cho người ta một món vật đến Cô Tô, món vật ấy có lẽ ngươi cũng được biết rồi chứ? Lữ Lân nghe qua không khỏi giật mình, cậu thầm nghĩ rằng: "Té ra đối phương bắt sống mình mang tới nơi này, lại chính có tương quan đến việc ấy." Bởi thế cậu ta bèn lên tiếng hỏi:

- Nếu tôi được biết thì sao? Giọng nói ấy đáp rằng:

- Nếu ngươi biết thì tốt lắm, nơi đây ta có một phong thư trao cho ngươi, để ngươi mang đến trao cho cha mẹ ngươi. Sau khi ngươi rời khỏi nơi này, phải lập tức đi tìm cha mẹ ngươi ngay, đồng thời phải đưa phong thư đến tận tay họ trước khi họ đến Cô Tô. Bằng trái lại, chắc chắn ngươi không làm sao thoát được cái chết.

Lữ Lân nói:

- Như vậy không được, vì hiện nay tôi chẳng rõ tôi đang tại đâu, hơn nữa tôi biết rằng nếu cha mẹ tôi bắt đầu lên đường, chắc chắn rằng ông bà đi rất nhanh, vậy tôi làm sao theo kịp trước khi hai ông bà đi đến Tô Châu? Giọng nó ấy cất tiếng cười to ha ha đáp:

- Điều đó không cần chi ngươi phải lo ngại, vì suốt ngày hôm nay ngươi đã được người đưa đi một hành trình dài, do đó hiện nay ngươi đang ở gần thành Tô Châu rồi, vì thế ngươi chỉ cần ra khỏi sơn động này, đi chẳng mấy chốc sẽ đến ngoại ô thành Tô Châu và ở đấy chờ đón cha mẹ ngươi là được.

Lữ Lân đứng trơ người ra một lát, trong lòng không ngớt băn khoăn về chỗ chỉ nghe được tiếng nói của đối phương chứ không nhìn thấy thấy con người của đối phương ra sao cả, vì lúc ấy trong ngôi sơn động tối này, ngoài đốm lửa màu xanh lục chập chờn và bản thân cậu ta ra, còn thì chung quanh đều trống trơn, không biết đối phương ẩn mình nơi nào.

Trong khi đó, tiếng nói của đối phương rõ ràng là trong sơn động phát ra, nên lại càng làm cho Lữ Lân lấy làm la, bởi thế cậu ta thầm nghĩ: "Tại sao mình không lên tiếng hứa với đối phương, để chờ cho đối phương đưa phong thư ra, nhân đó mình sẽ trông thấy được hình dáng của hắn, để xem hắn ta là một con người như thế nào?" Hơn nữa, dù sao cậu ta cũng cần thoát khỏi sơn động tối tăm này và khi gặp được cha mẹ mọi việc sẽ được cha mẹ cậu lo.

Bởi thế Lữ Lân bèn khẽ gật đầu đáp:

- Được, tôi xin hứa với ông việc đó, vậy phong thư ở đâu, ông hãy đưa cho tôi đi nào.

Giọng nói ấy trả lời rằng:

- Thằng bé kia, ngươi đã vào sơn động này rồi, kể như ngươi đã bị trúng một loại chất độc vô cùng nguy hiểm, vậy nếu ngươi định giở trò chi với ta chắc chắn ngươi sẽ bị mất mạng một cách vô cùng đau đớn.

Lữ Lân sốt ruột nói:

- Nhưng bức thư ấy đâu nào? Gọng nói ấy đáp:

- Ngươi sốt ruột chi thế? Lữ Lân đinh ninh rằng khi đối phương trao phong thư ra cho mình, chắc chắn phải xuất hiện để chàng ta trông thấy, nhưng nào ngờ việc quái dị lại xảy ra ngay lúc ấy, vì khi tiếng nói của đối phương vừa dứt bỗng từ trên nóc sơn động đã thả xuống một phong thư màu đỏ từ từ bay nhẹ nhàng, rớt xuống mặt đất.

Lữ Lân trông thấy thế không khỏi sửng sốt, đứng trơ người ra một lúc lâu không nói chi được cả.

Giọng nói ấy lại vọng đến rằng:

- Ngươi hãy mau nhặt phong thư, rồi đi theo con đường này để ra khỏi sơn động.

Mãi đến giờ phút này, Lữ Lân vẫn không làm sao biết được số người mang mình đến đây là ai, cũng như người đang đối thoại với mình là người nào. Do đó cậu ta chỉ có cách nghe theo lời của đối phương, cúi người nhặt lấy phong thư rồi đứng thẳng lên. Sau đó cậu ta bỗng thấy ánh đèn từ trên cao hạ thấp xuống, và chỉ còn cách mặt đất một trượng, rồi từ từ di động về phía trước. Thế là Lữ Lân liền hối hả rảo bước đi theo sau.

Cậu ta đi tới chẳng bao lâu và sau khi đã qua đến bảy tám khúc quanh, trông thấy trước mặt mình có một khung cửa bằng sắt, Lữ Lân chưa kịp thò tay xô cánh cửa nặng nề thì nó đã tự động mở toang ra, đồng thời ánh đèn nọ cũng chớp lên rồi tắt mất.

Lữ Lân tuy đã gặp bao nhiêu chuyện quái dị vừa xuất hiện bên trong sơn động, nhưng cậu ta xét thấy bản thân mình chưa hề bị đối phương gây thương tích chi cả, thế mà qua câu nói của người bí mật bên trong sơn động, bảo là cậu ta hiện nay đang trúng phải một độc chất vô cùng nguy hiểm, vậy chẳng biết đó là sự thực hay chỉ là một sự đe dọa mà thôi? Song dù sao đi nữa khi đã thấy một con đường thoát thân rồi, nên cậu ta vội vàng nhún mạnh đôi chân lao thẳng ra khỏi khung cửa sắt.

Và khi thân người của Lữ Lân vừa lướt ra khỏi khung cửa sắt ấy chẳng bao lâu, bỗng nghe một tiếng rầm to vọng đến, bởi thế cậu ta không khỏi giật mình, quay đầu nhìn lại và một lần nữa cậu ta hết sức kinh hoàng hoảng hốt.

Thì ra lúc bấy giờ cậu ta không còn trông thấy cánh cửa sắt ấy ở đâu nữa cả, mà nơi ấy chỉ có tảng đá gồ ghề y hệt như những nơi khác trong núi. Hơn nữa bên trên những tảng đá ấy lại có cỏ mọc um tùm tốt tươi.

Lữ Lân đưa mắt nhìn khắp chung quanh, thấy mình đang đứng trên một đỉnh núi cao lắm và cạnh đấy có một con đường mòn dẫn thẳng xuống núi.

Lúc bấy giờ trăng đêm sáng vằng vặc, sao thưa không ngớt nhấp nháy đầy trời.

Lữ Lân bất giác nói lẩm bẩm một mình rằng:

- Chẳng lẽ ta đang nằm mộng hay sao? Tuy cậu ta nói lẩm bẩm một mình, nhưng nào ngờ có kẻ lên tiếng đáp ngay câu nói của cậu ta, rằng:

- Ngươi chẳng phải nằm mộng đâu.

Gọng ấy ở sát bên cạnh Lữ Lân nên cậu ta không khỏi kinh hoàng, quay phắt người lại rồi vung ngọn đao thép Miến Điện trong tay quét thẳng về phía đó nghe một tiếng vút.

Nhưng thế đao của cậu ta mới đi nửa chừng, bất thần không còn nghe tiếng gió rít, mà cũng không thể tiếp tục quét tới được nữa, chứng tỏ nó đã bị đối phương kẹp cứng rồi.

Bởi thế Lữ Lân vô cùng kinh hãi, vội đưa mắt nhìn kỹ lại, quả nhiên trông thấy mọi việc đang xảy ra trước mắt đều không ngoài sự xét đoán của cậu ta.

Vì ngay lúc ấy có một thân hình cao lớn, mặt được che kín, mình mặc y phục đen, dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp cứng lấy ngọn đao thép Miến Điện của cậu ta.

Lữ Lân trông thấy vậy, cố sức giật mạnh ngọn đao thép trở về nhưng không làm sao giật thoát ra được.

Người ấy bèn lên tiếng nói:

- Ngươi hãy yên lòng, ta không khi nào sát hại ngươi đâu, nếu ta thật sự muốn sát hại ngươi thì với trình độ võ công của ngươi thử hỏi nào đỡ nổi một thế đánh của ta chứ? Lữ Lân nghe giọng nói của đối phương hết sức ôn hòa, nên cũng thấy đỡ lo, nhưng vì cậu ta mới ra khỏi ngôi sơn động bất giác lại gặp phải một nhân vật che mặt như thế này, nên trong lòng không khỏi hết sức kinh dị lên tiếng hỏi:

- Ông... ông có phải là người đã lên tiếng nói chuyện với tôi bên trong ngôi sơn động ấy không? Người che mặt cất tiếng cười đáp:

- Tất nhiên là không phải, ta đây họ Đàm, vậy ngươi hãy gọi ta là Đàm bá bá được rồi.

Lữ Lân nói:

- Chả lẽ ông có quen biết với phụ thân tôi hay sao? Người che mặt khẽ lắc đầu nói:

- Ta hoàn toàn không được quen biết trước với lệnh tôn, nhưng ta lớn tuổi hơn ngươi nhiều, vậy chả lẽ đến hai tiếng "bá bá" mà ngươi cũng không chịu gọi hay sao? Nói đoạn, người ấy bèn buông lỏng hai ngón tay đang kẹp chặt lấy ngọn đao thép ra, do đó Lữ Lân vội vàng thu ngọn đao trở về, rồi đeo gọn vào sườn. Cậu ta thấy đối phương không có ác ý muốn sát hại mình, nhưng vì chưa tìm hiểu được lai lịch đối phương nên lại lên tiếng hỏi:

- Đàm bá bá, thế bác làm sao biết được là tôi không phải đang nằm mộng? Chả lẽ bác cũng từ bên trong sơn động ấy ra hay sao? Nếu tôi chẳng phải nằm mộng, tại sao cánh cửa sắt vừa rồi tôi vừa bước ra khỏi là không còn trông thấy nó nữa? Người che mặt đáp:

- Nếu nói trắng ra, việc ấy chẳng có chi lạ lùng cả vì bên ngoài khung cửa sắt ấy được nghi trang bằng một tảng đá to rất khéo léo, nên khi cánh cửa đóng kín lại người ngoài nhìn vào chẳng thể trông thấy được một điểm nào khả nghi.

Lữ Lân ồ lên một tiếng dài nói:

- Té ra là thế, nhưng này Đàm bá bá, tại sao vừa rồi bên trong ngôi sơn động, tôi được thấy có rất đông người thế mà chỉ trong chớp mắt sau là số người ấy lại biến đi đâu mất cả? Người che mặt cất tiếng than dài đáp:

- Việc ấy ta cũng không biết được rõ ràng, nhưng ta tin chắc rằng mọi việc ngươi vừa mục kích được chẳng phải là một hiện tượng do quỷ thần chi làm ra cả.

Lữ Lân mỉm cười đáp:

- Lẽ tất nhiên, tôi cũng biết đấy không phải là những trò trêu cợt của quỷ thần, vì nếu đối phương là quỷ thần tại sao còn bảo tôi phải mang thư đến cho cha mẹ tôi nữa? Đôi mắt sáng của người che mặt nhìn chăm chú vào Lữ Lân một lúc nói:

- Quả cọp cha thì không sinh chó bao giờ, mọi việc mà ngươi mục kích bên trong ngôi sơn động khi nãy chắc chắn hết sức quái dị, thế mà ngươi lại tỏ ra chẳng hề biết kinh khiếp như vậy, cũng đủ thấy ngươi là kẻ bạo dạn can đảm hơn nhiều đứa bé khác.

Lữ Lân nhớ lạ vừa rồi, khi vừa nhìn thấy những việc quái dị bên trong ngôi sơn động ấy đã sợ đến toát mồ hôi lạnh khắp người, nên không khỏi thẹn thầm, sắc mặt cũng bừng đỏ như gấc.

Người che mặt lên tiếng nói:

- Nhân vật bên trong ngôi sơn động ấy tuy ta đã biết được, song vẫn không làm sao có thể nói rõ cho ngươi biết ông là người như thế nào. Giờ đây chẳng hay ngươi có bằng lòng đưa bức thư mà ông ta bảo ngươi mang về đưa cho cha mẹ cho ta xem qua? Lữ Lân lộ sắc đắn đo nói:

- Đàm bá bá, bác...

Người che mặt cất tiếng cười nói:

- Ngươi hãy yên lòng, vừa rồi ta đã bảo là không khi nào có ý hại ngươi đâu, vì nếu ta có ý hại ngươi, ta chỉ cần dùng vũ lực đoạt lấy phong thư ấy, chắc chắn ngươi vẫn không làm sao đối kháng lại được với ta. Giờ đây chỉ cần ngươi trao lại bức thư ấy cho ta, chẳng những ngươi hoàn toàn vô hại và ngay đến phụ mẫu ngươi cũng rất có lợi kia.

Lữ Lân nghe thế, trong lòng không khỏi thoáng có một ý nghĩ, nên lên tiếng hỏi:

- Hiện giờ cha mẹ tôi đang ở đâu? Người che mặt đáp:

- Hai ông bà ấy hiện đã rời khỏi thành Nam Xương, nhưng chắc chắn trên đường đi họ bị nhiều người gây sự lắm, do đó hành trình không khỏi chậm trễ. Hiện giờ ta cần phải đi gặp bọn họ để báo cho họ biết là đại họa sắp đến với bọn họ rồi.

Lữ Lân nghe thế không khỏi hết sức kinh hoàng nói:

- Sắp có đại họa đến với cha mẹ tôi à? Nhưng cậu ta lại lắc đầu nói tiếp rằng:

- Không thể có như vậy được, vì hai ông bà là người có trình độ võ công hết sức cao thâm, vậy thử hỏi còn biết sợ ai nữa? Người che mặt cất tiếng than dài, đưa một bàn tay lên vỗ nhẹ vào lưng Lữ Lân:

- Tuổi ngươi hãy còn nhỏ, nên có rất nhiều việc ngươi chưa được biết, lần này trong việc ấy sẽ lôi kéo đến nhiều bậc cao thủ thượng thặng trong võ lâm, do đó nếu cha mẹ ngươi không kịp thời rút khỏi ra vòng thị phi, e rằng khó tránh khỏi cái họa diệt thân đấy.

Lữ Lân là đứa bé thông minh, hơn nữa qua lời đối thoại với người che mặt, cậu ta đã nhận ra đối phương chính là một bậc trưởng thượng có tánh rất trung hậu chứ chẳng phải là người có lòng dạ xấu xa, bởi thế cậu ta mới vội vàng lên tiếng:

- Đàm bá bá, việc mà bác nói đến ấy có phải là việc cha tôi nhận áp tải một món vật cho người ta để đưa đến Tô Châu đấy không? Người che mặt khẽ gật đầu đáp:

- Đúng thế, chính là việc ấy, ôi cha mẹ ngươi đã bị danh vọng làm hại, và nếu chẳng phải thế đâu dễ chi bị kẻ khác lợi dụng, để đi mạo hiểm đi đứng giúp cho đối phương như vậy? Lữ Lân tuy đã biết vật ấy từ lúc đầu, nhưng đối với toàn bộ việc ấy cậu ta vẫn không làm sao hiểu rõ, nên vội vàng nói:

- Đàm bá bá, sự thực là việc chi thế? Chẳng hay bác có thể nói rõ cho tôi nghe được không? Người che mặt đáp:

- Hiện giờ ta vẫn chưa hoàn toàn biết rõ được, nhưng ta tin rằng tất có ngày mọi việc sẽ được phơi trần ra ánh sáng.

Lữ Lân nghe giọng nói của người che mặt tỏ ra hết sức trịnh trọng, nên cũng thấy không tiện hỏi thêm chi.

Người che mặt lại nói tiếp:

- Ngươi hãy đưa phong thư ấy cho ta xem đã.

Lữ Lân suy nghĩ một lúc mới thò tay vào áo lấy phong thư ra.

Người che mặt nhận lấy phong thư rồi nhanh nhẹn xé ra nghe một tiếng roẹt, rút tờ thư bên trong phong bì ra, ngoắt Lữ Lân đến nói rằng:

- Ngươi cũng bước đến đây cùng xem với ta.

Lữ Lân vội vàng bước đến, đưa mắt nhìn thấy trên tờ giấy ấy có viết mấy dòng chữ rất ngay ngắn rằng: "Kính gởi Lữ Tổng tiêu đầu, Hiện nay ông đang nhận lời áp tải cho người ta một món hàng quan trọng, và với uy danh của ông, thật ra tại hạ tuyệt nhiên không dám có ý nghĩ liều lĩnh.

Song, hiện nay lệnh lang đang trúng một chất độc vô cùng nguy hiểm, khắp trong thiên hạ chắc chắn không ai có thể giải trừ nổi, vậy nếu ông bằng lòng trao món vật đang áp tải cho lệnh lang mang đến đây, tôi sẽ vui lòng giúp lệnh lang giải trừ ngay. Trái lại, ắt hẳn tính mệnh của lệnh lang sẽ bị nguy hiểm.

Mong ông hãy suy nghĩ cho thật chín chắn, tuyệt đối chớ nên để lỡ thời giờ. Và mọi việc xảy ra xin hỏi lệnh lang thì sẽ biết rõ." Lữ Lân xem qua không khỏi sửng sốt, đứng trơ ra một lúc thực lâu mới lên tiếng hỏi:

- Đàm bá bá, tôi thật sự đã bị trúng độc chất rồi hay sao? Người che mặt khẽ gật đầu đáp:

- Lẽ tất nhiên không thể có việc ấy được, vì theo như ta được biết, người ấy có lòng dạ thực tốt, không đến đỗi lại xuống tay hại ngươi như vậy.

Nói đoạn, người che mặt lại cất tiếng than dài, rồi nói lẩm bẩm như chỉ để một mình ông ta nghe rằng:

- Ta ngỡ là ông ta nhiều năm qua đã mất hết ý chí hào hùng thuở trước, nhưng chẳng ngờ ông ấy lại còn muốn xuất đầu lộ diện để hoạt động nữa.

Lữ Lân đưa mắt chăm chú nhìn vào người che mặt nói:

- Đàm bá bá, bác đang nói về ai thế? Người che mặt cất tiếng than đáp:

- Chẳng có chi cả. Riêng phong thư này ngươi cũng chẳng cần trao cho cha mẹ ngươi nữa.

Lữ Lân hỏi:

- Nếu vậy tôi cũng sẽ chẳng gặp phải điều chi hại đấy chứ? Lữ Lân nhớ lại những việc mình vừa mục kích được bên trong sơn động, tỏ ra hết sức quái đản đáng khiếp sợ, nên trong lòng hãy còn phập phồng, nhưng người che mặt đã tươi cười nói rằng:

- Ngươi hãy yên lòng, ta không khi nào gạt ngươi đâu, giờ đây ngươi hãy theo ta đến gặp cha mẹ ngươi đã.

Lữ Lân vui mừng đáp:

- Nếu thế, có lẽ cha mẹ tôi hiện giờ ở gần đây hay sao? Người che mặt đáp:

- Đúng thế, ngươi hãy theo ta rồi sẽ rõ.

Dứt lời ông ta bèn thò tay ra kéo lấy một cánh tay của Lữ Lân, nhanh nhẹn chạy bay về phía trước.

Lữ Lân bị người che mặt kéo chạy như bay, hai bên vành tai gió rít vèo vèo, và chẳng mấy chốc sau cả hai đều dừng chân đứng yên lại.

Người che mặt bỗng lên tiếng ngạc nhiên nói:

- Ủa...! Ngươi hãy đứng yên chờ ta một chốc và tuyệt đối không nên lên tiếng nói, hoặc hành động chi cả.

Lữ Lân biết người che mặt này chính là một bậc võ lâm tiền bối, nên cậu ta đã đặt hoàn toàn tín nhiệm vào đối phương, bởi thế điều chi Lữ Lân cũng nghe theo lời, vội vàng tìm đến sau một gốc cây to ẩn kín thân mình.

Người che mặt nói vừa dứt lời, liền chạy bay về phía trước, vì lúc ấy ông ta trông thấy hai người ăn mặc vô cùng quái dị, đầu đội mũ cao, trông chẳng khác chi hai con quỷ vô thường, đang hành động có vẻ thập thò như muốn làm điều chi bất lương.

Do đó, người che mặt bèn nhắm ngay hướng chúng lao thoát tới, rồi chộp cổ xách bổng chúng lên một cách dễ dàng, thì ra hai gã đàn ông ăn mặc như hai con quỷ vô thường ấy chính là môn hạ của Quỷ Thánh Thạnh Linh tên gọi là Hắc Bạch Vô Thường.

Lúc bấy giờ sự thực thì Lữ Lân chỉ đứng cách xa Lữ Đằng Không và Tây Môn Nhất Nương không đến nửa dặm đường, nhưng chỉ đáng tiếc là Lữ Lân hoàn toàn không hay biết việc đó, và ngay đến Lữ Đằng Không và Tây Môn Nhất Nương cũng thế.

Lữ Lân thấy người che mặt đã lướt đi thì đứng yên một chỗ, không hề dám nhúc nhích, và qua một lúc khá lâu, bỗng cậu ta nghe về phía hướng sơn động mà cậu ta vừa thoát khi nãy có năm tiếng hú trong trẻo, ba dài hai ngắn vọng đến bên tai.

Những tiếng hú ấy xé tan sự tĩnh mịch của đêm khuya, bay lâng lâng giữa khoảng trời cao, khiến ai nghe đều không khỏi giật mình kinh hãi.

Giữa lúc tiếng hú ấy chưa dứt, Lữ Lân đã trông thấy người che mặt phi thân lướt tới nhẹ nhàng như một đợt khói, thân pháp của ông ta nhanh nhẹn không thể tả, nên chỉ trong chớp mắt sau là đã tiến đến trước mặt Lữ Lân, hối hả nói:

- Mau! Ngươi hãy chạy mau! Mau lên! Lữ Lân nghe qua giọng nói của ông ta, có vẻ như đang hết sức sợ hãi, không biết đã xảy ra việc chi rồi, vội vàng lên tiếng hỏi:

- Đàm bá bá, giờ đây không đi gặp cha mẹ tôi hay sao? Người che mặt đáp:

- Tạm thời chúng ta chớ nên gặp mặt họ thì hơn, ngươi hãy mau đi một mình tới Tô Châu trước, và khi đến được Tô Châu rồi ngươi cũng chớ nên đi đứng bừa bãi, trái lại hãy nên lợi dụng đêm tối, đi gấp đến ngọn núi Hồ Khưu và tìm đến một tảng đá to nhất ở trên ngọn núi ấy ngồi yên chờ đợi. Khi ngươi trông thấy có một người con gái đi tới thì nên biết người con gái ấy chính là con ta, nó tên gọi là Đàm Nguyệt Hoa. Ngươi nên nói cho nó biết là ngươi được ta bảo đến đó ngồi chờ để gặp nó, tất nó sẽ xếp đặt mọi việc giúp cho ngươi. Trên đường đi chớ nấn ná để mất thời giờ, vậy ngươi hãy mau đi đi.

Người che mặt hối hả nói xong, bèn nhún đôi chân lao thoắt đi như một cơn gió hốt, chỉ trong nháy mắt là đã lướt đi xa ngoài ba trượng.

Lữ Lân nghe giọng nói của người che mặt tỏ ra mọi việc đang xảy đến vô cùng nghiêm trọng, hơn nữa giọng của ông ta lại có một sức uy nghi khiến người nghe không dám cãi lại, do đó Lữ Lân bèn đắn đo trong giây lát, rồi nhằm hướng Tô Châu chạy như bay.

Sau khi vượt đi chẳng bao xa, Lữ Lân chợt nhớ lại vừa rồi người che mặt có bảo, là ông ta dẫn mình đi gặp mặt cha mẹ mình, vậy chắc chắn cha mẹ mình cũng ở gần đâu đây chứ chẳng xa, nếu hai ông bà có ý định đi đến Tô Châu, đôi bên đều cùng một đường, vậy sao ông không để lại một mảnh giấy hầu báo cho hai ông bà biết hướng mình đi để khỏi lo lắng? Vì nghĩ thế nên Lữ Lân bèn thò tay vào áo, lấy ra một tấm giấy nhỏ, rồi lai dùng một chiếc bật lửa đốt cháy thành than một que cây khô, viết lên mặt giấy rằng: "Cha má, hiện con đang đi đến Tô Châu, vậy xin cha má chớ quá lo lắng. Lân nhi kính bút." Sau khi viết xong, Lữ Lân bèn leo lên một ngôn cây cao cạnh đấy, định gắn mảnh giấy ấy vào một cành cây, nhưng cậu ta lại sợ bị gió thổi bay đi nên mới thò tay vào sườn lấy thanh đao thép Miến Điện ra, cắm chặt mảnh giấy ấy vào thân cây cho thực chắc.

Lữ Lân đoán biết, nếu cha mẹ mình đi ngang qua đây chắc chắn sẽ gặp thanh đao và mảnh giấy và do đó sẽ biết phương hướng của mình đi, không còn lo ngại cho mình nữa.

Khi mọi việc xong xuôi, Lữ Lân bèn nhảy xuống khỏi ngọn cây, rồi hối hả đi thẳng về hướng Tô Châu bất kể ngày đêm. Sau khi Lữ Lân đã đi, quả nhiên Lữ Đằng Không và Tây Môn Nhất Nương phát giác ngọn đao thép Miến Điện và tấm giấy mà cậu ta để lại.

Nhưng cả hai ông bà đều không thể đọc được những chữ của Lữ Lân viết, vì lúc ấy đã có kẻ xóa mất dòng chữ ấy trước rồi.

Kẻ đã bí mật xóa mất dòng chữ lưu bút của Lữ Lân, tựa hồ muốn làm cho Lữ Đằng Không và Tây Môn Nhất Nương đều hiểu lầm là hiện nay Lữ Lân không còn sống trên dương trần này nữa.

Riêng Lữ Lân suốt trên đường đi Tô Châu, vì cậu ta là một cậu bé, nên cũng không ai chú ý đến và khi tới thành Tô Châu, cậu ta bèn nghe theo lời dặn dò của người che mặt, tìm đến tảng đá to trên ngọn núi Hồ Khưu, để ngồi chờ cô gái tên họ là Đàm Nguyệt Hoa.

Chẳng mấy chốc sau, quả nhiên Lữ Lân trông thấy một cô gái hối hả chạy bay bay đến nơi, vội tưởng đối phương là Đàm Nguyệt Hoa, nhưng chẳng ngờ cậu ta đã gặp Hàn Ngọc Hà, nên mới chịu bao nhiêu sự bạc đãi như đã nói.

-oOo-

Lữ Lân nằm yên trong khoang thuyền, nhớ lại mọi việc đã xảy ra sau khi mình rời khỏi nhà ra đi, trong lòng cảm thấy vô cùng rối rắm, thực chẳng khác chi một cuộn tơ vò, không biết đâu là manh mối.

Hơn nữa, trong cuộc đánh nhau với Hàn Ngọc Hà ở trên ngọn tháp cổ, cậu ta bị trọng thương khắp cả thân mình, nên ê ẩm đau đớn không thể tả xiết, do đó cậu ta bất giác cất tiếng rên rỉ.

Tiếng rên của Lữ Lân vừa cất lên khỏi miệng, người đàn ông to béo lại thò đầu vào khoang thuyền cười nói:

- Thằng bé kia, trong lúc ngươi còn ở ngọn tháp trên núi Hồ Khưu, xem ngươi có vẻ cứng cỏi gan dạ lắm, thế tại sao giờ đây lại cất tiếng rên la? Ngươi không thể chịu nổi sự đau đớn chăng? Lữ Lân nghe thế, sắc mặt không khỏi bừng đỏ đáp:

- Này chú béo, số người của chú đã cứu tôi đến nơi này, song chẳng biết có thể chữa được thương thế của tôi không? Người đàn ông to béo cười ha hả đáp:

- Chỉ khéo hỏi bá láp.

Lữ Lân nghe qua câu trả lời ấy, ngơ ngác không hiểu ý nghĩa ra làm sao, trong khi cậu ta định lên tiếng hỏi, người đàn ông to béo ấy đã nói tiếp rằng:

- Bảy anh em chúng ta tuy không có tài quán tuyệt thiên ha, nhưng nếu không thể chữa lành thương thế tầm thường của ngươi, còn đáng là gì nữa? Lữ Lân nghe thế mới tạm yên lòng, đồng thời cậu ta đang định lên tiếng nói chuyện tiếp, bỗng nghe từ trên bờ hồ có người cao giọng hát rằng: "Thuở trước Trúc Lâm xưng Thất Hiền, Rượu say nằm ngửa chửi đời điên.

Ngày nay Trúc Lâm xưng Thất Tiên, Ngao du đây đó vui triền miên! Ngài chẳng thấy: Lạc cảnh kẻ mê là khổ hải, Bi thương người ngộ ấy niềm vui? Khổ vui tuy khác nhưng là một, Mê, ngộ dù hai ấy một thôi!" Ngoài người cao giọng cất tiếng ca ra, Lữ Lân còn nghe có một số người nữa đang vỗ tay làm nhịp, đồng thời lại nghe có tiếng giày cỏ bước trên đất nghe lẹp xẹp rất đông. Và chẳng mấy chốc sau, tiếng động ấy cứ mỗi lúc nghe một gần hơn.

Lữ Lân nghe lời ca tỏ ra rất nhẹ nhàng thoát tục, đoán biết sáu người khác trong nhóm Trúc Lâm Thất Tiên đã về đến nơi, song lúc ấy cậu ta đang nằm trong khoang thuyền, nên không làm sao trông thấy rõ họ được.

Liền đó tiếng ca bỗng dừng lại, rồi nghe có người nói:

- Đại ca, mấy món thuốc đã tìm đủ cả đây rồi, giờ thì đến lượt anh lo sắc vậy.

Người đàn ông to béo ở dưới thuyền lên tiếng hỏi:

- Về đến nơi sao các ngươi không xuống thuyền, còn ở trên bờ chờ chi nữa? Vẫn giọng nói khi nãy đáp:

- Người chủ trên ngôi tháp ở Hồ Khưu mà chúng ta gặp trong đêm qua, chắc chắn đêm nay lại đến tìm chúng ta, vậy chả lẽ chúng ta không bàn cách đối phó hay sao? Người đàn ông to béo cười nói:

- Giữa thanh thiên bạch nhật, ánh thái dương chiếu rọi ấm áp như thế này, mà lại lo nghĩ đến chuyện tối nay làm gì cho mệt? Kế đó, lại nghe có người cất tiếng cười to hả hả nói:

- Này, anh hãy chụp lấy, đây chính là thứ rượu Nữ Nhi Hồng đó.

Tức thì lại nghe một tiếng phịch, Lữ Lân đoán biết dường như số người ở trên bờ đã ném xuống thuyền một vật chi.

Lữ Lân nghe lời đối thoại giữa đôi bên, tỏ ra rất thanh cao nhàn tản, khiến bao nhiêu phiền muộn trong lòng cậu ta cũng tiêu tán cả đi, đồng thời cậu ta thấy nếu đem thái độ ấy của Trúc Lâm Thất Tiên so sánh với những việc thần bí quái đản mà cậu ta đã gặp trong ngôi sơn động nọ, cũng như khung cảnh đáng khiếp sợ ở trên đỉnh ngọn tháp Hồ Khưu, quả cách biệt nhau một trời một vực.

Do đó, trong lòng Lữ Lân không khỏi hết sức ngưỡng mộ, tạm thời quên mất bao nhiêu sự đau đớn trong người, cậu ta gắng gượng chỏi đôi tay đứng lên, rồi lần theo bàn ghế bước ra trước cửa thuyền, cậu ta đưa mắt nhìn về phía bờ hồ, trông thấy có sáu người cao thấp không đều nhau đang đứng yên tại đấy.

Thái độ của sáu người ấy trông hết sức khoan thai vui vẻ, nhàn tản ung dung, xem ra không có gì bận tâm cả, riêng người đàn ông to béo dưới thuyền đang bưng một cái hồ lô màu đỏ tía, há họng uống từng ngụm nghe ừng ực.

Lữ Lân vừa mới bước đến cửa mui thuyền, thì đã có người trông thấy được lên tiếng nói:

- Thằng bé kia, sao ngươi không nằm yên dưỡng thương, đi đứng làm chi thế? Người ấy vừa dứt lời liền đưa chân bước thẳng lên mũi thuyền.

Tuy lúc bấy giờ, người ấy vốn đang đứng trên bờ, còn chiếc thuyền mặc dù đậu sát mé nước, song hãy còn cách bờ khoảng bảy tám thước, thế mà người ấy không hề nhún chân nhảy, mà cũng không hề lao người lướt đi, trái lại chỉ bước nhẹ nhàng là đã bước lên mũi thuyền rồi.

Khi bước đến gần Lữ Lân, người ấy bèn thò tay chộp lấy Lữ Lân, xách bổng ra khỏi mui thuyền, do đó Lữ Lân cảm thấy khắp cả người đều bị đau đớn không thể tả.

Tuy nhiên, cậu ta vẫn nghiến chặt đôi hàm răng chịu đựng, chẳng hề lên tiếng rên la, dù khuôn mặt đã méo xệch, trông vô cùng xấu xí.

Lữ Lân cố nhịn đau, đưa mắt nhìn kỹ người ấy, trông thấy đối phương có vẻ nho sinh, mình mặc áo dài xanh đã bạc màu.

Và khi người ấy xách bổng Lữ Lân lên cao, bất thần buông lỏng năm ngón tay ra khiến cậu ta từ trên té ầm trở xuống ván thuyền.

Tuy người ấy không hề dùng sức mạnh ném Lữ Lân xuống, nhưng vì lúc ấy khắp người Lữ Lân đang mang thương tích, nên vừa té xuống mặt thuyền, cả thân người đều đau đớn không thể tả, cơ hồ từng đốt xương một đang rời ra, đôi mắt té lửa suýt ngất lịm.

Nếu Lữ Lân không biết số người chung quanh chính là những người đã cứu thoát mình ở ngọn núi Hồ Khưu, có lẽ cậu ta đã nghĩ người thư sinh này đang có ác ý muốn sát hại mình chăng? Nhưng Lữ Lân tin chắc rằng Trúc Lâm Thất Tiên đã cứu mình thoát nạn, vậy tuyệt đối không khi nào họ xuống tay hạ sát mình bao giờ.

Song nhìn qua hành động của người thư sinh này thì cậu ta không khỏi hoang mang, không hiểu đối phương có dụng ý chi.

Tuy nhiên, cậu ta vẫn một mực cắn chặt lấy vành môi dưới, cố gắng đè nén cơn đau buốt trong người, chẳng hề rên la một tiếng nào cả.

Người thư sinh ấy trông thấy thế, bèn lộ sắc tươi cười nói:

- Thằng bé ngươi quả là cứng cỏi, gan dạ hiếm có lắm.

Vừa nói, nhưng người ấy vừa dùng đầu bàn chân hất mạnh Lữ Lân bay bổng lên cao ba thước, đồng thời sau khi cả thân người Lữ Lân bay bổng lên, ông ta lại không thò tay chụp lấy mà trái lại nhảy lùi ra xa.

Lữ Lân trông thấy thế, không khỏi sợ hãi, thét lên một tiếng thất thanh vì cậu ta nghĩ rằng: "Nếu mình té trở xuống mặt ván thuyền một lần nữa, chắc chắn không tài nào chịu đựng nổi sự đau đớn." Do đó, cậu ta đang định xoay mạnh đôi chân để gắng gượng đứng vững trên mặt ván, hầu tránh khỏi bị té như khi nãy...

Song, ngay lúc ấy thì năm người còn đứng trên bờ, bỗng đồng thanh nói to lên rằng:

- Thằng bé kia, ngươi chớ nên hành động liều lĩnh vì nếu ngươi chịu đựng nổi mọi sự đau đớn đến với ngươi, là một dịp may hiếm có đối với ngươi rồi đó.

Lữ Lân nghe thế như chợt hiểu ra điều gì, nên không dám cử động thân người, để xuôi tay chân té ầm trở xuống mặt ván thuyền một lần nữa.

Lần này, cậu ta cảm thấy bị té càng nặng nề hơn khi nãy, nên khắp thân người đau đớn vô ngần.

Lữ Lân vốn không có ý muốn cất tiếng rên la, nhưng vì quá đau đớn, nên hai dòng lệ tự tuôn trào rồi buột miệng kêu lên "ối chao".

Lúc ấy, người thư sinh nọ bèn cất tiếng cười, rồi thò tay vào áo lấy ra một cây bút lông dài chừng một thước mộc, cán bút do loài trúc tía làm nên.

Đầu bút lông ấy có ngòi bằng lông, dài độ một tấc, trông vô cùng mềm mại.

Sau đó, người thư sinh bèn vung bút lên, quét thẳng về phía trước mặt Lữ Lân, tức thời Lữ Lân cảm thấy những sợi lông nhỏ rức trên đầu ngọn bút không ngớt chớp thành một vầng ánh sáng lập lòe trước mặt, và nhằm điểm thẳng vào mười tám huyệt đạo trên khắp khuôn mặt cậu ta, chiều dọc bắt đầu từ Thượng Tinh đến Thừa Tương, chiều ngang từ huyệt Ty Trúc Phong ở phía tả sang đến huyệt Ty Trúc Phong ở phía hữu.

Bởi thế, Lữ Lân cảm thấy trên mỗi huyệt đạo nơi đó, đều đang có một cảm giác tê dại.

Song, sau cảm giác ấy, cậu ta lại cảm thấy khắp thân người ấm áp như ánh nắng mùa xuân chiếu rọi, rồi lan ra khắp châu thân, nhẹ nhàng sảng khoái không thể tả.

Lữ Lân thấy vậy không khỏi hết sức vui mừng.

Trong lúc ấy người thư sinh vẫn tiếp tục vung bút điểm xuống như mưa, và khi điểm xong các huyệt đạo trên đầu Lữ Lân, lại dời xuống các huyệt đạo ở ngực, bụng và tứ chi. Do đó tất cả kỳ kinh bát mạch ở khắp người Lữ Lân, đâu đâu cũng được những sợi tơ nhỏ trên đầu ngọn bút điểm vào một lượt.

Việc làm đó trước sau chẳng hơn khoảng thời gian dùng xong nửa chén trà, nhưng Lữ Lân cảm thấy sự đau đớn trong người hoàn toàn biến mất, duy chỉ còn thấy uể oải kiệt sức mà thôi. Cậu ta gắng gượng đứng thẳng người lên, trông thấy người thư sinh ấy cũng đứng yên và khắp châu thân khói nóng bốc lên như một nồi nước sôi, mồ hôi toát ra dầm dề, khiến y phục đều ướt đẫm.

Lữ Lân biết trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, người thư sinh ấy đã sử dụng đến một nguồn chân lực vô cùng dồi dào và chắc chắn vì thế, ông ta đang cảm thấy hết sức mệt nhọc nên mới có vẻ kiệt lực cực độ như vậy.

Cùng lúc ấy lại nghe thấy số người đang đứng chung quanh reo hò hoan hô rằng:

- Lão tam, thực không ngờ thuật Tử Hào Phất Huyệt của ngươi đã tiến bộ vượt bậc không thể tưởng.

Trong đám đông lại có một người to tiếng nói:

- Tam ca, đường Tử Hào Phất Huyệt của anh vừa sử dụng đã ngầm chứa Thần Vận trong thuật múa bút của Vương Hữu Quân, thực đáng mừng và cũng đáng tán tụng lắm.

Người thư sinh ấy cất tiếng cười đáp:

- Tài nghệ hèn kém của tôi, nếu đem so với tuyệt nghệ của các huynh đệ khác thử hỏi có nhắm vào đâu? Lữ Lân nghe sự đối đáp giữa đôi bên, thực không biết họ nói với nhau những gì và liền sau đó bỗng cậu ta thấy có bóng người di động rồi lại trông thấy một người đàn ông có thân mình lùn thấp nhưng rắn chắc, diện mạo uy nghi tuấn tú từ trên bờ phi thân lướt thẳng xuống thuyền.

Khi đứng yên trên sạp thuyền, người đàn ông ấy liền bước nhanh đến sát bên cạnh Lữ Lân nói:

- Thằng bé kia, vừa rồi tam ca đã quật ngã ngươi hai lượt để cho xương cốt trong người ngươi giãn ra, đồng thời anh ấy lại sử dụng thuật Tử Hào Phất Huyệt, là một thuật không dễ chi được anh ấy mang ra dùng, để điểm các huyệt đạo trên người của ngươi. Anh ấy sử dụng một nguồn chân lực nội gia kín đáo và êm dịu nhất để giúp ngươi điều hòa chân khí, tuy hiện giờ cơ thể ngươi đang còn kiệt lực nhưng vẫn có lợi không phải là nhỏ. Tam ca đã tỏ ra hào phóng như thế, vậy ta cũng sẵn sàng giúp cho ngươi.

Lữ Lân nghe qua hết sức vui mừng nói:

- Tôi xin đa tạ tiền bối! Người ấy liền vung tay áo ra một lượt, tức thì sau một tiếng xoảng, đã thấy từ trong tay áo rộng của ông ta đánh rơi xuống sàn thuyền một quyển sách khá dày.

Quyển sách ấy không phải bằng giấy như những quyển sách thông thường, mà trái lại từng tờ sách một đều là những miếng sắt thực mỏng, sáng lóng lánh hoa cả mắt người nhìn.

Người đàn ông ấy bèn nhanh nhẹn chụp lấy quyển sách ấy lên, rồi vỗ thẳng vào lưng và ngực của Lữ Lân bốn lượt, qua một thủ pháp hết sức nhanh chóng và kỳ tuyệt.

Sau khi vỗ qua bốn lượt, sắc mặt của ông ta đỏ bừng, rồi nhanh nhẹn nhảy lui trở ra sau đứng yên một lúc mới giữ hơi thở bình thường trở lại được.

Lữ Lân cảm thấy cứ qua một lần bị quyển sách vỗ vào người, thì dường như một luồng sức mạnh vô hình hết sức mãnh liệt giáng vào người cậu ta, luồng sức mạnh ấy vì quá mạnh mẽ nên cơ hồ khiến cậu ta nghẹt thở đi.

Song cũng chính vì vậy, cơ thể cậu ta tự sinh ra một luồng sức mạnh để phản kháng và đến khi người đàn ông ấy đã nhảy lui trờ ra một lúc sau, Lữ Lân mới cảm thấy khắp cả châu thân được bình thường như cũ, hơn nữa tinh thần lại phấn chấn khác thường.

Đồng thời, cậu ta bỗng "ụa" lên một tiếng khá to, rồi nhổ ra một búng đàm, nhưng cũng liền đó cậu ta đã cảm thấy người mình đã khỏe mạnh lại như thường, và có lẽ còn dễ chịu hơn trước khi chưa bị thương nữa là khác.

Người thư sinh ấy trông thấy thế bèn cười nói:

- Tứ đệ, luồng Khí Dương Chân Lực của ngươi cũng đáng được mọi người khâm phục lắm.

Lữ Lân tuy nhỏ tuổi, nhưng là con nhà võ nghệ cao cường, sự hiểu biết đối với ngành võ học tương đối rộng rãi, nên nghe qua câu nói của người thư sinh ấy, đoán biết ngay người thư sinh vừa rồi sở dĩ vung ngọn bút điểm khắp các huyệt đạo của mình, chính là truyền vào cho người mình một nguồn nội gia chân lực Chí Âm Chí Nhuyễn.

Nhưng khi nguồn nội gia chân lực kia, dù được truyền vào cơ thể cậu ta rồi, song vì lúc bấy giờ trong người cậu ta hãy còn kiệt sức nên không đủ chân khí để tiếp nhận nó.

Và tiếp đó, sở dĩ người đàn ông thấp bé kia đã vung quyển sách vỗ vào người cậu ta bốn lần, chính là để truyền một nguồn nội lực Chí Dương Chí cương vào người cậu ta, hầu hỗn hợp hai nguồn nội lực âm dương lại, giúp cơ thể cậu ta dễ dàng tiếp nhận hơn, tăng thêm sức mạnh cho cậu ta vô cùng to tát.

Bởi thế, Lữ Lân vội quỳ xuống lạy hai người nói:

- Vãn bối được nhị vị tiền bối ban ân cho, thực cảm kích không làm sao tả xiết.

Hai người đều cất tiếng cười, trong khi đó người đàn ông to béo đang ôm chiếc hồ lô màu đỏ tía uống rượu bên kia bèn đứng lại lên tiếng nói:

- Anh em hãy nghe xem giọng nói của nó, tựa hồ như chê năm người còn lại chúng mình đây đều là số người hẹp hòi ích kỷ, không giúp chi được cho nó cả.

Lữ Lân nghe vậy không khỏi sợ hãi nói:

- Vãn bối sao lại dám có ý nghĩ như thế? Người thư sinh đang đứng cạnh đấy cười nói:

- Thằng bé kia, ngươi chớ nên để ý đến lời nói của ông ta làm gì, vì lão to béo đó chính là một gã khùng, cần chi phải để ý đến ông ta.

Người đàn ông to béo ấy hừ lên một lượt nói:

- Lão tam, ngươi chớ nên lắm lời, hiện nay thương thế của thằng bé ấy vẫn chưa khỏi hẳn. Vậy chờ cho nó dùng thuốc chữa thương xong, ngươi xem ta đây có hẹp hòi với nó không cho biết? Người thư sinh ấy vội vàng đưa tay xô mạnh Lữ Lân nói:

- Sao ngươi không quỳ lạy để tạ ơn? Ngươi chần chờ thì trong chốc lát đây, ông ta lại tiếc rẻ rồi quên mất lời là nguy! Lữ Lân tự biết, chỉ hai người vừa tiếp tay giúp đỡ mình là mình đã nhận được bao nhiêu ích lợi không thể tưởng rồi, thế mà giờ đây nếu năm người còn lại bằng lòng trợ lực cho mình nữa, chỉ cần sống một ngày trên chiếc thuyền này cũng bằng bốn năm khổ luyện võ công. Do đó, cậu ta bèn vội vàng sụp lạy thưa:

- Vãn bối xin cúi lạy để đa tạ trước.

Người đàn ông to béo ấy cất tiếng cười ha hả nói:

- Ngươi chẳng cần quá thủ lễ, giờ đây ngươi cần vào trong mui thuyền nghỉ ngơi trước đi, vì bảy anh em chúng ta đã cứu ngươi thoát nạn, làm sao lại bỏ qua mà không giúp đỡ cho ngươi tiến bộ được.

Lữ Lân không dám cãi lời, vội vàng đưa chân bước thẳng vào trong khoang thuyền nằm nghỉ. Cậu ta nghe bảy người ở ngoài, kẻ ca hát, người ngâm thơ, kẻ ngồi người nằm, kẻ uống rượu, người đánh đàn vô cùng vui vẻ. Và chẳng mấy chốc sau, cậu ta thấy người đàn ông to béo ấy bưng một chén thuốc thật đậm, bảo cậu ta uống vào.

Sau đó, Lữ Lân ngồi xếp bằng yên trong khoang thuyền để vận dụng chân lực, điều hòa hơi thở. Do đó, chẳng mấy chốc là một tiếng đồng hồ đã trôi qua. Và khi Lữ lân bừng mở đôi mắt trở lại, thấy màu trời đã ngã bóng hoàng hôn, ánh sáng vàng kim lấp lánh của bóng tịch dương đang nhuộm hồng khắp cả mặt hồ, những ngọn thùy dương không ngớt phất phơ theo chiều gió, khói nước mờ mịt, cảnh sắc xinh đẹp vô cùng.

Lữ Lân đưa mắt nhìn ra mui thuyền, trông thấy Trúc Lâm Thất Tiên đang ngồi thành hàng chữ "nhất" trên bờ hồ, Lữ Lân nhìn qua cảm thấy bảy người họ dường như đang có một điều gì cùng bàn bạc với nhau, nên cũng không dám lên tiếng quấy rầy.

Qua một lúc sau, bỗng Lữ Lân nghe người đàn ông to béo ấy cất tiếng than dài một lượt, nói:

- Cũng sắp đến giờ rồi.

Giọng nói của ông ta có vẻ đầy lo âu sốt ruột, bởi thế Lữ Lân không khỏi cảm thấy hết sức làm lạ, vì bảy người này lúc nào cũng có vẻ nhàn tản vui tươi, thế sao giờ đây bỗng người đàn ông to béo ấy cất tiếng than dài. Chính vì thế nên Lữ Lân lại càng chẳng dám lên tiếng để làm rầy họ.

Qua một lúc sau, người đàn ông to béo ấy lại lên tiếng nói:

- Các vị huynh đệ, bảy anh em chúng ta suốt hai, ba mươi năm qua, đã chạm trán rất nhiều kẻ cường địch nhưng không như lần này, ngay đến tính danh và diện mạo của kẻ địch ra sao, chúng ta đều không ai được biết. Đấy quả là chuyện quái dị, từ trước đến nay chưa hề có. Vậy chẳng lẽ đối phương chính là số đại ma đầu mà trước kia đã bại dưới tay anh em ta, và sau một thời gian dài ẩn tích mai danh, nằm yên một chỗ, giờ lại muốn xuất đầu lộ diện để hoạt động trong giới giang hồ nữa chăng? Người thư sinh lên tiếng nói:

- Bốn gã ma đầu ấy, sau khi bại dưới tay anh em chúng ta, một tên đã chết mất mạng, còn hai tên trốn về phía Bắc Hải, và một tên nữa thì đã bị một cao thủ chính phái bắt sống giam cầm tại Ngưu Can Mã Phế giáp ở vùng Tứ Xuyên, suốt ngày đêm bị nước lạnh hành hạ thân xác, e rằng làm sao thoát nổi nơi cầm cố ấy để gây rối cho võ lâm. Song, nếu đúng là ba người bọn chúng tìm đến, dù cho hiện nay võ công của bọn chúng tiến bộ vượt bậc, anh em ta cũng chẳng hề biết sợ, vì trong khoảng thời gian đó, võ công của anh em ta cũng tiến bộ như bọn họ.

Một người gầy đét trong bọn họ lên tiếng nói:

- Đối với mọi việc xảy ra lần này, tôi vẫn cương quyết duy trì ý kiến riêng của tôi.

Người to béo đáp:

- Lời nói ấy của ngươi, có phải cho rằng kẻ đã hẹn chúng ta đến gặp mặt tại Hồ Khưu Tháp, là người hoàn toàn không có ác ý hay không? Người gầy đét ấy trả lời:

- Đúng thế, anh thử nghĩ, nếu ông ta có ác ý trong khi gởi cánh thiếp đến cho chúng ta, giữa lúc chúng ta hoàn toàn không hay biết chi cả, đối phương có thể thừa cơ ám hại chúng ta được rồi. Nhưng đối phương đã không làm vậy, đủ thấy đối phương hoàn toàn không có ác ý.

Một người trán hói, trên lưng đeo một chiếc hồ lô đỏ tía thật to chen vào nói rằng:

- Chẳng cần xét đoán đối phương là người có ác ý hay không, vì chỉ trong chốc lát nữa đây, hắn ta sẽ tìm đến và chúng ta sẽ được biết rõ hắn ta là một nhân vật như thế nào. Giờ đây, chúng ta nên tập trung tinh thần chú ý đề phòng là hơn.

Lữ Lân lắng tai nghe một lúc lâu, đã đoán biết trước đây Trúc Lâm Thất Tiên sở dĩ tập trung đến ngôi Hồ Khưu Tháp, chính là để chờ một đối phương có lời hẹn với họ, nhưng chẳng rõ nhân vật nào đã có lời hẹn với họ như vậy? Và sở dĩ họ giả ra những pho tượng thần ngồi yên trên tầng chót của ngôi tháp, chính là để đề phòng những chuyện bất trắc xảy ra, đồng thời cũng nhờ đó mà họ đã cứu nguy được cho cậu ta.

Giờ đây, có lẽ chính nhân vật ấy hẹn với Trúc Lâm Thất Tiên đến gặp nhau tại ven hồ này, và hiện giờ chắc chắn đối phương cũng sắp đến nơi.

Lữ Lân thầm nghĩ: "Trúc Lâm Thất Tiên là những nhân vật tên tuổi vang lừng trong võ lâm, hơn nữa mỗi người đều có tuyệt kỹ riêng của mình, thế mà họ phải tỏ ra lo âu như vậy, chắc chắn nhân vật gởi thiếp hẹn họ phải là một người có võ nghệ cao siêu tuyệt đỉnh, đồng thời trong dịp gởi thiếp ấy đã thi thố vài ngón độc đáo chi, mới khiến họ băn khoăn lo lắng đến mức này." Lữ Lân ở yên trong mui thuyền, nhưng không ngớt đưa mắt nhìn ra ngoài để theo dõi, cậu ta trông thấy màn trời mỗi lúc một tối dần, và chẳng mấy chốc sau thì một vầng trăng lưỡi liềm đã treo lửng lơ trên đầu ngọn liễu, tỏa ánh sáng nhợt nhạt xuống mặt hồ mông lung, khiến cảnh sắc có vẻ hết sức tĩnh mịch và hết sức buồn bã.

Chẳng mấy chốc sau, Lữ Lân bỗng trông thấy có một bóng đen từ xa phi thân chạy bay đến, và chỉ trong nháy mắt sau là đã tiến đến nơi.

Lữ Lân vừa nhìn thấy bóng đen ấy, không khỏi giật nảy mình, vì hình dáng của đối phương cậu ta cảm thấy hết sức quen thuộc.

Kịp khi thấy bóng đen ấy tiến gần hơn, Lữ Lân suýt nữa đã buột miệng ồ lên một tiếng to.

Quả nhiên người vừa tới chính là người che mặt có võ công cực kỳ cao thâm, và đã tự xưng là người họ Đàm mà cậu ta đã gặp trước đây.

Khi người ấy đến nơi, bèn dừng chân đứng yên lại cách Trúc Lâm Thất Tiên độ ngoài hai trượng, rồi tươi cười nói:

- Bảy vị quả là người giữ chữ tín, tại hạ đã hẹn gặp các vị tại Hồ Khưu Tháp, nhưng vì có việc bất đắc dĩ nên đã thất hẹn với các vị, vậy xin các vị tha thứ cho.

Trúc Lâm Thất Tiên đồng thanh cất tiếng cười, và người đàn ông to béo bèn lên tiếng nói:

- Trong chuyến hẹn đến Hồ Khưu Tháp, dù cho các hạ đến kịp đi nữa chúng tôi cũng đã rời đi rồi, chẳng hay các hạ cần gặp chúng tôi là có điều chi chỉ giáo? Người che mặt vội vàng đáp:

- Chả dám, chả dám. Tại hạ cần phải nhờ bảy vị chỉ giáo cho kia.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe thế sắc mặt đều sa sầm.

Vì với những tiếng "chỉ giáo" hay "dạy bảo" của họ có một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với lời văn, mà sự thực chỉ là những tiếng dùng để khiêu chiến với đối phương mà thôi.

Người đàn ông ăn mặc theo lối thư sinh ấy bèn to tiếng nói:

- Bảy anh em chúng ta trong võ lâm tên tuổi cũng chẳng có là bao, song chẳng rõ cao danh quý tánh của các hạ có thể bảo cho biết chăng? Người che mặt đáp:

- Tại hạ họ Đàm, và chỉ có một tên gọi là Thăng.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe qua trong lòng không khỏi tự lấy làm lạ, họ tự nghĩ: "Mình từ trước đến nay đi khắp đông tây nam bắc, lăn lóc trong giới giang hồ có đến nửa đời người, không thể bảo là biết hết mọi nhân vật võ lâm, nhưng với những nhân vật nổi tiếng thuộc hàng cao thủ không lý do gì mà lại không biết được." Vừa rồi, khi ai nấy đều nhìn qua tài khinh công của đối phương, đã biết được đối phương chính là một nhân vật tài nghệ cao cường tuyệt đỉnh, chắc chắn không phải là nhân vật tầm thường, nhưng hai tiếng Đàm Thăng, thật sự họ hoàn toàn xa lạ.

Người thư sinh bèn cất giọng lạnh lùng, hừ qua một lượt nói:

- Các hạ không chịu nói rõ qua danh tánh thật sự của mình, chúng tôi cũng không biết làm cách nào hơn.

Đàm Thăng tươi cười nói:

- Sử bằng hữu nói thế là sai rồi, lời nói của tại hạ là lời nói thực tình. Vậy trước mặt một số người sáng suốt, thử hỏi tại hạ sao lại có thái độ xảo trá được? Xưa kia tại hạ còn có một cái biệt hiệu khác, do đó tên tuổi thực của mình ít người được biết, nhưng hiện giờ cái biệt hiệu ấy tại hạ không muốn dùng đến nữa, vậy xin các vị chớ hỏi nhiều.

Trúc Lâm Thất Tiên không khỏi hết sức kinh ngạc, vì qua giọng điệu của đối phương chứng tỏ danh hiệu của đối phương trước kia đã vang lừng trong võ lâm, và cũng đáng tự hào trước danh hiệu ấy, thế nhưng giờ đây đối phương lại trùm kín khuôn mặt nên cả bọn không làm sao đoán biết được đối phương là ai. Do đó bảy anh em lại đồng thanh lên tiếng hỏi:

- Đàm bằng hữu chỉ đến đây một mình sao? Đàm Thăng cười đáp:

- Tại hạ đến đây chẳng phải có ý gây sự đánh nhau với chư vị, vậy hà tất phải đi đông người? Người đàn ông to béo nói:

- Nếu vậy chả lẽ các hạ đến đây gặp anh em chúng tôi với mục đích đàm tiếu thôi sao? Giọng của Đàm Thăng bỗng trở thành trang nghiêm nói:

- Bảy vị chẳng rõ đã biết trong võ lâm sắp xảy ra một cuộc phong ba khủng khiếp hay chăng? Người đàn ông to béo cất tiếng to cười ha hả đáp:

- Bảy anh em chúng tôi từ bấy lâu nay đã gạt bỏ việc chém giết trong giới giang hồ ra ngoài tai, vậy các hạ cũng nên hiểu điều đó.

Đàm Thăng cất tiếng than dài nói:

- Nhưng khi mọi việc vừa xảy đến, e rằng các vị không làm sao tránh khỏi bị liên lụy.

Hiện nay Phi Hổ Lữ Đằng Không ở tại thành Nam Xương đang cấp tốc đi đến phái Nga My để mời các cao thủ tại gia và các cao tăng trong phái này, cũng như đang cấp tốc tìm đến mời các cao thủ của phái Điểm Thương để cùng kéo tới núi Võ Di ở Phúc Kiến, hầu gây sự đánh nhau với Lục Chỉ Tiên Sinh và Thiết Đạc Thượng Nhân. Vậy chả lẽ các vị có thể khoanh tay đứng ngoài nhìn hay sao? Trúc Lâm Thất Tiên là số người có mối giao du rất sâu với Lục Chỉ Tiên Sinh và Thiết Đạc Thượng Nhân, nên nghe lời nói ấy không khỏi giật mình.

Nhưng trong lòng bọn họ vẫn chưa chịu tin lời nói ấy của người che mặt, do đó người đàn ông to béo bèn lên tiếng nói:

- Chẳng hay các hạ nói thế là căn cứ vào đâu? Đàm Thăng cười nhạt đáp:

- Tôi có bằng cớ đàng hoàng, hiện nay Võ Đang Tam Kiếm đã bị sát hại, và người trong phái này đã nhất quyết rằng chính Phi Hổ Lữ Đằng Không đã xuống tay sát hại Võ Đang Tam Kiếm. Do đó, họ đang tuyển chọn một số cao thủ trong môn phái, gấp rút tìm đến núi Võ Di, để so tài cao thấp với Lữ Đằng Không.

Lữ Lân ngồi trong mui thuyền, lắng tai nghe những lời nói đó, trong lòng không khỏi thầm gật mình.

Lúc Võ Đang Tam kiếm bị giết, chính mắt Lữ Lân đã mục kích, nhưng trong thực tế thật khó giãi bày việc ấy cho người chung quanh tin được.

Chính vì vậy, nên sau khi mọi việc xảy ra, một nhân vật tiểu bối trong phái Võ Đang đã phát giác được và lên tiếng hỏi tính danh của Lữ Lân. Cậu ta vì lòng dạ ngay thẳng nên đã nói thực tính danh của mình và cha mình cho đối phương nghe, do đó chẳng ngờ phái Võ Đang lại gán vụ án ấy lên đầu người cha già mình.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe qua lời nói của người che mặt, đã buột miệng ồ lên một tiếng, tựa hồ bảy người họ đều cảm thấy rằng, nếu các môn phái hữu danh và có nhiều tuyệt nghệ ấy đứng lên tranh chấp chém giết nhau, quả là một chuyện long trời lỡ đất, do đó mặc dù tất cả bảy người họ không lúc nào bận tâm đến chuyện chung quanh, nhưng bây giờ cũng không khỏi cuống quýt.

Đàm Thăng cất giọng lạnh lùng nói:

- Mọi việc chẳng phải chỉ có thế thôi đâu! Vừa rồi, người vợ của Lữ Đằng Không là Tây Môn Nhất Nương vì bị trúng Âm Thi Chưởng của Quỷ Thánh Thạnh Linh và sau đó lại đọ chưởng lực với Hỏa Phụng Tiên Cô nên đã mất mạng. Vậy thử hỏi hai phái Nga My và Điểm Thương đâu lại chịu bó tay ngồi yên? Việc đó tuy xảy ra tại nhà riêng của Kim Tiên Chấn Càn Khôn Hàn Tốn, nhưng hiện giờ Hàn Tốn đã chết rồi và cũng chính vì vậy nên Hỏa Phụng Tiên Cô phải hoàn toàn gánh lấy mối thâm thù đó. Bởi thế chắc chắn các môn phái như Phi Yến Môn, Thái Cực Môn đều sẽ bị lôi kéo vào vòng thị phi này.

Người đàn ông to béo lên tiếng hỏi:

- Nếu nói như các hạ, các môn phái trong phe tà phái cũng đã bị dính dấp đến chuyện này rồi chăng? Đàm Thăng nói:

- Đúng thế, chẳng những Quỷ Thánh Thạnh Linh bây giờ đã rời khỏi Quỷ Cung ở Bắc Mang Sơn, mà ngay đến Liệt Hỏa Tổ Sư của phái Hoa Sơn cũng đã rời khỏi Liệt Hỏa Điện của ông ta tại núi Hoa Sơn rồi, vì ông ta vừa nghe tin có hai vị Đường chủ của mình vừa bị sát hại.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe thế đều im lặng một lúc lâu, không nói chi cả.

Sau đó người đàn ông to béo mới lên tiếng hỏi:

- Chẳng hay do đâu mà các hạ lại biết được tường tận như vậy? Đàm Thăng lại cất tiếng than dài nói:

- Vì các vị không chú ý tìm hiểu việc này, nên mới không được biết đó thôi. Tôi sở dĩ đêm qua không tìm đến Hồ Khưu Tháp gặp các vị, cũng chính vì trên đường đi tôi bất ngờ gặp Hỏa Phụng Tiên Cô, bà ta tuy bị trọng thương nhưng đã tiết lộ cho tôi nghe rất nhiều chuyện quan trọng. Nhờ thế nên tôi mới được biết tường tận, như đã giãi bày cho các vị nghe.

Người thư sinh lại lên tiếng hỏi:

- Qua lời nói của các hạ, phải chăng là có ý muốn chúng tôi ra ngăn chặn không cho cuộc xô xát này xảy ra? Đàm Thăng lại than dài nói:

- Việc ấy chẳng phải tại hạ có ý xem thường bảy người các vị, mà chỉ e rằng bảy vị nếu có muốn làm thế cũng không có đủ khả năng, song tại hạ được biết trong võ lâm hiện giờ chỉ có một người duy nhất là có thể ngăn chặn không cho tai họa xảy ra mà thôi. Và chỉ cần người ấy bằng lòng tự sát tạ lỗi, mọi cuộc tranh chấp tự nhiên sẽ tiêu tán ngay trong trứng nước.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe qua đều không khỏi lộ sắc kinh nghi, nên đồng thanh hỏi:

- Người ấy là ai? Đàm Thăng đáp:

- Người ấy là vị bằng hữu rất thân của bảy vị, Lục Chỉ Tiên Sinh ở Tiên Nhân Phong núi Võ Di.

Gã đàn ông to béo tức giận nói:

- Việc này có tương quan chi đến Lục Chỉ Tiên Sinh chứ? Đàm Thăng cất gọng lạnh lùng nói:

- Gần đây, Phi Hổ Lữ Đằng Không có nhận áp tải một chuyến hàng vô cùng kỳ lạ, có lẽ bảy vị đã được nghe rồi chứ? Người đàn ông to béo đáp:

- Việc đó thì chúng tôi đã biết rồi, vì trước đây mấy hôm chúng tôi có nhận được một phong thư của ai đó gởi đến, cho hay là Lữ Đằng Không đã nhận áp tải một món vật có tương quan thật trọng đại đến cục diện võ lâm. Đồng thời cho biết, nếu kẻ nào cướp được món vật ấy sẽ đủ điều kiện để đứng ra thống lãnh cả võ lâm, người bí mật đó còn xúi bảo chúng tôi nên lên đường để cướp giật về cho mình, nhưng chúng tôi hoàn toàn không hành động như vậy.

Đàm Thăng nói:

- Nếu thế thì đúng rồi, một phong thư y hệt như phong thư chư vị đã nhận được, đã cùng một lúc gởi đến các phái chính tà. Hơn nữa, bất cứ một nhân vật nào tương đối có tiếng tăm trong võ lâm cũng đều nhận được một phong thư như thế. Chính vì vậy, nên các môn phái Hoa Sơn, Phi Yến, Thái Cực và các nhân vật như Quỷ Thánh Thạnh Linh, Hắc Thần Quân tại Vạn Hốt Cốc, Kim Cô Lâu tại Tây Thiên Mục đã ùn ùn kéo ra để tranh món vật ấy. Do đó hai phái Nga My, Điểm Thương đã vô hình chung kết thành mối thâm cừu với các môn phái chính tà, không làm sao gột rửa được nữa.

Người thư sinh nghe thế, sắc mặt liền sa sầm nói:

- Chả lẽ các hạ có ý bảo việc này đều do Lục Chỉ Tiên Sinh gây ra cả hay sao? Đàm Thăng nói:

- Trong phong thư mà chư vị đã nhận được, chả lẽ không có dấu hiệu bàn tay sáu ngón hay sao? Trúc Lâm Thất Tiên đồng thanh đáp:

- Không có.

Đàm Thăng nói tiếp:

- Nhưng trong tất cả các phong thư khác mà số nhân vật võ lâm đã nhận được, đều có dấu hiệu một bàn tay sáu ngón. Nơi đây tôi hãy còn giữ một phong thư, và trong phong thư này chính là gởi đến cho một nhân vật khét tiếng trong giới tà ma ngoại đạo, nhiều năm qua đã mai danh ẩn tích mà tôi vừa mượn được để xem, vậy xin chư vị xem qua thì rõ.

Đàm Thăng vừa nói, vừa thò tay vào áo, lấy ra một tấm giấy ngọc xanh, vuông độ nửa thước mộc. Trúc Lâm Thất Tiên trông thấy thế đồng thanh "ủa" lên một tiếng nói:

- Phong thư mà chúng tôi nhận được cũng y hệt phong thư này.

Người đàn ông to béo định thò tay ra nhận lấy tấm giấy ngọc xanh do Đàm Thăng đưa tới, nhưng giữa chừng ông ta bỗng rút cánh tay trở lại, đôi mắt sáng quắc hỏi:

- Phong thư này đã là phong thư gởi cho một nhân vật khét tiếng trong giới tà ma ngoại đạo, chẳng rõ tại sao các hạ lại lấy được? Đàm Thăng cất tiếng than nặng nề, nói:

- Trong lòng mỗi người, ai ai cũng đều có một mối ẩn tình khó thể giãi bày, vậy các hạ hà tất phải tìm hiểu cặn kẽ? Người đàn ông to béo bỗng biến ngay sắc mặt, nói:

- Bảy anh em chúng tôi, tuy từ trước đến nay có thói quen ít can dự đến chuyện đời, song đối với bọn đại gian đại ác bấy lâu ẩn tích mai danh nhưng bây giờ lại muốn ló đầu ra chà đạp võ lâm, chúng tôi không khi nào chịu buông tha cho đâu.

Đàm Thăng tươi cười nói:

- Sự lo ngại ấy của các hạ có lẽ quá thừa rồi, vì tại hạ chẳng phải thuộc hạng người mà các hạ nói đến ấy đâu.

Nghe qua lời nói ấy, người đàn ông to béo ấy lại thò cánh tay ra nhận lấy phong thư bằng ngọc xanh, ông ta mở banh ra xem, thấy bên trong có những dòng chữ khắc sâu, lời lẽ cũng y hệt như phong thư mà bảy người nhận được trước đây mấy hôm, nhưng bên dưới những dòng chữ ấy quả có in hình một bàn tay.

Cái bàn tay ấy có một ngón nhỏ mọc cạnh từ ngón tay cái mà ra, nên gồm tất cả là sáu ngón.

Người đàn ông to béo xem xong, bèn trao cho sáu người ngồi bên cạnh lần lượt xem qua, và sau đó ai nấy đều im lặng không nói chi cả.

Qua một lúc khá lâu, người thư sinh mới lên tiếng:

- Lục Chỉ Tiên Sinh không khi nào làm ra chuyện vớ vẩn như thế này. Theo tôi, e rằng bên trong việc này có một điều bí ẩn chi.

Đàm Thăng nói:

- Sử huynh nói không sai tí nào cả, người gởi những phong thư này đi khắp võ lâm, cố ý dùng ngọc xanh để thay giấy, để chứng tỏ hắn ta là muốn thầm bảo cho mọi người biết, kẻ gởi phong thư chính là Bích Ngọc Sinh. Do đó, đủ thấy đối phương có mục đích ly gián võ lâm, để gây ra một cuộc chém giết đẫm máu. Song, ngoài việc này lại có một việc lạ lùng nữa, chẳng hay các vị có biết chăng? Trúc Lâm Thất Tiên đồng thanh nói:

- Chẳng hay việc lạ lùng ấy là việc chi? Đàm Thăng đáp:

- Việc lạ lùng ấy đã xảy ra trong nhà Phi Hổ Lữ Đằng Không.

Từ nãy đến giờ, Lữ Lân một mực ngồi yên trong khoang thuyền, nghiêng tai lắng nghe những lời đối thoại giữa Trúc Lâm Thất Tiên và Đàm Thăng, cậu ta nghe Đàm Thăng bảo mẫu thân mình là Tây Môn Nhất Nương đã bị chết tại nhà riêng của Hàn Tốn, và chính là chết dưới tay của Hỏa Phụng Tiên Cô, nên trong lòng hết sức căm thù bà ta. Đồng thời, cậu ta biết được một kẻ thù dính dấp đến cái chết của mẫu thân mình, ấy là Quỷ Thánh Thạnh Linh. Do đó, trong lòng bừng bừng nổi giận, chỉ muốn quát to lên cho hả cơn hận thù.

Nhưng cậu ta vẫn có thể đè nén được cơn tức giận trở xuống, im lặng không nói chi cả, vì cậu ta đoán biết trong việc này chắc chắn vô cùng phức tạp, vậy nếu mình lên tiếng quát tháo, thì giữa Đàm Thăng và Trúc Lâm Thất Tiên sẽ dừng câu chuyện lại, và do đó mình sẽ không thể tìm hiểu thêm gì chung quanh việc ấy nữa.

Chính vì vậy cậu ta đã cắn chặt lấy một vành môi, cố gắng đè nén sự căm tức, tuy nhiên đôi dòng lệ của cậu ta đã tuôn trào như suối.

Giờ đây cậu ta bỗng nghe Đàm Thăng nói là có một việc quái dị đã xảy ra trong nhà mình, trong lòng lại kinh hãi hơn.

Lúc ấy Đàm Thăng đã lên tiếng nói tiếp:

- Theo tôi được biết, khi Tây Môn Nhất Nương đã bị chết, Lữ Đằng Không chẳng khi nào chịu để yên cho đối phương, do đó ông ta không kể chi ngày đêm hối hả tìm đến hai phái Điểm Thương và Nga My, hầu mời các cao thủ trong hai phái này ra trợ lực trả lại mối thù cho người vợ thân yêu của mình. Do đó, tại hạ đã cấp tốc truy đuổi theo ông ta, hầu ngăn chặn việc làm ấy của ông ta lại, nhưng khi tại hạ đuổi theo kịp và gặp mặt Phi Hổ Lữ Đằng Không, ông ta bảo sẽ cương quyết phải thanh toán mối thù giết vợ, giết con nên nhất định liều chết với kẻ thù.

Người đàn ông to béo nghe không khỏi ngạc nhiên nói:

- Mối thù giết vợ giết con? Tôi thật sự chẳng hề nghe nói Lữ Đằng Không lại có đến hai đứa con trai kia? Đôi mắt ẩn kín trong lớp khăn che mặt của Đàm Thăng không ngớt chiếu lập lòe nói:

- Lời nói ấy của Lâm huynh là có ý nghĩa gì? Người đàn ông to béo ấy mỉm cười một cách ranh mãnh đáp:

- Xin các hạ hãy cứ nói tiếp đã, đấy chỉ là một câu nói chưa kịp suy nghĩ chín chắn của tôi mà thôi.

Đàm Thăng đáp:

- Chuyện lạ lùng ấy chính do Lữ Đằng Không đã nói lại cho tôi nghe, ông ta bảo trước khi rời khỏi nhà ra đi, phát giác bên trong một gian hầm đá bí mật của ông ta có một xác chết không đầu của một đứa bé. Tuy xác chết không có thủ cấp, song đã mặc y phục và đeo chiếc vòng ngọc trên tay, giống hệt đứa con trai của ông là Lữ Lân. Tôi có bảo cho ông ta biết là hiện nay Lữ Lân vẫn còn sống trên dương trần này, nhưng ông ta vẫn nhất quyết không chịu tin.

Lữ Lân nghe đến đây không khỏi giật mình sửng sốt, vì cậu ta thấy mình vẫn còn sống sờ sờ đây, vậy ai lại bảo là mình đã chết? Và tại sao phụ thân mình không chịu tin rằng mình vẫn chưa chết? Trúc Lâm Thất Tiên cũng biết hiện giờ Lữ Lân đang ở dưới thuyền của họ, nên bảy người đều đưa mắt nhìn nhau mỉm cười. Qua thái độ của bọn họ, chứng tỏ bọn họ đều hoàn toàn không tin ở lời nói của Đàm Thăng. Nhưng họ nào có ngờ lời nói của Đàm Thăng lại hoàn toàn đúng sự thực.

Đàm Thăng dừng lại trong giây lát rồi nói tiếp:

- Hơn nữa, ở trong gian phòng đá bí mật đó lại có dấu một bàn tay.

Người đàn ông to béo vội vàng lên tiếng hỏi:

- Có phải một bàn tay sáu ngón không? Đàm Thăng khẽ gật đầu nói:

- Đúng thế, đấy chính là một bàn tay sáu ngón. Căn cứ vào đó có thể xác nhận mọi việc đều có tương quan đến Lục Chỉ Tiên Sinh, đồng thời cũng chứng tỏ cuộc tranh chấp giữa các môn phái lớn trong võ lâm rõ ràng là do ông ta ly gián mà ra. Vậy, nếu ông ta bằng lòng xuất hiện trước các cao thủ cùng kéo đến Tiên Nhân Phong tại núi Võ Di, để thẳng thắn nhìn nhận tội trạng mình, mới có thể xóa bỏ đi được một cuộc xô xát đẫm máu.

Trúc Lâm Thất Tiên nghe đến đây bất giác đồng thanh phá lên cười to ha hả, người đàn ông to béo nói:

- Có lẽ Đàm bằng hữu biết giữa chúng tôi và Lục Chỉ Tiên Sinh có một sự giao du rất thân mật, nên muốn tìm đến đây để bảo chúng tôi tiếp xúc và khuyên nhủ Lục Chỉ Tiên Sinh nên tự sát để tạ tội với đời không? Đàm Thăng đáp:

- Đấy chỉ là một trong những mục đích tôi tìm đến đây mà thôi.

Người thư sinh lên tiếng nói:

- Tôi đã biết rồi, các hạ định bảo khéo với chúng tôi, là nếu trong trường hợp Lục Chỉ Tiên Sinh không nhìn nhận lỗi lầm của mình, tất các hạ sẽ ra tay đối phó với ông ấy, nên cảnh cáo trước với chúng tôi là không nên nhúng tay vào việc đó chăng? Đàm Thăng vội đáp:

- Chả dám! Chả dám! Tuy ông ta nói liên tiếp hai tiếng chả dám, nhưng qua giọng điệu của ông ta, chứng tỏ ông ta mặc nhiên thừa nhận người thư sinh đó đã đoán đúng tâm trạng của mình.

Trúc Lâm Thất Tiên đều là những người có cá tính ngông nghênh ngạo mạn, nên nghe qua lời nói đó tất cả đều sa sầm nét mặt. Người đàn ông to béo thẳng thắn nạt lớn rằng:

- Đàm bằng hữu, ông đến đây nói toàn những chuyện bá láp, vậy chẳng cần nói nhiều thêm nữa! Đàm Thăng ngạc nhiên hỏi:

- Ông anh sao lại nói thế? Người thư sinh cất tiếng to hỏi vặn lại:

- Ai là anh em với ông chứ? Ông vốn thực là ai? Tiếng "ai" vừa thốt ra khỏi miệng, cánh tay của người thư sinh ấy bất thần vung mạnh lên khiến ngọn Tử Hào Bút bay vút tới, nhắm thẳng vào lồng ngực của Đàm Thăng, mặc dù thân người của ông ta vẫn ngồi một chỗ.

Lúc bấy giờ, khoảng cách giữa đôi bên rất gần, hơn nữa người thư sinh ấy lại ra tay quá nhanh nhẹn, nên xem ra ngọn bút của ông ta chắc chắn sẽ điểm trúng vào huyệt Trung Phủ trước ngực của Đàm Thăng...

Nhưng Đàm Thăng đã nhanh như chớp, lướt mình tránh ra xa độ nửa thước, do đó ngọn bút trong tay của người thư sinh đã điểm hụt vào khoảng không.

Người thư sinh ấy cất tiếng cười to ha hả nói:

- Thân pháp quả là phi phàm.

Cùng một lúc với tiếng nói, thân người của ông ta đã bay bổng lên không, lướt về phía trước độ một thước, đồng thời ngọn bút lông cũng được vung lên nghe vèo, vèo, dùng thuật Tử Hào Phất Huyệt, tiếp tục nhắm điểm vào bảy huyệt trên người của Đàm Thăng.

Đàm Thăng trông thấy thế, liền nhanh nhẹn chụp lấy một nhành cây khô rơi trên đất với một thân pháp nhanh nhẹn không thể tả. Tức thời, ông ta đã kịp vung tay lên bảy lượt và cứ mỗi một lượt vung lên như thế, đã điểm trúng vào thế điểm tới của người thư sinh, nên phá vỡ được tất cả các thế võ kỳ tuyệt ấy.

Thế võ của người thư sinh vừa đánh ra có tên là Thất Tinh Bạn Nguyệt, chỉ trong một thế võ ấy, mà đã nhắm thẳng vào bảy huyệt đạo của đối phương qua những miếng đánh hết sức thâm sâu kỳ tuyệt. Nhưng Đàm Thăng chỉ cần vung tay quét nhành cây lên là đã phá vỡ được bảy mếng trong thế Thất Tinh Bạn Nguyệt ấy.

Chính vì vậy, nên người thư sinh không khỏi thầm kinh hãi và do đó khi thế võ vừa đánh ra một nửa, ông ta vội thu ngọn bút trở về...

Nhưng dù người thư sinh ấy đã thu ngọn bút với một thủ pháp vô cùng nhanh nhẹn, song vẫn chậm hơn đối phương một bước. Thế là nhành cây khô trong tay Đàm Thăng đã kịp thời gõ nhẹ vào cán bút của người thư sinh nghe một tiếng bốp, khiến đầu ngọn bút lông bị đẩy sa thấp xuống, kéo thành một đường lõm sâu trên mặt đất.

Hai người ra tay đánh nhau trước sau chỉ có một thế võ, và đôi bên đang cùng ngồi yên.

Đồng thời, một bên trong tay cầm một ngọn bút lông, và một bên khác chỉ cầm một nhành cây khô bé nhỏ, xem ra không có chi là đáng sợ, nhưng sự thực đối với kẻ am hiểu võ công, nhìn qua sự tấn công và phòng ngự giữa đôi bên đều không khỏi kinh tâm táng đởm.

Vì thế võ Thất Tinh Bạn Nguyệt của người thư sinh ấy tỏ ra vô cùng kỳ tuyệt, song vẫn còn sút kém hơn Đàm Thăng một bậc.

Bởi thế, sắc mặt của người thư sinh bừng đỏ lên tiếng nói:

- Võ công của các hạ quả vô cùng cao thâm, tại hạ hết sức bái phục.

Nên biết, người thư sinh ấy xưng hiệu là Thần Bút, và khi nói đến bốn tiếng Thần Bút Sử Tự trong võ lâm không ai là không biết.

Ngọn bút lông ông ta sử dụng chỉ là ngọn bút lông y hệt như những ngọn bút lông thông thường, song kỳ thực nó được ông ta dồn luồng kình lực Chí Âm Chí Nhuyễn vào đầu ngọn bút, nên đối phương nếu tài nghệ kém cỏi để bị ngọn bút lông ấy quét trúng vào người cũng khó lòng thoát khỏi cái chết.

Hơn nữa, suốt mười năm gần đây, ông ta lại gắng công nghiên cứu về bút pháp của các nhà chuyên viết chữ nổi danh thời xưa, rồi từ trong bút pháp ấy, ông ta lãnh hội được những thế võ công độc đáo khó lường. Ví như, ông ta đã nghiên cứu lối viết rất đôn hậu của Nhân Lỗ Công, lối viết nét gầy và nghiêng của Tống Trưng Tông, lối viết thảo bay bướm của Vương Hữu Quân, và lối viết sắc sảo của Triệu Mạnh Tử.

Sau khi tâm đắc qua những bút pháp ấy, ông ta đã tập trung chúng lại để luyện thành đường Tử Hào Phất Huyệt, và sử dụng nó đến mức điêu luyện, có thể bảo là xuất quỷ nhập thần.

Hơn nữa, cá tính của ông ta từ trước đến nay hết sức tự phụ, thế mà giờ đây ông ta bằng lòng nói lên một câu tỏ ý khâm phục trước tài nghệ của đối phương, thực quả là một chuyện quả chẳng dễ có.

Mặc dù Thần Bút Sử Tự đối với Đàm Thăng trong lòng không hề có thiện cảm, song lời nói ấy của ông ta rõ ràng là một lời nói hết sức chân thành.

Vì ông ta đánh với Đàm Thăng chỉ trong vòng một thế võ mà đã thấy sút kém hơn đối phương một cách rõ ràng, vậy thử hỏi nếu trình độ võ công của đối phương không cao vượt hơn ông ta rất nhiều thì khi nào lại có thể làm được như vậy? Ngay lúc ấy, Đàm Thăng chỉ cất tiếng hừ lạnh lùng nói:

- Chẳng hay các vị đã nhận định như thế nào, mà nói Đàm mỗ đến đây nói toàn chuyện bá láp? Người to béo đưa mắt nhìn qua sáu người kia một lượt, lên tiếng nói:

- Có phải ông bảo đứa con trai của Lữ Đằng Không đã chết rồi hay chăng? Đàm Thăng đáp:

- Tôi chẳng hề nói như vậy bao giờ.

Người to béo tức giận nói:

- Vừa rồi ông đã nói...

Đàm Thăng ngắt lời ngay:

- Vừa rồi tôi có nói là Lữ Đằng Không có phát giác một xác chết trẻ thơ không đầu, bên trong một gian phòng đá bí mật của ông ta. Nhìn qua xác chết ấy, vợ chồng Lữ Đằng Không đều cho rằng đứa con trai yêu mến của họ đã bị sát hại rồi, nhưng sự thực thì Lữ Lân vẫn chẳng hề bị ai sát hại cả, trái lại căn cứ vào nhiều dấu hiệu, chứng tỏ rằng xác chết ấy rất có thể là đứa con trai của Hàn Tốn.

Những câu đối thoại ấy khiến Lữ Lân nghe qua thực hoang mang, không hiểu ra sao cả.

Vì nguyên nhân của sự việc đó quả có nhiều yếu tố bí mật không thể tả, dù ai nghe qua cũng phải hoang mang, khó bề nhận định được sự thực là như thế nào.

Người đàn ông to béo buột miệng ồ lên một tiếng dài, nói:

- Nếu nói thế tôi đã trách lầm ông rồi.

Đàm Thăng cất tiếng than dài nói:

- Cần chi phải nói là trách lầm hay không? Tại hạ cảm thấy trong võ lâm, nếu giữ được tình trạng thanh bình vẫn hay hơn là đưa tới tình trạng chém giết, nên mới không ngại khó nhọc bôn ba đi khắp nơi. Nếu giờ đây các vị vẫn kiên quyết không nghe theo ý kiến của tại hạ, thực tại hạ cũng không còn cách nào khác hơn nữa, và xin cáo lui ngay.

Nói đoạn, ông ta đưa hai bàn tay đè nhẹ lên mặt đất, khiến cả thân người bay bổng lên khoảng không, nhưng Đàm Thăng chưa kịp lướt đi, đã nghe có người kêu to rằng:

- Chậm đã, tại hạ còn có lời này muốn nói.

Đàm Thăng quay đầu nhìn lại, trông thấy người vừa lên tiếng nói ấy chính là một người đàn ông gầy bé nhưng rắn rỏi, do đó ông ta biết ngay đấy là Thiết Thư Tiêu Thông, nên lên tiếng hỏi:

- Tiêu bằng hữu có chuyện chi cần chỉ giáo? Thiết Thư Tiêu Thông cất giọng lạnh lùng nói:

- Các hạ vì muốn mưu tìm hòa bình cho võ lâm nên không ngại khó nhọc bôn ba khắp nơi, đấy thực là một việc làm đáng kính phục, nhưng tại sao các hạ không thể để cho mọi người biết chân diện mục của mình? Vừa nói, Thiết Thư Tiêu Thông vừa đưa chân bước tới trước hai bước, và khi đến gần Đàm Thăng, bất thần ông ta rùn thấp người xuống, nhanh như chớp thò tay chụp thẳng vào tấm vải của đối phương.

Giữa lúc đôi bên sắp sửa dùng vũ lực để đối phó nhau, bỗng nghe có tiếng người kêu to lên rằng:

- Chớ nên đánh nhau, tôi còn có lời này muốn giãi bày.

Trúc Lâm Thất Tiên và Đàm Thăng nghe thấy tiếng kêu ấy, liền không khỏi giật mình sửng sốt.

Vì tiếng kêu ấy chính là giọng nói của một đứa trẻ, mà Trúc Lâm Thất Tiên và Đàm Thăng đều nhận ra. Đấy là tiếng kêu của Lữ Lân Đàm Thăng hết sức kinh ngạc lên tiếng nói:

- Ủa? Tại sao ngươi lại ở nơi này? Thảo nào ta tìm khắp các nơi mà chẳng gặp được ngươi.

Lữ Lân từ nãy đến giờ vốn ngồi yên trong khoang thuyền để lắng tai nghe câu chuyện giữa đôi bên, nhưng thấy đôi bên sắp sửa ra tay đánh nhau, cậu ta xét thấy cả hai đối phương đều không phải là người xấu, vậy nếu để cho hai bên xô xát bằng vũ lực, mọi việc sẽ trở thành càng rối rắm, phức tạp hơn. Do đó, cậu ta mới buột miệng kêu to lên để ngăn đôi bên lại.

Tiếng kêu vừa dứt, Lữ Lân đã từ trong mui thuyền bước ra, và khi Đàm Thăng nhìn thấy rõ cậu ta, một mặt lên tiếng hỏi, một mặt cũng nhanh nhẹn nhún khẽ đôi chân, nhắm mui thuyền lướt nhanh tới nhẹ nhàng như một đợt khói mỏng.

Song, Trúc Lâm Thất Tiên nhìn thấy Đàm Thăng có ý định lướt về phía Lữ Lân thì không khỏi bàng hoàng. Cả bọn đưa mắt nhìn nhau một lượt, và không ai bảo ai đồng loạt di động thân người lướt đến trước Đàm Thăng, để ngăn chặn đối phương lại. Trình độ khinh công của Trúc Lâm Thất Tiên vốn còn kém sút hơn Đàm Thăng nhiều, nhưng vì lúc bấy giờ vị trí của họ cách chiếc thuyền gần hơn, nên chỉ vừa lướt nhanh tới trước, họ liền giàn thành hàng chữ "nhất", chặn ngay trước mặt của Đàm Thăng rất kịp thời.

Trúc Lâm Thất Tiên vì chưa biết rõ lai lịch của Đàm Thăng, nên từ đầu đến cuối vẫn có thái độ đối địch với ông ta.

Vì thế, khi họ chặn lối không cho Đàm Thăng tiến bước, mỗi người nhanh nhẹn vung tay lên công thẳng về Đàm Thăng một thế võ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro