LUCJINHPHONG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 : Các thành phân cơ bản của máy tính,chức năng ,nhiệm vụ từng bộ phận :

-Case(vỏ máy tính):là giá đỡ gắn các bộ phần của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi tác động của môi trường.

-Nguồn-Power:là thiết bị chuyển đổi điện ~ thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng vs nhiều hiệu điện thế khác nhau.

-Bo mạch chủ-Mainboard:là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng  khác của máy lại vs nhau thành một khối đồng bộ hoạt động được.

-CPU(Bộ vi xử lý trung tâm):CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước.

-HDD(Ô đĩa cứng):là bộ nhớ ngoài quan trộng nhất của máy tính.Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành,các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng.

-Ram(Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên):lưu trữ những chỉ lệnh cua CPU,những ứng dụng đang hoạt động,những dự liệu ma CPU cần.

-Monitor(màn hình):là thiết bị hiển thị thông tin của máy tính giúp người use giao tiếp vs máy.

-Keyboard,Mouse(bàn phím,chuột):là thiết bị nhập cũng giúp người use làm việc giao tiếp vs máy tính

Câu 2 : Các thiết bị ngoại vi của máy tính , chức năng của từng thiết bị ngoại vi :

+Monitor(màn hình):là thiết bị hiển thị thông tin của máy tính giúp người use giao tiếp vs máy

+FDD,CD,CD-RW,DVD,DVD-COMBO:là những loại ổ đọc ghi dữ liệu vào máy tính 

+NIC(Card mạng):dùng để nối mạng nội bộ

+Sound card(card âm thanh):là thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính

+Modem:chuyển đổi qua lại giữa các tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính kết nối vs đường truyền internet

+USB,Memory card: là thiết bị nhỏ gọn cầm tay dùng để lưu trữ dữ liệu.

+Printer(Máy in):dùng để in ấn tài liệu từ máy tính.

+Scanner(máy quét):để nhập hình ảnh,dữ liệu,mã vạch,mã từ vào máy tính.

+Projector(máy chiếu):là thiết bị hiển thị hình ảnh vs màn hình rộng nhằm phục vụ hội thảo,học tập,..

+Speaker:là loa dùng để phát ra tín hiệu âm thanh từ máy tính.

+Một số thiết bị ngoại vi khác như:microphone,WC,UPS.

Câu 3 : Cấu trúc của main, nhiệm vu các khối trên main :

-chipset bắc,chipset nam : kết nối các tp trên main và các thiết bị ngoại vi lại vs                                        nhau,điều khiển tốc đọ bus cho phù hợp vs các thiết bị

+chipset bắc cầu liên lạc giữa cpu vs ram,vga và bán cầu nam,nhiều khi chíp cầu bắc còn tích hợp cả card màn hình,đc liên lạc vs các khối hệ thống nhờ hệ thống bus.

+chipset nam : quản lý giao tiếp vs các tp như khe PCI,USB,PS2,LAN,SATA,IDE,….và giao tiếp trực tiếp vs bios.

-Socket cpu :là đế cắm CPU để phân biệt chủng loại main 

-Bios:lưu trữ hệ ddieuf hành dos,bios setup,chương trình quản lý và đ/khiển main

Câu 4 :tầm quan trọng của bộ nhớ,phân loại bộ nhớ,cấu tạo bộ nhớ:

-Tầm quan trọng của bộ nhớ:lưu dữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).

Bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.

§Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):

§Tốc độ truy xuất nhanh;

§Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;

§Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;

§Bộ nhớ chính (main memory);

§Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;

§Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.

Bộ nhớ ngoài

Bao gồm:

§Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,...

§Bộ nhớ quang: CD, DVD,...

§Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ...

§Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ FlashROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ FlashROM đã lên tới 32GB (Samsung công bố năm 2005), trong tương lai, có thể FlashROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...

Câu 5 : Cấu tạo của CPU : 

Chức năng

- Điều khiển MT hoạt động theo chương trình

- Xử lý dữ liệu

Nguyên tắc

- Nhận lệnh từ chương trình nằm trong bộ nhớ chính

- Giải mã lệnh

- Thực hiện lệnh tuần tự

Bao gồm

- CU – Control Unit

- ALU – Arithmetic and Logic Unit

- Bus Interface Unit - Bus nội bộ

1. Khối điều khiển (CU - Control Unit)

Điều khiển hoạt động của CPU và các thành phần khác:

- Đọc lệnh từ chương trình trong bộ nhớ chính (instruction fetch).

- Giải mã lệnh (instruction decode).

- Thực thi lệnh đã giải mã một cách tuần tự (instruction excution).

2. Khối tính toán (ALU - Arithmetic Logic Unit)

Thực hiện các phép toán số học và logic

- Các phép toán số học: +,-,*,/.

- Các phép toán logic: NOT, AND, OR,…

- Các phép so sánh.

Dữ liệu

- Số nguyên (integer).

- Số dấu phảy tĩnh (fixed point number).

- Số dấu phảy động (floating point number).

3. Tập thanh ghi (Registers)

Lưu trữ toán hạng, kết quả và các thông số khác trong quá trình tính toán của CPU.

Bao gồm:

- Con trỏ chương trình (PC - Program Counter).

- Các thanh ghi đa chức năng.

- Thanh ghi chỉ số (index register).

- Thanh ghi cờ (flag register).

Cấu trúc đa lõi:là có chứa từ hai bộ xử lý trở lên trong một vi mạch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro