luong da ca4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 70 Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :

A) Sông Hồng và Trung Bộ

B) Cửu Long và Sông Hồng

C) Nam Côn Sơn và Cửu Long

D) Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai

Đáp án C

Câu 71 Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực :

A) Sinh vật

B) Địa hình

C) Khí hậu

D) Cảnh quan ven biển

Đáp án C

Câu 72 Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

A) Vịnh Bắc Bộ

B) Vịnh Thái Lan

C) Bắc Trung Bộ

D) Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án D

Câu 73 Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :

A) Nam Bộ

B) Tây Nguyên và Nam Bộ

C) Phía Nam đèo Hải Vân

D) Trên cả nước

Đáp án B

Câu 74 Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :

A) Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

B) Rừng gió mùa thường xanh

C) Rừng gió mùa nửa rụng lá

D) Rừng ngập mặn thường xanh ven biển

Đáp án A

Câu 75 Đây là nhiệt độ trung bình năm của lần lượt các địa điểm : Lũng Cú, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Vạn Ninh, Nghi Xuân

A) 21,3ºC ; 23,5ºC ; 24ºC ; 25,9ºC ; 26,9ºC

B) 21,3ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 23,5ºC ; 24ºC

C) 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC ; 23,5ºC ; 21,3ºC

D) 21,3ºC ; 23,5ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC

Đáp án D

Câu 76 Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là :

A) Gió mùa hoạt động ở cuối mùa hạ

B) Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9

C) Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam

D) Tất cả các loại gió mùa trên

Đáp án D

Câu 77 Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :

A) Hà Nội

B) Huế

C) Nha Trang

D) Phan Thiết

Đáp án B

Câu 78 "Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam". Đó là đặc điểm núi của vùng :

A) Tây Bắc

B) Đông Bắc

C) Trường Sơn Bắc

D) Trường Sơn Nam

Đáp án C

Câu 79 Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :

A) Sông Gâm

B) Đông Triều

C) Ngân Sơn

D) Bắc Sơn

Đáp án A

Câu 80 Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc

A) Tây bắc - đông nam

B) Đông bắc - tây nam

C) Bắc - nam

D) Tây - đông

Đáp án A

Câu 81 Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :

A) Plây-cu

B) Mơ Nông

C) Đắc Lắc

D) Di Linh

Đáp án B

Câu 82 Dãy Bạch Mã là :

A) Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam

B) Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

C) Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

D) Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển

Đáp án C

Câu 83 Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :

A) Vùng núi Trường Sơn Nam

B) Vùng núi Tây Bắc

C) Vùng núi Trường Sơn Bắc

D) Vùng núi Đông Bắc

Đáp án B

Câu 84 Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :

A) Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ

B) Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên

C) Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên

D) Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

Đáp án D

Câu 85 Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :

A) Đắc Lắc

B) Lâm Viên

C) Plây-cu

D) Di Linh

Đáp án A

Câu 86 Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :

A) Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội

B) Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m

C) Có cấu trúc vòng cung

D) Chạy theo hướng tây bắc - đông nam

Đáp án B

Câu 87 Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :

A) Sông Hồng và sông Đà

B) Sông Đà và Sông Mã

C) Sông Hồng và sông Cả

D) Sông Hồng và sông Mã

Đáp án C

Câu 88 "Lũ vào thu đông, tháng 5, 6 có lũ tiểu mãn". Đó là đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn :

A) Bắc Bộ

B) Nam Bộ

C) Đông Trường Sơn

D) Tây Nguyên

Đáp án C

Câu 89 "Nhiệt độ trung bình năm luôn cao hơn 21ºC, biên độ nhiệt năm dưới 9ºC". Đó là đặc điểm khí hậu của :

A) Lạng Sơn

B) Hà Nội

C) Vinh

D) Nha Trang

Đáp án D

Câu 90 Đây là biên độ nhiệt hằng năm của Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh

A) 3,2ºC ; 4,1ºC ; 9,3ºC ; 11,9ºC

B) 11,9ºC ; 9,3ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC

C) 9,3ºC ; 11,9ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC

D) 4,1ºC ; 3,2ºC ; 11,9ºC ; 9,3ºC

Đáp án B

Câu 91 Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là :

A) Độ vĩ

B) Độ lục địa

C) Địa hình

D) Mạng lưới sông ngòi

Đáp án C

Câu 92 Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên

A) Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông

B) Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn

C) Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập

D) Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn

Đáp án B

Câu 93 Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là :

A) Đèo Ngang

B) Dãy Bạch Mã

C) Đèo Hải Vân

D) Dãy Hoành Sơn

Đáp án B

Câu 94 Các luồng gió thổi vào lãnh thổ nước ta gây nên thời tiết khô - nóng và lạnh - khô là:

A) TBg và NPc

B) NPc và Tm

C) TBg và Em

D) Em và Tm

Đáp án A

Câu 95 Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :

A) Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất

B) Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em)

C) Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm)

D) Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em)

Đáp án A

Câu 96 Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp :

A) Nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh

B) Có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ

C) Phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

D) Phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản

Đáp án A

Câu 97 Đất phe-ra-lit phát triển trên đá ba dan thuộc nhóm đất :

A) Phe-ra-lit vàng đỏ

B) Phe-ra-lit nâu đỏ

C) Phe-ra-lit nâu xám

D) Phe-ra-lit có mùn

Đáp án B

Câu 98 Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là :

A) Đất phe-ra-lit đỏ vàng

B) Đất xám phù sa cổ

C) Đất phe-ra-lit nâu đỏ

D) Đất phe-ra-lit có mùn trên núi

Đáp án A

Câu 99 Loại đất nằm trong hệ đất đồi núi nhưng thường tập trung nhiều ở vùng trung du và bán bình nguyên là :

A) Đất phe-ra-lit nâu đỏ

B) Đất phe-ra-lit vàng đỏ

C) Đất xám phù sa cổ

D) Đất than bùn

Đáp án C

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lượng