luong va chat2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần thứ nhất : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. PHẠM TRÙ "CHẤT" VÀ "LƯỢNG"

Theo Arixtốt, "chất" là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận

cấu thành, còn "lượng" được phân thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang

tính rời rạc) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục). Arixtốt là người đầu

tiên nêu ra quan niệm về tính nhiều chất của sự vật, từ đó ông phân biệt sự khác

nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật - cái sẽ xuất hiện (hoặc mất đi) cùng

với sự sinh thành (hay mất đi) của bản thân sự vật. Ông cũng đạt được bước tiến

đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù "độ", xem "độ" là cái thống nhất, cái

không thể phân chia giữa "chất" và "lượng".

Quan điểm biện chứng về "chất" và "lượng" đạt được bước phát triển mới

trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hê ghen. Với quan điểm biện

chứng, Hêghen cho rằng chất phát triển từ "chất thuần túy" đến "chất được xác

định", chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng tiến

hóa, "số lượng" là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hê ghen cũng xem

xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một

khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù "độ".

Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất,

Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù "bước nhảy". Chính dựa trên tư tưởng này của

Hêghen mà Lê Nin đã rút ra một kết luận quan trọng: việc có thừa nhận bước nhảy

hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay

quan điểm siêu hình về sự phát triển. Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy

tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát

của tinh thần, của "ý niệm tuyệt đối".

Sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn phát triển

quan trọng trong quan niệm về chất, lượng và quy luật về mối quan hệ qua lại giữa

sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất nói chung. Khi quan sát các sự vật,

hiện tượng trong tự nhiên cũng như xã hội, chúng ta thấy rằng, các sự vật và hiện

tượng đó luôn tác động qua lại với nhau. Chính qua những sự tác động qua lại đó,sự vật bộc lộ ra những tính chất của mình. Tất cả những tính chất đó được khái

quát trong phạm trù "thuộc tính".

Thuộc tính là những cái vốn có của sự vật, nhưng nó chỉ bộc lộ ra bên ngoài

qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác. Để nhận

thức được các thuộc tính của sự vật, chúng ta phải nhận thức qua các mối quan hệ

giữa sự vật đó với các sự vật khác. Trong số các thuộc tính đó, có một số có thể

thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng sự vật vẫn là nó. Chẳng hạn, thuộc tính "tự do

cạnh tranh" của chủ nghĩa tư bản có thể mất ở mức độ đáng kể, thay thế vào đó là

sự độc quyền ngày càng áp đảo, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản.

Do vậy, các thuộc tính của sự vật là sự biểu hiện của một cái gì đó căn bản hơn,

chính cái đó đặc trưng cho sự vật. Cái căn bản hơn đó là chất của sự vật.

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự

vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà

không phải là cái khác.

Thuộc tính là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ

ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Đặc trưng khách quan nói trên quy

định phương thức nhận thức của con người đối với chất của sự vật. Để nhận thức

được những thuộc tính, từ đó nhận thức được chất của sự vật, chúng ta cần nhận

thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc

lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được

chất với tư cách là sự tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có của nó, chúng ta phải

nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự

vật khác.

Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một

phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành

một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt

tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph.

Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất

lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fantasy