luong va chat4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những

thay đổi căn bản về chất được gọi là "độ".

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,

nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn

bản về chất của sự vật.

Điểm mà tại đó, sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện được gọi là

"điểm nút". Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.

Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự

thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận

động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ

hình thành một đường nút của những quan hệ về độ.

Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là

"bước nhảy". Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai

đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự

thay đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại trong thực tế những

bước nhảy. Theo Hêghen, bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của

tính tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Thừa nhận bước nhảy là điều kiện lý giải

đúng tính đa dạng về chất trong hiện thực, Lê Nin nhấn mạnh "Tính tiệm tiến mà

không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả "(1).

Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới

có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận

động và phát triển của sự vật đó.

Thế giới muôn hình, muôn vẻ cho nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa

dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được

quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó,

bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất.

Trong tính đa dạng của những hình thức thay đổi về chất, chúng ta lưu ý tới

một số loại bước nhảy cơ bản: Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách

dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.

Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam - nhìn töø goùc ñoä Quy luaät - Löôïng chaát trang 9

Sự phân chia thay đổi về chất thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần

dân vừa dựa trên thời gian của sự thay đổi về chất, vừa dựa trên tính chất của bản

thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy được gọi là đột biến, khi chất của sự vật

biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành của nó.

Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về

chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất

đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Thời kỳ quá độ từ một nước vốn là thuộc địa

nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thí dụ cho bước nhảy dần

dần đó.

Bước nhảy dần dần là một quá trình phức tạp, trong đó có cả những quá

trình tuần tự lẫn những bước nhảy nhỏ.

Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời

gian diễn ra sự thay đổi về chất, mà cả ở cơ chế của sự thay đổi đó.

Mặc khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần

về lượng. Những thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn

khổ của chất đang có, bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất

khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục.

Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt,

các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm

thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sự

vật phức tạp về tính chất, về những yếu tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành...

bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến

thay đổi về chất toàn bộ.

Khi xem xét sự thay đổi về chất, người ta còn chia sự thay đổi đó ra thành

thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa. Trong trường hợp này, cách

mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự

vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào. Tiến hóa là sự

thay đổi về chất không cơ bản của sự vật.

Do vậy, cách mạng là một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn so với phạm trù

bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù dùng để chỉ mọi sự thay đổi về chất, cách mạnglà sự cải tạo chất căn bản của nó. Hơn nữa, không phải bất kỳ sự thay đổi căn bản

nào về chất cũng là cách mạng. Chỉ những thay đổi mang tính tiến bộ, tiến lên, chỉ

có sự chuyển hóa từ nấc thang phát triển thấp sang nấc thang phát triển cao mới là

cách mạng.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển

dần từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

như sau: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi

dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của

sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của

lượng.

Vì vậy để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt

lượng và mặt chất của nó. Con đường nhận thức đó sẽ diễn ra như sau: từ những

nhận thức ban đầu về chất đi tới nhận thức lượng, trong quá trình đó, tri thức về

chất được làm sâu sắc thêm, khi đạt đến tri thức về sự thống nhất giữa chất và

lượng chúng ta sẽ có tri thức tương đối hoàn chỉnh về sự vật đó.

Vì sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với

nhau, nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí vai trò

và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên. Trong sự phát triển xã hội, phải biết kịp

thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay

đổi mang tính tiến hóa sáng thay đổi mang tính cách mạng.

Xem xét tiến hóa và cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng là

một trong những nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và

sách lược cách mạng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ đó là cơ sở để chống lại chủ

nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủ nghĩa tả khuynh.

Việc nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa thay

đổi về lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai

trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới

theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta đặt ra. Việc thực hiện thành

công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy

về chất trong lĩnh vực đó và tạo điều kiện để thực hiện thành công quá trình đổi

Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam - nhìn töø goùc ñoä Quy luaät - Löôïng chaát trang 11

mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất

của toàn bộ xã hội nói chung. Như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những

bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình

thay đổi về lượng thích hợp. Ở đây bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào

đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fantasy