Phân tích bài thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phan Bội Châu (1867 -1940) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam -người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng". Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc."Lưu biệt khi xuất dương" thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người.

Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.

Bài thơ mở đầu bằng việc khẳng định chí làm trai. Điều đã đc thể hiện trong các tác phẩm của thế hệ đi trước " Làm trai cho đáng thân trai"..."Phải lạ" nghĩa là phải khác người, khác với đời, làm những việc người khác không làm đc theo hướng tích cực. Chăng hạn những việc xuất chúng, việc để lại tiếng vang cho đời cho thiên hạ. "Há để"- một câu hỏi tu từ, hình thức là để hỏi nhưng thực ra nội dung là khẳng định "k thể để". Càn khôn chỉ 2 cửa của trời và đất. Tóm lại, 2 câu thơ trên thể hiện lí tưởng đẹp của con người. Con người phải làm chủ bước đi của mình, làm chủ mọi hoàn cảnh, không để trời đất quyết định mà mình phải là người quyết đinh, xoay chuyển thời thế. Như Nguễn Công Trứ đã có câu " Sinh thời thế phải xoay nên thời thế". Đây có lẽ cũng là quan niệm mới mẻ cỉa PBC về nam nhi.

Mở đầu bằng việc khẳng định lí tưởng truyền thống, tác giả đã tạo nên tâm thế để tiếp tục khẳng định :

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?

"Trăm năm"- một khoảng thời gian không cụ thể để chỉ thời gian một đời người. "Cần có tớ" phải chăng là cái tôi trách nhiệm vs đời, với xã hội. Sự khẳng định cần có tớ không phải với mục đích hưởng lạc mà là để cống hiến cho đáng mặt nam nhi và lưu danh hậu thế. Câu thơ thể hiện 1 điều rằng|: sự hiện diện của ta không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích; vì vậy, ta phải làm một việc gì đó lớn lao, hữu ích cho đời. "Há k ai" lại là một câu hỏi tu từ với hình thức câu hỏi nhưng thực chất nội dung lại khẳng định rằng: k ai thay thế đc bản thân mình. Câu hỏi tu từ cũng là một cách khẳng định mãnh liệt hơn khát khao cống hiến và nhận thức đúng đắn của tác giả: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, cần có sự góp mặt và gánh vác của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trong bốn câu thơ đầu, những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như càn khôn, trăm năm, muôn thuở đã thể hiện cảm hứng lãng mạn bay bổng, chính là cội nguồn sức mạnh niềm tin của nhân vật trữ tình.

Trong hai câu luận, Phan Bội Châu đặt chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của lịch sử đương thời:

Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

" Non sông đã chết" thể hiện cảnh tượng nước nhà rơi vào tay giặc, tất cả nhân dân phải chịu ách thống trị nô lệ của giặc, hàng ngày họ phải sống trong cảnh áp bức bóc lột. "Sống thêm nhục" như nhắc nhở nhân dân phải ý thức đc nỗi nhục, thân phân của người dân mất nước. Lẽ nhục - vinh mà tác giả đặt ra gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc. Ý nghĩa của nó đồng nhất với quan điểm : Chết vinh còn hơn sống nhục trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỉ XIX. Đó là khí tiết cương cường, bất khuất của những con người không cam chịu cuộc đời nô lệ tủi nhục. Ý thơ mới mẻ mang tính chất cách mạng. "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài." Hiền thánh ở đây là chỉ sách thanh hiền. Vào thời buổi đó của đất nước, k phải là lúc đọc sách vở, mà cần xếp bút nghiên tạm thời hay rũ bỏ lối học sách vở để tìm phương hướng, hành động cụ thể: cầm lấy súng cứu nước. Đây là một ý tưởng táo bạo trong thơ mới của PBC. Dám đối mặt với nền học vấn cổ để đưa ra một chân lí mới, 1 nhận thức mới chứ trung thành với tư tưởng cũ kỉ, lạc hậu "trung dân ái quốc" thì sẽ rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Có đc ý tưởng táo bạo, nhận thức này là xuất phát từ lòng yêu nước cháy bỏng. Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất:

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Muốn vượt chỉ khát vọng lớn lao. Bể đông chỉ không gian bao la rộng lớn. Tất cả thể hiện sự khó khan, gian truân, vất vả. Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên. Hình tượng kì vĩ lớn lao " trường, phong", "đong hải" rất phù hợp với tư thế sôi nổi, hăm hở, đầy nhiệt huyết của con người ra đi tìm đường cứu nước với 1 quyết tâm cao. Hình ảnh nhân hóa khắc họa tư thế con người và nhân cách trữ tình khi ra đi có bạn đồng hành đưa tiễn rất hùng tráng. Tất cả tạo thành một bức tranh hoành tráng mà con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, bay bổng lên trên thực tại tối tăm khắc nghiệt, lồng lộng giữa trời biển mênh mông. Bên dưới đôi cánh đại bàng đó là muôn trùng sóng bạc dâng cao, bọt tung trắng xóa, dường như muốn tiếp sức cho con người bay thẳng tới chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi này đã thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thế hệ mới trong thời đại mới.So với phần phiên âm thì phân dịch thơ với lời thơ yên ả, bình lặng không phù hợp với khí thế tuôn trào mãnh kiệt trong phần phiên âm.

Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài thơ chính là ở ngọn lửa nhiệt tình đang bừng cháy trong lòng nhân vật trữ tình. Bài thơ đã thể hiện hình tượng người anh hùng trong buổi lên đường xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ. Người anh hùng ấy ý thức rất rõ ràng về "cái tôi công dân" và luôn khắc khoải, day dứt trước sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Bằng giọng thơ vừa sâu lắng, da diết, vừa sôi sục, hào hùng,đầy nhiệt huyết, mang âm hưởng tráng ca. Nỗi đau đớn, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng đã thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh trong bài thơ. Âm hưởng hào hùng của bài thơ có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với mọi người. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ và tin tưởng.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#pbc