luyện nge tiếng anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những căp từ gây khó khăn trong tiếng Anh

Các bạn có bao giờ nhầm lẫn những cặp từ phát âm gần giống nhau hoăc giống nhau hoàn toàn trong Tiếng Anh không? Có sự nhầm lẫn này một là vốn từ vựng của bạn chưa nhiều đủ để phân biệt các cặp từ phát âm giống nhau trong văn cảnh hai là bạn có sự nhầm lẫn trong cách phát âm một số từ gần giống nhau trong Tiếng Anh nên có những sự nhầm lẫn này. Với câu hỏi này chúng tôi xin chia sẻ với bạn 2 dạng từ vựng mà dễ gây nhầm lẫn nhất.

A. Các cặp từ phát âm gần giống nhau

a.

+Angel /'eindʒəl/ (n) = thiên thần

+ Angle /'æηgl/ (n) = góc (trong hình học)

b.

+Dessert /di'zə:t/ (n) = món tráng miệng

+ Desert /di'zə:t/ (v) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ

+ Desert /'dezət/ (n) = sa mạc

c.

+Later /'leitə/ (adv) = sau đó, rồi thì (thường dùng với động từ thời tương lai)

+ Latter/'lætə/ (adj) = cái thứ 2, người thứ 2, cái sau, người sau.

d.

+Affect /ə'fekt/ (v) = tác động đến

+ Effect /i'fekt/ (n) = ảnh hưởng, hiệu quả;

(v) = thực hiện, đem lại

e.

+Emigrant /'emigrənt/ (n) = người di cư

+ Immigrant /'imigrənt/ (n) = người nhập cư;

f.

+Elude /i'lu:d/ (v) = tránh khỏi, lảng tránh, vượt ngòai tầm hiểu biết.

+ Allude /ə'lu:d/ (v) = nói đến ai/cái gì một cách rút gọn hoặc gián tiếp; ám chỉ; nói bóng gió

g.

+Complement /'kɔmpliment/ (n) = bổ ngữ

+ Compliment / 'kɔmplimənt/ (n) = lời khen ngợi

B. Những cặp từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác nhau:

1.

+Formerly /'fɔ:məli/ (adv) = trước kia

+ Formally /'fɔ:mli/(adv) = chỉnh tề (ăn mặc); chính thức

- Luyện thi TOEIC hiệu quả

- Ôn luyện TOEFL-iBT

- Kinh nghiệm học tập bổ ích

2.

+ Heroin /'herouin/ (n) = (dược học) thuốc gây mê làm từ moocphin, dùng trong ngành dược để gây ngủ hoặc giảm đau, hoặc do người nghiện ma túy dùng; hêrôin

+ Heroine /'herouin/ (n) = nữ anh hùng

3.

+Cite /sait/ (v) = trích dẫn

+ Site /sait/ (n) = địa điểm, khu đất ( để xây dựng).

+ Sight /sait/ (n) = khe ngắm, tầm ngắm; quang cảnh, cảnh tượng;

(v) = quan sát, nhìn thấy

4.

+Principal /'prinsəpl/ (n) = hiệu trưởng (trường phổ thông); (Adj) = chính, chủ yếu.

+ Principle / 'prinsəpl/ (n) = nguyên tắc, luật lệ

Với những cặp từ có cách phát âm giống nhau thì các bạn nên nhớ nghĩa của chúng và dựa vào văn cảnh để đưa ra lựa chọn đúng nhất.

Hi vọng với những gì mà Global Education cung cấp cho các bạn trên đây sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình hoc Tiếng Anh của mình bởi chẳng có cách nào học Tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn bằng cách tìm kiếm những quy luật và cách học riêng cho mình.

Chúc các bạn thành công!

Chìa khóa vàng để sở hữu ngữ điệu tiếng Anh chuẩn

Ngữ điệu được xem như là một tiêu chí cốt lõi (core criteria) để đánh giá khả năng nói của người sử dụng và người học tiếng Anh. Nhưng tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Mời các bạn cùng Global Education đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu.

Trong tiếng Anh có hai loại ngữ điệu đó là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune). Ngoài ra bạn có thể kết hợp cả hai và gọi là ngữ điệu kết hợp lên xuống (the rising - falling / the falling - rising tune). Các trường hợp cụ thể như sau:

1. The Falling Tune (Ngữ điệu xuống)

Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau:

- Dùng trong câu chào hỏi:

Good morning! ↓ (Chào buổi sáng)

- Dùng trong câu cảm thán:

Oh, my God! ↓ (Ôi chúa ơi !)

- Dùng trong câu đề nghị:

Come on! ↓ (Đi nào!)

Let's eat! ↓ (Chúng ta ăn đi!)

- Dùng trong câu trần thuật:

Lan loves children. ↓ (Lan yêu quý trẻ con)

- Dùng trong câu gọi:

Mary, come on and give me a hand. ↓(Mary, lại đây giúp mình một tay)

- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how)

What are you doing? ↓ (Anh đang làm cái quái gì vậy?)

- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh:

Get out of my life! ↓(Hãy cút ra khỏi cuộc đời tôi!)

- Dùng trong câu hỏi láy đuôi (khi người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe)

You love him, don't you? ↓ (Em yêu anh ấy phải không?)

2. The rising tune (Ngữ điệu lên)

Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau:

- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn "có...không"

- Siêu khuyến mãi tháng 7

- Luyện thi TOEIC hiệu quả

- Kinh nghiệm học tập bổ ích

Can you play Piano? ↑(Anh có chơi được Piano không?)

- Dùng trong câu láy đuôi khi người nói muốn hỏi thông tin:

He stole your bike, didn't he? ↑(Hắn lấy trộm xe đạp của cậu, phải không?)

- Dùng trong câu mệnh lệnh (nhưng ít mang tính chất ra lệnh hơn ngữ điệu xuống)

Turn on the light, please. ↑ (Làm ơn tắt đèn giúp tôi).

- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi:

You are Kerry? ↑ (Anh là Kerry à?)

- Dùng với từ xưng hô:

My friend ↑, nice to meet you here. (Ông bạn, thật vui khi gặp anh ở đây)

Mời các bạn nghe và lựa chọn phương án đúng cho các câu sau. (Chú ý ngữ điệu của từng câu để nhận biết cảm xúc của người nói)

1. "Hi, honey, I'm home!"

Nervous about being home.

Happy to be home.

Eager to be home.

Sad and Fretty to be home.

2. "There is some thing I need to tell you"

Boring and sad.

Happy and excited.

Curious and worried.

Nervous and afraid.

3. "It's about our son"

Eager to tell her husband a great new.

Nervous to tell her husband that their son isn't well.

Anxious to say something shocking.

Excited to say something secret about his son.

4. "Is he alright?"

Anxious and deeply wanted to know what might have happened to their son.

Ignorable what might have happened to him.

Afraid that he will receive some bad news.

Pretended that he didn't know what will happen to him.

5. "Patrick, he is not your real son"

Happy to tell a good news to his husband.

Boring to say this again and again to him.

Highly afraid and nervous, but relieved at last.

Worried to tell him this pain.

Key: B - D - C - A - C

"Practice makes perfect" - Hi vọng bài tập nhỏ sẽ giúp các bạn nắm vững hơn những lý thuyết đã được giới thiệu ở trên. Rất nhiều chặng đường phải trải qua để các bạn cầm chắc trong tay mình chiếc chìa khóa vàng để sở hữu một ngữ điệu tiếng Anh chuẩn. Chúc các bạn thành công!

Đáp án của bài trước:

A: Why did Jim hit Bill?

/ai/ =

1

B: Well, Jim's a guy who likes a fight.

/ai/ =

3

A: But Bill's twice his size.

/ai/ =

2

B: Yeah, that's why Jim got a black eye and a thick lip

/ai/ =

2

A: And Bill's got a big smile.

/ai/ =

1

B: That's right!

/ai/ =

1

Strong form và weak form trong tiếng Anh

Phát âm dạng mạnh (strong form) và dạng yếu (weak form) không phải là một khái niệm xa lạ đối với những người học tiếng Anh, thế nhưng bạn có tự tin là mình nắm vững các nguyên tắc căn bản nhất của dạng này không?

Trong tiếng Anh, có những từ ngữ không mang ngữ nghĩa mà chỉ có giá trị về mặt chức năng ngữ pháp còn gọi là function words (từ chức năng), bao gồm liên từ (conjunction), giới từ (preposition) và trợ động từ (auxiliary verb). Một số liên từ, giới từ hoặc đại từ có dạng phát âm mạnh và yếu như sau:

Word

Strong form

Weak form

The

/ði/

- Đứng trước nguyên âm

Ex: Hoa have bought the apples.

/ðə/

- Đứng trước phụ âm

Ex: I dislike the man.

But

/bʌt/

Ex: I'm but a fool.

/ bət/

Ex: My friend is very pretty, but is not enough intelligent.

That

/ðæt/

- Đóng vai trò là đại từ hay tính từ chỉ định.

Ex: That is Hoa's book.

(Đó là quyển sách của Hoa.)

That girl is very beautiful.

(Cô gái kia rất xinh.)

/ðət/

- Làm đại từ quan hệ.

Ex: I think that we should improve quality of services a lot.

(Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nâng cao chất lượng các dịch vụ nhiều hơn nữa.)

Does

/dʌz/

- Dùng trong câu nhấn mạnh

Ex: She does hope for interview next week.

(Cô ấy rất hi vọng vàm buổi phỏng vấn tuần tới.)

/dəz/

- Khi làm trợ động từ

Ex: Does she work as a teacher?

(Cô ấy là giáo viên à?)

Him

/him/

Ex: This gift was sent to him not to his wife.

(Món quà đó được gửi tới anh ấy chứ không phải cho vợ anh ấy.)

/im/

Ex: I haven't seen him for ages.

(Lâu rồi tôi không gặp anh ấy.)

Her

/hə:/

Ex: He loves her but not other girls.

(Anh ta chỉ yêu cô âý mà không phải bất kì cô gái nào khác.)

/hə/

Ex: Her mother is still young.

(Mẹ của cô ta vẫn còn rất trẻ.)

For

/fɔ:/

Ex: A good job is what I looking for.

(Một công việc tốt chính là thứ mà tôi đang tìm kiếm.)

/fə/

Ex: I am looking for a job.

(Tôi đang tìm một công việc.)

At

/æt/

What are you looking at?

(Bạn đang nhìn gì vậy?)

/ət/

I'll meet you at the office.

(Tôi sẽ gặp anh ở văn phòng.)

Phát âm dạng yếu thường được sử dụng trong giao tiếp bình thường, nhất là khi nói nhanh, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng phát âm dạng mạnh khi các từ đó:

1. Đứng cuối câu

What are you looking at (/æt/)? (Bạn đang làm gì vậy?)

Where are you from (/ frɔm/)? (Bạn đến từ đâu?)

- Siêu khuyến mãi tháng 7

- Ôn luyện TOEFL-iBT

2. Xuất hiện trong những tình huống đối lập

· The letter is from him, not to him. (Lá thư này là do anh ấy gửi chứ không phải gửi tới anh ấy. /frɔm/ /tu/

· He likes her, but does she like him? (Anh ta thích cô ấy nhưng không biết cô ấy có thích anh ta không.)

/hə:/ /him/

3. Các giới từ đi liền với nhau

· I travel to and from London a lot. (Tôi đi đi về về Lon Don rất nhiều.)

/tu/ /frɔm/

4. Nhấn mạnh thể hiện mục đích của người nói

· You must get the unniversity certificate to have good job in the future. (Bạn phải có bằng đại học để có công việc tốt trong tương lai).

/mʌst/

· You must choose us or them, you cannot have all. (Anh phải chọn giữa chúng tôi hoặc họ, anh không thể có cả hai).

/mʌst/

Bên cạnh những nguyên tắc chung như đã đề cập ở trên về phát âm dạng mạnh và dạng yếu (strong form and weak form), phát âm dạng yếu nhẹ, không được nhấn mạnh mà thường biến âm thành /ə/. Mời các bạn nghe và nhắc lại theo audio những từ sau để có sự so sánh trực quan sinh động về các âm theo dạng mạnh và dạng yếu:

Strong form

Weak form

Strong form

Weak form

u

Butter / 'bʌtə/

Autumn / 'ɔ:təm/

o

Potato / pə'teitou/

Carrot / 'kærət/

e

Settlement / 'setlmənt

Violet / 'vaiələt/

ar

March /mɑ:t∫/

Particular /pə'tikjulə/

or

Mortgage / 'mɔ:gidʒ/

Forget / fə'get/

a

Character / 'kæriktə/

Attend [ə'tend]

Bạn đã tìm được câu trả lời đã đề cập ở đầu bài cho chính mình chưa? Hi vọng rằng bài viết sẽ đưa đến cho các bạn những nét khám phá mới. Chúc các bạn học tốt và ngày càng "nói hay"!

Liaison - Sự nối âm

Trong hành trình khám phá kho tàng ngôn ngữ tiếng Anh, các bạn đã phần nào tìm hiểu thông tin khá thú vị về sự nuốt âm (elision), và sự nối âm mà Global Education giới thiệu các bạn trong bài viết ngày hôm nay là một chìa khóa thứ 2 để các bạn mở thêm một cánh cửa tri thức mới.

Sau đây là một số quy tắc nối âm:

1. Qui tắc phụ âm đứng trước nguyên âm.

- Khi một phụ âm đứng trước một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm.

Ví dụ: check-in bạn đọc liền thành ['t∫ek'in], fill-up đọc liền thành ['filʌp] chứ không tách rời hai từ.

- Các từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm.

Ví dụ: make-up đọc là ['meikʌp], come-on đọc là ['kʌm,ɔn]

- Đối với những cụm từ viết tắt.

Ví dụ: "MA"(Master of Arts) đọc là /em mei/

Tuy nhiên khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.

Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.

Mời các bạn luyện tập quy tắc nối âm khi phụ âm đứng trước nguyên âm trong các ví dụ sau:

Words

liaison

wall-eye

['wɔ:l'ai]

pull-off

['pulɔf]

hold on

[hould ɔn]

full-automatic

['fulɔ:tə'mætik]

catch-all

['kæt∫ɔ:l]

break-up

['breikʌp]

2. Qui tắc nguyên âm đứng trước nguyên âm

Khi một nguyên âm đứng trước nguyên âm bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:

- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O"), ví dụ: "OU", "U", "AU",... bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "USA" sẽ được đọc là /ju wes sei/.

Mời các bạn tham khảo bảng ví dụ sau:

too often

who is

so I

do all

Đọc là

tooWoften

whoWis

soWI

doWall

- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI",... bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ VOA (Voice of America) /vi you wei/.

Tương tự ta có các ví dụ:

I am

Kay is

the end

she asked

Đọc là

IYam

KayYis

theYend

sheYasked

3. Qui tắc phụ âm đứng trước phụ âm

Khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi.

Ví dụ:

- "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.

- "going to" sẽ được đọc là ['gɔnə] (3 phụ âm N,G,T đứng gần nhau).

Sau khi tham khảo những ví dụ trên, mời các bạn nghe và nhắc lại theo audio sau:

Chú ý: nghe và nhắc lại nhiều lần để có thể tạo thành phản xạ tự nhiên khi gặp những tình huống như vậy.

4. Các trường hợp đặc biệt

- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/:

Ví dụ: not yet ['not chet]

mixture ['mikst∫ə]

- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/:

Ví dụ: education [,edju:'kei∫n]

- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/:

Ví dụ: tomato /tou'meidou/

I go to cinema /ai gou də sinimə/.

- "Him, her, them" không chỉ có một cách đọc thông thường như người học tiếng Anh thường sử dụng, mỗi từ đều có hai cách đọc khác nhau:

Ø Có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm)

Ø Không có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm - và trong trường hợp này, ta có thể nối).

Ví dụ: take him = ta + k + (h) im = ta + kim

gave her = gay + v + (h) er = gay + ver

Các bạn hãy chăm chỉ rèn giũa hàng ngày để có giọng nói và đọc tiếng Anh thật sắc, chuẩn hay sở hữu giọng hát tiếng Anh mượt mà như Lauren Christy trong đoạn trích bài hát "The Color of the night" nhé. Mời các bạn cùng thư giãn và ôn lại những gì đã học bạn nhé!

Elision - nuốt âm

Tiếng Anh quả là một kho tàng khá phong phú và thú vị? Có rất nhiều yếu tố tạo nên tính đặc trưng cho ngôn ngữ phổ biến này và nuốt âm (Elision) chính một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt của ngôn ngữ mà Global Education giới thiệu với các bạn trong bài luyện nói ngày hôm nay.

Nuốt âm là sự lược bỏ đi một hoặc nhiều âm (có thể là nguyên âm, phụ âm hoặc cả âm tiết) trong một từ hoặc một cụm từ khiến cho người nói phát âm dễ dàng hơn. Hành động nuốt âm thường xảy ra tự nhiên không chủ định nhưng cũng có thể có sự cân nhắc.

comfortable

/ 'kʌmfətəbl /

/ 'kʌmftəbl /

fifth

/ fifθ /

/ fiθ /

him

/ him /

/ im /

chocolate

/ 't∫ɒkələt /

/ 't∫ɒklət /

vegetable

/ 'vedʒətəbl /

/ 'vedʒtəbl /

Khi có hai hay nhiều phụ âm đi với nhau, sẽ xuất hiện khuynh hướng nuốt âm khi đọc. Có những trường hợp sự nuốt âm sẽ kéo theo âm tiết trong từ sẽ bị giảm:

word/combination

no elision

elision

asked

[ɑ:skt]

[ɑ:st]

lecture

[ˈlɛktʃə]

[ˈlɛkʃə]

desktop

[ˈdɛskˌtɒp]

[ˈdɛsˌtɒp]

hard disk

[ˌhɑ:dˈdɪsk]

[ˌhɑ:ˈdɪsk]

kept quiet

[ˌkɛptˈkwaɪət]

[ˌkɛpˈkwaɪət]

kept calling

[ˌkɛptˈko:lɪŋ]

[ˌkɛpˈko:lɪŋ]

kept talking

[ˌkɛptˈto:kɪŋ]

[ˌkɛpˈto:kɪŋ]

at least twice

[əˌtli:stˈtwaɪs]

[əˌtli:sˈtwaɪs]

straight towards

[ˌstɹeɪtˈtʊwo:dz]

[ˌstɹeɪˈtʊwo:dz]

next to

[ˈnɛkstˌtʊ]

[ˈnɛksˌtʊ]

want to

[ˈwɒntˌtʊ]

[ˈwɒnˌtʊ]

seemed not to notice

[ˈsi:mdˌnɒttəˈnəʊtɪs]

[ˈsi:mˌnɒtəˈnəʊtɪs]

for the first time

[fəðəˌfɜ:stˈtaɪm]

[fəðəˌfɜ:sˈtaɪm]

Chú ý:

Trong tiếng Anh, có một số âm thường được lược bỏ:

- Phụ âm "v" trong "of" khi nó đứng trước phụ âm.

o Ví dụ: lots of them / 'lɒts əv ðəm / => / 'lɒts ə ðəm /

- Những âm yếu sau p, t, k (thường là âm ə).

o Potato / pə'teitəʊ / => / p'teitəʊ /

o Tomato / tə'mɑ:təʊ / => / t'mɑ:təʊ /

o Canary / kə'neəri / => /k'neəri /

- Phụ âm ở giữa trong nhóm phụ âm thức tạp

o Looked back / 'lʊkt'bæk / => / 'lʊk'bæk /

o Acts / ækts / => / æks /

Bây giờ các bạn đã phần nào hiểu được vì sao phải nuốt âm khi học tiếng Anh rồi nhé. Hãy thử luyện tập với các từ vựng và các nhóm từ trên mà không nuốt âm, chắc chắc sẽ là rất phiền toái. Chúc các bạn học tập tốt!

Tổng hợp về cách đọc các số liệu trong tiếng Anh

Cách đọc các số trong tiếng Anh tưởng chừng là một việc đơn giản và ít mấy ai chú ý. Nhưng trên thực tế cách phát âm đúng những số liệu như số tiền, số điện thoại, ngày tháng năm... lại vô cùng quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại một cách tổng hợp về cách đọc đúng các loại số trong tiếng Anh nhé!

1. Số đếm:

a. Khi đọc các số như 100; 1,000; 1,000,000 ta thêm "a" vào trước các từ "hundred", "thousand", "million", chứ không thêm "one"

Nghe và nhắc lại các số sau:

100 a hundred

1000 a thousand

1000000 a million

b. Khi đọc các số lớn hơn 100, ta thêm âm đọc nhẹ (the weak syllable) "and" .

Ví dụ:

Nghe và nhắc lại các số sau:

101 a hundred and one

350 three hundred and fifty

529 five hundred and twenty-nine

2,491 two thousand, four hundred and ninety-one

7,512 seven thousand, five hundred and twelve

27,403 twenty-seven thousand, four hundred and three

2. Số điện thoại

Khi đọc số điện thoại, ta đọc tách rời từng số và dừng sau một nhóm 3 hay 4 số. Riêng số 0 có thể đọc là "zero" hoặc "oh".

Ví dụ:

Nghe và nhắc lại các số sau:

01425 365 7089 oh one four two five, three six five, seven oh nine eight

Khi có hai số giống nhau đứng liền nhau, ta đọc: "double" + số.

Ví dụ:

Nghe và nhắc lại các số sau:

0609 655 400 oh six oh nine, six double five, four double oh

3. Nhiệt độ

Khi đọc nhiệt độ, 0 đọc là "zero".

Ví dụ:

Nghe và nhắc lại các số sau:

- Hè này học tiếng Anh ở đâu?

- Ôn thi TOEIC tiết kiệm và hiệu quả

- Bí quyết đạt điểm cao trong bài thi Toefl iBT

14o fourteen degrees

0o zero

-12o minus twelve (degree)/ twelve (degree) below zero

4. Số thứ tự

Nghe và nhắc lại các số sau:

1st first

2nd second

3rd third

4th fourth

5th fifth

13th thirteenth

15th fifteenth

20th twentieth

21st twenty-first

22nd twenty-second

23rd twenty-third

24th twenty-fourth

31st thirty-first

52nd fifty-second

5. Năm

Khi đọc một năm, bạn không đọc giống như khi đọc số thông thường.

Ví dụ:

Khi đọc số 1764, nếu là số thường, bạn đọc là "one thousand seven hundred and sixty-four".

Nhưng khi là năm 1764, bạn đọc là "seventeen sixty-four".

Nghe và nhắc lại các năm sau:

1764 17/64 seventeen sixty-four

1890 18/90 eighteen ninety

1900 1900 nineteen hundred

1907 19/07 nineteen oh seven

Từ năm 2000 trở đi, chúng ta lại đọc số năm giống như số đếm thông thường.

Nghe và nhắc lại các năm sau:

2000 2000 two thousand

2007 2000 and 7 two thousand and seven

6. Ngày tháng

Có nhiều cách đọc ngày tháng trong năm.

Nghe và nhắc lại:

22 May May the twenty-second

the twenty-second of May

May twenty-second

13 January January the thirteenth

the thirteenth of January

January thirteenth

30 January January the thirtieth

the thirtieth of January

January thirtieth

7. Số thập phân

Nghe và nhắc lại:

½ a half

¼ a quarter

a fourth

¾ three quarters

three fourths

8. Số phần trăm

Nghe và nhắc lại:

1% one percent

50% fifty percent

67.3% sixty-seven point three percent

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#helena