ly huyet phap luat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7. Quy phạm pháp luật là gì? Các bộ phận hợp thành? Bộ phận nào quan trọng nhất? chi 1 ví dụ quy phạm có 3 bộ phận hợp thành?

- Quy phạm pháp luật là những mô hình, khuôn mẫu, cách thức xử sự chung mang tính bắt buộc do nhà nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, nhằm đìêu chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.

- Các bộ phần hợp thành: được chia thành 3 bộ phận:

+ Giả định:

* Kn: là một bộ phận của QPPL nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân tổ chức khi ở vào trong những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

* Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của PL

*Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu ra phải rõ ràng, chính xác, sát thực với thực tế.

* Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? Trong hòan cảnh, điều kiện nào?

+ Quy định:

* Kn: là bộ phận của quy phạm PL, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước.

* Vai trò: mô hình hóa ý chí của NN, cụ thể hóa cách thực xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ PL.

* Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế.

* Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào?

* Phân loại: - Quy định dứt khoát: nêu một cách sử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà kg có sự lựa chọn

- Quy định kg dứt khóat: nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự.

+ Chế tài:

* Kn: là một bộ phận của QPPL, nêu lên biện pháp tác động mà NN dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào kg thực hiện đúng mệnh lệnh của NN đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm PL.

* Vai trò: nhằm bảo đảm cho PL được thực hiện nghiêm minh

* Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm

* Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu kg thực hiện đúng quy định của QPPL.

Câu 9: Vi phạm PL là gì? Các yếu tố cấu thành? Bộ phận nào quan trọng nhất? Cho ví dụ và phân tích các yếu tố cấu thành của 1 VPPL cụ thể?

- Vi phạm PL là hành vi, hành động hoặc không hành động trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý xâm hại các quan hệ xã hội được NN bảo vệ (hoặc được QPPL bảo vệ)

- Các yếu tố cấu thành:

a/ Mặt khách quan:

* Kn: là những biểu hiện ra bên ngoài cua VPPL mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động.

* Mặt khách quan là hành vi cảu VPPL cơ bản bao gồm:

+ Hành vi trái PL:

+ Sự thiệt hại của xã hội

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội

* Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm PL như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng...), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm.

b/ Mặt chủ quan: Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm PL. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật cơ bản bao gồm các yếu tố:

- Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau:

+ Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể VPPL nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi pạhm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xh do hành vi của mình gây ra, tuy không "mong muốn" nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

+ Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất (cẩu thả) nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể cần phải thấy trước hậu quả đó.

- Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

- Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm PL.

c/ Mặt khách thể:

Là những quan hệ xã hội được PL bảo vệ hành vi vi phạm PL xâm hại tới,. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

d/ Mặt chủ thể:

- Kn: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý

- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước.

Bộ phận quan trọng nhất là:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro