ly luan 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG XVI 

QUY PHM PHÁP LUT 

I. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Đời sống xã hội và quy phạm xã hội

Để tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành cộng

đồng, tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện những nhu cầu phải phối

hợp, quy tụ hoạt động của các cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định để đạt

được mục đích nào đó.

Việc phối hợp hoạt động của những cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện

dựa trên những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hoá cách xử sự của con người,

nghĩa là đưa ra các quy tắc xử sự chung làm mẫu để bất kỳ ai ở vào những hoàn cảnh,

điều kiện đã được dự liệu cũng xử sự như vậy.

Sở dĩ có thể đưa ra những cách  xử sự mẫu để điều chỉnh hành vi của con

người là vì:

Thứ nhất, hành vi của con người thường mang tính tái diễn, lặp đi, lặp lại

trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, mà những điều kiện, hoàn cảnh của đời

sống xã hội lại diễn ra theo quy luật. Vì thế, có thể biết và dự kiến trước được cách

xử sự có thể có của con người khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Thứ hai, hành vi của những con người là kết quả của những hoạt động có lý

trí và tự do ý chí, nghĩa là, họ nhận thức được việc mình làm và có thể điều khiển

được hành vi của mình. Chính vì vậy, có thể đưa ra trước một cách xử sự mẫu để

buộc mọi người khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã dự liệu đều phải chọn cách

xử sự đó.

Đời sống cộng đồng xã hội đòi hỏi phải đặt ra nhiều quy tắc xử sự khác nhau

để điều chỉnh hành vi xử sự của con người. Những quy tắc xử sự sử dụng nhiều lần

trong đời sống xã hội được gọi là quy phạm.

Quy phạm chia ra làm 2 loại: quy phạm kỹ thuật và quy phạm xã hội. Quy

phạm kỹ thuật là quy phạm dựa trên sự nhận thức về quy luật tự nhiên. Quy phạm xã

hội hình thành dựa trên sự nhận thức các quy luật vân động của xã hội.

Mỗi quy phạm có các đặc điểm sau:

- Quy phạm là khuôn mẫu của hành vi, cách xử sự.

- Quy phạm hình thành dựa trên sự nhận thức các quy luật khách quan của sự

vận động tự nhiên và xã hội. Do đó, mỗi quy phạm là một phương án xử sự hợp lý

của hành vi, phù hợp với mục đích của cá nhân, giai cấp hay xã hội nói chung. Do đó,

quy phạm vừa mang tính khách quan, đồng thời cũng chứa đựng yếu tố chủ quan.

- Nội dung của các quy phạm phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, do đó có

cấu trúc xác định. Thông thường cấu trúc của nó bao gồm 3 bộ phận: thông tin về trật

tự hoạt động; thông tin về các điều kiện hoạt động; thông tin về hậu quả của vi phạm

quy tắc.

2. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ

những đặc tính chung vốn có của quy phạm xã hội, như: là quy tắc xử sự chung, là

khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá

hành vi của con người.

Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn

có những đặc tính riêng.

- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước. Chúng do các cơ quan nhà 

nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Chúng được nhà nước đảm

bảo thực hiện.

- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí của

mình bằng cách xác định những đối tượng nào trong những điều kiện, hoàn cảnh nào

thì phải xử sự theo pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những

biện pháp cưỡng chế mà họ buộc phải gánh chịu nếu họ không thực hiện đúng những

nghĩa vụ đó.

- Quy phạm pháp luật là các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung. Tính bắt

buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc tất cả những ai nằm trong

điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định.

- Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. Tính hình thức ở

đây thể hiện trong việc biểu thị, diễn đạt chính thức nội dung của các văn bản quy

phạm pháp luật.

Còn tính xác định thể hiện trong việc biểu thị rõ nội dung các quy phạm pháp

luật quy định các quy tắc hành vi và được diễn đạt rõ ràng, chính xác. Nhờ được biểu

thị dưới hình thức nhất định, các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu và áp dụng được

trong đời sống xã hội.

Từ những đặc điểm trên có thể khái quát về quy phạm pháp luật xã hội chủ

nghĩa như sau:

Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy tắc xử sự chung do nhà nước xã

hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của

nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ

nghĩa.

II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Cơ cấu của quy pạhm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành

của quy phạm pháp luật.

Trong khoa học pháp lý có 2 quan điểm về cấu trúc của quy phạm pháp luật.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy

định và chế tài.

Quan điểm thứ hai cho rằng bất kỳ quy phạm pháp luật nào cũng chỉ gồm 2 bộ

phận: những điều kiện tác động của quy phạm pháp luật và hậu quả pháp lý. Hậu quả

pháp lý có thể là phần quy định và cũng có thể

nghiên cứu ủng hộ quan điểm thứ nhất.

là phần chế tài. Phần lớn các nhà

1.Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những

hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào

những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những

điều kiện, hoàn cảnh đó.

Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm

về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm

trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm

mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5

năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999), bộ phận giả định của quy phạm

là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn

giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho

sức khoẻ, tài sản của người khác”.

Trường hợp khác, “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai

trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con

chung của vợ chồng” (khoản 1, Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000),  bộ

phận giả định của quy phạm là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ

có thai trong thời kỳ đó; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa

nhận ”.

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá

nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?

Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều

kiện), ví dụ: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà Xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (sau đây gọi la  công dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch

Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ:

“Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu

quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về

tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”(khoản 1, Điều 247 Bộ luật Hình sự

năm 1999).

2. Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự

mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định

của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được

làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ: “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều

57 Hiến pháp năm 1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh

doanh” (được làm gì).

Hoặc  “Trong  trường  hợp  pháp  luật  không  quy  định  và  các  bên  không  thoả

thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không

được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”(Điều 3 Bộ luật Dân sự

năm 2005), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy

định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định

trong bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt

khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa

chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Khi việc

kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng).

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự

và cho phép các tổ chức hoặc

cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự

thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví

dụ: Điều 12 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Uỷ ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ

quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nahu ở nước ngoài”).

3. Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp

tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm

minh.

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể

sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện

đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người

khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng

đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự năm 1999, bộ phận chế tài của quy

phạm là: thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3

tháng đến 2 năm”).

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như

thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu

ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, hoặc được hưởng gì nều thực hiện tốt

các quy định của pháp luật.

Các biện pháp tác động mà nhà nước nêu ra trong chế tài pháp luật rất đa dạng,

đó có thể là:

- Những biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt có liên quan tới

trách nhiệm pháp lý. Loại chế tài này gồm có:

+ Chế tài hình sự;

+ Chế tài hành chính;

+ Chế tài dân sự;

+ Chế tài kỷ luật;

- Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây ra cho chủ thể những hậu quả bất lợi

như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới, tuyên bố hợp đồng vô

hiệu và các biện pháp khác.

Chế tài quy phạm pháp luật có thể là cố định hoặc không cố định.

Chế tài cố định là chế tài quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần

phải áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật đó.

Chế tài không cố định là chế tài không quy định các biện pháp tác động một

cách dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất và mức cao nhất của biện pháp tác

động. Ví dụ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người

khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm

hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1năm”(khoản 1, Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 1999).

Việc áp  dụng biện  pháp  nào? mức độ  bao nhiêu  là do cơ

quan  nhà nước có  thẩm

quyền áp dụng lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của vụ việc

cần áp dụng.

- Chế tài có thể là những biện pháp tác động khác mang tính khuyến khích để

các chủ thể tự giác thực hiện pháp luật (biện pháp khen thưởng cho chủ thể có thành

tích trong việc thực hiện pháp luật). Ví dụ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích

trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa

thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp

luật ”(Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004), biện

pháp tác động ở đây là: “thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”.

III. NHỮNG HÌNH THỨC THỂ HIỆN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG

CÁC ĐIỀU LUẬT

Để đảm bảo tính lô gíc, chặt chẽ đòi hỏi quy phạm pháp luật phải được trình

bày cả 3 bộ phận theo một kết cấu là: nếu một tổ chức hay một cá nhân nào đó ở vào

những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó (giả định); thì được phép xử sự hoặc

buộc phải xử sự theo một cách thức nhất định (quy định); nếu không xử sự đúng với

cách thức mà Nhà nước buộc phải thực hiện họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất

lợi (chế tài). Tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật (gọi chung là các điều luật)

không phải bao giờ cũng có hình thức biểu đạt như vậy. Nhiều điều luật không có

hoặc không nhất thiết phải có đầy đủ các bộ phận vì không nêu thì mọi người cũng

biết hoặc nó được viện dẫn ở điều luật khác. Không được đồng nhất điều luật với

quy phạm pháp luật. Điều luật chỉ là hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật.

Thực tiễn trình bày quy phạm pháp luật trong các điều luật rất đa dạng. Trong

điều luật có thể trình bày tất cả các bộ phận của quy phạm pháp luật, cũng có thể chỉ

trình bày một số bộ phận nào đó của quy phạm pháp luật. Do vậy:

-  Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật.

- Cũng có thể ttrình bày nhiều quy phạm pháp luật tương tự nhau trong cùng

một điều luật, nếu việc trình bày như vậy tiện lợi cho việc so sánh và nhận thức nội

dung các quy phạm pháp luật đó.

- Trật tự các bộ phận của quy phạm pháp luật có thể thay đổi chứ không nhất

thiết phải trình bày theo trật tự: giả định, quy định và chế tài.

- Có thể trình bày đầy đủ các bộ phận của quy phạm pháp luật trong một điều

luật nhưng cũng có thể một bộ phận thành phần nào đó của quy phạm có thể được

giới thiệu (viện dẫn) ở các điều khoản khác trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

chúng.

IV. PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có rất nhiều cách để phân chia

1. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh có thể phân

chia quy phạm pháp luật thành các ngành luật: quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm

pháp luật hành chính, quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật kinh tế... Với

cách tiếp cận này có thể chia quy phạm pháp luật thành những nhóm nhỏ hơn ngành

luật như phân ngành luật hoặc chế định pháp luật.

2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

có thể chia quy phạm pháp

luật thành: quy phạm pháp luật định nghĩa, quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy

phạm pháp luật bảo vệ.

Quy phạm pháp luật định nghĩa có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào

đó hoặc nêu những khái niệm pháp lý.

Quy phạm pháp luật điều chỉnh có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của

con người và hoạt động của các tổ chức (quy định quyền và nghĩa vụ cho cá nhân và

tổ chức tham gia vào quan hệ đó).

Quy phạm pháp luật bảo vệ có nội dung xác định biện pháp cưỡng chế nhà

nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

3. Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể

chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật

không dứt khoát (quy phạm pháp luật tuỳ nghi) và quy phạm pháp luật hướng dẫn.

Quy phạm pháp luật dứt khoát là những quy phạm trong đó chỉ quy định một

cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ.

Quy phạm pháp luật không dứt khoát (tuỳ nghi) là những quy phạm trong đó

nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình cách xử sự từ

những cách đã nêu.

Quy phạm pháp luật hướng dẫn (nội dung của nó thường khuyên nhủ, hướng

dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định).

4. Phụ thuộc vào cách trình bày quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm

pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán và quy

phạm pháp luật cho phép.

Quy phạm pháp luật bắt buộc quy định cho chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện

một số hành vi có lợi nhất định.

Quy phạm pháp luật cấm đoán quy định những hành vi không cho pháp chủ thể

thực hiện.

Quy phạm pháp luật cho phép quy định cho chủ thể khả năng tự chọn cách xử

sự (thường là những quy định về quyền và tự do của công dân).

Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác như:

Quy phạm pháp luật nguyên tắc là những quy phạm không trực tiếp điều chỉnh

một loại quan hệ xã hội nào, không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, chúng chỉ nêu những nguyên tắc cơ bản để xử sự chứ không nêu cách xử sự cụ thể.

Quy phạm pháp luật khen thưởng nêu những hình thức khen thưởng, động viên

những chủ thể có hành vi đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

Quy phạm pháp luật nội dung xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các

chủ thể pháp luật.

Quy phạm pháp luật hình thức xác định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực

hiện quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm của mình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.   Khái niệm quy phạm pháp luật?

2.   Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật?

3.   Hình thức trình bày quy phạm pháp luật trong các điều luật?

4.   Căn cứ để phân loại quy phạm pháp luật?

CHƯƠNG XVII 

QUAN HỆ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 

I.  KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật

Con người để sinh tồn và phát triển buộc phải liên kết với nhau thành những

cộng đồng, giữa các thành viên trong cộng đồng luôn nảy sinh những sự liên hệ về vật

chất, về tinh thần với nhau, những mối liên hệ này được gọi là các “quan hệ”.

Trong đời sống, con người tham gia các quan hệ xã hội khác nhau: quan hệ

chính trị, pháp luật, kinh tế, gia đình...

Quan hệ xã hội rất đa dạng và phong phú, nó tồn tại dưới nhiều dạng khác

nhau, có thể là quan hệ gia đình, quan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ chính trị...

Tính đa dạng của quan hệ xã hội dẫn đến sự phong phú của các hình thức tác động

đến chúng. Trong lịch sử, người ta đã dùng rất nhiều loại quy tắc xử sự khác nhau

(quy phạm xã hội)  để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chúng có thể là quy phạm đạo

đức, quy phạm tôn giáo, phong tục, tập quán, quy phạm pháp luật... Tuy nhiên, hiệu

quả tác động của mỗi loại quy phạm xã hội có sự khác nhau rất lớn. Chính vì vậy,

việc lựa chọn loại quy phạm xã hội nào cần áp dụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc

đạt mục đích mà con người đặt ra khi tác động vào quan hệ xã hội. Trong hệ thống các

quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Chúng là loại quy

phạm có hiệu quả nhất, bởi vậy, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước đã sử dụng

hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhằm đảm

bảo cho chúng phát triển phù hợp với ý chí và lợi ích của mình.

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

- Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng. Quan hệ pháp luật thuộc

kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp, mỗi kiểu

quan hệ sản xuất có kiểu pháp luật phù hợp. Các quan hệ pháp luật phát triển, biến

đổi theo sự phát triển, biến đổi của quan hệ sản xuất và phục vụ quan hệ sản xuất.

Mặt khác, quan hệ pháp luật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của

cơ sở hạ tầng.

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí. Nói cách khác, quan hệ pháp

luật xuất hiện do ý chí của con người. Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ở

chỗ quan hệ pháp luật là dạng quan hệ cụ thể hình thành giữa những chủ thể nhất

định. Các quan hệ này được hình thành thông qua hành vi có ý chí của các chủ thể. Có

những quan hệ pháp luật mà sự hình thành đòi hỏi cả hai bên chủ thể đều phải thể

hiện ý chí. Ví dụ như quan hệ hợp đồng. Cũng có những loại quan hệ pháp luật được

hình thàh trên cơ sở ý chí nhà nước, ví dụ: quan hệ pháp luật hình sự. Dù là quan hệ

được phát sinh thông qua hành có ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ thì ý chí

đó cũng phải nằm trong khuôn khổ ý chí của nhà nước, và chỉ khi quan hệ pháp luật

được hình thành trên cơ sở phù hợp với ý chí nhà nước nó với được nàh nước công

nhận.

Thông qua ý chí, quan hệ xã hội từ trạng thái vô định (không có cơ cấu chủ thể

nhất định) đã chuyển sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể nhất định).

- Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp

luật, tức là trên cơ sở ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thể chế

hoá, vì thế, quan hệ pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc.

- Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ

pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Đây là

đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật. Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ

của các bên tham gia gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt pháp luật.

- Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật luôn gắn liền với sự

kiện pháp lý. Nói cách khác, chỉ khi có các tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra

trong cuộc sống được ghi nhận trong quy phạm là sự kiện pháp lý và các chủ thể pháp

luật tham gia thì mới xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa là

hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các quy phạm

pháp luật, theo đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo

quy định của quy phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và

nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế nhà nước.

2. Phân loại quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật tồn tại trong xã hội rất đa dạng và phong phú, điều này cho

thấy sự cần thiết phải phân loại chúng. Có các căn cứ để phân loại:

a. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quan hệ pháp

luật được phân chia thành các nhóm lớn tương ứng với các ngành luật như: quan hệ

pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành chính...

b. Căn cứ vào cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, quan hệ pháp

luật được phân loại thành quan hệ pháp luật cụ thể và quan hệ pháp luật chung.

Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể nhất định có

quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Quan hệ pháp luật chung là quan hệ phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật và là

cơ sở của sự hình thành các quan hệ pháp luật cụ thể.

c. Căn cứ vào cách quy định quyền và nghĩa vụ của những bên tham gia, ta có

quan hệ pháp luật phức tạp và quan hệ pháp luật đơn giản.

Quan hệ pháp luật phức tạp là quan hệ mà trong đó các chủ thể tham gia có cả

quyền và nghĩa vụ.

Quan hệ pháp luật đơn giản là quan hệ trong đó thuần tuý một bên chủ thể

tham gia có nghĩa vụ.

d. Căn cứ vào tính chất của những nghĩa vụ được trao cho các bên tham gia, ta 

có quan h pháp lut tích cực và quan hệ pháp luật thụ động. 

Trong quan hệ pháp luật tích cực, bên có nghiã vụ thực hiện nghĩa vụ của mình

bằng hành vi tích cực. Trong quan hệ pháp luật thụ động, bên có nghĩa vụ thực hiện

nghĩa vụ của mình dưới dạng không hành động.

đ. Căn cứ đặc trưng của sự tác động, ta có quan hệ pháp luật điều chỉnh và 

quan h pháp lut bảo vệ. 

Quan hệ pháp luật điều chỉnh là quan hệ pháp luật hình thành trên cơ sở của

quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật bảo vệ gắn bó với những vi phạm pháp luật, được hình

thành trên cơ sở quy phạm bảo vệ trật tự pháp luật. 

II. THÀNH PHN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT 

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.

1. Khái nim ch th quan h pháp luật 

2.1.1. Khái nim ch th quan h pháp luật 

Ch thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói cách 

khác, đó là các n tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa 

v do nhà nước quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá 

nhân, t chức. 

Những người có ý thức và ý chí nhất định sẽ có đủ tư cách để tham gia quan hệ

pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người. Trong quan hệ pháp

luật có sự tham gia của con người hoặc tổ chức của con người. Chủ thể pháp luật có

những phẩm chất riêng biệt nhà nước trao cho là năng lực chủ thể.

Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 

Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể 

được nhà nước thừa nhận, có 

được các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành

vi của mình thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, độc

lập tham gia các quan hệ xã hội.

Có thể nói, năng lực pháp luật được nhà nước thừa nhận mang quyền và nghiã

vụ pháp lý của chủ thể có ở tuyệt đại đa số công dân. Năng lực pháp luật có thể coi là

phần tối thiểu trong năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân.Với năng lực pháp

luật, các chủ thể chỉ tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật hoặc được pháp luật

bảo vệ trong các quan hệ nhất định. Tính thụ động của chủ thể thể hiện ở chỗ là

không tự ra được cho mình các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ

pháp lý mà họ có được trong quan hệ pháp luật cụ thể là do ý chí của nhà nước.

Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể có thể tự bản thân mình thực hiện

các hành vi pháp lý do nhà nước quy định, tự mình tham gia vào các quan hệ xã hội.

Muốn tham gia vào các quan hệ, con người phải có ý thức và ý chí nhất định. Thực tế không phải tất cả mọi người đều có ý thức, ý chí nhất định do đó không phải tất cả mọi người đều có đầy đủ các tiêu chuẩn để tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi hình thành nên quyền chủ thể của quan

hệ pháp luật. Như vậy, khả năng trở thành chủ thể quan hệ pháp luật là thuộc tính

không tách rời của mỗi cá nhân nhưng không phải là thuộc tính tự nhiên, không phải

sẵn có khi người đó sinh ra, mà là những thuộc tính pháp lý. Chúng đều do nhà nước

thừa nhận cho mỗi tổ chức hoặc cá nhân. Chỉ thông qua quan hệ pháp luật ta mới biết

được tổ chức, cá nhân nào có năng lực chủ thể pháp luật để tham gia vào những quan

hệ pháp luật nhất định.

Đối với cá nhân, năng lực pháp luật do nhà nước quy định. Nó xuất hiện kể từ

khi cá nhân đó sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết. Trong một số lĩnh vực, năng lực

pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực

của cá nhân. Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân

đã đạt đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định. Phần lớn pháp

luật các nước đều lấy độ tuổi 18 và tiêu chuẩn lý trí làm điều kiện công nhận năng

lực hành vi cho chủ thể của đa số các nhóm quan hệ pháp luật.

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một

lúc, vào thời điểm tổ chức được thành lập và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế

hoặc văn bản của nhà nước, năng lực hành vi của tổ chức thực hiện thông qua người

đứng đầu cơ quan hoặc người đại diện. 

2.1.2. Các loại chủ thế quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa 

tịch. 

Chủ thể quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa bao gồm cá nhân, pháp nhân.

* Chủ thể là cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài, người không quốc

Công dân là loại chủ thể cá nhân phổ biến và chủ yếu của quan hệ pháp luật.

Người nước ngoài và người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ 

pháp luật theo các điều kiện áp dụng đối với công dân Việt Nam.

* Pháp nhân. 

Pháp nhân là tổ chức dược nhà nước thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp

luật. Pháp nhân là một thực thể nhân tạo được cá nhân hoặc nhà nước dựng lên. Pháp

nhân chỉ xuất hiện khi được nhà nước cho phép, tức là được nhà nước thành lập hoặc

thừa nhận. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào do nhà nước lập ra hoặc thừa nhận

cũng có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý

của một tổ chức. Để được công nhận là pháp nhân tổ chức phải có những điều kiện

sau: 

- Phải là một tổ chức hợp pháp.

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Phải có tài sản riêng, và bằng chính tài sản của mình pháp nhân thực hiện các

quyền và nghĩa vụ về tài sản của mình.

- Pháp nhân nhân danh chính bản thân mình tiến hành các hoạt động (kể cả

hoạt động tố tụng) và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hành động

đó.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật. Đặc

điểm cơ bản trong năng lực chủ thể pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện

ở chỗ nhà nước là chủ thể quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất

của toàn xã hội.

2. Ni dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa bao gồm quyền và nghĩa vụ

chủ thể.

Trong lý luận về nhà nước và pháp luật, vấn đề quyền và nghĩa vụ pháp lý

được xem xét ở 2 góc độ khác nhau: Thứ nhất, dưới góc độ là năng lực pháp luật của

chủ thể thì quyền và nghĩa vụ pháp lý được xem như những thuộc tính của chủ thể

pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ này được Hiến pháp, các luật và văn bản dưới luật

khác quy định. Các quyền và nghĩa vụ này tồn tại với chủ thể, chấm dứt khi chủ thể

không còn. Thứ hai, dưới góc độ kết quả của hoạt động của các chủ thể thì đó là các

quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể tạo ra thông qua việc tham gia các quan hệ pháp

luật cụ thể.

a. Quyn ch th

Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành.

Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định

được pháp luật cho phép.

Quyền chủ thể có những đặc tính sau:

- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.

- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành vi cản trở mình thực

hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh

từ quyền và nghĩa vụ này.

- Khả năng các chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ

lợi ích của mình.

Các thuộc tính kể trên của quyền chủ thể là thống nhất không thể tách rời.

b. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến

hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.

Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm sau:

-     Chủ thể cần phải tiến hành những hành vi bắt buộc nhất định.

-     Việc thực hiện những hành vi bắt buộc nhằm đáp ứng quyền chủ thể của

chủ thể bên kia.

-     Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những hành vi bắt buộc.

Quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai hiện tượng pháp lý không thể thiếu trong

một quan hệ pháp luật cụ thể. Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ thể

luôn thống nhất, phù hợp với nhau. Nội dung, số lượng và các biện pháp bảo đảm

thực hiện chúng đều do nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập trên cơ sở các quy

định đó.

3. Khách th ca quan h pháp luật

Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó đều nhằm

thoả mãn những nhu cầu nhất định về vật chất, văn hoá, tinh thần. Lợi ích mà các bên

hướng tới nhằm đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật là một yếu tố không thể thiếu của quan hệ pháp luật.Từ đó có thể xác định khách thể quan hệ pháp luật như sau:

Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã

hi khác có thể thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì

chúng các ch thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, nghĩa là, vì chúng mà họ thực

hin các quyn và nghĩa v ch thể của mình.

III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ

1.Khái nim s kiện pháp lý

Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 điều

kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.

Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng

thành quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau.

Như vậy, quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là 2 điều kiện chung cho sự

xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.

Tuy nhiên, sự tác động của quy phạm pháp luật đển làm nảy sinh quan hệ pháp

luật là một cơ chế phức tạp, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp

luật giữa các chủ thể nếu có sự kiện pháp lý xuất hiện.

Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời

sng có liên quan vi sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.

Thực chất, sự kiện pháp lý là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong

thực tế, là bộ phận của chúng. Tuy nhiên, không phải sự kiện thực tế nào cũng là sự

kiện pháp lý, sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi pháp luật xác định rõ

điều đó.

2. Phân loại sự kiện pháp lý

vi.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành

Sự biến là những hiện tượng tự nhiên (như thiên tai, chiến tranh hoặc dịch

bệnh...) những hiện tượng này xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng

trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự phát

sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí

của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật, ví dụ: Hành vi ký kết

hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người...

Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

- Căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp

lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý

phức tạp.

Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn

sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất

hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.

Căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan

h pháp lut, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý  làm

chm dứt quan hệ pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro