ly thuyet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Mười điều tâm niệm:

Việt Võ Ðạo sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại .

VVÐS - Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo

VVÐS - Ðồng tâm nhất trí , tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.

VVÐS - Tuyệt đối tôn trọng kỹ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.

VVÐS - Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

VVÐS - Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.

VVÐS - Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.

VVÐS - Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền, bạo lực.

VVÐS - Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.

VVÐS - Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ

II. Ý nghĩa đại cương 10 điều tâm niệm:

Ðiều 1 nói về Hoài bảo và mục đích học võ.

Ðiều 2 nói về Nghĩa vụ đối với môn phái và dân tộc.

Ðiều 3 nói về Tình đoàn kết trong môn phái.

Ðiều 4 nói về võ kỹ và danh dự võ sĩ

Ðiều 5 nói về ý thức dụng võ

Ðiều 6 nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần

Ðiều 7 nói về Tâm nguyện sống.

Ðiều 8 nói về Rèn luyện ý chí.

Ðiều 9 nói về Nếp suy cảm, nghị lực và tính thực tế.

Ðiều 10 nói về Ðức sống và tinh thần cầu tiến.

9. Hảy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ Sư Sáng Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Ðạo ?

Cố võ sư Sáng Tổ tên là Nguyễn Lộc. Người sinh ngày mồng 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là ngoại thành Hà Nội) và qua đờI ngày mồng 4 tháng 4 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là T.P Hồ Chí Mình). Hiện nay di cốt của người được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM (VN).

10. Cố võ sư Sáng Tổ hoàn thành cuộc nghiên cứu Vovinam năm nào Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?

Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên dược tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa Thu năm 1939.

11. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu ? năm nào ?

Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giãng vào đầu mùa Xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc Hà Nội.

12. Hãy cho biết danh tính võ sư Chưởng Môn hiệ.n nay của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo ? Ông sinh năm nào ? Tại đâu ?

Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng là Chưởng Môn thứ hai (hiện nay) của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo. Ông sinh vào mùa Thu năm 1920 tại Hà NộI.

1. Truyền thống võ học của nhân loại diễn tiến ra sao ?

Truyền thống võ học của nhân loại được diễn tiến qua nhiều yếu tố như địa lý, nhân văn, tình trạng xã hội, tranh đấu sử, trình độ tiến hoá.

Có mấy thời kỳ lập võ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.

Có 4 thời kỳ lập võ:

a/ Chiến đấu với cầm thú: vì bản năng sinh tồn khiến người và thú phải tranh đấu để dành lại sự thắng lợi.

b/ Song đấu: võ thuật được coi là lẽ phải để quyết định sự mâu thuẩn của hai người.

c/ Hổn đấu: Kỹ thuật chiến đấu giữa nhiều người với một người, hoặc một người áp đảo nhiều người.

d/ Võ học thâm nhập vào binh pháp: Áp dụng võ học vào quân đội để dựng nước và giữ nước.

2. Do đâu người tiền sử đã chế ra các loại võ như hầu quyền, hổ quyền, mã quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền ?

Do kinh nghiệm thường xuyên phải chiến đấu với cầm thú để bảo vệ sự sinh tồn mà người tiền sử đã chế ra các loại võ như kể trên.

3. Loại hầu quyền, mã quyền, hổ quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền có những đặc điểm gì ?

Ðặc điểm của:

a/ Hầu quyền: Lanh lẹ, chờn vờn, đu đưa, nhảy nhót.

b/ Hổ quyền: Chụp xiết, dữ tợn, chớp nhoáng, sấm sét.

c/ Mã quyền: Trá bại hoặc lùi chạy rồi bất thần đánh ngược lại (cùi chỏ, giò lái, đà đao, hồi mã thương...)

d/ Ðiểu quyền: bất ngờ chụt từ trên cao xuống, giương đông, kích tây, hư hư, thực thực.

e/ Xà quyền: Là là mặt đất, uốn mình tránh nhanh, né gọn, vun vút tấn công.

f/ Ngưu quyền: Húc, xiết, khoá dũng mãnh, dùng sức toàn thân lao người vào đối phương (những thế vật).

4. Do đâu ý thức dụng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ chống với người ?

Do những mâu thuẩn nội tại trong xã hội thị tộc phát sinh như: cưới vợ, chia của, bầu tộc trưởng... mà ý thức dùng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ để chống với người.

5. Ðến lúc võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu còn ảnh hưởng ra sao ?

Ðến khi võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu vẫn còn ảnh hưởng như là quyết định sự thắng bại của một trận đánh lớn (hai vị tướng cầm đầu đánh nhau, tướng bên nào thua trận coi như bên ấy thua luôn, binh sĩ bên thắng ào sang chém giết và thu chiến lợi phẩm.

6. Do đâu phát sinh ra kỹ thuật hổn đấu ?

Do tham vọng tranh chiếm càng ngày càng cao, do ý thức về quyền lợi thị tộc cần phải bảo vệ mỗi ngày một lớn mạnh, kỹ thuật hổn đấu đã phát sinh.

Thời đại nào đã mở màn cho võ học thâm nhập vào binh pháp? Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là ai ?

Tại Việt Nam thời đại đồ sắt, võ học mới thực sự thâm nhập vào binh pháp. Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là danh tướng Lý Thường Kiệt. (trước Lý Tthường Kiệt , dân tộc Việt Nam qua nhiều lần thắng ngoại xâm, song đều nhờ ở tinh thần dân tộc cao độ chớ chưa áp dụng được sự biến ảo của binh pháp để thắng đối phương như Lý Thường Kiệt).

7. Truyền thống Việt Võ Học ra sao ? Có mấy phẩm tính ?

Nhờ địa thế, truyền thống võ học VN rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học VN gồm 3 phẩm tính sau:

1/ Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.

2/ Cương nhu phối triển.

3/ Tổng hợp và hoà điệu các ý thức võ học.

8. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới ? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào ?

Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hoá .

9. Võ thuật có lợi ích gì ?

Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật con bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.

10. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nừa không ?

Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tỉnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không ? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.

11. Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa, võ thuật rất thịnh hành trong giới nào ?

Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa võ thuật rất thịnh hành trong giới tu hành (các vị đạo sĩ, hoà thượng mở rộng của động hoặc chùa chiền để thâu nhận môn đệ).

12. Võ sĩ đạo Nhật Bản bắt nguồn từ đâu ?

Võ sĩ đạo Nhật bản bắt nguồn từ hệ phái Samourai tức là đoàn ngự lâm quân tuyển chọn trong hàng trai tráng quý tộc, có sức vóc vạm vỡ, được huấn luyện võ thuật đến trình độ tinh vi xuất chúng để bảo vệ Nhật Hoàng, chinh phục phản loạn và nắm quyền thống trị dân Nhật (Samourai chỉ là giai cấp tiêu biểu cho võ sĩ đạo Nhật Bản còn Bushido mới chính nghĩa là võ sĩ đạo).

13. Hãy kể những đồng điểm và dị điểm giữa tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ?

So sánh tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ta thấy:

1/ Về đồng điểm: Ái quốc, khí tiết, trọ/ng danh dự, tín nghĩa, kỹ luật, coi nhẹ cái chết.

2/ Về dị điểm: Võ sĩ đạo Nhật Bản thì ỘNhập ThếỢ (tham chánh) tự tôn, tự đại (vì giữ quyền hành) tôn thờ quốc gia qua 1 người, hy sinh cá nhân cho tập thể, khinh thường sự sống.

Còn võ sĩ đạo Việt Nam và Trung Hoa thì ỘXuất ThếỢ, ẩn cư nơi non cao rừng thẩm, giang hồ hành hiệp, nay đây mai đó, biết hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, chớ không vì một cá nhân, nhưng thiếu thực tế, tiêu cực trong hành động, rất quý sự sống.

14. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao ? Về các tôn giáo ra sao ?

Quan niệm của chúng ta về võ sĩ dạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :

Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hoà niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.

Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn igáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thuyết