Ly thuyet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

câu 1: Phân loại Vlan và lợi ích của Vlan

Phân loại VLAN

Port - based VLAN: là cách cấu hình VLAN đơn giản và phổ biến. Mỗi cổng của Switch được gắn với một VLAN xác định (mặc định là VLAN 1), do vậy bất cứ thiết bị host nào gắn vào cổng đó đều thuộc một VLAN nào đó.

MAC address based VLAN: Cách cấu hình này ít được sử dụng do có nhiều bất tiện trong việc quản lý. Mỗi địa chỉ MAC được đánh dấu với một VLAN xác định.

Protocol – based VLAN: Cách cấu hình này gần giống như MAC Address based, nhưng sử dụng một địa chỉ logic hay địa chỉ IP thay thế cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình không còn thông dụng nhờ sử dụng giao thức DHCP.

Lợi ích của VLAN

Tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng: 

VLAN chia mạng LAN thành nhiều đoạn (segment) nhỏ, mỗi đoạn đó là một vùng quảng bá (broadcast domain). Khi có gói tin quảng bá (broadcast), nó sẽ được truyền duy nhất trong VLAN tương ứng. Do đó việc chia VLAN giúp tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng.

Tăng khả năng bảo mật: 

Do các thiết bị ở các VLAN khác nhau không thể truy nhập vào nhau (trừ khi ta sử dụng router nối giữa các VLAN).

 Dễ dàng thêm hay bớt máy tính vào VLAN: 

Việc thêm một máy tính vào VLAN rất đơn giản, chỉ cần cấu hình cổng cho máy đó vào VLAN mong muốn.

Giúp mạng có tính linh động cao: 

VLAN có thể dễ dàng di chuyển các thiết bị. Giả sử trong ví dụ trên, sau một thời gian sử dụng công ty quyết định để mỗi bộ phận ở một tầng riêng biệt. Với VLAN, ta chỉ cần cấu hình lại các cổng switch rồi đặt chúng vào các VLAN theo yêu cầu. 

VLAN có thể được cấu hình tĩnh hay động. Trong cấu hình tĩnh, người quản trị mạng phải cấu hình cho từng cổng của mỗi switch. Sau đó, gán cho nó vào một VLAN nào đó. Trong cấu hình động mỗi cổng của switch có thể tự cấu hình VLAN cho mình dựa vào địa chỉ MAC của thiết bị được kết nối vào.

Câu 2: RIP v1 và RIP v2

Lý thuyết về RIP

RIP được phát triển trong nhiều năm, bắt đầu từ phiên bản 1(RIPv1) và hiện nay là phiên bản 2 (RIPv2).

RIPv1 là một giao thức định tuyến theo Distance Vector, sử dụng số hop làm metric để xác định hướng và khoảng cách cho bất kỳ một liên kết nào trong mạng. Quảng bá toàn bộ bảng định tuyến của nó cho các router láng giềng theo định kỳ là 30 giây.

RIPv1 là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ. Khi RIP router nhận thông tin về một mạng nào đó từ một cổng, trong thông tin định tuyến không có thông tin về subnet mask đi kèm. Do đó, router sẽ lấy subnet mask của cổng để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được từ cổng này. Nếu subnet mask này không phù hợp thì nó sẽ lấy subnet mask mặc định theo lớp địa chỉ để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được.

-Địa chỉ lớp A có subnet mask mặc định là : 255.0.0.0.

-Địa chỉ lớp B có subnet mask mặc định la : 255.255.0.0.

-Địa chỉ lớp C có subnet mask mặc định la : 255.255.255.0.

Khi có một gói tin chuyển đến, nếu có nhiều đường dẫn đến một đích, RIP sẽ chọn đường dẫn có số hop nhỏ nhất. Tuy nhiên số hop chỉ là một metric được dùng bởi RIP, nên giao thức này không phải lúc nào cũng chọn chính xác đường dẫn đến đích. RIP cũng không thể định tuyến cho một gói với metric quá 15 hop. RIPv1 yêu cầu tất cả các thiết bị trên mạng sử dụng cùng subnet mask, vì nó không chứa thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này được xem như Classful Routing.

Các đặc điểm chính của RIP:

-Là giao thức định tuyến theo Distance Vector.

-Thông tin định tuyến là số lượng hop.

-Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị hủy bỏ.

-Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.

RIPv1 là giao thức định tuyến được sử dụng phổ biến vì mọi router đều có hỗ trợ giao thức này. RIPv1 được phổ biến vì tính đơn giản và tính tương thích toàn cầu của nó, nó có thể chia tải ra tối đa là 6 đường có metric bằng nhau.

RIP tránh định tuyến loop đến vô hạn bằng cách giới hạn số lượng hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận. Số lượng hop cho mỗi con đường là 15. Đối với các con đường mà router nhận được từ thông tin cập nhật của router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1 vì router xem bản thân nó cũng là một hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì router sẽ xem như mạng đích tương ứng với con đường này không đến. Ngoài ra, RIP cũng có nhiều đặc tính tương tự như giao thức định tuyến khác. Ví dụ: RIP cũng có split horizon và thời gian holddown để tránh cập nhật thông tin định tuyến không chính xác.

Routing Information Protocol Version 2 (RIPv2)

* Đặc Điểm Của RIPv2:

RIPv2 cung cấp định tuyến cố định, truyền thông tin cố định và truyền thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này cũng được gọi là Classless Routing. Với các giao thức định tuyến Classless, các mạng con khác nhau trong cùng một mạng có thể có các subnet mask khác nhau, điều này được gọi là thao tác subnet mask có chiều dài thay đổi VLSM (Variable-Length Subnet Masking).

RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên vẫn giữ các đặc điểm như RIPv1:

-Là một giao thức theo Distance Vector, sử dụng số lượng hop làm thông số định tuyến.

-Sử dụng thời gian holddown để chống loop với thời gian mặc định là 180 giây.

-Sử dụng cơ chế split horizon để chống loop.

-Số hop tối đa là 16.

Tuy nhiên, với phiên bản RIPv2 thì RIP đã trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ.

RIPv2 có hỗ trợ việc xác minh thông tin định tuyến. Chúng ta có thể cấu hình cho RIPv2 gửi và nhận thông tin xác minh trên cổng giao tiếp của router bằng mã hóa MD5 hay không mã hóa.

RIPv2 gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast 224.0.0.9.

So Sánh RIPv1 và RIPv2

RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo Distance Vector. Nếu có nhiều đường đến cùng một đích thì RIP sẽ chọn đường có số hop ít nhất. Vì vậy, đôi khi con đường mà RIP chọn chưa hẳn là nhanh nhất đến đích.

RIPv1 cho phép các router cập nhật bảng định tuyến của chúng theo chu kỳ mặc định là 30 giây. Việc gửi thông tin định tuyến cập nhật liên tục như vậy giúp cho mạng được xây dựng nhanh chóng. Để tránh loop vô tận, RIP giới hạn số hop tối đa để chuyển gói tin là 16 hop. Nếu một mạng đích nhiều hơn 16 hop thì mạng đó xem như không tới được và gói tin đến đó sẽ bị hủy. Điều này làm giới hạn khả năng mở rộng của RIP. RIPv1 sử dụng cơ chế split horizon để chống lặp vòng. Với cơ chế này, khi gửi thông tin định tuyến ra một cổng, RIPv1 router không gởi ngược trở lại các thông tin định tuyến mà nó học được từ chính cổng đó. RIPv1 còn sử dụng thời gian holdown. Trong suốt khoảng thời gian holdown, router sẽ không cập nhật tất cả các thông tin có số định tuyến xấu hơn về mạng đó.

RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên cũng thừa hưởng những đặc tính trên.

Một số điểm khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2:

RIPv1

Định tuyến theo lớp địa chỉ.

Không gởi thông tin về subnet-mask trong thông tin định tuyến.

Không hỗ trợ VLSM. Vì vậy tất cả các mạng trong hệ thống RIPv1 phải cùng subnetmask.

Không có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.

Gởi quản bá theo địa chỉ 255.255.255.25

RIPv2

Định tuyến không theo lớp địa chỉ.

Có gởi thông tin về subnet mask trong thông tin định tuyến.

Có hỗ trợ VLSM. Nên các mạng trong hệ thống RIPv2 có thể có chiều dài subnet maskkhác nhau.

Có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.

Gửi quản bá theo địa chỉ 224.0.0.9 nên hiệu quả hơn.

câu 3: VI – Định tuyến tĩnh và định tuyến động

- Định tuyến tĩnh

Định tuyến tĩnh do người quản trị phải cấu hình cố định các thông tin đến các mạng khác cho router.Quyết định định tuyến tĩnh không dựa trên sự đánh giá lưu lượng và topo mạng hiện thời.Trong môi trường IP các bộ định tuyến không thể phát hiện ra các bộ định tuyến mới, chúng chỉ có thể chuyển gói tin tới các bộ định tuyến được chỉ định của nhà quản lý mạng.Khi cấu trúc mạng có bất kì thay đổi nào thì người quản trị mạng phải xóa hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router. Các đường đi này là cố định nên trong hệ thống mạng lớn việc bảo trì bảng định tuyến cho router tốn rất nhiều thời gian.Định tuyến tĩnh là cách định tuyến không linh hoạt nên thường phù hợp với hệ thống mạng nhỏ hoặc tuyến đơn ít có biến đổi về thông tin định tuyến.

Hoạt động của định tuyến tĩnh gồm ba bước chính sau:

Người quản trị cấu hình các đường đi cố định cho router.

Router cài đặt các thông tin này vào bảng định tuyến.

Gói tin được định tuyến theo các đường cố định đã được cài đăt.

Lệnh ip route dùng để cấu hình đường cố định cho router :

ip route dest_net subnet_mask interface [distance_metric]

dest_net : là địa chỉ cần được định tuyến.

subnet_mask : là subnet mask của dest_net.

interface : có thể là cổng ra hoặc là địa chỉ IP của trạm kế.

distance_metric : là chỉ số ưu tiên khi định tuyến.

Mặc định khi cấu hình cho cổng ra có chỉ số ưu tiên là 0, địa chỉ ip của trạm kế là 1. Chỉ số ưu tiên càng nhỏ thì độ ưu tiên càng lớn.

- Định tuyến động

Định tuyến động lựa chọn tuyến dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đoán và tuyến đường có thể thay đổi khi topo mạng hoặc lưu lượng mạng thay đổi. Thông tin định tuyến được cập nhật tự động vào trong các bảng định tuyến của các node mạng trực tuyến, và đáp ứng tính thời gian thực nhằm tránh tắc nghẽn cũng như tối ưu hiệu năng mạng.Định tuyến động phù hợp đối với mạng lớn,thường biến đổi trong quá trình hoạt động.

Giao thức định tuyến được sử dụng để giao tiếp giữa các router với nhau . Giao thức định tuyến cho phép router chia sẻ các thông tin định tuyến mà nó biết cho các router khác.Từ đó router có thể xây dựng và bảo trì bảng định tuyến của nó.Một số giao thức định tuyến động thường được sử dụng như : RIP, IGRP,EIGRP,OSPF,BRP.

Giao thức được định tuyến thì được sử dụng để định hướng dữ liệu của người dùng.Giao thức được định tuyến sẽ mô tả các thông tin về địa chỉ lớp mạng để gói tin có thể truyền từ host này đến host khác.Các giao thức được định tuyến như IP, IPX.

Hệ thống tự quản (AS : Autonomous system) là một tập hợp các mạng hoạt động dưới cùng cơ chế quản trị về định tuyến.Từ bên ngoài nhìn vào AS như là một đơn vị.Với hệ thống tự quản AS,toàn bộ hệ thống mạng toàn cầu sẽ được chia thành nhiều hệ thống mạng nhỏ hơn.Mỗi AS có một số AS riêng và có cơ chế quản trị riêng của mình.Giao thức được sử dụng bên trong mỗi AS gọi là giao thức định tuyến nội vi IGP (Interior Gateway Prototcol).Để thực hiện định tuyến giữa các AS với nhau chúng ta phải sử dụng một giao thức riêng gọi là giao thức định tuyến ngoại vi EGP (Exterior Gateway Protocol).

VII – Chức năng của DHCP

DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức Cấu hình Host Động được thiết kế làm giảm thời gian chỉnh cấu hình cho mạng TCP/IP bằng cách tự động gán các địa chỉ IP cho khách hàng khi họ vào mạng. Dich vụ DHCP là một thuận lới rất lớn đối với người điều hành mạng. Nó làm yên tâm về các vấn đề cố hữu phát sinh khi phải khai báo cấu hình thủ công.

Nói một cách tổng quan hơn DHCP là dich vụ mang đến cho chúng ta nhiều lợi điểm trong công tác quản trị và duy trì một mạng TCP/IP như:

+ Tập chung quản trị thông tin về cấu hình IP.

+ Cấu hình động các máy.

+ Cấu hình IP cho các máy một cách liền mạch

+ Sự linh hoạt

+ Khả năng mở rộng.

VIII – Chức năng của IIS

IIS là viết tắt của từ Internet Information Services Microsoft Internet Information Services (các dịch vụ cung cấp thông tin Internet) là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên nền Hệ điều hànhWindow nhằm cung cấp và phân tán các thông tin lên mạng, nó bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP Server,…

Nó có thể được sử dụng để xuất bản nội dung của các trang Web lên Internet/Intranet bằng việc sử dụng “Phương thức chuyển giao siêu văn bản“ -Hypertext Transport Protocol (HTTP).

Nhiệm vụ của IIS là tiếp nhận yêu cầu của máy trạm và đáp ứng lại yêu cầu đó bằng cách gửi về máy trạm những thông tin mà máy trạm yêu cầu.

Có thể sử dụng IIS để: Xuất bản một Website của bạn trên Internet • Tạo các giao dịch thương mại điện tử trên Internet (hiện các catalog và nhận được các đơn đặt hàng từ nguời tiêu dùng) • Chia sẻ file dữ liệu thông qua giao thức FTP.Cho phép người ở xa có thể truy xuất database của bạn (gọi là Database remote access).Và rất nhiều khả năng khác …

IX – Chức năng của DNS

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.

Chức năng của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

X- Chức năng các tầng trong mô hình OSI

Tầng 1 : Tầng vật lý ( Physical Layer) :

Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng.

Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer)

Đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (frame) giữa hai máy tính có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu nhận

Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)

Đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.

Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer)

Đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.

Tầng 5: Tầng giao dịch (Session Layer)

Cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng.

Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer)

Đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau. Thông thường các mày tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định dạng riêng của nó.

Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer)

Cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser, các Mail User Agent hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server, các FTP Server, các Mail server

XI - Trình bày chức năng và nguyên lý hoạt động của Router

Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.

XII - Ưu  nhược điểm của cáp quang

Ưu điểm

Mỏng hơn- Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.

Dung lượng tải cao hơn- Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn.

Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.

Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.

Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.

Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính.

Không cháy - Vì không có điện xuyên qua Cáp quang, vì vậy không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra.

Nhược điểm

Nối cáp khó khăn, dây cáp dẫn càng thẳng càng tốt.

Chi phí - Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối cao hơn so với cáp đồng.

XIII - Trình bày khái niệm Collision Domain và Broadcast domain

Collision domain: Miền xung đột được định nghĩa là các đoạn mạng Ethernet hay Fast Ethernet nằm giữa một cặp Bridge hay các thiết bị lớp 2 khác. Vì lý do đó toàn bộ lưu lượng chia sẻ chung đường tuyền kết nối đến thiết bị lớp 2. Trong miền xung đột một thiết bị gửi tín hiệu đến Hub (bộ tập trung) thì tất cả các thiết bị khác đều nhận được. Các Hub mở rộng Collision domain, trong khi đó các Bridge và Switch tạo ra các Collision domain.

Broadcast domain: Gọi là miền quảng bá, nó là một vùng trong đó thông tin được gửi tới tất cả các thiết bị được kết nối. Thiết bị giới hạn miền quảng bá là các Router. Và cũng chính Router tạo ra các miền quảng bá. Như vậy mỗi một giao diện của Router là một Broadcast domain. Một Broadcast domain có thể gồm nhiềuCollision domain .

Ví dụ Ethernet LAN (Local Area Network) là các miền quảng bá, mọi thiết bị kết nối vào mạng LAN đều có thể gửi thông tin tới các thiết bị khác trong mạng. Ngoài ra các thiết bị như Repeater, Hub chúng mở rộng mạng LAN tức là mở rộng miền quảng bá. Các thiết bị như Bridge, Switch làm nhiệm vụ kết nối các LAN với nhau nên chỉ mở rộng miền quảng bá chứ không ngăn được các bản tin phát quảng bá.

XIV - So sánh đặc điểm cơ bản giữa RIP và Static

Static NAT dịch một private ip thành một public ip. Cho phép User từ bên ngoài có thể truy cập được PC xác định trong LAN.

Giả sử trong LAN ta có một WebServer, một MailServer , vậy làm sao một user từ ngoài có thể truy cập vào nó khi mà NAT đã dấu đi tất cả các IP trong LAN??? Vấn đó sẽ được giải quyết bởi Static NAT - nó chỉ cho phép truy cập nhiều dịch vụ bên trong (webserver, mailserver) với điều kiện những dịch vụ đó hoạt động trên các port khác nhau. Đây là cách mà static NAT dịch một private thành public ip.

XV - trình bày nguyên lý định tuyến gói tin khi 1 gói tin đi vào 1 interface của router.

Rip sử dụng metric là số hộp gói tin đi qua trước khi đến đích. Giá trị của metric= 0 nếu mạng đó kết nối trực tiếp với router và bằng 16 nếu mạng đó không thể kết nối (unreachable)

- Ngay sau khi cấu hình RIP gửi 1 packet có chứa gói tin yêu cầu qua các interface đã được thiết lập RIP của router. Quá trình RIP cứ thế lặp đi lặp lại, đợi các gói tin yêu cầu hoặc các gói tin trả lời từ các router khác. Những router hàng xóm nhận yêu cầu trả lời 1 packet có chứa routing updates.

- Khi những router gửi yêu cầu nhận đc 1 response message, nó xử lý các thông tin chứa trong đó, nếu 1 entry route cụ thể đc đi kém trong gói tin trả lời là mới, nó sẽ đc thêm vào bảng định tuyến cùng với địa chỉ IP của router vừa gửi trả lời. Địa chỉ IP này đc đọc từ trường địa chỉ của routing updates.

- Nếu đã có 1 entry định tuyến được thêm vào từ trước, thì entry này sẽ chỉ thay thế entry cũ khi và chỉ khi hop count của nó nhỏ hơn hop count trong entry cũ.

- Nếu hop count này lớn hơn và next hop router đc giữ nguyên, entry định tuyến này sẽ trở thành “unreachable” trong 1 khoảng thời gian hold down nhất định. Hết khoảng thời gian đó, nếu như hop count trong entry mới nhận đc vẫn cao hơn hop count cũ, metric này sẽ được chấp nhận.

XVI - Hãy so sánh chức năng của Hub và Switch.

Hub và switch có cùng vai trò trên mạng. Mỗi thiết bị đều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu. Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém). Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi. Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.

XVII - u đặc điểm của DHCP và wiless:

Đặc điểm chính của DHCP

Có 3 cơ chế dùng để cấp phát 1 địa chỉ IP cho Client

- cấp phát tự động

DHCP tự động chọn 1 địa chỉ IP trong dải địa chỉ được cấu hình và cấp địa chỉ IP đó cố định, không thay đổi cho 1 client.

- cấp phát cố định: địa chỉ IP của 1 client do người quản trị mạng quyết định, DHCP chỉ truyền địa chỉ này cho client đó.

- cấp phát động: DHCP cấp và thu hồi lại 1 địa chỉ IP của client theo 1 khoảng thời gian giới hạn,

Trong phần này chúng ta tập chung vào cơ chế cấp phát động, một số cấu hình đc liệt kê như sau:

Subnet mask;  router; tên miền; server DNS; WINS server

Chúng ta có thể tạo trên DHCP server nhiều dải địa chỉ IP và thông số như trên tương ứng. mỗi 1 dải địa chỉ dành riêng cho 1 subnet IP. Điều này cho phép có thể có nhiều DHCP cùng trả lời và IP client có thể di động. Nếu có nhiều server cùng trả lời thì client có thể chọn 1 trả lời duy nhất.

Đặc điểm của wiless

1. Đặc điểm của wireless USB

- Truyền/nhận dữ liệu tốc độ cao (~480Mbps ~ wire USB 2.0)

- Công suất tiêu thụ thấp tăng thời gian hoạt động của thiết bị

- Thuận tiện trong sử dụng, ứng dụng đa dạng, thích ứng với các thiết bị sử dụng wired USB.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro