ly thuyet b2b

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2: Mô hình tổ chức công nghệ giao dịch TMĐT B2B

I:Các mô hình gdịch qua website B2B

Các loại hình giao dịch B2B cơ bản

-Loại hình giao dịch bên ban chủ đạo: Một người bán cho nhiều người mua (một đến nhiều)

-Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo: Một người mua từ nhiều người bán (nhiều đến một)

-Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch): Nhiều người bán cho nhiều người mua (nhiều đến nhiều)

- Loại hình thương mại hợp tác: Truyền thông và chia sẽ thông tin, thiết kế, và lập kế hoạch giữacác đối tác kinh doanh

Một-đến-nhiều và nhiều-đến-một - Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces)

Đây là loại hình thị trường TMĐT lấy trung tâm là doanh nghiệp (Company-centric EC): HĐKD tập trung quanh một DN đơn lẻ.

– Trong loại thị trường điện tử lấy trung tâm là doanh nghiệp được gọi là Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces)

– Nhiều hoạt động TMĐT trên thị trường một-đến-nhiều và nhiều-đến-một cần đến sự tham gia của trung gian. Song người mua hoặc người bán tự thuê người trung gian, kiểm soát việc mời ai tham gia thị trường nên thị trường vẫn gọi là thị trường điện tử tư nhân.

Thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều: Sàn giao dịch

– Trong thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều, nhiều người mua và nhiều người bán gặp gỡ nhau. Thị trường điện tử loại nhiều đến

nhiều bao gồmmột số loại: cộng đồng thương mại hay sàn giao dịch thương mại, được gọi chung là sàn giao dịch.

Sàn giao dịch thường được sở hữu hay thực hiện bởi một thành phần thứ ba hay một consortium, trong đó nhiều người mua và người bán tham gia các giao dịch điện tử với các đối tác khác; cũng có thể gọi là cộng đồng thương mại (trading communities) hay sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)

– Sàn giao dịch được mở cho tất cả các bên quan tâm (người mua và người bán) nên được gọi là thị trường điện tử công cộng hay Sàn giao dịch công cộng (Public e-marketplaces; Public Exchange).

Thương mại cộng tác (Collaborative Commerce)

– Hợp tác về truyền thông, thiết kế, lên kế hoạch, và chia sẻ thông tin giữa các đối tác kinh doanh (các mối quan hệ này không trực tiếp là các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính)

Thương mại điện tử B2B2C

– Làtrường hợp đặc biệt của B2B.

– Với B2B2C, một doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác, nhưng bán các lượng nhỏ cho người tiêu dùng cá nhân

A.Một đến nhiều: Thị trường điện tử bên bán (Sell-side e-marketplace)

• Một thị trường điện tử (e-marketplace) dựa trên cơ sở Web, trong đó một DN bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp theo hình thức catalog điện tử hoặc đấu giá, thường thông qua mạng ngoại bộ (Extranet)

• Khách hàng có thể là DN hoặc người tiêu dùng cá nhân.

Cấu trúc của mô hình Thị trường điện tử bên bán:

• Tương tự như cấu trúc của mô hình TMĐT B2C, sự khác nhau căn bản thể hiện trong quá trình thực hiện

Những người bán trong thị trường bên bán B2B

• Người bán trong thị trường bên bán có thể là các nhà sản xuất click-and-mortar hay các nhà trung gian

• Nhà trung gian có thể là doanh nghiệp TMĐT thuần túy

Dịch vụ khách hàng

• Người bán hàng trực tuyến có thể cung cấp những dịch vụ khách hàng phức tạp

• Các dịch vụ phục vụ khách hàng lựa chọn, đặtmua, thỏa thuận về vận chuyển cũng thuận lợi hơn

Ba phương thức bán chính:

1. Bán trực tiếp từ catalog.Thí dụ: BigBoxx bán hàng trực tiếp

2. Bán thông qua đấu giá kỳ hạn (giá tăng dần).vdụ:GM bán các phụ tùng cũ

3. Bán một tới một, thường thông qua các hợp đồng dài hạn.Thí dụ: Moai Technologies

1. Bán trực tiếp qua catalog

Các DN sử dụng Internet bán hàng trực tiếp từ các catalog trực tuyến

• Một DN có thể đưa ra một catalog cho tất cả các khách hàng hoặc một catalog đặc chế (customized catalog) cho một nhóm khách hàng (thường là cả hai)

• Mô hình này không phù hợp với khách hàng là các DN lớn hoặc mua thường xuyên bởi trong trường hợp này các thông tin đặt hàng được lưu trữ trong CSDL trên máy chủ của người cung ứng và khó có thể tích hợp với hệ thống thông tin hợp tác của người mua

• Để thuận tiện cho bán hàng trực tiếp, người bán có thể cung cấp cho mỗi người mua một giỏ hàng riêng có khả năng lưu trữ các thông tin đặt hàng có thể tích hợp với HTTT của người mua. Điều này rất quan trọng trong trường hợp người mua ghé thăm nhiều Site trong một khu phố mua sắm điện tử (shopping mall)

• Một số người bán còn cung cấp các trang web hoặc các catalog dành riêng cho các khách hàng lớn của họ (Staples.com)

Lợi ích và khó khăn của bán hàng trực tiếp qua catalog

• Những lợi ích chính

– Giá thành xử lý đơn đặt hàng thấp và giảm thiểu các công việc liên quan tới giấy tờ

– Tăng nhanh chu trình đặt hàng

– Giảm lỗi trong quá trình xử lý đặt hàng và cấu hình sản phẩm

– Giảm giá thành tìm kiếm sản phẩm cho người mua

– Giảm giá thành tìm kiếm người mua cho người bán

– Người bán có thể quảng cáo và truyền thông trực tuyến

– Giảm chi phí hậu cần, tổ chức

– Khả năng đưa ra những catalog khác nhau và những giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau

• Một số khó khăn

– Làm sao tìm được kh.hàng trực tuyến

– Vấn đề mâu thuẫn kênh phân phối

– Nếu sử dụng cơ sở hạ tầng mạng EDI truyền thống sẽ làm tăng chi phí mua của khách hàng

– Phải có một lượng khách hàng

Thí dụ: BigBoxx - Trung gian ảo bán trực tiếp qua catalog

2. Bán qua đấu giá

• Sử dụng đấu giá phía bên bán (Đấu giá kỳ hạn – Forward Auction), đem lại lợi ích cho bên bán:

– Tạo thu nhập: tăng kênh bán, mở rộng cơ sở khách hàng, tăng doanh thu

– Tkiệm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận

– Tăng lần truy cập, thời gian truy cập, sự gắn bó của người dùng với trang Web, do vậy tăng mua hàng

– Tăg và giữ thàh viên. Mỗi thàh viên mới đăg ký có thể là 1 kh.hàng tương lai.

– Phần mềm đấu giá cho phép ghi nhận, tìm kiếm, báo cáo các hoạt động đấu giá mới để phân tích, sử dụng trong tương lai

• Bán thông qua đấu giá có thể được thực hiện trên site riêng của công ty hoặc qua trung gian

• Bántừ site của công ty

– Đối với các công ty lớn, thường xuyên tiến hành bán đấu giá, thì việc lập site đầu giá riêng của mình là có ý nghĩa.

– Công ty phải chi phí cho cơ sở hạ tầng, điều hành và bảo trì site đấu thầu

– Nếu công ty đã có site bán hàng từ catalog điện tử thì chi phí tổ chức kênh bán đấu giá thêm vào là không lớn

– Với các công ty nhỏ nên bán đấu giá qua trung gian.

Thí dụ: General Motor

• Sử dụng nhà trung gian

Một nhà trung gian tổ chức đấu thầu cho người bán, có thể từ site của nhà trung gian, từ site của người bán hoặc từ một sàn giao dịch công cộng (cho các doanh nghiệp nhỏ).

Sử dụg sàn giao dịch có nhiều ưu thế:

• Không cần các nguồn lực bổ sung (phần cứng, phần mềm, đội ngũ IT…), rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới thị trường.

• Thương hiệu của người bán (chứ không phải của người tổ chức đấu giá) được gắn với sự kiện tổ chức đấu giá.

• Nhà trug gian có khả năg cug cấp nhiều dịch vụ bổ sung: Tích hợp các luồng thông tin và lo hậu cần, tính cước vận chuyển, dịch vụ thu thập, xử lý và bảo mật các dữ liệu hóa đơn, thanh toán…

Thí dụ: asset-auctions.com

3. Hợp đồng dài hạn

– Bên mua thỏa thuận với bên bán các điều kiện về giá cả, số lượng, phương thức thah toán, vận chuyển và chất lượng

– Lợi ích của qtrị các hợp đồng dài hạn:

• Giảm thgian và công sức thương lượng

• Thuận tiện cho việc phát triển và phân tích (xử lý) các hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

• Cung cấp công cụ quản lý việc thực hiện đúng các hợp đồng

• Cóthể tchuẩn hoá các hợp đồng mua bán

• Kiểm soát giúp xác định nguyên nhân của những rủi ro liên quan tới hợp đồng

• Tăng khả năng đồng thuận trong quá trình thực hiện

– Th.hiện hợp đồg dài hạn cho phép DN ứng dụng các công cụ phần mềm trong việc quản lí phí, thương lượng và quản lí các nguồn cung ứng và mua sắm đtử

• Quản lý phí

– Với các hợp đồng dài hạn, DN có thể sử dụng các phần mềm quản lí phí đối với các hoạt độg mua ban theo thời gian thực

– Các phần mềm được thiết kế phù hợp với yêu cầu của DN có khả năng phân tích các loại chi phí đáp ứng tiêu chí khác nhau: mức độ phức tạp của dữ liệu, đa dạng về vị trí địa lí, và phù hợp với nhiều loại đối tác

• Thươg lượg và qlý các nguồn cug ứg

– DN cóthể triển khai các giải pháp sử dụng các phần mềm quản lí nguồn cung ứng có tính linh hoạt trong việc tạo ra các kịch bản thương lượng phù hợp với các loại hình tổ chức khác nhau, trong từng tình huống khác nhau và đối với từng ngành công nghiệp khác nhau

• Quản lí mua sắm điện tử

– Các hệ thốg quản lí mua sắm đtử được sử dụng không chỉ thực hiện các mua sắm trực tuyến mà còn kết nối trực tiếp các DN và quá trình của họ với các nhà cung ứng và quản lý việc tương tác giữa họ

B.Nhiều đến một (hay một từ nhiều): Thị trường điện tử Bên mua và mua sắm điện tử

• Khimột người mua hàng tìm đến thị trường bên bán, bộ phận mua hàng của người mua sẽ nhập dữ liệu một cách thủ công vào máy tính của họ, rồi tiến hành tìm kiếm các cửa hàng (e-store), các phố bán hàng trực tuyến (e-mall) để so sánh nhà cung ứng, sản phẩm. Quá trình này rất chậm và tốn nhiều chi phí

• Đối với các DN lớn (mua nhiều), giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình một thị trường điện tử riêng (gọi là thị trường điện tử bên mua) và mời những người bán hàng duyệt xem và đáp ứng các yêu cầu của họ (thí dụ: GM)

• Hoạt động mua hàng hoá dịch vụ của DN được gọi là hoạt động mua sắm (procurement) thường được các đại diện mua hàng (purchasing agent, corporate buyer) thực hiện

Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịchvụ trong Thị trường bên Mua

Phương pháp mua sắm được các DN áp dụng phụ thuộc vào:

– Loại hàng hóa và dịch vụ (Mua cái gì)

– Nơi nua (Mua ở đâu)

– Số lượng mua (Mua bao nhiêu)

– Giá trị lô hàng (Cần bao nhiêu tiền)...

• Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể:

– Tiến hàh đấu thầu trog một hthống, nơi mà các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau

– Mua trực tiếp từ nhà sxuất, nhà pphối bán buôn hay bán lẻ từ catalog đtử của họ, hoặc có thể thôg qua các thoả thuận

– Mua từ catalog của nhà trung gian (nhà trung gian đã tích hợp những catalog của nhiều người bán)

– Mua từ catalog nội bộ của người mua, trong đó tích hợp các catalog của người bán đã được công ty xem xét đồng ý, bao gồm giá cả đã thoả thuận

– Mua ở các site đấu giá tư nhân, nơi mà công ty tham gia với tư cách như một trong các công ty khác.

– Kết hợp vào hệ thống mua theo nhóm. Hệ thống này tích hợp nhu cầu của nhiều người tham gia, sau đó tiến hành mặc cả giá hoặc tổ chức đấu thầu.

– Mua trênmột sàn gdịch (exchange),or phố mua bán (Industrial mall) của ngàh

– Hợp tác với các nhà cung ứng để chia sẻ thông tin bán hàng và tồn kho, nhằm giảm chi phí tồn kho và tiến hành phân phối Just-in-Time

• Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cơ bản trong Thị trường bên Mua

1. Mua sắm điện tử

2. Đấu giá ngược

3. Một số phương pháp khác

1. Mua sắm điện tử (e-procurement)

– Vìmua sắm truyền thống kém hiệu quả nên từ lâu các nhà quản trị doanh nghiệp luôn tìm các cách thức cải thiện, nâng cao hiệu quả quá trình này.

– Công nghệ thông tin - viễn thông, thương mại điện tử là một cơ hội đặc biệt cho mục đích đó: Mua sắm điện tử

Mua sắm điện tử: Sự mua sắm điện tử hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp.

- Quá trìnhmua sắm điện tử thể hiện qua sơ đồ sau:

Mục đích và lợi ích của mua sắm đtử

– Tăg năg suất của các đại diện mua hàng

– Giảm giá mua thấp thông qua tiêu chuẩn hoá sản phẩm, mua qua đấu thầu, chiết khấu giá do khối lượng lớn và tập hợp đơn mua

– Cải thiện luồg ttin và quản lý (Thông tin về nhà cung ứng, thông tin giá cả…)

– Tối thiểu hoá mua sắm từ những nhà cung ứng không có hợp đồng

– Hoàn thiện quá trình thanh toán và tiết kiệm (cho người bán) nhờ phương thức thanh toán hóa đơn điện tử trả ngay

– Thiết lập quan hệ cộng tác có hiệu quả với các nhà cung cấp

– đbảo pphối kịp thời, mọi lúc, mọi nơi

– Giảm thời gian đặt hàng, thực hiện đơn hàng nhờ tự động hóa.

– Giảm yêu cầu về kỹ năng và nhu cầu về đào tạo đối với các đại diện mua hàng

– Giảm số lượng nhà cung cấp

– Quá trìnhmua sắm đơn giản hơn và nhanh hơn

– Tăng nhanh quá trình thỏa thuận và giải quyết bất đồng liên quan đến hóa đơn

– Giảm chi phí xử lý quản lý cho mỗi đơn hàng đến 90%

– Tìmđược các nhà cung ứng và bán hàng có thể cung cấp hàng nhanh hơn, rẻ hơn

– Tích hợp quá trình kiểm tra ngân sách vào trong quá trình thu mua

– Giảm thiểu lỗi do con người trong quá trình mua và vận chuyển hàng hóa

- Theo dõi và điều chỉnh những hàng vi mua hàng

• Hệ thống e-procurement khá dễ trkhai

• Ítxẩy ra xung đột kênh khi triển khai hệ thống này

• Tồn tại nhiều gói phần mềm và các thành phần cơ sở hạ tầng khác cần cho hệ thống trên thị trường với giá cả hợp lý

• MROsthường là mục đích đầu tiên của e-purchasing, tuy nhiên có thể sử dụng hệ thống này để cải thiện mua sắm các hàng hóa đầu vào trực tiếp. Các quá trình thường làm bằng tay, như tạo lập các thông số, yêu cầu báo giá, mời thầu, phát hành phiếu mua hàng, nhận hàng hoá, thanh toán…có thể xúc tiến nhanh hơn thông qua tự động hóa

• Hệ thống mua sắm các hàng hóa đầu vào trực tiếp có hiệu quả nhất liên quan đến triển khai thương mại điện tử hợp tác gắn với chuỗi cung ứng (các phần sau)

2. Đấu giá ngược (đấu thầu)

• Một trong các phương pháp chính của mua sắm điện tử là thông qua đấu giá ngược (mô hình bỏ thầu hay đấu thầu)

• Để tổ chức đầu thầu, người mua (công ty lớn) có thể mở một chợ điện tử củamình và mời các nhà cung ứng tiềm năng đến tham gia đấu thầu.

• Mẫu (hay văn bản) mời tham gia đấu thầu được gọi là request for quote (RFQ).

• Đấu thầu truyền thống nhiều thường là đấu thầu hạn chế. Đấu thầu điện tử là đấu thầu mở cho tất cả các nhà cung ứng cạnh tranh

• Chính phủ và các công ty lớn thường áp dụng ủy quyền đấu thầu (qua bên thứ ba), điều này cho phép tkiệm chi phí đáng kể

• Tiến hành đấu giá ngược

– Ápdụng các Danh mục trực tuyến (Online Directories). Các danh mục này liệt kê các văn bản mời thầu mở (Open requests for quote - RFQs). Cách giải quyết khác là sử dụng các trình ẩn phần mềm tìm kiếm (Monitoring Sofware agents).

– Một phương thức khác là sử dụng nhà trung gian đấu thầu, tương tự như đấu giá thuận (Các site như General Electric GXS, A-Z Used Computers, Free Market..). Vì tiến hành đấu giá ngược làmột quá trình rất phức tạp, nên việc sử dụng nhà trung gian được nhiều công ty lựa chọn

– Quá trình đấu giá có thể kéo dài trong một ngày hay nhiều hơn

– Người đấu giá có thể đưa giá ramột lần, nhưng người đấu giá có thể xem giá thấp nhất và ra giá lại vài lần

So sánh đấu giá ngược giai đoạn trước và sau khi có Internet

Quá trình đầu thầu trước khi có Inter

Quá trình đầu thầu sau khi có Internet

Người mua chuẩn bị mô tả sản phẩm cần mua trên giấy. Mô tả bao gồm các thông số, hình ảnh, tiêu chuẩn chất lượng, ngày nhận hàng và phg thức thanh toán

Người mua tập hợp thông tin sản phẩm một  cách tự động từ các nguồn trực tuyến và sắp đặt chúng trên cổng thông tin an toàn của  công ty

Người mua thông báo HSMT (RFQ) qua báo chí, thư trực tiếp, fax hoặc điện thoại

Người mua gửi thư điện tử đến các nhà

cung ứng được lựa chọn, mời họ xem các  dự án thầu. Nhiều nhà cung ứng thường  xuyên theo dõi các site mời thầu

Các nhà cung ứng có quan tâm đến đầu thầu yêu cầu nhận được thông tin chi tiết  hơn qua bưu điện hoặc người chuyển tin

Người mua xác định các nhà cung ứng tương lai trong số những người trả lời thông báo RFQ trực tuyến và mời các nhà cung  ứng tham gia đấu thầu dự án. Các nhà thầu tải thông tin từ trang Web 

Các nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu. Họ có thể hỏi công ty về thông tin bổ sung. Đôi khi có các thay đổi về thông số. Các thay đổi này cần được thông báo đến tất  cả các nhà thầu. 

Các nhà thầu chuẩn bị dự thầu. Họ có thể

hỏi thêm thông tin về HSMT. Yêu cầu về ttin bổ sung được thực hiện trực tuyến. Các thay đổi về thông số được thông báo  đến các nhà thầu qua mạng

Các nhà thầu gửi Hồ sơ dự thầu bằng giấy, thường làm thành nhiều bản sao,

trước một thời điểm quy định nào đó

Các nhà thầu gửi Hồ sơ dự thầu trên các  khuôn mẫu điện tử. Các nhà thầu tiến hành  đấu thầu theo thời gian thực (real time) hoặc chậm sau (delayed)

HSMT được đánh giá, thường bởi nhiều phòng ban chức năng (gọi là giai đoạn

chấm thầu). Việc liên lạc và thông báo được thực hiện qua thư từ hoặc fax

Hồ sơ dự thầu được đánh giá, thường bởi

nhiều phòng ban chức năng đồng thời, Việcliên lạc và thông báo và thỏa thuận để đạt được “thương vụ tốt nhất” được thực hiện qua mạg điện tử

Người mua gửi hợp đồng đến người trúng thầu. Th.báo được thực hiện qua bưu điện

Ng mua gửi hợp đồng đến người trúg thầu. Thông báo được thực hiện trực tuyến

Ví dụ đấu giá ngược: General Electric’s TPN

• Người tiên phong trong việc áp dụng hình thức đấu giá ngược

• Tạo ra một cuộc cách mạng mua sắm tại GE-Trading Process Network (TPN) Post

– Trong hệ thống trực tuyến này, bộ phận cung ứng nhận những yêu cầu điện tử từ những khách hàng nội bộ và gửi những gói thầu tới nhà cung cấp trên toàn thế giới thông qua Internet

– Hệ thống tự động thu hút và gắn bó họ với những form điện tử yêu cầu

3. Một số phpháp mua sắm đtử khác

– Chợ điện tử nội bộ

– Mua hàng theo nhóm

– Mua từ nhà phân phối điện tử

– Mua hàng hóa trực tiếp (Direct Goods)

– Trao đổi điện tử hàng đổi hàng (e-Bartering)

Thị trường điện tử nhiều đến nhiều

Sàn giao dịch điện tử B2B

Giới thiệu

-Thuật ngữ Sàn giao dịch điện tử muốn nói đến cổng giao dịch thương mại mở cửa cho tất cả các phía quan tâm (nhiều người bán và nhiều người mua), sử dụng một nền công nghệ chung và được bên thứ ba hoặc các consortia công nghiệp quản lý.

- Sàn giao dịch điện tử được biết đến dưới nhiều tên gọi: chợ điện tử (e-marketplaces), thị trường điện tử (e-markets), sàn giao dịch thương mại (trading exchanges), cộng đồng thương mại (trading communities), trung tâm trao đổi (exchange hubs), sàn giao dịch Interrnet (Interrnet exchanges), chợ mạng (net marketplaces) và cổng B2B (B2B portals)

-Ngoài việc tổ chức các hoạt động thương mại, các Sàn giao dịch còn duy trì các hoạt động cộng đồng như phân phối tin tức công nghiệp, tài trợ các nhóm thảo luận trực tuyến, tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Các sàn giao dịch cũng cung cấp các dịch vụ như thanh toán và logistics

Phân loại Sàn giao dịch điện tử

• Phânloại Sàn giao dịch điện tử có thể dựa trên một số cách khác nhau. Cách phân loại dưới đây dựa trên 2 tiêu chí:

– Hàng hóa đầu vào trực tiếp (Direct goods) hay gián tiếp (Indirrect goods - MRO)

– Mua bán trao ngay (Spot Purchasing, Spot Sourcing) hay mua theo hợp đồng dài hạn (Long time Contract

Purchasing, Strategic Sourcing, Sistematic Sourcing)

Phân loại sàn giao dịch điện tử

Hàng hóa trực tiếp

Hàng hóa gián tiep

Mua

Theo

Hợp

Đồng

Các nhà phân phối dọc

- Mua bán NVL SX chính giữa các tviên trong một ngành CN hay một khu vực ngành CN

- Phương pháp: Tích hợp; Giá cố định/ thương lượng

- plastics.com; epapertrade.com

Các nhà phân phối ngang

- Mua bán MRO giữa các DN trong nhiều ngành CN khác nhau

trên một địa bàn

- Phương pháp: Tích hợp; Giá cố

định/ thương lượng

- mro.com

Mua

Bán

Trao

Ngay

Sàn giao dịch theo chiều dọc

- Thành viên trong một ngành CN hay một khu vực ngành CN

- Phương pháp: Giá động (đấu thầu, đấu giá)-isteelasia.com; chemconnect.com

Sàn giao dịch theo chiều ngang

- Thành viên thuộc các ngành

khác nhau trên một địa bàn

- Phpháp: Giá độg or giá thoả thuận emplayease.com

Định giá động trên Sàn giao dịch đtử

– Những người tạo thị trường trên Sàn giao dịch cả hai loại chiều dọc và chiều ngang nắm bắt, kết nối cung và cầu, và sự kết nối này quyết định giá cả.

– Trong mua bán trao ngay (Spot Purchasing), giá cả mang tính linh hoạt và phụ thuộc vào các thay đổi cung và cầu (khác với Long time Contract Purchasing).

– Định giá động muốn nói đến sự chuyển động nhanh chóng của giá cả qua thời gian, có thể qua các khách hàng như kết quả của tương tác cung-cầu tại một thời điểm. Kết quả lả cùng một sản phẩm có thể được bán với các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau

Một số quá trình điển hình trong định giá động

– Một cuộc đấu giá (thuận hoặc ngược) được tổ chức

– Một công ty đặt nhu cầu mua hoặc đề nghị bán một sản phẩm

– Người mua và người bán có thể nhìn thấy các thông tin về đấu thầu hoặc đấu giá, nhưng không phải luôn biết được ai là người tổ chức. Yếu tố vô danh là một thành phần mấu chốt của định giá động

– Người mua và người bán tương tác thời gian thực thông qua chào hàng và đấu giá. Đôi khi nhiều người mua liên kết thành nhóm nhằm đạt được khối lượng lớn và chiết khấu giá

– Giao dịch định giá kết thúc khi đạt được sự khớp nối chính xác giữa người bán và người mua về giá cả, khối lượng và các biến số khác như chất lượng, địa điểm.

– Thương vụ được thực hiện, việc trả tiền và chuyển hàng được thu xếp

Các chức năng của sàn giao dịch

– Kết nối

– Thuận lợi hóa các giao dịch

– Duy trì các chính sách và cơ sở hạ tầng của sàn

Sở hữu, quản lý và tổ chức sàn giao dịch điện tử

Sở hữu

– Một “đại gia” công nghiệp (GE TPN)

– Một doanh nghiệp trung lập (ChemConnect)

– Consortium: (Covisint)

Các nguồn thu của sàn giao dịch đtử

– Phí giao dịch

– Phídịch vụ

– Phí thành viên

– Phí quảng cáo

– Các nguồn thu khác

Quản lý sàn giao dịch điện tử

• Các yếu tố tổ chức của sàn giao dịch điện tử

– Thành viên

– Truy cập site và vấn đề an ninh

– Các dịch vụ được sàn cung ứng

Lợi ích và hạn chế của sàn giao dịch điện tử

• Lợi ích

• Làm cho thị trườg vận hàh hiệu quả hơn

• Tạo cơ hội cho người bán, người mua tìmđối tác kinh doanh mới

• Cắt giảm chi phí qlý liên quan đến đặt hàng MRO, đẩy nhah quá trình sản xuất

• Tạo nên HTTT thị trường rộng lớn, thúc đẩy TM toàn cầu

• Hạn chế

• Trong trường hợp có biến động với sàn giao dịch (ví dụ, từ năm 2001 nhiều sàn giao dịch bị sụp đổ), doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro, trước hết rủi ro tài chính do đột ngột mất thị trường, và mất thời gian và công sức tìmcác đối tácmới. Hơn nữa, Người mua còn bị rủi ro khi tiếp cận với thông tin hàng hóa nghèo nàn từ các sàn bị xuống cấp

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của sàn

• Lượng thành viên tham gia

• Người sở hữu sàn

• Quản lý sàn

• Tính mở của sàn

• Mức độ cung cấp đầy đủ các dịch vụ

Lợi ích và rủi ro khi tham gia sàn giao dịch điện tử

+ Đối với người mua

Lợi ích:

- Dịch vụ mua trọn gói (one-stop), danh mục hànng đa dạng

- Dịch vụ tìm kiếm và so sánh khi mua

- Chiết khấu giá (mua só lượng lớn)

- Đặt hàng 24/7 bất kỳ từ đâu

- 1 đơn hag có thể đặt nhiều nhà cung ứng

- Thông tin chi tiết, không giới hạn

- Tiếp cận đến các nhà cung ứng mới

- Dễ đặt hang lại

- Phân phối nhanh

- Giảm mua trao ngay

Rủi ro

- Nhiều người bán khong nổi tiềng, có thể thiếu tin cậy

- Giảm chất lượng dịch vụ (không có khả năng so sánh tất cả các dịch vụ)

+ Đối với người bán

Lợi ích:

- Kênh bán mới

- Không cần có cửa hang vật lý

- Giảm sai sót nhập quản lý đơn hang

- Bán 24/7

- Tiếp cận với ngmua mới với chphí thấp

- Quảng bá doanh nghiệp thông qua sàn

- Giảm tồn kho quá mức

- Có thể tiếp cận thị trường thế giới

Rủi ro

- Mất CRM và PRM trực tiếp

- Cạnh tranh giá mạnh hơn

- Cạnh tranh đối với các dịch vụ gia tăng

- Phải trả phí gaio dịch nhiều hơn (kể cả đối với các khách hang có từ trước)

- Có thể mất kh.hang sang đối thủ ctranh

Cổng thông tin B2B (B2B PORTAL)

• Một số sàn giao dịch B2B hoạt động như cổng thông tin thuần túy

– Cổng thông tin B2B, gọi tắt là cổng B2B (B2B Information Portal; B2B Portal) là cổng thông tin cho DN

– Một cổng thông tin thường có các bảng danh mục hàng chào bán của các doanh nghiệp, các danh sách người mua và hàng cần mua, cũng như các thông tin về ngành và các thông tin chung khác

– Người mua sau đó viếng thăm site của người bán và tiến hành các giao dịch với nhau. Cổng thôg tin có thể thu tiền hoa hồg từ giao dịch hoặc chỉ thu tiền từ qcáo

Cổng thông tin B2B (B2B PORTAL)

• Như vậy trong một quãng thời gian nào đó cổng thông tin có thể gặp khó khăn trong vấn đề doanh thu. Để giải quyết vấn đề doanh thu, nhiều cổng thông tin triển khai các dịch vụ hỗ trợ như tập hợp, bao gói và vận chuyển hàng hóa

• Tương tự sàn giao dịch, cổng thông tin có thể thuộc loại theo chiều ngang (Alibaba.com) or theo chiều dọc (Vortal)

• Một số cổng thông tin được bổ sung những chức năng nhất định của sàn giao dịch, nên đôi khi được gọi là sàn giao dịch. Ngược lại, một số sàn giao dịch chứa trong mình cả cổng thông tin

• Một số website ban đầu là cổng thông tin, sau đó phát triển thành sàn giao dịch (ví dụ Alibaba.com)

Thương mại cộng tác (C-commerce)

Thương mại cộng tác - Collaborative commerce (c-commerce)

• Sử dụng công nghệ số cho phép các công ty cộng tác trong việc lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, quản lý, và nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới của TMĐT

• Côngcụ để tiến hành thương mại cộng tác là các phần mềm phục vụ làm việc theo nhóm và các công cụ hợp tác được thiết kế đặc biệt khác

• Cộng tác có thể được thực hiện giữa và trong các tổ chức; giữa trụ sở và các công ty con; giữa các đại lý…

• Các công cụ truyền thông hỗ trợ thương mại cộng tác:

– E-mail

– Bảng thông báo và phòng chat

- Truy cập dữ liệu chung trực tuyến

Các lợi ích chủ yếu

– Giảm giá thành, tăng thu nhập, giữ khách hàng tốt hơn, thông qua việc:

– Giảm dự trữ quá mức

– Giảm xử lý ngoài dự kiến

– Giảm hàng tồn kho thông qua chuỗi cung ứng

– Giảm chi phí nguyên vật liệu

– Tăng doanh số bán

- Tăng cạnh tranh

Một số hthức thươg mại cộg tác

• Trung tâm cộg tác (Collaborative Hubs)

• Các mạng hợp tác (Collaborative Networks)

• Các mạng hợp tác (Collaborative Networks)

Các thí dụ về thương mại cộng tác

• Cộng tác trực tuyến trong thiết kế (GM)

• Thông tin chia sẻ giữa các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp (P&G và Wal-Mart)

• Giảm thời gian phát triển sản phẩm (Caterpillar Inc.)

II: Giao dịch qua hệ thống trao đổi dữ liệuđiện tử EDI

A.TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐTỬ (EDI)

1. Khái niệm chung

• EDI (Electronic Data Interchange) là sự truyền thông tin giữa các đối tác kinh doanh sử dụng một số chuẩn định dạng dữ liệu thống nhất

• EDI là hình thức TMĐT đầu tiên được sử dụng trong DN; Đã tồn tại nhiều năm trước đây, trước khi chúng ta nói tới thuật ngữ TMĐT. Cho đến nay EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong TMĐT B2B

• Cácdữ liệu giao dịch trong giao dịch B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng truyền thống trong các hoá đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Dữ liệu thuộc 5 loại chứng từ kể trên chiếm tới 75% tổng tất cả các thông tin trao đổi giữa các đối tác thương mại ở Mỹ

2. Lịch sử ra đời và phát triển của EDI

• Những năm 1960, các DN có khối lượng giao dịch lớn bắt đầu trao đổi thông tin qua các phiếu đục lỗ hoặc băng từ

• Tiếp đó, cnghệ truyền thông dữ liệu tiên tiến đã cho phép các DN truyền dữ liệu qua các đường dây điện thoại thay cho việc vận chuyển phiếu đục lỗ hoặc băg từ.

• Năm 1968, một số lượng lớn các công ty vận tải Mỹ liên kết lại hình thành nên Uỷ ban điều phối dữ liệu vận tải (TDCC- Transportation Data Coordinating Committee), chịu trách nhiệm nghiên cứu các cách thức giảm thiểu khối lượng công việc giấy tờ mà các nhà vận chuyển phải thực hiện

• Uỷ ban này đã tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn bao gồm tất cả các thành phần dữ liệu được chứa một cách phổ biến trong các vận đơn, hoá đơn, tờ khai vận chuyển và các mẫu giấy tờ khác.

• Thay cho việc in ra mẫu giấy, người vận chuyển có thể chuyển thông tin về chuyến hàng vào file dữ liệu máy tính tương thích với các định dạng chuẩn của TDCC => Đây là dạng thức đầu tiên của EDI

3. Sự hình thành và phát triển các chuẩn EDI

• Sau khi EDI ra đời, trong khoảng 10 năm, người ta cố gắng nhằm thiết lập các chuẩn EDI rộng rãi hơn, một số tổ hợp công nghiệp và công ty lớn của Mỹ quyết định cùng hợp lực tạo lập một hệ thống chuẩn chung cho nhiều ngành đối với các linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí và nhiều loại sản phẩm được sử dụg phổ biến khác.

• Năm 1979, Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI- American National Standard Institute) hình thành nên một uỷ ban mới có nhiệm vụ thống nhất các chuẩn EDI. Uỷ ban này mang tên Uỷ ban tiêu chuẩn được uỷ quyền X12 (ASC X12 - Accredited Standard Committee X12)

• Tiêu chuẩn thông thường bao gồm các đặc tả cho vài trăm bộ giao dịch (set) (Transaction Sets), đó là tên của các định dạng (format) cho các trao đổi dữ liệu kinh doanh đặc thù.

• Mặc dù các chuẩn ASC X12 được các hãng lớn ở Mỹ nhanh chóng chấp nhận, các doanh nghiệp thuộc các nước khác trong nhiều trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng các chuẩn của quốc giamình.

• Vào giữa những năm 1980, Uỷ ban kinh tế châu Âu thuộc Liên hiệquốc (United Nations Economic Commission for Europe) đã mời Bắc Mỹ và các chuyên gia EDI châu Âu cùng hợp tác xây dựng một bộ các chuẩn EDI chung dựa trên các kinh nghiệm thành công của các hãng Mỹ trong việc sử dụng các chuẩn ASC X12.

• Năm 1987, Liên hiệp quốc đã công bố những chuẩn đầu tiên dưới tên gọi EDI cho quản trị, thương mại và vận tải (EDIFACT, hay UN/EDIFACT).

• Một số sets giao dịch UN/EDIFACT sử dụng phổ biến được dẫn ra ở

Bảng 2

• Tổ chức ASC X12 đã đồng ý chuyển các chuẩn của Mỹ sang các chuẩn quốc tế UN/EDIFACT. Tuy nhiên, chưa xác định thời điểm cuối cùng cho việc hoàn thành việc dịch chuyển này.

• Một số ý kiến phê phán các chuẩn EDI hiện hành cho rằng việc các chuẩn này dựa trên cácmẫu chứng từ giấy làm cho việc tích hợp các dòng dữ liệu EDI vào các hệ thống thông tin định hướng quá trình kinh doanh trở nên khó thực hiện.

• Việc chuyển đổi các sets giao dịch EDI hướng tới các quá trình kinh doanh thay cho các mẫu giao dịch qua giấy tờ có thể đòi hỏi phải thiết kế lại hoàn toàn các mẫu chuẩn, mà các mẫu này đã trở thành một bộ phận của cơ sở hạ tầng CNTT của nhiều tổ chức trong 30 năm qua

4. Nguyên lý hoạt động của EDI

• Mặc dù ý tưởng cơ bản hình thành EDI là rất đơn giản, nhưng việc triển khai ứng dụng nó lại rất phức tạp (về công nghệ)

• Chúng ta mô tả các bước của quá trình mua này thông qua việc sử dụng hệ thống dựa trên giấy tờ truyền thống, sau đó chúng ta sẽ giải thích quá trình này có thể thay đổi bằng cách sử dụng EDI

• Trong cả hai ví dụ này, chúng ta giả định rằng người bán sử dụng phương tiện riêng của mình (thay vì sử dụng phương tiện của bên thứ 3) để vận chuyển máy đến cho người mua

Xử lý đơn đặt hàng khi chưa có EDI

Xử lý đơn đặt hàng khi có EDI

• Nhận xét

-Yếu tố cơ bản được thể hiện trong quá trình trên:

• Mạng EDI (thay cho Bưu chính) kết nối hai công ty

• Máy tính EDI làm nhiệm vụ phiên dịch: biến đổi dữ liệu từ các định dạng sử dụng nội bộ công ty (người mua và người bán) thành các set giao dịch EDI chuẩn

• Thực hiện việc trao đổi với hệ thống EDI của đối tác

5. Lợi ích của EDI

• Cho phép các DN nhanh chóng gửi và nhận khối lượng lớn thông tin giao dịch kinh doanh hàng ngày trên phvi toàn cầu

• Việc trao đổi dữ liệu giữa máy tính với máy tính giúp giảm thiểu các lỗi

• Thông tin có thể trao đổi giữa các đối tác kinh doanh thống nhất và k giới hạn

• DN cóthể truy cập CSDL của đối tác để truy vấn và lưu trữ các giao dịch mẫu

• EDI tạo điều kiện gây dựng mối quan hệ đối tác bởi nó hướng tới các đầu tư dài hạn, tăng sự minh bạch và hiệu quả của các hệ thống qua thời gian

• EDI tạo môi trường kinh doanh với các hệ thống xử lý giao dịch (TPS) phi giấy tờ hoàn hảo, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh

• Rút ngắn thời gian xử lý các giao dịch thanh toán

• Dữ liệu có thể nhập offline, theo các gói tin, không cần thiết phải kết nối thường xuyên với các máy chủ lớn

• Khi nhận được một tài liệ EDI, các dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức

• Các thông tin kinh doanh được chuyển tới các nhà sản xuất, vận chuyển và kho vận hầu như theo thời gian thực

• EDI giúp các DN tiết kiệm các khoản tiền đáng kể khi thực hiện các HĐKD

6. Các loại kết nối

– Các bên đối tác có thể thực hiện quá trình phiên dịch EDI và kết nối mạng EDI các bằng một số cách thức khác nhau

– Hai quan điểm kết nối cơ bản: kết nối trực tiếp kết nối gián tiếp

6.1 Kết nối t tiếp các đối tác thương mại

• Kết nối EDI trực tiếp yêu cầu mỗi doanh nghiệp tham giamạng EDI phải vận hành một máy tính phiên dịch riêng của mình.

• Các máy tính này kết nối trực tiếp với nhau bằng các sử dụng modem và qua các đường dây điện thoại hoặc các đường thuê bao riêng.

• Phương án kết nối qua điện thoại trở nên bất tiện khi các đối tác nằm ở các múi thời gian khác nhau với các giao dịch nhạy cảm về thời gian, và khi khối lượng giao dịch lớn.

• Phương án sử dụng đường dây thuê bao riêng trở nên rất đắt đỏ đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi họ phải duy trì rất nhiều kết nối với những đối tác khác nhau. Các đối tác thương mại thường dùng các giao thức truyền thông khác nhau, điều này làm cho cả hai phương án kết nối trực tiếp đều khó thực hiện

Kết nối trtiếp giữa các đối tác thươg mại

6.2 Kết nối gián tiếp các đối tác thương mại sử dụngVAN – Mạng gtrị gia tăng

• Thay cho kết nối trực tiếp đến các đối tác thương mại, công ty có thể quyết định sử dụng dvụ của Mạg gtrị gtăng (VAN).

• VAN là hệ thống mạng của một công ty chuyên cung ứng các thiết bị viễn thông, các phần mềm và các kỹ năng cần thiết để nhận, bảo quản và gửi các thông điệp điện tử có chứa các set giao dịch EDI.

• Để sử dụng các dịch vụ của VAN, công ty cần phải lắp đặt một phần mềm phiên dịch EDI sao cho tương thích với VAN. Thông thường, VAN cung cấp luôn phần mềm này như một bộ phận trong thoả thuận vận hành của mình.

• Để gửi một set giao dịch EDI đến đối tác, khách hàng của VAN kết nối với VAN bằng cách sử dụng đường dây thuê bao riêng hoặc đường dây điện thoại, sau đó gửi thông điệp đã được định dạng EDI

đến VAN.

Kết nối gián tiếp các đối tác thương mại

• VAN sẽ log thông điệp và chuyển thông điệp đến hòmthư nằm trong máy tính VAN của đối tác. Đối tác sẽ kết nối với VAN để nhận thôngđiệp gửi đến mình từ hòm thư. Cách tiếp cận này gọi là kết nối gián tiếp vì các đối tác gửi thông điệp qua VAN thay vì kết nối cácmáy tính của họ trực tiếp tới nhau.

• Ưu điểm của việc sử dụng VAN:

– Người sử dụng chỉ cần duy trì một giao thức truyền thông thay vì phải sử dụng nhiều giao thức như trong trường hợp trc

– VANghinhận các hoạt động thông điệp trong một audit log. Audit log (nhật ký kiểm tra) VAN này trở thành một bản ghi các giao dịch và điều này rất có ích khi phải giải quyết các tranh cãi nảy sinh giữa các đối tác

– VANcóthể cung cấp việc phiên dịch giữa các set giao dịch khác nhau (ví dụ dịch từ set ASC X12 sang set UN/EDIFACT)

– VANcóthể thực hiện kiểm tra tính tự động tương thích để đảm bảo rằng set giao dịch có định dạng EDI riêng biệt

• Nhược điểm của các các mạng VAN

– Chi phí lớn: Phần lớn cácmạng VAN đòi hỏi đóng phí vận hành, phí bảo trì hàng tháng và phí giao dịch. Phí giao dịch dựa trên khối lượng giao dịch, độ dài giao dịch hoặc cả hai. Những đối tác thương mại có lượng giao dịch ít thường thấy khó khăn chi phải chi trả phí vận hành và phí bảo trì cố định hàng tháng.

Ví dụ, chi phí ban đầu cho việc triển khai EDI, bao gồm phần mềm, phí vận hành và phần cứng có thể vượt quá 50.000$

– Các công ty có thể sử dụng các mạng VAN khác nhau, không phải khi nào cũng dễ giao dịch với nhau. Mặc dùmột số mạng VAN thực hiện dịch vụ trao đổi thông điệp với cácmạng VAN khác, thì chi phí cho dịch vụ này là không thể dự đoán trước được

– Lưu chuyển thông tin giữa các VAN không phải luôn luôn cho phép việc kiểm tra theo dõi một cáchminh bạch các giao dịch làm csở cho việc gquyết các bất đồg

7. EDI qua Internet

• Internet là một sự thay thế tiềm năng cho các đường thuê bao riêng và các kết nối qua đthoại đắt đỏ mà DN đã sử dụg.

• Các công ty không có khả năng triển khai EDI nhìn thấy ở Internet một công nghệ cho phép họ triển khai bán hàng cho các k.hàng lớn thường yêu cầu nhà cung ứng của mình phải có các năng lực EDI.

• Cản trở lớn nhất đối với việc tiến hành EDI qua Internet là vấn đề an ninh và Internet thiếu khả năng cung cấp nhật ký kiểm tra (audit logs) và sự xác thực của bên thứ ba đối với việc chuyển và phân phối thông điệp.

• Do cácgiaodịch EDI là các hợp đồng kinh doanh và đi kèm theo nó là một lượng tiền lớn, nên vấn đề chống phủ nhận là rất quan trọng. Khả năng này ngăn ngừa mỗi bên tham gia giao dịch phủ nhận hoặc từ chối sự tồn tại hay tính xác thực của giao dịch.

• Trong qua khứ, chức năng chống phủ nhận được thực hiện bởi các nhật ký kiểm tra (audit logs) đối với kết nối EDI gián tiếp hoặc so sánh các sổ nhật ký thông điệp của các đối tác trong trường hợp áp dụng kết nối EDI trực tiếp

• EDI qua Internet còn được gọi là EDI mở vì Internet là một cấu trúc mạng mở. Nhiều trong số các nhà cung ứng EDI mới đã vượt qua EDI truyền thống và giúp các DN thực hiện trao đổi thông tin nhah hơn so với các set gdịch tiêu chuẩn.

• Cấu trúcmở của Internet mang đến cho các đối tác thương mại những cơ hội không giới hạn trong việc cá biệt hoá (customizing) các trao đổi thông tin của họ. Các công cụ mới như Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) giúp cho các DN trở nên mềm dẻo hơn trong việc trao đổi thông tin chi tiết.

• Rất nhiều hãng mới bắt đầu các dịch vụ EDI trên Internet. Các hang trước kia đã từng cung ứng dịch vụ VAN truyền thống cũng bắt đầu chuyển sang cung ứng các dịch vụ EDI qua Internet

• Các nhóm EDI cách đây không lâu đã gặp gỡ nhau và giao cho Nhóm đặc nhiệm ASC X12 mới thực hiện một số nhiệm vụ lớn:

– Chuyển đổi các thành phần dữ liệu và các cấu trúc set giao dịch EDI ASC X12 sang XML theo cách thức sao cho vẫn giữ được sơ đồ chuyển một-một tương ứng giữa ASC X12 và các yếu tố của dữ liệu XML mới

– Phát triển tên các yếu tố của dữ liệu XML cho phép những người đang sử dụng set giao dịch ASC X12 có thể tiếp tục vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có khi chuyển sang sử dụng set giao dịch XML;

– Đáp ứng các yêu cầu của các giao diện máy-máy và người-máy

– Các công nghệ như Mạng riêng ảo (VPN - Virtual Private Networks) tạo khả năng đảm bảo an ninh, làm cho việc sử dụng mạng trở nên hấp dẫn hơn

8. EDI tài chính

• Các set giao dịch EDI cung cấp các chỉ dẫn cho ngân hàng của các đối tác thương mại được gọi là EDI tài chính (FEDI).

• Tất cảc các ngân hàng đều có khả năng thực hiện việc chuyển ngân quỹ điện tử (ETFs- Electronic Fund Tranfers), đó là sự chuyển động của tiền từ một tài khoản ngân hàng đến tài khoản khác.

• Khi chuyển ngân quỹ điện tử xẩy ra giữa hai ngân hàng, chúng sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một Ngân hàng thanh toán bù trừ (Clearinghouse), ở Mỹ là Ngân hàng thanh toán bù trừ tự động (ACHAutomatic Clearing House).

• Những ngân hàng có năng lực EDI là những ngân hàng được trang bị để thực hiện các trao đổi thanh toán và các dữ liệu chuyển ngân qua các mạng VAN.

• Độ tin cậy của các EDI tài chính cũng còn là vấn đề. Ví dụ, nếu như lệnh chuyển một số tiền là 10 triệu $ bị chậm lại do trục trặc ở thiết bị định tuyến Internet, các đối tác thương mại có thể bị tổn thất do không được hưởng lãi suất trên số tiền của mình.

Giải pháp hỗn hợp cho EDI tài chính

• Một số công ty cung ứng các giải pháp EDI hỗn hợp, trong đó sử dụng Internet cho một bộ phận giao dịch. Ví dụ, gói phần mềm Bottomline Technologies PayBase cho phép các đối tác thương mại gửi các lệnh thanh toán qua mạng Ngân hàng thanh toán bù trừ tự động an toàn và gửi các thông tin mô tả thanh toán chi tiết trực tiếp tới đối tác thông qua Internet. Trong khi các thông tin mô tả thanh toán chi tiết không phải là công cụ thanh toán trung gian, thì các mối lo ngại về an ninh sẽ giảm bớt.

• Một giải pháp hỗn hợp khác bao gồm các dịch vụ phiên dịch EDIHTML. Các dịch vụ này được các ngân hàng và các công ty dịch vụ EDI cung cấp. Một ví dụ thuộc loại này là dịch vụ của hang Northern Trusts NetTransact. Hãng này cung cấp một giao diện cho các doanh nghiệp nhỏ có kết nối với Internet, nhưng không có năng lực EDI

• Vídụ, nếu như có một hãng có năng lực EDI sử dụng NetTransact gửi một set giao dịch hoá đơn bán hàng đến đối tác

– Đối tác (người mua) này sẽ nhận một tài liệu HTML thay vì nhận một dữ liệu hoá đơn có định dạng ASC X12

– Người mua hàng có thể đọc tài liệu HTML tại trình duyệt Web và sau đó tải tài liệu HTML đó xuống bộ phận kế toán hoặc xuống hệ thống theo dõi mua hàng của mình

– NetTransact chuyển trả lời của người mua hàng đối với hoá đơn bán hàng thành một set giao dịch thanh toán có định dạng ASC X12 820, rồi chuyển nó tới người bán hoặc mạng VAN của người bán

– Đối với người bán, giao dịch này xuất hiện toàn bộ là EDI. Đối với người mua, điều này hoàn toàn không khó hơn việc sử dụng phận mềm trình duyệt Web. Các doanh nghiệp ngày càng sử dụng các phương pháp kết nối với Internet như vậy để giảm chi phí.

• Một số nhà khổng lồ EDI đang nghiên cứu cách kết nhập XML thành một phần của các set giao dịch EDI hoặc thay thế cho EDI

Chương 3: Kế hoạch tác nghiệp trong TMĐT B2B

3.1 Giới thiệu về Dự báo

•Dự báo và vai trò củadự báo

– Dự báo là dự oán việc sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở những dữ kiện, các căn cứ hiện tại

–Dự báo có ý nghĩasống còn đốivớimộttổ chứckinh doanh và đốivới các qđịnh qtrị

–Dự báo về bảnchấtlàbất định. Trong môi trường kinh doanh điệntử biến động hiện nay, nhu cầungườitiêu dùng thay đổi không ngừng do họ có nhiềuthôngtin và nhiềusự lựachọn

–Yêucầu quá trình dựbáo phải ngày càng đ c hoàn thiện, ngày càg trở nên chíh xác

–Mộttrongcácgiải pháp làm tăng độ chính xác củadự báo là chọn đúng phương pháp dự báo cho từng tình huốg dự báo cụ thể.

• Các phương pháp dự báo phổ biến:

– Các phương pháp dãy thờigian: sử dụng các dữ liệulịch sửđể dựđoán tương lai, bao gồmmộtsố phương pháp: bình quân đơn, bình quân gia quyền, phân tích hồiquy…

– Phương pháp dựđoán mô phỏng: cho phép ngườidự đoán đưaracácgiả thiếtvềđiềukiệndựđoán

– Nghiên cứuthị trường: cách tiếpcậndự báo mang tính hệ thống, sử dụng các nghiên cứuthị trường để xác định những sảnphẩmhoặcdịch vụ nào mà khách hàng muốn mua, xác định các thị trường mới và khách hàng mới

– Phương pháp Delphi: thu thậpý kiếnvà đánh giá củacác chuyên gia bằng cách sử dụng các phiếu điềutravàxử lý dữ liệuthuthập được

•Sử dụng các phương pháp dự báo:

– Để trở thành mộtcôngcụ ra quyết định, dự báo cần đượctíchhợp hoàn toàn vào quá trình kế hoạch hóa

–Phương pháp hoặc quy trình dự báo nào đượcsử dụng phụ thuộc vào nhiệmvụ kế hoạch hóa cụ thể, ví dụ: các phương pháp khác nhau có thể phù hợpvới các giai đoạn khác nhau trong chu trình sống củasảnphẩm

•Tạigiai đoạntiền phát triểnsảnphẩm, phương pháp Delphi,  phương pháp tương tự lịch sử và các phương pháp dựđoán dài hạn khác là các phương tiện phù hợpnhất để phân tích các xu hướng công nghệ

• Ở giai đoạn phát triển nhanh, các phương pháp định lượng phục vụ dự báo ngắnhạn là phù hợp

•Giai đoạn bão hòa cầnsử dụng các mô hình hồi quy để dựđoán các xu hướng và bảnchấtcủaxuhướng

•Khicácdự báo về bán hàng là đầu vào cho các quyết định về tồn kho, thì dự báo mang tính ngắnhạnvàcácdữ liệulịch sử của doanh nghiệp đượcsử dụng, phương pháp định lượng dãy thờigian đơn có thểđượcápdụng

•Khicácdựđoán về bán hàng là đầu vào cho các quyết định đầutư cơ bản, dự báo mang tính dài hạn, thì phương pháp dự báo sẽ nghiêng về định tính hơnchỉ là định lượng. Nhà quảntrị phảibiếtkếthợpcả các phương pháp định lượng và các phương pháp định tính trong các tình huống như vậy

•Tómlại, dự báo không phảichỉ là kếtquả của các công cụ kỹ thuật. Nó là kếtquả củamột quá trình hành vi phứctạp, bị ảnh hưởng bởicácgiátrị, mục đích đặtra, vaitròcủa nhiều thành viên tổ chức.

Mức độ phổ biếncủa các phương pháp dự báotrênthế giới

3.2 Lập kế hoạch tác nghiệp

• Khái niệmkế hoạch hoá

–Làmột quá trình tạolậpvàlựachọn các phương án kế hoạch, gắnkết các nguồnlựcvàthờigianvớimộthệ thống các hoạt động trong kế hoạch

–Sự gắnkếttrênphảituânthủ mộthệ thống các quy định và giớihạn phản ánh mối quan hệ tạmthờigiữacáchoạt động và các nguồnlựcgiới hạnbị chia sẻ.

–Sự gắnkết đócũng tác động tới tính tối ưucủamộtkế hoạch tương ứng với các tiêu chí như chi phí, tính chậmtrễ (tardiness), tính xuyên suốt (throughput)

–Nóitómlại, lậpkế hoạch là một quá trình tối ưu hóa, khi mà các nguồn lựcgiớihạn được phân bổ theo thờigian cho các hoạt động xẩy ra cả đồng thờ và kế tiếp

–Lậpkế hoạch là mộtvấn đề khó khăn, đặcbiệt khi nó xẩy ra trong một môi trường biến động. Nhiều nhiệmvụ phát sinh không lường trước.  Nguồnlựccầnthiết để giải quyết các nhiệmvụ cũng thay đổi, mộtsố nguồnlực không còn, xuấthiện các nguồnlựcmới

• Mục đích của lập kế hoạch

–Mục đích củalậpkế hoạch tác nghiệpthường là:

• Đáp ứng yêu cầucủa kh.hàng về thgian,

•Tốithiểuhóaviệcchậmtrễ công việc,

•Giảmthờigian đáp ứng,

•Giảmthờigiantổng thể,

•Tối ưu hóa vc sửdụg laođộg và máy móc

•Tốithiểuhóathờigianchết

•Giảmtồn kho trong quá trình sảnxuất, kinh doanh

• Phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệp

–Căncứ vào mức độ “Loading” (Loading là quá trình gắnmột công việcvớinhững nguồnlựchạnchế) phân biệt:

•Phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệp Infinite  loading: Liệtkê đơngiản cái gì cần thiết phải làm trong thời gian tới

•Phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệp Finite  loading: lậpkế hoạch một cách chi tiếttừng nguồn lực

–Căncứ vào các cách tiếpcận đượcápdụng, phân biệt:

•Phương pháp lậpkế hoạch hướng về phía trước(Forward  scheduling): Hệ thống nhận đượcmột đơn đặt hàng, sau đólậpkế

hoạch từng tác nghiệpcầnphải hoàn thành trong tương lai.

•Phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệphướng về phía sau (Backward scheduling): lậpkế hoạch một cách chi tiếttừng nguồn

lựcxuất phát từ mộtvàidữ liệu nào đó trong tương lai và lậpkế hoạch các tác nghiệplùitrở lại

•Phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệptheomức(Level  scheduling): trong bốicảnh nhu cầubiến động, duy trì các kế hoạch đã cân nhắc mức độ trong mộtkhoảng thời gian nhất định.

•Cáctiếpcậnlậpkế hoạch tác nghiệp khác nhau đượcsử dụng trong các quá trình sảnxuất khác nhau. 

Các quá trình sảnxuất và phương pháp lậpkế hoạch tác nghiệp

• Kỹ thuậtlậpkế hoạch tác nghiệp

–Cónhiềukỹ thuậtlậpkế hoạch tác nghiệp, mộtsố kỹ thuật được thương mạihóa ở dạng gói phầnmềm.

–Mộtsố kỹ thuậtlậpkế hoạch phổ biến:

Kỹ thuật

Mô tả

Các nguyên tắc ưu tiên thựchiện nhanh (Priority  Díspatching rules)

Các quy tắc ưu tiên thực hiện nhah thườg dựa trên cơ sở đặc tínhcông việc (ví dụ thờigiansản xuất hoặcthời hạn cuối).1 vdụ điển hình của  ngtắc ưu tiên thực hiện nhanh là nguyên tắc thời gian sxuất ngắn nhất (SPT- Shortes Processing Time)

Các kỹ thuật tìm kiếm (Search techniques)

Tạolậpmộtloạtkế hoạch có thể có, sau đólựachọn phương án tối ưucăncứ trên các tiêu thức đánh giá kếtquả nhất định

Phương pháp nút cổ chai (Bottleneck  methods)

Phân biệt giữa các nglực mang tính chất nút cổ chai hay không nút cổ chai. Nguồnlực nút cổ chai được ưutiênkế hoạch hóa nhằmsử dụng tối ưu. Tiếp đólànguồn lựccó độ nút cổ chai tiếp theo.

Kỹ thuậtdựa trên tri thức

Các kỹ thuật này mô hình hóa khu sảnxuấtdựa trên các quy định cứng và mềm. Các quy định này đượcxâydựng từ việc tham khảoý kiến các chuyên gia hoạch định có kinh nghiệm. Các kỹ thuật này thườg nhằm mục đích lậpracác kế hoạch khả  thi

• Trong số các kỹ thuật trên, các nguyên tắc  ưutiên thựchiện đượcsử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên phương pháp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, nhiều trường hợpthiếucácluậnchứng khoa học, phương án đượclựachọncóthể chưaphảilàphương án tối ưu

•Cáckỹ thuật tìm kiếm (Search techniques) dựatrêncácphương pháp toán học cho phép tìm đượcphương án tối ưu đáp ứng một hoặc một số tiêu chí kếtquả

•Phương pháp nút cổ chai trướchếttậptrungtối ưu hóa việcsử dụng các nguồnlựchạnchế, nhưng có thể không đáp ứng các mục tiêu khác

•Kỹ thuậtdựatrêntri thức đượcsử dụng không phải để tối ưuhóa các kế hoạch, mà trướchết để lậpracáckế hoạch khả thi

Việcsử dụng kỹ thuật nào được quyết định phụ thuộcvàmụctiêu lậpkế hoạch và trình độ của bản than người lập kế hoạch.

3.3 Dự báo và lập kế hoạch với JIT

• JIT là hệ thống kiểm kê kho hàng mà tại đó nguyên vật liệu  và các bộ phận được cung ứng cho một quy trình sản xuất  ngay khi chúng ta cần chúng. JIT loại bỏ hoặc cắt bớt nhu  cầu đối với lượng dự trữ an toàn và như vậy giảm lãng phí và chi phí dự trữ

•Dự báo và JIT:

–Dự báo chính xác là nhân tố quyết định đối với một  công ty áp dụng hệ thống JIT. Nó đặc biệt quan trọng  với các nhà cung ứng có áp dụng JIT bởi họ được yêu  cầu phải cung cấp nguyên vật liệu ngay khi cần

•Lậpkếhoạchtácnghiệpvà JIT(Justin time)

–Lập kế hoạch tác nghiệp là cơ sở quan trọng khi lập kế hoạch trog mtrường JIT

– Có các phương pháp khác nhau về lập kế hoạch trong  JIT, tuy vậy phương pháp lập kế hoạch mức (level  scheduling) được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo được  một mức sản xuất mong muốn.

– Có2cách thức th.hhiện lập kếhoạch mức

•Lập kế hoạch dựa trên mức nhu cầu: gắn sản xuất với mức nhu cầu

•Lập kế hoạch theo mô hình hỗn hợp: Thiết lập các nhóm sản xuất  có khả năng làm ra các model sản phẩm khác nhau, đảm bảo tính mềm dẻo của sản xuất

•Dự báo và lập kế hoạch có vai trò vô cùng quan trọng trong  thời đại CNTT và trong lĩnh vực TMĐT

– Giúp DN phản ứng nhanh nhạy với môi trường kinh doanh

–Tăng khả năng cạnh tranh

–Giảm chi phí

– Nâng cao hiệu quả kinh doanh

• Cùng với sự phát triển của CNTT và Internet, các công cụ dự báo ngày càng tốt hơn và hiệu quả cao hơn

•Nhờ sự phát triển công nghệ, các hoạt động kế hoạch hoá  được tự động hoá; Phát triển và tích hợp nó vào những hệ thống đồng bộ và hiện đại như: Hệ thống Kế hoạch hoá tiên  tiến (APS), Hệ thống kế hoạch hoá nguồn lực (ERP)…

3.5 Hệ thống kế hoạch hoá nguồnlực (ERP - Enterprise Resource Planning

3.5.1 Các hệ thống phần mềm hoạt động kinh doanh sơ khai

• Hệ thống kế hoạch hóa nhu cầu nguyên vậtliệu (MRP - Materials Requiremennts Planning)

– Đây là các gói phầnmềmthương mại hóa đầutiêntíchhợpcáchoạt động thu mua và sảnxuất. Các hệ thống như vậy đượcsử dụng đểxác định yêu cầutồnkhophụcvụ cho các quá trình sảnxuất

–Bằng cách xác định các yêu cầu đầurasảnphẩm, MRP sẽ tính toán ngượclại các nguyên vậtliệuvàphụ tùng phụ liệucầnthiết cho quá trình sảnxuất. Các nguyên vậtliệuvàphụ tùng phụ liệu đượcliệtkê trong Phiếuvậtliệu (BOM- Bill of Materials) (Ví dụở slide sau)

–Hệ thống cũng tạolập đượckế hoạch sảnxuấttổng thể, xác định các nhu cầuvề trang thiếtbị máy móc và nhân lực.

–Khikếtthúcsảnxuất, hệ thống có khả năng quảnlýtồn kho.

Ví dụ về Phiếuvậtliệu (BOM- Bill of Materials)

Mô tả: Chiếc bàn; Chi tiếtsố: 100

Chi tiếtsố

Mô tả

Ycầusố lượng

203

Chân gỗ

4

411

Thanh đầu

2

622

Thanh cạnh

2

023

Mặtbàn

1

722

Bộđinh vít

1

.Hệ thống kế hoạch hóa nhu cầu nguồnlựcsảnxuất  (MRP II - Manufacturing Resource Requirements Planning Systems)

– Đây là hệ thống đượcxâydựng bằng cách mở rộng MRP, bao quát nhiềuhơn các quá trình kinh doanh, trong đócó các hệ thống kế toán và tài chính.

– MRP II tích hợpthiếtkế sảnphẩm và quá trình sảnxuất vớixử lý dữ liệu đơn đặt hàng, thông tin kế toán và các hệ thống hạch toán chi phí. Điều này cho phép nhà sảnxuất thựchiệnsảnxuất, đồng thờikiểm soát chi phí và tồnkho

•Khi cố gắng máy tính hóa (computerize) các quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệptriển khai các hệ thống thông tin dựa trên những  nhu cầu cá biệt của các quá trình kinh doanh đặc thù. Trong nhiềutrường hợp, điềunàydẫn đếnhình thành các hệ thống tách biệt, gây khó khănchoviệcchiasẻ thông tin, truyềntin xuyênsuốt các quá trình kinh doanh. Cần thiếtra đờiHệ thống kế hoạch hóa nguồnlực

•Hệ thống ERP là một bộ (suite) các gói phần mềm module trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân  viên của DN bao trùm gần như tất cả các quá trình kinh doanh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của DN.

3.5.2 Hệ thống kế hoạch hoá nguồn lực

• ERP không phải là phần mềm cá biệt hóa cho từng doanh  nghiệp, mà là các hệ thống phổ cập, được xây dựng từ các thực tiễn kinh doanh tốt nhất. Do vậy khi áp dụng phần mềm, doanh nghiệp nên thay đổi các quá trình kinh doanh của mình cho phù hợp với phần mềm và tận dụng được các ưu việt của hệ thống

• Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều PM quản lý rời rạc khác (như PM kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một PM duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các PM quản lý rời rạc, nhưng các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. ERP là PM mô phỏng và quản lý các hoạt động của DN theo quy trình.

Các thành phầncơ bảncủamộthệ thống ERP

–Mộthệ thống ERP điển hình baogồm các module độclập, ví dụ module về quảnlýsảnxuất, tài chính, kế toán, kho hàng, tồnkho,bán hàng, và quảnlýnguồnnhânlực.

–Mộthệ thống ERP thường rất đắt, một công ty có thể không nhất thiếtphảitriểnkhaicả hệ thống module. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lựachọncácbộ phận bán thành phẩmvàlắp ráp thành hệ thống đáp ứng các yêu cầucủamình.

–Mặc dù các quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là rát khác nhau, môt hệ thống ERP có khả năng tích hợpchúngvàomột ứng dụng duy nhấtvàsử dụng cơ sở dữ liệu chung

–Cấutrúc đơnnhấtcủacơ sở dữ liệugiúpcủng cố việcchuẩnhóacơ sở dữ liệu, dễ dàng chia sẻ thông tin, cảithiệntruyền thông mà vẫn đáp ứng đượccácyêucầuriêngcủa doanh nghiệp

• Lí do để doanh nghiệp ứng dụng ERP

–Vì ai cũng đang nói về ERP, cần phải hợp thời trang

–Chuẩn hoá các quy trình kinh doanh

– Đảm bảo yêu cầu quản lý trong giai đoạn phát triển mới

–Làmột lý do tốt để bắt đầu quá trình thực hiện cải tổ doanh nghiệp

–Tập trung kiểm soát các bộ phận, phòng ban của công ty trong một  hệ thống thông tin thống nhất

–Kết nối các công ty con, các bộ phận ở nhiều vị trí địa lý khác nhau

–Làmột công cụ nhằm marketing hình ảnh công ty trong mắt nhà đầu  tư và đối tác kinh doanh

–Tăng độ chính xác và kịp thời của các thông tin về quản lý, kinh

doanh, tài chính kế toán

–Kiểm soát rủi ro

–Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

–Tiết kiệm chi phí.

3.5.3 Các điềukiệncầnthiết để triểnkhai ứng dụng ERP

•Tồntại nhiềuyếutố mà doanh nghiệpphải tính đếnkhitriển khai ứng dụng ERP. Mộtsố chỉ dẫncơ bảntriển khai ứng dụng ERP đượcliệt kê ở bảng sau:

Lĩnh vực ứng dụng

Mô tả

Kế hoạch hóa cơ sở

hạ tầng

Cơ sở hạ tầng thông tin, như các mạng, là yêu cầucơ bản chovc trkhai ERP. Nhữg mối qtâm lớn đvớicácmạng là băng thông phù hợp, mạg LAN tin cậy và tính tương hợpcủamạng

Mạng LAN

Mạng LAN cầnphảicó nơi đặt server tập trung ngaycả trong điềukiện địa bàn phân tán

Phầncứng server

Các server low-end cần thiết  ngay cả trog gđoạn lựa chọn sơ bộ ERP để phụcvụ cho việc đàotạo và trình diễnERP. Có mạng và server phù hợp cầnchocả gđoạn mô hình hóa

Phầncứg máytính

Tấtcả máy tính cần đượcnângcấp để chạyERP

Đào tạo

Các hệ thống ERP đòi hỏi đào tạokỹ và nâng cao trđộ liên tục độingũ nviên. Cần có các phg tiệnvà nglựccho đào tạo

Nguồnnhânlực

(HRs)

ERP phụ thuộc vào HRs. ERP cầnsự hợp tác và tích hợptất các các khu vựcchứcnăng

Sự cam kếtcủa

HRs

Triển khai ERP là mộtquátrìnhrấtkhókhăn. Những ngườitốtnhấttrongtổ chứccần tham gia vào các đội

triển khai ERP liên chứcnăng

Sự cam kếtcủa

lãnh đạo

ERP là quá trình đòi hỏi nh tgian và chi phí tài chính. Thiếusự cam kết cuả lđạo cấpcaocủa dnghiệp, mộtdự án ERP có thể bị thấtbại

Cam kết đốivới

hệ thống mặc

định

Mặcdùhầuhếtcáchệ thống ERP có thể đc xdựng theo yêu cầu riêng (customized), dnghiệp luôn nên thử trkhai 1phg án mặc định (default

version) trướckhimọthệ thống ERP đivàohoạt động

Xem xét một

website mới

Trkhai mộthệ thống ERP trên một website mớibao giờ cũng dễ hơn nhiềuso vớitrênmộtsite đãcó. Nếu sdụg tiếptụcmộtsite đã có, nên chỉ tập trung ncứuvà triển khai các thủ tục.

Cam kếtduytrì

mộthệ thống

thủ công

Mộthệ thống thủ công tốtsẽđượcsử dụng như hệ thống sao lưucủahệ thống ERP phụcvụ cho các mục đíchkiểm soát (audit)

Quyết định

chiếnlượcvề

triển khai tập

trung hay phi tập

trung

Phầnlớncáccôngtycó địa bàn phân tán, vì vậyviệcnên

sắp đặt các servers tập trung hay phân tán là mộtvấn đề

quan trọng. Câu trả lờiphụ thuộcvàonhiềunhântố.

Thông thường chiến lược hỗn hợp(kếthợpcơ sở hạ tầng tập trung và phân tán) đclựachọn

3.5.4 Các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công

Nguồn nhân lực,Qui trình• Công nghệ• Đầu tư

=> Chìa khoá thành công của triển khai ERP chính là sự kết hợp hài hoà của 4 yếu tố trên

A,Yếu tố Nguồn nhân lực

–Những yêu cầu chung

• Quán triệt tư tưởng từ cấp lãnh đạo tới nhân viên thừa hànhvề qtâm thay đổi.

• Làm quen với văn hoá “Chấp nhận thay đổi”.Thayđổiđể tồntại, thayđổi để ph.triển

• Nhân viên có năng lực nghiệp vụ cụ thể, cấp lđạo có tầm nhìn rộng về quy trình

• Tinh thần đồng đội trong phối hợp hoạt động giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng

• Tinh thần kỷ luật trong việc tuân thủ các quy trình hoạt động

•Thiết lập cơ chế quản lý dự án ERP thật chặt chẽ

–Những sai lầm thường gặp

• Doanh nghiệp hoàn toàn không có đủ nhân lực có năng lực để vận hành ERP

•Thiếu nhân viên nghiệp vụ/ bố trí nhân lực không hợp lý dẫn đến quá tải trong thời gian đầu

• Cán bộ quản lý chỉ tập trung vào chi tiết, không có tầm nhìn rộng để kiểm soát quy trình dẫn đến sự mất kiểm soát khi lượng dữ liệu tăng lên nhanh chóng

• Tính ỳ tâm lý dẫn đến thái độ lười thay đổi, ngại thay đổi, sợ thay đổi

•Thiếu niềm tin, thiếu sự thống nhất quyết tâm trong toàn bộ doanh nghiệp

• Tâm lý người Việt hay thích đi tắt, thích vượt rào nên thường không tuân thủ chặt chẽ quy trình chuẩn của ERP

• Đổ thừa trách nhiệm giữa các cá nhân và bộ phận liên quan dẫn đến ách tắc quy trình nghiệp vụ

• Đổ thừa mọi sai sót cho quy trình, cho phần mềm mà không có lý do chính xác và cụ thể, không nhận trnhiệm về mình

B.Yếu tố Quy trình

–Những yêu cầu chung

•Thực hiện khảo sát, mô tả quy trình nghiệp vụ hiện tại của  doanh nghiệp để chuẩn hoá, thích ứng với các quy trình chuẩn của ERP đưa ra

•Cần hiểu rõ bản chất của việc ứng dụng ERP chính là việc áp  dụng các quy trình chuẩn của ERP vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải là thay đổi ERP để thích hợp với doanh nghiệp

• Quy trình chuẩn của ERP thường được xây dựng dựa trên  những quy trình chuẩn được áp dụng rộng rãi trong các doanh  nghiệp cùng ngành

• Các phần mềm ERP phổ biến nhất sẽ tốt hơn trong việc giúp doanh nghiệp tránh được các rắc rối phát sinh trong vận hành và ứng dụng do họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong thiết lập và cập nhật các quy trình chuẩn hợp lý nhất

–Những sai lầm thường gặp

•Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP không phù hợp, không có những quy trình thực sự chuẩn mà chỉ dựa vào kinh nghiệm “may đo” từ một số khách hàng cùng ngành. Điều này hay xảy ra với các phần mềm ERP nội

• Doanh nghiệp thường có xu hướng hay yêu cầu lập trình thay đổi quy trình ERP

cho phù hợp với quy trình hiện tại. Điều này dẫn đến những quy trình không chuẩn/ không cần thiết dẫn đến sựmất ổn định của toàn bộ hệ thống ERP. Nên tập trung chuẩn hoáquy trình hiện tại của DN thay vì thay đổi quy trình của ERP

•Cóthể xảy ra sự không tương thích giữa các quy trình chuẩn của ERP do các hãng phần mềm nước ngoài cung cấp với các quy định về hạch toán kế toán, thuế của Việt Nam. Điều này phần lớn thường là do các tập quán/ chuẩn mực/ quy định về kế toán vàthuế của Việt nam không “chuẩn” so với các chuẩn mực chung của thế giới.  Điều này có thể được giải quyết bằng các điều chỉnh về hạch toán/ biểu mẫu báo cáo cho phù hợp.

C,Yếu tố Công nghệ

–Những yêu cầu chung

•Lựa chọn ERP của hãng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu: quy trình chuẩn, đáp ứng nhu cầu về nghiệp vụ của doanh nghiệp ít nhất trong 3-5 năm, có khả năng thích ứng trên các nền tảng phần cứng và hệ điều hành phổ biến, được ứng dụng thành công nhiều trên thực tế

•Tương thích với hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực IT của dnghiệp.

•Khả năng tuỳ biến linh hoạt theo từng doanh nghiệp (Flexibility & Scalability)

• Có các nhà tư vấn triển khai giàu kinh nghiệm chuyên môn

•Cósự cam kết hỗ trợ về kỹ thuật, cập nhật, vá lỗi… lâu dài từ đơn vị triển khai hoặc đại lý chính thức của hãng ERP

–Những sai lầm thường gặp

•Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP không phù hợp, không cónhững quy trình thực sự chuẩn mà chỉ dựa vào kinh nghiệm “may đo” từ một số khách hàng cùng ngành. Điều này hay xảy ra với các phần mềm ERP nội

• Luôn cho rằng công nghệ là “Phép màu nhiệm” để giải quyết mọi vấn đề trong khi thực ra nó chỉ là công cụ

• “Dùng đầu máy xe lửa để kéo cỗ xe bò”

•Nhà tư vấn triển khai ERP không có đủ kinh nghiệm/nhân sự đểhỗ trợ DN trong quá trình trkhai, dẫn đến bế tắc về tiến độ

• Không thể tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và nhà tư vấn triển khai ERP dẫn đến bế tắc về tiến độ

• Dnghiệp knhận được sự hỗ trợ kỹ thuật, cậpnhật,válỗi…saukhidựán trkhai kếtthúc

•Chi phíbảo trì/ vận hành hệ thống quá cao, không tương thích với hạ tầng CNTT & nhân lực IT

D,Yếu tố Ngân sách

–Những yêu cầu chung

•Lựa chọn ERP vừa đáp ứng được quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất 3-5 năm, vừa đáp ứng được năng lực về khoản ngân sách đầu tư

•Phải thực hiện khảo sát, đánh giá, phân tích hiệu quả đầu tư một cách chi tiết và nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một hệ thống ERP cụ thể

•Yếu tố Ngân sách

–Những sai lầm thường gặp

• “Dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà” dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp

• Không dự kiến được yêu cầu của hệ thống ERP đối với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, dẫn đến việc phải thay đổi/ nâng cấp sớm hơn so với dự kiến khi chưa hoàn vốn đầu tư

• Không dự kiến đầy đủ các hạng mục của Tổng Chi Phí (Total Cost of Ownership - TCO) đầu tư cho hệ thống ERP. Thông thường chi phí triển khai (tư vấn, đào tạo, cấu hình hệ thống, chạy thử…)  và đầu tư hạ tầng công nghệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều chi phí bản quyền phần mềm (chi phí mua PM)

• Không triển khai ERP là một hình thức Đầu Tư vào Tài Sản (vô hình) mà coi đólàmột khoản Chi Phí Quản Lý thông thường

Chương 4: Quảntrị bán hàng trong TMĐT B2B

4.1 Các tác nghiệp chính trong quá trình bán hàng

4.1.1. Xử lí đơn hàng (Order Processes)

Khái quát chung

• Trong các quá trình bán hàng B2B, nh người bán và khách mua sdụg hệ thống EDI. EDI rút ngắnthời gian các giao dịch phức  tạp giữa người bán và người mua

•Cáchệ thống máy tính củangườibánvàngườimuakếtnốivới nhau qua mạng, thông thường là qua các đường dây thuê bao an toàn, có thể qua kết nối Internet (sử dụng Extranet và Mạng riêng ảo). Tuy nhiên nhiều cty chưasẵn lòng sdụng Internet do lo ngạivấn đề an ninh)

•Khihệ thống máy tính củangười mua phát hiệnnhucầubổ sung tồnkho(cần mua), nó sẽ tựđộng tạoravàchuyển đơn đặt hàng đếnngười bán. Hệ thống củangười bán nhận được đơn đặthàngvàtiến hành xử lý mộtcách tựđộng

•Mặc dù các công ty có sử CNTT-TT để tiến hành các hoạt động mua bán, thì mộtbộ phậnnhất định các thao tác vẫncóthể còn thựchiệnthủ công(Ví dụ: ngườimuagửi đơn đặthàngqua bưu điện, người bán kiểmtravà xử lý thủ công mỗi đơn hàng khi nhận được)

Các quá trình xử lý đơn hàng chính trong TMĐT B2B

Các hoạt động trước đặt hàng

♦ Yêu cầu thtin đơn hàng (Order Enquiry)

–Mộtgiaodịch bán hàng B2B thường đượcbắt đầubằng Yêu cầu thông tin đơn hàng từ khách hàng. Đây là yêu cầu thông tin về một hàng hóa hoặcdịch vụ tạimộtthời điểmcụ thể. Yêu cầucó thểđượcthựchiện qua điệnthoại, fax, thư tín, qua phg tiện điệntử hoặc nói trực tiếp

–Mộtvănbản chính thứcchoyêucầu này đượcgọilà“Yêucầu báo giá” (RFQ - Request for Quotation)”

–Yêucầu thông tin là mộthoạt động trước bán quan trọng vì nó cho phép ngườicung ứng nắmbắt được thông tin quan trọng liên quan đến bán hàng. Các thông tin này có thểđượcsử dụng để phân tích bán hàng, ví dụ xác định chỉ số Yêu cầu thông tin/Đơn đặt hàng.

♦ Báo giá (Quotation)

– Để trả lờimộtYêucầu thông tin đơn hàng từ khách hàng(hay RFQ), ngườibánthường cung cấpGiấy báo giá. Đây là một văn bản gdịch kinh doanh mô tả hàng hóa vàdịch vụ mà ngườibánsẵn sàng cung ứng cho ngườimua tiềmnăng.

–MộtGiấy báo giá điểnhìnhthường chứa các thông tin:

•Môtả (tên) hàng hóa hoặcdịch vụđượccung ứng

• Đơngiácủahànghóavàdịch vụ, mứcthuế phảinộp, chi phí vận chuyển, bảoquản…và mứcgiảmgiá(nếucógiảmgiáthì cầncó các thỏa thuận riêng).

•Các điềukiện bán hàng

•ThờigiancóhiệulựccủaGiấy báo giá

♦ Hợp đồng bán hàng

– Bán hàng B2B có thểđượcthỏathuận chính thức qua hợp đồng. Đây là là mộtvănbảncógiátrị pháp lý nêu rõ thỏa thuậnbán hàng giữangười bán và người mua. Ngườimuathựchiệnhợp đồng bằng cách đặt mua hàng đốivớihợp đồng.

–Mộthợp đồng điển hình nói rõ thỏathuậncủangười bán đồng ý bán và ngườimua đồng ý mua một hàng hóa cụ thể, vớisố lượng xác định, đơngiá, tổng giá trị, hoặckếthợptấtcả các tiêu chí này trong mộtgiai đoạnthờigianxác định.

–Mộtsố người bán cung ứng cho người mua theo mô hình bổ sung liên tục (continuous replendishment). Trong các mô hình đó, khi tồnkhocủangườimuahạ thấpxuống tớimộtmức độ nhất định, hoặc khi giai đoạn định trước đãkết thúc, thì đơn đặt mua hàng đctựđộng tạolậpvàgửi đi. Mô hình như vậycó thểđượcthỏathuận ngay trong hợp đồng

Xử lý dữ liệu đơn đặt hàng (Order Entry)

-Dựatrêncở sở hợp đồng bán hàng hoặcGiấy báo giá, nếu ngườimuaquyết định thựchiện đơn đặt hàng, ngườimuacó thể thông báo bằng mộtsố phương tiện:

-Qua điệnthoại

-Nóitrựctiếpvớingười bán hàng

-Chínhthức qua thư hoặc đơn đặthàng

-Mộtsố người bán hàng yêu cầungười mua phảicó đơn đặt hàng coi như mộtvănbản chính thức

- Thông tin chứa đựng trong đơn đặt hàng thường bao gồm:

- Thông tin vềđơn đặt hàng, thường là số hiệucủa đơn và ngày tháng

- Thông tin về người mua, như têncôngty, địachỉ, địachỉ gửihóa đơn, người liên hệ

- Thtin về hàg hóa, như mã số, tên hàg hóa, số lượg, đơngiá, tổng giá trị cho mỗi loai hàng hóa, tổng giá trị của đơnhàng

-Cácyêucầuvề giao hàng, nhưđịachỉ nơivận chuyển đến, thờigian giao hàng, phương thứcvậnchuyển, các yêu cầuvề xử lý hàng hóa nếucó

- Đơn đặt hàng có thểđượcin từ hệ thống máy tính củangườimuavàgửi cho người bán qua bưu điện. Nếuhệ thống máy tính của hai bên được kếtnối, đơn đặthàngcố thểđượcgửibằng phương tiện điệntử (mạng EDI hoặc Internet)

-Nếunhưđơn đặthàngcủangườimua ở dạng in ra giấyhoặc ở dạng điệntử, nhưng khác định dạng vớihệ thống củangười bán, thì thông tin đơn hàng phảinhậplạimộtcáchthủ công. Để cảithiệntìnhtrạng này,người bán nên cho phép ngườimuanhập đơn hàng củamìnhtrựctiếp vào hệ thống người bán, hoặc qua các ứng dụng Web, hoặc Internet hoặc Extranet

-Từđơn đặthàngcủangười mua, ngườibántiếnhànhkiểmtratồnkho.Nếungười bán cho phép bán trả sau, kiểmtratíndụng sẽđượcthực hiện

Kiểm tra tồnkho

-Khimột khách mua hàng thể hiệnmongmuốn mua hàng và nhậnhàng vào mộtthời điểmcụ thể, ngườibánsẽ thựchiệnkiểmtratồn kho, nghĩalàxác định xem có đủ số lượng hàng hóa để giao vào thời điểm đã định hay không. Hệ thống thông tin tồnkhothường được quản lý trên máy vi tính. Đôi khi kiểmtratồnkho đượctiến hành thủ công.

-Hệ thống thông tin tồn kho quản lý dòng di chuyển hàng hóa vào và ra khỏi kho.

- Dòng di chuyển vào tính đếncácyêucầu mua hàng, các đơn hàng đã lậpkế hoạch và các lệnh sảnxuất. 

- Dòng di chuyểnratính đếncáclệnh bán đang có, hàng đưa đi phân phốivàcáckhoảndự trữ khác. 

-Vàomộtthời điểmnhất định, HTTT kiểm tra ATP (Available to Promise), bao gồmcả lượng hàng đang có trong kho, trên đường vận chuyểnvàsẽ có khả năng sảnxuất (xem hình trang sau)

Kiểmtratồnkho

–Nếunhư ATP thmãn đơnmuacủa khách hàng, số lượng hàng đặtsẽ được lưugiữ và đảmbảotồnkholuônsẵnsàng để phân phối đến kh.hàg vào thờigian đã định

–Nếunhư lượng ATP không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, lượng thâm hụtsẽđượcmuahoặcsảnxuấtbổ sung. Nếunhư ngườibánlà nhà sảnxuất, lượng hàng sảnxuấtsẽđượctruyền sang Hệ thống kế hoạch hóa sảnxuất (MRP; MRP II; ERP). Các yêu cầusẽđượcxử lý để xác định khi nào bắt đầusảnxuất

– Trong nhiềutrường hợp, tồnkho đượckiểmtramộtlầnnữa vào giai đoạnvận chuyển để khẳng định tính hiệnhữuvậtlýcủatồn kho. Không hiếmkhixẩy ra tình trạng tồnkhobị thay đổi, ví dụ do hàng hóa bị hư hỏng hoặcmấtcắp. 

Chuẩnbị thanh toán

-Từđơn đặt hàng củakháchsẽ tính toán đượctổng giá trịđơn hàng, bao gồmcả thuế, chi phí vậnchuyển, bốcxếpvàcác khoản giảm giá nếu có.

- Có hai phương thức thanh toán cơ bản: bán trả sau (credit  sales) và bán trả ngay (cash sales).

+ Bán trả sau (tín dụng):

• Khách hàng thanh toán sau khi đơn hàng đã đượcthựchiệnvàngười bán gửi hóa đơn thanh toán (bill) đếnngười mua. Phầnlớnngười bán hàng áp dụng phương thức này vì nó giúp tăng doanh số. Nhiều khách hàng hoạt động khó khăn do thiếu nguồnlực tài chíh, kthể thanh toán ngay

• Đốivới khách hàng mới, việc đồng ý cho bán chịuphảidựatrênsự xem xét đốivớitừng trường hợpcủabộ phận tín dụng. Nếu được đồng ý, một hạn mức tín dụng sẽđược quy định

•Người bán có thể tiến hành các điều tra tín dụng đốivới khách hàng mới, sử dụng các kỹ thuật khác nhau (như kiểmtranăng lựctàichínhcủa khách hàng, các giao dịch kinh doanh đãthựchiện…). Khách hàng có tình trạng tài chính tốtsẽđượchưởng hạnmức tín dụng cao

-Bảncân đối tín dụng của khách hàng thường đượclưutrữ trong cơ sở dữ liệu tín dụng kh.hàng hoặccácbảng biểu. Cơ sở dữ liệu này chứa các thông tin như hạnmức tín dụng của kh.hàng,ngày cho vaycuốicùg,và bảncân đốitíndụng hiệntại.

-Hạnmức tín dụng có thểđịnh kỳđượcxemxétlạidựatrêncác thông tin vềđộ tin cậy tín dụng và khả năng trả nợ, hành vi trả nợ của khách hàng. Trong bấtkỳ mộtthời điểm nào, cân đối tín dụng củakháchhàngchínhlàhạnmức tín dụng trừđitổng giá trị của các hóa đơnmở và các đơn hàng đã đượcchấpnhận.

-Bấtkỳ khi nào có một đơn hàng mới, bước đầutiênlàlấy đượcsự đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng giá trị của đơnhàng đượckiểmtra, đốichiếuvớicân đối tín dụng của khách hàng tại thời điểm đó. Nếunhư chưakhẳng định đượcgiátrịđơn hàng, thì

cầnphải ướclượng. Đơnhàng đượcchấpnhậnnếucân đốitín dụng đủ trang trải đơn hàng.

-Nếunhưđơn hàng vượt quá cân đối tín dụng, việcgiải quyếtphụ thuộc vào chính sách củangười bán:

- Đơnhàng đượcchấpnhậnnếugiátrịđơn hàng vượt quá cân đốitín dụng trong mộtgiớihạnhợp lý mà chính sách cho phép. Đôi khi việc mở rộng tín dụng nằmtrongquyềnhạncủa đạidiện bán hàng. Trong nhiềutrường hợplàthẩmquyền củabộ phận tín dụng

- Đơnhàngcóthể bị từ chốingoạitrừ chấpnhậnphírấtcao. Nếu khách hàng tiến hành thanh toán, cân đối tín dụng sẽ tăng lên tương ứng

-Bántrảsaucóthể chuyển thàh bán trả ngay

- Các khoảnnợ chưatrả sẽ xuấthiện ở bảng cân đốicủangười bán dướidạng các khoảnphải thu. Các khoảnnợ này đượcchỉ ra trong một hóa đơnmàngườibángửi đếnngười mua.

+Bán trả ngay

-Nếungười bán không cấp tín dụng, hoặccân đối tín dụng không đủ trang trải đơn hàng, thì người bán chỉ cho phép bán theo phương thứctrả ngay, ngườimua phảitiếnhànhthanhtoántrướckhi đơn hàng đượcthực hiện

-Việc thanh toán có thểđượcthựchiệnbằng bấtkỳ phương tiệnnàomàngười bán chấpnhận, bao gồm các phương tiệntruyềnthống như tiềnmặt, sec, lệnh chuyểntiền, chuyểnkhoản…,

Lệnh bán hàng (Sales Order)

-Nếungườibánchấpnhậnmột đơn hàng, mộtlệnh bán hàng sẽđược tạolập

- Thông tin chứa đựng trong mộtlệnh bán hàng bao gồm:

- Thông tin đơn hàng, thường là số hiệu đơn và ngày tháng

- Thtin khách hàng, thường trích ly từđơn hàng, trong đócó địachỉ gửi hóa đơn

- Thông tin về hàng hóa, như mã số, tên hàng, số lượng, đơn giá. Thông tin đầy đủ về mỗiloại hàng hóa thường được trích ly từ sổ cái quảnlýtồn kho. Hệ thống thường tựđộng tính toán giá trị từng mã hàng và tổng giá trịđơn hàng

-Cácyêucầuvề phân phối, địachỉ, ngày tháng nhận hàng, phương thứcvận chuyểnvàcác điềukiệnbảoquản đặcbiệtnếucó

-Các điềukiện bán hàng

- Thông tin trong lệnh bán hàng rất quan trọng đốivớingười bán, vì nó đượcsử dụng để tạotacácgiấytờở các công đoạnsau(xuất hàng,  vậnchuyển, làm hóa đơn thanh toán)

4.1.2. Thựchiện đơn hàng (Order Fulfilment)

Các quá trình chủ yếu trong thựchiện đơn hàng

a. Giớithiệu chung

-Saukhilệnh bán hàng được đăng ký vào hệ thống, quá trình thựchiện đơn hàng bắt đầu.

-Cónhiều doanh nghiệpchưa tích hợp đượchệ thống quảnlý đơnhàng trựctuyến (Online Order Management System) vớihệ thống qlý tồn kho và qlýthhiện đơn hàng phía sau (back-end). Trong trường hợpnày,thông tin đơnhàngsaukhinhận được qua thưđiệntử hoặc Website sẽ đượcnhậpvàocơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, thông tin đơn hàng phảinhậplại vào hệ thống quảnlý đơn hàng phía sau, dễ xảy ra nhầm lẫn

- Để đáp ứng mong đợicủa khách hàng, việcxác định thời gian, tần suất và kỹ thuậtxử lý đơnhànglàrất quan trọng:

+Phương thứcxử lý theo lô (Batch Order Processing) thựchiệntrêncở sởđịnh kỳ (mỗigiờ, mỗi ngày…)

+Phương thứcxử lý thờigianthực: xử lý tứcthời, yêu cầuhệ thống phía trước(front-end) phảitíchhợpvớicáchệ thống phía sau (back-end). Điều này dẫn đếntăng hiệuquả cũng như trách nhiệm trong xử lý đơn hàng

b.Cáctácnghiệpchínhthựchiện đơnhàng

♦ Thông báo cho khách hàng (Order Acknowledgement)

-Khi đơn đặt hàng đượchệ thống quảnlý đơn hàng nhận, ngườibánphải thông báo cho khách hàng biết, khẳng định rằng mọi việc trôi chảy.Trong  TMĐT, việc này là rấtquantrọng vì không có quan hệ mặt đốimặtgiữangười muavàngười bán.

-Việcchấpnhận đơn hàng hàm ý cả việcchấpnhậncác điềukiệncủa khách hàng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.

- Thông báo thường là một thông điệp đơngiản, ví dụ: “Cám ơn Ông (Bà)  đã đặt mua hàng chỗ chúng tôi. Hiệngiờ chúng tôi đang xử lý đơn hàng của Ông (Bà). Chúng tôi sẽ thông báo lạivới Ông (Bà) khi nào hàng sẽđược chuyểntớivàcácchi tiết liên quan khác”.,

- Có 3 cách thức thông báo chủ yếu:

+ Thể hiện ngay trên màn hình thông báo có thể in ra giấy được

+ Gửi qua thưđiệntử

+ Lưutrữ thông tin vào mộttàikhoản riêng của khách hàng trong cơ sở dữ liệucủangười bán. Khách hàng có thể truy cập, trích ly thông tin về lịch sử mua bán củamình

♦ Lậpkế hoạch phân phốivàvậntải

-Kế hoạch phân phối đượclậptương ứng vớilượng thờigiancầnthiết cho các hoạt động bên trong như xuất hàng, bao gói hàng, chấtxếp hàng.

-Kế hoạch phân phốiphảithể hiện đượccácnhiệmvụ cầnthựchiện để dưahàngtớingườimua.

-Kế hoạch phân phốithường được chia thành 3 phần:

+ Xuất kho và bao gói: Bắt đầu ngay sau khi đơnhàng đc khẳng  định hoặctiến hành định kỳ.

+ Chấtxếp

+ Vậnchuyểnhàng đến địa điểmgiaohàng

- Hai phpháp lậpkế hoạch phân phối:

+ Lậpkế hoạch hướng về phía sau (Backward scheduling): Lấy ngày phân phốilàmmốc, xác định lùi từng nhiệmvụ, mỗinhiệmvụ bắt đầutừ khi nào và kéo dài bao lâu

+ Lậpkế hoạch hướng về phía trước (Forward scheduling): Sử dụng khi ngày vậnchuyển đã trôi qua. Ngày phân phốitương lại được tính bằng cách cộng thêm thờigiancầnthiết để hoàn thành từng nhiệmvụ.

b, Các tác nghiệp chính thựchiện đơnhàng

♦ Lậpkế hoạch phphốivàvậntải(tiếp theo)

-Kế hoạch vậntảilà quátrìnhxác định phương thứcvận chuyển, lựa chọnngười vậnchuyển, tuyến đường vậnchuyển sao cho đưa hàng đến khách hàng đúng thờigianvớichi phíthấpnhất.

-Kế hoạch vậntảithường trở nên phứctạp vìphảisử dụng kế tiếp nhiều phương thứcvận tảitương ứng vớitínhchấtcủa quãng đường,hàng qua biên giới, nhiềulầndỡ và xếphànghóakhichuyểntải...

-Cácdịch vụ vậntảicần được so sánh nhằmlựachọn đượcnhàvận chuyển phù hợpnhấthoặcphốihợpnhiềunhàvận chuyển. Các nhân tố cần được tính đếnlàkế hoạch tác nghiệpcủanhà vậnchuyển, khả năng đảmbảocácyêu cầuphânphối đặcbiệt, và chi phí. Các lô hàng nhỏ có thể vậnchuyểnbằng xe tảinhỏ, lô hàng lớn- bắng xe container, tàu hỏa, tàu thủy…

♦ Xuấtkho

-Xuấtkhothường đượcthựchiệnmộtcáchthủ công, bao gồmviệclấy hàng từ các thùng chứa, kệ, giá đựng và các phương tiệnchứakhác, tạo các nhóm hàg chbị cho việc bao gói.

-Vớihệ thống quảnlýkho được máy tính hóa, việcxuấthàngcóthểđược khởi đầumộtcáchtựđộng hóa. Hệ thống sẽ tạoramột phiếuxuấtkho căncứ vào kế hoạch vậnchuyển. Phiếuxuấtkho đượccoi là sự cho phép chính thứcxuất hàng ra khỏikho.

-Phiếuxuấtkhocóthể chứa các thtin sau:

+ Tên hàng xuấtkho

+ Vị trí hàng hóa trong kho

+ Trình tự xuất hàng

-Có2 cáchthứclưu-xuấtkho:

+ Nhậptrướcxuấttrước, nhậpsauxuất sau (FIFO: First–In-First-Out)

+ Nhậpsauxuấttrước (LIFO: Last–In-First-Out)

-Nhânviênkhotạobản copy phiếuxuấtkhochứng tỏ hàng đãxuấtkho

♦ Bao gói

- Bao gói là quá trình kếthợp các hàng hóa đãxuấtkhovàxếp chúng vào các vậtliệu bao gói phù hợpchovậnchuyển.

-Hệ thống qlý kho máy tính hóa sẽ tạolập phiếu báo gói hàng, chỉ rõ hàng hóa cần bao gói và đôi khi cả vậtliệu bao gói.

-Trước khi bao gói, nhân viên kho tiếnhànhkiểmtra đốichiếu hàng hóa nhậntừ kho vớiphiếuxuất kho và phiếu báo gói hàng, kiểm tra hàng hóacóbị hư hỏng hay không

-Những yếutố cầnphải tính đến khi bao gói hàng:

+Khốilượng

+Thể tích hàng

+ Các quy định đặcbiệtvề bao gói hàng

-Hànghóacủa các khách hàng khác nhâu được bao gói độclập

-Bản copy phiếu báo gói hàng đượcgắn(đặt vào trong cùng hàng hóa hay gắn bên ngoài gói hàng)

-Saukhixuấtkho, hệ thống quảnlýtồnkhosẽđượccậpnhật để phản ánh sự giảmtồnkhovàlàmbản copy phiếuxuấtkho để chỉ ra rằng hàng đã xuấtkho

♦ Vận chuyển

-Khinhận đượctừ kho hàng đã bao gói, nhân viên vận chuyểntiếnhành kiểmtralầncuốivàchuẩnbị vận đơn

-Vận đơnlàmộthợp đồng chính thứcgiữangười bán hàng và nhà vận chuyểnvề vận chuyểnhànghóa, nóthiếtlậpquyềnsở hữuhợp pháp và trách nhiệm đốivới hàng hóa trên đường vậnchuyển

-Vận đơnliệt kê hàng hóa đượcvận chuyển, ngày tháng và thờigianhàng hóa đượcchấtxếp lên phương tiệnvận chuyển, nơi đến. Sau khi được đóng dấu, vận đơn đượccoinhư bằng chứng về việc hàng hóa được phân phối

-Bộ phậnvậntải(củacôngty-người bán hàng) gửihướng dẫnchămsóc hàng của các gói hàng cùng vớivận đơn đếnngườivậnchuyển, hàng đc chấtxếplênphương tiệnvận chuyển. Bộ phậnvậntảixác định lịch trình vậnchuyểnvàcácquy định về vận chuyển

- Các nhân viên bộ phậnvậntảinhậpdữ liệuvề vậnchuyểnvàohệ thống,thông báo cho bộ phậnlàmhóa đơnvề việchàng đã đượcvận chuyển

+ Trễ hạnvận chuyểnhoặcxóabỏđơnhàng

- Khi hàng hóa không đếnnơi đúng thời gian, người bán hàng cầnnắm rõ nguyên nhân. Nếuchỉ là sự chậmtrễ trong vận chuyểnthìcần thông báo cho khách hàng:

+ Lý do chậmtrễ

+ Thời gian hàng sẽđếnhoặcdự kiến đến

+ Khách hàng có thể từ chối đơn hàng nếu không muốnchờđợi

-Vận đơnlàmộthợp đồng chính thứcgiữangười bán hàng và nhà vậnchuyểnvề vậnchuyển hàng hóa, nó thiếtlập quyềnsở hữuhợp pháp và trách nhiệm đốivới hàng hóa trên đường vậnchuyển.

-Vận đơnliệt kê hàng hóa đượcvận chuyển, ngày tháng và thời gian hàng hóa đượcchấtxếp lên phương tiệnvậnchuyển, nơi đến. Sau khi được đóng dấu, vận đơn được coi như bằng chứng về việc hàng hóa được phân phối.

-Bộ phậnvậntải(của công ty- người bán hàng) gửihướng dẫnchăm sóc các gói hàng cùng vớivận đơn đếnngườivận chuyển, hàng đượcchấtxếp lên phương tiệnvậnchuyển. Bộ phậnvậntảixác định lịch trình vậnchuyểnvàcácquy định về vậnchuyển.

- Các nhân viên bộ phậnvận chuyểnnhậpdữ liệuvận chuyểnvàohệ thống, thông báo cho bộ phận làm hóa đơnvề việc hàng đã đượcvận chuyển.

-Trường hợp không thể vận chuyển hàng đến, khách hàng đượcbồi hoàn tiềnmua

+ Theo dõi hàng trong vận chuyển

- Trong môi trường cung ứng truyềnthống, việc theo dõi hàng trên đường vận chuyển là không dễ dàng

- Trong môi trường hiện đại, các nhà vậntảilớn tích hợpcáchệ thống vậnchuyển,  theo dõi và phân phốitronghệ thống ERP. Điều này cho phép theo dõi thờigian thực quá trình vậnchuyển và phân phối

-Nhiều nhà vậntải ghi chép các dữ liệuvề tình trạng đơn hàng trong hệ thống thông tin. Các hệ thống này có thể là các bảng biểu đơngiản(đơnthuầnlưutrữ thông tin) hoặc là các phầnmềmphứctạp (cho phép theo dõi hàng hóa suốttrên đường vậnchuyển).

-Mộtsố hệ thống B2B còn cho phép chuyểnhướng vậnchuyển các gói hàng, cung cấp thông tin về nội dung và giá trị của gói hàng. Các thông tin này rất quan trọng trong vậntảiquốctế, hồitrả sảnphẩm…

-Cóthể tích hợpcác đặctrưng trên vào hệ thống củangười bán (qua Giao diện chương trình ứng dụng – API: Application Program Interfaces)

- Khi các đặctrưng trên có trong hệ thống người bán, người mua hàng có thể truy cậpvàohệ thông người bán để lấy thông tin về  thựctrạng hàng hóa mình đặtmua trên đường vậnchuyển

♦ Xử lý đơnhàngngược (Back Order Processing)

-Khihết hàng trong kho hoặc không đủ số lượng, khách hàng cần được thông báo trướckhi đặt hàng. Điều này dễ thựchiệnnếu doanh nghiệp ứng dụng hệ thống tựđộng (thờigianthực) quảnlý đơnhàngvàtồnkho

-Cómộtsố tình huống không lường trước được, như tồnkhothực không khớpvớisố liệu, hoặchànghóabị hư hỏng, có thể hếthoặcthiếu hàng.  Ngườibáncần có chính sách và cách thứcgiảiquyết các tình huống đó,

ví dụ:

-Giữ toàn bộđơnhàngcho đếnkhibổ sung đủ tồnkho

-Thựchiện đơn hàng thành nhiềuphần. Khi đóphải thông báo, xin ý  kiếnvà đượcsựđồng ý củakháchhàngvàkhông được tính chi phí vậnchuyểnbổ sung cho khách.

- Đề nghị thay thế bằng hàng khác

- Cho phép khách hàng hủy đơnhàngvàhoànlạitiền

♦ Thựchiện đơnhàngbằng nguồnlực bên ngoài (Outsourcing Fulfilment)

-Tínhhiệuquả và hiệulựccủaviệcthựchiện đơn hàng là yếutố quan trọng đảm bảokhả năng cạnh tranh. Nhiềucửa hàng trựctuyến không duy trì đượckinh doanh do không có khả năng thựchiện đơn hàng

- Các nhà bán hàng trựctuyến nên lựachọntự mình thựchiện các tác nghiệp thực hiện đơn hàng hay thựchiệnbằng nguồnlực bên ngoài. Nếubằng nguồnlực bên ngoài, cầnthỏathuậnvới các công ty logistics bên thứ ba (3PL-Third party logistics  companies) thay mặtmình thựchiện đơn hàng

-Thựchiệnbằng nguồnlực bên ngoài là mộtgiảiphápcóhiệuquả về mặt chi phí

- Trong trường hợp bên thứ ba là nhà sảnxuất, thì người bán hoạt động như một trung gian thương mại, đượchưởng hoa hồng từ nhà sảnxuất. Người bán có điều kiệntập trung vào các chứcnăng bán hàng và quảng cáo. Phương thức này rất phù hợpvớicáccửa hàng điệntử nhỏ

- Trong mộtsố trường hợp, người bán tự quy định giá bán lẻ và trả cho công ty logistics theo giá bán buôn

-Cácdịch vụ từ nhậpliệu đơn đặt hàng cho đếnvận chuyển hàng cũng có thểđược thựchiện hoàn toàn hoặctừng phầnbởi bên thứ 3 

- Ưuviệtchính củathựchiện đơn hàng bằng nguồnlực bên ngoài đốivới người bán:

-Giảm đầutư (và giảmrủiro) vàolưukhovàthựchiện đơn hàng vì bên thứ ba có điềukiện chuyên môn hóa, phát huy kinh tế theo quy mô.

-Tạo điềukiện cung cấpmộtlựachọn phong phú các loại hàng hóa

-Tiếtkiệm chi phí vậnchuyển vì không phải chuyển hàng đếnngười bán

- Trong mộtsố thỏathuận, người bán hàng không phảitrả tiền cho bên thứ 3 cho đến khi bán được hàng

-Mộtsố nhược điểm củathựchiện đơnhàngbằng nguồnlực bên ngoài:

-Bênthứ 3 có thểđặt giá bán cao

-Khókiểm soát chấtlượng dịch vụ

-Rủi ro cho người bán khi bên thứ 3 không đủ hàng đáp ứng yêu cầu, chia sẻ hàng giữacácngười bán

-Bị bên thứ 3 “hớt tay trên” sau khi đãcó đủ thông tin về ngườimua

-Bênthứ 3 thường là các công ty logistcs lớn, thường ít được trang bịđể thựchiện các lô hàng nhỏ.

-Mộtsố tiêu chí lựachọndịch vụ của bên thứ ba:

+ Mứctồn kho mà bên thứ 3 có thể duy trì

+ Số lượng đơn hàng có thể xử lý được trong một ngày

+ Khả năng xử lý thẻ tín dụng thay mặtngười bán (đặcbiệt trong TMĐT B2C)

+ Khả năng hỗ trợ trựctuyến đốivớikiểmtratồn kho, qlý đơn hàng và các thông tin khác

+ Số lượng các nhà vậntảihỗ trợ.

+ Khả năng dịch vụ khách hàng, bao gồmcả trao đổithư điệntử với khách hàng

+ Khả năng giảiquyếtviệchồitrả hàng

4.1.3. Xử lí thanh toán

a, Lập hóa đơn thanh toán (Billing)

–Phụ thuộc vàothựctế của công ty, quá trình lập hóa đơn thanh toán thường đượcbắt đầu sau khi hàng hóa được chuyển đi đến người mua. Hóa đơn (Invoice) cũng có thểđượcgửitrướckhi hàng được chuyển đi, sau khi hoàn thành việc phân phốihoặc theo mộtlịch trình lập hóa đơn nào đó không quan hệ trựctiếptới phân phối hàng hóa và dịch vụ

–Việclập hóa đơn thanh toán trướckhivận chuyểncóthể dẫntới sự thiếu chính xác và không hiệuquả trong vận hành (kho có thể hếthoặc không đủ hàng …), dẫn đếnhiểulầmvàlàmxấu đi quan hệ khách hàng. Thông thường đốivớicác đơn hàng ngược(Back Order), việclập hóa đơn thanh toán đượcthựchiệnkhi hàng hóa được chuyển đi

– Để ngănngừavấn đề trên, bộ phậnlậphóa đơnchờ cho đếnkhi nhận được thông báo từ bộ phậnvậnchuyển (thông báo giảm tồn kho, thông báo vận chuyển), rồitiến hành lập hóa đơn.

-Hóa đơn (Invoice):

+ Một hóa đơn điểnhìnhchứasố hóa đơn, ngày làm hóađơn, tên và địachỉ khách hàng, tên hàng hóa, số lượng, giá,  giảmgiá(nếucó), thuế phảinộp, chi phí vậnchuyển, tổng số tiềnphảitrả, ngày trả. Thuế và các chi phí phảitrả khác được tính vào thời điểmlập hóa đơn.

+ Nhiềuhóa đơncònchứa các thông tin khác nhưđiều kiện bán hàng: số lượng hàng, giảm giá cho thanh toán sớm. Mộtkhoảng thờigianhợplý được dành kho khách hàng để thanh toán

-Phiếu báo thanh toán (Remittance Advice):

+ Trong nhiềutrường hợp, người bán yêu cầungườimua hoàn trả lại phiếu thanh toán. Đây là mộtphầncủa hóa đơn thanh toán, có thể tách riêng đượcvà đikèmvới thanh toán.

+ Một phiếu thanh toán điểnhìnhchứa các thông tin như số tài khoảncủa khách hàng, số hóa đơnvàsố tiềnphả trả.

Thông tin này đượcphụcvụ cho quản lý thanh toán đốivới khách hàng.

+ Theo dõi thanh toán của khách hàng là một công việc tiêu tốn nhiềuthời gian, việcápdụng phiếu thanh toán làm đơn giảnhóa đáng kể quá trình nói trên, đặcbiệt đốivới các công ty có lượng thanh toán hàng ngày lớn.

-Bảncân đối thanh toán của khách hàng (Customer Statement):

+ Thay cho hóa đơnmỗilần bán hàng, mộtsố công ty gửicho khách hàng bảncân đối thanh toán. Tài liệunàytổng hợp các hoạt động thanh toán trong tháng.

+ Mộtbảncân đối thanh toán điểnhìnhchứa các thông tin: cân đối đầu tháng, danh mụccáclần bán hàng và số tiền phảitrả tương ứng, tổng số tiềncuối cùng phảitrả.

+ Bảncân đối này cho phép khách hàng đốichiếu được với các ghi chép về thanh toán của mình. Tuy vậy trong thựctế nhiều khách hàng vẫn quen sử dụng hóa đơn thanh toán.

c, Qtrình tậphợp (Collection Process)

–Quátrìnhtậphợphóa đơntạo nên dòng doanh thu cho công ty. Có nhiều phương án thựchiện quá trình này. Các công ty không hoạt động trong lĩnh vựcsảnxuấtvàthương mạinhư ngân hàng, các công ty bảohiểm,  bệnh viện… có thể sử dụng các phương án khác

– Không giống các giao dịch mua bán diễnramột cách liên tục trong ngày, các hóa đơn thanh toán đếncôngtykhôngliêntục. Công ty nhận được các tài liệu thanh toán từ bưu điện theo lô (batch). Các “hóa đơn thanh toán” ởđây muốnnóitớisec, hối phiếu ngân hàng và các chứng từ thanh toán tương tự các hóa đơn thanh toán

– Phòng thư tín (mailroom) củangườibánnhận được thanh toán của khách hàng, thường ở dạng sec kèm them phiếu báo thanh toán. Trong quá trình xử lý truyềnthống, phòng thư tín tách riêng sec ra khỏi phiếu báo thanh toán và chuẩnbị mộtdanhmụcphiếu báo thanh toán. Nhiệmvụ mở phong bì và so sánh phiếu báo thanh toán vớisec của khách hàng là mộtcông việc tiêu tốnthời gian.

4.1.4. Các quá trình sau bán hàng

a, Dvụ khách hàng (Customer Service)

-Dịch vụ khách hàng có thể cầnthiết ở bấtkỳ giai đoạnnàocủa quá trình mua bán, ví dụ:

+ Trong quá trình lướt web và chọn hàng, khách hàng cầndịch vụ khách hàng để thu thập thông tin về hàng hóa và dịch vụ

+ Trong quá trình mua hàng, khách hàng muốnbiếtvề phương thức thanh toán, lập hóa đơn, quá trình kiểmtra.

+ Trong quá trình đặt mua hàng và thựchiện, khách hàng muốnbiếtvề tình trạng đơnhàngvàgiai đoạnxử lý.

+ Sau khi đơn hàng đượcchấpnhận, khách hàng muốnbiếtvề sự bảo hành, sửachữa, các dịch vụ, trả lại hàng và hoàn tiền.

-Dịch vụ khách hàng có hiệuquả tậptrungvàoviệc đảmbảo đáp ứng một cách nhanh chóng các yêu cầuvàcácvấn đề củakhách hàng, vượt quá các mong đợicủahọ. Do vậy, cầnphảihiểubiếtcác mong đợicủa khách hàng và giảitỏacáckhókhăncủahọ trướckhi nó trở nên trầmtrọng. 

-Bảo hành (Warranties)

+ Bảo hành là mộtvănbảnmà ởđó nhà sảnxuấthoặc nhà phân phốisảnphẩm đưaralờihứavề việchọ sẽ giải quyếtnhư thế nào tình huống khi một điềugì đó không tốtxẩyravớisảnphẩm. Văn bản này cũng đồng thờilàtàiliệuhướng dẫnkháchhànggiải quyết các vấn đề nảysinhvới hàng hóa.

+ Đôi khi, khách hàng so sánh các chính sách bảo hành trước khi quyết định mua hàng. Do vậy, nên cung cấp cho khách hàng bản copy tài liệubảo hành.

+ Tài liệubảo hành cầnchứa đựng mộtsố thông tin cơ bảnvề phạmvi bảo hành như:

@ Cái gì thuộcphạmvi bảo hành (ví dụ: biểuthị bằng bộ phậnsảnphẩm, loạivấn đề, sử dụng)

•Tàiliệubảo hành (tiếp theo)

– Cái gì không thuộcphạmvi bảohành(vídụ: biểuthị bằng bộ phậnsảnphẩm, loạivấn đề, sử dụng)

–Thờigianbảohành

–Dịch vụ bảo hành đượcthựchiện ởđâu và khi nào

– Các giớihạnhoặc điềucấm đốivớiphạmvi bảohành

•Nếu công ty sử dụng các từ ngữ quảng cáo như “bảo hành đạtyêucầu”, “đảmbảohoàntiền”, thì công ty cần xác định rõ các điềukiệncủalờicam kết này và đảm bảothựchiệnlờicam kết.

b, Trả lạisảnphẩm (Product Return)

- Sau khi hàng hóa đượcchuyển đến khách hàng, khách hàng có thể quyết định trả lạimộtphầnhoặctấtcảđơn hàng. Mộtsố lý do hoàn trả:

– Khách hàng nhậnthấysảnphẩmmuavề không đáp ứng các mong đợicủahọ, không phụ thuộcvàoviệcsảnphẩmcóvận hành đúng (đảmbảothựchiện đúng chứcnăng củasảnphẩm) hay không

–Lỗivề phía người bán hoặc nhà vậntải, ví dụ nhập đơnsai, saivề số lượng, thiếu chi tiết, phụ tùng, chất hàng không đủ, chấthàng thừa, đơnhànglặp…

– Hàng hóa bị hư hỏng, khuyếttật, lỗithời, quá hạn…không phù hợp mong đợicủa khách hàng

– Hàng hóa chuyển đếnmuộn, khách hàng từ chốinhận.

–Trả lại theo hợp đồng thỏathuận

–Vídụ khi khách hàng đang có tồnkhoquálớn, nhu cầu điềuchỉnh tồn kho, hàng hóa lỗithờihoặcquáhạn.

-Mộtsố ngườibánchỉ chophéptrả lại hàng khuyếttật, trong khi đómộtsố người bán khác cho phép trả lạibấtkỳ hàng hóa nào với cáclýdo hợp lý, ví dụ không còn đáp ứng đượcmong đợicủa khách hàng. Đôi khi người bán chỉ chấpnhậntrả lại hàng hóa chưamở hoặc trong bao gói nguyên bản.

-Trongthương mạiB2B, số lượng hàng thường lớn, trả lại hàng là vấn đề cần cân nhắckỹ. Hàng nhậnlạicóthểđược bán lại để trang trảimộtphần chi phí đãbỏ ra. 

- Chính sách trả lạisảnphẩm (Return Policies)

+ Quảnlýhàngtrả lạilàmột quá trình phứctạp và chuyên môn hóa, đặcbiệt là khi bán cho khách ở nước ngoài. Nhiều nhà bán hàng trựctuyếncóxuhướng không coi trọng vấn đề này.

+ Nhiều nhà bán hàng vận chuyểnsảnphẩmthiếucáchướng dẫntrả lạisảnphẩmnhư thế nào

- Chính sách trả lạisảnphẩm (tiếptục)

+ Ngượclạivớisự thiếu quan tâm về việc đưaracácchínhsáchvà thủ tụctrả lạisảnphẩmvề phía người bán, nguờimuatrựctuyếnlạirất quan tâm đếnviệc hàng trả lại đượcgiảiquyếtnhư thế nào. Nhiềukhách hàng sau khi mua hàng còn quay trở lạisite để tìm hiểu điều đó

+ Như vậy, rất quan trọng đốivới nhà bán hàng là phảithiếtlậpcác chínhsáchvàthủ tụctrả lại đốivớitừngtênhànghoặcloại hàng, và làm sao cho các khách hàng dễ dàng tiếpcậntớicácthôngtin đó.

+ Mộtsố vấn đề cầntính đếnkhichínhsáchvàthủ tụctrả lại:

@ Các điềukiệnchấpnhậntrả lạilàgì?

@ Khách hàng sẽ trả lạisảnphẩmnhư thế nào?

@ Ai sẽ trả chi phí vậnchuyểntrở lại và các khoảnphảitrả khác.  

Thường ngườibánmuốn coi giá hàng phảitrả lạinhư giá sảnphẩmdùng rồi, ngườimuacoinhư sảnphẩmmới. Cầngiải quyếtvấn đề trướckhi chuyển hàng nhậnlại

@ Liệu khách hàng có thể trả lạisảnphẩm đếnmột chi nhánh hay  địa điểmnào đócủacôngty, khôngcần qua đạilývậntải

- Chính sách trả lạisảnphẩm(tiếp theo)

+ Mộtsố nhà bán hàng yêu cầu khách hàng gọi điệnchohọ trước khi trả lại để ngườibáncóthểđánh giá có thể trả lại đc k

+ Nếusự trả lại đượcchấpnhận, hệ thống củangười bán sẽ lập mộtphiếutrả hàng (Return Order), và cung cấp cho khách hàng mộtsố hiệu Cho phép Hoàn trả hàng (RMA- Return Merchandise Authorization).

+ Khách hàng sẽ trích RMA và cho vào tài liệu hoàn trả hàng, đôi khi người bán gửithưđiệntử cho khách hàng mộtbản ghi RMA và khách hàng có thể in ra và đính kèm theo hàng trả lại.

+ RMA đượcsử dụng như minh chứng về sự chấpnhận hàng trả lạitừ phía người bán, đồng thờinhư mộtphương thứcchống lạisự lừa đảo

+ Nếu quá trình thựchiện đơn hàng đượcgiaochobênthứ ba thì việcxử lý hàng trả lạisẽ phứctạphơnnhiều, vì vậy chính sách và thủ

tụcxử lý hàng trả lạiphải đượctạolậprất chi tiết, tùy thuộcvàotừng điềukiệncụ thể và thông báo cho khách hàng rõ.

- Chính sách hoàn trả zero (Zero Return Policy)

+ Khi một nhà bán hàng thiếtlập chính sách không chấpnhận trả lạisảnphẩm, ngườitagọi là Chính sách hoàn trả zero

+ Có nhiềulýdo rachínhsáchnhư vậy: sợ khách hàng lạm dụng; sợ phứctạp (chi phí vận chuyển, xử lý hàng trả lại…). Sự phiềnphức nhiềukhivượt quá lợi ích thu đượctừ việcnhậnlại hàng.

+ Khi đượcthựchiện đúng, chính sách hoàn trả zero có thể làm giảm chi phí đáng kể

+ Trong các đơn đặt hàng B2B, ngườibáncóthể cấpcho khách hàng phụ cấp hoàn trả hoặcgiảmsố tiềnphảitrả. Sau đó người bán hướng dẫnngườimuavề việchủy hàng có thể chấpnhận được. Trong mộtsố trường hợp, hàng chưasử dụng có thểđược chuyển đến bên thứ ba để tân trang và tái chế.

- Logistics ngược (Reverse Logistics)

+ Quá trình nhận hàng trả lạibắt đầutừ khi người bán đồng ý nhậnlạihàng đãphânphối cho ngườimua

+ Logistics ngược là quá trình hoàn trả lại hàng vớimột cách thứchiệuquả và hiệulựcnhất, và ởđâu có thể, trang trải mộtphầngiátrị hàng hóa. Quá trình này bao gồmtáitồn kho,  thu hổi, tái chế, hủy hàng đãlỗithời.

+ Sự sơ suấttừ phía khách hàng có thể dẫn đếnlàmhư hỏng hàng trả lại, làm ngườibánkhókhăn trong việcsử dụng lạihoặc bán lại hàng.

+ Để tránh hư hỏng, người bán cầnhướng dẫnngười mua về cách bao gói, gửihàng đã bao gói qua nhà vậnchuyển thứ ba hoặcbưu điện.

•Cáchệ thống thông tin logistics ngược

–Nếunhàvậntảilớn đượcsử dụng, họ có thể giúp đỡ ngườibán qua việcxử lý có hiệuquả hàng hóa trả lại. Trong các trường hợp như vậy, tương tự như chở hàng đến cho khách, hàng hóa trả lại cũng được theo dõi. Làm được điều này là nhờ Hệ thống quảnlý logistics ngược đượctíchhợpvớihệ thống của nhà vận chuyển

–Mộtsố hệ thống đượctíchhợptốtcókhả năng nắmbắt thông tin  khách hàng, lậpkế hoạch nhậnhànghoàntrả, xếpsắpviệcvận chuyển và theo dõi hàng trên đường vậnchuyển

–Hệ thống cần đủ mềmdẻo để có thể xử lý đượccáctrường hợp ngoạilệ thường xẩyra. Mộthệ thống tốtphảithuthập được thông tin có ý nghĩavề khách hàng, theo dõi được lý do trả lạisảnphẩm,giúp xử lý sảnphẩm và cho phép người bán điềuchỉnh tài khoản củahọ do hàng trả lại.

• Logistics ngượcsử dụng nguồnlực bên ngoài (Outsourcing  Reverse Logistics)

–Nhiều nhà bán hàng sử dụng bên thứ ba (3PL-Third party logistics companies) để thựchiệnhoạt động trả lại hàng

– Ngoài hoạt động vận chuyển, các 3PL còn có các kho dành riêng cho hàng trả lạivàthựchiệncáchoạt động bổ sung như thu hồi,tái chế, hủy hàng…phụ thuộcvàoyêucầucủa khách hàng

–Hệ thống quản lý logistics ngượccủa các công ty 3PL có thểcung cấp cho khách hàng khả năng theo dõi tựđộng hàng hóa, nhờ vậy nhà bán hàng có thể nhắcnhở, cảnh báo nhà cung ứng về các vấn đề. Ngoài ra, nhà bán hàng có thể sử dụng thông tin để cảithiện các quyết định sảnxuất và chính sách dịch vụ khách hàng, giảmthiểutỷ lệ hàng trả lại

–Xử lý hàng hóa trả lại

• Khi hàng hóa trả lạitới kho, bộ phậntiếpnhậnphải kiểm tra hàng hóa xem có phù hợpphiếuhàngtrảđi kèm hay không

• Hàng hóa trả lạicóthểđượcxử lý theo các hướng:

–Nhập kho, nếuhànghóacòncóthể bán lại cho các kháchhàng khác

–Hủy, làm phế liệu, hiếntặng, bán ở thị trường hà g dùng rồi, trả lại nhà cung ứng

–Sửachữa,hoán cải, tái chế hoặc tân trang

c, Trả lạitiền đốivớisảnphẩmhoàntrả (Refunds)

•Phầnlớnngười bán hàng đưaracácquy định đặcbiệtvề hoàn trả tiền và ghi có cho khách hàng khi trả lại hàng mua. Khi mộtbảnhóa đơn bán hàng đượcgửi đếncho khách hàng, thì mộtbản ghi nhớ ghi có (credit memo) cũng đượcgửikèm. Tàiliệu này đượcsử dụng để ghi có cho tài khoảncủa khách hàng và điềuchỉnh tài khoảnthu nhậpcủa doanh nghiệp.

•Ngườibáncần hoàn trả cho người mua toàn bộ số tiền ngườimua đãtrả, bao gồmgiátrị hàng mua, chi phí vận chuyển, bảoquản, bảohiểm và các chi phí khác.

4.2 Mô hình hành vi mua hàng trong TMĐT B2B

– Môhìnhhànhvi muahàngtrong TMĐT B2B đượcxâydựng dựatrên tri thứcnhiềulĩnh vựcnhư quảnlý, cáchệ thống thông tin, xã hộihọc,  tâm lý học và marketing, cho phép nghiên cứu và tìm hiểucơ chế hành vi mua hàng trong TMĐT.

– Mô hìnhhành vi mua hàng bao gồm:

• Các predictor hay các biếnsốđộclập, tiền định (như xử lý thông tin,bốicảnh mua hàng) ảnh hưởng đến các biếnsố phụ thuộc

• Các biếnsố phụ thuộc - Dependent (như niềm tin và hành vi trênWeb)

• Các biếnsố trung gian- Mediator (như bí mậtriêngtư và tính an toàn): Các biếnsốđộclập ảnh hưởng đến các biếnsố phụ thuộc

qua các biếnsôtrunggian

• Các biếnsố ngang - Moderator (như các đặctrưng dân số-xãhội, các yếutố văn hóa, thái độ đốivới công nghệ thông tin, các yếutố kinh tế) giúp giải thích khi nào các biếnsốđộclập ảnh hưởng hoặc mất ảnh hưởng đếncácbiếnsố phụ thuộc

Các biến số trog mô hình hvi mua hàng

Biếnsố

Mô tả

Dự  báo,

xử lý

thôg tin

Ntin và hvi trên Web bịảnh hưởg bởisự nổitrộivề lợi

ích (situational benefit salience), thông tin càng đem lại nhiềulợi ích nổitrội, càng quan trọng. Các biếnsố cũng bịảnh

hưởng bởimọingười xếptrìnhtự (order) thông tin và sự nổi trộivề lợiíchnhư thế nào

Bối cảnh

mua hàng

Bốicảnh mua hàng có thể có tác động đốivớiniềmtin và hành vi trên Web:

Loại khách hàng: khách hàng doanh nghiệp khác khách hàng người tiêu dùng ở các điểm:

-Mộtmụctiêuquantrọng của DN là đạt được thông tin qua   Web, ngượclại, ngườidùngcánhânthường tìm kiếmcáctrò giải trí và phần mềmmiễnphí.

-Một tiêu chí quan trọng đượcsử dụng khi DN mua trên Web là chấtlượng đc vănbản hóa, trong khi ng tiêudùg bịảnh hưởg mạnh bởisựđảmbảo(warranty)

- DN  rấtchútrọng tớicác điềukiện phân phối(chuyển hàng)

-Các đkiệnthuậnlợi, trong đócó điềukiện chuyển hàng; sự đáp ứng các yêu cầu; sảnphẩm và chi tiết, phụ tùng dề và nhanh đc thaythếđềurấtquantrọng với khách hàng DN Loạisảnphẩm cũng có tác động đếnniềm tin và hành vi trênWeb. Đặcbiệt, các sảnphẩm công nghiệp khácvớicácsản phẩm tiêu dùng ở các điểm:

-Sự hỗ trợ trước khi bán hàng trên Internet là dịch vụ cầncó

-Dịch vụ sau bán hàng ở các site phụcvụ khách hàng doahnghiệplàtiêuchí qtrọg để đánh giá sảnphẩm

- Leadtime và thờihạn thay thế sẽđượcsử dụng để đánh giá nhà cung ứng tiềmnăng

Các đặctínhsảnphẩm: trên phương diệncác đặc tính sản phẩm,người mua hàng trên Web khác người mua hàng trong môi trường

truyềnthống như sau:

-Giácả và thương hiệulàcác đặctínhsảnphẩmthường đượctínhđếnkhitiếpcậnsảnphẩm

-Gợiý củanhững ng khác đóng vai trò quan trọng

-Sựđảmbảo(warranty) đc khách hàng tính đếnnhiều

Loạingườimua: các đạidiện mua hàng của công ty khác với ng  mua cá nhân khi mua trên Web ở 1sốđiểm:

-Cóxuhướng sử dụng Web nhiềuhơn để mua

- Thích các kêh bán hàg trtiếp hơn(Person 2 Person)

- Quan tâm nhiềuhơn đếncácvấn đề an ninh khi sử dụng Web

-Chi phíítthờigianhơnkhisử dụng Web để mua hàng

Các đặc trưg

dsố-XH

Giới tính, lứatuổi, giáo dục có tác động đếnniềmtin và

hành vi trên Web

Các nhân tố

vănhóa

Các biếnsố văn hóa và quy mô cộng đồng có tác động

đếnniềm tin và hành vi trên Web

Các nhân tố

kinh tế

Các biếnsố trong mô hình hành vi mua hàng

Các nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng đvới người dùng truy cập Internet. Người dùng truy cậpmạng từ gia đình khác vớitruycậptừ nơi làm việctrêncác điểm:

-Chi phítruycập ảnh hưởng đếnthờilượng truy cậptừ nhà

- Chính sách cho phép sử dụng Internet cho các mục đích cá nhân sẽ khuyến khích lướt Web và tìm kiếm thông tin cho công việcriêngtư

-Thu nhậpcánhâncó ảnh hưởng đếnsử dụng Internet tại gia đình và café Internet

Thái độ đối

với CNTT

Thái độ đốivới CNTT có tác động đếnniềm tin và hành vi trên Web. Tồntạimốitương quan trựctiếpgiữathái độ đối với CNTT và kinh nghiệm thử/mua sảnphẩmvàdịch vụ trựctuyến.

Bí mật riêng

tư và an ninh

(Mediator)

Niềm tin và hành vi trên Web chịu ảnh hưởng bởi bí mật riêng tư và an ninh.

Chính sách cho phép sử dụng Internet cho các mục đích cá nhân sẽ kkhích lướt Web và tìm kiếm thông tin cho công việcriêngtư

Chi phí truy

cập Internet

Chi phí truy cập ảnh hưởng tớiniềm tin và hành vi trên

Web. Chi phí truy cập Internet cao dẫn đếnngười

dụng:

-Cóxuhướng truy cậpmạng tạIi nơilàmviệcphụcvụ

mục đích riêng tư.

- Chi ít thờigianlướtWeb;

- Thái độ kém tích cựchơn đốivớiviệcsử dụng

Internet /Web phụcvụ mua sắm, ít thử mua hơn

-Viếng thăm các website ưathíchítthường xuyên

hơn,  tậndụng giờ giảilao

CaseStudy-03/QTTNTMDTB2B   1

Mua sắm điện tử ở Schlumberger

Schlumberger là công ty dịch vụ dầu lửa lớn nhất thế giới với hơn 50.000 nhân viên ở  100 quốc gia và doanh số hàng năm trên 10 tỷ  đô la (schlumberger.com). Vào năm  2000, công ty cài đặt hệ thống mua sắm được tự động hóa trên nền Web (Web-based automated procurement system) trong bộ phận Oilfield Services – bộ phận lớn nhất của  công ty. Với hệ thống này, nhân viên có thể mua văn phòng phẩm, trang thiết bị, cũng  như máy tính, ngay từ bàn làm việc của họ.

Hệ thống thay thế cho nhiều hệ thống cũ, bao gồm hệ thống tương tự đã được tự động  hóa và hệ thống dựa trên giấy tờ. Hệ thống đơn hợp lý hóa và tăng tốc hoạt động mua hàng, giảm chi phí cũng như lượng nhân lực tham gia vào quá trình. Nó cũng cho phép công ty hợp nhất các hoạt động mua sắm để nhận được giảm giá từ bên bán. Hệ thống mua sắm mới cho phép người mua quản lý tập trung toàn bộ quá trình thu mua và đưa ra một giải pháp hoàn thiện từ khâu mua tới khâu thanh toán (purchase-to-pay) cho các vật phẩm MRO tới các vật phẩm không liên quan trực tiếp tới chiến lược

công ty. Giải pháp này nâng cao hiệu quả và giảm chi phí nhân công bằng việc xóa bỏ các quá trình thủ công, dựa trên giấy tờ và cung cấp phương pháp tự mua sắm (self-service procurement) trong toàn doanh nghiệp bằng việc:

-  Loại bỏ các văn bản kinh doanh trên giấy

-  Giảm việc chi tiêu độc lập và tăng khoản tiết kiệm bằng việc đẩy mạnh việc mua dựa trên hợp đồng

-  Giảm triệt để thời gian xử lý ở bưu điện từ vài tuần hay vài ngày xuống vài phút

-  Loại bỏ nhu cầu cần thêm người thường trực để hỗ trợ việc thu mua trong doanh nghiệp

-  Loại bỏ nhu cầu cần tài nguyên của người bán để tải về và quản lý các file catalog và báo giá

-  Tích hợp với hệ thống ERP hoặc các hệ thống kế toán đang sử dụng

-  Tích hợp với hệ thống ERP để có các dữ liệu chủ (master data) như người dùng,

bộ phận phải chịu chi phí (cost centers), địa chỉ giao hàng và nhận hóa đơn, cấu

trúc tổ chức

-  Cung cấp các chức năng nâng cao để xử lý theo luồng

-  Cung cấp báo cáo mua hàng đã được chuẩn hóa theo bộ phận phải chịu chi phí

(cost centers), nhà cung cấp, tổ chức, hàng hóa …

Giá cả được thương lượng với các bên bán độc lập trước khi vật phẩm của họ được đưavào hệ thống của Schlumberger. Ví dụ, toàn bộ catalog của Office Depot được đăng trên site của MarketSite (hiện nay là một phần của mục Quản lý sản phẩm (Product Manager) trên Perfect.com), nhưng nhân viên Schlumberger chỉ nhìn  được những sản phẩm  đã được thương lượng. Vào năm 2005, công ty đã lên kế hoạch thương lượng giá trong thời gian thực thông qua đấu giá và các hệ thống trả giá khác.

Lợi ích của hệ thống mua sắm này khá rõ ràng. Chi phí hàng hóa giảm; chi phí giao dịch giảm. Nhân viên tiêu tốn ít thời gian hơn cho quá trình đặt hàng, và như vậy, có nhiều thời gian để giành cho việc chuyên môn hơn. Hệ thống cũng tăng tính hiệu quả về chi phí cho nhà cung cấp. Bằng việc sử dụng một hệ thống trên toàn thế giới, nhân viên được thuyên chuyển công tác không phải học cách sử dụng hệ thống mới ở nơi làm mới của họ. Hiệu quả mua sắm cũng tăng bởi bây giờ có thể theo dõi toàn bộ hoạt động mua

sắm.

Thiết lập và vận hành hệ thống dễ dàng bởi nó được thiết lập và vận hành cùng lúc với

hệ thống đang tồn tại. Nhân viên không phải giải quyết các vấn đề về thiết lập một khi hệ thống đã được đặt vào, và hệ thống cũ ngưng hoạt động, và sẽ không có những phàn nàn liên quan tới hệ thống cũ bị tắt đi bởi nó không còn được sử dụng. Vào năm 2006, hệ thống được sử dụng bởi hơn 6000 người dùng ở hơn 83 quốc gia với giá trị hơn 2 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Hệ thống đem đến việc tiết kiệm chi phí đáng kể, tăng năng suất và giảm lỗi. Quá trình đề nghị gửi báo giá (RFQ – request for quotation) và các yêu cầu mua đặc biệt cũng được tự động hóa, kết nối các quy trình kinh doanh giữa hệ thống và các đối tác.

Câu hỏi:

1.  Mô tả lợi ích của hệ thống mới so với hệ thống cũ.

2.  Mô tả hoạt động của hệ thống mua sắm điện tử qua ví dụ trên

3.  Tóm tắt lợi ích của mua sắm điện tử với công ty và nhân viên của công ty

CaseStudy-04/QTTNTMDTB2B   1

United Technologies sử dụng nhà  đấu giá bên thứ ba (3rd party auctioneer): FreeMarkets

Hãy tưởng tượng kịch bản sau: Tập đoàn United Technologies cần nhà cung ứng

để sản xuất những bảng mạch có tổng giá trị 24 triệu đô la. 2500 nhà cung ứng,

được lấy từ danh bạ và thông qua việc đăng ký điện tử, được xác định là những

nhà thầu thích hợp. Danh sách các nhà phân phối thích hợp  được  đệ trình tới

FreeMarkets (ariba.com), một nhà  đấu giá bên thứ ba. Các chuyên gia  ở

FreeMarrkets giảm danh sách xuống còn 1000 dựa trên các tiêu chí về địa điểm

sản xuất và kích cỡ của nhà cung ứng. Sau những phân tích sâu hơn về năng lực

sản xuất và từ phản hồi của khách hàng, danh sách được rút xuống chỉ còn 100.

Một bản đánh giá chi tiết các ứng viên tiềm năng cho ra kết quả là danh sách 50

nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn được mời tới tham gia đấu thầu. 50 nhà cung ứng

đó được nhận mật khẩu để xem xét về thông số bảng mạch trực tuyến.

Một buổi đấu giá trực tuyến kéo dài 3 tiếng với đã được tổ chức. FreeMarkets chia việc thành 12 lô, mỗi lô đó đều được đưa ra đấu thầu. Vào lúc 8:00 sáng, lô đầu tiên, trị giá 2,25 triệu đô la, được đưa lên mạng. Giá đầu tiên được trả là 2,25

triệu đô la, và mọi nhà thầu đều thấy. Vài phút sau, một nhà thầu khác đặt giá 2

triệu đô la. Sử dụng phương pháp đầu thầu nên các nhà thầu giảm dần giá mà họ

đưa ra. Vài phút trước khi đóng gói thầu, vào lúc 8:45 sáng, đợt trả giá thứ 42,

giá nhận được là 1,1 triệu đô la. Không còn giá nào khác được đưa ra. Khi toàn

bộ cuộc đấu thầu kết thúc, tổng giá trị 12 gói thầu là 18 triệu đô la (tiết kiệm

được 35% cho United Technologies).

Để kết thúc quy trình, FreeMarket tiến hành phân tích toàn diện một số nhà thầu

đưa ra giá thấp nhất ở mỗi lô, đánh giá những tiêu chuẩn khác bên cạnh giá. Dựa

trên lượng bỏ thầu và các nhân tố khác, FreeMarkets tiến cử những công ty thắng

thầu và thu tiền hoa hồng. FreeMarket giờ là một bộ phận của Ariba.com

Câu hỏi:

1.  Loại đấu giá này là đấu giá gì?

2.  Vai trò của FreeMarkets trong quy trình mua sắm?

3.  Vì sao một công ty lớn như United Technologies lại cần một trung gian?

CaseStudy-05/QTTNTMDTB2B

 Cộng tác trực tuyến trong thiết kế sản phẩm tại  General Motors (GM) 

GM là một trong các hãng nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới với sản phẩm bán

trên 190 nước và có nhà máy trên hơn 50 nước. Do sức ép cạnh tranh trong

ngành sản xuất ô tô ngày càng tăng, GM luôn tìm cách tăng hiệu quả sản xuất

kinh doanh của mình. 

Vấn đề đặt ra 

Thiết kế ôtô là một quá trình phức tạp và kéo dài. Thí dụ tại GM, mỗi phiên

bản xe ôtô được tạo ra bao giờ cũng phải được thử nghiệm va đập phía trước.

Cho dù chi phí thiết kế cho mỗi mẫu xe mới là không nhỏ, khoảng 1 triệu

USD, chúng vẫn sẽ phải trải qua quá trình thử nghiệm phản ứng với các va

đập phía trước. Sau khi thử nghiệm, chúng lại tiếp tục được cải tiến, rồi lại tiến hành thử nghiệm va chạm... Cứ như vậy cho tới khi đảm bảo các tiêu chuẩn

đặt ra. Và tới cuối những năm 90, GM vẫn thưởng phải phá hỏng khoảng 70

mẫu cho mỗi phiên bản xe mới. 

Thông tin thu thập được từ các vụ thử va chạm và các thử nghiệm khác được

chia sẻ cho khoảng 11.000 nhà thiết kế và kỹ sư làm việc tại hàng trăm bộ

phận, phòng ban thuộc 16 phòng thiết kế mẫu,  đặt  ở nhiều quốc gia khác

nhau. Ngoài ra, GM còn phải liên lạc và cộng tác với các kỹ sư thiết kế của hơn

1000 nhà cung ứng chủ chốt. Công việc liên lạc và cộng tác này làm chậm đi

qua trình thiết kế và tăng chi phí. Phải mất trên 4 năm kể từ khi thiết kế đến

khi sản phẩm đến được thị trường, và khi đó chiếc xe mới có thể đã "lạc hậu "

bởi thị hiếu người tiêu dùng  có nhiều thay đổi trong thời gian công ty phát

triển mẫu xe. 

 Giải pháp Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của hãng, GM đã tự biến mình thành một doanh nghiệp  điện tử. Bước chuyển biến dần dần  đã bắt  đầu từ giữa

những năm 1990 khi băng thông Internet tăng lên nhanh chóng. Việc đầu tiên

GM thực hiện là xem xét trên 7000 hệ thống CNTT đang sử dụng, giảm con số

đó xuống còn khoảng 3000, và có thể sử dụng qua Web. Hệ thống TMĐT mới

của GM tập trung vào một chương trình thiết kế với sự trợ giúp của máy tính

(CAD) từ EDS (một công ty CNTT lớn, eds.com). Hệ thống này được biết đến

với tên gọi Unigraphics, cho phép chia sẻ các mẫu thiết kế 3D trực tuyến giữa

nhà thiết kế (trong và ngoài doanh nghiệp) và các kỹ sư; tất cả được kết nối

bởi phần mềm của EDS. Thêm vào đó, các công cụ phần mềm cộng tác và hội

thảo trên Web, bao gồm cả NetMeeting của Microsoft và eVis của EDS, được

thêm vào để hỗ trợ làm việc nhóm. 

Vào năm 2003, công ty chuyển sang sử dụng eVis 4.0, cho phép mọi nhà cung ứng, từ các công ty lớn tới các công ty gia đình, liên lạc với GM. Các công cụ này đã thay đổi hoàn toàn quá trình đánh giá mẫu xe. Để hiểu cách mà hiện nay GM cộng tác với các nhà cung ứng, hãy xem xét 1 ví dụ về việc giảm chi phí cần có cho một khung ghế mới bởi Johnson Control. GM gửi thông số kỹ thuật về chiếc ghế tới hệ thống dữ liệu của bên bán bằng phương tiện điện tử. Hệ thống cộng tác của Johnson Control (eMatrix) được tích hợp với phần mềm Unigraphics của EDS. Sự cộng tác này cho phép các bên tìm kiếm cùng nhau, thiết kế cùng nhau, gia công cùng nhau, thử nghiệm cùng nhau chiếc khung ghế trong thời gian thực, nhờ đó, tăng tốc quá trình và giảm chi phí hơn 10%. Cuối cùng, sử dụng công cụ mô hình hóa dựa trên toán học và quá trình đánh giá trên nền web trong thời gian thực, GM có thể thử nghiệm va chạm ảo một số chiếc xe trong quá trình thiết kế thay vì phải làm một cách vật lý sau mỗi lần thay  đổi thiết kế. GM hỗ trợ việc cộng tác này với công cụ Advanced Design Studio và Virtual Realty lab. 

Kết quả

Hiện BM chỉ mất 18 tháng để đưa một mẫu ôtô mới ra thị trường, so với hơn 4

năm trước đây, và chi phí thiết kế cũng giảm mạnh. Lấy ví dụ trong quá trình

thiết kế từ 70 mẫu phải thử nghiệm thực tế giờ đây chỉ có 10 mẫu xe được thử

nghiệm thực tế còn lại 60 mẫu xe sẽ được thử nghiệm va chạm ảo. Thay đổi

này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ. Thêm vào đó, chu trình

thiết kế ngắn hơn cho phép GM đưa ra nhiều mẫu xe nhanh hơn, đem lại cho

GM lợi thế cạnh tranh. 

Những thay  đổi này cũng biến thành lợi nhuận. Bất chấp suy thoái kinh tế,

doanh thu GM đã tăng 6% trong năm 2002, và doanh thu của hãng vào quý II

năm 2002 gấp đôi quý II năm 2001. Năm 2004, các lỗi trên dây chuyền lắp

ráp giảm 25%, giúp giảm chi phí lưu kho 20%.

Câu hỏi

1.  Mô tả và đánh giá hình thức thương mại công tác mà GM áp dụng trong

việc thiết kế các mẫu xe mới

2.  Nhận xét về các công cụ sử dụng trong quá trình hợp tác thương mại

giữa GM và các đối tác

3.  Hãy tìm hiểu và mô tả việc hình thành giá trị gia tăng trong từng khâu

thiết kế khi GM áp dụng mô hình thương mại hợp tác để sản xuất ra các

mẫu xe ôtô mới

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro