Lý thuyết định lượng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phương pháp nghiên cứu định lượng

I. Những khái niệm cơ bản

1.Biến

Biến (variable): là tập hợp các đặc trưng và giá trị được dùng để chỉ một khái niệm.

            Ví dụ, biến giới tính (có hai giá trị nam và nữ), biến tôn giáo (bao gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hòa Hảo, khác và không tôn giáo).

+ Biến độc lập (independent variable): là biến được dùng để giải thích cho nguyên nhân của một hiện tượng.

+ Biến phụ thuộc (dependent variable): được coi là biến kết quả, nó chịu sự chi phối của biến độc lập.

Ví dụ,        hút thuốc lá -> biến độc lập

                                    ung thư phổi -> biến phụ thuộc

                                    giới tính -> biến độc lập

                                    lựa chọn ngành học -> biến phụ thuộc

+Hai loại biến: biến định tính (qualitative variable) và biến định lượng (quantitative variable).

§  Đối với biến định tính, những đặc trưng phân biệt dựa trên sự khác biệt về đặc tính, chứ không phải về số lượng hoặc độ lớn.

§  Các biến được gọi là định lượng khi mà các giá trị của biến cho thấy sự khác biệt về độ lớn hay số lượng giữa chúng

            2. Các loại thang đo

Tương ứng với 02 loại biến định tính và định lượng, có 02 loại thang đo chính:

      - Thang đo biến số chữ (bao gồm thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự)

      - Thang đo biến số số (bao gồm thang đo khoảng cách và thang đo tỉ lệ)

2.1 Thang đo danh nghĩa (nominal scale)

§  Một biến được xác định bởi thang đo danh nghĩa bao gồm hệ thống các chỉ báo khác nhau biểu thị thuộc tính hay tính chất của biến đó.

§  Các chỉ báo này có tính chất ngang nhau và không theo một thứ tự nào.

§  Một thang đo danh nghĩa phải có 2 chỉ báo trở lên.

§  Ví dụ:

-Giới tính

      1. Nam                        2. Nữ

-Tình trạng hôn nhân

1.      Độc thân,

2.      Có vợ/chồng,

3.      ly thân,

4.      ly dị,

5.      góa.

2.2 Thang đo thứ bậc

§             Là thang đo danh nghĩa nhưng các chỉ báo hay các phương án trả lời được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

§             Nói một cách khác, giữa các chỉ báo này có quan hệ thứ bậc hơn kém, nhưng thường thì mức độ hơn kém giữa chúng không xác định được.

§         Ví dụ :

Thu nhập trung bình hàng tháng

oDưới 500 ngàn,

oTừ 500 ngàn đến dưới 1 triệu

oTừ 1 triệu đến dưới 2 triệu

oTừ 2 triệu đến dưới 3 triệu

oTừ 3 triệu trở lên

2.3 Thang đo khoảng cách (interval scale)

§            Là thang đo có đầy đủ tính chất của một thang đo danh nghĩa và thứ bậc, nhưng khoảng cách giữa các chỉ số được xác định một cách cụ thể và đều nhau.

§            Đối với loại thang đo này ta có thể sử dụng một số các phép tính toán học như tính trung bình hay tính toán tỉ lệ chênh lệch giữa các chỉ số.

§            Điểm “không” của thang đo này là tùy ý.

§            Ví dụ :

oNhững người có học vấn cao sẽ có thu nhập cao

            1          2          3          4          5          6          7

rất không                                                             rất đồng ý

 đồng ý

2.4  Thang đo tỉ lệ (ratio scale)

§  Một thang đo tỉ lệ có tất cả những phẩm chất của những loại thang đo trước. Ngoài ra thang đo này có một giá trị 0 “thực”.

§  Ví dụ

oThu nhập trung bình hàng tháng: ……….

n  5.000.000 đ

oTuổi: ……….

3.Chọn mẫu và các khái niệm liên quan

3.1Định nghĩa

§  Tổng thể (population): là tập hợp các phần tử được quan tâm trong một nghiên cứu. Nó có thể hầu như là mọi thứ.

  Ví dụ: dân số Việt Nam, tổng thể sinh viên của trường ĐH KHXH&NV hay tổng số sinh viên của một Khoa.

§  Khung mẫu (Sample frame) : là khung chứa hoặc liệt kê tất cả cácđơn vị của tổng thể. Phải có khung mẫu mới có thể tiến hành chọn mẫu một cách khoa học.

§  mẫu (sample): là tập hợp con của tổng thể được chọn ra để tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu.

            Khi mẫu được chọn đảm bảo tính đại diện, sẽ có thể sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng của tổng thể.

Ví dụ :một công ty nghiên cứu thị trường tiến hành khảo sát 650 người tiêu dùng để thu thập thông tin về thị hiếu dùng sữa của người dân thành phố HCM.

3.2 Vì sao phải chọn mẫu ?

§   Giúp tiết kiệm chi phí: ngiên cứu tổng thể sẽ rất tốn kém so với nghiên cứu mẫu

§  Giúp tiết kiệm thời gian: Nghiên cứu cả tổng thể sẽ mất rất nhiều thời gian cho dù có đủ kinh phí.

§  Hợp lí và khoa học.

3.3 Cách chọn mẫu

4Chọn mẫu : là quá trình chọn lựa một hoặc một vài mẫu từ  một tập hợp lớn hơn để tạo ra những dự đoán hay dự báo về một sự thật, tình trạng hay kết quả của một tập hợp lớn hơn đó.

4Có hai cách chọn mẫu :

- Chọn mẫu xác suất:

2 Chọn mẫu xác xuất hay ngẫu nhiên : mỗi phần tử trong tập hợp đều có cơ hội tương đưong và độc lập trong quá trình chọn lựa. Điều đó nói rằng, xác suất lựa chọn của mỗi phần tử trong tập hợp là giống nhau, có nghĩa là việc chọn lựa một phần tử trong mẫu không bị ảnh hưởng bởi các cân nhắc như sự ưa thích cá nhân.

2 Ưu điểm:

oVì nó đại diện cho toàn bộ mẫu, các suy luận rút ra từ những mẫu như vậy có thể được tổng quát hoá cho toàn bộ tập hợp được lấy mẫu.

oNhững phép tính thống kê trên lí thuyết xác suất chỉ có thể  được dùng cho số liệu thu thập từ các mẫu ngẫu nhiên

2 Các kiểu chọn mẫu xác suất:

§  Chọn mẫu nghiên cứu đơn giản : các phần tử của tổng thể được chọn ngang nhau

§  Chọn mẫu hệ thống: các đơn vị trong tổng thể được xắp xếp theo một thứ tự nào đó sau đó chọn theo bước nhảy

§  Chọn mẫu phân tầng: Chia tổng thể thành những tầng khác nhau không trùng lắp theo cách mà tập hợp trong cùng một tầng sẽ đồng nhất về đặc điểm mà dựa vào đó ta phân tầng . Trong mỗi tầng, mẫu được chọn có cơ hội ngang nhau và hoàn toàn ngẫu nhiên.

§  Chọn mẫu cụm:Nếu tập hợp đó lớn thì việc xác định tìm đơn vị lấy mẫu sẽ khó khăn và tốn kém hơn, việc sử dụng lấy mẫu theo cụm sẽ thích hợp hơn. Lấy mẫu theo cụm dựa trên khả năng nhà nghiên cứu phân chia tập hợp thành từng nhóm gọi là cụm, sau đó chọn các phần tử trong từng cụm bằng kỉ thuật lấy mẫu hoàn tiàn ngẫu nhiên. 

-Chọn mẫu phi xác xuất: 

§   Lấy mẫu theo hạn ngạch: Dễ dàng tiếp cận tập hợp mẫu. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn được hướng dẫn bởi đặc tính có thể xác định được như giới tính hoâc chủng tộc của tập hợp được quan tâm. Mẫu được chọn thuận tiện cho người nghiên cứu và bất cứ khi nào ta thấy một người với những đặc điểm liên quan có thể xác định được, ta yêu cầu người đó tham dự nghiên cứu. Quá trình này tiếp tuc6 cho đến khi người nghiên cứu có thể liên hệ đủ người trả lời ( hạn ngạch).

R  Kiểu lấy mẫu này có ưu điểm là pp chọn mẩu ít tốn kém nhất vì không cần bất kì thông tin gì như khung mẫu, tổng số các phần tử…

R  Nhược điểm: Mẫu thu được không phải là mẫu xác suất, những gì tìm được không thể tổng quát cho toàn bộ tập hợp nguồn, những cá nhân dễ tiếp cận nhất có thể có những đặc điểm chung giống nhau và do vậy không thật sự địa diện cho toàn bộ tập hợp gốc.

§   Lấy mẫu tình cờ:

§   Lấy mẫu có mục đích: Người nghiên cứu chỉ đi đến với người nào mà theo quan điểm của nhà nghiên cứu có thể có thông tin theo yêu cầu  và sẵn sàng chia sẻ nó. Kiểu này cực kì hữu dụng khi muốn xây dựng một lần lặp lại quá khứ, mô tả một hiện tượng hay một cái gì ít được biết đến.

§   Lấy mẫu theo lưới – chuỗi : Lấy mẫu quả cầu tuyết là quá trình chọn mẫu bằng cách dùng mạng lưới. Bắt đầu với việc chọn lựa một ít cá nhân trong một nay một tổ chức và thu thập từ họ thông tin yêu cầu. Sau đó họ được nhờ nhận diện các người khác trong nhóm hoặc tổ chức, và những người do họ chọn trở thành một phần tử của mẫu. Lần lượt như vậy, những người được nhận diện trở thành cơ sở của việc thu thập thông tin tiếp theo. Quá trình này tiếp tục cho đến khi đạt được số người cần thiết hoặc đến điểm bão hoà thông tin.

R Nhược điểm : chọn lựa mẫu dựa trên việc chọn lựa các cá nhân ở giai đoạn đầu. Nếu họ thuộc về một nhóm cụ thể nào hoặc có những thiên kiến mạnh mẽ thì nghiên cứu có thể bị lệch lạc.

2 Đối với nghiên cứu định lượng mục đích cuối cùng của việc chọn mẫu là đi đến toàn thể hoá và đồng nhất hoá.Do đó phải đảm bảo hai nguyên tắc quan trọng có tính chất bắt buộc là tính ngẫu nhiên và tính đại diện

SS =              X  NP ( 1- P)

             C  ( N- 1 ) + X  P ( 1 – P )

3.3 Công thức chọn mẫu  [ tính quy mô mẫu]  

 

            Trong đó:

X = 3.841

N = Tổng thể

P = 0.5

1- P = 0.5

C = 0.05 

Ví dụ : cho tổng thể là 540 . Áp dụng công thức tínhquy mô mẫu

     SS = (3.841) ( 540) (0.5) (0.5) / (0.05) ( 540 – 1) + (3.841) (0.5) (0.5) =  225

4.Kiểm định

§  Kiểm định giả thuyết là một công cụ của thống kê suy diễn.

§  Mục đích chính của hầu hết các nghiên cứu là để kiểm tra có hay không việc những dữ liệu thu thập từ các cuộc điều tra phù hợp với những dự báo về một vấn đề cụ thể. Những dự báo này chính là các giả thuyết (hypothesis) về tham số được đo lường trong nghiên cứu.

§  Giả thuyết là một phát biểu về những đặc trưng của một tham số (biến) hay tập hợp của nhiều tham số.

§  Những yếu tố của một kiểm định ý nghĩa

- Kiểu dữ liệu: tương tự như các phương pháp thống kê mô tả, mỗi kiểm định đều chứa trong nó hoặc là dữ liệu đính tính hoặc là dữ liệu định lượng.

-Phương pháp chọn mẫu: các kiểm định thường đòi hỏi các phương pháp chọn mẫu xác suất.

      - Dung lượng mẫu: Tính giá trị của các kiểm định càng cao khi dung lượng mẫu càng lớn.

      -Giả thuyết: một kiểm định ý nghĩa xem xét hai loại giả thuyết về giá trị của một tham số:

            + Giả thuyết H0 (null hypothesis): là giả thuyết được kiểm định trực tiếp. Giả thuyết này là một phát biểu “không” về mối liên hệ giữa hai biến. Nói cụ thể, một biến này không có quan hệ với biến kia.

            +Giả thuyết đối Ha (alternative hypothesis): là giả thuyết đối của giả thuyết H0. Giả thuyết này phát biểu rằng có tồn tại một mối quan hệ giữa hai biến.

           +Mức độ tin cậy: thông thường mức độ tin cậy của một kiểm định sẽ ở mức 95% (a=0,05) hoặc 99% (a=0,01)

§  kết quả kiểm định sẽ dựa trên cơ sở việc “bác bỏ” hay “chấp nhận” giả thuyết H0

§  Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, tức là chúng ta có bằng chứng thống kê để cho rằng Ha đúng  -> có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai giá trị trung bình

§  Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là chúng ta chưa có đủ bằng chứng thống kê để cho rằng Ha đúng.

§  Chú ý: Chấp nhận H0 không có nghĩa là chúng ta đã chứng minh được H0 đúng và vội vàng kết luận rằng: Không có sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình.

+Chấp nhận H0 chỉ có nghĩa là chúng ta không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ nó mà thôi.

+Nếu giả thuyết H0 được kiểm định ở mức tin cậy là 95%, có nghĩa là có 95% giả thuyết H0 bị bác bỏ là chính xác. Nói một cách khác, có 5% sai số trong kiểm định này.

" Kiểm định sự độc lập- Chi-Square

o   Kiểm định độc lập hay còn gọi là kiểm định Chi-Square được sử dụng để xem xét có hay không tồn tại mối quan hệ giữa hai biến định tính.

o   Yêu cầu:

                        - Biến định tính

                        - Các giá trị của biến loại trừ lẫn nhau

o   Quy trình kiểm định

+ Xây dựng giả thuyết

                  H0: Không có mối quan hệ giữa hai biến

                  Ha: Hai biến có mối quan hệ ý nghĩa với nhau

     + Chấp nhận H0 (p  > 0,01 hoặc p > 0,05): chúng ta chưa có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0. Nói một cách khác, chưa có đủ bằng chứng để kết luận hai biến có quan hệ với nhau.

5. Định đề (proposition): là một phát biểu về mối liên hệ giữa các khái niệm.

Ví dụ, hút thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi, hay quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV/S

6.Thao tác hóa (operationalization): một phương pháp để quan sát và ghi nhận những khía cạnh của một cá nhân, khách thể, hay một sự kiện có liên quan để tiến hành kiểm định giả thuyết.

Ví dụ, khái niệm về kinh tế bền vững, bao gồm các chỉ báo cấp 1:

            - giáo dục

            - tỉ lệ xuất khẩu

            - nhập khẩu

            - hay tỉ lệ tăng trưởng kinh tế

7. Quan  hệ (association): nói lên mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến.

            Ví dụ, trình độ học vấn và thói quen đọc báo Sài Gòn Giải Phóng

 Trao đổi thảo luận

1.Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

1. Nghiên cứu định lượng

2 Bản chất của nghiên cứu định lượng

-         Khái niệm nghiên cứu định lượng : Là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch.

[ Quan điểm diễn dịch : giải quyết mối quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu trong đó lí thuyết định hình cho nghiên cứu]

-         Phương pháp nghiên cứu định lượng đặc biệt phù hợp cho quan niệm tiếp cận của khoa học tự nhiên và của thực chứng luận.

-         Đặc điểm của nghiên cứu định lượng:

+ Trong quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu thì lí thuyết dẫn dắt nghiên cứu

+ Nhấn mạnh đến cách tiếp cận diễn dịch

+ Sử dụng mô hình khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng luận

+ Nhìn thực tiễn xã hội như một thực thể khách quan, bên ngoài.

2 Những quan tâm chủ yếu của phương pháp nghiên cứu định lượng

-         Đo lường: Cách thức gán những con số hoặc những giá trị cho các quan sát theo một quy tắc nhất định.

-         Nguyên lí nhân quả: Nói đến mối quan hệ của hai hay nhiều biến theo chiều nguyên nhân và hệ quả.

-         Sự khái quát hoá cao : Kết quả của những phát hiện trong nghiên cứu có thể suy rộng hay khái quát cho tổng thể lớn hơn mẫu được ngiên cứu. Vì vậy mẫuphải mangtính đại diện.

-         Sự tái tạo: Kết quả của ngiên cứu có thể được tái tạo bởi nhà ngiên cứu.

2 Thiết kế nghiên cứu định lượng :

a/ Nghiên cứu thực nghiệm:

-         Là phương pháp nghiên cứu phân tích các ảnh hưởng của biến số độc lập lên biến số phụ thuộc dưới các điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt.

-         Biến nguyên nhân là biến độc lập , biến kết quả là biến phụ thuộc

-         Nghiên cứu theo phương pháp này có thể so sánh các biến số độc lập ảnh hưởng tới biến số phụ thuộc như thế nào từ đó dựa vào kết quả của biến phụ thuộc để xác định cách thức nào là tốt hơn.

b/ Nghiên cứu đồng đại chéo :

-         là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.

-         Các khía cạnh của nghiên cứu đồng đại :

+ Nhiều hơn một trường hợp

+  Tại cùng một thời điểm nhất định

+ Thu thập dữ liệu định lượng và định tính

+ Lập mô hình quan hệ.

- Ví dụ : nghiên cứu việc học hành của con gái giữa thành thị và nông thôn .

c/ Nghiên cứu lịch đại :

-         Các dữ liệu thu thập theo thời gian

-         Bao gồm

+ nghiên cứu xu hướng :trong đó, các dữ liệu được so sánh cùng một thời gian với nhiều đối tượng khác nhau.

+ nghiên cứu lặp: trong cùng một đối tượng nhưng nghiên cứu so sánh qua nhiều mốc thời gian khác nhau.

d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể ( như nhóm người, hộ gia đình, sự kiện, chính sách… ) để xem xét hiện tượng đương đại trong bối cảnh thực tế.

e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm với trên hai hay nhiều nhóm, sự kiện để tìmra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng.

2 Các giai đoạn chính trong nghiên cứu định lượng

1.      Lý thuyết nghiên cứu ( theory)

2.      Giả thuyết nghiê cứu ( hypothesis)

3.      Thiết kế nghiên cứu ( research design)

4.      Đo lường các khái niệm ( Measures of concepts)

5.      Chọn địa bàn nghiên cứu ( Select research sile )

6.      Chọn khách thể nghiên cứu ( select research subject / respondent) 

7.      Xây dựng công cụ nghiên cứu

8.      Sử lí số liệu

9.       Phân tích dữ liệu

10.Các phát hiện khoa học, kết luận

11.Viết bài nghiên cứu

2 Những ưu khuyết điểm của nghiên cứu định lượng

R Ưu điểm:

§  Dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất của ppnc định lượng thì điểm mạnh nhất của pp này là tính chất tổng thể của nó. Chỉ có nghiên cứu định lượng vói những số liệu một cách rõ ràng mới có thể đem lại cái tổng thể bao quát của một đề tài nghiên cứu.

§  Nghiên cứu định lượng  không nằm ngoài mục đích làm cho các vấn đề nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn thông qua các con số.Sử dụng nhiều công thức trong khoa học tự nhiên để tổng hợp thống kê các số liệu thu thập sẽ phục vụ cho nhà nghiên cứu làm rõ thêm nội dung cần phân tích. Trong một nghiên cứu, việc nghiên cứu các mối quan hệ, các hiện tượng, thì việc đưa ra các số liệu, mô tả chỉ báo có ý nghĩa rất lớn, giúp chúng ta khẳng định mức độ của các mối quan hệ đó.

§  Từ những số liệu thống kê với số mẫu nhất định nhà nghiên cứu có thể khái quát được vấn đề mở rộng hơn.

§  Từ những con số mà tác giả đo lường, phân tích cho đến lúc đưa đến kết quả cuối cùng thì bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng có thế kiểm nghiệm lại.

ý Nhược điểm:

§  Tính bao quát tổng thể đó không cho phép ppnc định lượng đi vào những chi tiết quá nhỏ nhặt. Các nhà nghiên cứu định lượng nhìn vấn đề dưới một con mắt lí tính làm cho chúng ta có cảm giác hơi khô khan và không đi sâu vào mô tả một cách hơi thiên về cảm tính như các nhà nghiên cứu định lượng.

2. Phương pháp nghiên cứu định tính

2 Định nghĩa :

2 Những ưu khuyết điểm của nghiên cứu định tính

R Những ưu điểm của nghiên cứu định tính

§  Xem xét vấn đề bằng nhãn quan của đối tượng nghiên cứu: Nhà nghiên cứu cố gắng khám phá ra những điều òcn ẩn chứa bên dưới bề mặt của hiện tượng bằng cách nắm lấy quan điểm của những người đang được nghiên cứu. Có khả năng là họ có thể nhìn thấy vấn đề khác với điều mà người cuộc ít tiếp xúc có thể mong đợi

§  Miêu tả nhấn mạnh đến bối cảnh : Các nhà nghiên cứu định tính thường cung cấp các chi tiết miêu tả nhiều hơn các nhà nghiên cứu định lượng vì vai trò của việc hiểu bối cảnh là rất quan trọng để có thể hiểu được các hành vi xã hội. Điều này có nghĩa là hành vi, các giá trị hay bất cứ điều gì phải được hiểu trong những bối cảnh cụ thể.Một trong những nguyên nhân chính của việc nhấn mạnh đến miêu tả chi tiết là vì nhờ những chi tiết miêu tả đó, nhà nghiên cứu có thể dựng lại được bối cảnh để có thể hiểu được các hành vi.

§  Nhấn mạnh đến quá trình: [ Chú ý đến yếu tố thời gian mà các sự kiện diễn ra]

Bằng cách thâm nhập vào bối cảnh xã hội trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu có thể lưu ý đến yếu tố thời gian ảnh hưởng tới sự kiện như thế nào.

§  Tính linh hoạt và không có tính cấu trúc:

Bằng các phương pháp tham dự và phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể linh hoạt trong việc xử lí các dữ liệu. Nhà nghiên cứu không hề phải phụ thuộc vào bất cứ một công thức nào sẵn có để xác lập hệ thống lý thuyết cho đề tài nghiên cứu mà chỉ phụ thuộc vào các thông tin mà đối tượng cung cấp.

§  Các khái niệm và lí thuyết dựa trên dữ liệu:

Đối với các nhà nghiên cứu định tính, khái niệm và lí thuyết thường được quy nạp từ dữ liệu thu thập được.

ý Những khuyết điểm của nghiên cứu định tính

§  Có quá nhiều tính chủ quan

§  Khó xác định vấn đề trong nghiên cứu tổng thể: Các nhà nghiên cứu định tính thường bắt đầu với những phương thức tương đối mở và đòi hỏi sự cụ thể hoá dần các câu hỏi nghiên cứu hay vấn đề nghiên cứu nên khó xác định vấn đề trong nghiên cứu tổng thể. Họ dựa quá nhiều vào các quan điểm thường là không có hệ thống của các nhà nghiên cứu đi trước về những điều họ cho là quan trọng và cụng dựa  quá nhiều vào mối quan hệ cá nhân gần gũi mà nhà nghiên cứu cố gắng thiết lập với đối tượng, khách thể nghiên cứu.

§  Khó khăn trong việc tái tạo lại các sự kiện xã hội đã diễn ra vì tính không cấu trúc và thường xuyên dựa vào sự quyết định của hà nghiên cứu nên hầu như không thể tiến hành tái tạo đúng đắn do không có chuẩn tắc nào để theo cả.

§  Vấn đề khái quát hoá bị hạn chế

§  Thiếu minh bạch

3. Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng

1/ Định nghĩa :

- NCĐT là một chiến lược nghiên cứu luôn luôn nhấn mạnh đến từ nghữ nhiều hơn con số trong việc thu thập và phân tích dữ liệu.

NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

2/ Lý thuyết trong mối quan hệ với nghiên cứu

 NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết.

NCĐL theo hình thức diễn dịch,  chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết.

3/ Quan điểm nhận thức luận:

 Sử dụng quan điểm diễn giải.

[nhấn mạnh đến thế giới, Xh thông qua xem xét sự diễn giải của các đối tượng nghiên cứu về thế giới đó- Cho đối tượng nghiên cứu nói ra điều mà họ suy nghĩ về thế giới về những gì xảy ra trong cuộc sống của họ]

Sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận

4/ Quan điểm bản thể luận

Dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.

phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan

6 Chủ nghiã khách quan : Nhận thức thế giới bằng việc đi  thẳng vào các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình tự nhiên và xã hội để tìm ra chân lí.

[ Tìm kiếm thông tin bằng cách lên sẵn những khuôn mẫu sau đó quan sát, thu thập thông tin theo như những mẫu đã được định trước đó]

6.Mối liên hệ giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

§  Đặc trưng của nghiên cứu định lượng là tính chất đồng nhất hoá, tính đại diện và bao phủ. Nhà nghiên cứu giống như một người thợ đóng dày đưa ra những khuôn mẫu chung và quy các đối tượng mà mình nghiên cứu vào những cái khuôn nhất định đó. Những chi tiết mang tính chất cảm xúc, vụn vặt bị nhà nghiên cứu định lượng loại ra ngoài giống như một cái rổ, trong quá trình sàng lọc, người ta chỉ quan tâm đến những cái lớn nằm ở bên trên tức là  những cái gì mang tính chất bao phủ và đại diện còn bỏ đi hay nói cách khác là gạt ra ngoài cái gì vụn vặt ở bên dưới mang tính chất riêng của từng cá nhân. Do yêu cầu của định lượng mang tính tổng thể, bao quát nên cách làm việc của nhà nghiên cứu định lượng chắc chắn phải khác so với nhà nghiên cứu định tính trong việc đi tìm những tiếng nói của cộng đồng. Phương pháp định lượng khác phương pháp định tính ở một điểm rất quan trọng ở chỗ nếu phương pháp nghiên cứu định chọn đi theo thuyết kiến tạo để nghiên cứu đối tượng thì định lượng lại chọn theo CN khách quan theo đó nhà nghiên cứu định lượng nhận thức vấn đề và nhìn vấn đề từ sự hiểu biết của mình sau đó tiến hành đi kiểm tra nó theo những chuẩn mực mà nhà nghiên cứu .Chính yêu cầu này buộc nhà nghiên cứu định lượng không được sa đà vào việc thu lượm quá nhiều chi tiết vụn vặt làm mất đi tính tổng thể. Tính bao quát tổng thể đó không cho phép ppnc định lượng đi vào những chi tiết quá nhỏ nhặt. Các nhà nghiên cứu định lượng nhìn vấn đề dưới một con mắt lí tính đôi khi làm cho chúng ta có cảm giác hơi khô khan và hơi cứng nhắc.

§  Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu định lượng mang đặc tính  của tư duy lí tính theo con đường 1+1 = 2. Tuy nhiên, vì mỗi con người có những bản sắc riêng, không ai giống ai nên  không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này nếu như muốn nghiên cứu sâu xa đời sống thật của họ. Nghiên cứu định tính ngược lại đi theo hướng tiếp cận hậu hiện đại, quan tâm đặc biệt đến những cái khác biệt và tính đôc đáo của từng cá thể  theo lối diễn ngôn với  cách tính 1+1+1, chú ý đến tính đa thanh trong quá trình thu thập tư liệu. Nhà nghiên cứu định tính cần nghe càng nhiều tiếng nói càng tốt, mô tả càng sâu càng tốt, đi vào từng cái chi tiết cụ thể vì cách tiếp cận của nghiên cứu định tính dựa trên thuyết kiến tạo đó là cách tiếp cận vấn đề bằng cách nghe chính đối tượng của mình nói về vấn đề đó theo họ nhìn nhận là như thế nào, hay họ thực sự là ai, họ có suy nghĩ gì về vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra, theo mình nghiên cứu theo hướng này mất rất nhiều thời gian, cũng có thể số lượng mẫu không nhiều nhưng phản ánh được sâu hơn vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm.

§  Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phê phán phương pháp nghiên cứu nào. Ở đây, không có ý phê bình cách tiếp cận nguồn thông tin của nghiên cứu định lượng vì rõ ràng ở đó có những ưu thế mà định tính không thể làm được hoặc ngay chính bản thân nghiên cứu định tính mặc dù có thể lắng nghe được tiếng nói từ bên trong nhưng cũng có những hạn chế nhất định. So sánh những mặt mạnh và mặt yếu của hai phương pháp này có thể thấy được một cách rõ rang hạn chế của pp này trở thành ưu điểm của pp kia. Mặc dù có khá nhiều điểm khác biệt thậm chí có thể đối lập nhau theo quan điểm nhận thức luận và bản thể luận tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng không thể đi cùng nhau. Khi nghiên cứu một vấn đề  cần có sự kết hợp của hai phương pháp,  để khắc phục hạn chế của hai phương pháp nghiên cứu.Mối quan hệ giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính có thể nói tóm lại là mối quan hệ hỗ trợ cho nhau Bất kì một phương pháo nào cũng đều có điểm mạnh và hạn chế của nó, không có một phương pháo nào hoàn hảo chính vì vậy mà khi làm một đề tài nghiên cứu nhà nghiên cứu thường sử dụng rất nhiều phương pháp trong việc thu thập và sử lí thông tin, thường thì các phương pháp là khác nhau nhưng nó lại hổ trợ cho nhau rất nhiều Nghiên cứu Định Lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu Định Tính bằng cách khái quát hóa với một quy mô một mẫu lớn để từ đó nhận ra được những xu hướng. Nhà nghiên cứu nên thực hiện một khảo sát chung trước khi áp dụng nghiên cứu một cách đại trà vì nếu nghiên cứu mà không lường trước được những biến đổi có thể xảy ra ở các cộng đồng khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng khó có thể chính xác được.Ngược lại nghiên cứu định tính với những ưu điểm của mình có thể làm cho bài nghiên cứu trên cơ sở tổng quát do nghiên cứu định lượng vạch ra có thể đi sâu hơn trong việc miêu tả và nhấn mạnh đến bối cảch… Nghiên cứu Định Lượng xây dựng lên được một khung nhà tương đối hoàn chỉnh còn Nghiên cứu Định tính hoàn thiện bề ngoài của ngôi nhà đó.

2.Mối quan hệ giữa lí thuyết và phương pháp

6 Lý thuyết

§  Lý thuyết là một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.

§  Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả thuyết trên nền tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá trị khoa học hay tính đúng đắn của nó.

§   Giả thuyết là giả định kết quả của nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu dài bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh được tính đúng đắn bằng các bằng chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí thuyết nghiên cứu.

§  Tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu:

o Giúp ta suy nghĩ nhìn nhân kĩ hơn về câu hỏi nghiên cứu, hay chính xác hơn là mục tiêu nghiên cứu.

o Giả thuyết là sự trình bày mối quan hệ nhân – quả đôi khi cũng miêu tả cho thấy khuynh hướng của sự thay đổi và sự phát triển của đối tượng nghiên cứu

o Giả thuyết là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình điều tra. Vai trò phương pháp luận của giả thuyết nghiên cứu thể hiện ở chỗ, nó là mắc xích, là quan điểm lí luận, là cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu, giúp ta khoanh lại các phạm vi mà vấn đề nghiên cứu đặt ra

§  Cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu. Trước khi tiến hành một nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp cận với nhiều lý thuyết khác nhau để chọn lựa ra một lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên cứu của mình. Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.

§  Dựa vào lý thuyết, nhà nghiên cứu có thể vận dụng lý thuyết để soi sáng cho vấn đề nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng lý thuyết để minh họa cho nghiên cứu. Lí thuyết nc có thể  giúp nhà nghiên cứu dễ thấy được bản chất, hiện tượng xã hội đằng sau một vấn đề.

6 Phương pháp là một hệ thống những yếu tố được xây dựng theo nguyên tắc nhất định để nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất. Theo H.Russel Bernard thì “ Phương pháp nói một cách khách quan là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.”

6Mối quan hệ giữa lí thuyết và phương pháp

§  Theo quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan, bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. Đó có thể là mối quan hệ gần gũi với những hệ tư tưởng (như xu hướng tự do, xu hướng cấp tiến,...) hoặc với những mẫu hình tư duy (lý thuyết Mác-xít, lý thuyết phân tích hệ thống, lý thuyết phương pháp luận cá nhân,..). Khái niệm “mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” này không thể hiểu theo nghĩa quyết định luận. Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp. Một quan điểm lý thuyết nào đó có thể tương thích với phương pháp này, nhưng lại không thể áp dụng với phương pháp khác. Đồng thời,một phương pháp cũng không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể được dùng cho một số mà thôi. Nói cách khác, các phương pháp đều có mối liên hệ nào đó với các lối đặt vấn đề, các quan điểm và các định đề, mà sự thích đáng của lối đặt vấn đề và những quan điểm này luôn luôn gắn liền với đối tượng điều tra. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.

§  Giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại củng cố cho lý thuyết.

§  Khi thực hiện một đề tài nghiên cứu thì chúng ta phải biết linh hoạt trong việc kết hợp giữa những phương pháp nghiên cứu với nhau, đồng thời phải liên kết với các bộ môn khoa học khác để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất và mang tính thuyết phục hơn. Ngoài ra, tùy vào từng trường phái, quan điểm của cá nhân để chọn hệ phương pháp cho phù hợp. Nhà nghiên cứu đứng ở góc độ lý thuyết nào thì sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu tương ứng. Tóm lại, mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp là mối quan hệ hai chiều

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro