Chương 8: Công tác kiểm tra tài chính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I/ Những vấn đề chung về công tác kiểm tra tài chính

1. Khái niệm kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính là loại kiểm tra được thực hiện đối với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính để đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

2. Đặc điểm của kiểm tra tài chính:

- Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền, thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài

chính đối với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính qgia

- Kiểm tra tài chính là loại kiểm tra rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và có

phạm vi rộng.

- Kiểm tra tài chính vừa có kiểm tra thường xuyên và kiểm tra không thường

xuyên.

3. Tác dụng của kiểm tra tài chính:

3.1. Về phía Nhà nước

- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước nắm được tình hình sử dụng vốn NSNN và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao

Tích luỹ của

Doanh nghiệp

Doanh thu của

Doanh nghiệp

Chi phí của

Doanh nghiệp

Tích luỹ của

Nhà nước

Thuế thu được

Tiêu dùng của

khu vực Nhà nước

- Kiểm tra tài chính giúp NN nắm được tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh những hiện tượng không lành mạnh, những sai lệch so với định hướng XHCN

- Công tác kiểm tra tài chính có tác dụng to lớn trong việc tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật tài chính

3.2. Về phía các doanh nghiệp

- Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý DN nắm được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sx - kd của DN

- Kinh tế tài chính trong các DN góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia DN

Trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất: công tác kiểm tra tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có tác dụng thúc đẩy thực hiện tốt kế hoạch công tác của đơn vị đảm bảo tính mục đích, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí NSNN cấp

4. Nguyên tắc kiểm tra tài chính

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:

+ Các cơ quan quản lý phải tuân theo pháp luật để đảm bảo tính độc lập và đề cao được trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, phát huy hiệu lực của công tác kiểm tra, ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật, làm vô hiệu hoá hoạt động kiểm tra.

+ Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan và cán bộ kiểm tra đã được công nhận.

- Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, thường xuyên và phổ cập

+ Công tác kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính chính xác, bất cứ một kết quả kiểm tra nào nếu không đảm bảo tính chính xác thì dẫn đến những hậu quả tai hại và có khi đến mức độ nghiêm trọng.

+ Khi đi đến kết luận phải khách quan, vô tư, không thiên lệch, phải phản ánh

đúng sự thật.

+ Tính công khai trong công tác kiểm tra tài chính là thực hiện phương châm “

dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

+ Tính thường xuyên yêu cầu công tác kiểm tra tài chính phải được tiến hành một cách thường xuyên, định kỳ và có hệ thống, bởi sự vật luôn vận động không phải một lần kiểm tra là đủ.

+ Tính phổ cập nghĩa là việc kiểm tra tài chính được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đơn vị, mọi hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính, không một đơn vị nào có đặc quyền không phải chịu sự kiểm tra

- Nguyên tắc bảo vệ bí mật:

Đây là một nguyên tắc, kỷ cương phải tuân thủ triệt để và cũng là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra.

- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả

+ Tính hiệu lực nghĩa là kiểm tra phải có khả năng tác động đến việc cải tiến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra

+ Tính hiệu quả thể hiện kiểm tra tài chính phải có tác dụng đề phòng ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm, vạch ra những tiềm năng của đơn vị được kiểm tra.

- Nguyên tắc quần chúng: Nghĩa là phải động viên được đông đảo quần chúng lao động tham gia vào kiểm tra. Nguyên tắc này phù hợp với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý kinh tế - tài chính.

II/ Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính

1. Nội dung của kiểm tra tài chính

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính:

+ là loại kiểm tra được tiến hành khi xây dựng, xét duyệt, quyết định các kế hoạch tài chính. Nói cách khác, kiểm tra trước là kiểm tra khi nghiệp vụ thu, chi tài chính chưa phát sinh trong thực tế, là kiểm tra khi xây dựng, xét duyệt dự toán NSNN, dự toán kinh phí của đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Mục đích của lọai kiểm tra trước là xác định đúng đắn những mục tiêu về tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp, các nghành, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảm bảo cho kế hoạch tài chính gần gũi, sát với thực tế, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, với nhiệm vụ được giao, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

+ Kiểm tra trước càng chặt chẽ và nghiêm túc bao nhiêu, càng đảm bảo chất

lượng của kế hoạch tài chính bấy nhiêu, đảm bảo kế hoạch có cơ sở vững chắc và khả năng thực thi cao, đồng thời ngăn ngừa được những tính toán lãng phí.

- Kiểm tra tài chính trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính: bao gồm các nội dung sau:

+ Kiểm tra chấp hành pháp luật, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi

tiêu của Nhà nước đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành

+ Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài chính, các loại vốn kinh doanh.

+ Kiểm tra các khoản chi phí, doanh thu, lỗ lãi trong từng hoạt động kinh doanh

+ Kiểm tra và phân tích các khoản kinh phí do NSNN cấp phát, chấp hành các

định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu của Nhà nước, kiểm tra mục đích của tiền vốn cũng như chế độ tiết kiệm và hiệu quả của các khoản chi, phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực, vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: Loại kiểm tra được thực hiện sau

khi các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính đã diễn ra, đã được ghi chép vào hệ thống sổ sách báo biểu. Nội dung bao gồm:

2. Phương pháp kiểm tra tài chính

2.1 Dựa vào phạm vi kiểm tra tài chính

- Kiểm tra toàn diện:

Là kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính đã phát sinh trong một thời kỳ nhất định của DN, một cơ quan, đơn vị với mục đích xem xét đầy đủ tình hình tài chính có phản ánh trung thực tình hình hoạt động của các DN, cơ quan, đơn vị.

+ Ưu điểm: có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét tính trung thực, chính xác của các tài liệu kế toán dùng để báo cáo tài chính và trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp, của các đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Nhược điểm: tốn chi phí, thời gian kiểm tra dài và phải thông qua điều tra khảo sát và đối chiếu các tài liệu, sổ sách với các loại tài sản và vốn hiện có, phải qua kiểm kê đánh giá tài sản, phải quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước để tìm kiếm bằng chứng, xem xét số dư,…

- Kiểm tra tổng hợp: Là tiến hành kiểm tra toàn bộ công tác của khách thể kiểm tra một cách có hệ thống từ trên xuống dưới.

+ Ưu điểm: Cho phép đánh giá đúng tình hình chung về kinh tế - tài chính của một hệ thống ngành quản lý, phát hiện khâu yếu, khâu mạnh trong hệ thống đó và kết quả kiểm tra có ý nghĩa to lớn trong việc cải tiến hơn nữa hệ thống quản lý kinh tế - tài chính.

- Kiểm tra điển hình ( Kiểm tra chọn mẫu):

Là cách kiểm tra có tính chất chọn lựa nội dung tài chính hoặc một nghiệp vụ tài chính của một hoặc một số đơn vị trong nhiều đơn vị có cùng tính chất chức năng như nhau

+ Ưu điểm: Không cần nhiều thời gian, ít nhân lực, ít chi phí

+ Nhựơc điểm: kết quả kiểm tra chưa cho phép phát hiện đầy đủ và chính xác tình hình đơn vị được kiểm tra

- Kiểm tra trọng điểm ( Kiểm tra chuyên đề):

Là cách kiểm tra chỉ lựa chọn 1 hay 1 số hoạt động tài chính chủ yếu, có giới hạn của một DN, một cơ quan, một đơn vị để kiểm tra nhằm chấn chính kỷ luật tài chính hoặc kiểm tra được thực hiện đối với các vấn đề trong một DN, một cơ quan, một đơn vị để kiểm tra nhằm chấn chỉnh kỷ luật tài chính hoặc kiểm tra được thực hiện đối với vấn đề trong một DN

2.2. Dựa vào căn cứ tiến hành kiểm tra tài chính

- Kiểm tra qua chứng từ :

Phương pháp này thực hiện kiểm tra bằng cách dựa vào vào các báo biểu, báo cáo,

sổ sách, số liệu hạch toán thống kê - kế toán, các chứng từ ban đầu do đơn vị chịu sự

kiểm tra gửi đến cơ quan kiểm tra để xem xét tình hình hoạt động tài chính của đơn vị.

Nội dung: kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các nguyên tắc cần quán triệt, chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn tài chính,...

- Kiểm tra thực tế:

Là cách kiểm tra được thực hiện tại chỗ, tại hiện trường, tại doanh nghiệp, tại cơ quan đơn vị , nơi diễn ra hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị được kiểm tra. Các biện pháp nghiệp vụ thường sử dụng: cân, đong, đo, đếm các hàng hoá, tiền mặt, chứng khoán... so sách đối chiếu với số liệu trên cơ sở sổ sách kế toán với chính sách, chế độ của Nhà nước...

III. Các chủ thể tiến hành kiểm tra tài chính

1. Chủ thể kiểm tra đối với ngân sách nhà nước

- Quốc Hội và HĐND các cấp:

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Theo Hiến pháp, Quốc hội thực hiện quyền kiểm tra tài chính trong quá trình xét và quyết định dự toán Ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách, xét duyệt và quyết định dự toán ngân sách, phê chuyển quyết toán ngân sách.

+ Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, có quyền ra những nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương. Theo Hiến pháp, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện việc kiểm tra tài chính trong quá trình xét duyệt và quyết định Ngân sách Nhà nước, giám sát việc quản lý, điều hành ngân sách của Chính phủ và UBND các cấp, phê chuẩn quyết toán Ngân sách.

- Chính Phủ và UBND các cấp

+ Chính phủ là cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính cao nhất, có nhiệm vụ

thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài chính tiền tệ,

tín dụng, tổ chức và lãnh đạo công tác Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách nhà nước, công tác thanh tra kiểm tra Nhà

nước, chống quan liêu, tham nhũng trong những bộ máy Nhà nước, giải quyết, kiếu nại,

tố cáo của công dân.

+ UBND các cấp là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm

thi hành quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên và là cơ quan chấp hành của

Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp:

Bộ Tài chính giúp Chính phủ kiểm tra dự toán kinh phí của các Bộ, dự toán Ngân

sách địa phương trước khi tổng hợp vào NSNN, kiểm tra thực hiện từng khoản thu chi

của NS trung ương và NS địa phương, kiểm tra quyết toán của Bộ và quyết toán NS địa

phương trưởng khi tổng hợp thành quyết toán NSNN để trình Chính phủ. Thực hiện

giúp Bộ Tài chính có các cơ quan như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục quản lý tài chính doanh nghiệp, Kho bạc Nhà nước.

- Hệ thống thanh tra Nhà nước: Có nhiệm vụ chủ yếu là thành tra về thực hiện

chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị. Nhưng trong nội dung

thanh tra, kiểm tra đó có thanh tra, kiểm tra tài chính đối với từng vụ việc cụ thể trong quản lý tài chính Nhà nước.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện phối hợp với Bộ Tài chính trong kiểm tra

xây dựng NSNN, nhất là phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

- Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng

của Nhà nước và cơ quan kiểm toán chuyên trách tiến hành. Kiểm toán Nhà nước thực

hiện kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ, luật lệ của Nhà nước tại các cơ

quan đơn vị có sử dụng vốn ngân sách, thực hiện kiểm tra tài chính công, việc hình

thành và sử dụng các quỹ công, kiểm tra tài chính ở các doanh nghiệp Nhà nước và lực

lượng vũ trang. Ngoài ra, kiểm toán thực hiện việc kiểm tra các báo cáo quyết toán

ngân sách.

- Ngân hàng Nhà nước: chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các Ngân

hàng thương mại, đối với đồng tiền Việt Nam. NH Nhà nước phối hợp với Bộ tài chính kiểm tra tài chính khi xây dựng dự toán NSNN. NHTM thực hiện kiểm tra các khoản thu nộp NSNN của các đơn vị cơ sở.

2. Các chủ thể kiểm tra tài chính đối với các đơn vị cơ sở:

- Kiểm tra nội bộ: là việc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp tiến hành kiểm tra tài chính ngay trong đơn vị mình.

- Kiểm tra của các cơ quan chức năng khác: đó là cơ quan tài chính, kho bạc, cơ quan thuế hoặc hải quan.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro