Chương 1: Thù

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

“Xưa thiệt là xưa, tao nghe họ đồn đại là.. cứ mỗi tết đến là cái làng này sẽ gặp tai ương”.

“ Chuyện bắt nguồn từ thời xưa, cái chỗ làng mình từng có một cái đền thờ. Lúc đó á... nạn đói kinh khủng, chết cỡ nửa làng. Dịch bệnh tràn lan, ấy mà làng mình khi xưa lạc hậu lắm, có biết thuốc men là gì đâu.. Cứ cúng qua loa cho có dị đó bây.”
Cu Tứ với cái vẻ mặt dửng dưng thủ thỉ:

“ Rồi cái làng đó chết hết hả ngoại.”

“ Bậy mậy, chết hết thì còn tao dí bây ngồi ở đây!” - Bà tư cười khẩy đáp.

“Làng lúc đó thảm lắm rồi, ông ba Tơ.. tức là ông trưởng làng. Ổng moi đâu ra cái cách cúng bái gì đó mà cúng có mấy ngày cái làng bổng lên như diều gặp gió, bệnh tật tự khắc nó khỏi, vụ mùa bội thu. Làng ai nấy mừng rỡ. Ấy mà lạ thây, mấy cái người mà ổng chọn đi cúng bái giờ mất tăm cả. Làng sinh nghi rồi đuổi ổng ra khỏi làng.”

“Ổng cúng kiểu dì mà bị đuổi ghê dị ngoại” -
Tứ hỏi

Tao cũng có biết đâu, mà trông ổng đáng ngờ lắm. Cái lúc mà đuổi ổng á ổng nói một câu mà cái làng ai nấy sợ bần bật:

"Tao cứu tụi bây mà tụi bây dám đuổi tao ra khỏi làng thù này tao ghi, một ngày nào đó TAO QUAY LẠI ÁM CÁI LÀNG NÀY”
Cu Tứ vẫn cứ đơ ra nghe ngoại kể:

"Dị là ổng giết hết cái làng đó chưa?”
Bà Nhạn thở dài:

“Tao mới nói hồi nãy, chết hết rồi tao với mầy ăn cám cả à. Cái ông đó thì vẫn chả nghe tin tức gì cả...”

“Thôi đi ngủ đi, tao thì tao biết nhiêu thôi đó, tối rồi đi ngủ đi bày đặt chuyện ma chuyện bộng.”

“Rồi, nói mãi” – cu Tứ nhăn mặt đi lên gác


Thời gian thấm thoắt trôi. Tứ giờ đây là một người làm cho một xưởng gốm ở thôn Lục Nha, gần đây gặp nhiều khó khăn:

“Này cái anh kia, anh có biết là sản lượng gốm gần đây của anh đã làm cho tôi hao hụt biết bao nhiêu đồng chưa - Chủ xưởng Tam Điền”

“Dạ thưa ông, con gần đây không được khỏe cho nên là...”
Tam Điền quát lớn:

“LÀ CÁI GÌ, BẤY NHIÊU ĐÓ CHƯA ĐỦ À,
MÀY CÚT KHỎI MẮT ÔNG! TỪ MAI CHẢ CẦN ĐI LÀM NỮA”

“Ông ơi ông thương tình ch-“

“CÚT!”
Tứ giờ không còn một đồng nào cả, lại còn mất cả việc. Bà chủ xưởng vẻ mặt khinh bỉ quăng cho Tứ ít tiền mà bắt xe về quê.

Về tới quê, Tứ cố tỏ ra không có gì để bà Nhạn đỡ lo.

“Bây dìa hồi nào mà hổng báo ngoại ngoại ra đón, chưa tết mà sao bây dìa sớm dị” – bà Nhạn hớn hở chạy ra.

“Dạ con về sớm thăm ngoại á mà”

“Thiệt hông bây, thôi dô đây ăn cơm dí ngoại. Bây đi 2 năm r mới dìa, ngoại ăn cơm một mình buồn muốn chết”
Tứ lủi thủi mang hành lý vào nhà. Căn nhà tranh bụi bặm, tơ nhện phủ khắp nhà, càng nghĩ Tứ càng thương cho ngoại.
Hai bà cháu vừa ăn cơm vừa nói chuyện vui vẻ.

Tứ hỏi:

“Từ lúc con đi tới giờ ngoại sống vậy không hả ngoại”

“Ừ!”
Tứ tranh thủ dọn nhà phụ ngoại để đón tết tới thì ở dưới góc tủ Tứ tìm thấy một bức tranh.

“À, mẹ bây đó. Hông có giấu dì bây, hồi đó ba mầy ham dẽ tranh lắm, cứ thấy mẹ bây ngồi hát là cặm cụi lấy bút vẽ”

“Dị cho con nghe ngoại, đó giờ mới thấy mặt mẹ con”

“Ừ, lấy đi. Ba cái đồ quỷ đó hồi đó chất thành núi. À mà tí bây ra chợ mua dùm ngoại ít đồ về nấu bánh chưng, gần tết rồi để ngoại thủ sẳn có bà con dì qua thì có cái mà đãi”
Tứ đồng ý ngay.
Cái chợ cũng thay đổi nhiều rồi, như Tứ vậy, ấy mà bà con ở chợ nhìn phát là ra ngay.

“Ấy, con bà Nhạn về nè mấy thím”

“Dờ bây lớn thiệt á chớ, mới ngày nào còn chạy bon bon kiếm chuyện phá”

Bà con xúm vào hỏi thăm Tứ.
Cái Hoàn hớn hỡ chạy ra:

“Ê! Mày dìa hồi nào hổng báo tao thằng Tứ”

“Tao mới dìa, tụi bây dưới này ổn hông”

“Ổn chứ sao hông mậy, thiếu mày chắc tụi tao chết đói... Mà thiếu mày cũng hơi buồn thôi, hơi thôi nha”
Đông Ưng chạy tới:

“Ủa dìa rồi hả, còn nhớ tui là ai hông đó”

“Nhớ chứ sao hông, thì nhỏ khùng trong làng này chứ ai” - Tứ cười

“Xí, đồ quỷ ma. Thế mà có đứa khóc sướt mướt lúc xa quê cơ”

Đám bạn Tứ đùa giỡn rồi kéo Tứ chạy rong khắp làng.

“Ơi tụi bây, cái Tứ về này”
Thằng Toàn chạy ra:

“Thiệt hả mạy, lâu rồi không về. Tính trốn bọn tao luôn hay gì.”

“Đâu có, tại ông chủ xưởng ổng bắt tao ở lại làm bù ngày tết, nên tao hông có về được” – Tí trả lời

Cái Huyền xen vào:

“Bộ năm nay ổng tốt tính, cho mày về thăm quê rồi à?”

“Ổng đuổi tao luôn rồi...”

“Thiệt hả, mọe để tao kéo băng lên trển quánh ổng. Nhà tao giàu mà, đết sợ bố con thằng lào!” – Toàn quát

“Thôi, cũng tại dạo rày tao làm gốm dở quá ổng đuổi. Mà bây đừng có nói với ngoại tao... bả lo đó.”
Ưng bảo:

“Bỏ qua đi, thằng Tứ nó mới về mà bây làm căng quá. Thay dì lấy tiền kéo băng quánh ổng thì lấy tiền đó qua tiệm bà Triệu bao tụi tao ăn chè đi”

“Ừ cũng được, đang thèm”.

“Để tao đem đồ về cho ngoại đã”.


Ở một nơi khác
Âm thanh chửi rủa phát ra từ một góc trong chợ:

“Mẹ mày cãi không, tiền đâu đưa tao đi mua rụ” – ông Liều nửa say nửa tỉnh quát.

“Tao đết đưa đấy, tiền bạc có bao nhiêu mày ngốn vào bụng hết rồi còn đâu. Giờ mày có giết tao tao cũng không có một cắc.”

“Móa nó” – Ông Tám Liều giật con dao chém vào tay bà Mầu.

Bà Mầu đột nhiên nổi điên, mắt đen xì, tay chân mặt mày nổi gân cả lên nhào vào cắn ông Liều nát cả mặt.

Mọi người nhảy vào can ngăn, mấy người đàn ông trong chợ đè bà Mầu ra, đột nhiên bả co giật dữ dội.

“THÙ GHI, TAO TRẢ” – Bà Mầu vừa nói vừa sủi bọt mép.

Bà con qua coi tình hình thì thấy bà Mầu đã không còn hơi thở.

“T-tắt thở rồi.”
Trong chợ ai nấy sợ quá, đem xác hay vợ chồng đi an táng ngay trong ngày.

Vừa về tới nhà, Bà Ninh chạy sang báo tin.
“Bà Nhạn ơi, có nhà không?”

“Ơi, sao đấy.” – Bà Nhạn phủi tay đi ra.

“Bà hay tin gì chưa, 2 vợ chồng ông Tám vừa chết ở ngoài chợ. Ông Tám bị bả cắn nát mặt chết ngay tức khắc rồi bả tự nhiên co giật rồi tắt thở luôn.”

“Người ta tìm thấy cái bao lì xì trắng trong miệng bà Mầu, người ta sợ nên đem chôn cất mà bà Mầu cứ như là dính vào đất không kéo nổi đi chôn cất.”

Nghe tới đây thì bà Nhạn tái mặt, lộ rõ vẻ sợ hãi.

“T-Tứ à, ở nhà trông nhà ngoại đi đây chút.”

Tứ lo muốn đi với ngoại mà ngặt nổi nhà chỉ có hai bà cháu nên đành phải ở lại nhà để trông.

Bà Nhạn đi đến tối muộn mới về, mặt thì rầu rĩ.

“Chuyện gì thế hả ngoại.”

Bà Nhạn thở dài:

“Có lẽ hắn quay lại ám làng mình thật rồi Tứ ơi."

Ông Tơ trưởng làng xưa đã từng chỉ là một thằng ăn xin ở trong làng, ổng được người ta thương tình mà cho ổng việc làm giấy ở một tiệm quèn trong làng.

Khác lạ là giấy ổng làm đẹp hơn bất cứ người nào trong làng, thế là ổng xin nghỉ việc rồi mở một tiệm riêng.

Ổng buôn bán đắt, được các làng khác nể trọng. Vì thế mà ổng được tôn lên làm trưởng làng. Thứ ổng buôn bán...là bao lì xì trắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lyxido