huy cận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.

3) nhan đề, đề từ

a) – nhan đề : nhan đề ấn tượng. Tác giả không viết là “ Trường Giang “ đều có nghĩa là sông đà

“ tràng giang” là 1 từ hán việt. 2 âm “ang” liên tiếp đã tt dụng ý NT, gợi cảm giác về sự mênh mông lan tỏa bát ngát của dòng sông. Con sông vừa dài, vừa rộng,+ gợi một sắc thái trang trọng, cồ điển- gợi lên tâm tưởng người đọc về 1 con sông như từ thưở xa xưa nào đó chảy về, con sóng đó ccoor điển, vĩnh viễn, trang trọng. nhờ cách sử dụng từ ngữ tinh vi, chọn lọc cho thấy : Huy Cận muốn tô đậm 1 con sông dài, rộng, cổ điển.

b) đề từ: Nêu mục đích sáng tác , gói trọn cảm hứng chủ đạp của bài thơ :

“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Cảnh : trời rộng, sông dài

Tâm trạng nhà thơ: gửi trong từ  “ bâng khuâng”, “ nhớ”

Đề từ : đã thâu tóm chính xác cảnh, tình cảm bài thơ. Như XĐ đã nói: sau cảnh rộng bát ngát ấy chứa cái sầu dưới đáy hồn nhân thế

B: Đọc hiể chi tiết:

1)trung tâm cảnh tràng giang: cảnh mặt nước

Câu 1,2 tả sóng, dòng trôi “ sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

+ sóng gợn; không phải sóng võ dào djat, tạo niềm vui, không phải là sóng trắng xóa gợi 1 cảnh gì đó êm ả, phẳng lặng. Sóng  gợn nhỏ,  lô xô, nối tiếp nhau. Nhờ từ “điệp điệp” tạo hình ảnh những con sóng vô hồn, vô hạn, ối tiếp nhau đến tận chân trời.-> mượn sóng để gợi ra ra cái mênh mông, bát ngát của dòng sông. +) hình ảnh s2 ngầm “ buồn điệp điệp”. bao nhiêu gợn sóng là bấy nhiêu nỗi buồn. nỗi buồn tỏa ra từ lòng người. maanh mông sông nước.

+) từ rất tinh tết : “ tràng giang “ không gian như được mở ra

Câu 2: tả dòng nước trôi “ con thuyền xuối mái nước” tác giả tả luồng nước như đang dong duổi đến tận cuối chân trời. trên đó là 1 con thuyền nhỏ bẻ, xuôi masti, buông trôi cùng dòng nước.

Câu 1, câu 2 có những hinh ảnh đối lập “ con truyền nhỏ bé” ><”tràng giang bát ngát”

Thuyền càng nhỏ nhoi đơn côi thì dòng nước càng mênh mông

 Câu 3, 4. tả các tạo vật trên sông. Có thuyền ảu > sầu trăn gnar, lắc mấy dòng

Câu 3: “ thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Gợi ra cảm giác về sựa chia lìa, tan tác bởi thuyền một ngả, nước 1 đường để rồi mối sầu toát ra từ lòng người giăng tỏa khắp trăn ngả sông. Nỗi buồn như dâng lên mỗi lúc một đầy.

Câu 4: lối đảo ngữ được kết hợp với nghệ thuật đối “ củi 1 cành cây lạc mấy dòng”

Củi: 1 hình ảnh rất mộc mạc, dân dã, gần gũi với cuộc sống, sức sống như cạn kiệt ( củi khô )

Lối đối : củi 1 cành >< mấy dòng  gợi ấn tượng về vô định, bất lực, càng tôn thêm cái dài, rộng, mênh mông của dòng sông.

Tóm lại ở khổ 1, tác giả đã dùng những hình ảnh đối lập, lớn lao>< nhỏ bé hữu hạn.

Lớn: “ tràng giang”, “trăm ngả”, “mấy dòng”><”sóng gợn”, “con thuyền”, “củi 1 cành”

Tác giả dùng những hình ảnh lớn lao để gợi cái mênh mông bát ngát và những hình ảnh nhỏ bé gợi cái vô cùng, vô tận trung tâm cảnh tràng giang  là 1 cảnh sống sước  mênh mông, rợn ngợp. Đằng sau cảnh ấy chất , chứa cái sầu dưới đáy hồn nhân thế. Cảnh đẹp nhưng buồn thấm đẫm tâm trạng con người. Nỗi buồn, nỗi cô đơntừ trong lòng người lan tỏa, giăng mắc khắp dòng sông. Đó là nỗi buồn của 1 cái tôi cô đơn, nhỏ bé giữa vũ trụ bao la- cái tôi của thời đại thơ mới.

2) tác giả khắc họa  khung cảnh tràng giang :

* Câu 1 : “ lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”

Tác giả đặc tả cảnh = những hình ảnh , từ ngữ, biểu đạt ( nỗi cô đơn ), xa vắn g, sự đơn côi, nhỏ bé.

-“cồn nhớ”, “ lơ thơ” : từ “lơ thơ” được đảo lên trước gợi ít ỏi, thưa thớt, nhỏ bé.

-“gió đìu hiu” gió nhẹ lại gợi buồn, gió như có hồn mặc dù có thêm cai tạo vật như không gian: Tràng giang  vẫn là cảnh buồn vắng, hiu quạnh : hững cái nhỏ bé, đơn côi, xa vắng, : 2 từ “ đìu hiu”, tác giả đã mượn từ “ chinh phụ ngâm”

“Non kì quanh quẽ trăng treo

Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Từ “ đìu hiu”  để phê phán hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Trong tràng giang diễn tả nỗi buồn bã, đơn côi, nỗi buồn từ trong lòng người. con người cảm thấy rợn ngợp trước 1 không gian quạnh vắng.

Trong thơ mới biểu đạt nỗi buồn của  cái tôi cá nhân.

*Câu 2:  “đâu tiếng làng xa văn cho chiều”

Tác giả đi vào tả  âm thanh. Câu ày có 2 cách hiểu:

-         Nghĩa phủ định : không có cả tiếng chợ chiều

-         Nghĩa khẳng định : có tiếng chợ chiều nhưng ở dâu đó từ làng xa vẳng lại. “ Đâu” là từ phiểm chỉ, chỉ không gian, gợi cảm giác mơ hồ xa vawsg.

Chợ chiều gợi ra  cảnh sinh hoạt bình thường nhưng ấm áp của con người. chợ vui nhất là vào lúc sáng, buồn nhát vào lúc chiều, khi chợ tàn. Chợ chiều gợi cảnh buồn, vắng vẻ hoang vắng, tĩnh lặng đến mức rợn người của tràng giang.

* Câu 3,4 :  tác giả tả hình ảnh trời rộng, sông dài

- câu 3: tác giả đi vào khắc họa bầu trời đầy ấn tượng. “ nắng xuống. trời lên sâu chót vót”

Các động từ chiueern động ngược hướng : nắng xuống, trời lên.vòm trời như được nâng lên cao vút. Vũ trụ như đc dãn nở đến mưc tột cùng.

+ dùng từ chọn lọc “ sâu chót vót” diễn tả độ cao

Tác giả dùng từ “sâu” tìm ra dược sự tương đồng giữa “sâu” và “cao”  đây là sự sáng tạo của HC. Từ “sâu” tăng thêm khả năng diễn tả cùng cao. Vòm trời như cao lên tận cùng, sâu thăm thẳm, không gian như mở rộng thêm.

* Câu 4: “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu” không gian như mở ra chiều chiều.

Sông dài, trời rộng, bến sông càng cô liêu, nhỏ bé, đơn côi. Khung cảnh tràng giang càng thêm rộng lớn, hoang vắng. mặc dù có thêm tạo vật khung carnh tràng giang vẫn mênh mang, rộng lớn.

-Tâm trạng nhà thơ:

+ Cái tôi: nhỏ bé, đơn côi, qua hình ảnh bến, cô liêu. Đó là bến cô liêu của chính cõi lòng + cái tôi nhỏ bé ấy vẫn khát khao, kiếm tìm âm thanh sự sống, về tình người đằm thắm khi tìm kiesm âm thanh của bến, chợ chiều nhưng rồi lại gặp chính bến cô liêu của lòng mình.

3) cái nhìn trở lại với mặt nước nhưng cảnh quan đã đổi thay

* h/ảnh bèo dạt

“ bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”

Hình ảnh quen thuộc trong ca dao, trong thơ xưa cũng thường nhắc tới, biểu tượng cho kiếp người trôi nổi, lênh đênh không bến bờ. Trong thơ HC, k chỉ là biểu tượng cho kiếp ngưởi trôi dạt mà con là biểu tượng cho cái tôi hỏ bé trước vũ trụ bao la.

Cảnh đơn điệu buồn bã

* hai câu giữa:

 Bằng cách nói phủ định: “ không cầu”, “ không đò”

Cầu, đò là ấu hiệu gần gũi của sự sống. “ có cầu, gần gũi, ấm áp, không xa cách ở dây, tác giả đã phủ định những dấu hiệu gần gũi , quen thuộc của sự sống không  có bóng dáng con người -> không cầu và không đò. Đôi bờ trang giang càng trở nên xa cách.

-> tác giả đã đặc tả được không gian hoang vắng, cô quạnh đế mức tuyệt đối của tràng giang. Bao trùm không gian vẫn là sự xa cách, chia lìa.

* câu 4: “ lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Nhìn ra xa mặt nước chỉ có bờ xanh, bãi vàng nối tiếp. từ “ lặng lẽ” được đặt ở đầu câu gợi ra cái tĩnh lặng,  hoang vắng, nhưng đồng thời gợi ra sắc màu của sự bất động – đó là sắc màu của sự im lặng , sự chết.

->sự hiện diện của cái có cùng tôn lên cảm giác trống  vắng đến rợn người của tràng giang( cái tôi cô đợn, lạc loài giữa dòng đời)

Tóm lại, tác giả đã dùng những cái có và không, lối nói phủ dịnhđể kđ-> tô đậm khong gian tràng giang hoang vắng.

-         tâm trạng nhà thơ: tác giả tìm kiếm để rồi phát hiện không có cầu, không có đò và gửi vào ánh nhìn đó là nỗi khao khát về tình người, tình đời đằm thắm. nhà thơ mong ước có 1 cây cầu, có 1 con đò để nối đôi bờ trang giang cho tình người thêm gắn bó.

Trong bài thơ “ Đảo”

“ Thuyền không giao nối dây qua đó

Vun thưở chờ mong một cánh buồm”

                              (Huy Cận )

4) Nhân vật trữ tình ngước nhìn bầu trời và đối diện với lòng mình để í giải thêm nguyên cớ của nỗi buồn.

* câu 1,2 : tác giả tả cảnh bầu trời

“lớp lớp mây cao đùn núi bọc”

            Tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc 1 bức tranh cuộc đời giàu chất tạo hình, có nắng  cùng thu phản chiểu vào mây trắng ở phía chân trời sáng ánh lên như núi bạc.

+ “ lớp lớp” diễn tả sự chồng chất của những tầng sự vật ( mây ) sự vật càng trở lên tầng tầng lớp lớp( mây) không gian càng trở nên khoáng đạt hơn.

“ đùn núi bạc” : lớp mây ứ chồng chất như những búp bông  trắng khổng lồ nở trên bầu trời. mây ở đây càng lấp lánh hơn khi có sự phản chiếu của ánh chiều.

Câu thơ đã gợi ra 1 cảnh tượng vô cùng sáng ngời , hùng vĩ ,  sống động, nhờ nghệ thuật giàu chất tạo hình , câu thơ đã mang đến cho tràng giang những sắc màu, những đường nét khác biệt , như làm bớt đi cái hiu hắt, quạnh quẽ của không gian.

- cánh chim trên bầu trời :

“chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

            Ttreen tấm phông thiên nhiên cao rộng, hùng vĩ xuất hiện 1 cách chim chiều trên đôi cánh nhỏ bé, mang sức nặng khổng lồ của bóng chiều cách chim càng trở nên nhỏ bé, đơn côi, như 1 chấm buồn giữa vũ trụ bao la. Tác giả tả những hình ảnh cánh chim, áng mây, bóng chiều như đánh thức con người tìm về tổ ấm -> mở ra ý thơ tiếp theo

*hai câu sau: tác giả trực tiếp thể hiện nỗi lòng” lòng quê”. Tấm lòng với quê hương, nỗi nhớ tới quê nhà. Có thể phải chăng tác giả nhớ tới miền quê, làng nhỏ heo hút ở miên sơn cước Hương Sơn. HT nơi tác giả đã sinh ra rộng hơn là nỗi nhớ quê hương đất nước, phải chăng là 1 quê hương đất nước  - 1 đất nước trong nô lệ.

Liên hệ với H Nguyễn Bính

“Hôm nay có 1 người du khách

ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên”

+ Từ láy “ dợn dợn” : sự xao động, gợn lên liên tiếp, khác với từ “dờn dợn”  chỉ sự xao động lúc có lúc không, “ rờn rợn” : cảm giác sợ hãi, ghê rợn -> dtaasm lòng với quê hương của nhà thơ dợn lên như những con sóng xao động liên tiếp trong tâm hồn nhà thơ, nỗi nhớ quê : da diết ,  cháy bỏng , dạt dào , dợn mãi lên trong tâm can nhà thơ. Mối sầu, uồn có thêm 1 nguyên cớ đẹp đẽ. Nỗi lòng của 1 người xa xứ chạnh nhớ quê nhà trong 1 buổi chiều tà khi phóng tầm mắt vời trông ra con nước mênh mông. Để rồi nỗi nhớ lan tỏa mênh mông.

“không khói hoàng hôn cxng nhớ nhà”

Tác giả đã sử dụng sáng tự tứ thơ đường = cách nói phủ định

                                                ( học thuộc 2 câu, phần chú thích)

                        “quê hương khuất bóng hoàng hôn

                        Trên sông khói sông cho buồn lòng ai?”

Cách nói khẳng định : nhìn thấy khói sóng trên sông mà buồn nhớ quê nhà. Thôi hiệu xưa buồn vì nhìn thây cõi tiên mờ mịt, quê nhà xa cách, thấy khói sóng mà dậy lên nỗi buồn, nỗi sầu.

 Huy cận phủ định để khẳng định HC có nói lúc đó tôi buồn hơn thôi hiệu nhà đường. ông muốn khẳng định nỗi nhớ quê nhà thường trực, không cần đến tác nhân, không cần điều kiện mà vẫn nhớ.

Liên hệ: nỗi sầu buồn có 1 nguyên cớ đẹp đẽ. HC khác vz 1 số các nhà thơ lãng mạn đương thời. thế lữ với bồng lai tiên cảnh.  Phiêu lưu trong trường tình của lưu trọng lư

Trốn vào cõi say, cõi tiên của vũ hoàng trương

Chế lang viên vz tác phẩm hãy cho t một tinh cầu giá lạnh.

HC cũng mang trong miifnh 1 cái tôi cô đơn của thời đại thơ mới. buồn sầu trước thực tại nhưng nhà thơ lại tìm về quê hương , coi đó là điểm tựa của linh hồn-> nỗi buồn , đẹp mang ý nghĩa nhân bản

Tóm lại: với khổ thơ cuối theo xuân diệu tràng giang đúng là 1 bài thơ ca hát non sông đất nước do đó nó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc

Khổ thơ cuối dồn tụ khuynh hướng sáng tác, ý tưởng cũng như tấm lòng của nhà thơ.

C) tổng kết:

Nghệ thuật: hình ảnh độc đáo giàu chất tạo hình

Có sự kết hợp giữa 2 vẻ đẹp cổ điển và hiện đại:

+ cổ điển

- hình ảnh quen thuộc : Thuyền, sông nước – bèo dạt  - áng mây, cánh chim trời

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro