LythuyetA5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nêu các yếu tố tiên lượng bệnh uốn ván :

Bệnh uốn ván là một bệnh nặng, tỉ lệ tử vong còn cao, đặc biệt là trong uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, uốn ván ở người già, uốn ván sản khoa. Uốn ván có thời kì ủ bệnh và thời gian khởi phát ngắn hay dài,tuỳ thuộc vào từng nước

tiên lượng uốn ván dựa vào các yếu tố :

1,1 Hoàn cảnh sảy ra uốn ván , được coi là nặng khi :

- không được tiêm phòng vacxin trước đó

- Khi bị thương không được điều trị dự phòng ( tiêm huyết thanh chống uốn ván )

- Tuổi cao hơn 50 và trẻ dưới 5 tuổi

- Cơ địa: béo phì, nghiện rượu, có sẵn các bệnh đường hô hấp , tim mạch, gan, thận mãn tính, phụ nữ có thai ...

- Vết thương : ở vị trí trung ương thần kinh, dập nát nhiều ngóc ngách,viêm tấy mủ, có dị vật .

- Được đưa đến nói điều trị muộn

1.2 Lâm sàng

được chia làm ba mức độ :vừa, nặng và rất nặng :

triệu chứng vừa nặng rất nặng

nung bệnh >= 15 ngày 6-14 ngày <6 ngày

thời gian bệnh từ khi cứng hàm đến khi cơn giật cứng ) > 48 giờ 24-48h <24giờ

độ khít hàm >2cm 1-2cm 1cm

Cơn giật cứng ngắn, thưa ( <10cơn/24h)

dài, mau (>10 cơn/ngày)

dài liên tục,hàng trăm cơn,tím tái,ngừng thở

Khó nuốt - ++ +++

ùn tắc đờm rãi - ++ +++

khó thở nhẹ rõ rệt nặng,tím tái rối loạn nhịp, ngừng thở

Nhiềm toan máu - + +++

Sốt <39*C 39-40*C >40*C

Mạch 90-120 lần /phút

90-120 lần /phút

>140 lần/phút

Huyết Áp Bình thường Cao Cao hoặc tụt

Vã mồ hôi ít Nhiều Rất nhiều

Câu 2 ; Chẩn đoán sốt rét ác tính thể não :

Sốt rét ác tính thể não là thể chíêm đa số (80-90%). đặc điểm nổi bật là một bệnh não đối xứng xuất hiện trên một bệnh nhân sốt rét( có cơn sốt và có KST sốt rétP.fancifarum (+))

Stt Đặc điểm lâm sàng Ghi chú

1 Khởi phát : - Đột ngột

- từ từ Vào hôn mê nhanh, trước đó bình thường

Vào hôn mê sau một số ngày sốt

2 Hôn mê nhiều mức độ theo thang điểmglasgow

3 Cơn co giật kiểu động kinh hoặc cơn duỗi cứng đều hai bên

Thường nặng( gặp sớm hoặc muộn

4 Tăng trương lực cơ

Xuất hiện muộn ( trường hợp nặng)

5 Rối loạn cơ vòng :

- Đái dầm

- Có cầu bàng quang giai đoạn đầu ( cuồng sảng, vật vã) thường đái dầm

Giai đoạn hôn mê sâu : có cầu bàng quang (+)

6 Triệu chứng định khu hiếm có trường hợp rất nặng

7 dấu hiệu bó tháp (babinski...) ít gặp Nếu có : đều cả hai bên ,không điển hình,chỉ là dấu hiệu kích thích tháp

8 Hôn mê diễn biến có quy luật :

-Hôn mê dài: 3-6 ngày

- một số ít >6 ngày Nếu >6 ngày vẫn chưa tỉnh có hai khả năng:

Hôn mê khó hồi phục đã mất não

Hoặc phải đi tìm bệnh khác

9 Hồi phục hoàn toàn ít di chứng Có 5% rối loạn tâm thần

10 Có sốt thành cơn

- KST P.fanciparum(+) 10-15% không thấy KSTSR trong máu ngoại vi lúc bệnh khởi phát

Chú ý :

- Có tiêu chuẩn 2 và 10 :

• đủ để chẩn đoán SRAT thể não

• Cẩn loại trừ khả năng một bệnh não khác ở người SRAT( trường hợp này hiếm)

- có tiêu chẩn 6,7,8,9 : giúp phân biệt SRAT thể não với viêm não virus

- có tiêu chuẩn 3, 4 là tiêu chuẩn tiên lượng nặng

- có 5-10% trường hợp không sốt và 10-15% trường hợp không thấy KSTSR lúc vào hôn mê mặc dù hôm trước mật độ KSTSR cao trong máu, có thể là lúc khởi phát KSTSR còn ở trong mao mạch phủ tạng, chưa kịp ra máu ngoại vi do rối loạn tuần hoàn.

Chẩn đoán sớm SRAT thể não :

SRAT cần được phát hiện sớm ngay từ thời kì tiền ác tính , can thiệp từ thời kì tiền ác tính sẽ ngăn ngừa bệnh nhân chuyển vào ác tính

Triệu chứng dự đoán SRAT thể não :

- Sốt cao liên tục hoặc dao động chồng cơn , kiểu M-W ( cơn sốt kéo dài >24-36h có khi 2 cơn / ngày

- Đôi lúc tuy vẫn tỉnh táo nhưng có lẫn thoáng qua rồi tỉnh lại

- Mất ngủ nặng,trắng đêm từ 1-2 ngày

- Mồ hôi ra nhiều, vã thành giọt

- Từng lúc li bì hoặc vật vã, cuồng sảng

- Nhức đầu dữ dội

- Có lúc đái dầm( tuy chưa hôn mê)

- Nôn nhiều

- Ỉa lỏng

- Mật độ KST P.fanciparum cao(>40.000 KST /ml máu, >2%hồng cầi nhiễm KST)

Những triệu chứng trên chỉ là triệu chứng nặng, không đăng kí là SRAT

Triệu chứng đầu tiên của SRAT thể não :

Chủ yếu là triệu chứng tâm thần:

- thờ ơ, lãnh đạm ,khờ khạo ngớ ngẩn, hay ngủ gà, gọi to mới mở mắt

- Trăn trở trên giường bệnh, đi lại nhiều, lang thang

- Nói luôn miệng, la hét

- Nói lẫn liên tục , không đúng vào câu hỏi, hành động lẫn, quên tên , tuổi , nơi ở

- Hoang tưởng, bị ám ảnh, khóc lóc vô cớ .

CÂU 3:CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT DO ẤU TRÙNG MÒ

I. Định nghĩa:

sốt do ấu trùng mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia orientalí gây ra.Trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò.Bệnh có đặc điểm lâm sàng :sốt kéo dài 2-3 tuần,loét ở da,nổI hạch toàn thân,nổI ban

II.chẩn đoán

A.lâm sàng

1.hộI chứng nhiễm trùng nhiễm độc:thường rất nặng

*sốt

sốt nhẹ 1-2 ngày đầu rồI sốt cao hoặc sốt cao ngay từ đầu

sốt cao lien tục khoảng 40 độ trong vòng 2-3 tuần:sốt cao nguyên

ban đầu có gai rét hoặc cơn rét run,sau là sốt nóng

mạch -nhiêt phân ly

*nhiễm độc thần kinh nặng

- mệt mỏI,khó chịu,hoa mắt,chóng mặt,đau đầu,đau hốc mắt

- ù tai,lưỡI run

- đau mỏI cơ khớp toàn thân

- có cơn vã mồ hôi

- ý thức u ám li bì

2.hộI chứng loét-hạch-ban

*loét

- vị trí:thương ở chỗ da mềm mỏng,ẩm như da ở bộ phận sinh dục,nách,bẹn,hậu môn,hang,thắt lưng rồI mớI tớI chân tay bụng cổ

- số lượng:thường chỉ có 1 vết loét

- kích thước:1 vài mm đến 1cm

- tính chất:vẩy màu nâu,đen ,cứng,ấn vào không có dịch chảy ra khi bong tạo nên vết loét lõm,màu hồng tươi hoặc đỏ,không có dịch,mủ ở đáy,bờ cao hơn mặt da,hình oval hoặc tròn

- bệnh nhân hoàn toàn không biết có vết loét vì không đau ,ngứa,rát

*hạch:

- viêm hạch khu vực nguyên fát

- hạch ở gần vết loét,

- thường có kích thước lớn nhất:quả xoan,quả táo

- xuất hiện cùng sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày

- chắc,đau,di động,không dính thành chùm ở tổ chức dướI da

- viêm hạch toàn thân thứ fát

+ thường xuất hiện sau hạch khu vực

+ nhỏ như hạt lạc,không thành chùm,chắc,đau.

+ Thường xuất hiện ở nách cổ khửu tay

+ Hạch không bao giờ hóa mủ

*ban

- thường xuất hiện cuốI tuần thứ nhất đầu tuần thứ 2

- ban dát sẩn

- kích thước từ hạt kê đến 1cm đường kính

- vị trí;mọc khắp toàn thân trừ lòng bàn tay,bàn chân

- tồn tạI từ vài h đến 1 tuần

3.hội chứng tim mạch

- mạch nhiệt phân ly

- da giãn mạch xung huyết,xuất huyết

- viêm cơ tim

4.các triệu chứng về hô hấp

viêm phổi kẽ,viêm phế quản,phế quản phế viêm

5.triệu chứng ở cơ quan khác

- tiêu hóa:đi ngoài fân táo

+ đau vùng thượng vị kiểu viêm dạ dày

+ gan lách to,mềm,ấn tức nhưng chỉ lấp ló bờ sườn

- tiết niệu:có protein trong nước tiểu,có trụ hạt

B.cận lâm sàng

- chính xác nhất là fân lập ricketsia trong máu,dịch não tủy

- phản ứng huyết thanh:Weil Felix(+)

- ELISA(+)

C.dịch tễ

Có sống hoặc đi qua vùng có dịch:tây nguyên,đông nam bộ,hòa bình,ninh bình,sơn la,lai châu.hay xảy ra vào mùa hè thu

Câu 4: leptospirosis

Định nghĩa: leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính (1) do xoắn khuẩn leptospira gây ra(2) lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc(3)

Đặc trưng ls: HC NKNĐ

- HC tổn thương gan thận(4)

thể thông thường điển hình= thể vàng da xuất huyết

1 Nung bệnh: 7-12 ( 2-26) không có biểu hiện lâm sàng

2 Khởi phát: là giai đoạn nhiễm khuẩn huyết, dài 4-9 ngày = hc NKNĐ( sốt cao, mệt nhiều,đau cơ), da niêm mạc xung huyết

3 Toàn phát: là giai đoạn xoắn khuẩn khu trú, tổn thương phủ tạng = 6 HC

4 Lui bệnh: cơn đa niệu + nhiệt độ giảm dần

các thể= thể vàng da xuất huyết và không vàng da

chẩn đoán:

1 triệu chứng:

• HC NKNĐ(1)

• đau cơ(2)

• xung huyết da niêm(3)

• thiếu máu huyết tán, vàng da(4)

• HC tổn thương gan thận(5)

• bạch cầu tăng, VSS tăng(6)

2 Xét nghiệm đặc hiệu

• soi trực tiếp(1)

• nuôi cấy trong môi trường đặc hiệu ( Terkich) (2)

• chẩn đoán huyết thanh: phản ứng ngưng kết tan Martin- Pettit(3)

• phản ứng miễn dịch huỳnh quang(4)

• phản ứng ELISA nhậy đặc, hiệu(5)

• chú ý: có pứ chéo giữa các type huyết thanh

3 Dịch tễ

vùng có ổ bệnh thiên nhiên, người có tiếp xúc với ruộng, bùn, lội suối, chăn nuôi lợn và gia súc v.v...

chẩn đoán phân biệt

1 viêm gan virus

2 Dengue xuất huyết

3 nhiễm khuẩn huyết

Câu 5: điều trị tả mất nước mức độ nặng do cholera

Định nghĩa: cholera là bệnh truyền nhiễm cấp tính(1)

do phẩy khuẩn tả ( Vibrio cholerae) gây ra(2)

lây truyền bằng đường tiêu hóa(3)

đặc trưng ls: Hc RLTH: ỉa lỏng, nôn nhiều

Hc mất nước điện giải:----trụy tim mạch, suy kiệt, tử vong(4)

Điều trị:

1.Truyền dịch tĩnh mạch ngay lập tức

loại dịch: chọn 1 trong các loại dịch sau:

Ringer lactat, Natri clorur 9 phần ngìn, Natri bicarbonat 12,5-14 phần nghìn

dd Phillips( 5g NaCl + 4g NaHCO3 +1g KCl + 1000ml nước)

dd của WHO ( 4g NaCl + 1g KCl +6,5g natri acetat + 8g glucose+ 1000ml nước)

tốc độ truyền:

với trẻ lớn hơn 1 tuổi và người lớn truyền 100ml/kg/3h

trong đó : 30 ml/kg trong 30 phút đầu+ 70 ml/kg trong 2,5 h tiếp

với trẻ< 1 tuổi truyền 100ml/kg/ 6h

trong đó: 30 ml/kg trong 1 h đầu+70 ml/ kg trong 5h tiếp theo

cũng có thể tính dịch truyền theo tỷ trong huyết tương bằng công thức Phillips:

V=(D-1,025).P.10ba.k

V: khối lượng dịch cần truyền (ml)

D: tỷ trọng huyết thanh của bệnh nhân

P: trọng lượng cơ thể của bệnh nhân

k: hằng số ( người lớn=4, trẻ em= 5-6)

luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân

sau khi đã truyền được 30 ml/kg đầu tiên, mạch quay phải mạnh lên. Nếu mạch chưa mạnh, tiếp tục cho huyết thanh.

kết hợp cho uống dung dich ORS

cho uống 5ml/kg/h, càng sớm càng tốt, khi bệnh nhân có thể uống được.

đánh giá lại tình trạng bệnh nhân

theo dõi sát và đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 3h ( với người lớn) và sau 6h ( với trẻ em <1 tuổi)

nếu vẫn còn choáng ( thường là hiếm xảy ra): tiếp tục cho truyền tĩnh mạch một lần nữa.

nếu thoát choáng nhưng vẫn còn dấu hiệu mất nước: cho uống ORS 70-80ml/kg/4h

nếu không còn dấu hiệu mất nước, ngừng truyền dịch khi: bệnh nhân vẻ mặt hồng, tỉnh hết nôn, ỉa lỏng, đái được và số lượng nước tiểu bình thường, mạch dưới 100 lần / phút, huyết áp bình thường và ổn định, tỷ trọng huyết tương= 1, 025- 1, 027... thì chuyển sang chế độ uống ORS mỗi lần ỉa chảy như sau:

<2 tuổi: 100ml: 2-9 tuổi: 200ml ; >=10 tuổi: tùy theo ý muốn

tiếp tục đánh giá tình trạnh bệnh nhân

theo dõi ít nhất 4h/1 lần tới khi ngừng ỉa chảy

2. Sử dụng kháng sinh

ks dùng trong điều trị tả có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian ỉa chảy, rút ngắn thời gian thải phầy khuẩn tả trong phân.

Nguyên tắc: chỉ dùng kháng sinh đường uống. Ks đường tiêm không có lợi. Cho uống kháng sinh ngay sau khi hết nôn( thường là sau khi bù nước 3-4 h)

có thể chọn 1 trong các kháng sinh với liều lượng sau ( liều cho 1 lần dùng):

Kháng sinh Trẻ em Người lớn

Doxy 1liều duy nhất 300mg

Tetra 4lấn/ngày x 3ngày 12.5mg/kg 500mg

Trimetroprim (TMP) + sulfamethoxazol (SMX) 2lần ngàyx 3ngày TMP 5mg/kg

SMX 25mg/kg 160mg

800mg

Furaxolidon 4lần/ ngày x 3ngày 1.25mg/kg 100mg

chú ý: có thể dùng Ery hoặc Choram thay thế khi không có các loại kháng sinh kể trên hoặc khi có phẩy khuẩn tả kháng với kháng sinh này

Doxy là loại kháng sinh tốt nhất với người lớn và phụ nữ có thai

Tetra dùng được cho trẻ em vì liều ngắn (3 ngay)

TMP +SMX là loại ks tốt nhất cho trẻ em

Furazolidon; ks tốt cho PN*, và khi các loại kháng sinh trên bị kháng

không được dùng các thuốc chống ỉa chảy, chống nôn, chống co mạch, trợ tim, corticoid... trong điều trị bệnh tả

3. Nuôi dưỡng bệnh nhân:

sau 3-4 h điều trị ( sau khi bù nước) phải cho bệnh nhân ăn uống bình thường ( khi đã hết nôn). Đối với trẻ em phải tiếp tục cho bú mẹ.

Câu 7: Điều trị Dengue xuất huyết có shock( DHF)= DSS

Định nghĩa: DHF là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Dengue virus gây ra ( lây truyền bởi muỗi Aedes aegyptie)

Ls: sốt cấp diễn và xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau

Nặng thì có sốc giảm khối lượng máu lưu hành

Điều trị:

1. Nguyên tắc:

- bổ sung dịch thể sớm, đủ, tùy theo mức độ.

- Hạ nhiệt khi sốt cao>= 40oC ( nhất là trẻ em), an thần (nhưng tránh dùng các thuốc có salixylat)

- Cần xử lý tốt nhất mọi xuất huyết ( nhất là có xuất huyết nặng), truyền máu khi xuất huyết phủ tạng nặng hematocrit không cao...

- Phát hiện và xử lý sớm sốc.

- Nuôi dưỡng chăm sóc hộ lý tốt bệnh nhân

2. Bổ sung dịch thể:

Nguyên tắc:

- truyền tốc độ nhanh

- dịch dùng:

Ringer lactat + Glucose 5%

NaCl 0.9% + Glucose 5% ( theo tỷ lệ 2/1,3/1, hoặc 1/1)

Khi nhiễm toan cho NaHCO3 đẳng trương (1,4 %)

Thực hành:

Bổ sung nhanh: 1-20ml/ kg trong <= 20 phút

Nếu sốc vẫn tiếp tục: cho thở oxy và do Hematocrit

Nếu hematocrit vẫn cao: tiếp tục truyền nhanh nhiều đường, tiêm trực tiếp, bổ sung nhiều đường, tiêm trực tiếp, bổ xung dung dịch keo plasma, dextran, lượng dịch 30ml/kg rồi giảm dần xuống 10-20ml khi hạ 80mmHg.

Nếu Hematocrit rất thấp kèm theo sốc: xem khả năng xuất huyết phủ tạng và phải truyền máu tươi 10ml/kg

Khi HA= 100mmHg: truyền duy trì thêm 24-48h, khi mạch , Ha ổn định, đái được thèm ăn... thì ngừng

Chú ý

Khi đã bù đủ dịch, áp lực tĩnh mạch trung ương =8cm nước mà vẫn sốc, cho Dopamin truyền tĩnh mạch

Sau khi hết sốc và ngừng truyền : đôi khi có tái hấp thu huyết tương vào lòng mạch gây OAP nên cần chú ý theo dõi bệnh nhân và do CVP

Xử trí xuất huyết:

Xuất huyết dưới da: không cần xử trí. Có thể dùng vit C,P,Rutin, thuốc kháng histamin để bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng dị ứng quá mẫn.

Xuất huyết niêm mạc ( như chảy máu cam): dùng bấc thấm Antipyrin 20% hoặc thuốc co mạch nhét chặt lỗ mũi, hoặc Gelaspon. Mời chuyên khoa Tai mũi họng khi chảy máu cam nhiều.

Xuất huyết phủ tạng: truyền máu khi Hematocrit thấp. Khi Hematocrit cao truyền huyết tương , tiểu cầu, mời chuyên khoa ( như phụ sản...)

Hạ sốt cao,an thần (đối với trẻ em )

- tốt nhất hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý

- không dùng thuốc có salycilat, chỉ dùng axetaminophen (paracetamol) liều <1 tuổi : 60mg;1-3 tuổi : 60-120 mg; 3- 6 tuổi :12mg, 6-12 tuổi : 240mg, người lớn : 250- 500mg x 2-3 lần / ngày

- An thần nhẹ : bromua,diazepam

Biện pháp khác :

- nằm nghỉ tại giường

- Trợ tim mạch

- Nuôi dưỡng, vitamin....

CÂU 8 : CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VÀ NHIỄM KHUẪN HUYẾT GRAM ÂM

Thương hàn

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường tiêu hóa do lị trực khuẩn samonella(S.typhi và S.paratyphi A, B) gây nên. Biều hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn- nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương đặc hiệu tại đường tiêu hóa

LÂM SÀNG :

Hội chứng nhiềm khuẩn- nhiễm độc :

+ sốt cao kéo dài , khởi phát từ từ , sôt hình cao nguyên,sốt nóng là chủ yếu

+ nhiềm độc thần kinh :

Nhức đầu, mất ngủ , ù tai, nói ngọng , tay run, bắt chuồn chuồn. Điền hình là trạng thái typhos , ít gặp bệnh nhân li bì mê sảng, hôn mê

+ đào ban : là ban dáy nhỏ,2-3cm , màu hồng , vị trí thường mọc ở ngực, bụng, mạn sườn, số lượng khoảng chục nốt , xuất hiện khoảng ngày 7 đến ngày 12

+Tiêu hóa : có các tổn thương bệnh lý đặc hiệu :

+ hình ảnh lưỡi quay : lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ , giữa lưỡi phủ 1 lớp rêu trắng hoặc xám

Bụng chướng , dấu hiệu óc ách HCP(+), paldalka (+)

+ đại tiện phân sệt lỏng, màu nâu, rất khắm , đi 5-6 lần/ ngày

Gan lách to, mềm

Triệu chứng khác

+ mạch ,nhiệt phân ly

Huyết áp thấp,tiếng tim mờ,

+ có thể gặp viêm phế quản, viêm phổi .....

Không có

Không có

CLS:

- Công thức máu : BC bình thường hoặc giàm ,

N giảm, E giảm hoặc mất

- Hồng cầu,máu lắng ít thay đổi

- Chẩn đoán huyết thanh : widal(+)

- phân lập vi khuẩn từ máu , tủy xương , dịch mật, phăn, nước tiểu (+) với vi khuẩn thương hàn

- men gan thường không thay đổi

- Ure,creatinin không thay đổi Nhiềm khuẩn huyết gram âm

Là một bệnh Nhiềm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn

LÂM SÀNG :

Hội chứng nhiềm khuẩn- nhiễm độc :

+ sốt cao : khởi phát đột ngột ,sốt dao động, kèm theo gai rét , rét run ( hãn hữu có trường hợp nhiệt độ hạ thấp  tình trạng rất nặng )

+ nhiềm độc thần kinh :

Mệt mỏi tùy mức độ khác nhau : li bì, lơ mơ .. thường ức chế ngay từ đầu

+Ban các dạng : thường là ban dát, nổi sẩn dạng sởi

+Các tổn thương cơ quan tiêu hóa không đặc hiệu , các triệu chứng tiêu hóa có thể có hoặc không

Gan lách to mềm

+ thường mạch nhanh , huyết áp dao động , có xu hướng giảm , tim có tiếng thổi tâm thu

+ hô hấp : thở nhanh , khó thở nhanh do nhiễm độc hô hấp

+có các ỏ nhiềm khuẩn tiên phát thường từ cơ quan nội tạng: ống tiêu hóa , đường tiết niệu,sinh dục, cac bệnh nhân chạy thận nhân tạo thẩm phân phúc mạc sau chấn thương, phãu thuật bụng

Ổ nhiễm khuẫn thứ phát thường sâu

CLS:

-BC thường giảm , CTBC chuyển trái

-Hồng cầu , tiểu cầu giảm , máu lắng tăng tăng

-widal(-)

- (+) với vi khuẩn gram (-)

-Men gan tăng

- Ure, creatinin tăng .

Câu 9: Chẩn đoán phân biệt bệnh lỵ TK và lỵ amip.

Lỵ trực khuẩn

(Cấp, điển hình, mức độ vừa)

Lâm sàng

- Thời gian nung bệnh từ 1 - 3 ngày.

- Khởi phát đột ngột và nhanh chóng vào giai đoạn toàn phát.

- Toàn phát:

+ HC NT - NĐ:

• Sốt 38 - 39, có gai rét.

• Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn.

+ Hội chứng lỵ:

• Vị tri đau: dọc khung đại tràng nhất là vùng hố chậu trái và hạ vị.

• Tính chất đau: Âm ỉ, xen kẽ có các cơn đau quặn.

• Mót rặn, tức rát hậu môn không có dấu hiệu đi ngoài giả.

• Số làm đi ngoài nhiều 15 - 30 lần /24h.

• Tính chất phân: Nhầy và máu trộn lẫn, không có ranh giới rõ rệt, nhầy đục như mủ,lỏng, ít dính  dấu hiệu láng bô.

+ HC mất nước điện giải: Khát nước, môi khô, đái ít nhưng M, HA vẫn trong giới hạn bình thường.

Cận lâm sàng:

- CTM: BC, N thường tăng hoặc bình thường.

- Soi phân: Thấy nhiều HC, BC đa nhân trung tính, không thấy amip thể ăn HC.

- Soi trực tràng: Thấy toàn bộ niêm mạc đại tràng, trực tràng xung huyết, phù nể, có nhiều ổ trợt loét nông và lan rộng.

- Cấy phân: thấy trực khuẩn Shigella.

Dịch tễ

Trong cùng gia đình, tập thể và trong cùng thời gian có nhiều người mắc bệnh trương tự. Lỵ amip

(Cấp tính)

- Kéo dài từ 1 - 2 tuần  3 tháng.

- Khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính. Đa số bn cảm thấy sức khỏe tương đối bình thường, triệu chứng nhiễm độc không biểu hiện, bn thường không sốt hoặc sốt rất nhẹ.

+ HC NT - NĐ:

Thường không rõ ràng: Không sốt hoặc sốt nhẹ.

Toàn thân ít bị ảnh hưởng.

+ HC lỵ:

• Vị trí đau: thường đau bụng vùng hố chậu phải.

• Tính chất đau: Dau bụng quặn từng cơn.

• Mót rặn tức rát hậu môn, có dấu hiệu đi ngoài giả.

• Số lần đi ngoài ít 4 - 10 lần /24h.

• Tính chất phân: Nhày và máu thường riêng rẽ, nhấy trong như nhựa chuối, quánh, dính, số lượng ít  Dấu hiệu dính bô.

+ HC mất nước điện giải thường không có.

- CTM: CTBC không có gì đặc biệt. E thường tăng.

- Soi phân: Thấy nhiều HC, BC đơn nhân, có amip thể lớn ăn HC.

- Soi trực tràng: Thấy các ổ loét nhỏ, sâu, bờ nham nhở, trên nền niêm mạc gần như bình thường, thương tổn thưa, rải rác, thấy hình ảnh "Cành cây khô", các mạch máu khẳng khiu

Khoảng 90% trường hợp nhiễm amip là không có triệu chứng.

Câu 10: Chẩn đoán ciêm màng não mủ do màng não cầu.

I. Nguyên nhân gây bệnh:

- Mầm bệnh: Neisseria meningitidis song cầu khuẩn hình café, G(-)

Sức đề kháng kém diệt bằng nhiệt, thuốc khử trùng thông thường, dễ chết khi ra ánh sáng mặt trời.

Ko có ngoại độc tố, khi chết giải phóng nội độc tố gây shock nội độc tố

Ở VN thường do typs A, B, C gây bệnh: Typ A: gây dịch lớn. Typ B: gây dịch vừa. Typ C: gây dịch lớn và vừa.

- Đường lây: qua đường hô hấp.

II. Chẩn đoán VMNM do MNC dựa vào các tiêu chuẩn sau:

1. HC NTNĐ cấp:

- Sốt khởi phát đột ngột, cấp tính, cao 39-40 ˚C, đột ngột, có thể sốt liên tục hoặc 2 pha, có thể có cơn rét run, người mệt moi, ăn ngủ kém.

- Môi khô, lưỡi có bự bẩn.

- XN máu: BC tăng cao, N tăng, CTBC chuyển trái.

2. HC màng não:

- Cơ năng:

+ Đau đầu dữ dội, toàn bộ liên tục (là triệu chứng quan trọng nhất)

+ Nôn vọt: (hay gặp ở trẻ em), buồn nôn, nôn (gặp ở người lớn)

+ Táo bón.

- Thực thể:

+ BN nằm tư thế cò súng (thường gặp ở trẻ nhỏ do tăng trương lực các cơ gấp- tư thế giảm đau)

+ Cứng gáy (+)

+ Kernig (+)

+ Brudzinski (+)

+ Trẻ sơ sinh: thóp phồng. Giãn khớp sọ ở trẻ lớn hơn.

XN:

- DNT:

+ Đục, áp lực DNT tăng (cót thể DNT trong do số lượng TB thấp, BN đã điều trị KS-VNM mất đầu)

+ XN: TB tăng cao (BC chủ yếu là N 99%)

+ Protein tăng cao, Glc giảm.

+ Pandy (+)

+ None-Appelt (+)

+ Cấy DNT: màng não cầu (+)

3. Khi đã biến chứng NKH ngoài các triệu chứng trên có thể khám thấy tử ban:

Tử ban: ban xuất huyết hoại tử, xuât hiện sớm trong 1-2 ngày đầu

Mới xuất hiện ban dát sẩn, tiến triển nhanh trong vài giờ đến 1 ngày thành xung huyết hoại tử.

Đặc điểm:

+ Ban xuất huyết rải rác toàn thân thường tập trung ở đẩu chi, tai, mũi

+ Kích thước to nhỏ không đều

+ Hình dạng không thuần nhất, bờ nham nhở.

+ Có xu hướng lan rộng.

+ Ban lớn, hoại tử đen, giữa có phỏng nước, phỏng mủ, dịch phỏng có MNC

+ Không cùng tuổi ban,

\4. Dịch tễ:

+ Đang thời điểm có nhiều bệnh não mô cầu hoặc tiếp xúc với BN đã có chẩn đoán xác định

+ Không có dấu hiệu gợi ý của các viêm màng não khác (viêm tai, viêm xoang...).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro